Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN : LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP NGHỀ: VẬN HÀNH SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG TRUNG CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 97 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ QUY NHƠN

GIÁO TRÌNH
MƠN ĐUN : LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP
NGHỀ: VẬN HÀNH SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG / TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cơng nghệ Quy Nhơn

Bình Định, năm 2018


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

1


LỜI GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, sự phát triển của các ngành kinh tế ngày càng
nhanh, đặc biệt là các ngành kỹ thuật. Trên xu hướng đó thì mục tiêu nâng cao chất
lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật trong giai
đoạn hội nhập là việc cần thiết.
Để đáp ứng yêu cầu trên, công tác đào tạo nghề càng được chú trọng và quan
tâm nhiều hơn. Trong đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trong các
trường Cao Đẳng, Dạy nghề là vơ cùng cần thiết. Qua đó, vấn đề đặt ra là cần biên
soạn mới tài liệu chuyên môn dành cho sinh viên và đội ngũ công nhân kỹ thuật.


Để đáp ứng nhu cầu đó chúng tơi đã biên soạn cuốn tài liệu “Lắp đặt,sửa chữa
hệ thống lạnh công nghiệp” hướng dẫn cho sinh viên học nghề Vận hành, sửa chữa
thiết bị lạnh. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ cơng nhân kỹ
thuật.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể đã tham khảo các giáo trình của
các trường Đại học, Cao đẳng... Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt
được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, trong q trình biên soạn khơng thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để
giáo trình được hồn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!
Quy Nhơn, ngày tháng năm
Tác giả

2


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Lắp đặt,sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp
Mã mô đun: MĐ 18
Thời gian thực hiện mô đun: 225 giờ; (Lý thuyết: 60; Thực hành: 160; Kiểm tra: 05)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun này phải học sau khi đã học xong mô đun lắp đặt,sửa chữa hệ
thống máy lạnh dân dụng của chương trình.
- Tính chất: Là mơ đun chun mơn trong chương trình đào tạo nghề vận hành,
sửa chữa thiết bị lạnh. Mô đun này cung cấp các kỹ năng về sửa chữa, bảo dưỡng hệ
thống lạnh cơng nghiệp
II. Mục tiêu mơ đun:
- Kiến thức:
+ Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong hệ thống
máy lạnh: kho lạnh, máy đá cây, tủ đơng gió, tủ đơng tiếp xúc

+ Xác định được các bước cần thiết để thực hiện các công việc lắp đặt, vận
hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp.
-Kỹ năng:
+ Xác định được các thông số của hệ thống máy lạnh công nghiệp
+ Sửa chữa và thay thế được các thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh công nghiệp.
+ Sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế được các thiết bị điện trong hệ thống lạnh
công nghiệp
+ Sử dụng được các thiết bị phụ trợ
+ Xử lý được một số trường hợp khi bị sự cố trong khi vận hành;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Rèn luyện tác phong công nghiệp; chủ động trong công việc;
+ Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
III. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian (giờ)
Số
Tên các bài trong mô đun
TT
TS LT TH KT
Phần 1. Hệ thống lạnh kho lạnh
1
Bài 1: Khảo sát hệ thống lạnh kho lạnh
06 03 03
 
2
Bài 2: Vận hành hệ thống lạnh kho lạnh
12 03 09
 
3
Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống lạnh kho lạnh
15 03 12

 
4
Bài 4: Sửa chữa hệ thống lạnh kho lạnh
15 03 12
 
5
Bài 5: Lắp đặt hệ thống lạnh kho lạnh
21 03 17
01
Phần 2. Hệ thống lạnh máy đá cây
6
Bài 6: Khảo sát hệ thống lạnh máy đá cây
06 03 03
 
7
Bài 7: Vận hành hệ thống lạnh máy đá cây
12 03 09
 
8
Bài 8:Bảo dưỡng hệ thống máy đá cây
12 03 08
01
9
Bài 9: Sửa chữa hệ thống máy đá cây
15 03 12
 
10 Bài 10: Lắp đặt hệ thống lạnh máy đá cây
21 03 17
01
Phần 3. Hệ thống tủ đông tiếp xúc

11 Bài 11: Khảo sát tủ cấp đông tiếp xúc
06 03 03
 
12 Bài 12: Vận hành hệ thống tủ cấp đông tiếp xúc
09 03 06
 
Bài 13: Bảo dưỡng hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp
13
09 03 06
 
xúc
14 Bài 14: Sửa chữa hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp 09 03 06
 
3


Số
Tên các bài trong mô đun
TT
xúc
15 Bài 15: Lắp đặt hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp xúc
Phần 4. Hệ thống tủ đơng gió
16 Bài 16: Khảo sát tủ cấp đơng gió
17 Bài 17: Vận hành hệ thống tủ cấp đơng gió
Bài 18: Bảo dưỡng thiết bị hệ thống lạnh tủ cấp
18
đơng gió
19 Bài 19: Sửa chữa hệ thống lạnh tủ cấp đơng gió
20 Bài 20: Lắp đặt hệ thống lạnh tủ cấp đơng gió
Tổng cộng


Thời gian (giờ)
TS LT TH KT
12

03

08

01

06
09

03
03

03
06

 
 

09

03

06

 


06
08
160

 
01
05

09 03
12 03
225 60

4


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................................... 2
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN...............................................................................................3
MỤC LỤC...................................................................................................................... 5
PHẦN 1. HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH............................................................... 8
Bài 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH...............................................8
1.1. Cấu tạo hệ thống lạnh kho lạnh:........................................................................... 8
1.2. Khảo sát hệ thống lạnh kho lạnh........................................................................ 14
Bài 2: VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH............................................ 15
2.1. Công tác chuẩn bị:.............................................................................................. 15
2.2. Vận hành:............................................................................................................15
Bài 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH.........................................19
3.1. Bảo dưỡng máy nén:...........................................................................................19
3.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................... 20

3.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi................................................................................. 20
3.4. Bảo dưỡng van tiết lưu....................................................................................... 20
3.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ....................................................................................... 20
Bài 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH............................................ 23
4.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng............................................................23
4.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong kho lạnh......................................... 23
4.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ trong kho lạnh............................................ 25
Bài 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH................................................ 27
5.1. Lắp đặt các thiết bị chính trong kho lạnh........................................................... 27
5.2. Lắp đặt các thiết bị phụ trong kho lạnh.............................................................. 30
5.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................... 30
5.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện................................................................................31
5.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống.....................................................32
Bài 6: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH MÁY ĐÁ CÂY.........................................36
6.1. Cấu tạo hệ thống lạnh máy đá cây...................................................................... 36
6.2. Khảo sát hệ thống lạnh máy đá cây.................................................................... 41
Bài 7: VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH MÁY ĐÁ CÂY........................................ 43
7.1. Công tác chuẩn bị:.............................................................................................. 43
7.2. Vận hành.............................................................................................................43
Bài 8: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG MÁY ĐÁ CÂY................................................. 47
8.1. Bảo dưỡng máy nén:...........................................................................................47
8.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................... 47
5


8.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi................................................................................. 48
8.4. Bảo dưỡng van tiết lưu....................................................................................... 48
8.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ....................................................................................... 48
Bài 9: SỬA CHỮA HỆ THỐNG MÁY ĐÁ CÂY.....................................................51
9.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng............................................................51

9.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính của máy đá cây........................................51
9.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ của máy đá cây...........................................53
Bài 10: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH MÁY ĐÁ CÂY.......................................... 55
10.1. Lắp đặt các thiết bị chính máy đá cây.............................................................. 55
10.2. Lắp đặt các thiết bị phụ máy đá cây................................................................. 55
10.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................. 56
10.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện..............................................................................57
10.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống...................................................57
Bài 11: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH MÁY TỦ ĐÔNG TIẾP XÚC

59

11.1. Cấu tạo hệ thống lạnh tủ đông tiếp xúc............................................................ 59
11.2. Khảo sát hệ thống lạnh tủ đơng tiếp xúc…………………………………… 64
Bài 12: VẬN HÀNH TỦ CẤP ĐƠNG TIẾP XÚC................................................... 65
12.1. Công tác chuẩn bị............................................................................................. 65
12.2. Vận hành...........................................................................................................65
Bài 13: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC............. 68
13.1. Bảo dưỡng máy nén:.........................................................................................68
13.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................. 68
13.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi............................................................................... 69
13.4. Bảo dưỡng van tiết lưu..................................................................................... 69
13.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ..................................................................................... 69
Bài 14: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC................ 70
14.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng..........................................................70
14.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong tủ đông tiếp xúc........................... 70
14.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ trong tủ đông tiếp xúc.............................. 72
Bài 15: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC.................... 73
15.1. Lắp đặt các thiết bị chính trong tủ cấp đông tiếp xúc.......................................73
15.2 Lắp đặt các thiết bị phụ trong tủ cấp đông tiếp xúc...........................................73

15.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................. 74
15.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện..............................................................................74
15.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống...................................................75
Bài 16: KHẢO SÁT TỦ CẤP ĐƠNG GIĨ............................................................... 76
6


16.1. Cấu tạo hệ thống lạnh tủ đơng gió.................................................................... 76
16.2. Khảo sát hệ thống lạnh tủ cấp đơng gió............................................................78
Bài 17: VẬN HÀNH HỆ THỐNG TỦ CẤP ĐƠNG GIĨ........................................ 80
17.1. Cơng tác chuẩn bị:............................................................................................ 80
17.2. Vận hành...........................................................................................................80
Bài 18: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐƠNG GIĨ........................ 83
18.1. Bảo dưỡng máy nén..........................................................................................83
18.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................. 84
18.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi............................................................................... 84
18.4. Bảo dưỡng van tiết lưu..................................................................................... 84
18.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ..................................................................................... 84
Bài 19: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐƠNG GIĨ............................87
19.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng..........................................................87
19.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong tủ cấp đơng gió............................ 87
19.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ trong tủ cấp đơng gió............................... 88
Bài 20: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐƠNG GIĨ................................87
20.1. Lắp đặt các thiết bị chính trong tủ cấp đông tiếp xúc.......................................89
20.2 Lắp đặt các thiết bị phụ trong tủ cấp đông tiếp xúc...........................................89
20.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................. 89
20.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện..............................................................................90
20.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống...................................................90
Tài liệu tham khảo:..................................................................................................... 92


7


PHẦN 1. HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH
Bài 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH
Mã bài: MĐ 18 – 01
Thời gian: 06 giờ (LT: 01; TH: 03; Tự học: 02)
Giới thiệu:
Bài học này giới thiệu nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo tổng quát của các
thiết bị trong hệ thống lạnh kho lạnh;
Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh kho lạnh, của
các thiết bị trong hệ thống lạnh kho lạnh;
- Đọc được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch điện hệ thống lạnh kho lạnh;
- Nhận dạng được các chi tiết, thiết bị của hệ thống lạnh;
- Tỉ mỉ trong khảo sát, chuẩn xác trong báo cáo khảo sát.
Nội dung bài:
1.1. Cấu tạo hệ thống lạnh kho lạnh:
1.1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho lạnh:
Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho bảo quản tương đối đa dạng. Có hai dạng
phổ biến nhất hay sử dụng là giải nhiệt bằng gió (dàn ngưng) và giải nhiệt bằng nước
(bình ngưng).
Tuy nhiên, hiện nay người ta thường sử dụng bình ngưng trong các hệ thống
lạnh của kho lạnh bảo quản.

Hình 1-1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh
1- Máy nén lạnh; 2- Bình ngưng; 3- Dàn lạnh; 4- Bình tách lỏng; 5- Tháp giải nhiệt;
6- Bơm giải nhiệt; 7- Kho lạnh
1.1.2. Các thiết bị của hệ thống lạnh kho lạnh
a. Máy nén:

- Năng suất lạnh đại đa số các kho lạnh bảo quản trong công nghiệp là công
8


suất trung bình, năng suất lạnh nằm trong khoảng 7,5 đến 40 kW. Với cơng suất như
vậy, thích hợp nhất là sử dụng máy nén piston kiểu nửa kín, trong một số trường hợp
cơng suất nhỏ có thể sử dụng máy nén kiểu kín.
- Hình 1-2 giới thiệu cấu tạo của máy nén piston kiểu nửa kín. Hiện nay có hai
chủng máy nén nửa kín được sử dụng rất phổ biến ở nước ta, là máy lạnh
COPELAND (Mỹ) và Bitzer (Đức)
.

Hình 1-2 : Máy nén nửa kín
1- Rơto động cơ; 2- Bạc ổ trục; 3- Tấm hãm cố định rôto vào động cơ; 4- Phin lọc
đường hút; 5- Then rôto; 6- Stato; 7- Thân máy; 8- Hộp đấu điện; 9- Rơ le quá dòng;
10- Van đẩy; 11- Van hút; 12- Secmăng; 13- Van 1 chiều; 14- Piston; 15- Tay biên; 16Bơm dầu; 17- Trục khuỷu; 18- Kính xem mức dầu; 19- Lọc dầu; 20- Van 1 chiều
đường dầu
b. Thiết bị ngưng tụ
Đối với hệ thống lạnh kho lạnh thì thiết bị ngưng tụ có thể sử dụng dàn ngưng
giải nhiệt bằng khơng khí hoặc bình ngưng giải nhiệt nước
* Dàn ngưng khơng khí: Dàn ngưng khơng khí cho các mơi chất lạnh frêôn là
thiết bị trao đổi nhiệt ống đồng (hoặc ống sắt nhúnzg kẽm nóng) cánh nhơm. Dàn có 2
dạng: Thổi ngang và thổi đứng. Dàn ngưng có cấu tạo cho phép có thể đặt ngồi trời.

Hình 1-3: Dàn ngưng khơng khí
9


* Bình ngưng tụ:


Hình 1-4: Bình ngưng tụ
- Bình ngưng có thân hình trụ nằm ngang làm từ vật liệu thép CT3, bên trong là
các ống trao đổi nhiệt bằng thép áp lực C20. Các ống trao đổi nhiệt được hàn kín hoặc
đúc lên hai mặt sàng hai đầu. Để có thể hàn noặc đúc các ống trao đổi nhiệt vào mặt
sàng, nó phải có độ dày khá lớn, từ 20 đến 30 mm. Hai đầu thân bình là các nắp bình.
Các nắp bình tạo thành vách phân dịng nước để nước tuần hồn nhiều lần trong bình
ngưng. Mục đích tuần hoàn nhiều lần là để tăng thời gian tiếp túc của nước và môi
chất; tắc tốc độ chuyển động của nước trong các ống trao đổi nhiệt nhằm nâng cao hệ
số tỏa nhiệt α. Cứ một lần nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bình gọi là
một pass.
 - Các trang thiết bị đi kèm bình ngưng gồm: van an toàn, đồng hồ áp suất với khoảng
làm việc từ 0 đến 30 Kg/cm2 là hợp lý nhất, đường ống gas vào, đường cân bằng,
đường xả khí khơng ngưng, đường lỏng về bình chứa cao áp, đường ống nước vào và
ra
c. Thiết bị bay hơi:

Hình 1-5: Dàn bay hơi
Thiết bị bay hơi có nhiệm vụ hố hơi gas bão hồ ẩm sau tiết lưu đồng thời làm
lạnh mơi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với thiết bị ngưng tụ, máy nén và thiết bị
tiết lưu, thiết bị bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu
được trong các hệ thống lạnh đặc biệt là kho lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay
hơi ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống
lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi làm
việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên vơ ích
Khi q trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm lạnh tăng,
nhiệt độ phịng khơng đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do không bay hơi hết
lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập lỏng.
10



Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích q lớn so với u cầu, thì chi phí đầu tư
cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì
nhiệt độ cuối q trình nén cao, tăng cơng suất nén.
d. Thiết bị tiết lưu:
Thiết bị tiết lưu được sử dụng trong hệ thống lạnh công nghiệp là van tiết lưu
nhiệt. Van tiết lưu tự động có 02 loại :
- Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong : Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra của thiết bị
bay hơi (hình 1-6). Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 01 cửa thơng giữa khoang
mơi chất chuyển động qua van với khoang dưới màng ngăn.
- Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngồi: Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra thiết
bị bay hơi (hình 1-6). Van tiết lưu tự động cân bằng ngồi, khoang dưới màng ngăn
khơng thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông với đầu ra
dàn bay hơi nhờ một ống mao

Hình 1-6 : Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong (phải), cân bằng ngồi (trái)
e. Các loại bình chứa:
* Bình tách dầu:
Bình tách dầu để tách dầu khỏi dịng hơi nóng ra từ đầu máy nén. Bên trong
bình có một van phao cao áp . Nên đầu được tách ra xả trực tiếp về các te máy nén
ngăn không cho dầu đi cùng gas lạnh trong hệ thống lạnh.
Nguyên lý của bình tách dầu :
▪ Làm giảm tốc độ và thay đổi hướng dòng chảy của hổn hợp hơi nóng và dầu.


Chắn dầu, tách dầu và lọc dầu.

Lưu giữ dầu vừa tách có nhiệt độ cao để tránh gas bị dầu hấp thụ.
Trong cụm máy nén lạnh. Nên lắp bình tách dầu để tránh hiện tượng dầu đi khơng trở
về các te máy nén làm máy nén thiếu dầu.
Nếu máy nén có gắn bộ áp suất dầu thì máy nén sẽ ngừng hoạt động.



11


Hình 1.7. Bình tách dầu
Khi máy nén hoạt động liên tục trong trạng thái thiếu dầu. Sẽ ảnh hưởng đến
tuổi thọ các chi tiết chuyển động bên trong máy nén lạnh
* Bình tách lỏng:
- Nhiệm vụ: Tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén.
- Nguyên tắc làm việc của bình tách lỏng :
+ Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống độ tốc độ thấp vào khoảng
0,5 m/s đến 1 m/s. Khi giảm tốc đột ngột, các giọt lỏng mất động năng và rơi xuống
đáy bình.
+ Thay đổi hướng chuyển động của dịng mơi chất một cách đột ngột. Dịng mơi
chất đưa vào bình khơng theo phương thẳng mà thường đưa ngoặc theo những góc
nhất định.
+ Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dịng mơi chất chuyển động va
vào các vách chắn, các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống.
+ Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi  khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hồn tồn.
- Phạm vi sử dụng bình tách lỏng:
Hầu hết các hệ thống lạnh đều sử dụng bình tách lỏng. Trường hợp hệ thống có
những thiết  bị có khả năng tách lỏng thì khơng sử dụng bình tách lỏng. Ví dụ : Bình
chứa hạ áp, bình giữ mức. Các bình này có cấu tạo để có thể tách lỏng được nên có thể
khơng sử dụng bình tách lỏng.
- Vị trí lắp đặt bình tách lỏng
+ Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Thường lắp
trên cao ngồi gian máy, ngay trên phịng lạnh.
+ Bình tách lỏng thường đặt trên đường hút về máy nén để bảo vệ máy nén
khơng hút phải lỏng.


Hình 1.8. Bình tách lỏng
f. Tháp giải nhiệt
Trong các hệ thống lạnh sử dụng bình ngưng ống chùm, nước sau khi trao đổi
nhiệt nhiệt độ tăng lên đáng kể. Để giải nhiệt cho nước người ta sử dụng các tháp giải
nhiệt.
Tháp có 02 loại : Tháp tròn và tháp dạng khối hộp, tháp dạng khối hộp gồm
nhiều modul có thể lắp ghép để đạt công suất lớn hơn. Đối với hệ thống trung bình
thường sử dụng tháp hình trụ trịn.
12


Tháp được làm bằng vật liệu nhựa composit khá bền, nhẹ và thuận lợi lắp đặt.
Bên trong có các khối nhựa có tác dụng làm tơi nước, tăng diện tích và thời gian tiếp
xúc. Nước nóng được bơm tưới từ trên xuống, trong quá trình phun, ống phun quay
quanh trục và tưới đều lên trên các khối nhựa. Khơng khí được quạt hút từ dưới lên và
trao đổi nhiệt cưỡng bức với nước. Quạt được đặt ở phía trên của tháp giải nhiệt. Phía
dưới thân tháp có các tấm lưới có tác dụng ngăn khơng cho rác bên ngồi rơi vào bên
trong bể nước của tháp và có thể tháo ra để vệ sinh đáy tháp. Thân tháp được lắp ghép
từ các tấm rời, vị trí lắp ghép tạo thành gân làm cho thân tháp vững chắc hơn. Đối với
tháp công suất nhỏ, đáy tháp được sản xuất nguyên tấm, đối với hệ thống lớn, bể tháp
được ghép từ nhiều mãnh.
Ống nước vào ra tháp bao gồm : ống nước nóng vào, ống bơm nước đi, ống xả
tràn, ống xả đáy và ống cấp nước bổ sung.

Hình 1.9. Tháp giải nhiệt
g. Kính xem ga (mắt ga):
Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường có
lắp đặt các kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một
cách định tính, cụ thể như sau :

- Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ khơng. Trong trường hợp lỏng
chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của lỏng, ngược
lại nếu thiếu lỏng, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu ga trầm trọng trên mắt kính
sẽ có các vệt dầu chảy qua.
- Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của nó sẽ
bị biến đổi. Cụ thể : Màu xanh: khô; Màu vàng: có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu :
Lọt ẩm nhiều cần xử lý. Để tiện so sánh trên vòng chu vi của mắt kính người ta có in
sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh. Biện pháp xử lý ẩm là cần thay
lọc ẩm mới hoặc thay silicagen trong các bộ lọc.

13


Hình 1.10. Kính xem gas
- Ngồi ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết quá mắt
kính, ví dụ trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống..
Trên hình 1-10 giới thiệu cấu tạo bên ngồi của một kính xem gas. Kính xem
gas loại này được lắp đặt bằng ren. Có cấu tạo rất đơn giản, phần thân có dạng hình
trụ trịn, phía trên có lắp 01 kính trịn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan
sát lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ 01 lị xo đặt bên trong.
h. Phin lọc:

Hình 1.11. Phin lọc
Bình lọc/hút ẩm mơi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và
chất khử ẩm. Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất
lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được
chứa trong một túi riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc.
Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ
thuộc vào nhiệt độ
1.2. Khảo sát hệ thống lạnh kho lạnh

a. Lý thuyết liên quan
- Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt của các thiết bị trong hệ
thống lạnh kho lạnh
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh kho lạnh
b. Quy trình khảo sát kho lạnh thương nhiệp
Bước 1: Khảo sát tổng thể
Bước 2: Xác định các thiết bị
Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh kho lạnh:
- Máy nén (máy nén kín, máy nén pit tơng nửa kín, máy nén hở ,...)
- Bình ngưng tụ giải nhiệt nước
- Dàn lạnh khơng khí đối lưu cưỡng bức
- Van tiết lưu nhiệt (cân bằng trong, cân bằng ngoài)
Các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh kho lạnh:
- Bình tách dầu, bình tách lỏng, phin lọc, mắt gas, van chặn, van điện
từ,…
Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý:
- Sơ đồ đường ống gas
- Sơ đồ đường ống nước
Bước 4: Nhận xét, đánh giá.
c. Thực hành:
- Mỗi nhóm từ 4- 5 SV thực hành khảo sát trên 01 kho lạnh và làm theo yêu cầu
của giáo viên hướng dẫn.
14


Bài 2: VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH
Mã bài: MĐ 18 – 02
Thời gian: 12 giờ (LT: 01; TH: 07; Tự học: 04)
Giới thiệu:
Bài học này giới thiệu quy trình vận hành hệ thống lạnh kho lạnh;

Mục tiêu của bài:
- Trình bày được quy trình vận hành hệ thống lạnh kho lạnh;
- Vận hành hệ thống lạnh kho lạnh đúng quy trình, hệ thống hoạt động đạt các
thơng số kỹ thuật;
- Tuân thủ quy trình vận hành và an tồn hệ thống lạnh.
Nội dung bài:
2.1. Cơng tác chuẩn bị:
* Kiểm tra hệ thống lạnh:
- Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5% :
360V < U < 400V
- Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở
ngại sự làm việc bình thường của thiết bị khơng.
- Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu trong máy nén. Mức dầu thường phải
chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá lớn và quá bé đều không tốt.
- Kiểm tra mức nước trong các bể chứa nước, trong tháp giải nhiệt, trong bể dàn
ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng nước xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật khơng.
Nếu khơng đảm bảo thì phải bỏ để bố sung nước mới, sạch hơn.
- Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống.
- Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt.
- Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van :
+ Các van thường đóng: van xả đáy các bình, van nạp mơi chất, van by-pass,
van xả khí khơng ngưng, van thu hồi dầu hoặc xả bỏ dầu, van đấu hoà các hệ thống,
van xả air. Riêng van chặn đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi khởi
động thì mở từ từ.
+ Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy máy
nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn luôn mở.
+ Các van điều chỉnh : Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, rơ le áp suất vv... Chỉ có
người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh.
Tuỳ thuộc vào từng hệ thống cụ thể mà qui trình vận hành có khác nhau.Tuy
nhiên trong hầu hết các hệ thống lạnh được thiết kế thường có 02 chế độ vận hành:

Chế độ vận hành tự động (AUTO)và chế độ vận hành bằng tay (MANUAL).
15


2.2. Vận hành
2.2.1. Vận hành tự động
* Lý thuyết:
Hệ thống hoạt động hồn tồn tự động, trình tự khởi động đã được người thiết
kế định sẵn. Chế độ này có ưu điểm hạn chế những sai sót của người vận hành. Tuy
nhiên ở chế độ tự động các thiết bị ảnh hưởng, khống chế qua lại với nhau nên không
thể tuỳ tiện thay đổi được.
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ
thống cần chạy.
Bước 2: Bật các công tắc chạy các thiết bị sang vị trí AUTO
Bước 3: Nhất nút START cho hệ thống hoạt động.
Bước 4: Mở van chặn hút
Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.
- Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng,
mặt khác khi mở q lớn dịng điện mơ tơ cao sẽ q dịng, khơng tốt.
- Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gõ bất thường, kèm sương bám
nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.
- Theo dõi dịng điện máy nén. Dịng điện khơng được lớn q so với qui định.
Nếu dịng điện lớn q thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay.
Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải,
nhưng giai đoạn này thường rất ngắn.
- Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên
phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn q thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi.
- Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hồn tồn nhưng dịng điện máy nén
khơng lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy không nhiều thì q trình khởi động

đã xong.
Bước 5: Bật cơng tắc cấp dịch cho dàn lạnh
Bước 6: Kiểm tra và ghi nhật ký vận hành
- Kiểm tra áp suất hệ thống:
+ Áp suất ngưng tụ
NH3: Pk< 16,5 kg/cm2 (tk< 400C)
R22: Pk< 16 kg/cm2
R12 : Pk< 12 kg/cm2
+ Áp suất dầu
16


Pd = Ph + (2 ÷ 3) kg/cm2
- Ghi lại tồn bộ các thơng số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần.
Các số liệu bao gồm: Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút
và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung
gian, áp suất dầu, áp suất nước.
So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày.
* Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành vận hành hệ thống kho lạnh bằngc hế độ tự
động.
2.2.2. Vận hành bằng tay
* Lý thuyết:
Người vận hành cho chạy độc lập các thiết bị. Khi chạy ở chế độ này, địi hỏi
người vận hành phải có kinh nghiệm. Chế độ chạy bằng tay chỉ nên sử dụng khi cần
kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị hoặc khi cần chạy một thiết bị riêng lẻ nào đó mà thơi.
* Trình tự thực hiện:
Bước 1: Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ
thống cần chạy.
Bước 2: Bật các công tắc để khởi động các thiết bị

Như bơm, quạt giải nhiệt, quạt dàn lạnh, tháp giải nhiệt vv.. sang vị trí
MANUAL. Tất cả các thiết bị này sẽ được chạy trước.
Bước 3: Nhất nút START cho máy nén hoạt động.
Bước 4: Mở van chặn hút
Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.
- Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng,
mặt khác khi mở quá lớn dòng điện mơ tơ cao sẽ q dịng, khơng tốt.
- Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gõ bất thường, kèm sương bám
nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.
- Theo dõi dịng điện máy nén. Dịng điện khơng được lớn quá so với qui định.
Nếu dòng điện lớn q thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay.
Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải,
nhưng giai đoạn này thường rất ngắn.
- Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên
phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi.
- Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hồn tồn nhưng dịng điện máy nén
17


không lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy khơng nhiều thì q trình khởi động
đã xong.
Bước 5: Bật công tắc cấp dịch cho dàn lạnh
Bước 6: Kiểm tra và ghi nhật ký vận hành
- Kiểm tra áp suất hệ thống:
+ Áp suất ngưng tụ
+ Áp suất dầu
- Ghi lại tồn bộ các thơng số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần.
Các số liệu bao gồm: Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút
và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung
gian, áp suất dầu, áp suất nước.

So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày.
* Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành vận hành hệ thống kho lạnh bằng chế độ bằng
tay.
Chú ý:
Dừng máy
* Dừng máy bình thường:
- Hệ thống đang hoạt động ở chế độ tự động:
+ Tắt công tắc cấp dịch cho dàn lạnh
+ Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhấn nút STOP để dừng máy hoặc đợi cho rơle
áp suất thấp LP tác động dừng máy.
+ Đóng van chặn hút máy nén
+ Sau khi máy đã ngừng hoạt động có thể cho bơm giải nhiệt hoặc quạt dàn
ngưng chạy thêm 5 phút để giải hết nhiệt cho dàn ngưng bằng cách bật công tắc chạy
bơm, quạt sang vịt rí MANUAL
+ Ngắt aptomat của các thiết bị
+ Đóng cửa tủ điện
- Hệ thống đang hoạt động ở chế độ bằng tay:
+ Tắt công tắc cấp dịch cho dàn lạnh
+ Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhất nút STOP để dừng máy.
+Bật các công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí OFF để dừng chạy các thiết bị này.
+ Đóng van chặn hút
+ Ngắt các aptomat của các thiết bị
18


+ Đóng cửa tủ điện
* Dừng máy sự cố:
Khi có sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức:
- Nhất nút EMERENCY hoặc STOP để dừng máy

- Tắt aptomat tổng của tủ điện
- Đóng van chặn hút
- Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố
Cần lưu ý :
+ Nếu sự cố rị rỉ NH3 thì phải sử dụng mặt nạ phòng độc để xử lý sự cố.
+ Các sự cố áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn phục hồi để chạy lại cần
nhấn nút RESET trên tủ điện.
+ Trường hợp sự cố ngập lỏng thì khơng được chạy lại ngay. Bạn có thể sử
dụng máy khác để hút kiệt môi chất trong máy ngập lỏng rồi mới có thể chạy lại tiếp.
Trường hợp khơng có máy nén khác thì phải để như vậy cho mơi chất tự bốc hơi hết
hoặc sử dụng máy nén bên ngoài rút dịch trong cacte máy ngập lỏng.
* Dừng máy lâu dài:
Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn
lạnh và đưa về bình chứa cao áp.
Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khoá tủ điện.

Bài 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH
Mã bài: MĐ 18 – 03
Thời gian: 15 giờ (LT: 01; TH: 07; Tự học: 07)
Giới thiệu:
Bài học này giới thiệu quy trình bảo dưỡng các thiết bị hệ thống lạnh kho lạnh;
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được quy trình bảo dưỡng các thiết bị hệ thống lạnh kho lạnh;
- Bảo dưỡng được các thiết bị trong hệ thống kho lạnh đảm bảo qui trình và yêu
cầu về kỹ thuật;
- Nhận thức được hiệu quả kinh tế do việc bảo dưỡng thiết bị mang lại.
Nội dung bài:
19



3.1. Bảo dưỡng máy nén:
3.1.1. Lý thuyết:
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động
được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có cơng suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ: Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời
kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy
- Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng
phải đại tu 01 lần.
- Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
3.1.2. Trình tự thực hiện
Cơng tác đại tu và kiểm tra bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.
Bước 2: Kiểm tra bên trong máy nén.
- Kiểm tra tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết.
Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại
màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên
đường hút, do mài mòn các chi tiết máy
Bước 3: Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận
cấp dầu.
Bước 4: Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bộ lọc dầu
kiểu đĩa và bộ lọc tinh.
- Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay khơng. Sau đó sử
dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng khơng. Nếu
cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn
bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm
sạch bộ lọc.
Bước 5: Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

- Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc khơng khí được hút vào
giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành
Bước 6: Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ (nếu có)
Cơng việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần đối với máy nén hở
3.1.3. Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành bảo dưỡng máy nén của kho lạnh.
3.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
3.2.1. Lý thuyết liên quan
- Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm
việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
- Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ cơng hoặc có thể sử
dụng hố chất để vệ sinh.
- Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hố
chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khơ bằng khí nén.
- Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ
sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải
để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm
xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc
20


tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
3.2.2. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Vệ sinh bề mặt trao đổi nhiệt.
Bước 2: Xả dầu tích tụ bên trong thiết bị.
Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường
lỏng về bình chứa nên thực tế thường khơng có
Bước 3: Bảo dưỡng cân chỉnh bơm quạt giải nhiệt
Bước 4: Xả khí khơng ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của mơi chất ở cùng nhiệt độ

thì chứng tỏ trong bình có lọt khí khơng ngưng. Để xả khi khơng ngưng ta cho nước
tuần hồn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas cịn trong bình ngưng. Sau đó
cơ lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ
thống có bình xả khí khơng ngưng thì nối thơng bình ngưng với bình xả khí khơng
ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí khơng ngưng. Nếu khơng có thiết bị xả khí
khơng ngưng thì có thể xả trực tiếp.
Bước 5: Vệ sinh bể nước, xả cặn
Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.
Bước 6: Kiểm tra thay thế các vịi phun nước, các tấm chắn nước (nếu có)
Bước 7: Sửa chữa thay thế thiết bị điện, các thiết bị an toàn và điều khiển liên quan
Bước 8: Sơn sửa bên ngồi
3.2.3. Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành bảo dưỡng bình ngưng của kho lạnh.
3.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi
3.3.1. Lý thuyết liên quan
- Tình trạng làm việc của thiết bị bay hơi ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm
việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị
- Thiết bị bay hơi trong kho bảo quản đông hoạt động ở nhiệt độ dưới 0˚C,
trong kho bảo quản sản phẩm có sự thăng hoa và cả bay hơi của nước từ thực phẩm.
Nước từ sản phẩm đi vào khơng khí của kho lạnh làm tăng độ ẩm của khơng khí.
Do chênh lệch áp suất riêng của hơi nước trên bề mặt sản phẩm và khơng khí trên bề
mặt giàn lạnh làm gia tăng quá trình khuếch tán và bay hơi dấn đến lớp tuyết bám trên
bề mặt thiết bị bay hơi tăng dần theo thời gian. Chiều dày của lớp tuyết tỉ lệ nghịch với
hệ số truyền nhiệt, làm giảm lượng gas lỏng bay hơi trong giàn lạnh gây nên nhiều hậu
quả, do vậy phải định kỳ xả tuyết.
- Xả băng dàn lạnh : Khi băng bám trên dàn lạnh nhiều sẽ làm tăng nhiệt trở của
dàn lạnh, dịng khơng khí đi qua dàn bị tắc, giảm lưu lượng gió, trong một số trường
hợp làm tắc các cánh quạt, mô tơ quạt không thể quay làm cháy mô tơ. Vì vậy phải
thường xuyên xả băng dàn lạnh.
- Trong 01 ngày tối thiểu xả 02 lần. Trong nhiều hệ thống có thể quan sát dịng

điện quạt dàn lạnh để tiến hành xả băng. Nói chung khi băng bám nhiều, dịng khơng
khí bị thu hẹp dịng làm tăng trở lực kéo theo dòng điện của quạt tăng. Theo dỏi dòng
điện quạt dàn lạnh có thể biết chừng nào xả băng là hợp lý nhất.
Quá trình xả băng chia ra làm 3 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 : Hút hết gas trong dàn lạnh
+ Giai đoạn 2 : Xả băng dàn lạnh
+ Giai đoạn 3 : Làm khô dàn lạnh
3.3.2. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Bảo dưỡng quạt dàn lạnh.
21


- Vệ sinh dàn trao đổi nhiệt, cmuốn vậy cần ngừng hệ thống hồn tồn, để khơ
dàn lạnh và dùng chổi quét sạch. Nếu không được cần phải rửa bằng nước, hệ thống có
xả nước ngưng bằng nuớc có thể dùng để vệ sinh dàn.
Bước 2: Xả dầu dàn lạnh về bình thu hồi dầu hoặc xả trực tiếp ra ngồi.
Bước 3: Vệ sinh máng thốt nước dàn lạnh.
Bước 4: Kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị đo lường, điều khiển.
3.3.3. Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành bảo dưỡng dàn lạnh của kho lạnh.
3.4. Bảo dưỡng van tiết lưu
* Lý thuyết
Van tiết lưu tương đối bền và ít khi gặp hỏng hóc. Tuy nhiên, để đảm bảo cho
van tiết lưu hoạt động hiệu quả, việc làm sạch bộ phận này cũng rất cần thiết. Vì vậy
cần định kỳ kiểm tra van và độ quá nhiệt của môi chất, sự tiếp xúc và tình trạng cách
nhiệt bầu cảm biến, ống mao.
* Trình tự thực hiện
Bước 1: Kiểm tra van
Bước 2: Kiểm tra độ quá nhiệt của môi chất
Bước 3: Kiểm tra sự tiếp xúc của đầu cảm nhiệt với đường ống

3.4.3. Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành bảo dưỡng van tiết lưu của kho lạnh.
3.5. Bảo dưỡng các thiết bị phụ
3.5.1. Lý thuyết liên quan
- Việc bảo dưỡng hệ thống lạnh là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống
hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có cơng
suất lớn.
- Trong hệ thống lạnh kho lạnh ngoài việc bảo dưỡng các thiết bị chính , ta cần
phải bảo dưỡng các thiết bị phụ như: phin lọc, kính xem gas, bơm , van chặn, các loại
bình chứa,…
- Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc của các thiết bị phụ trong hệ thống
lạnh kho lạnh.
3.5.2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Kiểm tra, bảo dưỡng bơm
- Bơm trong hệ thống lạnh kho lạnh gồm: bơm nước giải nhiệt và bơm nước xả
băng.
- Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên
lý và cấu tạo lại hồn tồn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương
tự nhau, cụ thể là:
+ Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra
khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
+ Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
+ Hốn đổi chức năng của các bơm dự phịng.
+ Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
+ Kiểm tra dịng điện và so sánh với bình thường.
Bước 2: Bảo dưỡng quạt:
- Kiểm tra độ ồn, rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.
- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành

22


sửa chữa để cân bằng động tốt nhất
Bước 3: Bảo dưỡng các van chặn
Bước 4: Bảo dưỡng hệ thống điện động lực
- Kiểm tra các dây điện động lực.
- Kiểm tra sự tiếp xúc của các tiếp điểm và làm vệ sinh các tiếp điểm để chúng
tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra cầu chì, aptomat tổng.
Bước 5. Bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống điện điều khiển:
- Kiểm tra sự tiếp xúc của các tiếp điểm và làm vệ sinh các tiếp điểm để chúng
tiếp xúc tốt.
- Kiểm tra cầu chì, rơ le nhiệt, khởi động từ.
3.5.3. Thực hành
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành bảo dưỡng các thiết bị phụ của kho lạnh theo yêu
cầu của giáo viên.

23


Bài 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH
Mã bài: MĐ 18 – 04
Thời gian: 15 giờ (LT: 01; TH: 07; Tự học: 07)
Giới thiệu:
Bài học này giới thiệu quy trình sửa chữa các thiết bị hệ thống lạnh kho lạnh;
Mục tiêu của bài:
-Trình bày được quy trình sửa chữa hệ thống lạnh kho lạnh;
- Xác định và sửa chữa được các hư hỏng hệ thống lạnh kho lạnh đảm bảo các
yêu cầu kỹ thuật;

- Rèn luyện kỹ năng sửa chữa các hư hỏng trong hệ thống kho lạnh và làm việc
theo nhóm.
Nội dung bài:
4.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng
4.1.1. Lý thuyết liên quan
Trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống lạnh, chúng ta bắt gặp rất nhiều
sự cố có thể xảy ra. Phân tích các triệu chứng và năm bắt được nguyên nhân chúng ta
sẽ có biện pháp hợp lý nhất để sửa chữa.
Đọc sổ nhật ký, trao đổi với người vận hành của ca trước, so sánh và đánh giá
các số liệu với các thơng số vận hành thường ngày để có thể phát hiện kịp thời được
những sự cố trong hệ thống để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Quan sát, xem xét toàn bộ hệ thống
Kiểm tra xem xét các thiết bị liên quan đến sự cố
Chọn lọc ghi chép các thông tin quan trọng liên quan đến sự cố
Các trục trặc thường gặp ở kho lạnh thường thấy như nhiệt độ lạnh giảm, hiện
tượng đóng băng trong kho, hư máy nén máy lạnh, hiện tượng lọt ẩm, lọt khơng khí …
Trong đó hiện tượng đóng băng là thường xuất hiện nhiều.
4.1.2. Trình tự thực hiện
Bước 1. Nhận biết và phân tích các triệu chứng bất thường của hệ thống lạnh
Bước 2. Xác định các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên
Bước 3. Lập quy trình sửa chữa
Bước 4. Tiến hành sửa chữa
4.1.3. Thực hành:
Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành xác định các nguyên nhân hư hỏng của kho lạnh
theo yêu cầu của giáo viên.
4.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong kho lạnh
4.2.1. Lý thuyết:
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách sửa chữa máy nén
Nguyên nhân
Triệu chứng

Cách sửa chữa
1.Mơtơ có sự cố: cháy, tiếp xúc Khơng có tín hiệu gì
Thay động cơ, thay khởi
khơng tốt, khởi động từ cháy...
động từ, sửa lại chổ tiếp
xúc điện.
2.Dây đai quá căng
Mô tơ kêu ù ù nhưng Cân chỉnh lại dây đai
khơng chạy
3.Tải q lớn (áp suất phía cao Mơ tơ kêu ù ù nhưng Giảm tải cho máy nén
áp và hạ áp cao, dịng lớn)
khơng chạy
4. Điện thế thấp
Có tiếng kêu
Kiểm tra điện áp nguồn
5.Cơ cấu cơ khí bên trong bị Có tiếng kêu và rung Mở máy nén kiểm tra và
24


×