Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tìm hiểu CMS & Xây dựng website Công Nghệ Thông Tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.64 KB, 16 trang )

Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
Chương I: GIỚI THIỆU VỀ CMS
I.Nội dung tìm hiểu
1.1. Khái quát CMS là gì?
CMS là viết tắt của 3 từ Content management system hay còn gọi hệ quản trị nội dung.
Nó là một phần của hệ thống có chức năng quản trị nội dung cho website. CMS cung cấp
những công cụ trực quan nhất, đơn giản nhất để những người dùng phổ thông có thể quản
lý dễ dàng các hoạt động của 1 website mà không cần tới những hiểu biết chuyên môn về
lập trình.
Hệ quản trị nội dung CMS được xem là một trong những bước đi đầu tiên cho những ứng
dụng phần mềm nền tảng cho website. Ví dụ mua bán trực tuyến bên thương mại điện tử
như: ô check thông tin liên hệ từ Với mục đích xây dựng hệ thống tài liệu và nội dung
thống nhất với nhau. Nó cho phép chúng ta tạo ra những nội dung và quản lý nội dung đó
một cách bài bản hơn nhằm đưa nội dung đó đến với người dùng một cách tốt nhất. CMS
được sử dụng khi mà có quá nhiều thông tin cần xử lý quản lý và phát hành một cách thủ
công đưa ra các trang chủ có khả năng điều khiển các thành phần khác của website đó.
Trong hệ quản trị nội dung (CMS) thì thông tin được truyền qua lại một một vòng lặp
được quy ước bởi những nhà phát triển nó. Quản lý nội dung bao quanh hệ thống đồng
thời điều khiển, xử lý và lưu trữ và phổ biến những thông tin được tạo ra. CMS cung cấp
các thiết bị cần thiết cho người dùng và mục tiêu thiết lập các thành phần nội dung và
hợp tác các thành phần nội dung đó một cách tốt nhất. Ngoài ra nó còn là một thư viện
hữu ích, nó cung cấp các lớp, các hàm cơ bản nhằm giúp ích rất nhiều cho các nhà phát
triển website. Nó còn tự động đánh dấu các dữ liệu, kèm theo đó nó còn thu hồi lại dữ
liệu bằng các từ khoá ngoài ra nó còn tự tìm kiếm dữ liệu một cách khoa học hơn. CMS
thường được bắt đầu với một mục đích và công bố nội dung trong quá trình làm việc. Để
tồn tại một nội dung thì bắt buộc hệ thống phải phát hành một nội dung
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 1
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
Hình 1:
Biểu đồ
đơn giản


của CMS
1.2. Đặt
điểm cơ
bản của
CMS
- Cho phép phê chuẩn hoặc tạo ra và thay đổi nội dung trực tuyến.
- CMS được tạo nên tối thiểu bởi 2 thành phần cơ bản: Đó là quản lý nội dung và quản lý
siêu nội dung.
- Quản lý người dùng.
- Lưu trữ dữ liệu.
- Tìm kiếm và lập chỉ mục hay còn gọi là index.
- Quản lý các liên kết và ảnh.
- Quản lý các thành phần nội dung của website.
1.3. Mục đích hoạt động của CMS.
- CMS nó làm tăng sự tích hợp và tự động hóa các tiến trình giúp nâng cao hiệu quả của
các thông tin trên Internet.
- Nó còn quản lý các trình ứng dụng để làm sao cho hoạt động ăn khớp với nhau.
- Quản lý đầy đủ các vòng đời của các thành phần nội dung và siêu nội dung bằng các
luồng công việc trong một kho dữ liệu lưu trữ nhằm đưa đến người sử dụng một giao diện
thân thiệt nhất.
- Ngoài ra CMS còn có một cách thức hoạt động làm rõ các thành phần của nó. Mỗi
thành phần chiệu trách nhiệm làm những công việc khác nhau theo một trình tự nhất định
của nó và theo một vòng tuần hoàn hỗ trợ tối đa cho nhau.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 2
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
II. Thành phần của CMS
CMS có 3 thành phần chính mà chúng ta cần tìm hiểu sau đây.
- CMA hay còn gọi là Content Management Application: Nó là ứng dụng quản lý
nội dung, quản lý những thành phần nội dung của hệ thống.
- MMA hay còn gọi là Metacontent Management Application: Ứng dụng quản lý

siêu nội dung. Quản lý những thông tin mô tả về các thành phần nội dung của hệ
thống.
- CDA hay còn gọi là Content Delivery Application: Ưng dụng phân phối nội dung.
Nó cung cấp cách thức mà hiển thị thành phần nội dung ra website giúp người
dùng dễ sữ dụng hơn.
-
2.1. Ứng dụng quản lý nội dung (CMA):
Đầu tiên chúng ta tìm hiểu về chức năng nguyên tắc hoạt động của CMA là:
- CMA là đa dạng người dùng trong thiết kế, với mỗi người sử dụng điều có một
hoặc nhiều vai trò trong vòng đời của thành phần nội dung.
- Nó giúp tạo ra và duy trì, xóa các nội dung theo ý muốn người dùng ra khỏi kho.
Trong đó kho có thể là cơ sở dữ liệu hoặc các tệp file nào đó, lưu trữ khi không
còn phù hợp không còn hữu ích cho người dùng nữa.
- Quá trình quản lý theo tuần tự và sử lý luồng công việc.
Cho phép các tác giả triển khai thành phần nội dung lên website mà họ không cần phải
biết về html
Mục đích: Quản lý vòng sống của thành phần nội dung một cách nhanh chóng và hiệu
quả; không ngừng phát triển các thành phần nội dung (TPND) trong quá trình sống vàở
cuối mỗi giai đoạn, đồng thời cho phép người soạn thảo nội dung có thể điều hành, sửa
chữa, xóa bỏ nội dung mà không cần sự cho phép của Webmaster.
2.2. Ứng dụng quản lý siêu nội dung – MMA:
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 3
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
Mục đích phát triển nội dung trong suốt vòng đời của CMS, sinh ra các thông tin nội
dung thay vì các vòng đời nội dung, ở cuối mỗi giai đoạn vòng đời thông tin ở trạng thái
ổn định hơn.
2.3. Ứng dụng phân phối nội dung – CDA:
Đưa các thực thể nội dung ra ngoài hệ thống nơi lưu giữ của “Quản trị nội dung” và hiển
thị chúng bằng cách sử dụng hệ thống MMA ra trang web. CDA có quyền đọc kho lưu
trữ tăng khả năng bảo mật cho một trang web vì một người dùng sẽ không thể thay đổi

các thực thể nội dung mà họ đang nhìn, nó sử dụng các thông tin để biên dịch nâng cấp
một trang web. Một CDA tốt được điều khiển hoàn toàn bằng siêu nội dung, tức siêu nội
dung quyết định vấn đề hiển thị cái gì và như thế nào? Vì vậy CDA cần biết về hoạt động
của website như thế nào? Nhằm mục đích hiểu được cách tải một trang web đầu như thế
nào? Tải một trang mà định dạng đúng như địa chỉ URL. Thông tin của CDA hiển thị
không cứng nhắc mà nó thay đổi tùy theo siêu nội dung.
CDA là mục cuối cùng sau khi hoàn tất xong nhiệm vụcủa các thành phần trên thì CDA
cũng thống kê các công việc hoạt động”:
- Hiện thị nội dung bằng cách sử dụng hệ thống MMA.
- Để tải một trang web cuối cùng cần phải làm gì?? Các bước thực hiện như thế
nào?
- Siêu nội dung quyết đinh đến việc hiển thịcác thành phần như thế nào.
III. Một số đặt tính của CMS.
CMS có thể có rất nhiều chức năng, nhưng hầu hết các hệ thống CMS đều có các đặc tính
chung sau:
- Chuẩn giao diện để dễ dàng tạo ra, chỉnh sửa, phê duyệt các nội dung.
- Khả năng xuất bản nội dung tới một kho lưu trữ chung để từ đó thông tin để dễ
dàng truy cập.
- Quản lý nhiều phiên bản.
- Luồng công việc.
- Tạo trang động.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 4
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
- Cá nhân hóa.
- Quản lý cache.
- Chuyển đổi nội dung.
- Tích hợp tìm kiếm.
- Giám sát phân tích báo cáo nội dung.
- Dương vật giả giá rẻ
Trong đó có 3 đặt tính quan trong khôn thể thiếu mà chúng ta có thể quan tâm đó là:

- Quản lý phiên bản.
- Luồng công việc.
- Cá nhân hóa.
3.1. Quản lý về phiên bản.
Điều đầu tiên trong vấn đề này là chúng ta nên đặt câu hỏi tại sao cần phải quản lý về
phiên bản?
Quản lý phiên bản là chức năng đảm bảo việc quản lý, theo dõi phiên bản của một đối
tượng. Cùng với chức năng “quay lại phiên bản cũ” nó yêu cầu bắt buộc cho bất kỳ hệ
thống quản trị nội dung nào. Nếu không có nó, một trang web sẽ rất khó để duy trì tính
toàn vẹn.
Một hệ thống quản lý phiên bản luôn đi đôi một cách chặt chẽ với một hệ thống luồng
công việc, thậm chí là người dùng không nhận ra là có cả phần quản lý phiên bản đang
chạy cùng.
Quản lý phiên bản bao gồm hai mô hình khác nhau: quản lý theo mô hình đơn giản và
quản lý theo mô hình phức tạp. Trong việc kiểm soát quản lý phiên bản, cần chú ý về cơ
chế quản lý tính duy nhất của một hệ CMS: Cơ chế khóa ở cấp độ tệp tin và cơ chế tác
động của người sử dụng CMS nhằm giải quyết xung đột giữa các người dùng, tránh
người này ghi đè lên phần làm việc của người kia, hoặc nếu có thì có thể dễ dàng tìm
được nguyên nhân và phục hồi lại; Cơ chế thông báo đến người quản lý về các tác động
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 5
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
liên quan đến thông tin như việc bài bị xóa, bị sửa, bị gửi trả… để giúp người dùng luôn
có thể theo dõi chặt chẽ và kiểm tra tính hợp lệ của thông tin trước khi xuất bản.
a. Hệ thống phiên bản đơn giản.
Một hệ thống quản lý phiên bản vận hành với giả thuyết đặt ra là chỉ có một người
có thể truy cập vào một mẫu của nội dung tại một thời điểm
Hình : Mô hình hệ thống quản lý phiên bản đơn giản.
Qua mô hình quản lý phiên bản đơn giản này, ta thấy công việc thực hiện đơn giản,
hạn chế việc sử dụng của tác giả. Nhưng lợi thế là như thế này;
Nếu một tác giả viết chỉ một ít nội dung, thì người sửa chữa nó và cuối cùng nó được

chấp nhận. trong toàn bộ quá trình, người kế tiếp trong chuỗi không cần nó đến khi nó
được người có thẩm quyền hoàn thành.
Quản lý phiên bản bởi cách này khá đơn giản, dễ hiểu, và dễ làm theo, tuy nhiên cũng
cần phải có một hệ thống luồng công việc một trình tự làm việc.
b. Hệ thống phiên bảo phức tạp.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 6
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
Hệ thống này vận hành với giả thiết rằng bất kỳ ai cũng có thể truy cập vào nội dung
vào bất kỳ thời điểm nào. Tức mỗi lần sẽ lấy ra một bản copy, và khi tất cả nội dung
được đưa lại, chúng được đồng bộ hóa
Hình: Mô hình quản lý hệ thống phức tạp
Ưu điểm: Quản lý phiên bản đơn giản có những ưu điểm sau: Thuận tiên cho những
tác giả viết ít nội dung và nó đơn giản dễ hiểu và dễ làm theo.
Còn quản lý phức tạp thì: Đa truy cập người dùng.
Nhược điểm: Đối với phiên bản đơn giản thì có những nhược điểm sau: Nó không
thuận tiện cho việc thiết lập đa người dùng. Số lượng thông tin được tác giả đưa vào ít
hơn.
Còn đối với quản lý phiên bản phức tạp: Quá trình quản lý phức tạp hơn và nó khó
làm theo hơn. Người sử dụng sẽ khó làm theo hơn khi nhìn vào hệ thống giành cho
người viết nội dung.
c. Quản lý phiên bản lưu trữ dữ liệu.
Hầu hết các nội dung văn bản, khi được đưa vào nơi lưu trữ của CMS nó sẽ được lưu
trữ bằng cách sử dụng các phần khác nhau. Mỗi phần khác nhau được quản lý một
cách chặt chẽ hơn, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định trong vòng sống của
CMS.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 7
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
d. Theo dõi phiên bản.
Theo dõi phiên bản là bước xa hơn của điều khiển phiên bản. Theo dõi phiên bản là quá
trình công chứng các phiên bản của nội dung được đưa vào hoặc lấy ra khỏi kho chứa của

CMS. Theo dõi phiên bản cung cấp cơ chế bảo vệ nghiêm ngặt. Mục đích chính của theo
dõi phiên bản là theo dõi mọi thông tin liên quan đến những thay đổi trong suốt vòng đời
của nội dung.
Ví dụ: Khi ta đăng nhập vào hệ thống một trang web, thì cần có ID của người đăng nhập
vào. ID được tự động ghi lại vào hệ thống quản lý phiên bản. Bất kì sự thay đổi hay sự
tổn hại nào được tạo ra từ User đó gây ảnh hưởng đến nội dung thì hệ thống quản lý
phiên bản có thể thay đổi password hoặc xóa tài khoản của người đó đi.
e.Quay lùi lại phiên bản cũ.
Cơ chế quay lùi còn gọi là rollback cho phép thay đổi phiên bản hiện tại trở về phiên bản
trước đó, được thực hiện trên các thành phần nội dung hoặc những nội dung thông tin, có
đối với website trở lại nội dung trước đó được update.
Và có nhiều người dùng thắc mắc tại sao chúng ta lại quay lùi lại các phiên bản trước đó.
Đó chính là điều mà chúng ta muốn chứng thực một vấn đề gì đó chúng ta đã làm trước
đó.
Ví dụ: Tại thời điểm đó chúng ta đã làm những gì và chúng ta muốn quay lại một thời
điểm trong quá khứ để kiểm tra những hành động mà chúng ta nghi ngờ nó có xảy ra hay
chưa. Không muốn tiếp tục những phiên bản hiện tại mà chúng ta muốn quay lại phiên
bản trước đó. Đơn giản hơn việc sửa chữa phiên bản mới đó rất nhiều.
f. Lợi ích của quản lý phiên bản là gì?
Quản lý phiên bản cho phép hợp tác theo nhóm tăng cường những công tác quản lý
website và kèm theo đó nó làm tăng tốc độ phát triển nội dung và đêm lại lợi ích cho việc
quản lý nội dung của hệ thống như:
- Tăng cường khả năng khôi phục của chương trình.
- Tăng cường khả năng bảo vệ nơi lưu trữ.
- Tăng hợp tác và giao tiếp của những người cùng nhóm.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 8
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
3.2. Luồng công việc (workflow).
a. Tổng quan về luồng công việc.
Là quá trình đưa một nội dung lên web từ khâu vừa tạo mới đến khâu xuất bản một nội

dung. Tất cả những CMS điều có một luồng công việc. Và điều hiển nhiên là một CMS
tốt sẽ có một luồng công việc đơn giản và linh hoạt.
c.Workflow.
Hệ thống luồng công việc bao gồm những công cụ đơn giản và bảo đảm bảo toàn bộ tiến
trình , kho lưu trữ và đảm bảo nó hoạt động một cách hiệu quả nhất. Luồng công việc cài
đặt và quản lý chuổi sự kiện xung quanh các công việc sưu tập kho lưu trữ và phát hành
nội dung. Theo đó ta định nghĩa được hoạt động và dòng thời gian xảy ra.
Để hoàn thành hệ thống luồng công việc chúng ta nên thực hiện những điều sau:
- Mở rộng toàn bộ tiến trình.
- Đại diện cho tất cả các bộ phận của tiến trình bao gồm
- Thành viên trong công việc.
- Các tiến trình chuẩn nhất.
- Tạo một siêu thông tin trong kho lưu trữ dư liệu có sẳn.
- Cung cấp ống dẫn tới cho kho lưu trữ tới kho thông tin.
- Phân chia luồng thông tin và luồng dữ liệu.
- Đại diện cho bất cứ luồng dữ liệu vòng nhỏ nào giữa những vòng lớn.
- Có một giao diện dễ nhìn với các vòng và người chơi trong quá trình đại diện cho
đồ họa.
Tóm lại luồng công việc là một nhóm người làm với nhau, thực hiện xuyên xuốt quá trình
làm việc. Luồng công việc ứng với nhiều hoạt động được thực hiện đồng thời hoặc nối
tiếp nhau theo một chu trình được định sẵn, công việc được chuyển từ người này đến
người khác và cuối cùng phải đạt được mục đích chung đề ra ban đầu.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 9
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
d. Các thành phần của luồng công việc.
Các luồng công việc gồm 2 thành phần chính đó là: Thành phần quản lý tạo ra định nghĩa
luồng công việc và cơ cấu thật sự để chạy được luồng công việc vừa được tạo ra.
Luồng công việc còn là thành phần của công việc của hệ quản trị nội dung, nó cho phép
người sử dụng có thể tạo, thay đổi, xóa các luồng công việc. WDA tăng cường khả năng
cho quản trị nội dung, cho phép tùy biến cách tạo ra định hướng luồng công việc một

cách hiệu quả nhất.
Luồng công việc của hệ thống quản trị nội dung đơn giản là một trình tự làm việc của tất
cả các nhiệm vụ mà mục đích là đưa ra các mô tả nội dung đến giai đoạn cuối cùng. Hay
chính là bản đồ hoàn chỉnh tất cả các giai đoạn mà một mẫu nội dung được quản lý, từ
lúc tạo đến lúc kết thúc.
Lợi ích của luồng công việc:
- Giảm thời gian vòng đời do các hành động được tự động nên khoảng thời gian giữa
các vai trò sẽ giảm, vai trò tiếp theo được thông báo ngay lập tức.
- Tăng số lượng công việc bởi người quản lý có thể đảm nhận được vai trò, nhiệm vụ
của mình nên có thể tăng cường kỹ năng và không phải lo lắng gì về công việc của
người khác
- Linh động trong tiến trình kinh doanh.
- Tăng cường sức mạnh cho người sử dụng.
- Tự động cho các bước thực hiện.
- Theo dõi được chi phí tiến trình.
- Không còn tình trạng quên bước tiếp theo.
- Các quá trình được thực hiện một cách thống nhất.
Vậy để có một luồng công việc thành công chúng ta cần phải có những điều kiện sau:
- Mở rộng toàn bộ tiến trình
- Đại diện cho tất cả các bộ phận bao gồm: tiêu chuẩn của một quá trình và tiêu chuẩn
của một công cụ chức năng nào đó.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 10
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
- Cung cấp thông tin về luồng thời gian và luồng dữ liệu với một loạt các chuyển đổi và
biểu đồ đại diện.
- Đại diện cho bất cứ một vòng nhỏ nào trong suốt một vòng lớn hơn.
- Yêu cầu một giao diện thân thiện trong tiến trình.
- Cung cấp đường dẫn chính xác đến với kho dữ liệu, nếu như không có hệ thống kho
siêu dữ liệu, thì chúng ta cần tạo thêm thành phần có chức năng thay thế tự động mỗi
khi nhập bất kì thông tin nào.

IV. Lợi ích của CMS.
CMS mang đến rất nhiều lợi ích những ưu điểm hơn những phương pháp truyền thống
trong việc biên tập thông tin, vì thế tạo điều kiện thuận lợi khi phân chia một nhóm người
có trách nhiệm phối hợp xây dựng kho lưu trữ nội dung khác nhau. Nội dung hợp pháp:
gồm những cách tốt nhất cho việc sử dụng thông tin và đặt việc sở hữu nội dung vào tay
người viết ra.
a. Quyền sở hữu nội dung:
Nội dung quyền sở hữu tạo cho người dùng của một cá nhân hay doanh nghiệp có thể
nâng cấp thông tin không cần sự can thiệp của các chuyên viên kỹ thuật vẫn có thể
thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nội dung quyền sở hữu còn tạo nhiều
cơ hội cho các chuyên gia thiết lập nguồn thông tin có khả năng phục vụ nhu cầu của
người dùng, nhưng vấn đề cần khắc phục chính là nội dung dễ bị ảnh hưởng khi CMS
được thiết lập.
b. Nội dung sáng tạo:
Nội dung sáng tạo thì ít tốn kém như là khi nội dung được duy trì bởi người sử dụng
doanh nghiệp và các tiến trình chuẩn được tự động. Nhiệm vụ phổ biến như kiểm tra
các liên kết chết và lưu trữ các trang cũ được thực hiện rõ ràng.
c. Phát hành nội dung:
Ít tốn kém hơn như thông tin được đánh mục lục để phát hành như thời gian và ngày
tháng. Các file và hình ảnh tương ứng cho nội dung được phát hành bởi CMS, giảm
bớt gánh nặng kỹ thuật cho việc tìm kiếm quyền sở hữu cần thiết.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 11
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
d. Tăng thu nhập từ CMS:
MS cung cấp nhiều cách mới để tăng doanh thu. Nâng cao về mặt trách nhiệm; Kiểm
thử mức người dùng và nội dung cung cấp những sự thay đổi so với trước kia. Phiên
bản điều khiển tự động sao lưu nội dung, người dùng luôn an tâm về những hành
động gây hại đến nội dung của trang web sẽ không tái diễn tiếp; Bảo trì ổn định với
nội dung được phát hành cùng một khuôn mẫu, khuôn mẫu này đảm bảo chế độ duy
trì phù hợp cho nội dung của trang web. Toàn vẹn về nhãn hàng khiến cho nội dung

của trang web có hiệu lực, không giới hạn về logo hay mặt thiết kế giao diện.
Vậy làm thế nào để có thể hiểu một cách chi tiết hệ thống website ứng dụng CMS và
không ứng dụng CMS? Sau đây là bảng so sánh làm rõ vấn đề trên.
CMS miêu tả cuộc cách mạng để quản lý thông tin trực tuyến khi so sánh với phương
thức truyền thống trước kia. Quy trình kinh doanh và nhân viên cần thiết được xem
hoạt động hiệu quả hơn, các cán bộ kỹ thuật không còn cần thiết cho việc nâng cấp
thông tin từng ngày.
Sau đây sẽ là một số cách sử dung CMS dành cho các doanh nghiệp hiệu quả hơn:
Chúng ta được biết rằng CMS được dùng bằng rất nhiều cách trong một công ty. Với
trường hợp sử dụng đặc biệt khác thì CMS có khả năng công bố, nâng cấp thông tin
liên tục và mới nhất. Điển hình CMS được sử dụng để quản lý thông tin trực tuyến
một cách thuận tiện nhất. CMS hoạt động như một hệ thống quản lý tài liệu, bảo trì
các phiên bản và kiểm thử các file. Ví dụ như phát hành thông tin bao gồm những
bước cơ bản sau:
- Phát hành.
- Những bản tin.
- Các sự kiện.
- Đặt biệt.
- Nâng cấp sản phẩm.
- Thay đổi dịch vụ.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 12
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
Để thực hiện một CMS thành công như mong muốn chúng ta cần làm những công việc
sau đây:
1. Phải có một kế hoạt cụ thể rõ ràng đó là:
- Đầu tiên chúng ta lập kế hoạch cho một CMS như thế nào.
- Chúng ta phân chia sắp xếp nhiệm vụ cho từng nhóm khác nhau.
- Chúng ta xác định thời gian thực hiện cho từng thành phần của CMS.
2. Tạo ra những mục đích cần đạt được.
- Mất bao lâu để có được bản sơ lượt cho một CMS.

- Mất bao lâu CMS mới hoàn thành.
- Mất bao lâu để có thể tạo ra một trang mới nâng cấp thông tin mới mà không cần
CMS.
- Và mất bao lâu để có một tài liệu dạng PDF và danh sách công bố trực tuyến mà
không cần CMS.
- Và cuối cùng là mất bao lâu để bạn có thể tạo ra một trang có sẳn thay thế máy in
mà không cần CMS.
3. Lựa chọn những giá trị có sẳn.
- Hiểu cơ bản giữa lập trình và các trình duyệt cơ bản và ứng dụng được lập trình ở
máy khách.
- Hiểu nghĩa ứng dụng công nghiệp là như thế nào.
4. Quyết định và tiến tới thực hành.
- Quyết định giải pháp thực hiện.
- Cài đặt khuôn mẫu.
- Phát triển luồng công việc.
- Hướng dẫn người dùng doanh nghiệp và chúng ta nên gởi những yêu cầu của
những hạn chết cần khắc phục và tìm hướng giải quyết những mặc hạn chế đó.
- Công bố nội dung trực tuyến.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 13
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
- Phân chia những mặc hạn chế đến tất cả các thành phần để cùng nhau xây dựng ý
kiến và giải quyết những vấn đề đó một cách tốt nhất.
- Thiết lập một tổ chức tốt nhất để thực hành.
5. Ước lượng kết quả.
- Bài tập thay đổi những hoạt động công bố trực tuyến.
- Khía cạnh người dùng CMS.
- Truy vấn.
- Hiểu thời gian yêu cầu kỹ thuật và hổ trợ trực tuyến.
- Ước định kết quả cho các thành phần CMS.
Vậy hệ thống quản trị nội dung cần phải có khả năng tăng cường mức kinh doanh hoặc

cải thiện khả năng tổ chức hệ thống nhằm thúc đầy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Hệ
thống quản lý nội dung phù hợp cung cấp một nền tảng vững chắc trong việc xác định
những thành phần cần thiết cho trang web được thiết kế. Ta cần phải hiểu rằng CMS chỉ
hỗ trợ phát triển các ứng dụng chứ không điều hành hay quản lý cá cứng dụng đó.
V. Phân tích thiết kế hệ thống:
Hệ thống tin học là một tập hợp các thành phần liên kết với nhau, thể hiện qua một phạm vi
xác định và hoạt động kết hợp với nhau nhằm đat được những mục đích xác định.
Việc thiết kế một website là một tiến trình xây dựng hệ thống tin học hoàn chỉnh, đòi hỏi
phải tuân theo một trình tự nhất định. Bao gầm các giai đoạn cơ bản sau:
Nghiên cứu sơ bộ: tìm hiểu thông tin về hệ thống cần thiết kế, quyết định thực hiện hay kết
thúc dự án.
Phân tích: đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về hệ thống cần xây dựng.
Thiết kế: xác định mặt dao diện, mặt dữ liệu, tìm giai pháp thích ứng với kỹ thuật có sẵn.
Cài đặt xây dựng ứng dụng với ngôn ngữ lập trình.
Bảo trì và nâng cấp: sữa chữa các lỗi hệ thống và nâng câp hệ thống theo nhu cầu khách
hàng.
Trong đó, giai đoạn phân tích thiết kế là hai giai đoạn quan trọng nhất, đem lại sự thành
công cho quá trình sản xuất phần mềm. Mô tả các hoạt động của hệ thống, xác định tất cả
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 14
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
những gì người dùng yêu cầu để đưa ra cái nhìn khái quát và phạm vi hệ thống sẽ xây dựng.
Vạch ra các vần đề tồn tại trong hệ thống. Lập ra các kế hoạch để xây dựng hệ thống. Lưa
chọn ngôn ngữ để thiết kế ứng dụng.
1. Giới thiệu ngôn ngữ sữ dụng:
PHP (Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ scrip trên sever được thiết kế để dễ dàng xây
dựng các web động. Mã PHP có thể thực thi trên webserver đễ tạo ra mã HTML và xuất ra
trình duyệt web theo yêu cầu của người dùng.
Ngôn ngữ PHP ra đời 1994 Rasmus Lerdorf sau đó phát triển bời nhiều người trải qua nhiều
phiên bản. Phiên bản hiện tại là PHP 5 đã được công bố 7/2004.
Có nhiều lý do khiến cho việc sữ dụng ngôn ngữ này chiếm ưu thế xin nêu ra sau đây một số

lý do cơ bản:
- Mã nguồn mở( open source code).
- Ngôn ngữ dễ học dễ viết.
- Miển phí dowload dễ dàng trên internet
- Mã nguồn hông phải sữa lại nhiều khi viết chạy cho các hệ điều hành từ Window,
linux, Unix.
2. Giới thiệu Joomla:
Joomla là một hệ quản trị nội dung mã nguồn mở (Open Source Content Management
Systems). Joomla được viết bằng ngôn ngữ PHP và kết nối CSDL MySQL, cho phép người
dùng có thể xuất bản các nội dung của họ lên Internet.
Joomla có các đặc tính cơ bản là: bộ đệm trang (page caching) để tăng độ hiện thị, lập chỉ
mục, đọc tin RSS (RSS feeds), trang dùng để in, bản tin nhanh, blog, diễn đàn, bình chọn,
lịch biểu, tìm kiếm tronf Site và hỗ trợ đa ngôn ngữ. Joomla có thể dễ dàng cài đặt, dễ dàng
quản lý và độ tin cậy cao.
Joomla có mã nguồn mã do đó việc sữ dụng là hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người trên
thế giới.
Joomla! Là một một nền tãng mã nguồn mỡ được viết theo mô hình MCV cũa PHP và sữ
dụng cơ dữ liệu MySQL, cho phép người dùng có thể dễ dàng soạn thảo và xuất bản các nội
dung (bài viết, tài liệu…) của họ lên Internet.
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 15
Đồ Án Tốt Nghiệp SVTH: Phan Sĩ Khuê – Phan Văn Hưng
Joomla!! Giúp xậy dựng và triển khai các website blog, website tin tức, website tin tức,
website bán hàng, website thương mại điện tử… cho tới mạng cộng đồng, mạng Xã hội
trong thời gian ngắn và tiết kiệm nhiều công sức
3. Mô tả đề tài:
Hệ thống xây dựng là một website giới thiệu cho khoa công nghệ thông tin.
- Giao viên có thể thông báo khẩn cho toàn sinh viên trong lớp hoặc trong khoa lên
trang chính của khoa.
- Sinh viên khi truy cập vào website có thể xem được thông tin mới nhất của khoa,
lịch thi và dowload lịch thi.

- Sinh viên có thể trao đổi, gừi các thắc mắc lên diễn đàn con trong website sau khi
đăng ký thành viên.
4. Mô hình User Case:
Tìm Hiểu CMS – Thực hiện website công nghệ thông tin Page 16
Thêm
tin
Xoá
tin
Sửa tin
Sinh
Viên
Tin Tức
Diễn
đàn
Đăn
g
nhập
Tin nội
bộ
Đăn
g
Nhậ
p
Giãng
Viên
Lịch thi

×