Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

báo cáo thực hành kế toán "tổng quan về bộ máy và công tác kế toán tại công ty cổ phần và phát triển nhà Hà Nội số 27"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.73 KB, 48 trang )

Báo cáo thực tập kế toán
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN NHÀ HÀ NỘI SỐ 27
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Đầu tư và
Phát triển nhà Hà Nội (Công ty)
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 tiền thân là
công ty Xây lắp Ninh Bình, được thành lập tháng 9 năm 1999 trên cơ sở
sáp nhập 5 đơn vị xây dựng và sản xuất vật liệu của tỉnh Ninh Bình. Công
ty chính thức gia nhập làm thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát
triển nhà Hà Nội từ tháng 01 năm 2004.
Ngày 17/02/2004 theo Quyết định của UBND thành phố Hà Nội,
Công ty Xây lắp Ninh Bình thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà
Hà Nội đổi tên thành Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27.
Ngày 03/05/2006, Công ty chính thức chuyển thành Công ty cổ
phần theo quyết định số 1937/QĐ – UB ngày 24/04/2006 của UBND
Thành phố Hà Nội và chính thức mang tên Công ty cổ phần Đầu tư và
Phát triển nhà Hà Nội số 27.
Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Housing Development and
Investment Joint Stock Company no 27.
Tên viết tắt: HANDICO No 27.
Giấy phép dăng kí kinh doanh số 0903.000.092 ngày 03/05/2002
do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp.
Mã số thuế: 2700263181
Số tài khoản: 483.100.0000.116-4 tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Ninh Bình.
Trụ sở Công ty: Số 9 – Lê Hồng Phong – Phường Vân Giang –
Thành phố Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình.
- Điện thoại giao dịch: 030. 3871.175 – 030.3871.915
- Fax: 030.3871.915
Giám đốc hiện nay: Ông Vũ Văn Do
Tổng số lao động của Công ty: 467 người ( tính đến ngày


31/12/2010). Ngoài ra Công ty còn Hợp đồng thuê ngoài, thời vụ tại địa
bàn công trình thi công. Thu nhập bình quân hiện nay 3.000.000đ –
5.000.000đ/ 01 người/ 01 tháng.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
1
Báo cáo thực tập kế toán
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư, phát triển nhà, đô
thị và xây dựng dân dụng công nghiệp, sản xuất kinh doanh, vật liệu xây
dựng, kinh doanh nhà ở.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 gồm 10
đơn vị thành viên hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Với truyền thống
và bề dày kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại Công ty có đủ năng lực
hoàn thành mọi nhiệm vụ của Tổng công ty giao và thoả mãn nhu cầu của
khách hàng.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ và các định hướng phát triển của
Công ty
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 hoạt động
chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng. Công ty có bộ máy quản lí và điều hành
được tố chức gọn nhẹ, khoa học, sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại.
Bằng kinh nghiệm và trình độ tay nghề của mình, cộng với cơ sở vật chất
và năng lực hiện có đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty khai
thác và phát huy tiềm năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu đề ra.
Với những đặc trưng riêng về lĩnh vực hoạt động và xây dựng, Công ty
được thành lập nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Xây dựng các công trình bao gồm: các công trình dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật, cấp thoát
nước, điện chiếu sáng…
- Lập và quản lí thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và phát
triển nhà, khu dân cư và đô thị phát triển mới.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại.
- Sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
- Sản xuất bê-tông đúc sẵn, ống, cột bê-tông, cọc bê-tông cốt
thép.
- Mua bán nhà ở.
- Kinh doanh dịch vụ du lịch.
Từ khi chính thức là thành viên của Tổng công ty đến nay, uy tín
của Công ty trên địa bàn được củng cố, các bộ máy tổ chức của Công ty
đã nhanh chóng được kiện toàn ổn định, sắp xếp phù hợp với tình hình
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
2
Báo cáo thực tập kế toán
thực tế của Công ty. Việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, Công
ty đã cơ cấu theo hướng tăng doanh thu từ đầu tư các dự án phát triển nhà
và đô thị đồng thời tăng tỷ trọng kinh doanh từ các lĩnh vực kinh doanh
xây lắp, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng tập trung tại thị trường
Ninh Bình và một số tỉnh lân cận. Trong những năm tới, Công ty lấy kinh
doanh xây lắp làm mũi nhọn trọng tâm. Tiếp tục kiện toàn nâng cao tổ
chức, hoạt động của các đơn vị trực thuộc Công ty theo tiêu chí chuẩn
hoá mô hình đảm bảo yêu cầu chất lượng, phù hợp với thực tế sản xuất
kinh doanh.
1.2.2.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.2.1 Sản phẩm
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 đang đứng
vững trên thị trường, xây dựng nhiều công trình lớn, lập dự án lớn về quy
hoạch Thành phố và đô thị trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình và đã
được phê duyệt thi công một số công trình. Công ty đã thi công một số
công trình lớn như Bệnh viện huyện Kim Sơn, Uỷ ban Nhân dân Thành
phố Ninh Bình …

Sản phẩm là các công trình dân dụng: trường học, bệnh viện, công
trình nước sạch theo dự án 134 của Chính phủ; các công trình giao thông,
thuỷ lợi: đường xá, hệ thống trạm điện, trạm biến áp…
Đặc điểm của sản phẩm xây dựng là: những công trình xây dựng và
sản xuất tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc có kích thước lớn, chi phí
cao, thời gian xây dựng dài phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, đa
dạng về kiểu dáng, kiểu cách có yêu cầu cao về mặt chất lượng.
1.2.2.2. Thị trường, khách hàng
Hiện nay, Công ty đang tiếp tục chỉ đạo thi công các công trình
đang kí hợp đồng đồng thời tích cực tìm kiếm, mở rộng địa bàn xây dựng
các dự án … Vì các xí nghiệp của Công ty trải khắp các huyện thị trong
tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia đấu thầu và tiến hành thi
công các công trình trên địa bàn tỉnh. Điều đó giúp Công ty có thể tiết
kiệm chi phí trong thi công, hạ giá thành sản phẩm, hạ giá thành dự thầu
và Công ty có nhiều hợp đồng thi công hơn. Khách hàng của Công ty chủ
yếu là các cơ quan, tổ chức trong và ngoài tỉnh.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
3
Báo cáo thực tập kế toán
Ngoài việc xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thuỷ lợi,
công trình hạ tầng kĩ thuật trong tỉnh, Công ty còn xây dựng nhiều công
trình ở các tỉnh bạn tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng doanh
thu đồng thời tăng quy mô và danh tiếng cho Công ty.
1.2.3. Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất là dây chuyền sản xuất sản phẩm của
các doanh nghiệp. Do đặc điểm là công ty xây dựng, sản phẩm là các
công trình có quy mô lớn, rộng khắp lại mang tính trọng điểm nên quy
trình công nghệ sản xuất của Công ty là quy trình đấu thầu, thi công, bàn
giao các công trình xây dựng. Có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất tại Công ty

• Giai đoạn đầu thầu công trình
Chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư mời dự thầu tới Công
ty, Công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư bán. Căn cứ vào biện
pháp thi công hồ sơ kỹ thuật, lao động, tiền lương của hồ sơ mời thầu và
các điều kiện khác Công ty phải làm các thue tục sau:
- Lập biện pháp thi công và tiến độ thi công.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
Giai đoạn thi công công trình
Nhận bàn giao mặt bằng
Thi công công trình
Giai đoạn trúng thầu công
trình
4
Giai đoạn đấu thầu công trình
- Hồ sơ dự thầu
- Dự thầu
Giai đoạn nghiệm thu công
trình
Giai đoạn thanh lí hợp đồng
Báo cáo thực tập kế toán
- Lập dự toán và xá định giá bỏ thầu.
- Xin giấy bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng.
- Cam kết cung ứng tín dụng.
• Giai đoạn trúng thầu công trình
Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có quyết định phê duyệt kết
quả mà Công ty đã trúng.
- Công ty cùng chủ đầu tư thương thảo hợp đồng.
- Lập hợp đồng giao nhận thầu và tiến hành kí kết hợp đồng.
- Thực hiện bảo lãnh – thực hiện hợp đồng của Ngân hàng.
- Tạm ứng vốn theo hợp đồng và luật xây dựng quy định.

• Giai đoạn thi công công trình
- Lập và báo cáo biện pháp thi công, trình bày tiến độ thi công
trước chủ đầu tư và được chủ đầu tư chấp thuận.
- Nhận mặt bằng thi công.
- Thi công công trình theo kế hoạch đã lập.
• Giai đoạn nghiệm thu công trình
- Nghiệm thu từng phần: Công trình xây dựng thường có nhiều giai
đoạn thi công và phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Vì vậy Công ty
và chủ đầu tư thường quy định nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn.
Công ty cùng chủ đầu tư xác định giá trị công trình đã hoàn thành và kí
vào văn bản nghiệm thu công trình theo từng giai đoạn đã kí trong hợp
đồng. Thường thì khi nghiệm thu giai đoạn hoàn thành, chủ đầu tư sẽ ứng
một phần giá trị của giai đoạn tiếp theo.
- Tổng nghiệm thu và bàn giao: Lúc này công trình đã hoàn thành,
chủ đầu tư nhận bàn giao công trình và thanh toán tới 95% giá trị công
trình cho Công ty, chủ đầu tư giữ lại 5% giá trị công trình để bảo hành.
• Giai đoạn thanh lí hợp đồng
Là thời gian bảo hành công trình đã hết, công trình đảm bảo các tiêu
chuẩn kỹ thuật như hợp đồng đã thảo thuận giữa hai bên. Lúc này công ty
nhân 5% giá trị còn lại và hai bên kí vào văn bản thanh lí hợp đồng theo
quy định của pháp luật, chấm dứt quan hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và
Công ty tại thời điểm văn bản thanh lí có hiệu lực.
1.3.Đặc điểm và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của Công ty
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
5
Báo cáo thực tập kế toán
Để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện nay Công ty cổ
phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 27 đã và đang từng bước hoàn
thiện việc tổ chức bộ máy quản lí sao cho gọn nhẹ, có hiệu quả, góp phần
to lớn trong việc thúc đẩy tăng năng suất và hiệu quả lao động. Bộ máy

quản lí của Công ty thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
Giám đốc
Phó giám đốc Phó giám đốc
Phòng
Tổ chức
– Hành
chính
Phòng
Kế toán
Phòng
Kế hoạch
– Đầu tư
Phòng
Kiểm tra
chất
lượng
Ban
quản lí
dự án
XN
xây
lắp số
1
XN
xây
lắp số
2
XN

xây
lắp số
3
XN
xây
lắp số
4
XN
cơ khí

dịch
vụ
Các công trường, tổ sản xuất
6
Báo cáo thực tập kế toán
Qua sơ đồ trên ta thấy chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
tại Công ty:
- Giám đốc:
Là người quản lí và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công
ty: Quyết định phương hướng kế hoạch, dự án sản xuất – kinh doanh và
các chủ trương lớn của Công ty, quyết định việc hợp tác đầu tư liên doanh
kinh tế, mở rộng kinh doanh, quyết định việc đề bạt, bổ nhiệm, bãi miễm,
luân chuyển nhân sự trong Công ty.
- Hai Phó Giám đốc:
Nhận sự ủy quyền của Giám đốc thực hiện các công việc phụ trách
sản xuất và kinh doanh.
- Các phòng ban:
Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có
mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành quy trình khép kín có
hiệu quả.

+ Phòng Tổ chức – Hành chính:
Về công tác tổ chức: Lập kế hoạch nhân sự hàng năm, kế hoạch
đào tạo, nâng bậc, tuyển dụng. Lập các báo cáo liên quan đến tổ chức
nhân sự, theo dõi kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, nội quy lao động, đề
xuất với Giám đốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, tuyển dụng, thuyên
chuyển cán bộ. Theo dõi tình hình thực hiện các chế độ chính sách với
người lao động.
Về công tác hành chính: Tổ chức việc hoạt động hàng ngày của bộ
máy Công ty, thực hiện việc giao tiếp hành chính với bên ngoài. Quản lí
theo dõi tài sản của Công ty. Quản lí con dấu, công văn giấy tờ đi và đến
Công ty, lưu trữ văn thư.
+ Phòng Kế toán:
Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong quản lí điều hành quá trình
sử dụng vốn của Công ty, theo dõi và báo cáo Giám đốc tình hình sử
dụng vốn, cung cấp kịp thời chính xác mọi thông tin về tình hình tài
chính của Công ty.
Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời,đầy đủ mọi phát sinh thu,
chi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra,
giám sát mọi hoạt động tài chính của Công ty theo đúng chế độ, chính
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
7
Báo cáo thực tập kế toán
sách của Nhà nước. Theo dõi tính lương và thanh toán lương cho cán bộ
công nhân viên theo đúng quy chế hiện hành. Kết hợp với các bộ phận
chức năng khác lập kế hoạch sản xuất của Công ty.
+ Phòng Kế hoạch – Đầu tư:
Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch, kinh tế, định mức đơn giá
nội bộ, công tác thị trường, nghiên cứu các dự án, tìm kiếm công việc, chỉ
đạo quản lí tiến độ chất lượng thi công các công trình. Xây dựng chiến
lược, kế hoạch dài hạn, điều chỉnh và có các giải pháp để thực hiện kế

hoạch sản xuất năm. Ngoài ra phòng còn tham mưu cho Giám đốc những
chính sách đầu tư vào các công trìnhvà dự án, đưa ra kế hoạch để toàn
Công ty làm mục tiêu phấn đấu thực hiện.
+ Phòng Kiểm tra chất lượng:
Có nhiệm vụ kiểm tra tiến độ hoàn thành công việc, hoàn thành các
công trình, dự án mà cán bộ công nhân viên đang thi công, đồng thời
kiểm tra chất lượng hoàn thành công trình, dự án đó.
+ Ban quản lí dự án:
Có nhiệm vụ quản lí, theo dõi dự án mà Công ty đang tiến hành,
xem xét có đúng tiến độ, đúng quy cách và phẩm chất hay không, thực
hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán và bảo hành công trình,
lập báo cáo định kỳ tình hình thực hiện các dự án đồng thời lập dự án cho
sản xuất kinh doanh trong kỳ tới trình Giám đốc.
+ Các xí nghiệp xây lắp:
Có nhiệm vụ xây dựng và lắp ráp các công trình, dự án mà cấp trên
giao như: xây dựng các công trình giao thông, dự án nước sạch…
+ Xí nghiệp cơ khí và dịch vụ:
Có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ về các trang thiết bị kim loại,
thực hiện chế tạo và công tác theo yêu cầu của khách hàng.
+ Các công trường tổ xây lắp:
Có chức năng trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây lắp sản
xuất… các công trình, dự án.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty
1.4.1. Tình hình huy động vốn
Công ty kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đòi hỏi lượng vốn lớn.
Nhưng nhiều khi công trình đã được bàn giao mà chưa thu được tiền dẫn
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
8
Báo cáo thực tập kế toán
đến bị ứ đọng vốn. Do vậy việc huy động nguồn vốn là rất quan trọng.

Dưới đây là tình hình huy động vốn của Công ty trong ba năm gần đây :
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
9
Báo cáo thực tập kế toán
Bảng 1.1: Bảng đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của Công ty năm 2008, 2009, 1010
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008
(%)
So sánh
2010/2009
(%)
1. Tổng nguồn vốn 41.656.517.436 45.301.412.638 60.452.547.00
0
108,75 133,45
2. Vốn chủ sở hữu 24.101.918.377 30.106.669.565 42.431.960.00
0
124,91 140,94
3. Nợ phải trả 17.554.599.059 15.194.752.073 18.020.587.00
0
86,56 118,60
4. Tỷ trọng vốn CSH/Tổng
nguồn vốn (%)
57,86 66,46 70,19 + 8,60 + 3,73
5. Tỷ trọng Nợ phải trả/Tổng
nguồn vốn (%)
42,14 33,54 29,81 - 8,60 - 3,73
Nguồn Bảng Cân đối kế toán của Công ty năm 2008, 2009, 2010
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
10

Báo cáo thực tập kế toán
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
11
Báo cáo thực tập kế toán
Phân tích:
Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của Công ty các năm
2008, 2009, 2010 như sau: Tổng nguồn vốn của Công ty năm 2008 là
41.656.517.436 đồng đến năm 2009 tổng nguồn vốn là 45.301.412.638
đồng tương ứng tăng 8,75% so với năm trước. Đến năm 2010 tổng nguồn
vốn đã tăng 33,45% so với năm 2009 lên 60.452.547.000 đồng. Tổng
nguồn vốn của Công ty tăng là do ảnh hưởng của hai nhân tố nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu cụ thể như sau: năm 2009 vốn chủ sở hữu của Công ty
tăng 24,92% so với năm 2008 lên 30.106.669.565 đồng trong khi đó nợ
phải trả lại giảm 13,44% từ 17.554.599.059 đồng năm 2008 xuống còn
15.194.752.073 đồng vào năm 2009, như vậy năm 2009 nguồn vốn của
Công ty tăng là do vốn chủ sở hữu tăng. Năm 2010, tổng nguồn vốn của
Công ty tăng là do cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng: vốn chủ sở
hữu tăng 40,94% so với năm 2009 tương ứng là 42.431.960.000 đồng và
nợ phải trả tăng lên là 18.020.587.000 đồng tương ứng tăng 18,60% so
với năm trước. Như vậy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ
tăng của nợ phải trả.
Về tỷ trọng của vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trong tổng nguồn
vốn qua bảng 1.1 ta thấy: trong ba năm liền tỷ trọng của vốn chủ sở hữu
luôn cao hơn tỷ trọng của nợ phải trả và tăng liên tục trong các năm gần
đây. Năm 2008 trong cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm 57,86%
đến năm 2009 đã tăng lên 66,46% tương ứng tăng 8,6%, năm 2010 tăng
lên là 70,19% tăng 3,73% so với năm trước. Tỷ trọng nợ phải trả thấp hơn
vốn chủ sở hữu rất nhiều và liên tục giảm, năm 2008 nợ phải trả chiếm
42,14%, năm 2009 giảm chỉ còn 33,54% tương ứng giảm 8,6%, năm
2010 tiếp tục giảm và trong cơ cấu vốn nợ phải trả chiếm 29,81%. Trong

ba năm liền, tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tốc độ tăng
của nợ phải trả, cơ cấu vốn chủ sở hữu cao dần chứng tỏ khả năng tự chủ
tài chính của Công ty tốt.
Tuy nhiên không phải lúc nào vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn
cũng mang đến hiệu quả kinh doanh tốt. Hiệu quả kinh doanh là do nhà
quản lí quyết định. Trong nhiều trường hợp khi môi trường kinh doanh
thuận tiện cần lượng vốn lớn thì việc tăng vốn vay là biện pháp tốt giúp
doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội, tăng trưởng nhanh và bền vững.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
12
Báo cáo thực tập kế toán
1.4.2. Mức độ độc lập tài chính của Công ty
Các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập tài chính của Công ty là hệ
số tài trợ, hệ số tài trợ tài sản dài hạn (TSDH), hệ số tài trợ nguồn vốn ổn
định…
Hệ số tài trợ = Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn

Hệ số tài trợ
TSDH
= Vốn chủ sở hữu
Tài sản dài hạn
Hệ số tài trợ từ
nguồn vốn ổn
= Nguồn vốn ổn định
Tài sản dài hạn

Hệ số tài trợ cho biết tại thời điểm phân tích trong 1 đồng nguồn
vốn của Công ty thì có bo nhiêu đồng thuộc về vốn chủ sở hữu. Hệ số tài
trợ TSDH phản ánh mức độ đầu tư của vốn chủ sở hữu vào tài sản dài

hạn. Hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định thể hiện mức độ đầu tư của nguồn
vốn ổn định vào tài sản dài hạn, nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở
hữu và vốn vay dài hạn.
Dưới đây là bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của
Công ty:
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
13
Báo cáo thực tập kế toán
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty
Đơn vị tính: VNĐ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Tổng nguồn vốn (Tổng tài sản) 41.656.517.436 45.301.412.638 60.452.547.000
2 Tài sản dài hạn 6.644.895.202 7.857.208.558 10.721.202.288
3 Tài sản ngắn hạn 35.011.622.234 37.444.204.080 49.731.344.712
4 Hàng tồn kho 28.044.295.837 30.887.136.632 45.156.950.665
5 Nguồn vốn ổn định (5 = 4 + 3) 34.101.918.377 40.106.669.565 56.931.960.000
6 Vốn chủ sở hữu 24.101.918.377 30.106.669.565 42.431.960.000
7 Tổng nợ phải trả 17.554.599.059 15.194.752.073 18.020.587.000
8 Vay dài hạn 10.000.000.000 10.000.000.000 14.500.000.000
9 Nợ ngắn hạn 7.554.599.059 5.194.743.073 3.520.587.000
Nguồn: Bảng Cân đối kế toán của Công ty năm 2008, 2009, 2010
Bảng 1.3: Bảng đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của Công ty
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
14
Báo cáo thực tập kế toán
Chỉ tiêu Cuối năm 2008 Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 So sánh năm
2009/2008 (%)
So sánh năm
2010/ 2009 (%)
1. Hệ số tài trợ 0,5786 0,6646 0,7019 114,86 105,62

2. Hệ số tài trợ
TSDH
3,6271 3,8317 3,9578 105,64 103,29
3. Hệ số tài trợ từ
nguồn vốn ổn định
5,1320 5,1044 5,3102 99.46 104,03
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
15
Báo cáo thực tập kế toán
Hệ số tài trợ cho biết trong 1 đồng nguồn vốn của Công ty năm
2008 có 0,5786 đồng là của vốn chủ sở hữu, vào năm 2009 đã tăng lên là
0,6646 đồng (tương ứng 114,86% so với năm 2008), đến năm 2010 trong
1 đồng vốn của Công ty có tới 0,7019 đồng là vốn chủ sở hữu bằng
105,62% so với năm 2009. Như vậy ta thấy trong cơ cấu vốn của Công ty
thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ phải trả rất nhiều chứng tỏ
khả năng tự chủ tài chính của Công ty là tương đối tốt.
Hệ số tài trợ TSDH phản ánh mức độ đầu tư của vốn chủ sở hữu
vào tài sản dài hạn. Hệ số càng cao phản ánh mức độ đầu tư vào TSDH
càng thấp. Qua bảng phân tích 1.3 ta thấy hệ số này đều tăng qua các
năm, năm 2008 là 3,6271 lần năm 2009 là 3,8317 lần đến năm 2010 là
3,9578 lần. Do đặc thù là Công ty xây dựng đòi hỏi lượng vốn đầu tư vào
các công trình lớn chủ yếu là đầu tư vào vật liệu xây dựng nên vốn đầu tư
vào TSDH (chủ yếu là đầu tư vào máy thi công và phương tiện truyền tải)
không quá nhiều. Với việc đầu tư vào TSDH không quá lớn giúp Công ty
không bị đọng vốn quá nhiều trong TSDH tăng khả năng luân chuyển vốn
trong kinh doanh.
Hệ số tài trợ từ nguồn vốn ổn định phản ánh mức độ đầu tư của
nguồn vốn ổn định vào TSDH. Giống như hệ số tài trợ TSDH, hệ số này
càng cao càng chứng tỏ đầu tư vào TSDH thấp, Công ty thuận lợi trong
việc luân chuyển vốn vào hoạt động kinh doanh. Hệ số này đều tăng qua

các năm và đều trên 5 là tương đối cao. Năm 2009 hệ số này chỉ bằng
99,46% năm 2008 nhưng năm 2010 bằng 104,03% năm 2009.
Qua phân tích các hệ số trên ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty
chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn mà vốn đầu tư vào TSDH thấp do đó
có thể thấy tính tự chủ trong hoạt động tài chính của Công ty là khá tốt.
1.4.3. Đánh giá khả năng thanh toán của Công ty
Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty sử dụng hai hệ số đó
là:
Hệ số khả
năng thanh toán
= Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
16
Báo cáo thực tập kế toán
Hệ số khả năng
thanh toán
nhanh
=
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Dựa vào các chỉ tiêu trong bảng 1.2 ta có bảng đánh giá khái quát
khả năng thanh toán của Công ty trong các năm 2008, 2009, 2010:
Bảng 1.4: Bảng đánh giá khái quát khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
Cuối
năm
2008
Cuối

năm
2009
Cuối
năm
2010
So sánh
năm
2009/
2008
So sánh
năm
2010/
2009
1. Hệ số khả
năng thanh toán
tổng quát
2,37 2,98 3,35 0,61 0,37
2. Hệ số khả
năng thanh toán
nhanh
0,92 1,26 1,30 0,34 0,04
Qua bảng 1.4 đánh giá khái quát khả năng thanh toán có nhận thấy:
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty liên tục trong ba
năm gần đây luôn lớn hơn 1, năm 2008 là 2,37 lần năm 2009 là 2,98 lần
và năm 2010 là 3,35 lần chứng tỏ Công ty đảm báo khả năng thanh toán
được các khoản nợ từ tài sản hiện có.
Về hệ số khả năng thanh toán nhanh, chỉ tiêu này phản ánh khả
năng thanh toán của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với nợ ngắn
hạn. qua bảng 1.4 ta thấy liên tục trong ba năm gần đây, hệ số khả năng
thanh toán nhanh luôn ở khoảng hợp lí là từ 0.75 đến 2 cụ thể: năm 2008

chỉ tiêu này của Công ty là 0,92 năm 2009 là 1,26 và là 1,3 vào năm
2010. Do đó kết luận về mặt tổng quát khả năng thanh toán của Công ty
là tốt.
1.4.4. Đánh giá khả năng sinh lời của Công ty
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
17
Báo cáo thực tập kế toán
Để đánh giá khả năng sinh lời của Công ty, sử dụng các chỉ tiêu là
tỷ lệ LNTT trên doanh thu, tỷ lệ LNTT trên TSCĐ và ROE (tỷ suất sinh
lời vốn chủ sở hữu) , ROI (tỷ suất sinh lời của vốn).

ROI = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi vay *100
Tổng vốn bình quân
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
18
Báo cáo thực tập kế toán
Bảng 1.5: Đánh giá khái quát tỷ suất sinh lời của Công ty
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh
2009/2008(%)
So sánh
2010/2009(%)
1. Doanh thu 25.127.275.568 37.812.275.552 76.471.121.541 150,48 202,24
2. Tài sản cố định 5.644.492.964 6.472.765.254 8.921.662.008 114,67 137,83
3. Chi phí lãi vay 337.173.333 395.189.966 658.887.947 117,21 166,73
4. Lợi nhuận trước thuế 3.800.771.656 5.315.861.976 8.387.721.250 139,86 157,79
5. Lợi nhuận sau thuế 2.350.578.742 3.736.896.482 6.290.790.938 139,86 157,79

6. Tỷ lệ LNTT/DT (%) 15,13 14,06 10,97 92,94 78,02
7. Tỷ lệ LNTT/TSCĐ (%) 67,34 82,13 94,02 121,97 114,48
8. ROI 9,93 12,61 14,69 126,91 118,70
9. ROE 11,83 13,24 14,83 111,97 111,95
Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
19
Báo cáo thực tập kế toán
Phân tích:
Qua các chỉ tiêu ở bảng 1.5 ta thấy: Doanh thu của Công ty tăng
liên tục từ năm 2008 đến 2010. Doanh thu năm 2009 đã tăng 50,48% so
với năm 2008, đến năm 2010 doanh thu tăng mạnh đã tăng 102,24% so
với năm 2009. Cùng với đó lợi nhuận trước thuế của Công ty trong ba
năm gần đây cũng tăng lên đáng kể, năm 2008 lợi nhuận trước thuế là
3.800.771.656 đồng, năm 2009 là 5.315.861.976 đồng tăng 39,86% so
với năm trước, nhưng đến năm 2010 lợi nhuận của Công ty đã tăng vượt
trội lên 8.387.721.250 đồng tăng 57,79% so với năm 2009. Điều này cho
thấy tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng hiệu quả đem lại những
kết quả khả quan.
Tuy nhiên có thể thấy tốc độ tăng lợi nhuận không cao như tốc độ
tăng doanh thu dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu giảm cụ
thể như sau: năm 2008 tỷ lệ này là 15,13%, năm 2009 là 14,06% và đến
năm 2010 giảm chỉ còn 10,97%. Tỷ lệ LNTT trên DT giảm là do các
nguyên nhân khách quan: khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng
cao đã làm chi phí vật liệu xây dựng ( xi măng, sắt, gạch…) tăng, các chi
phí dịch vụ mua ngoài và tiền công tăng nên mặc dù doanh thu tăng mạnh
nhưng vì giá vốn hàng bán, các chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp
cao nên tốc độ tăng của lợi nhuận không cao như tốc độ tăng của doanh
thu do đó tỷ lệ LNTT trên DT đã giảm.
Về chỉ tiêu LNTT trên TSCĐ, chỉ tiêu này đều tăng liên tục qua

các năm cụ thể năm 2008 là 67,34%, năm 2009 tỷ lệ này là 82,13%, năm
2010 đã tăng đến 94,02%.
ROI là tỷ suất sinh lời của vốn, chỉ tiêu này cho biết khi Công ty bỏ
ra 100 đồng vốn đầu tư thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROI của
Công ty các năm 2008, 2009, 2010 tăng liên tục từ 9,93 năm 2008 lên
12,61 năm 2009 (tăng 26,91%) và năm 2010 thì với việc bỏ ra 100 đồng
vốn đầu tư Công ty thu về được 14,69 đồng tăng 18,7% so với năm 2009.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng liên tục trong
ba năm qua. Năm 2009 tăng từ 11,83 đồng lên 13,24 đồng tương ứng
tăng 11,97%, năm 2010 tăng lên là 14,83 đồng tương ứng tăng 11,95%.
Qua các chỉ tiêu phân tích trên, cho thấy tình hình kinh doanh của
Công ty khá tốt. Trong khi rất nhiều công ty xây dựng gặp phải khó khăn
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
20
Báo cáo thực tập kế toán
về huy động vốn khiến nhiều dự án phải dừng tiến độ thi công làm ăn
không có lãi thì hàng năm lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên,
năm 2010 ngân sách Nhà nước hơn 2 tỷ đồng. Có thể thấy những năm
vừa qua là những năm khó khăn đối với toàn kinh tế thế giới khi mà
khủng hoảng tài chính kéo theo một loạt các hệ quả tác động tiêu cực đến
hầu hết các nền kinh tế nhưng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà
Hà Nội vẫn phát triển và đứng vững trên thị trường. Có được điều này là
do Công ty đã tự chủ về mặt tài chính, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ
cấu nguồn vốn luôn cao hơn tỷ trọng của nợ phải trả giảm áp lực lãi vay
ngân hàng, do sự cố gắng nỗ lực của lãnh đạo và nhân viên Công ty và
đặc biệt là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
21
Báo cáo thực tập kế toán
PHẦN II. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC TỔ

CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà Hà
Nội số 27 được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, phù hợp với
trình độ nhân viên văn phòng kế toán và yêu cầu quản lí của Công ty đảm
bảo tuân thủ đúng chuẩn mực hạch toán kế toán hiện hành.
Theo loại hình này thì mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan
đến Công ty đều được thu thập, ghi chép và xử lí tại phòng Kế toán – Tài
vụ.
Để đảm bảo cho quá trình ghi chép vào sổ được chính xác, đầy đủ,
kịp thời và phù hợp với loại hình kế toán tập trung, bộ máy kế toán được
tổ chức theo hình thức mọi nhân viên kế toán đều hoạt động dưới sự chỉ
đạo của Kế toán trưởng. Sơ đồ bộ máy kế toán như sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy Kế toán của Công ty
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể:
- Kế toán trưởng: Có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, và kiển tra
các công việc của các nhân viên kế toán, đồng thời chịu trách nhiệm
trước Giám đốc, cấp trên và các cơ quan hữu quan về các thông tin kinh
tế của Công ty; tham mưu cho Giám đốc trong việc ra quyết định tài
chính như: thu hồi, đầu tư, sản xuất kinh doanh, giải quyết công nợ hay
thực hiện phân phối thu nhập.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
Kế toán trưởng
Kế toán
tiền
lương
Kế toán
nguyên vật
liệu
Kế toán

tổng
hợp
Kế toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
22
Báo cáo thực tập kế toán
- Thủ quỹ: Có chức năng nhiệm vụ giám sát đồng vốn của Công
ty, là người giữ tiền mặt của Công ty. Thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu,
phiếu chi hợp lệ để nhập và xuất quỹ. Tuyệt đối không được tiết lộ tình
hình tài chính của Công ty cho người không có thẩm quyền.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào bảng chấm công
của từng đội, xí nghiệp, bộ phận để lập bảng thanh toán lương và các
khoản phụ cấp cho các đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp. Trích các
quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo đúng tỷ lệ quy định. Phân tích
tình hình quản lí, sử dụng quỹ tiền lương, xây dựng phương án trả lương
hợp lí cho Công ty.
- Kế toán thanh toán: Có trách nhiệm kiểm soát tính hợp lí của
các chứng từ để hạch toán đúng trước khi viết phiếu thu, phiếu chi. Hàng
ngày vào sổ quỹ tiền mặt, cuối tháng tổng hợp vào sổ cái. Kế toán thanh
toán còn giao dịch với ngân hàng để theo dõi các khoản tiền trong tài
khoản của Công ty. Căn cứ vào các chứng từ phát sinh để hạch toán lập
tờ khai thuế GTGT đầu vào hàng tháng, thực hiện việc kê khai thuế và có
trách nhiệm mang đến cơ quan thuế nộp thuế.
- Kế toán nguyên vật liệu: Căn cứ vào phiếu nhập kho và xuất
kho, kế toán kiểm tra tính chính xác (số lượng theo yêu cầu thực xuất và
thực nhập, đã đầy đủ chữ kí hay chưa …) để hạch toán và ghi sổ chi tiết.
- Kế toán tổng hợp: Tập hợp tất các chi phí và thu nhập của Công

ty đã phát sinh để lập các báo quyết toán tài chính theo tháng, quí, năm
theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Ngoài ra kế toán tổng hợp còn chịu
trách nhiệm lập các báo cáo quản trị phục vụ cho nhu cầu quản trị, ra
quyết định của Giám đốc.
2.2. Tổ chức hạch toán kế toán nói chung
2.2.1. Chế độ kế toán
Hình thức kế toán Công ty áp dụng là hình thức Nhật kí chung.
Công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển nhà Hà
Nội số 27 được thực hiện theo chế độ quy định của Bộ Tài chính: Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ Tài
chính.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
23
Báo cáo thực tập kế toán
Niên độ kế toán: được xác định theo năm tài chính bắt đầu từ ngày
01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm trùng với năm dương lịch.
Phần mềm kế toán Công ty sử dụng: AC MAN PRO 6.0
Về phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính giá hàng xuất kho
theo phương pháp đích danh.
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường
thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty áp dụng phương pháp tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VNĐ). Các nghiệp vụ phát sinh
bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 10 “ ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ giá”.
2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán
Các nghiệp vụ phát sinh ở bộ phận nào thì bộ phận đó lập chứng từ

gốc sau đó luân chuyển về bộ phận kế toán. Tất cả các chứng từ kế toán
do Công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ
phận kế toán của Công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế
toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì
mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
− Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
− Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán
hoặc trình
Giám đốc Doanh nghiệp ký duyệt.
− Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế
toán.
− Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
* Tài khoản kế toán:
Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC gồm 10 loại trong đó:
− TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài sản.
− TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn vốn.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
24
Báo cáo thực tập kế toán
− TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn
− TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản.
− TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh
doanh.
− TK loại 0 là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toán.
Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm kinh doanh
của Công ty, trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để
quản lý và hạch toán cho thuận tiện.
* Sổ sách kế toán tại Công ty

Công ty sử dụng sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
* Tổ chức báo cáo kế toán tại đơn vị:
Hiện nay Công ty đang sử dụng hệ thống báo cáo kế toán theo
đúng chế độ và quy định của nhà nước và thực hiện tốt các báo cáo về
hoạt động tài chính của Công ty:
- Bảng Cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
- Bảng cân đối số phát sinh
- Quyết toán thuế TNDN
- Quyết toán thuế GTGT
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm
tra là hợp lệ để ghi vào sổ Nhật kí chung sau đó ghi vào Sổ Cái theo các
tài khoản kế toán phù hợp. Đồng thời với việc ghi sổ kế toán tổng hợp,
các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, quí, năm tổng hợp số liệu trên Sổ Cái, lập bảng Cân
đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra số liệu khớp đúng trên các Sổ Cái và sổ
chi tiết thì lập các Báo cáo tài chính.
Sinh viên Nguyễn Thị Hiền _ Lớp D1KTB
25

×