LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ đề: Quê Hương – Đất Nước – Bác Hồ
Đề tài: Tìm hiểu về khóm và trải nghiệm làm nước ép từ khóm
Lứa tuổi: 4 – 5 tuổi
Thời gian: 25 – 30 phút
Địa điểm: Trong lớp học
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được một vài đặc điểm, cơng dụng và lợi ích của khóm đối với
con người.
- Trẻ biết sử dụng công cụ máy ép để làm nước ép khóm, biết bảo vệ bản
thân trước những thứ gây nguy hiểm.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, lắng nghe và có kỹ năng khéo léo của đổi bàn tay
để làm nước ép từ khóm
3. Thái độ
- Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ và yêu quý các loại cây.
- Trẻ hứng thú, vui vẻ, tích cực khi tham gia vào hoạt động.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cơ
- Giáo án
- Máy ép
- Khóm
- Ly, khay đựng, muỗng, dĩa, dao
- Đường, đá xay, bao tay, tạp dề.
- Một vài món ăn được làm từ khóm.
2. Đồ dùng của trẻ
- Ly, muỗng, bao tay, đá xay, đường, khóm.
* Nội dung tích hợp
- Câu đố
- Mơi trường xung quanh
III. Tiến trình hoạt động
1. Trải nghiệm thực tế
a. Ổn định – giới thiệu bài
- Trước khi đến với tiết học cơ đố:
Trăm con mắt nhỏ quanh mình
Tóc xanh tua tủa dáng hình lưỡi gươm
- Đó là quả gì?
- Để xem đáp án có đúng hay khơng, ta cùng quan sát đáp án được dấu ở
dưới chiếc khăn này nhé.
- Đây là quả gì?
- Cơ cho trẻ quan sát quả khóm.
- Các con có nhận xét gì về quả khóm này? Gồm có mấy phần? Có màu gì?
Vỏ của nó như thế nào ?
- Theo các con quả khóm được dùng để làm những gì?
- Vậy ở Kiên Giang ta khóm được trồng ở đâu nhiều nhất?
=> Cơ chốt: Khóm là một loại thực phẩm đặc sản của Kiên Giang, được
trồng nhiều nhất ở Tắc Cậu, vỏ và lá của khóm thì có nhiều gai, nhiều mắt, quả
khóm khi cịn nhỏ sẽ có màu xanh và khi chín có màu vàng và khi ăn vào thì sẽ
có vị hơi chua nhẹ và ngọt cung cấp rất nhiều Vitamin C cho con người. Với
quả khóm chúng ta có thể chế biến được rất nhiều thứ như: Mứt khóm, bánh
khóm, khóm phơi khơ, nấu canh chua,.. và cịn rất nhiều món ăn khác nữa đấy.
Vì thế loại cây này đã được các bác nông dân trồng rất nhiều để làm nguồn kinh
tế chính ni sống họ đấy các con. Chính vì thế chúng ta cần phải biết yêu quý
và bảo vệ các loại cây này nhé.
- Hôm nay cô sẽ cho cả lớp thực hành trải nghiệm làm nước ép khóm nhé.
b. Nội dung chính: Trẻ trải nghiệm
- Cơ chia lớp thành 3 tổ và cho đại diện mỗi tổ lên lấy một vài miếng khóm
để trẻ tự làm nước ép khóm theo ý tưởng của mình.
- Hỏi từng tổ về ý tưởng làm nước ép khóp của tổ mình?
- Xem xét đánh giá hiệu quả mà trẻ đã thực hiện.
- Giáo viên đề xuất một phương án hay hơn, đơn giản, dễ dàng hơn với máy
ép nước trái cây
- Giáo viên hỏi trẻ về nguyên vật liệu, dụng cụ làm nước ép khóm.
- Giáo viên hướng dẫn trẻ làm nước ép khóm.
- Giáo viên mời một vài trẻ lên cùng thực hiện các công đoạn để làm nước
ép khóm.
- Cho trẻ quan sát và đánh giá thành quả nước ép.
- Cho từng tổ lên cùng thực hiện dưới sự giúp đỡ của cô.
- Cho trẻ thưởng thức nước ép mà trẻ vừa ép được.
2. Hoạt động giúp trẻ chia sẻ kinh nghiệm
- Hôm nay các con đã được học những gì?
- Các con đã làm như thế nào?
- Nước ép khóm có hương vị như thế nào?
3. Giúp trẻ rút kinh nghiệm
- Khi đụng vào quả khóm các con thấy như thế nào?
- Các con có được ăn q nhiều khóm khơng?
- Khi sử dụng dao để cắt và máy để ép các con có được tự ý thực hiện
khơng?
=> Quả khóm có rất nhiều gai vì thế chúng ta khơng nên đụng vào chúng có
thể gây chảy máu, khóm cung cấp Vitamin C cho chúng ta nhưng chúng ta cũng
không được ăn quá nhiều sẽ làm cho lưỡi của các con bị rát. Và quan trọng nhất
là khi sử dụng dao, kéo, các loại máy móc có điện các con khơng được tự ý sử
dụng mà cần nhờ sự trợ giúp của người lớn nhé.
4. Giúp trẻ vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn.
- Hôm nay các con đã được trải nghiệm làm nước ép khóm từ máy ép, vậy
các con thử suy nghĩ xem nếu khơng có máy ép các con có thể sử dụng dụng cụ
khác để thay không?
- Vậy xung quanh gia đình chúng ta có rất nhiều khóm các muốn sử dụng
chúng để làm gì?
- Giới thiệu và cho trẻ thưởng thức 1 vài món ăn được làm từ khóm.
IV. Kết thúc
- Nhận xét – tuyên dương trẻ