Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Kế hoạch hoạt động phòng quản lý khoa học và đối ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.93 KB, 14 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
MỸ THUẬT TRANG TRÍ ĐỒNG NAI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC & ĐỐI NGOẠI
Số: 160b /KH- CĐMT Đồng Nai, ngày 5 tháng 10 năm 2012
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC & ĐỐI NGOẠI
NĂM HỌC 2012- 2013
- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng KH&ĐT được quy định tại Điều lệ
trường Cao đẳng ban hành theo Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 5
năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ nhiệm vụ và kế hoạch năm học 2012-2013 của Trường CĐ Mỹ Thuật Trang Trí
Đồng Nai
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của phòng quản lý khoa học & đối ngoại số
113b/QĐ/CĐMT-2011 NGÀY 05 tháng 07 năm 2011 của hiệu trưởng trường Cao Đẳng
Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai
1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1. MỤC ĐÍCH
- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học trong và ngoài trường,
thực hiện việc đổi mới quản lý chất lượng giáo dục.
- Gắn kết công tác nghiên cứu khoa học với việc cải tiến phương pháp dạy
học, đổi mới công tác quản lý của nhà trường góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội trong xu hướng hội
nhập quốc tế.
- Ứng dụng có hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học đã được nghiệm
thu nhằm thiết thực nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học.
1 1
- Đưa hoạt động đối ngoại và hoạt động quản trị chất lượng gắn liền với
hoạt động thực hiện mục tiêu phát triển nhà trường.
1.2. YÊU CẦU
- Đối tượng: Áp dụng cho tất cả các cán bộ, giảng viên, chuyên viên, nhân
viên và sinh viên nhà trường.


- Pháp lý: Công tác NCKH theo qui định về công tác NCKH của Nhà
trường và theo các qui định về công tác NCKH ở các cấp Tỉnh, Bộ và Nhà
nước.
Công tác Đối ngoại theo qui định về công tác đối ngoại của nhà trường và
quản trị chất lượng theo các văn bản qui định của Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Bộ
Văn Hóa, Thể Thao Và Du Lịch về vấn đề kiểm định chất lượng trong đào tạo.
2. NỘI DUNG
2.1. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (NCKH)
2.1.1. Định hướng nội dung
2.1.1.1. Khoa học giáo dục
- Giải pháp về đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo trong nhà
trường.
- Đổi mới PPDH phù hợp với phương thức đào tạo theo học chế học phần ở
các bộ môn, học phần.
- Đổi mới PPDH trong lĩnh vực đào tạo thiết kế.
- Các đề tài ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị trong
quản lí và dạy học, cố vấn học tập, thực tập nghề cho SV.
- Giải pháp để thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “2 không”, “nói không
với đào tạo không đạt chuẩn không đáp ứng nhu cầu xã hội” đối với công
tác dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và những vấn đề khoa học
khác trong dạy học.
2.1.1.2. NC Khoa học cơ bản
2 2
Nghiên cứu các vấn đề xã hội, văn hóa, kinh tế, tâm lý có tính biện chứng
liên quan đến hoạt động đào tạo nói riêng và hoạt động thiết kế nói chung để
giải quyết những vấn đề phục vụ công tác giảng dạy tại trường nhất là đào tạo
theo học chế học phần, tín chỉ và vấn đề đào tạo trong nền kinh tế thị trường.
2.1.1.3. NC khoa học ứng dụng
Sử dụng các kiến thức thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội để giải quyết những vấn đề thực tế của nhà trường

như: vấn đề quản trị, vấn đề phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào
tạo….
2.1.1.4. NC khoa học triển khai
Trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai chế tác các vật
mẫu, sản phẩm mẫu, sản xuất thử trong các xưởng nghiên cứu, thực hành.
2.1.1.5. Sáng kiến
Sáng kiến là các giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác
nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp).
Giải pháp kỹ thuật là các giải pháp mà việc ứng dụng nó tạo ra:
- Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện…);
- Sản phẩm dưới dạng chất (vật liệu, chất liệu, …);
- Quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp khảo sát, thiết kế; …).
Giải pháp quản lý: là phương pháp tổ chức (sắp xếp tổ chức bộ máy, bố
trí nhân lực, phương tiện làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật
liệu), điều hành, kiểm tra, giám sát công việc trong hoạt động quản lý hành
chính, sự nghiệp.
Giải pháp tác nghiệp là phương pháp thực hiện thao tác nghiệp vụ trong
hoạt động quản lý hành chính, sự nghiệp, trong đó có:
- Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (tiếp nhận, xử lý hồ sơ,
đơn thư, tài liệu);
- Phương pháp thẩm định, đánh giá nhân lực lao động, nghiên cứu khoa
học, kết quả giảng dạy, học tập…;
3 3
- Phương pháp tuyên truyền, đào tạo (giảng dạy, huấn luyện, giáo dục HS-
SV).
Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp hoặc biện pháp áp
dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.
Tác giả sáng kiến là người trực tiếp tạo ra sáng kiến bằng chính lao động
sáng tạo của mình. Đồng tác giả sáng kiến là những tác giả cùng nhau tạo ra
sáng kiến.

Người chỉ đầu tư, hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật hoặc giúp tác giả trong việc
tính toán, làm thí nghiệm, mô hình, mẫu thử, vẽ kỹ thuật gia công chế tạo chi
tiết, tìm kiếm thông tin tư liệu . . . trong quá trình tạo ra sáng kiến không được
coi là tác giả sáng kiến.
2.1.1.6. Hội thảo khoa học
Năm học 2012-2013, nhà trường khuyến khích các khoa phòng ban tổ
chức các hội thảo khoa học cấp cở sở để phục vụ cho công tác nghiệp vụ,
chuyên môn. Năm học này, mỗi phòng, ban, khoa, tổ bộ môn trực thuộc trường
tố chức ít nhất 1 hội thảo chuyên đề. Cấp nhà trường sẽ tổ chức 01 HTKH cấp
trường. Thời gian: Dự kiến học kỳ II năm học 2012-2013.
2.1.2. Nghiên cứu cấp Khoa, Phòng
2.1.2.1. Tài liệu giảng dạy
2.1.2.1.1. Đề cương bài giảng
Tập trung vào đề cương bài giảng của các học phần, môn học của các nhóm
môn: cơ bản ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành… khi chưa có giáo trình chính
thống (bắt buộc trong năm học 2012 – 2013)
2.1.2.1.2. Giáo trình môn học
Tập trung vào giáo trình phục vụ giảng dạy theo chế độ học phần và có tính
linh hoạt trong chuyển đổi theo học chế tín chỉ, cho hệ Cao đẳng chính qui 03
năm, Liên thông 02 năm, Cao đẳng Nghề, Trung cấp nghề.
Ưu tiên nhóm giáo trình cơ bản ngành, cơ sở ngành và chuyên ngành.
4 4
Chỉ chấp nhận đề xuất đăng ký viết giáo trình khi đã có đầy đủ hệ thống
đề cương bài giảng của học phần, môn học.
2.1.2.1.3. Tài liệu tham khảo
Tập trung vào nhóm môn học lí luận cơ bản, lý luận ngành, lý thuyết thiết
kế các ngành, chuyên ngành thiết kế và các môn mới.
2.1.2.2. Hội thảo khoa học
Nội dung cần tập trung vào các đề tài thảo luận để tìm ra những giải pháp
đào tạo, quản lý, nghiệp vụ phù hợp chức năng và nhiệm vụ của đơn vị; yêu cầu

phải đầy đủ hồ sơ (về kế hoạch, tài liệu, biên bản) và đảm bảo chất lượng. Qui
trình Tổ chức Hội thảo cấp đơn vị trực thuộc trường sẽ có hướng dẫn riêng.
2.1.2.3. Xây dựng chương trình
- Tổ chức điều chỉnh chương trình các ngành cho các khoa Gốm và Điêu
khắc, khoa Thiết kế Đồ họa.
- Tổ chức điều chỉnh chương trình cao đẳng nghề: May Thiết kế thời trang,
Đồ họa, Truyền thông.
- Tổ chức Hội nghị chuyên đề điều chỉnh các chương trình Thiết kế nội
thất, Thiết kế Thời trang, Thiết kế truyền thông ĐPT, Thiết kế Đồ họa
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu và đăng ký cấp nghiệm thu
2.1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy, học tập, quản lý trong trong
trường Cao đẳng Mỹ Thuật Trang Trí Đồng Nai và các vấn đề liên quan đến hoạt
động giảng dạy, học tập, quản lý, thiết kế trong phạm vi cả nước.
2.1.3.2. Đăng ký cấp nghiệm thu
- Cấp khoa, tổ trực thuộc.
- Cấp trường.
- Cấp tỉnh (Bộ).
- Cấp nhà nước.
2.1.4. Nghiên cứu và thẩm định, nghiệm thu
5 5

×