Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Tiến hành thí nghiệm về quang hình với dụng cụ tự chế tạo từ chai nhựa và vỏ lon” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THU HUYỀN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ QUANG HÌNH VỚI DỤNG CỤ
TỰ CHẾ TẠO TỪ VỎ LON VÀ CHAI NHỰA”
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THU HUYỀN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ
“TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM VỀ QUANG HÌNH VỚI DỤNG CỤ
TỰ CHẾ TẠO TỪ VỎ LON VÀ CHAI NHỰA”
THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC
VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 11
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 8140111

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Ngọc Chất

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu đều là trung thực và chưa có ai cơng bố trong một cơng
trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, bản thân luôn nhận
sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Thầy hướng dẫn, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn:
- TS Trần Ngọc Chất, thầy hướng dẫn trực tiếp, người đã dành thời gian, cơng
sức giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
- Các thầy cô giáo tổ Phương pháp, Khoa Vật lí đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và hồn thiện luận văn.
- Ban Giám hiệu, các Thầy Cơ giáo Vật lí, học sinh Trường THPT Lý
Thường Kiệt, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam đã tạo điều kiện để tôi tổ chức các
hoạt động ngoại khóa.
- Xin cảm ơn đến tất cả đồng nghiệp và gia đình ln tạo điều kiện tốt nhất
để tơi có thời gian để thực hiện luận văn này.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, đồng nghiệp, bạn bè tiếp
tục đóng góp, tơi sẽ tiếp thu, chỉnh sửa để luận văn đạt chất lượng tốt hơn.
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Huyền

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................x
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
3. Giả thuyết khoa học của đề tài................................................................................2
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài..............................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................................3
7. Đóng góp của luận văn..........................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................6
1.1. HĐNK vật lí ở trường phổ thơng.........................................................................6
1.1.1 Tính tất yếu về tổ chức HĐNK ở các nhà trường phổ thông....................6
1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của HĐNK vật lí [1]..........................................7

1.1.3. Nội dung chủ yếu của HĐNK vật lí [1]...................................................7
1.1.4. Hình thức tổ chức HĐNK Vật lí..............................................................7
1.1.5. Một số phương pháp hướng dẫn HS trong HĐNK vật lí........................8
1.1.6. Quy trình tổ chức HĐNK vật lí [1]..........................................................8
1.2. Cơ sở lí luận về việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các DCTN trong dạy học
Vật lí ở trường phổ thơng..........................................................................................10
1.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của các DCTN đơn giản [9]...........................10
1.2.2. Vị trí, vai trị của thí nghiệm đơn giản trong dạy học [9]...........................11

iii


1.2.3 Hiệu quả của DCTN đơn giản làm bằng chai nhựa và vỏ lon trong
dạy học vật lí [9]...............................................................................................12
1.2.4. Khả năng sử dụng các DCTN đơn giản trong dạy học vật lí.................13
1.2.5. Thí nghiệm vật lí ở nhà của HS..............................................................14
1.3. Tính tích cực của học sinh trong học tập...........................................................16
1.3.1 Khái niệm tính tích cực...........................................................................16
1.3.2. Tính tích cực trong học tập....................................................................16
1.3.3. Những biểu hiện tính tích cực trong học tập của học sinh.....................16
1.4. Năng lực sáng tạo của học sinh..........................................................................17
1.4.1. Khái niệm năng lực sáng tạo..................................................................17
1.4.2. Các biểu hiện của năng lực sáng tạo......................................................18
1.4.3. Các biện pháp để hình thành và phát triển NLST của HS mơn
Vật lí [7], [12].................................................................................................19
1.5. Thực trạng của việc tổ chức HĐNK khi dạy học phần “Quang hình” theo hướng
phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS lớp 11..............................21
1.5.1. Mục đích điều tra....................................................................................21
1.5.2. Nội dung, nhiệm vụ điều tra...................................................................21
1.5.3. Đối tượng điều tra..................................................................................21

1.5.4. Phân tích kết quả....................................................................................21
1.5.5. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục....................................................23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................26
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHĨA “TIẾN HÀNH THÍ
NGHIỆM QUANG HÌNH VỚI DỤNG CỤ TỰ CHẾ TẠO TỪ CHAI NHỰA
VÀ VỎ LON” THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH LỚP 11.............................27
2.1. Khái quát hóa nội dung kiến thức phần “Quang hình” trong chương trình
Vật lí 11 THPT [13]..................................................................................................27
2.1.1. Đặc điểm phần “Quang hình học” – Vật lí 11........................................27
2.1.2. Sơ đồ cấu trúc phần “Quang hình học” Vật lí 11...................................28

iv


2.2. Thiết kế tiến trình tổ chức HĐNK “Tiến hành thí nhiệm về quang hình với
dụng cụ thí nghiệm tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy tính
tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của HS lớp 11...............................................28
2.2.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa..................................................................28
2.2.2. Lập kế hoạch ngoại khóa........................................................................29
2.3. Thiết kế cơng cụ đánh giá..................................................................................64
2.3.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá....................................................................64
2.3.2. Các Rubric đánh giá...............................................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................68
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM..........................................................69
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm..................................................................69
3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm..................................................................69
3.3. Kế hoạch thực nghiệm.......................................................................................69
3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...................................................................70
3.5. Phân tích q trình TNSP..................................................................................70

3.6. Đánh giá kết quả TNSP......................................................................................84
3.6.1. Đánh giá kết quả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.......................84
3.6.2. Đánh giá tính tích cực............................................................................86
3.6.3. Đánh giá năng lực sáng tạo....................................................................88
3.7. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của HĐNK..................................................................92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.......................................................................................94
KẾT LUẬN CHUNG..............................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................95
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐNK

: Hoạt động ngoại khóa

THPT

: Trung học phổ thông

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh


NLST

: Năng lực sáng tạo

SGK

: Sách giáo khoa

TN

: Thực nghiệm

TTC

: Tính tích cực

DCTN

: Dụng cụ thí nghiệm

PT

: Phổ thơng

BTTN

: Bài tập thí nghiệm

vi



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1:

Dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp - phương án trợ giúp
của GV...................................................................................................63

Bảng 2.3:

Phiếu đánh giá hoạt động cá nhân.........................................................65

Bảng 2.4:

Phiếu đánh giá hoạt động nhóm............................................................65

Bảng 2.5:

Phiếu đánh giá tính tích cực..................................................................65

Bảng 2.6:

Bảng lượng hóa mức độ đạt được của từng tiêu chí của NLST............67

Bảng 3.1:

Kết quả trước và sau tác động...............................................................71

Bảng 3.2:

Một số khó khăn của học sinh, biểu hiện tính tích cực, năng lực

sáng tạo của HS trong HĐNK...............................................................74

Bảng 3.3:

Một số khó khăn của học sinh, biểu hiện tính tích cực, năng lực
sáng tạo của HS trong HĐNK...............................................................79

Bảng 3.4:

Bảng điểm cá nhân và hoạt động nhóm................................................84

Bảng 3.5:

Kết quả đánh giá TTC của HS ở bài tập 1.............................................86

Bảng 3.6:

Kết quả đánh giá TTC của HS ở bài tập 2.............................................86

Bảng 3.7:

Kết quả thống kê TTC của HS theo mức..............................................87

Bảng 3.8:

Kết quả thống kê NLST theo nhóm.....................................................88

Bảng 3.9:

Bảng đánh giá NLST theo các mức độ ở bài tập 1................................89


Bảng 3.10: Bảng đánh giá NLST theo các mức độ ở bài tập 2................................90
Bảng 3.11: Kết quả thống kê NLST của HS............................................................90
Bảng 3.12: Kết quả thống kê NLST của HS theo mức............................................91

vii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đồ thị điểm trung bình của hai lớp trước và sau tác động...................71
Biểu đồ 3.2: Đồ thị so sánh hoạt động cá nhân.........................................................85
Biểu đồ 3.3: Đồ thị đánh giá TTC của HS theo mức................................................87
Biểu đồ 3.4: Đồ thị đánh giá NLST của HS theo mức..............................................91

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1:

Sự tàng hình của đèn.............................................................................31

Hình 2.2:

Ảo thuật với chữ....................................................................................32

Hình 2.3:

Phản xạ tồn phần của dịng nước.........................................................33


Hình 2.4:

Ánh sáng phản xạ tồn phần trong dịng nước......................................34

Hình 2.5:

Thí nghiệm bẻ cong tia sáng.................................................................34

Hình 2.6:

Đường đi của tia sáng qua thấu kính.....................................................35

Hình 2.7:

Bộ các dụng cụ quang học đơn giản......................................................36

Hình 2.8:

Bộ thí nghiệm quang học đơn giản.......................................................38

Hình 2.9:

Đường truyền của tia sáng trong bình nước...............................................39

Hình 2.10: Thấu kính nước......................................................................................40
Hình 2.11: Thấu kính nước......................................................................................42
Hình 2.12: Kính vạn hoa.........................................................................................43
Hình 2.13: Ảnh các đèn led trong chai....................................................................43
Hình 2.14: Ống nhịm..............................................................................................44
Hình 2.16: Máy chiếu hắt........................................................................................45

Hình 2.15: Sơ đồ máy chiếu hắt..............................................................................45
Hình 2.17: Ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ....................................................45
Hình 2.18: Máy chiếu phim.....................................................................................46
Hình 2.19: Ảnh Helogram.......................................................................................47
Hình 2.20: Ảnh đồ vật ứng với hai góc nhìn...........................................................48
Hình 2.21: Kính ảnh 3D..........................................................................................48
Hình 2.22: Ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính hội tụ................................................48
Hình 2.23: Ảo giác trong chai nước........................................................................49
Hình 2.24: Ảo giác trong chai nhựa........................................................................49
Hình 2.25: Gương cầu lõm xoay.............................................................................50
Hình 2.26: Máy ảnh.................................................................................................51
Hình 2.27: Máy ảnh với các khẩu độ khác nhau.....................................................52
Hình 2.28: Nguyên tắc hoạt động của máy ảnh lỗ..................................................53

ix


Hình 3.1:

Bộ TN máy chiếu phim (nhóm 1).........................................................75

Hình 3.2:

Bộ TN máy chiếu hắt (nhóm 2)...........................................................75

Hình 3.3:

Bộ thí nghiệm bẻ cong tia sáng (nhóm 1).............................................80

Hình 3.4:


Bộ thí nghiệm bẻ cong tia sáng (nhóm 2).............................................80

Hình 3.5:

Nhóm 1 báo cáo kết quả bài tập 2.........................................................83

Hình 3.6:

HS nhóm 2 báo cáo kết quả bài tập 1....................................................83

Hình 3.7:

HS nhóm 2 làm thí nghiệm bẻ cong ánh sáng.......................................84

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cấu trúc phần “Quang hình học” – Vật lí 11...............................28

x


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu
rộng, đòi hỏi nền giáo dục của mỗi quốc gia phải có những thay đổi tích cực
để phù hợp với xu thế của thời đại nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng
cao đáp ứng yêu cầu của đổi mới. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội
khóa 13 khẳng định: "Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và
hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề
nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền

giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa trí, đức,
thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”[19]. Do đó, cần
phải đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, phát huy tính chủ động, sáng
tạo của học sinh là yêu cầu cấp thiết.
Hoạt động ngoại khóa là nội dung khơng thể thiếu trong dạy học, có
mối quan biện chứng với dạy học chính khóa. Nếu giáo viên biết cách tổ chức
các hoạt động ngoại khóa sẽ nâng cao khả năng hiểu biết, củng cố kiến thức
cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng chính khóa. Hiện nay, trong
chương trình giáo dục ở các trường THPT trên cả nước, việc dạy học ngoại
khóa đã được được các nhà trường đặc biệt coi trọng. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy nhận thức về các ngoại khóa ở một số giáo viên cịn chưa tốt; nội dung
các hoạt động và phương pháp tiến hành chưa thật sự đa dạng để tạo ra sức lôi
cuốn, thu hút, phát huy hết tiềm năng của học sinh. Thực tế trên đặt ra những
yêu cầu ngày càng cao đối với giáo viên, học sinh khi tổ chức các hoạt động
ngoại khóa.
Vật lí là mơn học mang tính thực nghiệm cao, được kiểm chứng thơng
qua các thí nghiệm cụ thể. Do đó, bên cạnh các hoạt động lí thuyết cần phải

1


tăng cường hơn nữa hoạt động thực nghiệm, góp phần nâng cao năng lực toàn
diện cho người học, đáp ứng với yêu cầu giáo dục – đào tạo trong tình hình mới.
Hiện nay, các thí nghiệm trong dạy học Vật lí ở THPT thường được tiến hành ở các
tiết học chính khóa do giáo viên tổ chức, học sinh ít được tự tay làm các thí nghiệm.
Tuy nhiên, các dụng cụ thí nghiệm ở trường phổ thơng phần lớn đã
xuống cấp, việc bổ sung, sửa chữa có lúc chưa kịp thời.
Trong q trình dạy học Vật lí THPT, tơi nhận thấy kiến thức phần
“Quang hình” khá gần gũi với cuộc sống. Tuy nhiên, các thiết bị thí nghiệm
ở phần này chủ yếu xây dựng, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng mà chưa

chú trọng việc cho học sinh tự tìm tịi, khám khá để có thể chế tạo các thí
nghiệm và tiến hành các thí nghiệm đơn giản.
Do đặc điểm đơn giản, dễ làm, dễ kiếm cùng với nhiều tính chất ưu việt
vỏ lon và chai nhựa rất thích hợp cho việc thiết kế để tạo ra các dụng cụ thí
nghiệm vật lí đơn giản, đặc biệt là thí nghiệm phần quang hình.
Trước đây, một số cơng trình khoa học đã nghiên cứu, đề cập đến việc
tiến hành HĐNK thông qua việc thiết kế, chế tạo các thiết bị từ vỏ lon và chai
nhựa [4], [8], [10].
Xuất phát từ những lí do trên, tơi chọn nghiên cứu đề tài: Tổ chức hoạt
động ngoại khóa “Tiến hành thí nghiệm về quang hình với dụng cụ tự chế tạo
từ chai nhựa và vỏ lon” theo hướng phát huy tính tích cực và phát triển năng
lực sáng tạo của học sinh lớp 11.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Xây dựng quy trình tổ chức HĐNK “Tiến hành thí nghiệm về quang
hình với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy tính
tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11
3. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu hoạt động ngoại khóa về chế tạo dụng cụ thí nghiệm sử dụng chai
nhựa và vỏ lon phần “Quang hình” – Vật lí 11 có nội dung phong phú,
2


phương pháp và hình thức tổ chức phù hợp thì sẽ phát huy được tính tích cực
và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
- Các thiết bị thí nghiệm Vật lí về Quang hình được thiết kế và chế tạo

từ vỏ lon, chai nhựa.
- Quy trình tổ chức HĐNK phần “ Quang hình” bằng các vật liệu trên
của HS lớp 11

5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về:
+ Tổ chức HĐNK ở trường THPT
+ Thiết kế, chế tạo và sử dụng các thí nghiệm đơn giản trong dạy học
vật lí ở trường THPT.
+ Tính tích cực của HS trong học tập
+ Năng lực sáng tạo của HS
- Đánh giá thực trạng về việc tổ chức HĐNK khi dạy học phần “Quang
hình” của HS lớp 11 ở các trường THPT trên địa bàn Huyện Kim Bảng –
Tỉnh Hà Nam
- Chế tạo một số thí nghiệm đơn giản từ chai nhựa, vỏ lon ở phần
“Quang hình” trong chương trình Vật lí 11 THPT.
- Lập kế hoạch tổ chức HĐNK “Tiến hành thí nghiệm về quang hình
với dụng cụ tự chế tạo từ chai nhựa và vỏ lon” – Vật lí 11.
- Tiến hành thực nghiệm HĐNK về chế tạo một số thí nghiệm về phần
“Quang hình”. Trên cơ sở kết quả các hoạt động, đánh giá mức độ khả thi của
đề tài nếu vận dụng vào thực tiễn.
6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận về dạy học theo định hướng phát triển
năng lực HS.
3


- Nghiên cứu lí luận về HĐNK ở trường phổ thơng đặc biệt là ngoại
khóa vật lí
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc thiết kế, chế tạo và sử dụng các thí
nghiệm đơn giản trong dạy học vật lí đặc biệt là thí nghiệm với dụng cụ tự
làm từ vỏ lon và chai nhựa.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Lập các phiếu điều tra và tiến
hành điều tra thực trạng của việc tổ chức HĐNK và sử dụng thí nghiệm trong
dạy học phần “Quang hình” – Vật lí 11.
+ Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi với một số
GV và HS để làm rõ hơn kết quả thu được từ phiếu điều tra; đồng thời bổ
sung những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài.
6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm HĐNK về chế tạo một số bộ thí nghiệm đơn
giản từ vỏ lon và chai nhựa phần “Quang hình”, từ đó phân tích vai trị của
hoạt động ngoại khóa trong việc phát huy tính tích cực và phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả
thực nghiệm sư phạm.
7. Đóng góp của luận văn
- Thiết kế chế tạo được một số thiết bị thí nghiệm phần quang hình
bằng vỏ lon và chai nhựa.
- Xây dựng được quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa “Tiến hành
thí nghiệm về từ trường với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” cho
HS lớp 11.

4


- Bổ sung vào nguồn tài liệu tham khảo khi thực hiện HĐNK vật lí ở
các trường THPT.
8. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khóa “Tiến hành thí nghiệm về

quang hình với dụng cụ tự chế tạo từ vỏ lon và chai nhựa” theo hướng phát huy
tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh lớp 11
Chương 3: TN sư phạm
Kết luận

5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. HĐNK vật lí ở trường phổ thơng
1.1.1 Tính tất yếu về tổ chức HĐNK ở các nhà trường phổ thông:
HĐNK là một trong hoạt động không thể thiếu trong dạy học ở các nhà
trường phổ thông hiện nay. HĐNK được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn
hóa trên cơ sở tự nguyện của HS dưới sự hướng dẫn của GV. Hoạt động ngoại
khóa có ý nghĩa quan trọng giúp HS lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng
cần thiết nâng cao năng lực tồn diện”.
HĐNK vật lí được tiến hành xen kẽ với các giờ dạy chính khóa. HĐNK
vật lí góp phần bổ sung, nâng cao chất lượng các giờ dạy chính khóa làm cho
các kiến thức trở nên dễ hiểu, gần gũi và thiết thực hơn. Bên cạnh việc trang
bị cho HS những kiến thức khoa học, HĐNK còn trang bị cho HS các kĩ năng
cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm theo nhóm, giải quyết vấn đề....
Việc tổ chức HĐNK có tác dụng giáo dục HS trên nhiều mặt như:
- Nâng cao nhận thức: Thơng qua HĐNK, học sinh có nhận thức đúng
về vị trí, vai trị của mơn học, từ đó, mở rộng, bổ sung kiến thức liên quan,
những vấn đề chưa kịp đề cập trong chương trình chính khóa. Bên cạnh đó,
HĐNK làm cho học sinh phải có tư duy độc lập, biết vận dụng những kiến
thức ở tài liệu để giải quyết vấn đề trong đời sống.
- Về việc hình thành kĩ năng: HĐNK khiến HS phải tự hình thành các
kĩ năng cơ bản: như kĩ năng tự nghiên cứu, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ

năng giao tiếp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong chế tạo và tiến hành các
hoạt động.
- Về ý thức trách nhiệm: HS ý thức trách nhiệm hơn trong công việc,
- Phát triển năng lực nghiên cứu: HĐNK sẽ làm cho HS phát triển và

6


hoàn thiện khả năng tư duy như: Tư duy logic; tư duy trừu tượng; tư duy kinh
nghiệm; tư duy phân tích; tư duy tổng hợp; tư duy sáng tạo..[1]
1.1.2. Một số đặc điểm cơ bản của HĐNK vật lí [1]
- HĐNK được tổ chức thực hiện ngồi giờ học chính khóa, GV là
người tổ chức, hướng dẫn và định hướng hoạt động; học sinh tham gia một
cách tự nguyện.
- Không hạn chế về số lượng, chất lượng của HS khi tham gia. Q
trình tổ chức thường hình thành các nhóm 3-5 HS hoặc tổ chức HĐNK cho
tập thể với số lượng lớn HS tham gia.
- Khi tổ chức cần phải thiết kế nội dung phù hợp với đối tượng tham
gia bằng nhiều hình thức phong phú. Nên tổ chức HĐNK theo hướng gợi mở,
có thể điều chỉnh linh điều chỉnh linh hoạt sát với thực tế của các nhà trường.
- Đánh giá học sinh trong HĐNK lấy chất lượng sản phẩm, thái độ
trách nhiệm là chính. Kết quả của HĐNK phải được công khai.
1.1.3. Nội dung chủ yếu của HĐNK vật lí [1]
Trong từng HĐNK phải xác định rõ nội dung chính, những vấn đề HS
cịn gặp khó khăn vướng mắc hoặc các kiến thức mà trong dạy học chính
khóa chưa thể hiện rõ.
Nội dung HĐNK ở trường PT có thể rất đa dạng nhưng thường tập
trung vào các vấn đề:
- Giúp HS nắm chắc, hiểu rõ bản chất các hiện tượng vật lí, liên hệ với
thực tế đời sống.

- Vật lí và các ứng dụng của nó trong cuộc sống
Khi xây dựng HĐNK, người hướng dẫn, GV phải căn cứ vào yếu tố sau:
Mục đích và nội dung cần đạt được của HĐNK; đặc điểm, tính chất của mơn
học; những hạn chế khó khăn về thời gian và phương tiện dạy học ở giờ học
chính khóa truyền tải hết; vật chất và điều kiện của từng trường.
7


HĐNK “Tiến hành thí nghiệm về quang hình với dụng cụ tự chế tạo từ
chai nhựa và vỏ lon” mà chúng tôi tổ chức được kết cấu dưới dạng các thí
nghiệm. Với việc HS phải suy nghĩ và chế tạo dụng cụ để tiến hành thí
nghiệm, qua đó hiểu được bản chất của các hiện tượng, tin tưởng vào kiến
thức lí thuyết mà cịn phát huy được tính tích cực và phát triển các năng lực
như năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác...
1.1.4. Hình thức tổ chức HĐNK Vật lí
Căn cứ vào số lượng HS tham gia hoặc theo nội dung của HĐNK.....để
tổ chức các HĐNK phù hợp. Hiện nay, HĐNK vật lí thường được tổ chức
theo các hình thức như:
- Hoạt động ngoại khóa tại trường: Câu lạc bộ vật lí, đố vui vật lí, thi
làm bài tập vật lí.
- Hoạt động ngoại khóa tại nhà: HS thiết kế, nghiên cứu và chế tạo
dụng cụ thí nghiệm, sau đó thực hành thí nghiệm với các sản phẩm mà mình
chế tạo, ngồi ra HS có thể tham khảo bằng sách, báo, tài liệu liên quan về
vấn đề cần nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, HĐNK có thể tiến hành ở các địa điểm khác: HS đi
tham quan ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơng trình kĩ thuật.
Tùy thuộc vào nội dung của các HĐNK ngoại khóa và điều kiện thực tế
của nhà trường thực nghiệm để lựa chọn hình thức HĐNK phù hợp nên kết
hợp giữa tại trường và tại nhà xen kẽ nhau. Cụ thể: trên lớp sẽ tiến hành phổ
biến nội dung, phân nhóm, giao nhiệm vụ, thảo luận, đề xuất những phương

án khả thi nhất, báo cáo sản phẩm; tại nhà sẽ tìm vật liệu, chế tạo các dụng cụ
và tiến hành các hoạt động thí nghiệm.
1.1.5. Một số phương pháp hướng dẫn HS trong HĐNK vật lí
Để HĐNK đạt được kết quả, GV, người hướng dẫn phải nghiên cứu
nắm chắc nội dung, vận dung linh hoạt các phương pháp để tổ chức HĐNK
cho HS.
8



×