Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ôn thi công chức- chuyên đề hoạt động cơ quan nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.49 KB, 3 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3
Các giai đoạn trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan HCNN
2. Áp dụng PL và các giai đoạn của quá trình áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật một hoạt động có tính tổ chức, mang tính quyền lực Nhà nước của các cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền nhằm thực hiện trong thực tế các quy phạm pháp luật
trong những tình huống cụ thể của cuộc sống.
* Áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm
P.luật; hoặc trong những trường hợp khẩn cấp;
- Khi những quyền chủ thể và những nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật
không mặc nhiên phát sinh nếu không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền.
- Khi phát sinh tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan
hệ PL mà các bên đó không tự giải quyết được;
- Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát
thanh tra hoạt động của các bên tham gia quan hệ đó hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại hay
không tồn tại của một số sự việc, sự kiện thực tế; thí dụ: việc xác nhận di chúc, chứng thực thế
chấp, sao các văn bằng chứng chỉ
* Áp dụng pháp luật có các đặc điểm sau:
- Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực Nhà nước. Vì
vậy, hoạt động này chỉ do những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiến hành. Pháp luật
quy định mỗi loại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện một số những hoạt động áp dụng
pháp luật nhất định. Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành theo ý chí đơn phương của cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể bị áp dụng; sự áp
dụng này có tính chất bắt buộc đối với chủ thể bị áp dụng và các chủ thể có liên quan; trong
trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng pháp luật được bảo đảm thực hiện bởi các biện pháp
cưỡng chế Nhà nước.
- Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật
quy định chặt chẽ. Thí dụ: việc giải quyết một vụ án hành chính được điều chỉnh bởi luật tố
tụng hành chính hoặc việc xử phạt hành chính được điều chỉnh bởi những quy phạm thủ tục xử
phạt hành chính. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền và các bên có liên quan trong


quá trình áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định có tính thủ tục
- Thứ ba, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với các quan hệ xã
hội. Đối tượng của hoạt động áp dụng là những quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh cá biệt, bổ
sung trên cơ sở những quy phạm pháp luật chung. Bằng hoạt động áp dụng pháp luật, những
quy phạm pháp luật chung được cá biệt hoá, cụ thể hoá đối với những cá nhân, cơ quan, tổ
chức cụ thể.
- Thứ tư, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính sáng tạo. Khi áp dụng pháp luật, các cơ
quan nhà nước, người có thẩm quyền phải phân tích vụ việc, làm sáng tỏ nội dung của vụ việc,
từ đó lựa chọn quy phạm, ra văn bản áp dụng pháp luật và tổ chức thi hành.
Tóm lại, áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, quyền lực của Nhà nước được
thực hiện thông qua những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định nhằm cá biệt hoá những quy định của pháp luật vào những trường hợp cụ
thể đối với cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức cụ thể.
1
Việc áp dụng pháp luật như là hình thức pháp luật thứ hai để quản lý Nhà nước. Còn hình
thức pháp luật thứ nhất để quản lý xã hội đó là hình thức sáng tạo pháp luật. Trong khi soạn
thảo và ban hành các quy phạm pháp luật, bằng cách này Nhà nước đã thực hiện việc quản lý
xã hội. Sau đó, Nhà nước cần can thiệp vào mỗi vấn đề cụ thể trong đời sống xã hội; chỉ sau
khi nhà nước cho ban hành các văn bản áp dụng pháp luật thì lúc đó mới thực hiện quản lý xã
hội trực tiếp và cụ thể.
* Áp dụng pháp luật là hoạt động, một quá trình diễn ra theo một trình tự, một thủ tục nhất
định. Có thể là thủ tục hành chính, hoặc thủ tục tố tụng tư pháp. Nhưng dù đó là thủ nào thì áp
dụng pháp luật đều được thực hiện qua các giai đoạn sau:
- Thứ nhất: Phân tích những tình tiết thực tế của vụ việc.
Để giải quyết đúng những sự việc cụ thể có tính chất pháp lý nhất thiết phải hiểu được bản
chất của sự việc và cần tìm hiểu tất cả các tình tiết, tình huống, chứng cứ và thực tế của sự việc
đó.
Các tình huống thực tế, chính là cơ sở thực tế để giải quyết vấn đề đặt ra. Đó là cơ sở thực
tế để áp dụng pháp luật.
Những cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải xem xét tất cả các

tình tiết của vụ việc, làm sáng tỏ những sự kiện có liên quan. Việc xem xét các tình tiết thực tế
của vụ việc cũng đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ những ýêu tố pháp lý có liên quan với vụ việc
và cả những yếu tố không liên quan tới vụ việc. Vì vậy, điều quan trọng không chỉ là xác định
các tình tiết, sự kiện của vụ việc mà còn phải đánh giá tầm quan trọng ý nghĩa về mặt pháp lý
của mọi tình tiết, sự kiện.
Trong giai đoạn này của quá trình áp dụng pháp luật cần phải nghiên cứu một cách khách
quan, toàn diện và đầy đủ mọi tình tiết của vụ việc; xác định tính chất, đặc trưng pháp lý của
vụ việc, tuân thủ tất cả các quy định mang tính thủ tục gắn với mỗi vụ việc.
- Thứ hai: Lựa chọn quy phạm pháp luật và làm sáng tỏ nội dung tư tưởng của nó để giải
quyết vụ việc. Lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng giải quyết vụ việc là hành vi tiếp theo
của quá trình áp dụng pháp luật. Trước hết cần đặt ra câu hỏi: quy phạm pháp luật thuộc ngành
luật nào điều chỉnh tình huống đó? Sau đó chọn quy phạm pháp luật cụ thể và nghiên cứu nội
dung nó. Khi đó người có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật cần phải phân tích nghiên
cứu quy phạm pháp luật dưới những góc độ sau:
+Phải khẳng định chắc chắn rằng văn bản quy phạm pháp luật đó là văn bản chính thức.
Không nên có quan niệm rằng trước kia hình như quy phạm pháp luật này đã điều chỉnh trong
các trường hợp đó, thì ngày nay cứ đem áp dụng.
+Phải tính toán chính xác xem văn bản quy phạm pháp luật này đã có văn bản khác thay thế
nó hay chưa, nói cách khác phải lựa chọn văn bản ở lần ban hành cuối cùng, gần nhất.
+Phải tìm hiểu xem quy phạm đó ở thời điểm hiện tại còn hiệu lực hay đã bị bãi bỏ.
+Xem xét quy phạm pháp luật đó có hiệu lực vào thời gian xẩy ra sự việc đang tiến hành hay
không.
Tóm lại, giai đoạn thứ hai của quá trình áp dụng pháp luật yêu cầu: lựa chọn đúng quy phạm
pháp luật được trù tính cho trường hợp đó;
Xác định quy phạm được lựa chọn là đang có hiệu lực và không mâu thuẫn với các đạo luật
và các văn bản quy phạm khác;
Xác định tính chân chính của văn bản QP chứa đựng quy phạm này;
Nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của quy phạm pháp luật.
- Thứ ba: Ra quyết định áp dụng pháp luật.
2

Đây là giai đoạn trung tâm của quá trình áp dụng pháp luật. Ở giai đoạn này, những quyền
và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý
đối với người vi phạm được quyết định.
Khi ra quyết định, các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải vô tư, khách quan,
không vụ lợi. Quyết định áp dụng pháp luật phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước, tập thể, cá
nhân được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Quyết định áp dụng pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tên gọi, có cơ sở thực
tế và cơ sở pháp lý, theo dúng mẫu đã quy định. Nội dung của quyết định phải rõ ràng, chính
xác, nêu rõ trường hợp cụ thể, chủ thể cụ thể.
- Thứ tư: Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật.
Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của quá trình áp dụng
pháp luật. Giai đoạn này gồm những hoạt động tổ chức nhằm bảo đảm về mặt vật chất, kỹ
thuật cho việc thực hiện đúng quyết định áp dụng pháp luật. Đồng thời cần tiến hành các hoạt
động kiểm tra, giám sát việc thi hành quyết định áp dụng pháp luật, nhằm bảo đảm để quyết
định đó được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống XH.
Để áp dụng pháp luật một cách có hiệu quả, bảo đảm tính đúng đắn, thống nhất cần phải giải
thích pháp luật.
3

×