Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

an sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.99 KB, 20 trang )

An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng
một loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất
hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia
đình có con nhỏ.
[1]

Lịch sử ra đời
An sinh xã hội là tổng hợp những sự bảo vệ đa dạng vốn đã được thực hiện rãi rác ở nhiều
nơi trên thế giới từ lâu trong suốt quá trình phát triển của xã hội loài người. Tuy nhiên,
thuật ngữ này được chính thức khai sinh với tư cách là tiêu đề của một đạo luật
ở Hoa kỳ
(Luật 1935 về An sinh xã hội), chỉ sự bảo vệ trong bốn trường hợp: tuổi già, chết, tàn tật và
thất nghiệp. Năm 1938
, New Zealand cũng dùng từ này để đặt tiêu đề cho một đạo luật quy
định về các chế độ trợ cấp xã hội đang áp dụng thời đó ở quốc gia nầy. Năm 1952, Hội
nghị toàn thể của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước 102 về An sinh
xã hội.
Các cơ chế thuộc an sinh xã hội
Hệ thống an sinh xã hội được xây dựng có sự khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, có thể thấy những cơ chế chủ yếu của nó bao gồm: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã
hội (còn gọi là cứu tế xã hội), các chế độ trợ cấp từ quỹ công cộng, các chế độ trợ cấp gia
đình, các quỹ dự phòng, sự bảo vệ do người sử dụng lao động cung cấp, các dịch vụ liên
quan đến an sinh xã hội.
Chú thích
theo Tổ chức Lao động Quốc tế
Tham khảo
Nguyễn Tiền Hùng (2002), "Phác thảo lịch sử hình thành và bức tranh toàn cục hệ thống
an sinh xã hội Việt Nam", bài tham luận tại Hội thảo "Hoàn thiện chính sách tài chính đảm
bảo an sinh xã hội", Học Viện Tài chính - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh
, tháng 8.


Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội
. Theo nghĩa
thông thường, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với các thành viên
trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài
trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động cung cấp tài chính, tiền bạc, vật
phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt
cuộc đời) của đối tượng.
Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Có những trường hợp
cứu trợ xã hội được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp nạn hoặc cả một địa
phương.
Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã
hội. Vì vậy nó được coi là chế đội đảm bảo cộng đồng mang tính nhân đạo, nhân văn rất
cao, thể hiện tình người rõ rệt.
Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ trong xã hội
mà trách nhiệm chính là của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm cao nhất trong việc tổ
chức các hoạt động cứu trợ xã hội, với tư cách là đại diện của xã hội. Các chính sách, pháp
luật về cứu trợ xã hội do nhà nước ban hành, xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức,
cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt động cứu trợ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn đảm bảo
sự công bằng, minh bạch, đúng đắn và tính hợp pháp của cứu trợ xã hội.
Thất nghiệp
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thất nghiệp là từ Hán-Việt (thất: mất mát, nghiệp: việc làm) chỉ tình trạng không có việc
làm mang lại thu nhập. Người cần việc mà không có việc sẽ gặp những khó khăn hoặc
không thể chi trả các nghĩa vụ tài chính như nuôi dưỡng bản thân và gia đình, trang trải các
khoản đóng góp, thuế, nợ nần, v.v Đây đồng thời là nguyên nhân của nhiều tệ nạn xã hội
như cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mại dâm, trộm cướp
Trong kinh tế học, thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không
tìm được việc làm; tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên
tổng số lực lượng lao động xã hội.

Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông
thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở
nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng.


Bản đồ tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu - CIA 2005

Mục lục

• 1 Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế
o 1.1 Thiệt thòi cá nhân
o 1.2 Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
• 2 Lợi ích của thất nghiệp
• 3 Nguyên nhân của thất nghiệp
• 4 Các loại thất nghiệp
• 5 Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp
] Ảnh hưởng của thất nghiệp tới xã hội và nền kinh tế
Thiệt thòi cá nhân
Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những người lao động khác, tiêu
tốn thời gian vô nghĩa, áp lực tâm lý và tất nhiên là không có khả năng chi trả, mua sắm vật
dụng thiết yếu cũng như các hàng hóa
tiêu dùng. Yếu tố sau là vô cùng trầm trọng cho
người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần, chi trả chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể
[1]
chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy
giảm chất lượng sức khỏe.
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc thu nhập thấp
(trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của bảo hiểm xã hội chỉ cung cấp cho
những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình
trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện

môi trường làm việc, áp đặt năng suất cao, trả lương thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến, v.v ).
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn tài chính và phúc lợi xã hội, cá
nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất
nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là
cần thiết.
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến trầm uất, suy yếu ảnh hưởng của công đoàn, công
nhân lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc
làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di
dân, và hạn chế cạnh tranh quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm
phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi
ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.
Chi phí cho doanh nghiệp và giảm tăng trưởng kinh tế
Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp – các nguồn lực
con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ.
Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô.
Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng,
cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất
nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu
tư cũng ít hơn.
Lợi ích của thất nghiệp
Tình trạng thất nghiệp gia tăng tương quan với áp lực giảm lạm phát. Điều này được minh
họa bằng đường cong Phillips trong kinh tế học.
Một tỷ lệ thất nghiệp vừa phải sẽ giúp cả người lao động và chủ sử dụng lao động. Người
lao động có thể tìm những cơ hội việc khác phù hợp với khả năng, mong muốn và điều
kiện cư trú. Về phía giới chủ, tình trạng thất nghiệp giúp họ tìm được người lao động phù
hợp, tăng sự trung thành của người lao động. Do đó, ở một chừng mực nào đó, thất nghiệp
đưa đến tăng năng suất lao động và tăng lợi nhuận.
Nguyên nhân của thất nghiệp
Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản. Ở xã hội cộng đồng
nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao

động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến
châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng
con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ
, chủ nô cũng không bao giờ để tài
sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố
gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này
có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu
nhập từ lao động).
Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ
không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận
tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không
có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất
nghiệp.
Các học thuyết kinh tế học giải thích thất nghiệp theo các cách khác nhau. Kinh tế học
Keynes nhấn mạnh rằng nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất và sa thải công nhân
(thất nghiệp chu kỳ). Một số khác chỉ rằng các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường
lao
động (thất nghiệp cơ cấu). Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển có xu hướng lý giải áp lực thị
trường đến từ bên ngoài, như mức lương tối thiểu, thuế, các quy định hạn chế thuê mướn
người lao động (thất nghiệp thông thường). Có ý kiến lại cho rằng thất nghiệp chủ yếu là
sự lựa chọn tự nguyện. Chủ nghĩa Mác giải thích theo hướng thất nghiệp là thực tế giúp
duy trì lợi nhuận doanh nghiệp và chủ nghĩa tư bản. Các quan điểm khác nhau có thể đúng
theo những cách khác nhau, góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng thất nghiệp.
Việc áp dụng nguyên lý cung - cầu vào thị trường lao động giúp lý giải tỷ lệ thất nghiệp
cũng như giá cả của lao động.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới ở Châu Phi, Trung Đông và Châu Mỹ Latinh chỉ ra, ở
các nước đang phát triển, tình trạng thất nghiệp cao trong phụ nữ và thanh niên còn là hậu
quả của những quy định về trách nhiệm chủ lao động.
Các loại thất nghiệp
• Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong

giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác.
• Thất nghiệp cơ cấu: do sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ
làm việc (khác biệt địa lý hoặc khác biệt kỹ năng). Người thất nghiệp không muốn
hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng.
• Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai đoạn
suy thoái của chu kỳ kinh tế.
• Thất nghiệp kỹ thuật: do việc thay thế công nhân bằng máy móc hoặc công nghệ
tiên tiến hơn.
• Thất nghiệp thông thường: khi thu nhập thực tế xuống dưới mức chấp nhận được.
• Thất nghiệp theo học thuyết Mark: là mức cần thiết để thúc đẩy công nhân làm việc
và giữ mức lương thấp
• Thất nghiệp theo mùa: khi công việc phụ thuộc vào nhu cầu theo thời tiết. Ví dụ:
công nhân xây dựng trong mùa mưa, giáo viên dạy trượt tuyết trong mùa hè.
Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp
Số người không có việc làm
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Tổng số lao động xã hội

Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường hợp nguồn thu nhập
bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho những người lao động làm
công ăn lương trong xã hội. Trong các cơ chế chủ yếu của hệ thống an sinh xã hội, bảo
hiểm xã hội là trụ cột quan trọng nhất.
Lịch sử
Các chế độ của bảo hiểm xã hội đã hình thành khá lâu truớc khi xuất hiện thuật ngữ an sinh
xã hội. Hệ thống bảo hiểm xã hội đầu tiên được thiết lập tại nước Phổ (nay là Cộng hòa
Liên bang Đức) dưới thời của Thủ tướng Bismarck (1850) và sau đó được hoàn thiện
(1883
-1889) với chế độ bảo hiểm ốm đau; bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp; bảo hiểm tuổi già,
tàn tật và sự hiện diện của cả ba thành viên xã hội: người lao động; người sử dụng lao động
và Nhà nước. Kinh nghiệm về bảo hiểm xã hội ở Đức, sau đó, được lan dần sang nhiều

nước trên thế giới, đầu tiên là các nước châu Âu
(Anh: 1991, Ý: 1919, Pháp: từ 1918 ),
tiếp đến là các nước châu Mỹ Latinh, Hoa Kỳ, Canada (từ sau 1930) và cuối cùng là các
nước châu Phi
, châu Á (giành độc lập sau chiến tranh thế giới lần thứ 2).
Các chế độ đảm bảo
Theo tổng kết của ILO (công ước 102 năm 1952), bảo hiểm xã hội bao gồm chín chế độ
chủ yếu sau: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp thai sản, trợ cấp tàn tật, trợ cấp tử
tuất. Công ước cũng nói rõ là những nước phê chuẩn công ước này có quyền chỉ áp dụng
một số chế độ, nhưng ít nhất phải áp dụng một trong các chế độ: trợ cấp thất nghiệp, trợ
cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, trợ cấp tàn tật hoặc trợ cấp tử
tuất. Việc áp dụng bảo hiểm xã hội trên của quốc gia khác nhau thường cũng rất khác nhau
về nội dung thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu bức bách của riêng từng nơi trong việc đảm
bảo cuộc sống của người lao động, ngoài ra, còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả
năng quản lí có thể đáp ứng. Tuy nhiên, xu hướng chung là theo đà phát triển kinh tế - xã
hội, bảo hiểm xã hội sẽ mở rộng dần về số lượng và nội dung thực hiện của từng chế độ.
Theo thống kê của ILO, đến năm 1981, có 139 nước có thực hiện hệ thống an sinh xã hội
nói chung, bảo hiểm xã hội nói riêng, trong đó có 127 nước có chế độ trợ cấp tuổi già, tàn
tật và tử tuất; 79 nước có chế độ trợ cấp ốm đau và thai sản, 136 nước có chế độ trợ cấp tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 37 nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp.
Theo vi.wikipedia.org/wiki/An_sinh_xã_hội –

Vào WTO: Nông dân VN sẽ được hưởng an sinh xã hội
22:30' 30/11/2006 (GMT+7)
(VietNamNet)- Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện KHXH Việt Nam Trịnh Duy Luân ví hệ thống
an sinh xã hội Việt Nam với hình ảnh một người cố gắng chống giữ ngôi nhà tranh của
mình trước và trong khi cơn bão tấn công bằng cách dùng tạm những vật liệu sẵn có, loay
hoay chống đỡ từng góc nhà tuỳ theo hướng tấn công của bão


Quá trình tham vấn quốc tế về xây dựng hệ thống an sinh xã hội VN đã bắt đầu bằng một hội thảo
quốc tế do Liên hợp quốc, Viện KHXH và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội VN tổ chức hôm
nay, 30/11.

An sinh xã hội bao gồm trợ cấp giáo dục, phúc lợi xã hội, lương hưu và trợ cấp y tế
Đã đến lúc phải cải cách hệ thống an sinh xã hội
Vốn đã làm về an sinh xã hội từ rất lâu, khi mà vấn đề này
chưa trở thành trào lưu trên thế giới, nhưng giờ đây, khi VN đã
gia nhập WTO và hướng tới địa vị một nước có thu nhập bậc
trung thì việc phải tu duy lại phương pháp tiếp cận an sinh xã
hội là điều cần thiết.

Là thành viên WTO, đời sống người dân sẽ chịu những tác
động đáng kể, do vậy, "chính sách xã hội cần thay đổi theo xu
thế tăng trưởng kinh tế và hiện đại hoá.

Khi hội nhập làm nảy sinh những rủi ro về kinh tế thì Chính phủ
cần đánh giá kỹ tác động của hệ thống an sinh xã hội hiện tại
và nghiên cứu những cơ hội mới cho việc cải tiến những chính
sách này", ông John Hendra, Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam nhận xét.

"Đã đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào một hệ thống an sinh xã hội (ASXH) hiện đại và có tính chất
lồng ghép, cấp tiến. Về trung hạn, Việt Nam cần áp dụng một cơ chế an sinh xã hội mang tính hiện
đại và toàn diện để giúp người dân đối phó với rủi ro và tránh bị tái nghèo", ông John Hendra nói.

Minh chứng về mô hình ASXH hiện tại ở Việt Nam, GS. Trịnh Duy Luân, Viện trưởng Viện Xã hội
học, Viện KHXH Việt Nam ví hệ thống ASXH Việt Nam với hình ảnh một người cố gắng chống giữ
ngôi nhà tranh của mình trước và trong khi cơn bão tấn công bằng cách dùng tạm những vật liệu
sẵn có, loay hoay chống đỡ từng góc nhà tuỳ theo hướng tấn công của bão Còn mô hình hiện
đại, theo ông, là ngôi nhà vững chãi, được thiết kế sẵ

n những hệ thống chống bão hiện đại và
người ở được trang bị kỹ năng để vận hành các trang bị này.
Hệ thống ASXH Việt Nam cần được xây dựng trên ba nguyên tắc cơ bản: Một là, giải quyết được
những vấn đề trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam, mang tính kế thừa và phát triển. Hai là,
phải mang tính xã hội. Ba là, đảm bảo độ an toàn và có yếu tố bền vững.

An sinh xã hội thời gian tới sẽ đi vào thực
chất hơn. Ảnh minh hoạ.
"Hệ thống phải thúc đẩy có hiệu quả nền kinh tế thị trường, giảm tối đa rủi ro trong quá trình phát
triển kinh tế thị trường do những khuyết tất, biến dạng, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn
với xoá đói giảm nghèo và gắn với từng bước phát triển của Việt Nam", GS. Đỗ Hoài Nam, Chủ
tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam nói.

Những cải cách chính sách bước đầu
Thể hiện quyết tâm của phía Việt Nam trong nỗ lực cải cách, Bộ trưởng LĐTB& XH Nguyễn Thị
Hằng nói Quốc hội đã giao Chính phủ phê chuẩn các mục tiêu phát triển của Việt Nam, theo đó,
nâng tỷ lệ giảm nghèo hàng năm từ 2% hiện nay lên 3%. Năm 2007, Quốc hội cũng sẽ thông qua
Luật Bảo hiểm xã hội mới được trình cuối năm nay.

Bà cũng nói cơ hội tất nhiên sẽ lớn với người lao động khi Việt Nam hội nhập nhưng để giảm tối
đa những thách thức, bảo vệ quyền lợi người lao động thì cần đẩy mạnh thực thi các chính sách
tạo việc làm thông qua khuyến khích doanh nghiệp phát triển, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam. Điều này sẽ giúp cho người lao động có thêm cơ hội.

Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, nhất là về cơ sở hạ
tầng, vật chất kỹ thuật, đường sá, cầu cống, giống cây con "Đây là nội dung trọng tâm trong thời
gian tới", bà nhấn mạnh

Cần tạo khung pháp lý hoàn chỉnh ở Luật và Bộ Luật liên quan đến vấn đề an sinh xã hội, không
dừng ở mức pháp lệnh như hiện nay. Về vấn đề này, bà cho biết Bộ vừa được Quốc hội cho phép

thông qua Luật BHXH vào năm 2007, trong đó, quy định ba hình thức bảo hiểm là bảo hiểm bắt
buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

Sẽ có an sinh xã hội cho người nông dân
Hội nhập, đối tượng chịu tác động lớn nhất sẽ là nông dân, trong khi đó, theo GS. Trịnh Duy Luân,
VN vẫn chưa có bất kỳ cơ chế bảo đảm an sinh nào cho nông dân.
Ông cũng nêu một thực tế ở Việt Nam là vẫn có những người được hưởng chế độ an sinh xã hội
là người có thu nhập cao, trong khi cơ hội hưởng lợi từ hệ thống này của những người nghèo rất
hạn chế.

Ông Luân lý giải một trong những nguyên nhân của tình trạng này chính là hạn chế trong cơ chế
lan toả, phân phối an sinh xã hội chưa cấp tiến. "Nhiệm vụ của chúng tôi là nghiên cứu để xác định
các nhóm mục tiêu cần ưu tiên trong chính sách an sinh xã hội. Nông dân là một trong những đối
tượng cần được quan tâm và chắc chắn họ sẽ có chế độ an sinh xã hội", ông nhấn mạnh.

Người giàu đang hưởng an sinh xã hội gấp 6 lần người nghèo
Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Trung tâm Phân tích chính sách xã hội, ĐH
Bath, Anh, về chính sách an sinh xã hội của Việt Nam, tỷ lệ nghèo có thể tăng 4,6% nếu không
có khoản trợ cấp an sinh xã hội. Đây là con số tác động cụ thể nhất được tuyên bố trong nghiên
cứu với độ chắc chắn và tin cậy cao.

Cũng theo nghiên cứu này, xét về tỷ lệ được hưởng an sinh xã hội ở nhóm 20% dân số giàu nhất
trong xã hội Việt Nam cao gấp 6 lần nhóm người nghèo. Và nhóm liền kề nhóm giàu gấp 4 lần
nhóm người nghèo. Mức hưởng an sinh xã hội của nhóm người có thu nhập cao rất lớn trong khi
người có thu nhập thấp, ở nông thôn, miền núi chiếm tỷ lệ rất hạn chế.

Trong các khoản thu nhập từ an sinh xã hội ở Việt Nam năm 2004, bảo hiểm xã hội - lương hưu
chiếm 61,8%, trợ cấp y tế 22,6%, chi phí phúc lợi 9,2%, trợ cấp giáo dục 4,8% và bảo hiểm xã hội
cho người đang làm việc là 1,6%.


Bản báo cáo đánh giá, trợ cấp giáo dục và phúc lợi xã hội cao nhất ở những nhóm nghèo nhất.
Với lương hưu thì ngược lại. Trợ cấp y tế đồng đều ở tất cả các nhóm.
• Phương Loan


Việt Nam đang hướng tới hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả
Diễn đàn An sinh Xã hội Thế giới lần thứ nhất vừa được tổ chức tại Mátxcơva (Liên
bang Nga) từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 9 năm 2007. Tham dự, có
g
ần 1300 đại
biểu của các tổ chức an sinh xã hội đến từ 129 quốc gia. Hiệp hội An sinh Xã hội
Thế giới (ISSA) ra đời năm 1927, được tổ chức tại Brussel với sự tham
g
ia của 17 tổ
chức đại diện cho 20 triệu đối tượng từ Bỉ, Tiệp Khắc, Pháp, áo, Đức, Luxembour
g
,
Ba Lan, Thuỵ Sỹ và Anh. Chủ tịch đầu tiên là ông Leo Winter, Phó Chủ tịch thứ
nhất của Liên đoàn Toàn quốc các Cơ quan Bảo hiểm ốm đau của Tiệp Khắc (1927-
1928).
80 năm qua, từ một tổ chức nhỏ đại diện cho các liên
đoàn quốc gia của các quỹ bảo hiểm ốm đau của 9 nước
châu Âu, ISSA đã trở thành một đối tác có tầm ảnh hưởng
quan trọng và có vị thế lớn trên các diễn đàn và hợp tác
quốc tế, đại diện cho hàng triệu đối tượng được bảo hi

m
và bảo trợ trong mọi lĩnh vực của hệ thống an sinh xã hội.
Cùng với thời gian, mục tiêu và nội dung của hội nghị
quốc tế của hiệp hội (CIMAS) cũng đã được mở rộng, bao

gồm cả chế độ bảo hiểm tuổi già, thương tật, tử tu

t. ISSA
đã chứng tỏ được sự lớn mạnh và hoạt động của mình
trong lĩnh vực vận động xã hội và tăng cường kiến thức về tầm quan trọng sống còn của an sinh
xã hội trong các nền kinh tế đương đại. ISSA giờ đây đã là tổ chức hàng đầu thế giới chuyên v


tập hợp các ý tưởng và kiến thức chuyên môn liên quan đến các vấn đề an sinh xã hội. Hiệp hội
thường xuyên xây dựng các diễn đàn quy mô toàn cầu nhằm trao đổi thông tin và những v

n đ


liên quan đến an sinh xã hội. ISSA có tầm bao phủ toàn cầu nhờ số lượng thành viên của mình,
bao gồm 360 tổ chức, cơ quan an sinh xã hội của 150 nước trên th
ế
giới.
Ngày nay, khái niệm về hệ thống an sinh xã hội được mở rộng. Vai trò của an sinh xã hội
không chỉ còn giới hạn trong việc tái phân bổ thu nhập và trợ cấp để đảm bảo nhu cầu cơ bản cho
người dân. An sinh xã hội cần phải năng động hơn và chuyển từ tư duy cho rằng an sinh xã hội là
phương tiện bảo trợ, là một số khoản trợ cấp xã hội sang nhận th
ức mới, chủ yếu là hướng vào
việc phòng tránh và bảo vệ từng cá nhân trước những rủi ro và sự yếu thế. Phương pháp ti
ế
p cận
mang tính đổi mới này được gọi là “Hệ thống an sinh xã hội năng động”, có vai trò không chỉ
đơn thuần là phương tiện bồi thường và khắc phục khó khăn cho đối tượng mà là sự đầu tư vào
yếu tố con người “vốn con người”.
Mục tiêu chính của hệ thống an sinh xã hội năng động là phát triển dịch vụ xã hội b


n vững
và dễ tiếp cận hơn, không chỉ chú trọng đến dịch vụ bảo trợ mà còn tăng cường các biện pháp
phòng tránh và hỗ trợ hoà nhập việc làm, nhằm xây dựng xã hội hiệu quả về kinh tế, xã hội và
hoà nhập cộng đồng tốt hơn.
Diễn đàn An sinh xã hội lần này diễn ra sôi động, mang tính đa chiều, hướng tới hệ th

ng an
sinh xã hội năng động sẽ mở rộng phạm vi, diện bao phủ và cung cấp dịch vụ đồng bộ hơn, hoạt
động hiệu quả hơn, giảm được chi phí quản lý và hành chính, áp dụng một cơ ch
ế
quản lý chung
cho các loại hình dịch vụ, đơn giản hoá thủ tục. Trong các phiên họp, diễn đàn đã thực sự là cơ
hội cho mọi đại biểu chia sẻ và trao đ

i ki
ế
n thức, kinh nghiệm của nhi

u qu

c gia v

những
thách thức của hệ thống an sinh xã hội, cùng xây dựng một tầm nhìn chung v

sự phát tri

n, xu
hướng và vai trò của hệ thống an sinh xã hội trong bối cảnh chung của nền kinh tế toàn c


u. Tại
diễn đàn, các chủ đề chính được các đại biểu nhiều quốc gia quan tâm: Sự phát triển và các xu
hướng an sinh xã hội; hỗ trợ một hệ thống an sinh xã hội năng động; áp dụng công nghệ thông tin
nhằm thúc đẩy tác động của hệ thống an sinh xã hội; chế độ trợ cấp gia đình; quản lý hành chính;
công nghệ thông tin và truyền thông là một công cụ hỗ trợ chuyển đổi; thách thức v

bệnh hi

m
nghèo, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với bảo hiểm xã hội; bảo hi

m y t
ế
; thách thức v


đầu tư của các quỹ bảo hiểm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý trường hợp nhằm tái hoà nhập việc
làm; các giả định về nhân khẩu học và kinh tế được sử dụng trong đánh giá thống kê bảo hi

m
đối với chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hi

m y t
ế
, bảo hi

m th

t nghiệp, bảo hi


m tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp.
Hệ thống an sinh xã hội bền vững thực chất là nhu cầu đối phó với vấn đề già hoá dân số và
xu hướng toàn cầu hoá, an sinh xã hội dễ tiếp cận phải mang tính phổ cập với hàm ý mở rộng độ
bao phủ dịch vụ, ví dụ như bảo hiểm y tế phải hướng tới toàn dân. Việc thực hiện các chương
trình trợ cấ
p (đối với nước ta chính là trợ cấp xã hội cho các đối tượng khó khăn) là phương án
khả thi để mở rộng độ bao phủ các dịch vụ và giảm tỷ lệ người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương
như nhóm dân cư nghèo khổ, người già cả cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi
không nơi nương tựa, người nhiễm HIV/ AIDS…cải thiện hiệu quả
để trợ cấp đầy đủ. Xu hướng
chung của hệ thống an sinh xã hội của các quốc gia đều nỗ lực hướng tới cải thiện hiệu quả hoạt
động: phương thức mới trong quản lý rủi ro, quản lý và có biện pháp đón đ

u đ

i với những thay
đổi và biến động trong xã hội và thị trường lao động; phân bổ nguồn lực hợp lý hơn, đặc biệt
trong lĩnh vực y tế, hợp lý hoá chi tiêu cho y tế và tăng cường biện pháp quản lý chất lượng dịch
vụ; cải thiện hiệu quả hoạt động và quản lý Nhà nước của các chương trình trợ cấp bảo hiểm xã
hội. Hỗ trợ các phương pháp tiếp cậ
n và phòng tránh chủ động. Đây là phương pháp đầu tư vào
đối tượng cá thể và từ đó đáp ứng cho cả mục tiêu phát triển nguồn nhân lực như chuy

n đ

i
chương trình bảo hiểm bệnh tật sang bảo hiểm y tế; các chương trình phát triển và xây dựng l


i
sống lành mạnh, trao quyền cho các đối tượng; xây dựng quan hệ đối tác giữa bên cung c

p dịch
vụ và người nhận dịch vụ.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá, già hoá dân số, người già ở các nước đang phát tri

n phải đ

i
mặt với nhiều khó khăn để đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống. Nguyên nhân của tình trạng
này là do những thay đổi về nhân khẩu học, kinh tế và xã hội. Các loại bệnh tật ph

bi
ế
n, đặc biệt
những bệnh hiểm nghèo, bệnh mới, HIV/AIDS và việc di dân cũng như xu hướng đô thị hoá đã
tác động tiêu cực đến đời sống của người già vì họ phải chịu gánh nặng chăm sóc trẻ em có b


mẹ đi làm ăn xa hoặc các cháu mồ côi.
Xu hướng chung được nhiều quốc gia xem xét và áp dụng nhằm bảo đảm thu nhập cho người
già là cung cấp các loại trợ cấp (hưu trí không đóng góp) cho người già. Tương tự trợ c

p cho
người cao tuổi từ 85 tuổi trở lên (không có lương hưu,trợ cấp BHXH ở nước ta), trợ cấp thường
xuyên đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là một xu hướng phản ánh quan điểm
chuyển đổi cách tiếp cận về vai trò an sinh xã hội. Đó là chuyển sang phòng tránh chủ động và
bảo vệ để cân bằng các nhu cầu khác nhau về phát triển kinh tế, xã hội. Xu hướng này cũng ph
ản

ánh một hiện tượng thực tế đó là người già là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương
nhất, đặc biệt ở các nước đang phát triển, do những thay đổi về hình thái gia đình, mạng lưới xã
hội và người già phải gánh vác thêm nhiều trách nhiệm xã hội và gia đình: Xu hướng này củng c


quan điểm cho rằng việc dành các khoản tiền trợ cấp cho người già, đặc biệt từ ngu

n ngân sách
Nhà nước là rất cần thiết có thể góp phần cải thiện phúc lợi cho các hộ gia đình và thúc đ

y phát
triển kinh tế địa phương. Xu hướng này cũng ghi nhận một thực tế là sự già hoá dân số là một
hiện tượng toàn cầu và ngày càng có nhiều người già đang sinh sống ở các nước chậm phát tri

n,
mà ở đó, diện bao phủ của hệ thống hưu trí dựa vào sự đóng góp còn rất thấp. Xu hướng này
cũng phù hợp với mục tiêu chung của thế giới là giảm nghèo đói, khẳng định An sinh xã hội là
một quyền của con người.
Thực tế ở nhiều nước, tình trạng thất nghiệp vẫn gia tăng cho dù có nỗ lực xây dựng các ch
ế

độ bảo hiểm thất nghiệp với các biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người lao động trở lại làm việc.
Tại diễn đàn cũng có quan điểm cho rằng bảo hiểm thất nghiệp không chỉ tốn kém mà còn kém
hiệu quả- diễn đàn đã dành nhiều thời gian để tranh luận về các quan điểm tán thành và phản đ

i
bảo hiểm thất nghiệp. Không chỉ những nước có nền kinh tế chậm phát triển mà cả những nước
có nền kinh tế phát triển vẫn còn một bộ phận lao động thất nghiệp thiếu việc làm, do sự chuy

n

đổi nền kinh tế, thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, trình độ người lao động không còn phù
hợp, doanh nghiệp phải sắp xếp lại nên phải có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ, tạo đi

u kiện cho
người lao động

n định cuộc s

ng, bớt khó khăn hoặc tham gia các khoá học ngh

, nâng cao
nghiệp vụ chuyên môn đ

chuy

n ngh

mới.
Trong các nước phát triển, bảo hiểm dựa vào cộng đ

ng đang phát tri

n, mở rộng phạm vi
bao phủ, khả năng ch

ng chọi của mỗi cá nhân từ việc cung c

p dịch vụ bảo vệ sang dịch vụ
phòng ngừa, quản lý rủi ro mở rộng phạm vi. Cũng có đại biểu nhận định đối tượng tham gia thị
trường lao động có xu hướng giảm, đối tượng hưởng trợ cấp gia tăng. Vì là quyền con người, họ

có làm việc hay không làm việc, vấn đề phải có cơ chế, chính sách khuyến khích họ tham gia vào
thị trường lao động - Đối với những n
ước có nền kinh tế chậm phát triển hoặc đang phát triển thì
diện bao phủ thấp, không thể thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp như những nước có n

n kinh
tế phát triển. Người lao động muốn nhận được trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp trước h
ế
t phải có
quan hệ lao động, phải có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, theo nguyên tắc đóng –
hưởng, có san sẻ, số đông bù s

ít.
Trên thực tế đều có những rủi ro, vấn đề cơ bản là đặt lưới an toàn ở đâu. Xác định lưới an
toàn ở đâu là do Chính phủ- thiết kế lưới này thế nào tuỳ thuộc vào nhận thức của cơ quan chức
năng để tham mưu cho Chính phủ. Bởi xã hội luôn luôn phát tri

n, luôn có mặt trái. Thi
ế
t k
ế
bảo
hiểm thất nghiệp phải tinh vi hơn, quản lý bảo hiểm thất nghiệp sẽ phức tạp hơn, chi phí cao hơn
nên phải hướng tới sự hoàn thiện nền kinh tế và thị trường lao động, toàn c

u hoá, phi chính thức,
phải phù hợp với cuộc chơi chung, có cách nhìn khác hơn cho bảo hiểm thất nghiệp ở các nước
đang phát triển, các nước có điều kiện kinh tế khác nhau. Nhưng sự thống nhất cao là phải làm
thế nào để bảo hiểm thất nghiệp mang ý nghĩa bảo vệ nhiều nhất, giảm thiểu chi phí.
Nhiều đại biểu cho rằng bảo hiểm y tế là rất quan trọng, các nước c


n thực hiện đúng cam k
ế
t
quốc tế, từng bước bao phủ đến người dân, mở rộng đến cả người ăn theo của đối tượng. Tuỳ
thuộc vào nền kinh tế của mỗi nước, mỗi quốc gia phải xây dựng chiến lược toàn diện thực hiện
quyền của người dân, quyền con người. Bảo hiểm y tế đang gặp trở ngại và thách thức lớn – diện
bao phủ th
ấp, đối tượng đóng chưa phải là toàn dân – nguy cơ bệnh hiểm nghèo gia tăng – ngân
quỹ không đáp ứng, phải tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, lấy số đông bù đ

p, san sẻ s

ít, xác
định mức đóng phù hợp mới có khả năng trợ giúp kịp thời cho những người không may bị bệnh
hiểm nghèo có cơ hội được cứu chữa. Vấn đề quan trọng là nhận thức của mọi người, phải hướng
tới sự tham gia bảo hiểm y tế toàn dân – khắc phục tình trạng khi biết bệnh rồi mới tham gia.
Bệnh nghề nghiệp, thách thức đối với bả
o hiểm xã hội. Qua diễn đàn, nhận thức v

bệnh ngh


nghiệp rất đa dạng, về bản chất, việc định nghĩa bệnh nghề nghiệp là “ thuật ngữ pháp lý” hay
“thuật ngữ y học” sẽ tác động đến cách thiết kế chế độ bảo hiểm này. Bệnh nghề nghiệp trở thành
một thách thức đối với bảo hiểm xã hội do sự xác định nguyên nhân gây bệnh r

t phức tạp, đặc
biệt là xác định các yếu tố liên quan đến công việc và không liên quan đ
ế

n công việc. Khó khăn
trong xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc phòng chống và bảo hi

m. Qua diễn
đàn, đại biểu nhiều nước cùng đi đ
ế
n th

ng nh

t v

những thách thức: khó khăn trong công tác
báo cáo và thống kê bệnh nghề nghiệp, đặc biệt là những bệnh có thời gian ủ bệnh lâu. V

n đ


này phức tạp ở chỗ có nhiều căn bệnh mới hoặc đang xuất hiện, khó có thể xác định là do đi

u
kiện làm việc gây ra như bệnh rối loạn thần kinh; thách thức thứ hai là mở rộng diện bao phủ của
bảo hiểm bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động trong khu vực phi chính thức, mở rộng cơ hội
tiếp cận hệ thống kiểm tra sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp và bồi thường thương tật.
Thông qua Diễn đàn An sinh Xã hội Thế giới lần này cũng giúp cho Vi
ệt Nam có thêm kinh
nghiệm để hướng tới xây dựng hệ thống an sinh xã hội năng động, hiệu quả hơn, góp phần vào
công cuộc giảm nghèo bền vững. Do nhiều nguyên nhân nên Việt Nam chưa tham gia Hiệp hội
An sinh Xã hội Thế giới, nhưng những gì mà Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang thực
hiện trong nhiều thập kỷ qua đều hàm chứa nội dung cơ bản của hệ thống an sinh xã hội bao

gồm: Các ho
ạt động phòng ngừa rủi ro, phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hi

m y t
ế
, bảo
hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…cả về chiều rộng và chi

u sâu,
tăng cường mức độ bao phủ, cải thiện chất lượng dịch vụ, từng bước mở thêm các hình thức bảo
hiểm nhằm bảo đảm an toàn cho người lao động, phòng ngừa rủi ro. An sinh xã hội có m

i quan
hệ chặt chẽ với phát triển bền vững của nền kinh tế, an sinh xã hội cũng nh

m phát tri

n các th
ế

hệ tương lai, thúc đẩy dân chủ, nhân quyền. An sinh xã hội tốt sẽ thúc đẩy thực hiện các quyền cơ
bản của con người. Các hoạt động trợ giúp thường xuyên sẽ bảo đảm từng bước được mở rộng
đối tượng bao phủ mà quan niệm của các nước là chương trình trợ cấp “không đóng góp, hưu trí
không đóng góp” nhưng vẫn tập trung cho những đối tượng khó khăn nh

t, bảo đảm công b

ng
trong các chính sách hỗ trợ, không để sót đối tượng nhằm đảm bảo cho mọi thành viên trong xã
hội được bảo vệ về cuộc sống. Đa dạng hoá và linh hoạt trong các hình thức hỗ trợ- đáp ứng t


t
hơn nhu cầu của đối tượng trên cơ sở mở rộng sự tham gia của các đối tượng vào các hoạt động
trợ giúp. Các hoạt động trợ giúp đột xuất bảo đảm đến đúng đối tượng, đến kịp thời và đáp ứng
nhu cầu của đối tượng. Linh hoạt trong hoạt động cứu trợ và huy động được sự tham gia rộng rãi
của cộng đồng như
ng trách nhiệm chính vẫn thuộc về Nhà nước.
Như vậy, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ngoài tuân thủ nguyên tắc đóng và hưởng còn
có trách nhiệm của Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đối với người dân- những người có hoàn
cảnh khó khăn không trực tiếp tham gia các hình thức bảo hiểm, bảo đảm an toàn cho mọi thành
viên trong xã hội, bền vững về tài chính. Kết hợp giữa phòng ngừa rủi ro có hiệu quả v
ới giảm
thiểu và khắc phục rủi ro. Tạo môi trường để khu vực phi chính thức tham gia vào quá trình cung
cấp các dịch vụ của an sinh xã hội. Hướng tới bảo đảm công bằng và ổn định xã hội tạo môi
trường cho phát triển bền vững. Đầu tư cho an sinh xã hội là đầu tư cho con người, phát tri

n v

n
con người. An sinh xã hội có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, bần cùng hoá.
So với lịch sử 80 năm của hệ thống an sinh xã hội thế giới, hệ thống an sinh xã hội Việt Nam
còn non trẻ, đang tích cực học tập, kế thừa và phát huy những mặt tốt, tiến bộ của các nước phù
hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam, hướng tới một h
ệ thống an sinh xã hội năng
động, hiệu quả, phòng ngừa được những biến cố, rủi ro, đóng góp tích cực vào cuộc chi
ế
n ch

ng
đói nghèo để nhân dân có cuộc sống tốt đẹp hơn.

TS. Đàm Hữu Đắc, Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội


Việt Nam:
An sinh xã hội cho người nghèo có khi là số âm
Lao Động số 195 Ngày 23/08/2007 Cập nhật: 9:02 PM, 22/08/2007
(LĐ) - Các lợi ích của an sinh xã hội ở Việt Nam được phân phối không công bằng. Nhóm
giàu nhất ở VN (20% số hộ gia đình) nhận được 40% lợi ích an sinh xã hội, trong khi đó
nhóm nghèo nhất chỉ nhận được chưa tới 7%. An sinh xã hội cho người nghèo có trường
hợp là số 0, có khi là âm. Để hội nhập thành công, cần chi nhiều hơn cho an sinh xã hội -
các chuyên gia LHQ cảnh báo.
Ngày 22.8, Chương trình Phát triển LHQ đã công bố các tài liệu khảo sát về an sinh xã hội
(ASXH) ở VN. Đây là bước đi đầu tiên của UNDP để hợp tác với các bộ, ngành của VN
xây dựng đề cương về hệ thống ASXH tích hợp và tổng thể cho Chiến lược Phát triển kinh
tế - xã hội của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2020.

Nghiên cứu này đã so sánh các đối tượng hưởng lợi từ ASXH ở VN và cho thấy có khoảng
cách lớn giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất. Ví dụ, nhóm giàu nhất nhận được 47%
lương hưu, nhóm nghèo nhất chỉ được 2%.


Chương trình Phát triển LHQ đã công bố các tài liệu khảo sát về an sinh xã hội (ASXH) ở
VN
nghèo nhất chỉ nhận được tương ứng là 7% và 15%. Ngoài ra, các vùng thành thị nhận
được nhiều lợi ích ASXH hơn vùng nông thôn, người Kinh, người Hoa nhận nhiều hơn
người thiểu số, miền Bắc nhiều hơn miền Nam. Tiến sĩ Martin Evans thuộc Đại học
Oxford - tác giả chính của nghiên cứu - nói: "ASXH ở VN không phải được định hướng tốt
nhất cho những người cần nó."

Đặc biệt, các tác giả của báo cáo đã nhấn mạnh tình trạng người nghèo phải trả quá nhiều

khoản phí: "Bất cứ lợi ích nào mà người nghèo nhận được từ ASXH lại bị lấy lại bằng cách
trả phí sử dụng và các khoản chi tiêu khác cho giáo dục và y tế. Chính phủ trợ cấp tiền cho
các hộ nghèo nhất và lấy lại đúng khoản đó thông qua phí sử dụng".

Ông Jonathan Pincus - chuyên gia kinh tế trưởng của UNDP tại VN - nhận xét: VN dựa
quá nhiều vào thu phí trong giáo dục và y tế, người nghèo đến bệnh viện hay cho con cái đi
học đều phải trả tiền. Do vậy, "ASXH cho người nghèo là số 0, có khi là âm. ASXH có
giúp người nghèo, nhưng không nhiều", ông Pincus nói.

Trong khi đó, về mối liên hệ giữa tuổi cao và nghèo ở VN, báo cáo cho biết, nguời cao tuổi
có xu hướng làm việc và làm nhiều giờ hơn nếu như không chung sống cùng người trong
độ tuổi lao động. Khoảng nửa số phụ nữ vẫn làm kinh tế ở tuổi 70 - 75 và 20% vẫn tiếp tục
làm ở tuổi 80 - 85.

UNDP cho rằng, trong tương lai gần, VN cần một phương pháp tiếp cận hiện đại, tích hợp
với chính sách xã hội, để giúp người dân đối phó với các nguy cơ xảy ra với sinh kế, sức
khoẻ, tránh bị tái nghèo do ốm đau, khuyết tật, mất việc làm, nuôi con, tuổi cao từ đó góp
phần nâng cao năng suất lao động, khuyến khích khả năng sáng tạo của người dân.

Điều phối viên thường trú LHQ tại VN - ông John Hendra - cho biết: "Bằng chứng trên thế
giới cho thấy, các quốc gia hội nhập quốc tế thành công chi nhiều hơn cho các chương
trình ASXH. Trong khi cân nhắc lại phương pháp tiếp cận ASXH, VN nên cân nhắc tác
động tổng hợp của chính sách y tế, chăm sóc trẻ em, giáo dục, việc làm ổn định và lương
hưu. Như vậy sẽ tránh được vấn đề thường gặp là cải thiện an sinh ở lĩnh vực này, nhưng
lại làm mất an sinh ở lĩnh vực khác".

Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội
Bổ sung một số chính sách trợ giúp của Nhà nước đối với các nhóm người yếu thế, có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, người dễ bị tổn thương để tạo cơ hội tự tạo việc làm hoặc đi làm thuê,
có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, tham gia vào các hoạt động cộng đồng, các hoạt động xã hội

để hưởng lợi từ
cải cách kinh tế.
Hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội nhằm mở rộng chế độ bảo hiểm xã hội áp dụng cho mọi
đối tượng, kể cả những người làm việc tại khu vực kinh tế phi chính thức và bảo đảm tương
quan hợp lý giữa mức đóng và mức hưởng.
Đa dạng hóa mạng lưới an sinh tự nguyện. Đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ cây trồng và vật nuôi
như dịch vụ thú y, chương trình quản lý dịch hại tổng hợp một cách hiệu quả ở vùng sâu, vùng
xa và các vùng khó khăn. Tiến hành thử nghiệm các hình thức bảo hiểm cây trồng, vật nuôi hoặc
bảo hiểm thị trường cho nông thôn. Tăng cường công tác khuyến nông như là một công cụ hữu
hiệu để giảm tính tổn thương của người nghèo. Xây dựng các chương trình bảo hiểm trên cơ sở
cộng
đồng đối với khu vực kinh tế không chính thức trên nguyên tắc bảo hiểm nhóm (tối thiểu là
bảo hiểm gia đình). Phát triển hình thức Bảo hiểm hộ gia đình để thay thế dần cho hệ thống bảo
hiểm sức khỏe học đường.
Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội thông qua phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và
đoàn thể. Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo, người không có sức lao động
và không nơi nương tựa; tổ chức, triển khai hoạt động của các quỹ này ngay tại những cộng
đồng làng, xã nơi tập trung nhiều người nghèo, yếu thế. Trong đó, chú trọng các hình thức trợ
cấp xã hội bằng hi
ện vật (gạo, thực phẩm, quần áo, ) đối với những đối tượng rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn ở cả nông thôn và một số thành phố.
Duy trì và bổ sung hệ thống chính sách, giải pháp về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là trẻ em tàn tật, mồ côi, lang thang, lao động kiếm sống,
trẻ em bị hậu quả chất độ
c màu da cam, nhiễm HIV/AIDS. Nâng cao trách nhiệm và chức năng
của gia đình trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Huy động toàn bộ xã hội tham gia
vào bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Phát triển hệ thống chính sách, giải pháp hỗ trợ người tàn tật, người cao tuổi (đặc biệt là người
già cô đơn không nơi nương tựa), người bị nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS.
Phát triển các trung tâm bả

o trợ xã hội ở những vùng nghèo, vùng gặp rủi ro thường xuyên để
nuôi dưỡng các đối tượng mất khả năng và cơ hội tự kiếm sống, trước mắt triển khai tốt những
quy định cụ thể của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09/3/2000 về chính sách cứu trợ xã hội
trong 3 năm 2001-2003.
Điều chỉnh lại phương pháp phân bổ ngân sách để thực hiện các chính sách xã hội, trao quyền
ch
ủ động cho các địa phương, đặc biệt là cấp xã, huyện để đẩy mạnh phát triển quỹ cộng đồng ở
làng xóm và cấp xã.
(Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư)

Liên Hợp Quốc cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần đầu tư vào một hệ
thống an sinh xã hội hiện đại và có tính chất lồng ghép
Hà Nội, ngày 30/11/2006 – Trong khi Việt Nam đạt được những tiến bộ về mặt xã hội và kinh
tế thì việc cung cấp an sinh xã hội cần phải theo kịp nhằm trợ giúp một dân số đang tăng và
đầy năng động thông qua các chương trình được lồng ghép tốt phục vụ các chính sách về
y tế, chăm sóc trẻ em, giáo dục, đảm bảo việc làm và tiền lương hưu trí.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Liên Hợp Quốc đã cùng
gặp gỡ tại một hội thảo được tổ chức hôm nay tại Hà Nội nhằm thảo luận việc Phát triển một Hệ
thống An sinh Xã hội phục vụ Phát triển Con người tại Việt Nam.
“Khi Việt Nam đang hướng tới địa vị một quốc gia có thu nhập bậc trung, thì sự cần thiết phải bắt
đầu tư duy lại phương pháp tiếp cận an sinh xã hội của đất nước này càng trở nên rõ nét hơn”,
trích lời Điều phối viên Thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam – ông John Hendra – trong lời phát
biểu khai mạc của mình. “Việc hình thành nhanh chóng các thị trường quốc gia và việc tham gia
rộng lớn hơn vào các nền kinh tế khu vực và toàn cầu đã thúc đẩy các xu hướng hiện tại nhanh
chóng hướng theo sự cơ động về xã hội và địa lý. Người dân Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào
thu nhập từ tiền công và tiền lương. Các hình thức bảo trợ xã hội trước đây được cung cấp thông
qua các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhà nước hiện nay không còn đóng vai trò quan trọng
nữa”.
Trung tâm Phúc lợi tại các Quốc gia Đang phát triển thuộc Viện đại học Bath, được sự uỷ nhiệm
của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và được tài trợ bởi Sáng kiến Đối tác Chiến

lược giữa UNDP và Bộ Phát triển Quốc tế của Vương quốc Anh (DFID), đã trình bày hai bài thuyết
trình tại hội thảo này trong đó xem xét đến các chương trình an sinh xã hội hiện tại của Việt Nam.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chủ trì một phiên thảo luận về các ưu tiên nghiên cứu
cho năm tới. Hội thảo đã cung cấp một cơ hội cho các đại biểu của các cơ quan tài trợ, các tổ
chức Chính phủ và quốc tế để đưa ra các nhận xét có chiều sâu về các bài tham luận của Viện đại
học Bath và để xây dựng nền tảng cho một nghị trình nghiên cứu tiên tiến cho năm 2007 trong mối
quan hệ đối tác Bộ LĐTBXH-Viện KHXHVN-LHQ.
Việc cung cấp an sinh xã hội hiện tại bao gồm các chương trình đối với cán bộ nhân viên khu vực
chính quy cộng với trợ giúp xã hội thông qua các Chương trình Mục tiêu và các hình thức hoạt
động khác của khu vực công nhằm vào đối tượng là các cộng đồng chịu thiệt thòi. Những chiến
lược này đã đóng góp cho việc giảm nghèo và phát triển tại các vùng xa xôi hẻo lánh. Chính phủ
đã công nhận rằng trong một tương lai không xa Việt Nam sẽ cần phải có một phương pháp tiếp
cận hiện đại và có tính chất lồng ghép đối với chính sách xã hội giúp người dân đương đầu với các
rủi ro trong sinh kế và phúc lợi của mình, và để tránh rơi trở lại vào vòng đói nghèo vì ốm đau bệnh
tật, tật nguyền, mất công ăn việc làm, nuôi nấng con cái và tuổi già.
Tiên sỹ Martin Evans thuộc Trung tâm Phúc lợi tại các Quốc gia Đang phát triển thuộc Viện đại học
Bath, là trưởng nhóm nghiên cứu. Cùng với ông có Giáo sư Ian Gough là người đã chia sẻ các
quan điểm của mình về các ưu tiên nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm nhiều năm làm công tác
nghiên cứu về các vấn đề chính sách xã hội tại các nước OECD và các nước đang phát triển.
“Tổ chức Liên Hợp Quốc chúng tôi rất hân hạnh được Bà Bộ trưởng và Giáo sư Đỗ Hoài Nam -
Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - mời tham gia cùng với Chính phủ Việt Nam hoạch định
một đề nghị đối với một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và có tính chất lồng ghép đến năm
2008”, ông John Hendra nói. “Cùng hợp tác với nhau, chúng ta đã bắt đầu thực hiện một sáng kiến
tiến hành một công trình phân tích kỹ lưỡng các cứu xét về các khuynh hướng kinh tế và nhân
khẩu học, năng lực tài chính và phát triển con người nhằm cung cấp nội dung thông tin cho Chiến
lược Phát triển Kinh tế Xã hội 2011-2020 của Chính phủ. Tiền đề căn bản cho sự hợp tác của
chúng ta chính là một quá trình hoạch định chính sách tốt bắt đầu bằng sự phân tích cặn kẽ hiện
trạng. Hôm nay là một bước tiến tuyệt vời theo hướng đó”.
(Theo undp.org.)



An sinh xã hội
Muốn hay không, chúng ta phải công nhận một thực tế rằng: đất nước của chúng ta có an
ninh, ổn định, nhưng rất thiếu an sinh xã hội.
Ở Trung Đông cuộc ngừng bắn mong manh lúc nào cũng có khả năng bị đứt gãy bởi tiếng hỏa tiễn
và xe bọc thép; bom nổ ở bất kỳ nơi nào: chợ, công sở, đồn cảnh sát trên đất Iraq; tại các thành
phố lớn châu Âu và Bắc Mỹ cả chục chuyến bay hủy đột ngột, những người dân của các nước
giàu có nhất thế giới sống mà nơm nớp lo sợ bị khủng bố
Trong lúc đó tại Việt Nam trước buổi chung kết cuộc thi hoa hậu cả chục ngày, các chuyến bay đi
Nha Trang đã hết chỗ. Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch nói rằng Việt Nam là nơi an ninh
bậc nhất thế giới. Tất cả những điều trên là có thật. Xương máu đổ ra hàng thế kỷ đem lại cho
chúng ta những thập niên hòa bình mà mỗi người Việt Nam nâng niu từng ngày một. Cách cư xử
của chúng ta với thế giới, nếp sống của chúng ta, truyền thống hòa hiếu trong, ngoài của người
Việt cũng là cội nguồn của cuộc sống bình yên đó. Đúng, chúng ta đang được sống - một cách
xứng đáng - trong một đất nước an ninh.
Nhưng từ một góc độ khác, ở ta có bao nỗi bất an trong cuộc sống hằng ngày: Trước cửa nhà tôi
ở, trên con đường mới trước khi kịp đặt tên đã xảy ra ba vụ tai nạn chết người. Nhiều triệu người
Việt Nam như tôi nơm nớp lo khi con cái lên xe đạp ra khỏi nhà đi học. Ăn uống không an toàn ở
bất cứ đâu, cho dù ngoài quán xá, nơi nhà ăn tập thể hay cả ở nhà mình. Bao nhiêu chất độc hại
có thể trong thức ăn, kể cả cho trẻ con, bởi ít có nơi nào an toàn thực phẩm bị bỏ bê như ở Việt
Nam. Còn khi trẻ em lớn lên, bạn phập phồng nỗi lo chúng bị lôi kéo vào ma túy. Không có bom rơi
đạn nổ, nhưng đánh lộn, hành hung, đâm chém thành chuyện không hiếm từ thành thị đến nông
thôn. Nam thanh nữ tú bị trấn lột nơi tình tự, người có tuổi bị thóa mạ vô cớ chỗ công cộng.
Người Việt Nam có nỗi sợ khi nghĩ đến bệnh viện, bởi dẫu biết các nhân viên y tế rất cố gắng (có
lẽ ít ở đâu người làm ngành này lại chịu nhiều khó khăn như ở nước ta), thì cũng không thể giúp
chúng ta tránh được sự đông nghẹt, chật chội, thiếu thốn, có lúc không thể chạy chữa kịp thời. Khi
cần thiết phải đến nơi công sở, chẳng có gì đảm bảo bạn không bị đối xử thiếu tôn trọng. Mua phải
hàng rởm, bạn khó nghĩ rằng kẻ lừa bạn sớm bị trừng trị. Bạn trả tiền cho nước sạch, rồi bạn bàng
hoàng khi chợt hiểu nhiều năm bạn dùng nước nhiễm độc, mà kiện ai thì hầu như là chuyện vô
nghĩa. Bạn có những mối lo (thường là có cơ sở) chuyện thi cử, tuyển dụng thiếu công bằng,

chuyện đồng hồ điện phi mã, chuyện xe mang đi sửa bị "luộc" Cả trăm thứ khác, không sao kể
hết. Bạn không khỏi không thèm cái nền nếp trật tự, phải trái dứt khoát, thưởng phạt, luật lệ
nghiêm ngặt, đâu ra đấy ở các nước khác mà bạn có dịp chứng kiến hoặc nghe biết.
Muốn hay không, chúng ta phải công nhận một thực tế rằng: đất nước của chúng ta có an ninh, ổn
định, nhưng rất thiếu an sinh xã hội. Một phần là do các điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật
còn eo hẹp, nhưng phần khác là do những luộm thuộm của chính chúng ta, do cách quản lý xã hội,
ý thức tham gia vào tổ chức đời sống cộng đồng của chúng ta còn vô cùng yếu kém.
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng trải qua bao nhiêu năm chiến tranh, bom đạn, chúng ta hiểu quá rõ
cái giá của sự sống, của hạnh phúc sống bình yên. Nhưng rồi lúc hòa bình, chúng ta lại rất thiếu
tôn trọng với chính chất lượng sống của mỗi chúng ta?
Câu hỏi đặt ra là: Phải chăng đó cũng là một trong số các nguyên do khiến đa số khách du lịch đến
Việt Nam, đều thiện cảm với đất nước, với con người Việt Nam, nhưng chỉ số ít trong số họ quay
lại lần nữa?
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao vào các giai đoạn nguy biến, chúng ta biết cách tổ chức cuộc sống cho
cả xã hội một cách chu đáo, chặt chẽ khiến cả thế giới khâm phục, mà trong bối cảnh an ninh, ổn
định, lại kém cỏi, vụng về trong việc vun vén cho cuộc sống của chúng ta đỡ những lo âu thắc
thỏm?
Hỏi đã là trả lời. Có trách nhiệm của Nhà nước, nhưng có trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng.
Có thể có lập luận: Rồi kinh tế phát triển lên, các vấn đề tự nó được khắc phục theo đà văn minh
công nghiệp. Điều này chỉ đúng một nửa. Không ít các ví dụ cho thấy, kinh tế đi lên nhưng các vấn
đề xã hội càng gay gắt thêm. Giàu hơn nhưng an sinh kém đi, thì chất lượng cuộc sống không
tăng, mà là giảm. Việc Việt Nam vừa tụt hạng trong bảng đánh giá chất lượng cuộc sống là điều
rất đáng phải lo nghĩ.
Bên cạnh niềm vui, niềm tự hào có an ninh chính trị, ổn định xã hội, phải thẳng thắn nhìn thẳng
vào thực trạng an sinh xã hội thấp. Không xây dựng được an sinh xã hội cao trong khi có ổn định
và an ninh chung của đất nước - đó là sự hoang phí và kém cỏi không thể chấp nhận được. Sự
kém cỏi của mỗi người, của tất cả chúng ta.
Nguồn: TRẦN ĐĂNG TUẤN
Báo Thanh Niên


Thứ Năm, 23/08/2007, 07:38 (GMT+7)
UNDP công bố báo cáo:
An sinh xã hội VN: Giàu hưởng nhiều, nghèo
hưởng ít
TT - Báo cáo về an sinh xã hội (ASXH) VN được Chương
trình Phát triển LHQ (UNDP) công bố hôm qua tại Hà Nội
đã cho thấy bức tranh nghịch chiều trong hệ thống ASXH
của VN.
Tiến sĩ Martin Evans - lãnh đạo nhóm nghiên cứu, cho biết
nhóm giàu nhất (20% hộ giàu nhất VN) nhận được 47% lương
hưu, trong khi nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%, tỉ lệ này
với trợ giúp y tế lần lượt là 45% và 7%, trợ giúp giáo dục là
35% và 15%.
Tiến sĩ Evans cho biết có hai nguyên nhân. Thứ nhất, do phần
lớn các chính sách ASXH của VN như lương hưu, trợ cấp thương binh dành cho đối tượng là công
chức từ trước thời kỳ đổi mới đã về hưu và thương binh, gia đình liệt sĩ (những hộ gia đình này
thường không thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất).
Thứ hai, lợi ích ASXH phụ thuộc mức thu nhập của từng người, từng hộ gia đình khác nhau theo tỉ
lệ thuận do ai có thu nhập cao hơn có thể tham gia nhiều hơn vào các chương trình ASXH như
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
Trước thực trạng này, ông Johnathan Pincus - chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP tại VN, cho
biết tuy Chính phủ nhận thức rõ rằng giáo dục, cũng như y tế, phải dựa một phần vào thu phí
nhưng nhìn rộng hơn, Chính phủ phải thận trọng vì “nếu cho tiền (trợ cấp) rồi bên kia (tức các cơ
sở y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) lấy lại tiền thì kết quả có thể là con số 0 hoặc thậm chí
âm. Tóm lại là chính sách ASXH hiện nay của VN có giúp giảm nghèo nhưng không nhiều".
Ông Pincus khẳng định việc điều chỉnh hệ thống ASXH là một quyết định chính trị mà VN phải đưa
ra trên cơ sở tư vấn rộng rãi và công khai các bên khác nhau, gồm người lao động, công đoàn,
doanh nghiệp, chính quyền các cấp, xã hội dân sự, dân chúng nói chung.
“Không có một hệ thống nào đó để VN có thể áp dụng tuyệt đối. Mỗi nước có một lịch sử riêng và
đặc điểm kinh tế, xã hội riêng. Chính phủ phải tạo ra hệ thống riêng của mình để có được những

chính sách ASXH khả thi và hiện đại”, ông Pincus phân tích.
Một điểm quan trọng trong hệ thống đó, theo ông Pincus, là nó phải mang tính bao trùm để ai cũng
có thể đóng góp và đồng thời thu lợi từ hệ thống ASXH. Nếu hệ thống đó chỉ dành cho người
nghèo thì nó chỉ có tác dụng đối với riêng người nghèo và sẽ không thể thu hút sự hỗ trợ từ các
thành phần khác trong xã hội, và theo thời gian hệ thống đó sẽ có nguy cơ thất bại.
ASXH công bằng giúp hội nhập quốc tế thành công
Nghiên cứu được thực hiện phối hợp giữa nhóm chuyên gia từ Trường ĐH Bath (Anh) với UNDP,
Viện Khoa học xã hội VN và Bộ LĐ-TB&XH, dựa trên khảo sát mức sống hộ gia đình VN năm 2004
của Cục Thống kê.
Ông John Hendra, điều phối viên thường trú của LHQ, cho biết tài liệu mới nhất này của UNDP là
bước đi đầu tiên trong quá trình hợp tác để xây dựng đề cương về hệ thống ASXH tổng thể cho
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ VN giai đoạn 2011-2020.
“Chúng tôi tin rằng các phân tích kỹ lưỡng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách xã hội của VN

Khám, chữa bệnh mắt cho bệnh
nhân nghèo ở huyện Chợ Lách,
tỉnh Bến Tre - Ảnh: N.C.T.
xác định được các vấn đề ưu tiên cho cải cách ASXH, giảm bất bình đẳng về kinh tế và hỗ trợ
quốc gia hội nhập kinh tế quốc tế thành cộng”, ông Hendra giải thích. Ông khẳng định VN nên thiết
kế lại hệ thống ASXH vì những quốc gia hội nhập quốc tế thành công thường chi nhiều hơn cho
các chương trình ASXH.

Người nghèo Việt Nam hưởng an sinh xã hội thấp nhất
08:22' 23/08/2007 (GMT+7)
(VietNamNet) - Theo báo cáo công bố ngày 22/8 của LHQ, người nghèo vẫn chưa được
hưởng lợi nhiều từ hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, không thể xây dựng hệ thống an
sinh xã hội chỉ cho người nghèo. Phải xây dựng một hệ thống toàn diện, bao trùm.

Giàu hưởng nhiều, nghèo hưởng ít
Báo cáo của Chương trình phát triển LHQ (UNDP): "An sinh xã hội ở Việt Nam lũy tiến đến mức

nào?" vừa được công bố ngày 22/8, cho thấy tình hình an sinh xã hội Việt Nam đang lũy thoái.

Bản báo cáo dựa trên các số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004.

Người thiểu số hầu như chưa được hưởng lợi từ hệ thống an
sinh xã hội. Nguồn: www.ambhanoi.um.dk
Các chuyên gia nhận định, hệ thống an sinh xã hội không tác động ngang nhau lên toàn bộ dân số.
Phát triển kinh tế kéo theo nâng cao an sinh xã hội không nâng mọi người lên một mức như nhau.
Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được khoảng gần 40% lợi ích
an sinh xã hội. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa tới 7%.

Những người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở
nông thôn, người dân tộc Kinh, Hoa hưởng lợi nhiều hơn dân tộc thiểu số, sống ở miền Bắc
hưởng nhiều an sinh xã hội hơn miền Nam.

ASXH giúp cải thiện kỹ năng và
sức khỏe cho lực lượng lao động
quốc gia, từ đó, giúp các DN có
tính cạnh tranh hơn.
Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo
nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ
giúp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp
giáo dục của nhóm giàu nhất và nghèo nhất tương ứng là
35% và 15%. Chuyên gia kinh tế cao cấp Jonathan Pincus kết
luận: nhìn tổng quát, tình hình an sinh xã hội Việt Nam là lũy
thoái.

Ông phân tích thêm, người hưởng lợi chính từ ASXH của Việt
Nam lại là nhóm có thu nhập cao. Bất cứ lợi ích nào mà người
nghèo nhận được từ ASXH lại bị lấy lại bằng cách trả phí sử

dụng và các khoản chi tiêu khác cho y tế và giáo dục.

Chính phủ trợ cấp tiền cho các hộ nghèo nhất nhưng lại lấy lại đúng khoản đó thông qua phí sử
dụng. "Nếu một bên cho tiền thông qua ASXH, một bên lấy lại thông qua các khoản phí, lợi ích của
người dân thu được sẽ bằng 0, thậm chí, ở con số âm", ông Pincus nhấn mạnh.

ASXH không chỉ cho riêng người nghèo
TS Martin Evans, trưởng nhóm nghiên cứu, một nhân vật nổi tiếng trong chính sách xã hội và phân
tích thực chứng các hệ thống ASXH nói: Việt Nam cần phải ra quyết định để lấp những khoảng
trống còn tồn tại trong hệ thống ASXH của mình. "Đó là quyết định chính trị mà Chính phủ Việt
Nam cần phải đưa ra". Tuy nhiên, quyết định này phải trên cơ sở tham khảo rộng rãi và công khai
ý kiến của các bên liên quan: người lao động, công đoàn, các tổ ch
ức xã hội dân sự
Các chuyên gia của LHQ cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ASXH bao trùm, phổ
quát. Mọi người dân đều có thể đóng góp và hưởng lợi từ hệ thống ASXH ấy. Ông Pincuss phân
tích thêm, "dù muốn tăng mức sống của người nghèo, thì cũng không đồng nghĩa với việc loại
người có mức thu nhập ở tầm trung và cao ra khỏi mối quan tâm. Nếu chỉ là hệ thống ASXH cho
người nghèo, hệ thống sẽ giống nh
ư chương trình giúp người nghèo. Nếu như vậy, sẽ không nhận
được sự hỗ trợ của các lực lượng khác trong xã hội. Hệ thống ASXH vì thế không thể tồn tại về
lâu dài.

Nếu coi Việt Nam là một tập hợp khổng lồ các hộ gia đình và cộng gộp tất cả thu nhập của họ lại
cho Việt Nam thì năm 2004, thu nhập bình quân đầu người là 6,1 triệu đồng/năm. Cấu phần tổng
hợp lớn nhất trong thu nhập hội gia đình là từ làm công ăn lương, chiếm 32%. Thu nhập từ sản
xuất nông nghiệp của hộ gia đình chiếm 27%, và 22% từ kinh doanh buôn bán. Chuyển khoản cá
nhân trong nội bộ hộ gia đình thông qua các khoản tiền gửi chiếm 10%. Vai trò của ASXH chỉ hạn
chế, chiếm 4%, thấp hơn thu nhập từ cho thuê và các nguồn thu khác (5%). Tiền gửi không chính
thức của cá nhân trong hộ gia đình vượt xa vai trò của ASXH, với tỷ lệ 2,25:1. Thu nhập từ các
nguồn tiền gửi hỗ trợ trong gia đình có tác động đến thu nhập cao hơn nhiều so với chi chuyển

khoản của Nhà nước.
Trong 4% ASXH, thì hai phần ba dưới dạng trợ cấp bảo hiểm xã hội dài hạn (lương hưu và tiền
dành cho các gia đình liệt sỹ). Một phần tư trợ cấp là cho dịch vụ y tế. 9% cho chi trả phúc lợi xã
hội cho các đối tượng chính sách như cựu chiến binh, thương binh, gia đình liệt sỹ, 5% cho giáo
dục và 2% cho bảo hiểm ngắn hạn như ốm đau, thai sản cho người làm công ăn lương trong
diện hưởng bảo hiểm xã hội.
• Phương Loan
Đồng thời, ASXH giúp cộng đồng
có thể chia sẻ và quản lý được rủi
ro kinh tế. Nếu không, DN và
người lao động dễ bị rủi ro, ít có
khả năng đổi mới.
Quan trọng hơn, một hệ thống
ASXH tốt có thể giúp người dân
tự thoát nghèo và không bị tái
nghèo.


\
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội phù hợp để hội nhập
22/12/2006 4:33 PM
Hà Nội (TTXVN) - Hệ thống an sinh xã hội từng là công cụ đắc lực trong việc mang
thành quả của công cuộc phát triển đến với mọi người dân, nhất là người nghèo những
năm qua, nay đang đứng trước nhiều thách thức bởi sự tác động ngày càng sâu rộng
của việc gia nhập WTO.
Điều này đã được cảnh báo từ nhiều đối tác quốc tế trong các diễn đàn hợp tác gần
đây,
đồng thời cũng là mối quan tâm lớn của Chính phủ và các ngành hữu quan Việt
Nam.
Trong một cuộc hội thảo về an sinh xã hội gần đây, Bộ trưởng Lao động Thương binh

và Xã hội Nguyễn Thị Hằng, khẳng định rằng Việt Nam nhận thức rất rõ về những
thành quả cũng như thách thức trong lĩnh vực này và đang phối hợp với Chương trình
Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) xây d
ựng một hệ thống an sinh xã hội toàn diện để
đối phó với rủi ro trong hội nhập quốc tế.
Minh chứng rõ nét nhất cho hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam thời gian
qua chính là những thành tựu ấn tượng về xoá đói giảm nghèo từng được cộng đồng
quốc tế đánh giá cao, từng khiến Việt Nam trở thành quốc gia đi tiên phong trong việc
thực hiện các Mụ
c tiêu Thiên niên kỷ.
Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% năm 1992 xuống 8% cuối năm 2004,
vượt trước kế hoạch 10% đặt ra cho giai đoạn 2001-2005. Tính theo chuẩn nghèo mới
ban hành thì đến cuối năm 2006 này tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 19%.
Không chỉ về xoá đói nghèo, thời gian qua cũng ghi nhận sự thành công của Việt Nam
trên các lĩnh vực xã hội khác như giải quyết việc làm, giáo dục-đ
ào tạo, dạy nghề và
một số dịch vụ xã hội cơ bản. Mỗi năm, có khoảng 1,5 triệu lao động được tạo việc
làm mới. Cả nước đã đạt tiêu chuẩn về quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học.
Tỷ lệ gia đình được dùng nước sạch; phát thanh, truyền hình ngày càng gia tăng. Các
đối tượng thiệt thòi trong xã hội được chăm lo tốt hơn, đượ
c tạo điều kiện hòa nhập
cộng đồng và tiếp cận những thành tựu của đổi mới và phát triển.
Thành tựu này là kết quả của sự gia tăng đầu tư của Nhà nước cho các chương trình
xã hội. Nhiều chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội đã và đang được
triển khai có hiệu quả như xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc làm; phát triển kinh tế
các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; nước sạch và vệ sinh môi
trường; tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; xóa mù chữ và phổ cập tiểu học; phòng
chống các tệ nạn xã hội. Các Quỹ Quốc gia về xóa đói giảm nghèo, việc làm, đền ơn
đáp nghĩa, quỹ tình thương đã được thành lập và ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng
trong xã hội.

Tuy nhiên, đã đến lúc hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam cần ph
ải được thực hiện trên
bình diện rộng hơn và đi vào chiều sâu với những lĩnh vực và đối tượng cần được
hưởng lợi nhiều hơn do những tác động trực tiếp và gián tiếp từ việc hội nhập WTO
mang lại.
Đó là sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, nguy cơ thất nghiệp, sự tụt hậu về giáo
dục, vấn đề bảo vệ trẻ em Trong nhóm nhữ
ng đối tượng yếu thế cần được hưởng lợi
từ các chính sách an sinh xã hội sẽ có sự gia tăng những người nhiễm HIV/AIDS,
những người ảnh hưởng bởi thiên tai, người di cư, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, lạm
dụng và bóc lột thay vì chỉ bao gồm chủ yếu là người già không nơi nương tựa, trẻ em
mồ côi, người nghèo, người khuyết tật như hiện nay.
Bởi vậ
y, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Hằng, hệ thống an sinh xã hội toàn diện mà Việt
Nam đang xúc tiến xây dựng với sự hỗ trợ của quốc tế sẽ theo hướng bảo đảm hài hoà
giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, từng bước bao phủ hết các đối tượng trợ
cấp xã hội, mở rộng đối tượng trợ giúp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễ
n.
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp xã hội sẽ được tính toán cân đối với mức sống trung bình
của dân cư, với tiền lương tối thiểu trong từng thời kỳ; tăng cường các hình thức bảo
hiểm trong xã hội và có chính sách để người dân có thể tham gia rộng rãi, trong đó
chú trọng một hình thức mới là bảo hiểm thất nghiệp.
Luật Bảo hiểm xã hội vừa được Quố
c hội thông qua sẽ tạo điều kiện mở rộng đối tượng
tham gia và phát triển với các hình thức bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm bắt buộc, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp sẽ không chỉ
thực hiện các chức năng đơn thuần là chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động
không có việc làm mà còn thực hiện chức năng điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề, ngăn
ngừa thất nghiệp, xúc tiến các hoạt động để tăng việc làm và phát triển kỹ năng nghề
đối với người lao động.

Các dịch vụ xã hội cơ bả
n như y tế, giáo dục, kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh
sản, nước sạch sinh hoạt cũng sẽ được mở rộng đối tượng được thụ hưởng. Các chính
sách phục hồi chức năng cho người tàn tật, chữa trị cho người nghiện ma tuý, nhiễm
HIV/AIDS sẽ được tăng cường để giúp họ hoà nhập tốt vào cộng đồng./.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×