Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

(Luận Án Tiến Sĩ) Xác Định Tổ Hợp Lai Giữa Đực Landrace, Yorkshire, Pietrain Với Nái Móng Cái, Tuổi Cai Sữa Và Khẩu Phần Ăn Thích Hợp Để Sản Xuất Lợn Sữa Trong Nông Hộ Tại Thái Bình.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.54 KB, 150 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng
đƣợc bảo vệ ở bất cứ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận án

Bùi Quang Hộ


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của các
thầy, cô giáo, các tập thể, cá nhân cùng bạn bè đồng nghiệp.
Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy hƣớng dẫn khoa học:
TS. Trần Quốc Việt và PGS.TS. Nguyễn Văn Đức. Các thầy đã tận tâm và nhiệt
tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức chuyên môn, trao đổi phƣơng pháp luận, ý tƣởng
và nội dung nghiên cứu, động viên nghiên cứu sinh để hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Chăn ni, Phịng Đào tạo và
Thơng tin, Bộ mơn Dinh dƣỡng và Thức ăn chăn nuôi, Bộ môn Phân tích thức ăn
gia súc và Sản phẩm chăn ni đã giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập và
tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn tất các thủ tục bảo vệ luận án.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo và các Phòng, Ban thuộc
Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Bình, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thái


Bình, Cơng ty cổ phần xuất khẩu nơng sản thực phẩm Thái Bình; Lãnh đạo UBND
xã, đồng chí thú y viên và các nông hộ chăn nuôi tại xã Thụy Ninh, huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc thực hiện
đề tài nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân, gia đình
đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành luận
án.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận án

Bùi Quang Hộ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN...................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN ........................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN ..................................................... xiii
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu......................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................3
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................3
Chƣơng 1 .....................................................................................................................5
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................................5
1.1. Một số giống lợn nội, lợn lai đƣợc nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc Việt

Nam .............................................................................................................................5
1.1.1. Một số giống lợn nội thuần đƣợc nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc ...........5
1.1.1.1. Giống lợn Móng Cái ......................................................................................5
1.1.1.2. Giống lợn Ỉ .....................................................................................................7
1.1.1.3. Giống lợn Lang Hồng ....................................................................................9
1.1.2. Một số tổ hợp lợn lai (ngoại x nội) đƣợc nuôi để sản xuất lợn sữa phổ biến ở
miền Bắc ......................................................................................................................9
1.1.2.1. Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) .............................................................................11
1.1.2.2. Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) ..........................................................................11
1.1.2.3. Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) ............................................................................12
1.2. Cơ sở khoa học của ƣu thế lai ............................................................................14
1.2.1. Khái niệm về ƣu thế lai ...................................................................................14
1.2.2. Bản chất di truyền của ƣu thế lai .....................................................................14


iv

1.2.3. Thành phần của ƣu thế lai ...............................................................................17
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến ƣu thế lai ..........................................................18
1.2.5. Sự biểu hiện của ƣu thế lai trong chăn nuôi ....................................................19
1.3. Cơ sở sinh học của sinh trƣởng ở lợn con và những nhân tố ảnh hƣởng ...........20
1.3.1. Cơ sở sinh học của sự sinh trƣởng ở lợn con ..................................................20
1.3.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến sinh trƣởng của lợn con ...................................21
1.3.2.1. Ảnh hƣởng của yếu tố di truyền đến sinh trƣởng lợn con ...........................21
1.3.2.2. Ảnh hƣởng của dinh dƣỡng đến sự hình thành và phát triển của hệ cơ xƣơng
ở lợn con ....................................................................................................................23
1.4. Tiêu hóa ở lợn con và ảnh hƣởng của cai sữa đến sinh trƣởng của lợn con ......25
1.4.1. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dƣỡng của lợn con .....................25
1.4.2. Hoạt tính của các enzyme tiêu hóa và sự tiêu hóa enzyme trong hệ thống dạ
dày ruột của lợn con ..................................................................................................25

1.4.3. Ảnh hƣởng của cai sữa đến sinh trƣởng của lợn con ......................................27
1.5. Chất lƣợng thịt lợn con và những yếu tố ảnh hƣởng .........................................29
1.5.1. Thành phần thân thịt của lợn con và những yếu tố ảnh hƣởng .......................29
1.5.2. Màu sắc của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hƣởng ....................................31
1.5.3. Mùi của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hƣởng ...........................................32
1.5.4. Độ mềm của thịt lợn con và những yếu tố ảnh hƣởng ....................................33
1.6. Tình hình nghiên cứu về lợn con trong và ngồi nƣớc ......................................34
1.6.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ...................................................................34
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................39
1.6.2.1. Những nghiên cứu về các tổ hợp lai (ngoại x MC) và ƣu thế lai .................39
1.6.2.2. Những nghiên cứu về tuổi cai sữa lợn con ...................................................40
1.6.2.3. Những nghiên cứu về khẩu phần ăn cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi
...................................................................................................................................42
1.6.2.4. Tình hình giết mổ lợn sữa và xuất khẩu thịt lợn sữa của Việt Nam ............44
Chƣơng 2 ...................................................................................................................48
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................48


v

2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................48
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................48
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................48
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................49
2.4.1. Bố trí thí nghiệm .............................................................................................49
2.4.2. Khẩu phần cho lợn thí nghiệm ........................................................................50
2.4.2.1. Khẩu phần cho lợn nái .................................................................................50
2.4.2.2. Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm ..............................................................51
2.4.3. Phƣơng thức ni dƣỡng lợn thí nghiệm ........................................................53
2.4.3.1. Phƣơng thức nuôi dƣỡng lợn nái giai đoạn chờ phối và mang thai .............53

2.4.3.2. Phƣơng thức nuôi dƣỡng lợn nái giai đoạn nuôi con ...................................53
2.4.3.3. Phƣơng thức nuôi dƣỡng lợn con .................................................................53
2.4.4. Phƣơng pháp mổ khảo sát ...............................................................................54
2.5. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................54
2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái .....................54
2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của lợn con ................................55
2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ..........................55
2.5.4. Chỉ tiêu sử dụng để đánh giá thành phần thân thịt lợn con .............................56
2.6. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................................56
Chƣơng 3 ...................................................................................................................58
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................58
3.1. Ảnh hƣởng của giống lợn đực đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái và
khả năng sinh trƣởng, hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ...................................58
3.1.1. Ảnh hƣởng của đực giống đến năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong
ba tổ hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) ...............................................58
3.1.1.1. Số con sơ sinh sống/ổ ...................................................................................59
3.1.1.2. Số con để nuôi/ổ ...........................................................................................60
3.1.1.3. Số con cai sữa/ổ ...........................................................................................61
3.1.1.4. Số con lợn con 42 ngày tuổi/ổ ......................................................................62


vi

3.1.1.5. Khối lƣợng sơ sinh/con ................................................................................63
3.1.1.6. Khối lƣợng cai sữa/con ................................................................................64
3.1.1.7. Khối lƣợng lợn con 42 ngày tuổi .................................................................65
3.1.2. Ảnh hƣởng của lợn đực giống đến khả năng sinh trƣởng của lợn con ở các tổ
hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) ...................................................65
3.1.2.1. Sinh trƣởng của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa ...........................................66
3.1.2.2. Sinh trƣởng của lợn con từ cai sữa đến 42 ngày tuổi ...................................67

3.1.2.3. Sinh trƣởng của lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi...................................67
3.1.3. Ảnh hƣởng của đực phối đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ở các tổ
hợp lai F1(YxMC), F1(LRxMC) và F1(PixMC) .........................................................68
3.1.3.1. Ảnh hƣởng của đực phối đến mức thu nhận thức ăn/ngày của lợn con .......68
3.1.3.2. Ảnh hƣởng của đực phối đến mức tiêu tốn thức ăn của lợn con .................69
3.2. Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức
ăn của lợn con ...........................................................................................................72
3.2.1. Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trƣởng của lợn con ...............72
3.2.2. Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con .........74
3.2.2.1. Ảnh hƣởng tuổi cai sữa đến lƣợng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con .......74
3.2.2.2. Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con .....................76
3.3. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn
con .............................................................................................................................78
3.3.1. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến khả năng sinh trƣởng của lợn con .................78
3.3.2. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ...........81
3.3.2.1. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến lƣợng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con ..81
3.3.2.2. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con .......................82
3.3.2.3. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi .84
3.4. Tác động đồng thời của ba yếu tố: Tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần đến khả
năng sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con ......................................85
3.4.1. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lƣợng
lợn con 42 ngày tuổi ..................................................................................................88


vii

3.4.1.1. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lƣợng lợn con
42 ngày tuổi ...............................................................................................................88
3.4.1.2. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lƣợng lợn con
42 ngày tuổi ...............................................................................................................89

3.4.1.3. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối
lƣợng lợn con 42 ngày tuổi .......................................................................................90
3.4.2. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối
lƣợng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi ................................................................92
3.4.2.1. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối lƣợng lợn
con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi.................................................................................93
3.4.2.2. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lƣợng lợn
con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi.................................................................................94
3.4.2.3. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng
khối lƣợng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi ........................................................95
3.4.3. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến lƣợng thức
ăn thu nhận/ngày của lợn con ....................................................................................97
3.4.3.1. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lƣợng thức ăn thu
nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con ..................................................98
3.4.3.2. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lƣợng thức ăn thu
nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con ..................................................99
3.4.4. Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức
ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi ...................................................................................103
3.4.4.1. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1 kg
lợn con 42 ngày tuổi ................................................................................................103
3.4.4.2. Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1
kg lợn con 42 ngày tuổi ...........................................................................................104
3.5. Ảnh hƣởng của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa, khẩu phần và tƣơng tác giữa
chúng đến tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi ................................................107


viii

3.5.1. Ảnh hƣởng của từng yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ lệ
móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ................................................................................108

3.5.1.1. Ảnh hƣởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ..........108
3.5.1.2. Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .......110
3.5.1.3. Ảnh hƣởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .........110
3.5.2. Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tỷ
lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ............................................................................112
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................115
Kết luận ...................................................................................................................115
Đề nghị ....................................................................................................................116
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ ...........117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................118
Tài liệu tiếng Việt....................................................................................................118
Tài liệu tiếng nƣớc ngoài ........................................................................................125
PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................137


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
a*

Rednees (độ đỏ)

ARC

Agriculture Research Council (Hội đồng nghiên cứu nông nghiệp Ạnh)

b*

Yellownees (độ nâu)


CS

Cai sữa

cs

Cộng sự

KL

Khối lƣợng

KP

Khẩu phần

L*

Lightnees (độ sáng)

LRxMC

Đực Landrace phối với nái Móng Cái

LR

Landrace

MC


Móng Cái

NRC

National Research Council (Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ)

PixMC

Đực Pietrain phối với nái Móng Cái

Pi

Pietrain

SAS

Statistical Analysis Systems

SS

Sơ sinh

TATN

Thức ăn thu nhận

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


TH

Tổ hợp

TKL

Tăng khối lƣợng

TTTA

Tiêu tốn thức ăn

YxMC

Đực Yorkshire phối với nái Móng Cái

Y

Yorkshire


x

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1.1: Tƣơng quan giữa khối lƣợng cơ thể và khối lƣợng protein, khối lƣợng mỡ
ở lợn con .........................................................................................................30
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................50
Bảng 2.2: Khẩu phần cho lợn nái Móng Cái .............................................................51
Bảng 2.3: Bảng Khẩu phần cho lợn con thí nghiệm .................................................52
Bảng 3.1: Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái trong ba tổ hợp lai F 1(YxMC),

F1(LRxMC) và F1(PixMC).............................................................................59
Bảng 3.2: Khả năng sinh trƣởng của lợn con ở các tổ hợp lai F1(YxMC),
F1(LRxMC) và F1(PixMC) .............................................................................66
Bảng 3.3: Thu nhận thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC)
và F1(PixMC) .................................................................................................68
Bảng 3.4: Tiêu tốn thức ăn của lợn con ở các tổ hợp lợn lai F1(YxMC), F1(LRxMC)
và F1(PixMC) .................................................................................................70
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến khả năng sinh trƣởng của lợn con.........72
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến lƣợng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
........................................................................................................................74
Bảng 3.7: Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai
đoạn ................................................................................................................77
Bảng 3.8: Ảnh hƣởng của khẩu phần đến khả năng sinh trƣởng lợn con .................79
Bảng 3.9: Ảnh hƣởng của khẩu phần đến lƣợng thức ăn thu nhận/ngày của lợn con
........................................................................................................................82
Bảng 3.10: Ảnh hƣởng của khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn của lợn con qua các giai
đoạn ................................................................................................................83
Bảng 3.11: Chi phí thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi .............................................84
Bảng 3.12: Tác động đồng thời của ba yếu tố TH, CS, KP với các tổ hợp tƣơng tác
đến sinh trƣởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con .............................86


xi

Bảng 3.13: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến khối lƣợng lợn
con 42 ngày tuổi .............................................................................................88
Bảng 3.14: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối lƣợng lợn
con 42 ngày tuổi .............................................................................................89
Bảng 3.15: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến khối
lƣợng lợn con 42 ngày tuổi ............................................................................91

Bảng 3.16: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến tăng khối lƣợng
lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi ...............................................................93
Bảng 3.17: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng khối lƣợng
lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi ...............................................................94
Bảng 3.18: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến tăng
khối lƣợng lợn con từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi .............................................96
Bảng 3.19: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và tuổi cai sữa đến lƣợng thức ăn
thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con .................................98
Bảng 3.20: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến lƣợng thức ăn
thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con .................................99
Bảng 3.21: Tác động đồng thời của tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần đến lƣợng
thức ăn thu nhận/ngày từ sơ sinh đến 42 ngày tuổi của lợn con ..................101
Bảng 3.22: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tổ hợp lai và khẩu phần đến tiêu tốn thức ăn/1
kg lợn con 42 ngày tuổi ................................................................................103
Bảng 3.23: Ảnh hƣởng tƣơng tác của tuổi cai sữa và khẩu phần đến tiêu tốn thức
ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi ........................................................................104
Bảng 3.24: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con 42 ngày tuổi ............................................106
Bảng 3.25: Ảnh hƣởng của tổ hợp lai đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ....108
Bảng 3.26: Ảnh hƣởng của tuổi cai sữa đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi .110
Bảng 3.27: Ảnh hƣởng của khẩu phần đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ...111
Bảng 3.28: Tác động đồng thời của ba yếu tố tổ hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần
đến tỷ lệ móc hàm lợn con 42 ngày tuổi ......................................................112


xii

Bảng 3.29: Tỷ lệ móc hàm của lợn con ở 42 ngày tuổi do tác động đồng thời của tổ
hợp lai, tuổi cai sữa và khẩu phần ................................................................113



xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 1.1: Lợn Móng Cái .............................................................................................6
Hình 1.2: Lợn Ỉ ............................................................................................................8
Hình 1.3: Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) 42 ngày tuổi ....................................................11
Hình 1.4: Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) 42 ngày tuổi ..................................................12
Hình 1.5: Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) 42 ngày tuổi ....................................................13
Hình 1.6: Quy trình giết mổ, bảo quản lợn sữa đông lạnh xuất khẩu của Cơng ty cổ
phần xuất nhập khẩu thực phẩm Thái Bình ....................................................46


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thịt lợn sữa là một loại thực phẩm đặc sản, gắn liền với văn hóa ẩm thực và
tín ngƣỡng tơn giáo của một số dân tộc ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Ở châu Âu, từ thời La mã cổ đại, thịt lợn sữa đã đƣợc sử dụng nhƣ một loại
thực phẩm trong các bữa tiệc cung đình và đến nay nhiều nƣớc nhƣ Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Rumani, Đức, liên bang Nga, Serbia …, vẫn đƣợc xem là món thực
phẩm đặc sản đƣợc nhiều ngƣời ƣa chuộng. Đến Tây Ban Nha, du khách khơng thể
bỏ qua món ăn bản địa truyền thống “Lechon”, chính là thịt lợn sữa quay hảo hạng
có lịch sử hàng nghìn năm nay. Văn hóa ẩm thực “Lechon” cũng theo chân của các
nhà thực dân Tây Ban Nha tỏa đến nhiều nƣớc Mỹ Latin nhƣ Cuba, Colombia,
Bolivia, Ecuador, Peru, Costa Rica, cộng hòa Dominica… (Gorle và cs., 1989). Ở
Hoa Kỳ, thịt lợn sữa quay cũng đƣợc sử dụng nhiều trong các buổi tiệc tùng, lễ hội,
đặc biệt phổ biến ở miền Nam nƣớc Mỹ.
Ở châu Á, các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…, thịt lợn sữa là

món ăn truyền thống gắn liền với tín ngƣỡng tôn giáo và hoạt động tâm linh thƣờng
đƣợc sử dụng trong các ngày lễ hội, thờ cúng thần linh, cƣới hỏi…. Thịt lợn sữa
không chỉ là loại thực phẩm đặc biệt gắn liền với tín ngƣỡng tơn giáo mà cịn là
món ăn ngon, bổ dƣỡng, đƣợc nhiều ngƣời ƣa thích, nên nhu cầu loại thực phẩm
này trên thế giới ngày càng tăng.
Để đáp ứng với nhu cầu đó, từ nhiều năm nay, một số tỉnh ở miền Bắc nƣớc
ta đã chăn nuôi để sản xuất thịt lợn sữa không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng trong
nƣớc mà còn xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần tạo cơng ăn
việc làm, xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của ngƣời Chăn ni.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, không chỉ biết đến trồng lúa nƣớc nổi
tiếng mà còn là một trong các tỉnh vùng đồng bằng sơng Hồng có ngành chăn ni
lợn phát triển với tổng đàn trên 1 triệu con, hàng năm xuất chuồng từ 800 đến 900
ngàn lợn thịt với sản lƣợng trên 120 nghìn tấn (Niên giám thống kê Thái Bình,


2

2013). Sản xuất thịt lợn sữa là thế mạnh của Thái Bình, đƣợc hình thành và phát
triển từ những năm 1980 với sản lƣợng hàng năm từ 2.000 đến 2.500 tấn để cung
cấp cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu sang một số nƣớc, vùng lãnh thổ nhƣ Hồng
Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia. (Niên giám thống kê Thái Bình, 2013).
Thịt lợn sữa đƣợc chế biến từ lợn nguyên con đang trong giai đoạn bú sữa
hoặc sau cai sữa với độ tuổi khoảng 42 ngày. Nguồn lợn để sản xuất thịt lợn sữa ở
Thái Bình là lợn lai F1 đƣợc tạo ra bởi đực giống ngoại (Yorkshire – Y, Landrace –
LR, Pietrain – Pi) phối giống với lợn nái Móng Cái (MC) đƣợc ni ở các nơng hộ
và gia trại chăn ni. Với đặc tính di truyền của con lai F1(ngoại x MC) đƣợc nuôi
trong điều kiện nông hộ và gia trại, đến 42 ngày tuổi là đạt đƣợc yêu cầu về khối
lƣợng và các chỉ tiêu chất lƣợng thịt của khách hàng.
Để nâng cao chất lƣợng sản phẩm thịt lợn sữa phục vụ xuất khẩu, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành số 10-TCN 508-2002

đối với lợn sữa lạnh đông xuất khẩu: Lợn con thƣơng phẩm, lợn nội hoặc lai (ngoại
x nội) có độ tuổi từ 30 ngày đến 60 ngày, khối lƣợng từ 3,0 kg đến 9,0 kg và đảm
bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Để đáp ứng với tiêu chuẩn này,
đồng thời đáp ứng yêu cầu của các đối tác nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất
thì ba vấn đề đang đặt ra cho ngƣời chăn nuôi lợn sữa: (i) giải pháp về giống là sử
dụng lợn MC thuần hay lợn lai F1(ngoại x MC) và nếu là lợn lai F1 thì sử dụng lợn
đực giống ngoại nào: Yorkshire, Landrace hay Pietrain; (ii) Cai sữa ở độ tuổi nào:
21 ngày hay 35 ngày tuổi; và (iii) khẩu phần nào: có hàm lƣợng dinh dƣỡng cao hay
thấp để đạt đƣợc khối lƣợng và chất lƣợng thịt đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và đạt
hiệu quả kinh tế cao. Để góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn nêu trên của ngƣời
chăn nuôi, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định tổ hợp lai giữa đực Landrace,
Yorkshire, Pietrain với nái Móng Cái, tuổi cai sữa và khẩu phần ăn thích hợp để
sản xuất lợn sữa trong nơng hộ tại Thái bình”.

2. Mục tiêu của đề tài
 Xác định đƣợc tổ hợp lợn lai (ngoại x MC) thích hợp để sản xuất thịt lợn
sữa trong điều kiện chăn ni nơng hộ và gia trại ở Thái Bình đạt hiệu quả cao.


3

 Xác định đƣợc tuổi cai sữa thích hợp cho ba tổ hợp lợn lai F 1(ngoại x MC)
để sản xuất lợn sữa xuất khẩu đạt hiệu quả cao.
 Xác định đƣợc khẩu phần thích hợp cho lợn lai F1(ngoại x MC) giai đoạn
từ tập ăn đến 42 ngày tuổi trong điều kiện thức ăn và nuôi dƣỡng ở nông hộ và gia
trại để sản xuất lợn sữa phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nhằm nâng cao năng
suất, chất lƣợng thịt lợn sữa và hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi lợn sữa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
 Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú cơ sở dữ liệu về: (i)

Tổ hợp lợn lai giữa lợn đực giống ngoại Y, LR, Pi với nái MC để sản xuất lợn con
thƣơng phẩm đạt năng suất và hiệu quả cao; (ii) tuổi cai sữa thích hợp và (iii) khẩu
phần thích hợp cho lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi để sản xuất thịt lợn sữa phục
vụ tiêu dùng và xuất khẩu phù hợp với điều kiện thức ăn và nuôi dƣỡng trong các
nông hộ và gia trại ở Thái Bình và vùng đồng bằng sơng Hồng.
 Kết quả của đề tài luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ở các viện nghiên cứu và trƣờng đại học nông
nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi lợn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu là tài liệu có cơ sở khoa học để giúp cho các cơ quan
quản lý Nhà nƣớc trong việc xây dựng tái cơ cấu ngành chăn nuôi ở những tỉnh,
vùng có lợi thế về chăn ni lợn sữa phục vụ tiêu dùng trong nƣớc và xuất khẩu.
 Kết quả của đề tài cũng góp phần xây dựng quy trình sản xuất thịt lợn sữa
hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng và xuất khẩu, tạo sinh kế bền vững cho ngƣời dân
ở khu vực nơng thơn, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân, đồng thời tận dụng
nguồn lao động và tài ngun trong nơng thơn.
4. Những đóng góp mới của luận án
 Xác định đƣợc sử dụng lợn đực Pietrain phối với lợn nái Móng Cái đạt số
con (để ni, cai sữa và 42 ngày)/ổ, khối lƣợng trung bình/con ở 42 ngày và tiêu tốn
thức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi tốt hơn so với sử dụng lợn đực Yorkshire; Landrace


4

phối với nái Móng Cái. Khơng có sự khác biệt về sinh sản ở lợn nái Móng Cái, sinh
trƣởng, tiêu tốn thức ăn ở lợn con giữa hai tổ hợp lai F1(YxMC) và F1(LRxMC).
 Xác định đƣợc cai sữa 21 ngày tuổi đạt hiệu quả cao hơn về khối lƣợng
lợn con 42 ngày tuổi/con và tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngày tuổi so với cai sữa
35 ngày tuổi ở cả ba tổ hợp lai.
 Khẩu phần mức dinh dƣỡng cao (3265 kcal ME/kg, 21% protein thô,

1,35% lysine) nuôi lợn con từ tập ăn đến 42 ngày tuổi đạt hiệu quả cao hơn về các
chỉ tiêu khối lƣợng lợn con 42 ngày tuổi/con, tiêu tốn thức ăn/kg lợn con 42 ngày
tuổi so với nuôi bằng khẩu phần mức dinh dƣỡng thấp (3050 kcal ME/kg, 19%
protein thô, 1,25% lysine).
 Lần đầu tiên xác định đƣợc ảnh hƣởng tƣơng tác giữa các yếu tố (tổ hợp
lai – TH, tuổi cai sữa – CS, khẩu phần – KP) đến khả năng sinh trƣởng, tiêu tốn
thức ăn, tỷ lệ móc hàm của lợn con 42 ngày tuổi. Theo đó, đã xác định đƣợc lợn con
tổ hợp lai F1(PixMC) cai sữa ở 21 ngày tuổi và ni bằng khẩu phần có mức dinh
dƣỡng cao đạt khối lƣợng ở 42 ngày tuổi cao hơn với mức tiêu tốn thức ăn/kg thấp
hơn so với lợn con của hai tổ hợp F1(YxMC); F1(LRxMC), đồng thời cũng đạt cao
hơn về tỷ lệ móc hàm.


5

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số giống lợn nội, lợn lai đƣợc nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc Việt
Nam
Lợn sữa (sukling pig) đƣợc sản xuất từ lợn con thƣơng phẩm là lợn nội hoặc
lợn ngoại lai nội, có độ tuổi từ 30 đến 60 ngày, khối lƣợng lợn hơi phải đạt từ 3,0
đến 9,0 kg và có đủ điều kiện về vệ sinh thú y theo qui định của Pháp lệnh Thú y
(Tiêu chuẩn ngành số 10TCN 508-2002 Lợn sữa lạnh đông xuất khẩu).
1.1.1. Một số giống lợn nội thuần được nuôi để sản xuất lợn sữa ở miền Bắc
Miền Bắc nƣớc ta có nhiều giống lợn nội nhƣng phổ biến nhất là lợn Móng Cái,
Ỉ, Lang Hồng, Mƣờng Khƣơng, Tạp Ná, Lũng Pù, Cỏ, Mẹo, Mán (Nguyễn Văn Đức,
2012). Trong đó các giống lợn Móng Cái, Ỉ, Lang Hồng có những đặc điểm quý, đó là
khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô, khả năng thích nghi cao, khả năng chống
chịu bệnh tốt, thịt thơm ngon, ... Đặc biệt là năng suất sinh sản cao nên đƣợc nuôi nhiều
trong điều kiện chăn nuôi nơng hộ để sản suất lợn sữa.

1.1.1.1. Giống lợn Móng Cái
Nguồn gốc và đặc điểm ngoại hình:
Là giống lợn nội đƣợc hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đơng Bắc Việt
Nam. Trƣớc đây lợn Móng Cái và lợn Ỉ là hai giống lợn nội chính đƣợc ni và phát
triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của miền Bắc và miền Trung nƣớc ta. Có thể
xem các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (Đông Triều) của tỉnh Quảng
Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái. Do đặc điểm sinh sản tốt nên từ những
năm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã phát triển ra khắp đồng bằng Bắc Bộ làm cho
vùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần. Từ sau 1975 giống lợn này đƣợc phát triển ra các
tỉnh miền Trung kể cả phía Nam. Lợn Móng Cái có một số đặc điểm nhƣ đầu đen,
có điểm trắng giữa trán, lƣng và mơng có mảng đen kéo dài hình n ngựa, đầu to,
miệng nhỏ dài, tai nhỏ và nhọn, lƣng võng, bụng hơi xệ. Ƣu điểm của giống lợn này


6

là sớm thành thục về tính dục, sinh sản tốt, ni con khéo, ít mắc bệnh kể cả trong
điều kiện vệ sinh kém (Nguyễn Văn Đức và cs., 1997).
Khả năng sản xuất:
Lợn Móng Cái sinh trƣởng chậm: khối lƣợng ở 2 và 10 tháng tuổi tƣơng ứng là
5,5 và 83 kg. Lợn Móng Cái sinh sản tốt nhất trong các giống lợn nội của ta. Trung
bình lợn có 12 vú, lợn cái phát dục sớm lúc 5 tháng tuổi và lợn đực có biểu hiện nhảy
giống lúc 2 tháng tuổi (Nguyễn Văn Thiện và cs., 1999). Số con sơ sinh sống/ổ cao
(11-13 con), cá biệt có lứa có nái đẻ kỷ lục là 28 con. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 170
ngày, số lứa đẻ/nái/năm là 2,2 lứa. Khả năng làm mẹ rất tốt. Khối lƣợng sơ sinh thấp:
0,5-0,6 kg/con và khối lƣợng cai sữa ở 7-8 tuần tuổi là 5,0-6,0 kg/con. Lợn Móng Cái
có tốc độ tăng khối lƣợng chậm, trung bình là 330 g/ngày (200-400 g/ngày). Tỷ lệ móc
hàm thấp: 73-75%, tỷ lệ nạc/thịt xẻ rất thấp: 33-35%, tỷ lệ mỡ/thịt xẻ: 35-38%, tiêu tốn
thức ăn cao: 4,0-4,5 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng (Nguyễn Văn Đức, 2012).


Lợn nái Móng Cái

Lợn đực Móng Cái

Hình 1.1: Lợn Móng Cái
Rõ ràng, ni lợn Móng Cái khai thác thịt là khơng hiệu quả nên chúng
khơng đƣợc ni cho mục đích này mà chủ yếu là sử dụng làm nái nền. Nhờ áp
dụng chọn lọc, Viện Chăn nuôi đã chọn đƣợc 2 nhóm MC15 và MC3000 tốt (Nguyễn
Văn Đức và cs., 2000; Nguyễn Văn Đức và cs., 2004; Nguyễn Văn Đức, 2005;
Giang Hồng Tuyến, 2008):
 Nhóm MC15 có khả năng sản xuất tốt: tăng khối lƣợng đạt 400 g/ngày và tỷ
lệ nạc đạt 38%.


7

 Nhóm MC3000 có khả năng sinh sản tốt: số con sơ sinh sống/ổ đạt tới 12,75
con.
Giống Móng Cái chủ yếu đƣợc sử dụng làm nái nền, cho phối với đực ngoại
để khai thác ƣu thế sinh sản rất tốt của nó. Ngồi ra, giống Móng Cái cịn đƣợc lai
với các giống ngoại cao sản nhƣ Large White, Landrace và Pietrain tạo ra nái lai
(ngoại x nội) tốt trong hệ thống giống lợn để khai thác tối đa ƣu thế lai về sinh sản.
Trong quá trình chọn lọc nâng cao sinh sản, cần phải chú ý đến cải thiện các gen
nhƣợc điểm nhƣ tăng khối lƣợng và tỷ lệ nạc thấp vì khi lai với các giống lợn cao
sản, chúng mang đặc tính di truyền trung gian. Vì vậy, để các tổ hợp lai nuôi thịt
đạt đƣợc năng suất và chất lƣợng cao về tăng khối lƣợng và tỷ lệ nạc phải đƣợc
chọn lọc cải thiện trƣớc khi cho lai tạo và nên sử dụng nhóm MC 15 vì nhóm lợn
này tăng khối lƣợng đạt 400 g/ngày và tỷ lệ nạc đạt 38%. Đồng thời, sử dụng nái
lai để tạo các tổ hợp lai 3 hoặc 4 giống nuôi thịt có mức tăng khối lƣợng và tỷ lệ
nạc cao, chất lƣợng thịt thơm ngon và hiệu quả kinh tế lớn.

1.1.1.2. Giống lợn Ỉ
Nguồn gốc và ngoại hình:
Có nguồn gốc ở tỉnh Nam Định, hiện giống lợn này đang ở trong tình trạng tuyệt
chủng và chỉ cịn sót lại ở một số xã của tỉnh Thanh Hoá. Qua một thời gian dài,
giống lợn Ỉ mỡ đã tạp giao với các nhóm giống lợn khác và trở thành giống lợn Ỉ
ngày nay với hai loại hình chính là Ỉ mỡ và Ỉ pha. Chúng có một số đặc điểm ngoại
hình chung nhƣ da đen, lông ngắn và thƣa, đầu to, lƣng thẳng, bụng xệ và chân
thấp. Lợn Ỉ có những đặc điểm di truyền quý giá nhƣ thành thục sớm, mắn đẻ, khéo
nuôi con, khả năng sử dụng tốt các loại thức ăn thô xanh, khả năng chống chịu bệnh
tốt (Nguyễn Văn Đức, 2012).


8

Lợn đực Ỉ mỡ

Lợn cái Ỉ mỡ
Hình 1.2: Lợn Ỉ

Khả năng sản xuất:
Lợn cái Ỉ mỡ động dục lúc 5 tháng tuổi và phối giống lần đầu ở 8 tháng. Số
con sơ sinh sống 9,5 con/ổ, biến động từ 3 đến 15 con. Số con cai sữa/ổ là 7,0 con,
khoảng cách lứa đẻ là 188-199 ngày. Do lợn có tầm vóc nhỏ nên giết thịt ở 10-12
tháng tuổi đạt tỷ lệ móc hàm 70%, tỷ lệ thịt xẻ 63%, tỷ lệ mỡ 48%, tích lũy mỡ sớm
hơn các giống lợn khác, tỷ lệ nạc 32,3-35,2% và dày mỡ lƣng 40 mm. Tăng khối
lƣợng 139-208 g/ngày, ni tốt có thể đạt tới 375 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn cao 4,875,68 kg TA/kg tăng khối lƣợng (Nguyễn Văn Đức, 2012).
Lợn Ỉ pha có khối lƣợng sơ sinh 0,42-0,45 kg/con và 12 tháng tuổi từ 48-50
kg. Lợn cái động dục lúc 4-5 tháng tuổi, có thể phối giống lúc 6-7 tháng tuổi. Lợn Ỉ
pha có số vú trung bình là 10 vú. Số con sơ sinh sống là 9,6 con/ổ, biến động từ 4
đến 15 con. Khoảng cách lứa đẻ 189 ngày. Lợn đực phát dục sớm, có thể giao phối

lúc 4-5 tháng tuổi và sử dụng trong 4-6 năm. Khối lƣợng trƣởng thành lợn cái và
lợn đực tƣơng ứng là 75 và 80 kg. Giết thịt ở 10-12 tháng tuổi đạt tỷ lệ móc hàm
74%, tỷ lệ thịt xẻ 64,5%, tỷ lệ mỡ 43%, tỷ lệ nạc 34%, dày mỡ lƣng là 37 mm và
khả năng tích lũy mỡ sớm hơn các giống lợn khác. Tăng khối lƣợng thấp 139-208
g/ngày. Tiêu tốn thức ăn cao 4,87-5,68 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng (Nguyễn Văn
Đức, 2012).


9

1.1.1.3. Giống lợn Lang Hồng
Nguồn gốc và ngoại hình:
Lợn Lang Hồng hình thành tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Lợn đƣợc nuôi khá
phổ biến ở Bắc Giang, Bắc Ninh, vùng đồng bằng và thung lũng hạ lƣu các sông
Cầu, Thƣơng, Lục Nam để khai thác thịt nơi điều kiện chăn ni trung bình. Giống
lợn Lang Hồng có ngoại hình tƣơng tự giống lợn Móng Cái: đầu to vừa phải, mõm
bé và dài, tai to, úp về phía trƣớc, cổ ngắn, lƣng dài và võng, bụng to và thõng, sệ
nên hai hàng vú thƣờng quét trên mặt đất, mông rộng và thẳng, gốc đuôi to và cao,
chân vừa phải, lông ngắn và thƣa, da hồng, màu đen, giữa trán có điểm trắng, giữa
tai và cổ có một dải trắng kéo dài đến bụng và 4 chân. Khối lƣợng trƣởng thành 80100 kg. Khả năng thích ứng với hầu hết các mơi trƣờng khác nhau, chống bệnh tật
tốt và chịu ăn thức ăn kém chất lƣợng (Nguyễn Văn Đức, 2005).
Khả năng sản xuất:
Khối lƣợng sơ sinh 0,40-0,45 kg/con và cai sữa 5,0-5,5 kg/con. Tuổi động
dục lần đầu 4-5 tháng, nhƣng phối giống thích hợp là 8-10 tháng. Số con sơ sinh
sống 11-13 con/ổ, số con cai sữa 9-11 con/ổ, số lứa đẻ trung bình 1,7-1,8 lứa/năm,
khả năng ni con tốt. Thời gian sử dụng lợn nái thƣờng dùng đến 6 lứa đẻ (Nguyễn
Văn Đức, 2005).
Lợn đực thành thục sớm ở 3 tháng tuổi, khai thác tinh hoặc nhảy trực tiếp lúc
7 tháng. Chất lƣợng tinh tƣơng đƣơng các giống lợn nội khác. Khối lƣợng lợn cái 6
tháng tuổi đạt 25-35 kg, 10-12 tháng đạt 55-65 kg. Tăng khối lƣợng trung bình là

300-350 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn là 4,0 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng. Chất lƣợng
thịt xẻ tƣơng đƣơng giống lợn Móng cái: tỷ lệ thịt xẻ 65-68%, tỷ lệ móc hàm 7275%, tỷ lệ mỡ 35-37%, tỷ lệ nạc 36-40% (Nguyễn Văn Đức, 2012).
1.1.2. Một số tổ hợp lợn lai (ngoại x nội) được nuôi để sản xuất lợn sữa phổ biến
ở miền Bắc
Trong những năm cuối của thế kỷ 20, sự du nhập của các giống lợn ngoại
Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrain đã tạo cơ sở vật chất di truyền, góp phần quan
trọng trong việc nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn ở nƣớc ta. Các giống lợn


10

ngoại có tiềm năng di truyền cao về năng suất sinh trƣởng với mức tăng khối lƣợng
cao (700-900 g/con/ngày), tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ đạt trên 50%, hiệu quả sử dụng thức
ăn tốt (2,2-2,5 kg thức ăn/kg tăng khối lƣợng) (Vũ Đình Tơn và cs., 2007). Một xu
hƣớng khơng thể tránh khỏi là các giống lợn nội đang dần đƣợc thay thế bởi các lợn
ngoại cao sản, đặc biệt ở nhiều trại quy mơ lớn có trình độ chăn ni thâm canh và
đầu tƣ cao. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất nông hộ ở nhiều vùng nông thôn
Việt Nam, đại đa số nông dân nuôi con lai giữa nái địa phƣơng và đực ngoại. Các
giống lợn nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhƣng có nhiều đặc tính ƣu
việt: Chịu kham khổ, dễ ni dƣỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phƣơng, mắn
đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với mơi trƣờng
khí hậu nƣớc ta. Trong khi đó các giống lợn ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc. Lai tạo
giữa các giống lợn nội với các giống lợn ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính
tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ đƣợc năng
suất sinh sản tốt. Vì thế, chúng ta cần phải bảo tồn nguồn gen lợn nội để nhân thuần
cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập trong các hệ thống sản xuất nhỏ,
đặc biệt chăn nuôi nông hộ thƣờng thiếu vốn đầu tƣ và kỹ thuật, với phƣơng thức
chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nơng nghiệp vẫn cịn phổ biến.
Với những khả năng vƣợt trội về tính thích nghi và năng suất sinh sản của
giống lợn Móng Cái so với các giống lợn nội khác đƣợc nuôi phổ biến ở miền Bắc

Việt Nam. Lợn Móng Cái chủ yếu đƣợc sử dụng làm nái nền lai với các lợn đực
giống ngoại tạo các tổ hợp lai kinh tế (ngoại x MC) nuôi thịt và sản suất lợn sữa
xuất khẩu phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ và gia trại ở miền Bắc hiện nay.
Hầu hết, các nƣớc trên thế giới đều ƣa chuộng thịt lợn sữa, đặc biệt lợn sữa có máu
giống lợn Móng Cái của nƣớc ta. Lợn sữa có máu giống lợn Móng Cái khi quay
khơng bị nứt rạn, thịt mềm nhƣng da lại giòn và đặc biệt vị thịt rất thơm ngon. Vì lẽ
đó, lợn sữa ở nƣớc ta đã trở thành mặt hàng đặc sản xuất khẩu quan trọng mang lại
nguồn ngoại tệ lớn trong lĩnh vực chăn ni nói chung và chăn ni lợn nói riêng
(Nguyễn Văn Đức, 2012).


11

Một số tổ hợp lợn sữa lai (ngoại x MC) đang đƣợc ni phổ biến ở miền Bắc
nói chung và ở Thái Bình nói riêng.
1.1.2.1. Tổ hợp lợn lai F1(YxMC)
Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) đƣợc tạo ra do lai tạo giữa lợn đực giống
Yorkshire và lợn nái giống Móng Cái. Lợn lai F1(YxMC) có đặc điểm cơ bản gần
giống với lợn lai F1(LRxMC): tầm vóc trung bình, màu lơng trắng, rải rác có ít bớt
đen nhỏ trên mình, đặc biệt có nhiều đốm đen nhỏ trên vùng quanh 2 mắt và tai
hƣớng về phía trƣớc, nhỏ hơn so với F1(LRxMC). Thân dài vừa phải, lƣng hơi võng
và chân vững chắc.
Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra mỗi ổ từ 10
đến 13 con, số con cai sữa là 9-12 con, khối lƣợng sơ sinh và cai sữa ở 35 ngày
tƣơng ứng đạt 0,8-1,2kg/con và 8-10 kg/con (Nguyễn Văn Đức, 1997; Nguyễn Văn
Đức và cs., 1997; Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng, 2002; Trần Thị Minh
Hồng và cs., 2004; Nguyễn Quế Cơi và cs., 2005; Thân Văn Hiển và Trần Văn
Phùng, 2008; Nguyễn Văn Trung và cs., 2009; Nguyễn Thị Viễn, 2011; Giang
Hồng Tuyến và Hà Thu Trang, 2011.


Hình 1.3: Tổ hợp lợn lai F1(YxMC) 42 ngày tuổi
1.1.2.2. Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC)
Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) là kết quả của sự lai tạo giữa lợn đực giống
Landrace và lợn cái giống Móng Cái. Lợn lai F1(LRxMC) có tầm vóc trung bình,
màu lơng trắng, thỉnh thoảng có đốm đen ở mình và thân hơi dài hơn so với lợn lai
F1(YxMC), chân cao vừa phải.


12

Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra/ổ biến
động trong phạm vi 10-12 con/ổ; số con cai sữa trung bình/ổ đạt 9-11 con/ổ, khối
lƣợng lợn con sơ sinh và cai sữa ở 35-42 ngày tuổi đạt tƣơng ứng từ 0,7 đến 1,1
kg/con và từ 9 đến 11 kg/con. Lợn lai F1(LRxMC) lớn nhanh hơn lợn nội Móng Cái
thuần vì có gen của giống lợn Landrace, tƣơng đƣơng so với lợn lai F1(YxMC).
Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ nhƣ hiện nay, tổ hợp lai này đƣợc nuôi rất phổ
biến cho mục tiêu khai thác thịt và sản suất lợn sữa xuất khẩu. Đặc biệt làm nái tạo
lợn lai (ngoại x MC) mang lại năng suất và hiệu quả đã đƣợc công bố bởi các nhà
khoa học Nguyễn Văn Đức và cs (1997); Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng
(2002); Trần Thị Minh Hồng và cs (2004); Nguyễn Quế Côi và cs (2005); Nguyễn
Văn Đức (2005); Thân Văn Hiển và Trần Văn Phùng (2008); Giang Hồng Tuyến
(2008); Nguyễn Văn Trung và cs (2009); Nguyễn Thị Viễn (2011); Giang Hồng
Tuyến và Hà Thu Trang (2011).

Hình 1.4: Tổ hợp lợn lai F1(LRxMC) 42 ngày tuổi
1.1.2.3. Tổ hợp lợn lai F1(PixMC)
Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) là kết quả lai tạo giữa lợn đực giống Pietrain và
lợn nái giống Móng Cái. Lợn lai F1(PixMC) có tầm vóc trung bình. Màu lơng đen,
thỉnh thoảng có bớt trắng ở mình. Thân rộng và dài hơn so với hai nhóm lợn lai
F1(YxMC) và F1(LRxMC), chân cao vừa phải.

Tổ hợp lợn lai F1(PixMC) có khả năng sinh sản tốt: Số con đẻ ra/ổ biến động
trong phạm vi 11-13 con, số con cai sữa trên/ổ đạt từ 9,5-10,5 con, khối lƣợng lợn
con sơ sinh và cai sữa ở 35 ngày tuổi đạt tƣơng ứng từ 0,75 đến 1,2 kg/con và từ 9,5
đến 11,5 kg/con. Lợn lai F1(PixMC) lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, tỷ lệ


×