Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Chủ điểm sầu hận oan oán trong ngâm khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.01 KB, 2 trang )

CHỦ ĐIỂM: SẦU – HẬN – OAN – OÁN TRONG NGÂM KHÚC
Sầu – hận – oan – oán là mạch cảm xúc chung chi phối tồn bộ tâm tư,
tình cảm nhân vật trong ngâm khúc. Nhân vật đi từ niềm sầu muộn, kết thành nỗi
hận để rồi cất lên những lời than oan, oán trách số phận nghiệt ngã.
Cung oán ngâm khúc mở đầu bằng nỗi buồn bị bỏ rơi của người cũng nữ:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh vũ y lạnh ngắt như đồng;
Oán chi những khách tiêu phòng,
Mà xui phận bạc nằm trong má đào!
Người cung nữ từng có thời tài sắc vẹn toàn, được vua chiều chuộng, ân ái nồng
nàn thắm thiết mà giờ đây phải chịu cảnh lẻ bóng, bị hắt hủi, tàn phai về nhan
sắc. Nàng thương cho chính phận mình “khách má đào lắm nỗi truân chuyên”,
thầm trách nhà vua phụ bạc “chơi hoa cho rữa nhụy dần lại thơi”. Nỗi buồn tích
tụ lâu ngày trong phịng khơng gối chiếc, lớn dần trở thành nỗi hận của người
cung nữ. “Hai chữ cung oán là sự oán hờn nơi cung cấm của các cung phi, cung
tần đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm pha ghen tng lẫn nhau;
hoặc có người đã chọn mà suốt đời không được sự hạnh sủng, nên đã thốt ra nỗi
oán hờn.” [1; tr.12]. Nỗi hận xuất phát từ sự tự ý thức được chính số phận nghiệt
ngã của đời mình: rằng chốn lầu son này sẽ mãi mãi là nơi giam giữ tuổi xuân thì
của người con gái, những giai đoạn đẹp nhất của đời người rồi cũng qua đi vô
nghĩa trong cái bạc bẽo, lạnh lùng của nhà vua, nỗi hận khởi nguồn từ sự ghen tị,
kết là sự xót thương và lo sợ cho chính phận mình. “Nàng ý thức rõ rệt về phẩm
chất, tài năng của mình, nàng tố cáo cuộc sống phè phỡn xa hoa của bọn vua
chúa, biến người cung nữ thành thứ đồ chơi. Nàng miêu tả nỗi thê thảm trong
cuộc sống cô đơn, tù túng. Từ sự phản ánh hiện thực với lịng phẫn nộ và sự ốn
hờn như vậy, nàng triết lý về cuộc đời ảo mộng, dối trá, phù du và tuyệt vọng:
[2; tr.1]
Trăm năm cịn có gì đâu, 
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
Sau cùng, người cung nữ nhận ra nỗi khổ của bản thân suy cho cùng là chính từ
xã hội phong kiến đầy những bất cơng, oan trái.


Chủ điểm sầu – hận – oan – oán trong ngâm khúc không chỉ là nơi con
người đương đại trút bày những tâm sự, khổ đau mà còn là lời tố cáo và phản


kháng chế độ phong kiến đã đối xử tàn ác với phẩm giá và những giá trị trong
sáng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ơn Như Hầu (1950), Cung ốn ngâm khúc, NXB Tân Việt, Hà Nội.
2. Chim Việt Cành Nam, Cung oán ngâm khúc, nguồn:
ngày truy cập:
26/05/2023.



×