Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận cao học phân tích đặc trưng, đánh giá giá trị và hạn chế của thể chế chính trị đất nước singapore và những điểm sáng gợi mở cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.86 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
B. NỘI DUNG..................................................................................................4
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE.......4
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Singapore...............................4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Singapore.................................5
1.3. Về kinh tế, chính trị, xã hội của Singapore........................................7
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG HÀNH ĐỘNG
NHÂN DÂN (PAP) CỦA SINGAPORE......................................................12
2.1. Vài nét về Đảng Hành động Nhân dân (PAP)..................................12
2.2. Mơ hình tổ chức của Đảng Hành động Nhân dân (PAP).................13
2.3. Sức hấp dẫn của Đảng Hành động Nhân dân (PAP)........................18
CHƯƠNG III. HIẾN PHÁP SINGAPORE VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC CỦA HIẾN PHÁP SINGAPORE..........................................24
3.1. Bối cảnh ra đời Hiến pháp hiện hành...............................................24
3.2. Tổng quan của hiến pháp Singapore................................................27
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ NHỮNG ĐIỂM SÁNG CỦA SINGAPORE GỢI
MỞ CHO VIỆT NAM...................................................................................36
4.1. Sự cần thiết phải nêu cao tính tiên phong, gương mẫu và quyết tâm
chính trị của những nhà lãnh đạo............................................................36
4.2. Có chế độ đãi ngộ hợp lý và trọng dụng nhân tài............................37
4.3. Xây dựng nền hành chính hiệu quả..................................................38
C. KẾT LUẬN...............................................................................................40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................41


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Singapore – Con rồng của Châu Á. chỉ vỏn vẹn với diện tích gần 700
km² và dân số chỉ tương đương một thành phố của Việt Nam  5,5 triệu người,
người ta nghĩ ngay đến câu chuyện thần kỳ biến “vùng đất đầm lầy” thành


một quốc gia phát triển vào loại bậc nhất thế giới chỉ trong vòng hơn 55 năm.
Vốn từng là thuộc địa của Anh năm 1819 và trở thành cửa ngõ quan trọng của
giao thông hàng hải trong khu vực Đông Nam Á. Năm 1959, Singapore giành
quyền tự chủ. Đến năm 1963, Singapore tuyên bố độc lập từ Anh quốc và hợp
nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh quốc để hình thành Malaysia. Tuy
nhiên, chỉ hai năm sau đó, năm 1965, ơng Lý Quang Diệu đã có quyết định
“táo bạo” là tách Singapore khỏi Malaysia để thành lập quốc gia riêng. Trải
qua một nửa thế kỷ, Singapore  dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo kiệt xuất Lý
Quang Diệu và tiếp đó là Thủ tướng Lý Hiển Long, từ một đất nước khơng có
tài ngun thiên nhiên đã trở thành một quốc gia phát triển nhanh nhất và
đứng thứ tư trên thế giới, một trung tâm tài chính  thương cảng hàng đầu.
Vậy vì sao nước Singapore đạt được sự phát triển kinh tế thần kỳ như
vậy? Ngoài những kinh nghiệm để Singapore đạt được sự phát triển thần kỳ
đó có thể kể đến là: “ý thức hệ sống còn” (Ideology of Survival), ý thức hệ
thực dụng (Pragmatism), ý thức hệ “giá trị châu Á”; là chính sách trọng dụng
người tài, tiếng Anh được chọn làm quốc ngữ, kiên quyết chống tham nhũng,
trả lương cho công đức xứng đáng,… thì những thành tựu đó có được phải kể
đến vai trị tích cực của hệ thống chính trị Singapore – Đảng Hành động Nhân
dân (PAP) trực tiếp lãnh đạo đất nước hiệu quả; Nhà nước dân chủ, tôn trọng
dân và chính phủ quản trị tốt, các tổ chức chính trị  xã hội phát huy được sức
mạnh của cộng đồng.

1


Hôm nay em xin phép được gửi đến thầy/cô bài tiểu luận của mơn
“Thể chế chính trị thế giới đương đại” với đề tài mang tên: “Phân tích đặc
trưng, đánh giá giá trị và hạn chế của thể chế chính trị đất nước Singapore
và những điểm sáng gợi mở cho Việt Nam”.
Bài tiểu luận của em có thể cịn nhiều hạn chế, sai sót. Nên em mong cơ

giúp đỡ, đóng góp ý kiến để em có thể hồn thiện bài làm một cách tốt và
hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy/cơ!
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
 Mục đích nghiên cứu:
 Khát qt hóa và làm rõ về những đặc trưng, những giá trị và hạn
chế của thể chế chính trị đất nước Singapore.
 Cùng với đó là một số những điểm sáng trong nền thể chế chính trị
của đất nước Singapore để Việt Nam chúng ta có thể học hỏi và có thêm
những bài học kinh nghiệm.
 Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Tìm hiểu khát quát về đất nước Singapore (vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên, lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội).
 Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động của Đảng Hành đơng Nhân dân
(PAP) của Singapore
 Tìm hiểu về Hiến pháp và tổ chức bộ máy nhà nước của Singapore.
 Tìm hiểu về một số điểm sáng trong nền thể chế chính trị Singapore
để có thể làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
 Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về đặc trưng, giá trị và hạn chế
của thể chế chính trị đất nước Singapore và những điểm sáng gợi mở cho Việt
Nam.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Về mặt thời gian: Khoảng từ thế kỷ XIV cho đến hiện nay.
2


 Về mặt không gian: Singapore và Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiểu luận được nghiên cứu dựa phương pháp thu thập số liệu

thông tin, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết,…
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoại trừ phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu
luận gồm 4 chương như sau:
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE.
CHƯƠNG II. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG HÀNH
ĐỘNG NHÂN DÂN (PAP) CỦA SINGAPORE.
CHƯƠNG III. HIẾN PHÁP SINGAPORE VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
NHÀ NƯỚC CỦA HIẾN PHÁP SINGAPORE.
CHƯƠNG IV. MỘT SỐ NHỮNG ĐIỂM SÁNG CỦA SINGAPORE
GỢI MỞ CHO VIỆT NAM.

3


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Singapore
1.1.1. Vị trí địa lý
Cộng hịa Singapore (tiếng Anh: Republic of Singapore) là quốc gia
nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm ở phía Nam của bán đảo Malaysia, phía Nam
bang Johor (Malaysia) và phía Bắc đảo Riau (Indonesia), nơi có tuyến vận tải
hàng hải, hàng không quốc tế đi qua.
Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng Bắc. Người Việt
Nam trước năm 1950 còn biết đến Singapore dưới tên Chiểu Nam và Hạ
Châu.
Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi bị chiếm làm
thuộc địa của Anh vào thế kỷ XIX. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng
Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa nước này là một phần trong sự

liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Về sau tách khỏi Malaysia và tun bố
độc lập.
Singapore là một hịn đảo có hình dạng một viên kim cương bao quanh
bởi nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Johor
của Malaysia  (một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor – Singapore)
ở phía Bắc, băng qua eo biển Tehrau với điểm tiếp giáp thứ hai ở Tuas và một
cầu phía Tây nối với Johor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và
Sentosa là những đạo lớn nhất của Singapore, ngồi ra cịn có nhiều đảo nhỏ
khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.
Singapore có diện tích gần 700 km². Singapore đã mở mang lãnh thổ
bằng cách đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ
đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên
4


697,25 km² (xấp xì diện tích huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh), và
có thể sẽ tăng thêm 100  km² nữa đến năm 2030.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa khơng phân biệt rõ rệt.
Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và
mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31°C (72°F đến 88°F).
Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi
chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%.
Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C
(100,0°F).
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới, hiện nay
chỉ còn lại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều cơng
viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực
vật Quốc gia. Khơng có nước ngọt từ sơng và hồ, nguồn cung cấp nước chủ
yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa

hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại
được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế (một loại nước có được
sau quá trình khử muối). Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề
xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.
Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ
bên ngồi. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét, nước ngọt rất ít,
đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa và cây ăn quả, do vậy nông
nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhận lương thực, thực phẩm để đáp
ứng nhu cầu ở trong nước.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Singapore
Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng
Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là Singa (Sư tử) và Pura
(Thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên
gọi này bắt nguồn từ một vị Hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền
5


thuyết, vị Hồng tử này nhìn thấy một con Sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên
hòn đảo và do đó đã đặt tên cho hịn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).
Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hịn đảo được tìm thấy
trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm
đóng của để chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là
Temasek. Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng
nhưng sau đó dần dần suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là
một phần của Vương quốc Johor.
Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của cơng ty
East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với Vua của Johor. Ông đồng thời
xây dựng Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định
cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc
khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau

một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa
Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trí rất
quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.
Trong thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaysia
và những vùng lân cận. Qn Anh khơng được chuẩn bị và nhanh chóng thất
thu mặc dù có lực lượng động hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật
vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng
Nhật thành “Syonan-to”, nghĩa là “Ánh sáng Miền Nam”, và chiếm đóng nó
cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau khi Nhật đầu hàng
đồng minh Nhật vào tháng 9 năm 1945.
Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu
nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và Thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu
sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore
vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một
thành viên của liên bang Malaysia cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là
một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên
6


bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị
chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được
độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành
ngày Quốc khánh của Singapore, Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền
độc lập của Singapore.
Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Đồng Minh, trong nhiệm kỳ của mình từ
năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã từng bước kiềm chế thất
nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở cơng
cộng với quy mơ lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển,
mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ
quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một

nước phát triển vào cuối thế kỷ 20. Năm 1990, Ngô Tác Đống kế nhiệm chức
Thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc
khủng hoảng tài chính Đơng Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003
cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các
vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang
Diệu, trở thành Thủ tướng thứ ba của Quốc đảo Sư tử và cầm quyền cho đến
ngày nay.
1.3. Về kinh tế, chính trị, xã hội của Singapore
1.3.1. Về kinh tế
Singapore hầu như khơng có tài ngun, ngun liệu đều phải nhập từ
bên ngồi. Singapore có rất ít nước ngọt; đất canh tác hẹp, do vậy nông
nghiệp khơng phát triển, Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công
nghiệp phát triển cao hàng đầu Châu Á và thế giới như: cảng biển, cơng
nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy
móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực cơng nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là
Khu cơng nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy
tính điện từ và hàng bán dẫn. Singapore cịn là trung tâm lọc dầu và vận

7


chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu
trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm
40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc
độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy
nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hồng tiền tệ, đồng Đơ-la
Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ
còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng
trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9,

suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị
ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 2,2%, 2002, đạt
3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%;
2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP
chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền
kinh tế tri thức, Singapore đang trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sẽ biến
Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới
mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng.
1.3.2 Về chính trị
Singapore là một nước Cộng hịa nghị viện, có chính phủ nghị viện
nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến
pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện. Freedom
House xếp hạng Singapore là “Tự do một phần” trong báo cáo Freedom in the
World của họ, và The Economist xếp hạng Singapore là “Một chế độ hỗn
hợp”, hạng thứ ba trong số bốn hạng trong “Chỉ số dân chủ” của họ. Tổ chức
Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham
nhũng nhất trên thế giới.
Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo,
và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống. Tổng thống được bầu
8


thơng qua phổ thơng đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ
thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các
thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi.
Quốc hội đóng vai trị là nhánh lập pháp của chính phủ. Các thành viên
của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định.
Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở “đa số ghế” và đại
diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện. Đảng Hành động

Nhân dân (PAP) giành quyền kiểm soát Quốc hội với đa số lớn trong tất cả
các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959.
Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các
khác biệt địa phương đáng kể. Singapore có các hình phạt bao gồm cả trừng
phạt thân thể dưới dạng đánh địn hoặc phạt roi nơi cơng cộng, có thể áp dụng
đối với các tội hình như hiếp dâm, gây rối bạo loạn, phá hoại, và các vi phạm
di trủ nhất định. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng một số điều khoản pháp lý
của Singapore xung đột với quyền được cho là vô tội cho đến khi bị chứng
minh là có tội, và Singapore có thể có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới
so với dân số của quốc gia”.
Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành được độc lập cho đến nay,
Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party  PAP) liên tục cầm quyền.
Trong Quốc hội hiện nay có 94 đại biểu (82 đại biểu thuộc Đảng Hành động
Nhân dân, 2 đại biều thuộc Đảng Công nhân, 1 đại biểu của Liên minh Dân
chủ và 9 đại biểu chỉ định). Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của Đảng. Từ
tháng 12 năm 1992 đến tháng 12 năm 2004, Tổng thư ký Đảng là Ngô Tác
Đống. Từ tháng 12 năm 2004 đến nay, Tổng Thư ký Đảng PAP là Thủ tướng
Lý Hiển Long.
Singapore là một hình mẫu trong việc phịng, chống tham nhũng hiệu
quả. Theo công bố của Tổ chức minh bạch thế giới (Transparency
International), năm 2015, Singapore là quốc gia “trong sạch” thứ 8 trên tổng

9


số 176 nước được khảo sát, Quốc đảo này được 87 điểm trên thang 100 điểm
(100 điểm là mức hoàn tồn khơng có tham nhũng).
1.3.3. Về xã hội
Dân số của Singapore là hơn 5,5 triệu người (2020), trong đó 76,8% là
người Hoa, 13,9% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka,

1.4% người gốc khác.
Có 3,5 triệu (65%) mang quốc tịch Singapore trong khi số còn lại
(35%) là cư dân định cư hoặc người nước ngoài. 3 triệu người (55%) được
sinh ra tại Singapore trong khi số còn lại được sinh tại nước ngồi. Độ tuổi
trung bình của người Singapore là 42,7 tuổi (2020) và số thành viên trung
bình trong gia đình là 3,5 người. Năm 2010, tỉ lệ sinh nở là 1,1 trẻ em trên
một phụ nữ, thấp thứ ba trên thế giới và tỉ lệ cần thiết là 2,1 để giữ vững số
dân. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Singapore đang khuyến khích
những người nước ngoài tới định cư tại Singapore. Một lượng lớn dân định cư
giữ cho dân số của Singapore không giảm quá nhanh.
Khoảng 35% dân số là người nước ngoài, đây là tỉ lệ cao thứ sáu trên
thế giới. Chính quyền mời gọi người làm việc ngoại quốc, mặc dù điều này
đồng nghĩa với việc họ sẽ giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
gia. Lao động nước ngồi chiếm đến 80% trong ngành cơng nghiệp xây dựng
và 50% trong công nghiệp dịch vụ.
Về tôn giáo, Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê
khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ
yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ấn Độ) là tín đồ Đạo Cơ đốc. Hồi
giáo chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người
Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo).
Có khoảng 15% dân số Singapore tun bố họ khơng có tơn giáo, các tôn giáo
khác không đáng kể.
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hóa khác
nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai,… Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ
10


thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II.
Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các
trường kỹ thuật (polytechnic).

Singapore có bốn ngơn ngữ chính thức, bao gồm: tiếng Anh, tiếng Mã
Lai, Quan thoại, và Tamil. Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại Quốc đảo và
là ngơn ngữ của kinh doanh, chính phủ, và là phương tiện giảng dạy trong
trường học. Các cơ cấu công cộng tại Singapore quản lý công việc của họ
bằng tiếng Anh, và các tài liệu chính thức được viết bằng các ngơn ngữ chính
thức khác như tiếng Hoa, tiếng Mã Lai, hay tiếng Tamil thường phải được
dịch sang tiếng Anh để việc đệ trình được chấp nhận.

(Một hình ảnh vào buổi tối của Singapore, nguồn: UNSPLASH)

11


CHƯƠNG II.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA ĐẢNG HÀNH ĐỘNG NHÂN DÂN (PAP) CỦA SINGAPORE
2.1. Vài nét về Đảng Hành động Nhân dân (PAP)
Về mặt tổ chức, hệ thống chính trị của Singapore tồn tại cơ chế đa đảng
nhưng chỉ có một Đảng nổi trội. Mặc dù có rất nhiều đảng chính trị tồn tại ở
Singapore, nhưng chỉ có một đảng mạnh tuyệt đối liên tục nắm quyền trong
suốt hơn 55 năm qua. Các đảng đối lập hoạt động rất yếu ớt và khơng đồng
nhất, phần nhiều trong số đó hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ hoặc là công cụ cho
những người đứng đầu. Việc có nhiều đảng phái chính trị hoạt động khơng
nói lên được sức mạnh của phe đối lập trong hệ thống chính trị Singapore.
Ngồi Đảng Hành động Nhân dân (PAP), các đảng khác khơng có ảnh hưởng
gì đáng kể đến hệ thống chính trị.
Trong cuộc đấu tranh chống chế độ thuộc địa giành độc lập dân tộc
trước đây của Singapore, đã xuất hiện nhiều đảng chính trị, nhưng các đảng
này đều không phát huy được vai trị của mình trong phong trào đấu tranh
giành độc lập.

Năm 1953, Chính phủ Anh giao cho George Render xem xét lại bản
Hiến pháp thuộc địa. George Render khi đó đã đề nghị thiết lập nghị viện lập
pháp cho chính thể dân chủ Singapore. Quyết định này đã thúc đẩy các đảng
chính trị ở Singapore phát triển và bước vào tranh cử.
Kể từ tổng tuyển cử năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) chi
phối chế độ dân chủ nghị viện của Singapore và ở vị trí trung tâm trong sự
phát triển nhanh chóng về chính trị, xã hội, và kinh tế của thành bang. Trong
thống trị, chính phủ của Đảng ban hành các luật nghiêm ngặt về quyền tự do
ngôn luận và các quyền tự do dân sự khác, trong khi chịu trách nhiệm về giáo
dục công phải thông qua các kênh như Quỹ Cộng đồng PAP.

12


Sau cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập Singapore vào Liên bang
Malaysia năm 1962, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) đã tăng cường vị trí
độc tơn quyền lực bằng cách đàn áp các đảng đối lập.
Hiện nay, có khoảng 20 đảng chính trị đăng ký hoạt động ở Singapore.
Song Đảng Hành động Nhân dân (PAP) vẫn giữ vững địa vị cầm quyền của
mình với những chiến thắng liên tiếp trong các cuộc bầu cử phổ thông. Đảng
Hành động Nhân dân (PAP) có hơn 3 vạn đảng viên (chiếm khoảng 1% dân
số), được tổ chức chặt chẽ và không ngừng nâng cao uy tín trong việc lãnh
đạo đất nước Singapore.
2.2. Mơ hình tổ chức của Đảng Hành động Nhân dân (PAP)
2.2.1. Hệ tư tưởng
PAP, trong Cương lĩnh của mình, tự cho mình là phong trào tồn quốc
để phục vụ đất nước và thúc đẩy sự thịnh vượng của người dân.
Dựa theo khuôn mẫu Gramsci cổ điển và kinh nghiệm của các nhóm
hoạt động chính trị trong việc chuyển đổi đường hướng và cách thức hoạt
động chính trị, nhóm chun gia được đào tạo ở Anh đã chủ động rời bỏ tầng

lớp và giai cấp thống trị để tham gia vào khuynh hướng xã hội chung của thời
đại đang được nhiều người ủng hộ. Liên minh này hoạt động dưới ngọn cờ
chung là chống thực dân. Về cơ bản, PAP đã nắm bắt được nguyện vọng sâu
xa của các tầng lớp nhân dân lúc bấy giờ.
Việc tập hợp lại với một khẩu hiệu như vậy và việc tạo nên một mối
quan tâm lớn và sự đồng thuận của xã hội, về mặt cảm tính, đã biến họ thành
một tổ chức chính trị dành được vai trò lãnh đạo về ý thức hệ. Tuy nhiên, để
thu hút được sự ủng hộ rộng rãi của quần chúng, nhóm chun gia phải hình
thành một liên minh với các nghiệp đoàn và các tổ chức chính trị, xã hội cánh
tả khác. Liên minh này cũng tìm kiếm sự ủng hộ và quan tâm từ giới công
nhân cũng như tầng lớp dân chúng chịu ảnh hưởng của nền giáo dục Trung
Hoa. Ngay từ ngày đầu thành lập, Singapore đã phải đối diện với nhiều mối
nguy sinh tử. Cho nên ngay từ những năm đầu cầm quyền của PAP, tư tưởng
13


về sự tồn vong là trung tâm trong chính trị Singapore. Theo Diane Mauzy và
R.S. Milne, các nhà nghiên cứu Singapore đã đưa ra bốn điểm chính trong “hệ
tư tưởng” của PAP gồm:
o Chủ nghĩa thực dụng
o Chế độ nhân tài
o Chủ nghĩa đa sắc tộc
o Các giá trị châu Á hay chủ nghĩa cộng đồng
Đối diện với một nền kinh tế kém phát triển và một xã hội phức tạp với
nhiều sắc tộc và nhiều ngôn ngữ, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của
Singapore là mối quan tâm hàng đầu của PAP. Từ đó, “ý thức hệ sống còn”
đã được khai sinh. Với năng lực và lòng nhiệt tình đặc trưng, các nhà lãnh đạo
PAP đã đặt ra mục tiêu đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây, cơ lập.
2.2.2. Mơ hình tổ chức
PAP áp dụng hình thức tập trung quyền lực cao độ. Nó được đặc trưng

bởi tác phong từ trên xuống, các chức vụ được chỉ định hơn là bầu cử, thiếu
sự kiểm sốt mang tính thể chế đối với quyền lực của Thủ tướng và nội các,
mất nhiều nỗ lực để tuyên truyền các quyết định và chính sách của chính phủ
đến người dân hơn là tập trung ý kiến của công chúng. Mức độ tập trung cao
này tương đối thuận tiện ở một đất nước tương đối nhỏ và ít dân. Điều này có
ảnh hưởng lớn đến mơ hình tổ chức và hoạt động của PAP.
PAP khơng phải là một chính đảng mang tính chất quần chúng mà là
đảng của tầng lớp tinh hoa trong xã hội của Singapore. PAP được tổ chức chặt
chẽ theo ba cấp trung ương, quận, chi bộ và gồm hai loại đảng viên: đảng viên
thường và đảng viên cốt cán.
Đảng viên của PAP phải là người Singapore, từ 17 tuổi trở lên, không
tham gia bất cứ đảng phái chính trị nào, chấp hành tốt cương lĩnh của Đảng và
phải trải qua một cuộc phỏng vấn của PAP. Số lượng đảng viên cốt cán của
đảng này hạn chế, chỉ bao gồm những người ưu tú nhất trong Đảng.

14


Về mặt tổ chức, đứng đầu PAP là Ủy ban Chấp hành Trung ương
(Central Executive Committee – CEC). Năm 1954, Điều lệ của PAP quy định
CEC gồm 12 thành viên được bầu trực tiếp bởi các đảng viên trong hội nghị
phổ thông hằng năm. CEC sẽ bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch, bí thư, trợ lý bí
thư, thủ quỹ, trợ lý thủ quỹ. Cách làm này kéo dài đến tháng 8 năm 1957, khi
6 thành viên ủng hộ chủ nghĩa cộng sản trong Đảng trúng cử. Năm 1958,
Đảng sửa đổi Điều lệ để tránh những việc như vậy diễn ra. Sự sửa đổi này yêu
cầu tổng số thành viên của CEC lên tới 18 người do Tổng bí thư đứng đầu,
2/3 số đó sẽ do các đảng viên cốt cán bầu ra trong Hội nghị của Đảng được tổ
chức hai năm một lần và 1/3 do chỉ định (những người được chỉ định do các
đảng viên cốt cán giới thiệu); những đảng viên cốt cán này sẽ được lựa chọn
bởi đa số phiếu trong Ủy ban. Hiện nay PAP có trên 3 vạn đảng viên nhưng

chỉ có khoảng 1000 ngàn viên cốt cán. Đây là những nhân vật được xếp vào
tầng lớp tinh hoa chính trị, là những người bầu ra lãnh đạo cao nhất của Đảng
và vạch ra chủ trương, chính sách của Đảng. Hệ thống đảng viên cốt cán của
Đảng là chìa khóa để duy trì kỷ luật và quyền lực trong Đảng. Những nhân
vật nòng cốt không được công khai, danh sách những nhân vật cốt cán khơng
bao giờ được cơng bố.
Quyền lực chính trị được tập trung vào CEC do Tổng bí thư lãnh đạo.
Hầu hết thành viên của CEC đồng thời là thành viên nội các. Từ năm 1957 trở
đi, luật quy định rằng CEC mãn nhiệm sẽ đưa danh sách giới thiệu các ứng cử
viên để các đảng viên cốt cán bầu ra CEC nhiệm kỳ tiếp theo. Điều này gần
đây đã thay đổi, CEC giới thiệu 8 thành viên và Đảng sẽ họp kín lựa chọn 10
thành viên cịn lại.
Ở cấp tiếp theo là Ủy ban Điều hành (Headquarter Executive
Committee – HQ Exco) thực hiện các cơng tác hành chính của Đảng và giám
sát 12 tiểu ban gồm các tiểu ban:
o Bổ nhiệm và quan hệ nhánh (Branch Appointments and Relations)
o Quan hệ cử tri (Constituency Relations)
15


o Thông tin và phản hồi (Information and Feedback)
o Truyền thông (New Media)
o Các vấn đề người Malay (Malay Affairs)
o Tuyển đảng viên và lựa chọn cán bộ (Membership Recruitment and
Cadre Selection)
o Khen thưởng PAP (PAP Awards)
o Giáo dục Chính trị (Political Education)
o In ấn và xuất bản (Publicity and Publication)
o Xã hội và giải trí (Social and Recreational)
o Phong trào phụ nữ (Women’s Wing)

o Phát triển đảng viên mới (Young PAP)
Nhân sự của CEC cũng chính là những người sẽ tham gia nội các. CEC
và nội các chính phủ thực tế khơng có sự phân biệt rõ ràng. Chủ tịch CEC chỉ
tồn tại trên danh nghĩa còn quyền lực thực sự lại nằm trong tay Tổng bí thư
của Đảng, vị trí do Lý Quang Diệu nắm giữ từ ngày thành lập đảng, sau đó là
Goh Chok Tong và hiện nay là Lý Hiển Long.
Bổ sung cho CEC là các nhánh, các đơn vị cơ sở của Đảng ở tất cả các
đơn vị bầu cử. Các nhánh này do các ủy ban chuyên trách riêng điều hành,
đứng đầu thường là đại biểu quốc hội của khu vực đó. Để tránh việc cánh tả
tham gia vào nội các, CEC phê chuẩn tất cả các thành viên ủy ban trước khi
đặt họ vào một chức vụ nào đó. Một nửa số ủy viên hội đồng được bầu ra;
nửa còn lại do chủ tịch ở các khu vực đề nghị. Hoạt động của các nhánh do
các cơ quan đầu não của Đảng điều hành thông qua các cuộc họp hàng tháng
giữa các thành viên cốt cán của Đảng với Hội đồng Chấp hành Khu vực.
Những cuộc họp hàng tháng là nơi những người đứng đầu của Đảng thơng
báo các chính sách của Đảng đến thành viên các nhánh và là một cách để duy
trì sự giám sát đối với các hoạt động ở địa phương.
Ở đỉnh cao nhất trong hệ thống thứ bậc là các bộ trưởng của nội các,
những người đồng thời là thành viên của Quốc hội và CEC, cơ quan hoạch
16


định chính sách cao nhất của PAP. Trong số các bộ trưởng này, hạt nhân cốt
lõi là 5 thành viên. Bên dưới nhóm này là tầng lớp các cơng chức cao cấp,
những người ngồi nhiệm vụ chính thức của họ cịn đóng các vai trị quản lý
và tư vấn với tư cách là những người điều hành hội đồng thành phố và các cơ
quan pháp luật. Các thành viên PAP trong quốc hội không phải là các bộ
trưởng trong nội các hay chính phủ cũng có xu hướng đóng các vai trò ở mức
độ này trong thứ bậc quyền lực, làm cầu nối giữa chính phủ và quần chúng
nhân dân.

PAP không thực hiện nguyên tắc bầu cử các cơ quan đảng từ cơ sở đến
trung ương. Chỉ những người là đảng viên cao cấp, những người ưu tú nhất
của đảng, nắm giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước và chủ kinh
doanh lớn mới có quyền bầu cử Ủy ban Chấp hành của Đảng. Việc thảo ra
những quan điểm và đường lối chính trị của Đảng là do tầng lớp trên của ban
lãnh đạo đảng tiến hành.
2.2.3. Các cơ sở chính trị nhánh
Trung tâm cộng đồng (CC): Trong tình thế khó có thể củng cố được
lực lượng trong một khoản thời gian ngắn ở một giai đoạn lịch sử quan trọng,
các lãnh đạo PAP đã dựa vào CC để tuyên truyền và củng cố những ảnh
hưởng tới những cơ sở ở các khu vực dân cư. Kinh nghiệm nhận được và sự
thành công trong chiến lược này là một nguyên nhân để PAP thúc đẩy việc
mở rộng một cách có kiểm sốt các cơ sở “chính trị nhánh” tương tự sau này.
Ủy ban tư vấn công dân (CCCs): Tổ chức này cịn được nhìn nhận
như là một cơ chế nhằm tăng cường việc xử lý những bất đồng nhỏ, và được
làm theo mơ hình trước đây khi qn đội Nhật Bản chiếm đóng Singapre.
Trong các cuộc xung đột đó, các lãnh đạo phải viện đến các lãnh đạo khơng
chính thức ở địa phương để hòa giải. CCCs truyền đạt thông tin hai chiều: các
nguyện vọng và đề đạt từ nhân dân đến chính quyền và các chính sách từ
chính quyền ngược trở lại.
Ủy ban địa phương (TC): Đây là một nỗ lực của chính quyền trong
việc duy trì cơ chế thông tin và ảnh hưởng tới các cơ sở địa phương. Mục tiêu
17


ban đầu của TC là tạo một cơ chế để các cư dân và các nghị sĩ cùng nhau hợp
tác nhằm quản lý các khu nhà chung cư (vốn hiện nay chiếm tới 90% nhà ở
của người Singapore) và giữ gìn mơi trường xung quanh. Sự thành cơng của
TC được đánh giá không chỉ ở khả năng quản lý các khu chung cư mà còn ở
khả năng thúc đẩy sự hợp tác của người dân đóng góp những đề xuất trong

việc quản lý.
2.3. Sức hấp dẫn của Đảng Hành động Nhân dân (PAP)
2.3.1 Lấy phát triển kinh tế làm tiền đề cho sự ổn định chính trị và xã
hội, xây dựng tính chính đáng
Ngay từ đầu, PAP quyết định rằng cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ
đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng tồn diện, đó là thiết lập tính ưu việt
trong việc phát triển kinh tế và kết hợp nó với an ninh chính trị để tạo ra sự
cân bằng vững chắc và rõ ràng cho sự tồn tại của đất nước. Lý Quang Diệu
cho rằng, để đất nước Singapore có thể tồn tại, xã hội Singapore cần được tổ
chức lại chặt chẽ hơn và người dân cần có kỹ luật hơn. Việc đầu tiên và quan
trọng nhất là phát triển kinh tế trên bình diện quốc gia và nâng cao mức sống
của người dân.
Các đảng viên của PAP hầu hết là những người thuộc tầng lớp trên của
xã hội, có tài và giàu có. PAP hồn tồn có thể huy động được nguồn tài
chính khổng lồ khi cần thiết để củng cố vị trí và ảnh hưởng của mình cũng
như để thực hiện những mục tiêu Đảng đề ra. Đây cũng là hậu thuẫn cực
mạnh về kinh tế để đảm bảo uy tín của PAP và bảo đảm sự ủng hộ đối với các
chính sách phát triển đất nước của PAP.
Sự hợp pháp của cả “ý thức hệ thực dụng” và vai trò lãnh đạo của PAP
đã được nâng lên nhờ những thành công trong những chính sách của chính
quyền nhằm đem lại cuộc sống sung túc hơn về vật chất (điều quan trọng nhất
mà người dân Sinpapore mong mỏi). Singapore là một quốc gia đa dân tộc, đa
sắc tộc, đa tơn giáo. Do có vị trí địa lý thuận lợi, quốc gia này là bến cảng
kiếm sống của rất nhiều dân tị nạn.
18


2.3.2. Tập trung quyền lực thông qua bộ máy nhà nước
Khi nói về quyền lực của PAP, cần phải nói về quan hệ giữa PAP và
chính phủ. Sau khi giành được quyền lực, thành lập chính phủ, PAP nắm tất

cả các quyền và chỉ bị giới hạn bởi hiến pháp và pháp luật. Nhà nước, về lý
thuyết, có quyền cao hơn tất cả các cơ quan chính trị khác. Tuy nhiên, càng
cầm quyền lâu, sự phân biệt giữa PAP và chính phủ càng mờ nhạt. Vì vậy, về
chính trị, PAP nắm cả lập pháp, hành pháp và tư pháp và có sự hậu thuẫn
chắc chắn từ tất cả các thể chế này để lãnh đạo đất nước.
Với tư cách là đảng cầm quyền, các nhà lãnh đạo của PAP đã thể chế
hóa hoạt động của mình vào bộ máy nhà nước và Quốc hội. Thông qua ảnh
hưởng và sự lãnh đạo của mình đối với các thể chế này, PAP tun truyền tư
tưởng của đảng mình, làm cơng tác quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị, tài
chính, vận động bầu cử và thực hiện các đường lối, chính sách của mình.
Singapore xây dựng một hệ thống đảng đối lập lớn. Một đảng lớn là
nhân tố quan trọng đảm bảo ổn định chính trị  xã hội ở Singapore trong một
thời gian dài. Một đảng lớn ở Singapore đã làm cho những đảng nhỏ yếu
khơng đủ sức để có thể làm đối trọng của nó. Chế độ một đảng lớn ở nước
này khác với chế độ một đảng truyền thống ở chỗ địa vị của đảng nắm quyền
quyết định trong việc họ giành đa số ghế trong bầu cử.
Singapore sở hữu một văn hóa chính trị đặc biệt, khơng phù hợp với
một cách phân loại nào của các nhà chính trị học. Nó được tập trung cao độ
và mang tính thống kê. Nó thực dụng, duy lý và tuân thủ pháp luật một cách
tuyệt đối. Mặc dù các cuộc bầu cử được tổ chức thường xuyên, nhưng không
bao giờ dẫn đến sự thay đổi quyền lãnh đạo. Và các công dân khơng trơng
chờ các chính đảng thay nhau nắm quyền, hay có một truyền thống tự do dân
sự hoặc hạn chế quyền lực của nhà nước.
PAP nắm chính quyền trong thời gian dài chủ yếu là do họ giành được
sự ủng hộ của nhân dân nhờ vào sự liêm khiết và khả năng điều khiển chính
quyền của họ. PAP là đảng cầm quyền của Singapore, chủ trương và ý chí của
19




×