Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Tl tlhtt đặc điểm tâm lý nổi bật của phụ nữ việt nam hiện nay và những nguyên tắc sử dụng trong hoạt động truyền thông với họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.89 KB, 36 trang )

Mục Lục
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.................................................................................4
1.1 Khái quát về khái niệm phụ nữ Việt Nam................................................4
1.2 Một số đặc điểm nhận thức về tâm lý của phụ nữ Việt Nam...................5
1.3 Một số đặc điểm nhận thức về tình cảm của phụ nữ Việt Nam...............8
1.4 Một số đặc điểm nhận thức về tính cách của phụ nữ Việt Nam.............12
CHƯƠNG 2: NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÙ HỢP TRONG HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 18
2.1 Những nguyên tắc phù hợp trong hoạt động truyền thông đối với phụ nữ
Việt Nam......................................................................................................18
2.2 Ý nghĩa của việc nắm vững những đặc điểm tâm lý của phụ nữ Việt
Nam và sử dụng các nguyên tắc trong hoạt động truyền thông...................23
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ CÒN TỒN
ĐỌNG TRONG Q TRÌNH TRUYỀN THƠNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ
VIỆT NAM...............................................................................................................................25
3.1 Những ưu điểm, hạn chế của hoạt động truyền thông đối với phụ nữ
Việt Nam hiện nay........................................................................................25
3.2 Giải pháp được đặt ra trong bối cảnh xã hội hiện nay............................28
KẾT LUẬN..............................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................34


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, khơng cịn bụi trần khói lửa, khơng cịn những giọt mồ hôi,
sương máu hay nước mắt của chiến tranh, không cịn cái đói kém, nghèo khổ
thấm thía đến tận xương tủy của những ngày tháng khổ cực xây dựng đất
nước từ đống tro tàn của những cuộc chiến kia. Chúng ta đang sống trong thời
đại của hịa bình, thời đại của việc lấy nhân tố con người làm nền tảng cho


mọi sự phát triển của đất nước, của xã hội. Góp phần trong những bước biến
chuyển của việc xây dựng nhân tố con người này, vai trò của người phụ nữ
cũng dần trở thành một trong những nhân tố quan trọng và cần thiết nhất tạo
nên bề mặt vững chắc cho công cuộc xây dựng nền tảng của đất nước. Nhắc
đến hình ảnh của người phụ nữ đặc biệt là hình ảnh của người phụ nữ Việt
Nam trong tiềm thức của chúng ta họ hiện lên với dáng vẻ như thế nào? Liệu
có phải là hình ảnh của một cơ gái với số phận lận đận, lênh đênh trong những
ngày tháng xưa cũ mà chúng ta vẫn thường hay ví von “Thân em như hạt mưa
sa, Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”, liệu có phải là hình ảnh của người phụ
nữ tần tảo sớm khôn nuôi con khôn lớn mà người đời thường bảo “Gió mùa
thu mẹ ru con ngủ, Năm canh chày thức đủ năm canh”. Hay đâu đó trong tiềm
thức chúng ta lại hiện lên hình ảnh những người phụ nữ luôn vui vén hạnh
phúc gia đình một cách chu tồn, là hình ảnh của những cô gái hiện đại với
tinh thần cầu tiến, sức trẻ luôn tràn ngập,…Cho dù xuất hiện với dáng vẻ như
thế nào, hình ảnh của người phụ nữ ở mảnh đất hình chữ S xinh đẹp của
chúng ta ln hiện lên với tâm thế dáng vẻ trọn vẹn nhất. Bên cạnh vẻ đẹp
đến từ nội tâm đến từ dáng vẻ muôn hình vạn trạng ấy thì những góc khuất
những mặt hạn chế mà họ phải chịu đựng trong cuộc sống hiện đại ngày nay
cũng là những thứ đáng để chúng ta nói lên. Vẫn nghe đâu đấy ở một gia đình
nào đấy chỉ vì người vợ khơng sinh được con trai nên anh chồng liền sẵn sàng
tìm đến mối quan hệ bên ngồi chỉ để thỏa được cái thú có một cậu quý tử,
hay ở đâu đấy vẫn còn tư tưởng phụ nữ thì chỉ nên vun vén việc nhà, nội trợ
1


giúp đỡ chồng con,….với nhưng tư tưởng lạc hậu trên có thể nói khơng ít thì
nhiều nó đã trực tiếp tác động và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khơng ít
phụ nữ Việt Nam. Vậy ngun nhân do đâu mà những tư tưởng lỗi thời, lạc
hậu ấy vẫn còn đang ngày đêm bám rễ vào tư tưởng của không ít người. Có
rất nhiều nguyên nhân được đưa ra và một trong những nguyên nhân quan

trọng mà chúng ta có thể nói tới đó chính là ở một số nơi khi công tác truyền
thông chưa được phổ cập một cách rõ ràng và đầy đủ dẫn đến vẫn tồn tại vẫn
bám rễ những tư tưởng sai lầm về người phụ nữ.
Nhìn nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt trong việc tìm hiểu, phát triển
nhân tố con người, đặc biệt là hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam, chính vì
vậy tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đặc điểm tâm lý nổi bật của phụ nữ ở Việt
Nam hiện nay và những nguyên tắc sử dụng trong hoạt động động truyền
thơng với họ” làm đề tài tiểu luận của mình. Qua phần trình bày của mình, hy
vọng sẽ vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về nét đẹp cũng như thấu hiểu được
mặt tâm lý tính cách của người phụ nữ Việt Nam hiện đại ngày nay. Qua đó
đưa ra được các hoạt động truyền thơng phù hợp để hình ảnh người phụ nữ
Việt Nam ngày càng tỏa sáng không chỉ ở Việt Nam mà còn là đối với bạn bè
trên thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Nhân tố con người được xem như là một nền tảng quan trọng trong
công cuộc phát triển xây dựng đất nước. Mà trong đó, hình ảnh của người phụ
nữ hiện lên với những dáng hình khác nhau trở thành một nhân tố quan trọng
khơng thể thiếu. Vì vậy qua đây chúng ta có thể có một cái nhìn khách quan
và tồn diện hơn về tâm lý, tính cách nét đẹp đa sắc màu của người con gái
đất Việt. Tìm hiểu được những phương pháp, nguyên tắc truyền thông phù
hợp với họ, đưa ra được những ý kiến, phương hướng chính xác để có thể giải
quyết được những mặt hạn chế cịn tồn tại, đưa hình ảnh của người phụ nữ nét đẹp đáng tự hào của tâm hồn việt nam ngày càng được giữ vững và hoàn
thiện.
2


2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra lúc này cần phải
+ Khái quát chung về đặc điểm tâm lý của người phụ nữ Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay
+ Sử dụng nguyên tắc phù hợp trong hoạt động truyền thông đối với
phụ nữ Việt Nam hiện nay
3. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận có 3
chương, 9 tiết.

3


CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1

Khái quát về khái niệm phụ nữ Việt Nam

Theo các tìm hiểu nghiên cứu gần đây, chúng ta có thể thấy rằng phụ
nữ thực chất là một khái niệm vô cùng nội hàm và bao quát. Có rất nhiều định
nghĩa cũng như khai thác, bàn luận, đánh giá xung quanh khái niệm này
xuyên suốt các thập kỉ qua.
Theo kinh thánh sự xuất hiện của người phụ nữ thực chất rất đơn giản
bắt nguồn từ trong câu chuyện về Adam và Eva. Theo đó, Thượng đế lấy cái
xương sườn của người đàn ông Adam thổi linh hồn vào đó mà thành người
đàn bà Eva.
Tuy nhiên tiến theo dòng thời gian phát triển của xã hội, định nghĩa về
phụ nữ, nữ giới cũng đã xuất hiện những thay đổi đáng kể theo chiều hướng
phù hợp và khoa học hơn về nhận thức.
Phụ nữ hay nữ giới được dùng để chỉ chung những người có giới tính
nữ, được xác định ngay từ khi mới sinh ra thông qua cấu tạo cơ thể.

Ở Việt Nam, cụ thể trong tiếng việt, từ phụ nữ hay nữ giới thường được
dùng để chỉ chung cho một người trưởng thành hoặc những người đã kết hơn.
Ngồi ra, từ phụ nữ cũng được dùng để thể hiện sự thiện cảm, sự trân trọng
tôn trọng nhất định về phía nữ giới.
Ngồi ra, trong kho tàng tri thức mn màu của tiếng việt, ngồi từ phụ
nữ, chúng ta còn sử dụng một số từ đồng nghĩa khác như là “đàn bà” và “con
gái”. Trong đó, từ “đàn bà” thường được sử dụng khi bản thân người nói
muốn diễn đạt khía cạnh, cái nhìn trung lập về nữ giới nhưng đa phần là thái
độ cái nhìn thiếu thiện cảm, thiếu đi sự trân trọng đối với nửa kia của thế giới.
Thông thường trong cuộc sống hàng ngày, từ này sẽ ít được sử dụng vì đa
phần hàm ý của nó khơng mang sắc thái thiện cảm, thường dễ khiến chúng ta
4


liên tưởng đến những mặt xấu hay tiêu cực ở phụ nữ hay cuộc sống của họ ví
như người xưa thường có câu “đau đớn thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh
cũng là lời chung”.
Bên cạnh đó, từ con gái hay thiếu nữ thường được dùng để chỉ những
người nữ giới đang còn trẻ tuổi, những người đang ở trong giai đoạn vị thành
niên, những người con gái chưa trưởng thành hay đôi khi là những cô gái
chưa lập gia đình.
1.2

Một số đặc điểm nhận thức về tâm lý của phụ nữ Việt Nam

1.2.1 Hình ảnh của người phụ nữ Việt trong thời kỳ xã hội xa xưa
Trước khi tìm hiểu về hình ảnh hay mặt nhận thức, tâm lý của người
phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ xã hội xa xưa, chúng ta cần phải tìm hiểu rõ
bối cảnh xung quanh nơi tạo nên tiền đề tác động trực tiếp tới tâm lý, nhận
thức của họ.

Dải đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta nằm ở vị trí giao lưu đặc biệt
với các quốc gia trên tồn thế giới. Có lẽ chính vì vậy, sự giao lưu tiếp biến
văn hóa giữa những nền văn hóa khác nhau về mặt tơn giáo – tín ngưỡng, nền
văn minh mang hơi thở thời cuộc đã tạo dựng nên một xã hội tiêu biểu gây
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người mà cụ thể là cuộc sống của người
phụ nữ.
Nếu trước kia ở xã hôi nguyên thủy, cuộc sống con người lúc này là
cuộc sống của những cá nhân tự do làm chủ thiên nhiên, đứng trên mn lồi
để xây dựng những bước chân đầu tiên về nền văn minh nhân loại thì vai trị
của người phụ nữ được xem như là tiền tố quan trọng nhất trong quá trình
này. Những người phụ nữ trong giai đoạn này bằng việc lao động, xây dựng
và điều khiển các cộng đồng của họ, gây dựng các hoạt động xã hội mà họ là
người quản lý đã cho thấy địa vị cao cả của họ trong xã hội nguyên thủy đầy
biến động này.
Tuy nhiên bước sang giai đoạn tiếp theo, giai đoạn xã hội bắt đầu có
những bước biến chuyển vượt bậc với sự xuất hiện phân cấp của các tầng lớp,
5


giai tầng khác nhau trong xã hội thì đó cũng là lúc vị trí và vai trị của người
phụ nữ bắt đầu có những thay đổi rõ rệt. Bằng một cách nào đó, sự biến
chuyển xã hội này đã được thực hiện chính bằng sự hy sinh của phụ nữ. Sự
ảnh hưởng của tôn giáo với các học thuyết điển hình mà ở đây tiêu biểu là nho
giáo đã có những khía cạnh tác động trực tiếp đến đời sống của người phụ nữ.
Học thuyết Nho giáo đương thời cho rằng người phụ nữ trong thời kỳ này
phải rèn luyện bản thân mình theo học thuyết “tam tịng”, “tứ đức”. Với quan
niệm “ phu xướng phụ tùy, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, cuộc đời người
phụ nữ được xem như một sợi dây hoàn toàn buộc chặt vào người chồng duy
nhất của mình. Một người đàn ơng bình thường khi lấy vợ anh ta có quyền có
thể có thêm vài ba cơ thiếp khác, tự do đi tìm thú vui trăng hoa của cuộc đời

nhưng người phụ nữ thì hồn tồn ngược lại. Thú vui duy nhất của cuộc đời
của họ chính là chu tồn nhất cho gia đình cho người chồng của mình. Người
đàn ơng có thể vì men say vì cơn say đang hồnh hành mà sẵn sàng la lối
đánh đập hay dè bỉu người vợ của mình nhưng người phụ nữ thì lại phải lẳng
lặng chấp nhận mọi hậu quả tàn dư mà không một lời ốn trách. Chính xã hội
với tư tưởng “ trọng nam khinh nữ”, một xã hội mà người con gái khơng khác
gì một gánh nặng trong nhà đã khiến số phận người phụ nữ phải lênh đênh lận
đận, chiu nhiều tủi nhục oan ức. Chính vì những tư tưởng lạc hậu như thế đã
ăn sâu bám rễ trong tiềm thức của rất nhiều gia đình khiến cho thân phận của
người phụ nữ dường như bị tước đi cái gọi là quyền sống, quyền tự do của
mình. Một xã hội gị bó khiến những người phụ nữ đương thời hình thành nên
tâm lý hy sinh, nhẫn nhục, chăm lo hết mức với gia đình của mình bởi cái xã
hội ấy đánh giá rằng phụ nữ phải biết chịu thương, chịu khó, phải biết hy sinh
vì gia đình vì chồng con. Nét nhìn bao quát nhất về cái nhận thức tâm lý của
người phụ nữ trong xã hội này còn được khắc họa một cách chân thực nhất
qua ngòi bút của các nhà thi ca đương thời. Chúng ta quên sao được những
câu từ đầy oán than “Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào
tay ai”. Sự cảm thán đầy đau đớn mà đại thi hào Nguyễn Du đã viết “Đau đớn
thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” hay cái nhìn chân
6


thực đầy nỗi niềm tiếc thương mà nhà thơ Tú Xương đã viết cho người vợ của
mình “quanh năm bm bán ở mom song, nuôi đủ năm con với một chồng”.
Một xã hội mà người đời đánh giá rằng trình độ nhận thức của người
phụ nữ luôn thấp hơn người đàn ông. Trong tiềm thức của họ dường như việc
phải sống một cuộc đời vì chồng con, vì bố mẹ vì cái gọi là lễ nghĩa, phép tắc
đã trở thành một lẽ dĩ nhiên. Quan niệm xã hội về vị trí, vai trị, nghĩa vụ của
phụ nữ đối với gia đình và xã hội dường như đeo lên cho họ gọng kìm thốt
khỏi nhận thức tâm lý về quyền tự do, quyền sống và được hưởng những lợi

ích bình đẳng của mình. Sau này khi tiến tới thời kỳ hậu nho giáo, quan niệm
về người phụ nữ dường như còn trở nên hà khắc hơn rất nhiều. Rõ ràng, trong
xã hội xưa kia số phận của người phụ nữ luôn gói gém trong hai từ bất hạnh,
khổ cực. Dù họ có tài sắc đến đâu, có tâm hồn cao thượng đến đâu thì ln
chắc rằng có thể đâu đó sâu thẳm trong tâm chí họ vẫn bùng lên ý chí kháng
cự cái bất công của xã hội đương thời một cách mãnh liệt. Nhưng rõ ràng
bóng đêm của chế độ phong kiến hà khắc, tàn bạo vẫn đang ngày đêm làm
mai một đi ý chí của họ. Chính những tư tưởng lạc hậu, phong kiến đầy lỗ
hổng đã bó hẹp nhận thức của họ chỉ quanh quẩn bên gia đình, chồng con bên
cuộc sống tần tảo sớm tối mà không thể nào vươn ra khỏi định kiến ấy, tiến
tới với xã hội rộng lớn bên ngồi.
1.2.2 Hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội hiện nay
Có thể thấy trong thời kỳ ngày càng phát triển hiện nay, khi xã hội đang
từng bước tiến dần tới nền văn minh hiện đại thì vị thế của con người mà đặc
biệt là người phụ nữ Việt Nam cũng dần có những bước biến chuyển mang
tính đột phá.
Trình độ nhận thức của phụ nữ ngày càng tăng lên một cách đáng kể.
Trong gia đình dường như vị thế của họ ngày càng được khẳng định hơn bao
giờ hết. Không chỉ chăm lo chu tồn cho gia đình, người phụ nữ cịn có thể tự
do lựa chọn tìm cho mình con đường tương lai phù hợp, cơng việc mình mong
muốn mà khơng bị gị bó, ép buộc bởi thế lực nào. Thời cuộc có nhiều bước
7


biến đổi, sự giao lưu với các quốc gia phát triển trên thế giới cũng là cơ hội
mở ra cho người phụ nữ Việt nói riêng rất nhiều cánh cửa đầy sắc màu. Họ
luôn sẵn sàng cầu tiến, học hỏi kiên trì với những suy nghĩ đột phá, đặc biệt
tạo nên bàn đạp phát triển bản thân. Sự tiếp xúc với tư tưởng văn hóa hiện đại
ở các nước phương tây với những phương châm như tơn trọng bình đẳng giới
đã giúp thay đổi đi phần nào những tư tưởng lạc hậu còn tồn dư trong lòng xã

hội xưa cũ. Các cơ quan, chính quyền các cấp và ban ngành cũng đã có những
bước tiến nhất định trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ có thể
tiếp cận với những thay đổi đến từ nền khoa học công nghệ hiện đại. Mở ra
cho họ cơ hội học tập, tiếp thu với nền tri thức tân tiến, được cơng tác tham
gia nhiều hoạt động trong chính trị, văn hóa.
Tuy nhiên bên cạnh đó, có thể thấy rằng trình độ nhận thức của người
phụ nữ trong xã hội hiện nay mặc dù có những dấu ấn thay đổi đáng kể nhưng
vẫn thấp hơn so với nam giới ở một số khía cạnh. Nguyên nhân chủ yếu được
đưa ra ở đây có lẽ chính là do vai trị nhất định của họ trong gia đình. Đối với
người đàn ơng họ là trụ cột là người xây nên nền móng vững chắc cho gia
đình thì người phụ nữ lại là người gìn giữ bảo vệ nền móng ấy. Vai trị của họ
dường như vất vả hơn rất nhiều khi bản thân họ ngồi cơng việc chính thì gia
đình, chồng con chính là mối quan tâm hàng đầu của họ. Vì vướng bận nhiều
mối bận tâm như vậy nên bản thân họ khơng có nhiều thời gian dành cho việc
học tập, tiếp thu những tri thức mới. Sự tất bật ấy cũng là nguyên nhân dẫn
đến điều kiện giao lưu, tiếp xúc với bên ngồi của họ cịn hạn chế.
Ngồi ra, những tàn dư từ chế độ tư tưởng của xã hội phong kiến như
vợ phải kém chồng, phải là người chu tồn tất cả mọi việc cho tổ ấm của
mình, dành nhiều thời gian cho gia đình …cũng là những nguyên nhân hàng
đầu dẫn đến nhận thức tâm lý của người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày
nay còn nhiều thiếu sót so với người đàn ơng.
1.3

Một số đặc điểm nhận thức về tình cảm của phụ nữ Việt Nam

8


Có thể nói về mặt tình cảm, người phụ nữ thường là những người có
cảm nhận tinh tế và sâu sắc hơn rất nhiều so với người đàn ông. Chẳng thế mà

từ xa xưa ơng bà ta đã có câu “ Đàn ơng như gió, đàn bà như hịm”. Quả thật
khi xét đến phương diện tình cảm, những cái nhìn sâu sắc đa cảm của họ có lẽ
chính là những nét tinh túy nhất tạo nên dáng vẻ mang đậm hơi thở rất riêng
không chỉ của phụ nữ Việt Nam nói riêng mà cịn là phụ nữ trên tồn thế giới
nói chung.
Được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau tuy nhiên nổi bật nhất khi
nói về mặt tình cảm của người phụ nữ có lẽ ln ln nằm ở khía cạnh gia
đình của họ. Chúng ta có thể thấy rằng, phần lớn tình cảm của người phụ nữ
đều đặt hết ở gia đình của họ. Người xưa thường có câu “Đàn ông xây nhà,
đàn bà xây tổ ấm” tổ ấm ấy dựng nên cũng chính là phần nhiều nhờ những
tâm tư tình cảm mà họ đã dành hết cho nó. Trong xã hội xưa, có thể thấy rằng
người phụ nữ có quan hệ vơ cùng chặt chẽ với gia đình về mọi mặt. Trong cái
tình thế đói nghèo đến cái ăn cũng phải chắt chiu từng đồng, người phụ nữ đã
phải rất tích cực “giật gấu vá vai” để đảm nhiệm vai trị hậu phương vững
chắc của mình. Có thể nói rằng hai từ tần tảo, chịu thương chịu khó chính là
những ngơn từ gói gọn nhất khi nói về hình ảnh của người phụ nữ trong giai
đoạn này. Đến giai đoạn hiện tại, mặc dù sự vất vả đã vơi vai đi phần nào
nhưng có lẽ sự lo lắng, lo toan chu tồn mọi việc cho gia đình chồng con của
họ vẫn chưa lúc nào vụt tắt. Với người chồng, người đàn ơng đầu ấp tay gối
của mình, người vợ ln ln cố gắng vun đắp tình cảm, dành cho người
chồng sự hậu thuẫn vững chắc nhất đến từ hậu phương mình. Họ chăm lo
từng bữa ăn giấc ngủ, từng vạt áo phẳng phiu của chồng, từng góc nhỏ thân
yêu trong ngôi nhà của họ. Với con cái dường như gánh nặng của họ chỉ có
nhân lên chứ không hề vơi bớt đi phần nào. Lo cho con cái từ cái ăn cái mặc,
dạy con từng nét chữ nết người, lo cho con từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng
thành mà khơng một lời ốn giận, than trách. Có thể nói nghĩa cử của việc

9



làm mẹ dường như đối với họ là đáng trân trọng là thiêng liêng hơn bao giờ
hết.
Tính khiêm nhường, lịng vị tha, đức hy sinh cả đời cùng lòng yêu
thương rộng lớn của người phụ nữ trong gia đình dường như khiến cho người
phụ nữ có một vị trí rất đặc biệt giữa chồng và con của mình. Điều càng khiến
chúng ta trân trọng ở họ có lẽ chính là sư kiên nhẫn dịu dàng nhưng không
kém phần bất khuất, dung cản trên mặt trận khơng có sương gió những cũng
đầy gai góc đầy thử thách mang tên gia đình. Đối với những phép tắc lễ nghi
rườm rà của chế độ phong kiến đương thời, người phụ nữ đã biến nó trở thành
khn mẫu nhưng khơng q gị bó, trở thành đức hạnh, phẩm chất đáng q
của mình.
Bên cạnh khía cạnh tình cảm gia đình, người phụ nữ cịn được trân quý
bởi tấm lòng yêu thương quê hương đất nước, cống hiến nỗ lực hết mình cho
quê hương, cho mảnh đất chơn rau cắt rốn của mình. Nếu nói trên đấu trường
khơng khói lửa mang tên gia đình họ đã hồn thành thật tốt nhiệm vụ của
mình với những phẩm chất như một người lính thật sự thì trên chiến trường
bom rơi đạn lạc đầy hiểm nguy những phẩm chất lại càng được phát huy một
cách rõ nét hơn nữa. Trong những năm tháng đầy hiểm nguy của chiến tranh,
ở đâu đó chúng ta vẫn thấy xuất hiện những bóng hình nhỏ nhắn khốc trên
mình chiếc balo to lớn với ánh mắt sáng như vì sao xa, ánh mắt của những cơ
gái mang trong mình ngọn lửa quyết tâm mãnh liệt trên con đường đấu tranh
bảo vệ quê cha đất mẹ. Chắc hẳn chúng ta sẽ chẳng thể nào quên được hình
ảnh đặc trưng của người nữ du kích với mái tóc dài tết cùng khn mặt tốt
lên sự quả cảm và kiên định. Những cô gái tưởng chừng yếu đuối nhưng lại
đang ngày đêm mở đường cứu quốc, điều khiển súng phịng khơng để bắn
máy bay. Nơi chiến trường gian khổ đầy ác liệt ấy, họ những cô gái chân yếu
tay mềm lại mang tới 40kg lương thực, đạn dược trên lưng mà chẳng nề nà
điều gì. Cũng quên sao được hình ảnh của nữ Anh hùng Quân đội nhân dân
Việt Nam – La Thị Tám. Người con gái ấy đã đếm và cắm tiêu 1205 quả bom
10



do địch trút xuống để lực lượng công binh của ta đến phá bom, đảm bảo thông
suốt cho tuyến đường tiếp viện vào Nam. Vẫn nhớ như in dáng hình nhỏ bé
nhưng kiên cường bất khuất của chị Võ Thị Sáu – người anh hung lực lượng
vũ trang nhân dân nhỏ tuổi nhất. Đứng trên pháp trường đầy máu tanh và
nước mắt ấy, người anh hùng nhỏ bé vẫn ngước cao đầu cùng khn mặt bình
thản với ánh mắt sáng ngời, cất lên bài hát Quốc tế ca với giai điệu hùng hồn.
Nếu khơng có ngọn lửa tình u đất nước luôn bùng cháy trong trái tim đầy
nhiệt huyết thử hỏi đứng trước giây phút gần đất xa trời ấy mấy ai sẽ có được
niềm tin, dũng khí như người con gái ấy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng cho người phụ nữ Việt Nam tám
chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” trong thời kỳ kháng
chiến. Bởi vậy mới thấy rằng đâu chỉ cánh đàn ông mới là những người gánh
vác việc lớn, xông pha ra chiến trường. Chỉ cần là ngọn lửa nhiệt huyết, tinh
thần u nước vẫn ln bùng cháy thì người phụ nữ, những cô gái tưởng
chừng như yếu mềm ấy vẫn và sẽ xông pha lên với tinh thần quả cảm mà bền
bỉ nhất.
Cuối cùng có lẽ điều mà chúng ta vẫn ln tâm đắc, nể phục nhất ở
người phụ nữ có lẽ chính là ở sự hy sinh chu tồn về gia đình lẫn cơng việc
của họ. Vào thời kì phong kiến, nơi mà sự đói khổ, cái đói nghèo cịn in đậm
trong tiềm thức của biết bao con dân Việt thì chúng ta qn sao được bóng
lưng gầy gị nhưng đầy rắn rỏi của người bà, người mẹ, người chị trong gia
đình. Họ vừa là trụ cột chăm sóc gia đình, vừa là bờ vai nương tựa chăm lo
cho chồng con cái ăn cái mặc thậm chí là cái danh cái phận của việc học hành.
Bước vào thời kỳ hòa bình mặc dù cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng cái vất
vả của người phụ nữ vẫn vậy thậm chí có thể cịn nhân đơi. Trong gia đình là
chỗ dựa hậu phương vững chắc cho tổ ấm, cho chồng con, ngồi xã hội họ lại
là con người của cơng việc, của những mối quan hệ với những nhiệm vụ,
trách nhiệm khác nhau. Có thể nói “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”

luôn là phẩm chất đạo đức truyền thống, tốt đẹp nhất kết tinh tạo nên bức họa
11


hoàn chỉnh nhất về dáng vẻ của người phụ nữ trên mảnh đất Việt xinh đẹp
này.
Trong mọi thời kỳ lịch sử khác nhau, hình ảnh người phụ nữ “giỏi việc
nước, đảm việc nhà” dường như đã trở thành biểu tượng đặc trưng khơng chỉ
ở trong đất nước mà cịn là trong mắt của bạn bè quốc tế. Sự đảm đang, cần
cù chịu thương chịu khó, dáng vẻ tự tin hiện đại cùng hàng vạn những phẩm
chất tốt đẹp khác có lẽ chính là dáng hình tồn vẹn nhất họa nên một bức
tranh toàn cảnh chân thực nhất về người phụ nữ Việt Nam nơi đây.
1.4 Một số đặc điểm nhận thức về tính cách của phụ nữ Việt Nam
Có thể thấy rằng so với đàn ông, dường như việc khám phá tính cách
của người phụ nữ sẽ đem đến cho chúng ta nhiều khía cạnh sâu sắc và đáng
để suy ngẫm. Trước khi tìm hiểu về mặt tính cách của người phụ nữ, chúng ta
sẽ làm rõ hơn về khái niệm tính cách mà đặc biệt ở đây là tính cách của phụ
nữ.
Có rất nhiều khái niệm, quan điểm khác nhau khi nói về khái niệm tính
cách. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, khái niệm tính cách (tiếng anh
là Personality) được hiểu là phong thái tâm lý cá nhân quy định cách thức
hành động và sự phản ứng của cá nhân đối với mơi trường xung quanh.
Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp, là một hệ thống thái độ và
hành vi quen thuộc mang tính đạo đức của cá nhân đối với hiện thực. Hay nói
một cách khác, tính cách của một cá nhân là sự kết hợp của các đặc điểm tâm
lí đặc trưng mà dựa vào đó, chúng ta có thể phân biệt được cá nhân này với cá
nhân khác.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách của mỗi cá nhân
mà chúng ta có thể nói đến ở đây chính là bẩm sinh, gen di truyền, mơi trường
bên ngồi như học tập, văn hóa xã hội, ngồi ra hồn cảnh, tình huống tiếp

cận cũng là những yếu tố trực tiếp tác động tới tính cách của mỗi người.

12


Để nói về tính cách của phụ nữ, có lẽ sẽ có rất nhiều những khía cạnh,
lát cắt khác nhau về tính cách của họ, đáng để chúng ta phải quan tâm, chia
sẻ. Người phụ nữ tự bao đời đều mang trong mình những nét tính cách vơ
cùng đáng trân trọng và khía cạnh đầu tiên mà chúng ta phải nói đến có lẽ
chính là ở sự tần tảo, chăm chỉ mà cần cù của họ. Với thiên chức cao cả là
người vợ, người mẹ, là người quản lý quán xuyến mọi việc trong gia đình,
khơng khó để đốn rằng bản thân người phụ nữ đã phải vất vả thế nào để có
thể làm trịn trách nhiệm đối với tổ ấm của mình. Đã từng có những quan
niệm cho rằng trong xã hội xa xưa hay bây giờ công việc của người phụ nữ
cũng chỉ gói gọn bên góc bếp gian nhà, địa vị sẽ không được xem trọng như
những người đàn ông trụ cột đang gánh vác công việc ở ngồi xã hội kia. Đó
thật sự là một quan điểm vơ cùng sai lầm và có phần thiển cận. Cho dù là thời
kỳ xã hội với nhiều ràng buột xưa kia hay xã hội hiện đại bây giờ, người phụ
nữ Việt luôn tham gia hầu hết vào các công việc khơng chỉ ở gia đình mà cịn
là ở xã hội. Hơn thế, việc quán xuyến được gia đình sao cho vẹn tồn cũng là
một trách nhiệm xã hội vơ cùng quan trọng mà khơng phải ai cũng có thể làm
được.
Trong gia đình, người phụ nữ là người đảm nhiệm vai trị chăm sóc
chồng con. Họ cần cù chịu khó chắt chiu từng đồng với mong ước nhỏ nhoi
cho con cái có đủ cái ăn cái mặc, cho người chồng có đủ chỗ dựa vững chắc
để đương đầu với cái khó khan gian khổ ngồi xã hội. Nhớ những năm tháng
lầm than sau những cuộc kháng chiến kéo dài, đến cái ăn cái mặc còn thiếu
thốn ấy thế mà đâu đó khắp xóm làng Việt Nam chúng ta vẫn nghe tiếng cười
giịn giã của lũ trẻ khi có được bát cơm trắng ngon lành mà mẹ chúng vất vả
nhường nhịn cho. Nhớ những dịp tết đến xuân về bên cạnh vạt áo đã sờn vai

với đôi chỗ khâu vá của mẹ là gương mặt đầy háo hức mong đợi của đứa con
với những tấm quần áo mới được mẹ mua cho. Cho đến ngày nay khi cuộc
sống đã khấm khá hơn, đối với đứa con sự chăm sóc, san sẻ của người mẹ có
lẽ vẫn như người ta thường nói “như nước trong nguồn chảy ra” không bao
13


giờ có thể đền đáp hết được nghĩa tình bao la ấy. Bao vất vả cực nhọc lo toan
luôn luôn chất đầy lên đôi vai gầy, lên khuôn mặt với những nếp nhăn đi cùng
năm tháng nhưng đầy sức sống mãnh liệt, dẻo dai của người mẹ. Cả một cuộc
đời vất vả vì con cái, tần tảo vì gia đình mà không một lời than thân trách cứ.
Tin rằng sự cần cù chịu thương chịu khó, sự bền bỉ đi cùng tháng năm đó ắt
cũng chỉ gói gọn lại trong niềm mong mỏi mong con nên người của người
làm mẹ. Như ơng bà ta vẫn thường nói vậy
“Mẹ ni con bấy lâu rồi,
Mong con khôn lớn thành người mới nghe”
Cho dù là trước kia hay bây giờ đạo lí vợ chồng, hay “thuận vợ thuận
chồng, tát nước biển Đông cũng cạn” luôn là nền tảng bền vững nhất để xây
dựng nên hạnh phúc gia đình. Trong mối quan hệ gắn bó mật thiết này, người
vợ khơng chỉ là chỗ dựa vững chắc về tình cảm, tâm lý mà cịn là nguồn động
viên khích lệ cho người bạn đời của mình có thể vượt qua mọi khó khăn thử
thách trong cuộc sống. Trong cuộc sống thường ngày, từ việc đồng áng, chợ
búa đến việc lo toan cuộc sống trong gia đình, những nỗi niềm vất vả trên
chiến trường tưởng chừng không khói lửa ấy có lẽ chính là minh chứng quan
trọng nhất thể hiện nên nét tính cách truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng của
người phụ nữ Việt. Một phần sự thành đạt của người chồng ắt hẳn đến từ sự
góp sức của người vợ, sự trưởng thành bình an của người con đến từ giọt mồ
hôi nước mắt của người mẹ. Ấy vậy mới thấy vai trò của người phụ nữ trong
gia đình quan trọng đến nhường nào
Nét tính cách thứ hai đáng trân trọng của người phụ nữ mà chúng ta

khơng thể khơng nhắc đến đó chính là tấm lòng khiêm tốn, giản dị, giàu lòng
vị tha, tinh thần hy sinh vì người khác
Có thể các bạn từng thấy ở các nước phương Tây, quan niệm về hôn
nhân và tình u thật sự rất đơn giản. Họ có thể dễ dàng yêu nhau từ cái nhìn,
cái chạm mặt đầu tiên, họ có thể dễ dàng tiến đến hơn nhân khi cả hai cho
rằng bản thân đã sẵn sàng mà không phải chịu sự ràng buộc hay suy nghĩ về
14


vấn đề khác. Đương nhiên cũng sẽ không thiếu những cuộc hơn nhân chóng
vánh nhanh chóng kết thúc và đối với họ hôn nhân không phải là điều mãi
mãi đôi khi nó chỉ là một phép thử. Nhưng đối với các nước châu Á chúng ta
đặc biệt là đối với Việt Nam, mối quan hệ hôn nhân không thật sự chỉ đơn
giản như vậy. Đối với người phụ nữ hôn nhân được coi như sự kiện quan
trọng thứ hai của cuộc đời vậy. Đối với cuộc hôn nhân họ luôn đặt nó làm nền
móng quan trọng cần được xây dựng một cách vững chắc nhất. Để làm được
như vậy, bản thân mỗi người phụ nữ luôn luôn cố gắng nhẫn nhịn, gìn giữ,
dùng chính tấm lịng chân thành của mình để củng cố cho nền tảng mang tên
gia đình ấy. Sự lam lũ, tần tảo vì chồng con tối ngày tất bật bên gian bếp, góc
nhà, sự nỗ lực cố gắng cân bằng giữa gia đình và cơng việc khiến bản thân
chúng ta không khỏi tự hào bởi dáng vẻ tinh thần kiên cường mà dung dị ấy.
Tính cách khiêm nhường, lòng vị tha cao cả hay đức hy sinh cả một đời vì
chồng vì con khiến cho bản thân người phụ nữ cho dù từ xưa hay đến nay vẫn
ln có một vị trí rất đặc biệt trong tổ ấm của họ. Người chồng thường gọi vợ
mình là “nội tướng” hay “lệnh ông không bằng lệnh bà”. Đối với dân tộc
chúng ta bên cạnh việc dành tấm lòng trân trọng đến những người anh hùng,
chiến sĩ đã đấu tranh vì tổ quốc, chúng ta cũng dành trọn tấm lịng hướng đến
những người mẹ việt nam anh hùng – người đã sinh ra và nuôi nấng những
tấm gương đầy tự hào ấy.
Người phụ nữ cũng được xem là những người có tính cách vơ cùng

kiên trì, cần mẫn và đầy lạc quan cho dù là trong cuộc sống thường nhật hay
là đối với các vấn đề ở xã hội. Thật vậy có lẽ chính lễ nghĩa phong kiến hà
khắc uy nghiêm hay những bất cơng cịn tồn tại trong xã hội xưa cũ đã mài
rũa nên vẻ kiên trì dẻo dai của người phụ nữ Việt. Cho dù là xã hội xưa kia
nơi mà thời kì mà bóng đêm của xã hội thống trị, bóc lột nặng nề, cái thời mà
người phụ nữ điển hình như chị Dậu (nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn của
nhà văn Ngô Tất Tố) phải chạy vạy khắp nơi để nuôi chồng bảo vệ chồng
trước tiếng trống sưu thuế đầy nặng nề của xã hội hay trong cuộc sống hiện
15


đại khi một ngày 24 tiếng dường như là không bao giờ đủ với người phụ nữ
trong việc quán xuyến gia đình và cơng việc. Dường như bức tranh tồn cảnh
ấy lại như một phép thử tôi lên sự bền bỉ, sự lạc quan của người phụ nữ ở
mảnh đất hình chữ S này. Bóng dáng nhỏ bé nhưng đầy kiên cường ấy mang
trong mình một vẻ đẹp có lẽ cũng giống như những gì mà người phụ trách
phong trào phụ nữ dân chủ thế giới đã nói về họ: “Người phụ nữ Việt Nam
giống như những cây lau bằng thép vậy”. Vừa bền bỉ dẻo dai lại quật cường
trước tháng năm của cuộc đời.
Khác với người đàn ông thường là những người có lí trí mạnh mẽ, có lẽ
với phụ nữ họ lại là những người sống thiên về cảm xúc hơn. Tổ chức
TalentSmart đã làm một cuộc kiểm tra EQ của hơn một triệu người trong đó
có cả đàn ông và phụ nữ và kết quả đã chỉ ra rằng phụ nữ có EQ cao hơn đàn
ơng. Khi tiến hành nghiên cứu, các nhà khoa học tìm ra rằng số điểm EQ của
phụ nữ cao hơn đàn ông vài điểm, nhưng đây vẫn là sự khác biệt đáng kể về
mặt thống kê. Bởi vậy chúng ta có thể thấy rằng phụ nữ thường sẽ có thiên
hướng về cảm xúc nhạy bén và sử dụng nó để phục vụ lợi ích của họ tốt hơn
so với đàn ơng.
Có thể thấy trong cuộc sống thường nhật, đứng dưới góc nhìn của phụ
nữ dường như quan điểm về tình cản của họ thường đa sắc màu và có chiều

sâu hơn rất nhiều so với nam giới. Trong khi với đàn ông, bản thân họ thường
là những người suy xét vấn đề một cách khá bao quát, ít suy nghĩ cảm tính và
thường mang tính trực tiếp hơn.
Quả thật như vậy, trong thời kỳ dậy thì và phát triển của trẻ nhỏ dường
như quan niệm về giáo dục và kỹ năng cho trẻ nhỏ ở hai giới hồn tồn có sự
khác biệt. Trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, các bé gái được dạy phải cư
xử nhẹ nhàng, lễ phép thân thiện, quan tâm đến mọi người. Ngược lại đối với
các bé trai, với quan niệm đàn ông là người mạnh mẽ trưởng thành, các em
luôn được ba mẹ rèn giũa một cách nghiêm khắc để luôn mạnh mẽ, năng động
táo bạo và hạn chế bộc lộ cảm xúc. Những quan niệm này dường như đi sâu
16


vào tiềm thức của mỗi người dần dần tạo nên sự khác biệt nhất định đặc biệt
là về mặt cảm xúc giữa đàn ơng và phụ nữ. Khi cịn trẻ các chàng trai sẽ khó
để có thể hiểu bạn gái của mình đang nghĩ gì. Đến khi thành lập gia đình, sự
thẳng thắn và có phần bộc trực của người đàn ơng sẽ được hịa hợp với tính
cách dịu dàng, kiên nhẫn của người phụ nữ để rồi từ đấy xây nên nền tảng gia
đình một cách vững chắc nhất. Bản thân người phụ nữ là những con người
luôn sống thường trực về cảm xúc của mình cho nên bản thân họ thường rất
dễ xúc động trước những trạng thái tác động xung quanh. Đó có thể sẽ là giọt
nước mắt bất chợt rơi khi họ đồng cảm với một nhân vật trong câu chuyện
nào đấy, đó có thể sẽ là cảm giác đau khổ đến cùng cực khi họ gặp những vấn
đề khó khăn mà chưa có được hướng giải quyết. Cho dù theo chiều hướng nào
chúng ta cũng có thể nhận ra phụ nữ thực sự rất dễ dàng bộc lộ cảm xúc của
mình và có lẽ đây vừa là điều tốt nhưng đồng thời cũng là sự hạn chế đối với
họ. Nếu họ có thể dễ dàng bộc lộ cảm xúc thể hiện sự động viên về mặt tinh
thần đối với mọi người nhưng trong những tình huống cần sự bình tĩnh, tự tin
như cơng việc làm ăn, những vấn đề xã hội, mà họ không khống chế được
cảm xúc của mình thì điều đó có thể sẽ gây cản trở nhất định đến bản thân.

Đối với những câu chuyện bên lề mà bạn dành nhiều sự tập trung hay cảm
xúc nhất định cho nó thì vấn đề đó sẽ dần trở thành câu chuyện bao đồng, về
lâu dài sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.
Như vậy, từ xưa đến nay phụ nữ Việt nam luôn mang trong mình
những nét đẹp về tính cách đáng tự hào như cần cù trong lao động, giản dị
chịu thương chịu khó vì chồng con, khiêm tốn lạc quan trước mọi những ngã
rẽ khó khăn của cuộc đời. Chính vẻ đẹp giản dị chân thật mang trong mình
gam màu đầy riêng biệt ấy đã tạo nên một bức họa toàn cảnh trọn vẹn về
người phụ nữ ở mảnh đất hình chữ S xinh đẹp này.

17


CHƯƠNG 2
NHỮNG NGUYÊN TẮC PHÙ HỢP TRONG HOẠT ĐỘNG TRUYỀN
THÔNG ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Những nguyên tắc phù hợp trong hoạt động truyền thông đối
với phụ nữ Việt Nam
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bên cạnh việc phát triển khoa học
kỹ thuật, tri thức nhân loại thì việc bảo vệ, phát triển nhân quyền, quyền lợi và
mục đích của mỗi các nhân ln là trọng điểm được đặt lên hàng đầu. Đặc
biệt trong việc bảo vệ nhân quyền, quyền lợi của con người ấy, việc bảo vệ và
tập trung phát triển toàn diện cho phụ nữ chính là một trong những yếu tố rất
được tồn Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Một trong những nhân tố thể hiện
rõ ràng nhất cho việc bảo vệ và phát triển quyền lợi của chị em phụ nữ mà
chắc chắn chúng ta phải nói đến chính là nhân tố truyền thơng hay nói cách
khác chính là các hoạt động truyền thông.
Các hoạt động truyền thông trong việc phát triển các hoạt động nhằm
giúp chị em phụ nữ ngày càng tự tin, thỏa sức sáng tạo bảo vệ được lợi ích và
quyền lợi của mình đang dần trở nên phổ biến và đạt được nhiều bước biến

chuyển trong thời kỳ mới ở Việt Nam. Vậy nhưng có thể thấy xã hội ngày
càng phát triển, mỗi ngày chúng ta đều đón nhận một khối lượng thơng tin
khổng lồ đến từ các bộ phận, cơ quan truyền thông khác đến từ báo đài truyền
hình, hay khơng gian mở như mạng xã hội, website,…Vậy để có thể giúp
người dân đặc biệt là chị em phụ nữ nắm bắt được thông tin một cách chính
xác rõ ràng nhanh chóng và đạt được hiệu quả đòi hỏi Đảng và Nhà nước
chúng ta phải đưa ra được các nguyên tắc truyền thông phù hợp và hiệu quả
nhất đối với đối tượng được hướng đến. Vậy để làm được điều đó, chúng ta
cần phải làm như thế nào?
Thứ nhất, các hoạt động truyền thông cần phải lựa chọn nội dung phù
hợp và có mối liên hệ chặt chẽ với đối tượng hướng đến mà ở đây là phụ nữ.
18


Nội dung của các hoạt động truyền thông cần phải phản ánh đúng vào
các thực trạng vấn đề đang xảy ra hiện nay gây nên ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống của phụ nữ. Trong đời sống thường nhật, những vẫn nạn nhức nhối
trở thành cái gai trong mắt dư luận đặc biệt là phụ nữ mà chúng ta không thể
khơng nhắc đến chính là vấn nạn bạo lực gia đình, tước đoạt đi quyền tự do,
nghĩa vụ quyền lợi trách nhiệm của mỗi người phụ nữ, vấn nạn xâm hại quấy
rối tình dục trẻ em, phụ nữ,…
Đối với những người đã lập gia đình, các hoạt động truyền thơng cần
hướng đến những vấn đề nổi cộm như quyền lợi của người phụ nữ trong gia
đình. Trong xã hội hiện đại, đâu đó vẫn xuất hiện những tư tưởng như đàn bà
chỉ cần lo nội trợ, bếp núc, an phận bên tổ ấm của mình. Và rồi nhiều chị em
phụ nữ vì 2 chữ an phận ấy mà dường như quên đi bản thân mình, quên đi
quyền lợi nghĩa vụ của mình khơng chỉ dừng lại ở góc bếp căn nhà ấy. Họ
hồn tồn có thể thoải mái sáng tạo, tự do đem nguồn tri thức của mình góp
phần vào sự nghiệp phát triển của xã hội của quê hương đất nước. Một số hoạt
động nổi bật đã được triển khai mà chúng ta có thể kể đến như ở thủ đơ Hà

nội các chương trình “ Phụ nữ Thủ đơ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây
dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” đã được triển khai sâu rộng từ năm 2006.
Với những biện pháp cụ thể, mỗi năm phong trào đã thu hút hơn 90% cán bộ
hội viên và nữ công nhân viên chức Thủ đô đăng ký tham gia. Qua đó góp
phần tạo động lực mạnh mẽ, khuyến khích mọi tầng lớp phụ nữ phấn đấu học
tập nâng cao trình độ mọi mặt, hăng say lao động sáng tạo, tham gia tích cực
và có đóng góp quan trọng trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển
kinh tế Thủ đơ nói riêng, đất nước nói chung. Bên cạnh đó, cần xây dựng nội
dung tập trung vào vấn đề nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ để họ có
thêm những kiến thức cần thiết nhất cho cơng cuộc phịng chống bạo lực gia
đình, bảo vệ quyền lợi của mình, tố giác những hành vi sai trái đến từ chính
mái ấm gia đình của mình. Ngoài ra ở những khu vực vùng sâu xa, hiểm trở,
khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số là những nơi mà chị em phụ nữ
19



×