Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đồ án điện toán đám mây Triển khai dịch vụ Cloud Server cho website thương mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.92 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

-----**-----

ĐỒ ÁN ĐIỆN TỐN ĐÁM MÂY
Triển khai dịch vụ Cloud Server cho website thương mại điện tử

Họ và tên:…………………………..
Lớp : ………………………………..
Mã sinh viên :……………………….

HÀ NỘI – 2023


MỤC LỤC :
Chương I : Tổng quan về điện toán đám mây
1.1 Định nghĩa về điện tốn đám mây
1.2 Mơ hình điện tốn đám mây
1.3 Các thành phần của điện toán đám mây
1.3.1 Phần cơ sở
1.3.2 Phần nền tảng
1.3.3 Phần người dùng
1.4 Các mơ hình điện tốn đám mây
1.4.1 Iaas - Infrastructure as a Service
1.4.2 PaaS - Platform as a Service
1.4.3 SaaS - Software as a Service
1.4.4 FaaS - Function-as-a-Service (dịch vụ mới)
1.5 Chế độ an toàn và bảo mật thơng tin trên Cloud Computing
1.6 Những khó khăn thách thức của điện toán đám mây
Chương II :Triển khai cài đặt thử nghiểm điện toán đám mây


2.1 Byethost.com
2.2 Các bước thực hiện
Chương III : Tổng kết
3.1 Thuận lợi
3.2 Khó khăn


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.
1.1 Định nghĩa về điện toán đám mây
Điện toán đám mây là việc cung cấp theo u cầu sức mạnh tính tốn, lưu
trữ cơ sở dữ liệu, ứng dụng và tài nguyên CNTT khác thông qua một nền
tảng dịch vụ đám mây qua internet với chính sách thanh tốn theo mức sử
dụng. Điều khác biệt của dịch vụ điện toán đám mây là thay vì sở hữu và duy
trì các trung tâm dữ liệu thì người dùng có thể truy cập và sử dụng các dịch
vụ điện toán trên cơ sở hạ tầng của một nhà cung cấp như Amazon Web
Service, Google Cloud Platform, Microsoft Azure, …
1.2 Mơ hình điện tốn đám mây

Khơng phải tất cả các mơ hình điện tốn đám mây đều giống nhau và cũng
khơng có loại điện tốn đám mây nào là phù hợp cho tất cả trường hợp sử dụng.
Vì vậy để triển khai mơ hình điện tốn đám mây phù hợp với từng hệ thống có
thể sử dụng một trong 4 mơ hình sau:
Đám mây cơng cộng (Public cloud) là mơ hình điện tốn đám mây mà các
tài nguyên dịch vụ được sở hữu và vận hành bởi một bên thứ ba cụ thể là nhà
cung cấp dịch vụ điện tốn đám mây. Với mơ hình này, tất cả tài nguyên bao
gồm: phần cứng, phần mềm và cơ sở hạ tầng hỗ trợ khác đều do nhà cung cấp
đám mây sở hữu và quản lý.


Người sử dụng chỉ có thể truy cập các dịch vụ này và quản lý tài khoản của

mình bằng tình duyệt web hoặc các công cụ chuyên dụng từ xa.
Đám mây riêng tư (Private cloud) là mơ hình điện tốn đám mây mà các tài
nguyên được sở hữu riêng, thường là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Một số công ty
cũng trả chi phí để thuê các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba để lưu trữ đám mây
riêng tư của họ. Đối với mơ hình này, các dịch vụ vả cơ sở hạ tầng thường được
duy trì, vận hành trên một mạng riêng tư.
Đám mây kết hợp (Hybrid cloud) là mơ hình kết hợp giữa hai mơ hình đám
mây công cộng và đám mây riêng tư được ràng buộc, liên kết với nhau bằng một
số cơng nghệ để có thể chia sẻ dữ liệu và ứng dụng giữa chúng. Bằng cách cho
phép dữ liệu và ứng dụng chia sẻ lẫn nhau giữa hai mơ hình, đám mây kết hợp
mang lại cho doanh nghiệp sự linh hoạt, nhiều tùy chọn triển khai hơn và giúp
tối ưu hóa cơ sở hạ tầng, bảo mật và quy trình hiện có.
Đám mây cơng đồng (Community cloud) là các dịch vụ trên nền tảng điện
tốn đám mây do các cơng ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ
cho cộng đồng.
1.3 Các thành phần của điện toán đám mây
1.3.1 Phần cơ sở :
Ổ cứng: là thiết bị vô cùng quan trọng. Đây là nơi lưu trữ dữ liệu của người
dùng.
Server (Máy chủ): Server hay còn gọi là máy chủ là một hệ thống (phần
mềm và phần cứng máy tính phù hợp) đáp ứng yêu cầu trên một mạng máy tính
để cung cấp, hoặc hỗ trợ cung cấp một dịch vụ mạng.
1.3.2 Phần nền tảng :
Tầng này cung cấp cơ sở hạ tầng cho ứng dụng, nó cung cấp sự truy cập
đến các dịch vụ và hệ điều hành liên quan. Tầng này sử dụng các cơng cụ và
ngơn ngữ lập trình do nhà cung cấp hỗ trợ.
Người dùng có quyền điều khiển các ứng dụng đã triển khai và không cần
quản lý, kiểm soát cơ sở hạ tầng bên dưới.



Phần này là các mã code lập trình web, lập trình di động, lập trình app cho
người dùng sử dụng.nơi đi.
1.3.3 Phần người dùng :
Bạn sử dụng các dịch vụ lưu trữ tài liệu, hình ảnh, nội dung như Google
Drive, Box, Fshare, … Đây là các giao diện mà các nhà cung cấp cho bạn sử
dụng.
1.4 Mơ hình điện tốn đám mây
1.4.1 Iaas - Infrastructure as a Service
Là tầng dưới cùng của nền tảng của kim tự tháp điện toán đám mây. IaaS là
loại dịch vụ Cloud Computing toàn diện và linh hoạt nhất hiện có. Về cơ bản, nó
cung cấp một cơ sở hạ tầng điện tốn hồn tồn ảo hóa được cung cấp và quản
lý qua internet. 
Nhà cung cấp IaaS sẽ giữ vai trò quản lý phần cơ sở hạ tầng vật lý như máy
chủ, không gian lưu trữ dữ liệu, ... trong trung tâm dữ liệu. Họ cho phép người
dùng tùy chỉnh đầy đủ các tài nguyên ảo hóa đó để phù hợp với nhu cầu cụ thể
của họ. Với IaaS, khách hàng có thể mua, cài đặt, cấu hình và quản lý bất kỳ
phần mềm nào họ cần sử dụng. Với khả năng mở rộng cao và linh hoạt, các
công ty chỉ trả tiền tương ứng với phần tài nguyên ảo mà họ sử dụng.
Điều này giải quyết được vấn đề đầu tư ban đầu xây dựng hệ thống của
người dùng. Họ không cần phải tốn q nhiều chi phí, trong khi vẫn có thể sử
dụng được những hạ tầng “khủng” như ý muốn. Microsoft Azure, Amazon Web
Services (AWS), ... là những ví dụ điển hình cho dạng dịch vụ Cloud Computing
này.
1.4.2 PaaS - Platform as a Service
Tầng thứ hai trên kim tự tháp Cloud Computing là PaaS. Nếu như IaaS
cung cấp tất cả các công cụ có sẵn thơng qua đám mây và giao tồn quyền cho
khách hàng sử dụng thì PaaS có phần chun biệt hơn một chút. 
PaaS cung cấp những “bộ kit” cần thiết để xây dựng, thử nghiệm, triển
khai, quản lý và cập nhật các sản phẩm phần mềm. Nó vừa sử dụng cơ sở hạ



tầng giống như IaaS. Nhưng nó cũng cung cấp thêm các công cụ khác như hệ
điều hành, phần mềm trung gian, ... cần thiết để tạo các ứng dụng phần mềm. 
Với PaaS, thứ mà doanh nghiệp nhận được không chỉ là hạ tầng mà cịn là
các cơng cụ phục vụ cho việc phát triển sản phẩm của họ. Một số ví dụ Cloud
Computing dưới hinh thức PaaS như AWS Elastic Beanstalk, Apache Stratos,
Google App Engine, Microsoft Azure, ...
1.4.3 SaaS - Software as a Service
Dịch vụ này nằm ở đỉnh kim tự tháp Cloud Computing. Đa phần mọi người
sẽ quen và nghe nhiều đến hình thức Cloud Computing này hơn cả. Bởi đơn
giản nó là một giải pháp phần mềm gần như hồn chỉnh. Nó được đóng gói để
cung cấp đến người dùng trực tiếp qua Internet chỉ bằng thao tác đăng ký để sử
dụng mà thơi.
Với hình thức Cloud Computing này, nó tối ưu gần như hồn tồn các u
cầu đối với người dùng cuối. Thậm chí, một số ứng dụng SaaS cịn triển khai
qua trình duyệt web, doanh nghiệp không cần phải vất vả với các thao tác cài đặt
thông thường. Lúc này, nhà cung cấp SaaS làm tất cả. Từ việc quản lý cơ sở hạ
tầng, hệ điều hành, phần mềm trung gian và dữ liệu cần thiết để cung cấp
chương trình, đảm bảo rằng phần mềm ln sẵn sàng mọi lúc mọi nơi mà khách
hàng cần. 
Các ứng dụng Cloud Computing dưới dạng SaaS này cho phép các doanh
nghiệp thiết lập và chạy rất nhanh. Đồng thời việc mở rộng quy mơ hoạt động
cũng diễn ra nhanh chóng không kém. Microsoft Office 365, Salesforce, Cisco
WebEx, Google Apps, ... là những ví dụ điển hình của hình thức Cloud
Computing theo dạng SaaS này.
1.4.4 FaaS - Function-as-a-Service (dịch vụ mới)
Cloud Computing dưới dạng FaaS này thường được gọi là điện tốn khơng
máy chủ. Nghĩa là bạn có thể tiến hành một cơng việc nào đó mà khơng cần phải
chuẩn bị trước tài nguyên cần thiết. Thay vào đó, bạn sẽ khai báo cho nền tảng
biết cách cung cấp tài nguyên khi ứng dụng của bạn được thực thi trên đó. Việc

còn lại FaaS sẽ xử lý.


Như vậy, trong quá trình bạn thực thi một ứng dụng bất kỳ, quy mơ của hạ
tầng có thể tự động thay đổi. Việc thay đổi này dựa trên những biến động về
khối lượng công việc bạn đang thực hiện. Do đó, bạn chỉ phải trả tiền cho những
phần tài nguyên nào mà bạn sử dụng mà thôi. Một số ví dụ về Cloud Computing
theo hình thức FaaS như AWS Lambdas, Azure Functions, ...
1.4.5 . CaaS - Container-as-a-service (dịch vụ mới) 
CaaS là một loại dịch vụ đám mây mà nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho
khách hàng khả năng quản lý và triển khai các clusters và ứng dụng được
container hóa. CaaS đơi khi được xem như một tập con đặc biệt của mơ hình Cơ
sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), nhưng trong đó hàng hóa chính là các
containers chứ không phải là phần cứng vật lý và máy ảo.
Các containers về cơ bản hoạt động như một giải pháp thay thế cho phương
pháp ảo hóa truyền thống, trong đó thay vì ảo hóa phần cứng bằng máy ảo, các
vùng chứa (container) sẽ ảo hóa ở cấp độ của hệ điều hành. Do đó, các container
chạy hiệu quả hơn nhiều so với các máy ảo. Chúng sử dụng ít tài nguyên hơn và
một phần nhỏ bộ nhớ so với các máy ảo cần khởi động toàn bộ hệ điều hành mỗi
khi chúng được khởi tạo.
Các dịch vụ tiêu biểu: Elastic Kubernetes Service, Google Kubernetes
Engine, Azure Kubernetes Service, Azure Container Instance, Cloud Run, AWS
Fargate, ECS etc.
1.5 Chế độ an tồn và bảo mật thơng tin trên Cloud Computing
Hiện tại được chia ra thành 3 kiểu Cloud cần được bảo mật đó là: Private
(cá nhân), Public (cơng cộng) và Hybrid. Mỗi loại đều có một tính năng riêng
phụ thuộc vào mức độ cần thiết của doanh nghiệp
Private Compute Cloud (cơ sở hạ tầng điện toán đám mây cá nhân) được
đặt tại các trung tâm dữ liệu của khách hàng hoặc tại các nhà cung cấp dịch vụ,
bao gồm ảo hóa và mạng được định nghĩa phần mèm (SDN). Toàn bộ khối

lượng công việc của khách hàng chạy trên các Server riêng, kho lưu trữ dành
riêng và ở cấp độ của các thiết bị kết nối vật lý riêng biệt cho một khách hàng.
Tất cả được tổng hợp lại và chia sẻ trên mạng, hay mạng nội bộ công ty, trên


Internet, hhách hàng cũng có thể cài đặt cách truy cập và kết nối – chia sẻ cho
riêng mình.
Public Compute Cloud (cơ sở hạ tầng điện tốn đám mây cơng cộng) cũng
được đặt tại trung tâm dữ liệu của khách hàng nhưng chỉ khác với các đám mây
cá nhân là đám mây cơng cộng cung cấp tại nhiều vị trí địa lý, mở rộng phạm vi
hơn. Khối lượng công việc đang được di chuyển sang các đám mây IaaS như
AWS và Azure, và áp dụng các ứng dụng phần mềm như một dịch vụ SaaS. Do
đó mà tồn bộ khối lượng công việc của khách hàng trên các máy chủ vật lý hay
kho lưu trữ vật lý và kết nối vật lý đều được chia sẻ công khai giữa các khách
hàng với nhau. Tuy mọi công việc đều chia sẻ công khai giữa các khách hàng
nhưng khơng có nghĩa là mỗi khách hàng đều có quyền truy cập vào hệ thống
lẫn nhau.
Hybrid Cloud đơn thuần chỉ là một phần trong cơ sở điện toán đám mây
của khách hàng lai giữa phần cứng và phần mềm, nằm giữa Private Cloud và
Public Cloud.
1.6 Những khó khăn thách thức của điện tốn đám mây
Tính riêng tư: Các thông tin về người dùng và dữ liệu được chứa trên đám
mây không chắc chắn được đảm bảo tính riêng tư và các thơng tin đó cũng có
thể bị sử dụng vì một mục đích khác.
Tính sẵn sàng: Các trung tâm điện toán đám mây hay hạ tầng mạng có thể
gặp sự cố khiến cho dịch vụ đám mây bị treo bất ngờ, nên người dùng không thể
truy cập dịch vụ và dữ liệu của mình trong những khoảng thời gian nào đó.
Khả năng mất dữ liệu: một số các dịch vụ lưu trữ trực tuyến bất ngờ dừng
hoạt động hoặc không tiếp tục cung cấp các dịch vụ, thậm chí một vài trường
hợp, vì một lý do nào đó, dữ liệu người dùng bị mất và khơng thể khôi phục

được.
Khả năng bảo mật; vấn đề tập trung dữ liệu trên đám mây là cách thức hiệu
quả để tăng cường bảo mật, nhưng mặt khác cung chính là mối lo của người sử
dụng dụng điện toán đám mây, bởi lẽ một khi các đám mây bị tấn công hoặc đột
nhập, toàn bộ dữ liệu sẽ bị chiếm đụng.



CHƯƠNG II : TRIỂN KHAI CÀI ĐẶT THỬ NGHIỆM
DỊCH VỤ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

2.1 Byethost.com
Trong các nhà cung cấp dịch vụ hosting miễn phí thì Byethost được xem là
phóng khống nhất. Theo quảng cáo thì Byethost là nhà cung cấp dịch vụ
hosting miễn phí nhanh nhất thế giới (dựa trên đánh giá của trang FreeWebHosts.com). Nếu dạo quanh các diễn đàn, các trang web blog cá nhân ở Việt
Nam để tìm kiếm thơng tin về hosting miễn phí thì bạn sẽ thấy rằng Byethost
luôn được cộng đồng người Việt đánh giá cao. Dưới đây là các thơng tin chính
về hosting miễn phí và Byethost cung cấp:


Dung lượng lưu trữ 5500 MB.



Băng thông 200 GB trên tháng.



Không chèn quảng cáo vào web của bạn.




Hỗ trợ giao thức FTP, hỗ trợ file nén và giải nén ngay trên server
thơng qua trình quản lý file trực tuyến.



Hỗ trợ PHP, MySQL và quản lý phpMyAdmin.



Cho phép tạo 50 Sub/Addon/Parked Domain.



Cho phép tạo các bản ghi MX, CNAME.



Bảng điều khiển VistaPanel thân thiện, trực quan dễ sử dụng.

Và nhiều chức năng khác mà khó có dịch vụ hosting miễn phí nào sánh kịp. Nếu
bạn có ý định tìm nơi lưu trữ cho blog wordpress thì Byethost là sự lựa chọn
xứng đáng.
2.2 Các bước thực hiện
* Đăng ký Hosting miễn phí


* Thông tin tài khoản sau khi đăng ký thành công hosting



* Kết quả : />

CHƯƠNG III : KẾT LUẬN
3.1 Thuận Lợi :
Với tốc độ tăng trưởng về hạ tầng mạng và số nhu cầu ngày càng tăng cao
tạo điều kiện thuận lời tìm kiếm khách hàng để trển khai dịch vụ.
Không phải ai cũng có đủ kinh tế để xây dụng một server riêng cho mình
và đặc biệt là các Starup.
Giá cả linh kiện tăng cao kiến các cá nhân ít xuống tay để nâng cấp phần
cứng và không gian lưu chữ cho bản thân vậy việc thuê một Cloud Server là một
giải pháp hợp lý ở thời điểm này.
3.2 Khó khăn :
Ở Việt Nam việc tốc độ mạng không ổn định cũng là nguyên nhân lớn để
người dùng từ chối sử dụng dịch vụ.
Vấn đề bảo mật khá là lo ngại khi chưa có chính sách cụ thể cũng như bồi
thường.



×