Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.85 KB, 19 trang )

S Á N G K I Ế N K I N H N G H I Ệ M
***************************************
PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
GIẢI BÀI TẬP PHẦN
VẼ ĐƯỜNG TRUYỀN
ÁNH SÁNG

Giáo viên: Cao Thị Thiện
Bộ môn: Vật Lý
Đơn vị: Trường THPT Cẩm thủy 3
Cẩm Thủy, tháng 05 năm 2012
Phần I: MỞ ĐẦU
Vật lý là một môn khoa học cơ bản của chương trình giáo dục phổ
thông, trong hệ thống giáo dục phổ thông của nước ta. Học tập tốt bộ môn vật
lý giúp con người nói chung và học sinh nói riêng có kỹ năng tư duy sáng tạo,
làm cho con người linh hoạt hơn, năng động hơn trong cuộc sống cũng như
trong công việc. Nhiệm vụ của giảng dạy bộ môn vật lý ở bậc trung học phổ
thông là thực hiện được những mục tiêu giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã đề ra: Làm cho học sinh đạt dược các yêu cầu sau:
- Nắm vững được kiến thức của bộ môn.
- Có những kỹ năng cơ bản để vận dụng kiến thức của bộ môn.
- Có hứng thú học tập bộ môn.
- Có cách học tập và rèn luyện kỹ năng hợp lý. đạt hiệu quả cao trong học tập
bộ môn vật lý.
- Hình thành ở học sinh những kỹ năng tư duy đặc trưng của bộ môn.
Trong nội dung môn Vật lý lớp 11, phần Quang hình học có tác dụng
rất tốt, giúp học sinh phát triển tư duy vật lý. Trong phần này thể hiện rất rõ
các thao tác cơ bản của tư duy vật lý là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan, như:
- Phân tích hiện tượng và huy động các kiến thức có liên quan để đưa ra kết
quả của từng nội dung được đề cập.


- Sử dụng kiến thức toán học có liên quan như để thực hiện tính toán đơn
giản hoặc suy luận tiếp trong các nội dung mà bài yêu cầu.
- Sử dụng kiến thức thực tế để suy luận, để biện luận kết quả của bài toán
(Xác nhận hay nêu điều kiện để bài toán có kết quả) . Việc học tập phần này
được tập trung vào việc vận dụng kiến thức để giải các bài tập về vẽ đường
truyền của ánh sáng.
Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để học sinh có những kỹ năng giải các
bài tập về vẽ đường truyền của ánh sáng một cách lôgíc, chặt chẽ, đặc biệt là
làm thế nào để qua việc rèn luyện kỹ năng vẽ đường truyền ánh sáng là một
nội dung cụ thể có thể phát triển tư duy Vật lý, và cung cấp cho học sinh cách
tư duy cũng như cách học đặc trưng của bộ môn Vật lý ở cấp trung học phổ
thông.
Trong những năm giảng dạy bộ môn Vật lý ở bậc trung học phổ thông,
tôi nhận thấy: ở mỗi phần kiến thức đều có yêu cầu cao về vận dụng kiến thức
đã học được vào giải bài tập Vật lý. Vì vậy ỏ mỗi phần người giáo viên cũng
cần đưa ra được những phương án hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức
một cách tối ưu để học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu và vận dụng dễ dàng
vào giải các bài tập cụ thể:
Theo nhận thức của cá nhân tôi, trong việc hướng dẫn học sinh giải bài
tập cần phải thực hiện được một số nội dung sau:
- Phân loại các bài tập của phần theo hướng ít dạng nhất.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
2
- Hình thành cách thức tiến hành tư duy, huy động kiến thức và thứ tự các
thao tác cần tiến hành.
- Hình thành cho học sinh cách trình bày bài giải đặc trưng của phần kiến thức
đó.
Sau đây tôi nêu những suy nghĩ của cá nhân tôi trong việc hướng dẫn
học sinh giải bài tập về vẽ đường truyền của ánh sáng (Phần Quang hình học

– Vật lý lớp 11) mà tôi đã áp dụng trong những năm qua để được tham khảo,
rút kinh nghiệm và bổ xung.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Kiến thức: Phần Quang hình học - nhận xét sự truyền ánh sáng tại mặt phân
cách giữa hai môi trường trong suốt, và phương pháp vận dụng kiến thức
trong việc giải các bài tập của phần này.
- Đối với học sinh trung bình, yếu: Yêu cầu nắm vững kiến thức cơ bản,
phương pháp giải và giải các bài tập đơn giản.
- Đối với học sinh khá, giỏi: Yêu cầu áp dụng phương pháp giải vào bài tập
khó, có tính chất nâng cao, vận dụng kiến thức một cách tổng hợp.
Phần II: NỘI DUNG
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I/ Các khái niệm cơ bản:
1/ Vật sáng:
- Nguồn sáng là những vật tự phát ra ánh sáng. Ví dụ: Mặt Trời. Các loại đèn.
- Vật được chiếu sáng là những vật khi nhận được ánh sáng chiếu vào thì phát
ra ánh sáng. Ví dụ: Các vật mà mắt nhìn thấy khi có ánh sáng.
- Nguồn sáng và vật được chiếu sáng được gọi chung là vật sáng.
2/ Môi trường truyền sáng (Môi trường trong suốt) là môi trường cho hầu hết
ánh sáng truyền qua.
3/ Môi trường chắn sáng là môi trường không cho ánh sáng truyền qua.
4/ Tia sáng: là đường truyền của ánh sáng
Ký hiệu: Vẽ đường truyền của ánh sáng trên có mũi tên chỉ chiều truyền ánh
sáng.
5/ Chùm sáng: là tập hợp nhiều tia sáng.
Có 3 loại chùm sáng:
- Chùm sáng phân kỳ: là chùm sáng gồm các tia
sáng xuất phát từ một điểm.
- Chùm sáng song song: là chùm sáng gồm các
tia sáng đi song song với nhau.

SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
3
- Chùm sáng hội tụ: là chùm sáng gồm các tia
sáng đi đến đồng quy tại một điểm.
* Chú ý: Khi vẽ chùm sáng chỉ cần vẽ hai tia rìa.
II/ Các định luật về sự truyền của ánh sáng
1/ Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong một môi trường trong suốt và đồng
tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
* Chú ý: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính, tia sáng là đường
thẳng.
2/ Nguyên lý thuận nghịch của chiều truyền ánh sáng: Nếu AB là một đường
truyền ánh sáng, thì trên AB có thể cho ánh sáng truyền từ A đến B hoặc từ B
đến A.
3/ Phản xạ ánh sáng:
a/ Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị hắt trở lại môi
trường cũ khi gặp bề mặt nhẵn bóng.
- Bề mặt nhẵn bóng làm ánh sáng bị hắt trở lại gọi là mặt phản xạ.
b/ Các khái niệm:
- Tia tới: Phần ánh sáng tới.
- Điểm tới: Điểm tia tới gặp mặt phản xạ.
- Tia phản xạ: Phần ánh sáng phản xạ.
- Pháp tuyến tại điểm tới: Đường thẳng
vuông góc với mặt phản xạ tại điểm tới.
- Mặt phẳng tới: Mặt phẳng chứa tia tới
và pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc tới: Góc hợp bởi tia tới và pháp
tuyến tại điểm tới
- Góc phản xạ: Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
c/ Định luật phản xạ ánh sáng:

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới, tia tới và tia phản xạ ở hai bên pháp
tuyến tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
d/ Cách vẽ tia phản xạ:
- Vẽ pháp tuyễn tại điểm tới và xác định mặt phẳng tới.
- Xác định góc tới.
- Vẽ về phía bên kia pháp tuyễn một góc bằng góc tới, ta được tia phản xạ.
4/ Khúc xạ ánh sáng:
a/ Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng bị gãy khúc (đổi
phương đột ngột) khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường truyền
sáng (hay trong suốt)
b/ Các khái niệm:
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
4
S
R
I
N
i i'
- Tia tới: Phần ánh sáng tới.
- Điểm tới: Điểm tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng
- Tia khúc xạ: Phần ánh sáng khúc xạ.
- Pháp tuyến tại điểm tới: Đường thẳng vuông góc với mặt phân cách tại điểm
tới.
- Mặt phẳng tới: Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc tới : Góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới
- Góc khúc xạ: Góc hợp bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.
c/ Định luật khúc xạ ánh sáng:
- Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới, tia tới và tia khúc xạ ở hai bên pháp

tuyến tại điểm tới.
- Đối với một cặp môi trường trong suốt nhất định thì tỉ số
sèng»h
rsin
isin
=
. (i
là góc tới, r là góc khúc xạ)
* Chiết suất tỉ đối:
Đối với một cặp môi trường nhất định, tỉ số
21
n
rsin
isin
=
có giá trị xác định
được gọi là chiết suất tỷ đối của môi trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi
trường (1) chứa tia tới.
n
21
> 1 → i > r: Môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1)
hay môi trường (1) chiết quang kém môi trường (2)
n
21
< 1 → i < r: Môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1)
hay môi trường (1) chiết quang hơn môi trường (2)
* Chiết suất tuyệt đối:
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất của môi trường đó đối
với chân không (n)
Môi trường (1) có chiết suất là n

1
.
Môi trường (2) có chiết suất là n
2
.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
5
S
I
N
i
r
K
S
I
N
i
r
K
Chiết suất tỉ đối của môi trường (2) đối với môi trường (1) :
1
2
21
n
n
n =
Chiết suất tỉ đối của môi trường (2) đối với môi trường (1) :
2
1

12
n
n
n =
Như vậy: Môi trường có chiết suất lớn hơn thì chiết quang hơn.
Ngoài ra: Chiết suất của môi trường trong suốt tỉ lệ nghịch với tốc độ ánh
sáng trong môi trường đó.
n
c
vhay
n
n
v
v
1
2
2
1
==
(c: tốc độ ánh sáng trong chân không)
d/ Cách vẽ tia khúc:
- Vẽ pháp tuyến tại điểm tới và xác định mặt phẳng tới.
- Xác định góc tới.
- Tính góc khúc xạ rồi vẽ về phía bên kia pháp tuyến một góc bằng góc
khúc xạ, ta được tia khúc xạ.
(Chú ý: Vẽ đúng trường hợp góc tới lớn hơn hay nhỏ hơn)
5/ Hiện tượng phản xạ toàn phần: Là hiện tượng toàn bộ tia sáng bị phản xạ
khi truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng (trong suốt),
Góc giới hạn phản xạ toàn phần: i
gh


1
2
gh
n
n
isin =
Điều kiện để có phản xạ toàn phần:
- Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang đến mặt phân cách với môi
trường chiết quang kém
- Góc tới lớn hơn góc giới hạn: i > i
gh
6/ Các trường hợp đường đi của tia sáng khi truyền đến mặt phân cách giữa
hai môi trường trong suốt.
* Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang kém đến mặt phân cách với
môi trường chiết quang hơn

Luôn có tia khúc xạ và góc khúc xạ nhỏ
hơn góc tới.
* Tia sáng truyền từ môi trường chiết quang đến mặt phân cách với môi
trường chiết quang kém:
- Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần: i
gh

1
2
gh
n
n
isin =

- Góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn (i

i
gh
)

Có tia khúc xạ và góc
khúc xạ lớn hơn góc tới.
- Góc tới lớn hơn (i > i
gh
)

Phản xạ toàn phần, toàn bộ tia sáng bị phản
xạ.
* Góc lệch của tia sáng là góc hợp bởi hướng của tia tới với hướng của tia
sáng cuối cùng đi ra khỏi hệ thống quang học đang xét.
(Hoặc:
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
6
* Tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất lớn hơn

Luôn có tia khúc xạ và góc khúc xạ
nhỏ hơn góc tới.
* Tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ hơn:
- Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần: i
gh


1
2
gh
n
n
isin =
- Góc tới nhỏ hơn hoặc bằng góc giới hạn (i

i
gh
)

Có tia khúc xạ và góc
khúc xạ lớn hơn góc tới.
- Góc tới lớn hơn (i > i
gh
)

Phản xạ toàn phần, toàn bộ tia sáng bị phản
xạ.)
Một kỹ năng quan trọng mà học sinh cần nắm được là nhận biết được
khi truyền đến mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì có bao nhiêu
trường hợp có thể xảy ra. Các căn cứ để khẳng định đường đi tiếp theo của tia
sáng. Để giúp học sinh giải quyết khó khăn này, tôi đã đưa ra nhận xét như
trên làm cơ sở khi xác định đường đi tiếp của tia sáng. Sau đó làm bài tập cụ
thể có liên quan để khắc sâu.
7/ Một số kiến thức hình học phẳng có liên quan.
II/ Phương pháp giải bài tập Vật lý: 4 bước
Bước 1: Tóm tắt đầu bài, đổi đơn vị, vẽ hình (nếu có)
Bước 2: Phân tích đầu bài tìm cách giải.

Bước 3: Thực hiện giải.
Bước 4: Biện luận và đáp số.
B/ THỰC HIỆN ÁP DỤNG TRONG CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN.
Ví dụ 1: Cho một lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện thẳng là tam giác
vuông cân ABC, có chiết suất
2n =
, đặt trong không khí có chiết suất là 1.
Một tia sáng đơn sắc SI nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng từ không khí
truyền đến mặt bên AB tại I ở gần B theo phương song song với mặt huyền
BC. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng và tính góc lệch của nó khi qua lăng
kính.
Giải
Nhiệm vụ của bài toán là vẽ tiếp đường truyền của một tia sáng cụ thể.
Trong một môi trường đồng tính tia sáng sẽ đi thẳng, tia sáng sẽ đổi phương
khi gặp mặt của vật hoặc mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng.
Trước hết ta cần phân tích xem phải vẽ hình như thế nào cho thuận lợi.
Vì tia khúc xạ, tia phản xạ, tia tới đều nằm trong mặt phẳng tới, nên
khi vẽ cần phân tích sao cho thể hiện được mặt phẳng tới là mặt phẳng trang
giấy thì thể hiện được các tia sáng và các đường cần vẽ thuận lợi nhất.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
7
Tia tới và pháp tuyến tại điểm tới đều nằm trong tiết diện thẳng của
lăng kính, nên mặt phẳng tiết diện thẳng là mặt phẳng tới. Vì vậy tia khúc xạ
hoặc tia phản xạ cũng nằm trong mặt phẳng này. Và tia sáng từ không khí
truyền đến lăng kính, ta nên vẽ hình như sau:

Đường truyền của tia sáng sẽ gặp mặt của lăng kính là mặt phân cách
giữa hai môi trường truyền sáng. Sử dụng nhận xét về đường đi của tia sáng
trên tại từng điểm tới để khẳng định tại các điểm tới ta cần vẽ tia nào. (Thông

thường nếu có tia khúc xạ thì ta vẽ tia khúc xạ, nếu phản xạ toàn phần thì ta
vẽ tia phản xạ). Khi đã biết tại điểm tới đó ta cần vẽ tia nào thì dùng cách vẽ
tia sáng đó như lý thuyết đã nêu. Để vẽ được tia khúc xạ cần xác định đúng
môi trường 1, môi trường 2 để sử dụng trong công thức của định luật khúc xạ
ánh sáng. Một việc quan trọng là cần xác định điểm tới, tiếp theo thuộc mặt
phân cách nào, tính góc tới tiếp theo, trong việc này cần sử dụng đến những
kiến thức hình học phẳng một cách linh hoạt.
Lời giải cụ thể như sau:
Tia tới SI song song với mặt huyền BC nên tia sáng đến mặt AB tại I
với góc tới
0
1
45i =
Tại I tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất nhỏ đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất lớn hơn → Tại I có tia khúc xạ.
0
1
1
0
KK
LK
1
1
30r2
Sinr
45Sin
n
n
Sinr
Sini

=→=→=
(vẽ tia khúc xạ)
I gần B nên sau khi khúc xạ tia sáng đến mặt BC tại J với góc tới
0
2
75i =
(dùng hình học phẳng để tính i
2
)
Tại J tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ.
0
ghgh
45i
2
1
Sini =→=

i
2
> i
gh
→ Tại J tia sáng phản xạ toàn phần (vẽ tia phản xạ)
Sau khi phản xạ tại J tia sáng đến mặt AC tại K với góc tới i
3
= 30
0
.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy

8
S
I
i
1
A
B C
r
1
i
2
i
2

i
3
r
3
J
K
(Để xét đường đi tiếp của tia sáng tại K ta dùng một trong hai cách sau)
Cách 1: Tại K tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân
cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
I
3
< i
gh
→ Tại K có tia khúc xạ.
0
3

3
0
LK
KK
3
3
45r
2
1
Sinr
30Sin
n
n
Sinr
Sini
=→=→=
(vẽ tia khúc xạ)
Cách 2: Tại I tồn tại tia sáng SIJ, theo nguyên lý thuận nghịch của chiều
truyền ánh sáng thì sẽ tồn tại tia sáng JIS, mà ta có i
3
= i
1
. Như vậy tại K có tia
khúc xạ và góc khúc xạ
0
13
45ir ==
. (vẽ tia khúc xạ)
Ta thấy tia tới vat tia ló cùng hướng nên góc lệch của tia sáng bằng 0 (nói
cách khác: tia sáng không bị đổi phương khi qua lăng kính)

Ví dụ 2: Cho một khối thuỷ tinh trong suốt có dạng khối lập phương có chiết
suất n đặt trong không khí có chiết suất là 1. Chiếu một tia sáng đến tâm mặt
trên của khối lập phương trên có góc tới là i
1
có mặt phẳng tới song song với
bên.
a/ Với i
1
= 45
0

2n =
. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng?
b/ Với i
1
đã cho. Hãy tìm điều kiện của n để sau khi khúc xạ ở mặt trên, tia
sáng phản xạ toàn phần ở mặt bên và ló ra ở mặt đáy?
Giải
Đường truyền của tia sáng sẽ
gặp mặt của khối lập phương là mặt
phân cách giữa hai môi trường truyền
sáng. Sử dụng nhận xét về đường đi
của tia sáng trên tại từng điểm tới để
khẳng định tại các điểm tới ta cần vẽ
tia nào.
Tia tới và pháp tuyến tại điểm
tới đều nằm trong tiết diện thẳng của
lăng kính, nên mặt phẳng tiết diện
thẳng là mặt phẳng tới. Vì vậy tia
khúc xạ hoặc tia phản xạ cũng nằm

trong mặt phẳng này. Và tia sáng từ
không khí truyền đến khối lập
phương, ta nên vẽ hình như sau:
Trong quá trinhg giải bài tập
cần hướng dẫn cho học sinh cách sử
dụng kiến thức hình học phẳng một
cách linh hoạt để xác định điểm tới tiếp theo của tia sáng thuộc mặt phân
cách nào, xác định và tính góc tới tiếp theo của tia sáng.
Lời giải cụ thể như sau:
a/ Với i
1
= 45
0

2n =
. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
9
I
J
K
i
1
r
1
i
2
i
2


i
3
r
3
A
B
C
D
S
N
Tia sáng đến mặt trên của khối lập phương tại I với góc tới i
1
= 45
0
.
0
1
1
0
KK
LK
1
1
30r2
Sinr
45Sin
n
n
Sinr

Sini
=→=→=
(vẽ tia khúc xạ)
(Để xác định sau khi khúc xạ vào khối lập phương tia sáng đến mặt bên hay
mặt đáy có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: So sánh góc khúc xạ r
1
với góc NIC,
Nếu r
1
> NIC

tia sáng đến mặt bên BC
Nếu r
1
< NIC

tia sáng đến mặt đáy DC
Nếu r
1
= NIC

tia sáng đến C, vị trí giao của hai mặt phân cách.
ở bài này ta có r
1
> NIC

tia sáng đến mặt bên BC
Cách 2: Gọi giao của tia khúc xạ tại I với đường thẳng BC, là J.
Tính BJ rồi so sánh với BC

Nếu BJ < BC

tia sáng đến mặt bên BC
Nếu BJ > BC

tia sáng đến mặt đáy DC
Nếu BJ = BC

tia sáng đến C, vị trí giao của hai mặt phân cách.
Trong bài toán này tôi trình bày chi tiết cách 2)
Gọi cạnh của hình lập phương là a.
Gọi J là giao của tia khúc xạ tại I với đường thẳng BC.
Ta có
a
2
3a
30tan2
a
rtan2
a
BJ
0
1
<===

BJ < BC nên sau khi khúc xạ tia sáng đến mặt BC tại J với góc tới
0
2
60i =
(dùng hình học phẳng để tính i

2
)
Tại J tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ.
0
ghgh
45i
2
1
Sini =→=

i
2
> i
gh
→ Tại J tia sáng phản xạ toàn phần (vẽ tia phản xạ)
Sau khi phản xạ tại J tia sáng đến mặt DC tại K với góc tới i
3
= 30
0
.
(Để xét đường đi tiếp của tia sáng tại K ta dùng một trong hai cách sau)
Cách 1: Tại K tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân
cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
I
3
< i
gh
→ Tại K có tia khúc xạ.
0

3
3
0
LK
KK
3
3
45r
2
1
Sinr
30Sin
n
n
Sinr
Sini
=→=→=
(vẽ tia khúc xạ)
Cách 2: Tại I tồn tại tia sáng SIJ, theo nguyên lý thuận nghịch của chiều
truyền ánh sáng thì sẽ tồn tại tia sáng JIS, mà ta có i
3
= i
1
. Như vậy tại K có tia
khúc xạ và góc khúc xạ
0
13
45ir ==
. (vẽ tia khúc xạ)
Ta thấy tia tới vat tia ló cùng hướng nên góc lệch của tia sáng bằng 90

0

b/ Với i
1
đã cho. Hãy tìm điều kiện của n để sau khi khúc xạ ở mặt trên, tia
sáng phản xạ toàn phần ở mặt bên và ló ra ở mặt đáy
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
10
(đối với câu b cần hướng dẫn học sinh phân tích để đường truyền của tia
sáng được như yêu cầu thì ta cần có những điều kiện nào, điều kiện đó được
thể hiện như thế nào. Cụ thể: để tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt bên thì tia
sáng phải đến mặt bên BC và tại mặt bên BC góc tới của tia sáng phải lớn
hơn góc giới hạn. Khi đến mặt đáy CD để tia sáng ló ra nên sử dụng nguyên
lý về tính thuận nghịch của chiều truyến ánh sáng. Khi tia sáng đi như yêu
cầu thì góc tới tại mặt đáy CD i
3
luôn bằng góc khúc xạ tại mặt trên r
1
vì vậy
tại mặt đáy CD tia sáng sẽ ló ra ngoài. Ngoài ra chú ý cách so sánh các góc:
có thể trực tiếp hoặc qua các hàm của nó)
Tia sáng đến mặt trên AB tại I với góc tới i
1
Tại I có tia khúc xạ nên:
n
isin
rsinn
Sinr
Sini

1
1
1
1
=→=

(Cần phân tích và chọn cách xác định điều kiện để tia sáng đến mặt bên BC,
sau đó phân tích để sở dụng được điều kiện đó ta cần tính những gì).
n
isinn
rsin1rcos
1
22
1
2
1

=−=

1
22
1
1
1
1
isinn
isin
rcos
rsin
rtan


==→
Gọi J là giao của tia khúc xạ tại I với đường thẳng BC
Ta có
1
1
22
1
isin2
isinna
rtan
BI
BJ

==
Để tia sáng đến mặt bên BC thì BJ < BC
1
1
1
22
isin5na
isin2
isinna
<→<


Tia sáng đến mặt BC tại J với góc tới i
2
có i
2

+ r
1
= 90
0
.
Tại J tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ hơn
Ta có
n
1
Sini
gh
=
→ Để có phản xạ toàn phần: i
2
> i
gh
→ sini
2
> sini
gh
.
1
2
1
22
gh1
isin1n
n
1

n
isinn
isinrcos +>→>

→>
Sau khi phản xạ toàn phần ở mặt bên tia sáng BC đến mặt đáy DC tại K với
góc tới i
3
= r
1
.
Tại I tồn tại tia sáng SIJ, theo nguyên lý thuận nghịch của chiều truyền ánh
sáng thì sẽ tồn tại tia sáng JIS, mà ta có i
3
= i
1
. Như vậy tại K có tia khúc xạ
và góc khúc xạ
13
ir =
.
Như vậy để sau khi khúc xạ ở mặt trên tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt bên
và ló ra ở mặt đáy thì:
11
2
isin5nisin1
<<+
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
11

Điều kiện để bài toán có kết quả:
0
1111
2
30i
2
1
isinisin5isin1 ≥→≥→≤+
Ví dụ 3: Cho hai khối chất rắn trong suốt
được ghép như hình vẽ. Khối ADE là một
lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác
vuông cân AD = AE = a, có chiết suất là
3
. Khối ABCD là một hình lập phương
cạnh a và có chiết suất n, hệ thống đặt
trong không khí có chiết suất là 1. Một tia
sáng đơn sắc chiếu đến mặt DE theo
phương vuông góc với mặt này tại I với IE
< ID.
a/ Với n = 1,5. Hãy vẽ tiếp đường đi của
tia sáng?
b/ Cho
4
6a
IE =
. Để tia sáng ló ra tại
trung điểm của DC thì chiết suất n phải là
bao nhiêu?
Giải
a/ Với n = 1,5. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng.

Yêu cầu của đầu bài là vẽ tiếp đường đi của tia sáng SI. Ta cần xét tại từng
điểm tới, tại đó có tia khúc xạ hay tia phản xạ, rồi vận dụng quy tắc vẽ các tia
tương ứng để thực hiện yêu cầu của bài. Vận dụng kiến thức hình học để xác
định tia sáng đến mặt phân cách nào và tính các góc tới tại các mặt phẳng
mà tia sáng đến. Lưu ý học sinh các cách so sánh góc tới với góc giới hạn.
Lời giải cụ thể của bài như sau:
Tia sáng SI đến mặt DE theo phương vuông góc với mặt này nên tia sáng đi
thẳng.
Ta có IE < ID nên tia sáng đến mặt AE tại J
với góc tới i
1
= 45
0
.
Tại J tia sáng truyền từ môi trường có chiết
suất lớn đến mặt phân cách với môi trường
có chiết suất nhỏ hơn.
1ghJ
isin
2
1
3
1
isin =<=
Như vậy i
1
> i
gh
→ Tại J tia sáng phản xạ
toàn phần. (vẽ tia phản xạ)

Nên i
1
’ = i
1
= 45
0
.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
12
D
E
A
BC
I
S
D
E
A
BC
I
S
J
K
M
i
1
i
1


i
2
r
2
i
3
r
3
Ta thấy tia phản xạ // DE nên tia sáng đến mặt AD tại K với góc tới i
2
= 45
0
.
Tại K tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
0
ghKghK
60i
2
3
3
5,1
3
n
isin =→===
i
2
< i
ghK
→ tại K có tia khúc xạ

3
2
rsin
2
3
3
n
Sinr
Sini
2
2
2
=→==
(vẽ tia khúc xạ)
3
1
rsin1rcos
2
2
2
=−=
r
2
> 45
0
→ Tia sáng đến mặt DC tại M với góc tới i
3
có i
3
+ r

2
= 90
0
.
Tại M tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
32ghM
isinrcos
3
1
2
1
n
1
isin ==>==
Như vậy i
3
< i
ghM
nên tại J có tia khúc xạ
0
3
3
3
3
3
60r
2
3
2

isin3
rsin
5,1
1
n
1
Sinr
Sini
=→==→==
(vẽ tia khúc xạ)
b/ Cho
4
6a
IE =
. Để tia sáng ló ra tại trung điểm của DC thì chiết suất n phải
là bao nhiêu?
Yêu cầu của đầu bài là tìm điều kiện của chiết suất n để tia sáng ló ra tại
trung điểm của DC. Trước hết hãy xét vị trí của điểm I là trường hợp nào. Ta
có:
2aDE =

2
2a
4
6a
<
. Như vậy ta vẫn có IE < ID nên trong khối
ADE tia sáng vẫn đi như trong câu a đến mặt AD tại K.
Hướng dẫn học sinh xác định để tia sáng ló ra tại trung điểm M của DC thì
cần những điều kiện nào, điều kiện đó thể hiện như thế nào.

Dễ thấy để tia sáng ló ra tại trung điểm M của DC thì tại K tia sáng phải
khúc xạ, đến mặt DC tại M và tại M tia sáng phải khúc xạ.
Cần hướng dẫn học sinh tìm cách để thực hiện điều kiện này. Tìm điều kiện
để có khúc xạ khi chiết suất một môi trường chưa biết là một việc phức tạp,
nên hướng dẫn học sinh cho rằng đã được điều đó, tìm giá trị của n và thử lại
nếu phù hợp thì giá trị đó của n được nhận là kết quả của bài, nếu dẫn đến
một trường hợp nào đó vô lý thì giá trị đó của n không thể nhận là kết quả
của bài.
Ta có
2a2ADDE ==

2
2a
4
6a
<
nên IE < ID
Như vậy tia sáng vẫn đi theo đường SIJK và đến mặt AD với góc tới i
2
=45
0
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
13
Giả sử chiết suất n thoả mãn để tia sáng ló ra ở trung điểm M của DC.
Khi đó tại K có tia khúc xạ.
2
3a
4
26a

2IEJE ===
JK // DE
2
3a
JEDK ==→
a
2
a
2
3a
DMDKKM
2
2
22
=






+









=+=
2
3
KM
DK
Sinr
2
==
→ r
2
= 60
0
.
Tại K có khúc xạ ánh sáng. áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng ta có:
2n
3
n
3
2
.
2
1
3
n
rsin
isin
2
2
=→=→=
Với

2n =
Tại K tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt
phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
ghK22ghK
iiisin
2
2
3
2
Sini <→=>=
→ Tại K có tia khúc xạ và r
2
> i
2
=
45
0
.
Như vậy tia sáng đến mặt DC tại M với góc tới i
3
với i
3
+ r
2
= 90
0
→ i
3
= 30
0

.
Tại M tia sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
0
ghMghM
45i
2
1
n
1
Sini =→==
i
3
< i
ghM
→ Tại M có tia sáng ló ra.
Như vậy với
2n =
thì thoả mãn điều kiện đầu bài nên
2n =
là kết quả
của bài toán.
Ví dụ 4: (Đề thi Đại học Quốc gia Hà Nội năm 1996)
Cho một khối thuỷ tinh hình bán cầu trong suốt có tâm O, bán kính R, có
chiết suất
2n =
đặt trong không khí có chiết suất là 1. Chiếu một chùm
sáng song song rộng vào toàn bộ mặt phẳng của bán cầu theo phương vuông
góc với mặt phẳng đó.
a/ Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần đối với một tia sáng từ thuỷ tinh ra

không khí?
b/ Vẽ đường đi của tia sáng (1) cách tia sáng đi qua tâm O một khoảng
2
R

tính góc lệch của tia này khi đi ra khỏi khối thuỷ tinh.
c/ Vẽ đường đi của tia sáng (2) cách tia sáng đi qua tâm O một khoảng
2
3R
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
14
d/ Xác định vùng trên mặt cầu có tia sáng ló ra?
e/ Chứng minh rằng: khoảng cách từ O tới giao điểm G của tia sáng không đi
qua tâm O ló ra ngoài với tia sáng đi qua tâm O phụ thuộc vào góc tới i của
tia sáng trên mặt cầu.
Giải
Đây cũng là bài toán vẽ tiếp đường truyền của tia sáng khi truyền tới
mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng. Giáo viên cũng hướng dẫn
học sinh giải bài này như các ví dụ trên. Tuy nhiên cần củng cố thêm cho học
sinh một vài kiến thức có liên quan.
- Pháp tuyến của mặt phân cách là mặt cầu tại một điểm trùng với bán kính
tại điểm đó.
- Các cách chứng minh một đại lượng phụ thuộc vào đại lượng khác. ở đây ta
sử dụng cách tìm biểu thức của đại lượng y theo đại lượng x, nếu trong biểu
thức có đại lượng x thì khẳng định được y phụ thuộc vào x, nếu trong biểu
thức không có đại lượng x thì khẳng định được y không phụ thuộc vào x,
- Một số kiến thức hình học có liên quan.
Lời giải cụ thể của bài như sau:
a/ Tính góc giới hạn phản xạ toàn phần đối với một tia sáng từ thuỷ tinh ra

không khí
Đối với một tia sáng truyền từ thuỷ tinh ra không khí là trường hợp tia sáng
truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với môi trường có
chiết suất nhỏ hơn
0
ghgh
45i
2
1
n
1
isin =→==
b/ Vẽ đường đi của tia sáng (1) cách
tia sáng đi qua tâm O một khoảng
2
R
và tính góc lệch của tia này khi
đi ra khỏi khối thuỷ tinh.
Tại mặt phẳng bán cầu tia sáng (1) có
góc tới bằng 0 nên đi thẳng tới mặt
cầu tại I với góc tới i
0
30i
2
1
isin =→=
Tại I tia sáng (1) truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách với
môi trường có chiết suất nhỏ hơn
Có i < i
gh

nên tại I có tia khúc xạ
0
0
45r
2
1
rsin
30sin
n
1
rsin
isin
=→=→=
(vẽ tia khúc xạ)
Góc lệch của tia sáng: δ = r – i = 45
0
.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
15
O
I
i
r
c/ Vẽ đường đi của tia sáng (2) cách tia
sáng đi qua tâm O một khoảng
2
3R
Tại mặt phẳng bán cầu, tia sáng (2) có góc
tới bằng 0 nên tia sáng (2) đi thẳng tới mặt

phẳng bán cầu tại I
1
với góc tới i
1

0
11
60i
2
3
isin =→=
Tại I
1
tia sáng (2) truyền từ môi trường có
chiết suất lớn đến mặt phân cách với môi
trường có chiết suất nhỏ hơn
Mà i
1
> i
gh
→ tại I
1
tia sáng phản xạ toàn
phần và đến mặt cầu tại I
2
với góc tới i
2
= 60
0
và I

2
là giao của đường thẳng
qua O với mặt cầu. Tại I
2
tia sáng (2) truyền từ môi trường có chiết suất lớn
đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất nhỏ hơn
Mà i
2
> i
gh
→ tại I
2
tia sáng phản xạ toàn phần và đến mặt cầu tại I
3
với góc tới
i
3
= 60
0

Tại I
3
tia sáng (2) truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến mặt phân cách
với môi trường có chiết suất nhỏ hơn
Mà i
3
> i
gh
→ tại I
2

tia sáng phản xạ toàn phần và đến mặt phẳng bán cầu tại
theo pgương vuông góc với mặt này nên tại mặt phảng bán cầu tia sáng (2) đi
thẳng ra ngoài.
d/ Xác định vùng trên mặt cầu có tia sáng
ló ra?
Các tia sáng đến mặt phẳng bán cầu theo
phương vuông góc với mặt này nên đi
thẳng tới mặt cầu. Tại mặt cầu các tia sáng
truyền từ môi trường có chiết suất lớn đến
mặt phân cách với môi trường có chiết suất
nhỏ hơn, tia nào có góc tới nhỏ hơn hoặc
bằng i
gh
thì có tia khúc xạ và ló ra ngoài,
các tia sáng có góc tới lớn hơn góc giói hạn
thì tại mặt cầu sẽ phản xạ toàn phần, không ló được ra ngoài. Như vậy vùng
trên mặt cầu là một chỏm cầu nhận đường thẳng qua tâm O làm trục đối xứng
và có góc ở tâm là 90
0
.
e/ Chứng minh rằng:
khoảng cách từ O tới giao
điểm G của tia sáng không
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
16
O
I
2
I

2
I
1
O
I
G
i
r
O
I
3
I
2
I
1
i
3

i
3
i
2
i
1
i
2

i
1


đi qua tâm O ló ra ngoài với tia sáng đi qua tâm O phụ thuộc vào góc tới i của
tia sáng trên mặt cầu.
Tia sáng ló ra ngoài
áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng:
isin2rsin
2
1
n
1
rsin
isin
=→==
isin21rsin1rcos
22
−=−=
Xét ∆OIG có
Góc IOG = i, góc OIG = 180
0
– r nên sin(OIG) = sinr =
isin2

và góc IGO = r – i

( )
isin21isinicosisin2isinrcosicosrsinirsinIGOsin
2
−−=−=−=
( ) ( )
( )
isin2

isin21isinicosisin2R
OG
IGOsin
OI
OIGsin
OG
2
−−
=→=
( )
2
isin21icos2R
OG
2
−−
=→
Như vậy OG phụ thuộc vào góc tới i của tia sáng trên mặt cầu.
Phần III: KẾT LUẬN
1/Kết quả thực hiện đề tài:
Trước một thực trạng trong học sinh khi học ở THCS, việc học bộ môn
vật lý vẫn chưa được coi trọng (coi là môn phụ, đặc biệt là từ khi bỏ thi tót
nghiệp THCS) nên học sinh khi bước vào cấp THPT, tỷ lệ học sinh biết cách
học tập bộ môn vật lý rất thấp, Việc vận dụng kiến thức toán học vào học tập
bộ môn vật lý nói chung và giải các bài tập vật lý nói riêng gặp rất nhiều khó
khăn, Kỹ năng thực hiện các thao tác tư duy đặc trưng trong học tập vật lý rất
kém. Tôi đã suy nghĩ là làm sao giúp cho học sinh có kỹ năng học tập bộ
môn, phất triển được tư duy vật lý, làm học sinh say mê với bộ môn vật lý là
bộ môn khoa học rất có giá trị cho bản thân các học sinh sau này trong tư duy,
suy luận các vấn đề của cuộc sống một cách khoa học, và logíc, giúp mỗi con
người thực hiện nhiệm vụ của bản thân với sự say mê, có được sáng tạo có lợi

và đạt được năng suất, chất lượng cao. Từng phần, từng chương tôi luôn suy
nghĩ và đưa ra nhứng giải pháp giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập một
cách thuận lợi, tránh cho học sinh có cảm giác sợ bộ môn vật lý. Trên cơ sở
đó tạo cho học sinh sự say mê học tập và học tập tốt bộ môn vật lý. Sau nhiều
năm thực hiện đề tài này ở các lớp học sinh, tôi nhận thấy việc học tập bộ
môn Vật lý sôi nổi hơn và học sinh có khả năng vận dụng kiến thức Vật lý nói
chung và việc giải các bài toán về vẽ đường truyền của ánh sáng khá thuần
thục. Tư duy vật lý của học sinh được nâng cao một bước, việc kết hợp kiến
thức toán học vào giải bài tập vật lý không còn là khó khăn cho học sinh. Các
thao tác tư duy đặc trưng trong học tập bộ môn vật lý nói chung được học
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
17
sinh tiến hành thuận lợi và linh hoạt. Vì vậy kết quả học tập của học sinh lớp
11 của trường đạt khá cao:
Thống kê kết quả triển khai đề tài qua các năm học:
Năm học: 2009– 2010
Nội dung thống kê Lớp chọn Lớp đại trà
Tỷ lệ HS biết cách nhận xét về đường đi tiếp của tia
sáng khi tới mặt phân cách giữa 2 môi trường
95% 90%
v Tỷ lệ HS biết cách vẽ và vẽ được đường đi của các
tia sáng trong các trường hợp cơ bản của chương
90% 80%
Tỷ lệ HS vận dụng cách giải trên vào các bài toán
nâng cao
70% 52%
Tỷ lệ học sinh vận dụng được cách giải trên trong
phát triển tư duy Vật lý
40% 22%

Năm học: 2010 – 2011
Nội dung thống kê Lớp chọn Lớp đại trà
Tỷ lệ HS biết cách nhận xét về đường đi tiếp của tia
sáng khi tới mặt phân cách giữa 2 môi trường
100% 100%
Tỷ lệ HS biết cách vẽ và vẽ được đường đi của các tia
sáng trong các trường hợp cơ bản của chương
100% 87%
Tỷ lệ HS vận dụng cách giải trên vào các bài toán
nâng cao
78% 62%
Tỷ lệ học sinh vận dụng được cách giải trên trong
phát triển tư duy Vật lý
50% 24%
Năm học: 2011 – 2012
Nội dung thống kê Lớp chọn Lớp đại trà
Tỷ lệ HS biết cách nhận xét về đường đi tiếp của tia
sáng khi tới mặt phân cách giữa 2 môi trường
100% 100%
Tỷ lệ HS biết cách vẽ và vẽ được đường đi của các tia
sáng trong các trường hợp cơ bản của chương
100% 88%
Tỷ lệ HS vận dụng cách giải trên vào các bài toán
nâng cao
76% 65%
Tỷ lệ học sinh vận dụng được cách giải trên trong
phát triển tư duy Vật lý
63% 30%
2/ Lời bình:
Qua những năm vận dụng phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập

và rèn luyện kỹ năng vẽ đường truyền của ánh sáng chiều như trên, tôi nhận
thấy với mỗi giáo viên có tâm huyết với giáo dục nói chung, và với những
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
18
giáo viên Vật lý nói riêng cần phải tìm tòi, suy nghĩ về nghiệp vụ sư phạm,
sáng tạo được ít nhiều trong công việc của bản thân. Việc đó đã đóng góp rất
nhiều cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà và của đất nước. Muốn đạt được thì
cần phải có sự yêu nghề, tâm huyết với bộ môn đã chọn. Đặc biệt cần phải có
sự lao động bền bỉ, say sưa để có thể làm nảy sinh những sáng tạo đáng kể
cho bản thân và có giá trị cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo những thế hệ
mới là tương lai của đát nước.
3/ Hướng phát triển của đề tài:
+ Đề tài này đã tạo ra những định hướng cho sự nhận biết các trường hợp của
sự truyền ánh sáng đến mặt phân cách giữa hai môi trường truyền sáng và
cung cấp cho người học những thao tác chính của việc suy nghĩ, tư duy trong
từng công việc cụ thể để giải quyết từng nhiệm vụ của dạng bài toán này.
Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu để vận dụng cách hướng dẫn học
sinh như trên vào các loại bài toán nâng cao, chuyên sâu, yêu cầu sự vận dụng
kiến thức phức tạp.
+ Trên đây là những suy nghĩ của cá nhân tôi về một vấn đề cụ thể, ít nhiều
cũng mang tính chủ quan và không thể tránh khỏi những sai sót.
Rất mong được sự đánh giá, góp ý của các đồng nghiệp.
SKKN – Phương pháp hướng dẫn học sinh giải bài tập phần vẽ đường truyền ánh sáng
Vật lý THPT – Cao Thị Thiện – THPT Cẩm Thủy 3 – Cẩm thủy
19

×