Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sangMỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.68 KB, 13 trang )

Tiểu luận ngoại thương
LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ sau đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, Đảng Cộng Sản
Việt Nam đã xác định nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có
sự quản lý của nhà nước. Đây là bước mở đầu cho kinh tế nước ta hội
nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới.
Với mục tiêu: “Cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm
2010”, Việt Nam cần phải có những giải pháp cụ thể cho phát triển
kinh tế của các nghành nói chung và nghành thuỷ sản nói riêng.
Từ năm 1980 đến nay, được mở đầu bằng chủ trương đẩy mạnh
xuất khẩu và thử nghiệm cơ chế “ tự cân đối, tự trang trải” nhất là
chú trọng nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm nhằm tạo nguồn đầu
tư để tái sản xuất mở rộng đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển.
Xuất khẩu thuỷ sản nói chung, xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ nói
riêng đang là một trong những hoạt động quan trọng của đất nước và
nghành thuỷ sản. Để góp phần trình bày rõ hơn về vấn đề này em đã
chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện xuất khẩu thuỷ sản sang
Mỹ” làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
Với điều kiện cho phép và trình độ còn nhiều hạn chế, bài viết
chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ
các thầy giáo ,cô giáo để bài viết được tốt hơn. Em cũng xin cảm ơn
sự giúp đỡ của thầy giáo,TS Trần Thanh Toàn đã giúp em hoàn thành
bài tiểu luận này.
Em xin cảm ơn.
1
Thái Thị Thanh Hải- Lớp 717-
1
Tiểu luận ngoại thương
I. Khái quát chung về xuất khẩu.


1.Khái niệm
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng
nhất phản ánh mối quan hệ thương mại, buôn bán giữa các quốc gia
trong khu vực và trên thế giới.
Đây là hoạt động kinh tế cơ bản của một quốc gia, nó là “chiếc
chìa khoá” mở ra giao dịch kinh tế quốc tế, tạo nguồn thu chi ngoại
tệ chủ yếu cho Nhà nước khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế.
2.Vai trò-ý nghĩa
2.1. Phân loại
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một
doanh nghiệp. Ngày nay, xuất khẩu diễn ra dưới rất nhiều hình thức,
tuy nhiên có một số hình thức chủ yếu sau:
- Xuất khẩu hàng hoá hữu hình.
- Xuất khẩu hàng hoá vô hình.
- Xuất khẩu trực tiếp do các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
hàng xuất khẩu đảm nhận.
- Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác) do các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, tổ chức kinh doanh trung gian đảm nhận.
2.2. Ý nghĩa
Ngày nay, xuất khẩu không còn là một cụm từ xa lạ với bất kì
một quốc gia hay doanh nghiệp nào khi nền kinh tế đang trong thời
kỳ hội nhập và phát triển.Vai trò của xuất khẩu ngày càng được thể
hiện rõ nét hơn:
- Xuất khẩu kích thích các nghành kinh tế phát triển, khai thác các
triệt để các lợi thế của đất nước.
2
Thái Thị Thanh Hải- Lớp 717-
2
Tiểu luận ngoại thương
- Mở rộng sản xuất, tăng tích luỹ vốn, giải quyết việc làm cho người

lao động, tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân và từng bước cải
thiện đời sống của nhân dân.
- Bên cạnh đó, xuất khẩu còn làm thúc đẩy phát triển quan hệ đối
ngoại với tất cả các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, góp
phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
I. Tổng quan về thuỷ sản Việt Nam.
1. Thực trạng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản.
1.1.Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam.
Với một lợi thế đặc biệt là bờ biển dài 3260 km với gần 1 triệu
km2 thềm lục địa và nhiệt độ vùng biển tương đối ấm thì nghành
thuỷ sản Việt Nam có cơ hội trở thành nghành sản xuất chính trong
các nghành kinh tế.
Nuôi trồng thuỷ sản ở Việt nam rất đa dạng và phong phú với
nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, được ưa chuộng trên thế
giới.
Nuôi trồng thuỷ sản trong thời gian qua phát triển với tốc độ
khá nhanh với tổng diện tích nuôi trồng là 1,19 triệu ha (theo điều tra
và qui hoạch của bộ thuỷ sản).
- Nuôi thuỷ sản nước ngọt, nước lợ:
Hiện nay, hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè kết hợp khai thác
cá trên sông, trên hồ. Hình thức này đã tận dụng được diện tích mặt
nước, tạo ra việc làm cho người dân, tăng thu nhập, góp phần ổn định
đời sống của người dân sống trên sông, trên hồ.
Nghề nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ ngày càng phát triển
trên diện rộng, có bước chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hoá.
3
Thái Thị Thanh Hải- Lớp 717-
3
Tiểu luận ngoại thương

Những năm gần đây với việc tôm được nuôi ở khắp các tỉnh ven
biển trong cả nước và trở thành mũi nhọn xuất khẩu.Đây cũng là
nguồn cung cấp hàng hoá trong nước đặc biệt là ở các thành phố lớn,
trung tâm dịch vụ, góp phần điều chỉnh cơ cấu canh tác, tăng thu
nhập và giá trị xuất khẩu.
-Nuôi trồng thuỷ sản nước mặn.
Mặc dù hiện nay việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn như nuôi
trai lấy ngọc, cá lồng, tôm hùm,…đã có những tiến triển đáng kể
song việc nuôi trồng thuỷ sản nước mặn ở nước ta chưa thực sự phát
triển. Những khó khăn về vốn, công nghệ, nguồn giống chưa chủ
động nên nghề nuôi trồng thuỷ sản trên biển trong thời gian qua vẫn
chưa được phát triển mạnh.
1.2. Khai thác và chế biến trong thời gian qua.
-Khai thác thuỷ sản:
Khai thác luôn giữ vai trò quan trọng trong nghành thuỷ sản và
bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. ở Việt Nam, khai thác mang tính
nhân dân rõ nét với 99,5% sản lượng khai thác thuỷ sản.
Hiện nay nghề khai thác thuỷ sản ở nước ta rất đa dạng và
phong
phú về cả qui mô và chủng loại. Với sự phát triển về số lượng tàu
thuyền, công cụ và kinh nghiệm khai thác mà tổng sản lượng hải sản
trong 10 năm gần đây tăng liên tục (khoảng 6,6%/năm). Cơ cấu sản
phẩm khai thác có nhiều thay đổi, ngư dân đã chú trọng khai thác các
sản phẩm có giá trị thương mại cao như cá, mực, tôm…góp phần đẩy
mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, vấn đề đáng báo động hiện nay là tình
hình khai thác quá mức làm ảnh hưởng đến nguồn hải sản. Vấn đề
này cần được đặt ra và giải quyết hợp lý.
- Chế biến thuỷ sản:
4
Thái Thị Thanh Hải- Lớp 717-

4
Tiểu luận ngoại thương
Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh. Những hoạt động chế biến trong 15 năm qua được đánh giá là
có hiệu quả, góp phần tạo nên sự khởi sắc của nghành thuỷ sản.
Nguyên liệu thuỷ sản được cung cấp từ hai nguồn chính là đánh bắt
và nuôi trồng thuỷ sản.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là hiện nay việc chế biến, bảo
quản thuỷ sản như thế nào để đảm bảo chất lượng tốt nhất, đủ sức
cạnh tranh với thị trường thế giới và đáp ứng yêu cầu của khách
hàng.
2.Vai trò của thuỷ sản đối với xuất khẩu.
Hiện nay, thuỷ sản đang là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu đứng hàng thứ 4 thế giới
trong các ngành kinh tế quốc dân (sau dầu, gạo và hàng may mặc).
Thuỷ sản là ngành xuất khẩu mạnh của Việt Nam.Hoạt động xuất
khẩu hàng năm đưa về cho Việt Nam một khoản ngoại tệ lớn, rất
quan trọng trong việc xây dựng và phát triển kinh tế.
II.Tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Mỹ trong thời
gian qua.
1.Thực trạng xuất khẩu.
Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện
nay, Mỹ được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng và đứng thứ 2 sau
Nhật Bản.
Ngành thuỷ sản Việt Nam bắt đầu xuất khẩu vào Mỹ từ năm 1994
với giá trị ban đầu chỉ là 6 triệu USD. Từ đó, giá trị xuất khẩu vào
Mỹ tăng liên tục qua các năm và đến năm 1998 đã lên tới 82 triệu
USD (tăng 14 lần so với năm 1994). Và đến cuối năm 2001, Mỹ lần
5
Thái Thị Thanh Hải- Lớp 717-

5

×