Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Công nghệ bluetooth

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.64 KB, 8 trang )

ISAS Report
Isas name: Bluetooth
2011
Student name:Bùi Đức Long
Class name: Net 13
1
Class name – NIIT Hai Phong
MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung về công nghệ bluetooth
1. Công nghệ bluetooth là gì ?
2. Lịch sử ra đời.
II. Các thế hệ bluetooth
III. Phương thức hoạt động và bảo mật
IV. Ứng dụng của bluetooth
ISAS name……………………. Page 2
Class name – NIIT Hai Phong
I. Giới thiệu chung về công nghệ bluetooth
1. Công nghệ bluetooth là gì ?
Bluetooth là công nghệ dựa trên tần số vô tuyến sử dụng để tạo kết nối giao tiếp
giữa hai loại thiết bị khác nhau trong một cự li nhất định. Có rất nhiều các thiết bị
sử công nghệ Bluetooth như: điện thoại di động, máy tính và thiết bị hỗ trợ cá
nhân (PDA)...
Với công nghệ Bluetooth, người dùng hoàn toàn có thể làm việc trên máy tính với
một bàn phím không dây, sử dụng bộ tai nghe không dây để nói chuyện hoặc nghe
nhạc. Kết nối trong công nghệ Bluetooth là vô hướng và sử dụng giải tần 2.4 GHz,
có thể đạt được tốc độ truyền dữ liệu 1Mb/s. Trong phạm vi 10m, tốc độ truyền
tải dữ liệu qua Bluetooth lên tới 720 Kbps.
2. Lịch sử ra đời.
Tên gọi Bluetooth được đặt theo tên của một vị vua Đan Mạch - Harald Bluetooth.
Ông vốn nổi tiếng về khả năng giúp mọi người có thể giao tiếp, thương lượng với
nhau. Các nhà nghiên cứu đã dùng tên này để nhấn mạnh việc các thiết bị có thể


trao đổi, kết nối với nhau qua công nghệ Bluetooth.
Ban đầu, Sven Mattison và Jaap Haartsen – hai nhân viên của Ericsson (hiện nay
là Sony Ericsson và Ericsson Mobile Platforms) đã phát triển những tính năng đầu
tiên của Bluetooth vào năm 1994. Sau đó Bluetooth Special Interest Group (SIG)
tiếp tục triển khai công nghệ này từ ngày 20/5/1999.
Dần dần, Sony Ericsson, IBM, Intel, Toshiba và Nokia cùng nhiều công ty khác đã
tham gia phát triển công nghệ không dây tầm gần này nhằm hỗ trợ việc truyền
dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động và cố định, tạo nên các
ISAS name……………………. Page 3
Class name – NIIT Hai Phong
mạng cá nhân không dây (Wireless Personal Area Network-PANs). Do đó,
Bluetooth còn được gọi là IEEE 802.15.1.
Ngày nay, Bluetooth đã trở thành một trong những kết nối không dây thông dụng
nhất trên toàn thế giới. Năm 2006, có khoảng 1 tỷ người sử dụng các thiết bị
Bluetooth, tương đương với dân số của Ấn Độ. Cũng có tới 1/3 số lượng xe hơi
mới sản xuất tích hợp công nghệ này. Trong số đó, các thiết bị liên quan đến âm
thanh stereo có tốc độ phát triển nhanh nhất và có nhiều ứng dụng nhất.
Kết nối trở nên dễ dàng hơn nhờ Bluetooth.
II. Các thế hệ bluetooth
Bluetooth 1.0. Tháng 7/1999, phiên bản Bluetooth 1.0 đầu tiên được đưa ra thị
trường với tốc độ kết nối ban đầu là 1Mbps. Tuy nhiên, trên thực tế tốc độ kết nối
của thế hệ này chưa bao giờ đạt quá mức 700Kbps. Phiên bản này còn khá nhiều lỗi
và các nhà sản xuất đã rất khó khăn khi tích hợp nó với các sản phẩm công nghệ.
Bluetooth 1.1. Năm 2001, phiên bản Bluetooth 1.1 ra đời, đánh dấu bước phát
triển mới của công nghệ Bluetooth trên nhiều lĩnh vực khác nhau với sự quan tâm
của nhiều nhà sản xuất mới. Cũng trong năm này, Bluetooth đươc bình chọn là công
nghệ vô tuyến tốt nhất năm.
Bluetooth 1.2. Ra mắt vào tháng 11/2003, Bluetooth 1.2 bắt đầu có nhiều tiến bộ
đáng kể. Chuẩn này hoạt động dựa trên nền băng tần 2.4 Ghz và tăng cường kết nối
thoại. Motorola RARZ là thế hệ di động đầu tiên tích hợp Bluetooth 1.2.

Bluetooth 2.0 + ERD. Một năm sau, vào tháng 11/2004, công nghệ Bluetooth 2.0 +
ISAS name……………………. Page 4
Class name – NIIT Hai Phong
ERD đã bắt đầu nâng cao tốc độ và giảm thiểu một nửa năng lượng tiêu thụ so với
trước đây. Tốc độ của chuẩn Bluetooth lên đến 2.1 Mbps với chế độ cải thiện kết nối
truyền tải – ERD (enhanced data rate), song ERD vẫn chỉ là chế độ tùy chọn, phụ
thuộc vào các hãng sản xuất có đưa vào thiết bị hay không. Năng lượng sử dụng của
kết nối Bluetooth chỉ còn tiêu hao một nửa so với trước. Các thiết bị tiêu biểu ứng
dụng Bluetooth 2.0 + ERD là: Apple iPhone, HTC Touch Pro và T-Mobile’s Android G1.
Bluetooth 2.1 + ERD. Đây chính là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0. Bluetooth 2.1
có hiệu năng cao hơn và tiết kiệm năng lượng hơn. Chuẩn này chủ yếu đã được sử
dụng trong trong điện thoại, máy tính và các thiết bị di động khác. Tuy nhiên,
Bluetooth 2.1 không cho phép truyền các file lớn với tốc độ cao. Do đó, nếu người
dùng muốn chuyển các file dung lượng lớn đến 1-2GB từ máy tính sang điện thoại thì
chỉ có thể kết nối hai thiết bị này bằng dây cắm USB hoặc bằng thẻ nhớ .
Bluetooth 3.0 + HS: Tháng 4/2009, Bluetooth 3.0 - thế hệ "siêu tốc" chính thức ra
mắt. Bluetooth 3.0 có tốc độ truyền dữ liệu đạt mức 24Mbps – bằng sóng Bluetooth –
High Speed, tương đương chuẩn Wi-Fi thế hệ đầu tiên. Chuẩn này giúp các thiết bị
tương tác tốt hơn, tăng cường năng lực kết nối giữa các cá nhân với nhau và tiết
kiệm pin nhờ chức năng điều khiển năng lượng nâng cao. Đặc biệt, nó có thể dò tự
động các thiết bị gần kề và chuyển trực tiếp sang mạng Wi-Fi nếu các thiết bị đó có
kết nối Wi-Fi. Tuy nhiên, phạm vi hiệu quả nhất chỉ trong vòng 10m.
Bluetooth 4.0: Đây là phiên bản mới nhất của Bluetooth vừa được tổ chức SIG
thông qua. Bluetooth 4.0 có nhiều đặc điểm chung với chuẩn 3.0, nhưng ngoài khả
năng truyền dữ liệu tốc độ cao lên tới 25 Mb/giây, Bluetooth 4.0 còn bổ sung thêm
khả năng truyền dữ liệu dung lượng nhỏ trong phạm vi ngắn (8-27 byte tốc độ
1Mbps) với mức tiêu thụ điện năng rất thấp giúp tiết kiệm năng lượng so với chuẩn
cũ.
Bluetooth 4.0 nhiều khả năng sẽ dành cho các ứng dụng trong lĩnh vực y tế, chăm sóc
sức khỏe và an ninh, chẳng hạn như đồng hồ đeo tay theo dõi sức khỏe, hoặc trang bị

cho các bộ cảm biến nhiệt độ, nhịp tim, thể thao, và các thiết bị sử dụng tại gia. Tổ
chức Continua Health Alliance đã đồng ý chọn lựa Bluetooth 4.0 làm công nghệ
truyền dữ liệu cho những thiết bị y tế di động tương lai.
III. Phương thức hoạt động
1. Kết nối
- Thiết bị Bluetooth có vai trò chính (master) có thể kết nối với hơn 7 thiết bị xung
quanh với vai trò phụ (slave)
- Vào bất cứ lúc nào, dữ liệu có thể được truyền giữa master và slave, nhưng thiết
bị master chuyển rất nhanh từ thiết bị slave này sang thiết bị slave khác theo thứ
tự bất kỳ.
ISAS name……………………. Page 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×