Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Đánh giá tác động môi trường mỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 104 trang )

Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
LỜI MỞ ĐẦU
Than ở nước ta là một trong các loại tài nguyên có trữ lượng lớn. Công tác thăm
dò, khai thác, kinh doanh sản xuất đã được tiến hành từ rất lâu. Cùng với sự phát triển
về kinh tế - xã hội nhu cầu tiêu thụ than cho sinh hoạt và sản xuất tăng cao. Quá trình
khai thác và chế biến cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Kèm theo đó là những hệ quả nặng nề
để lại cho môi trường.
Khai thác than là ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường khá lớn về nhiều
mặt: tiếng ồn, rung chấn, bụi, khí thải, nước thải Ngoài ra, khai thác than còn là hình
thức sản xuất tồn tại khá nhiều những sự cố, rủi ro nghiêm trọng. Đó là những nguy cơ
ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng môi trường, đòi hỏi công tác quản lý bảo vệ môi
trường cần có giải pháp thiết thực.
Để hạn chế những tác động của công tác khai khoáng đến con người và môi
trường. Việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đưa ra biện pháp để giảm
thiểu những tác động đó là một việc làm cần thiết và cấp bách. Vì vậy luận văn tốt
nghiệp em đã chọn đề tài “Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề
xuất các giải pháp bảo vệ môi trường”.
Nội dung đồ án của em gồm những phần sau:
• Tổng quan về ngành khai thác than Việt Nam.
• Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng môi trường và tình hình
khai thác của mỏ than Nông Sơn.
• Đánh giá dự báo các tác động môi trường.
• Đề xuất các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa các tác động.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 1
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHAI THÁC THAN VIỆT NAM
Than là loại khoáng sản được sử dụng là nguyên liệu đốt cho hầu hết các ngành


công nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã
hội nhu cầu sử dụng than ngày càng nhiều. Đồng nghĩa với việc tốc độ khai thác than
ngày càng tăng. Mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Chất lượng môi
trường nước, đất, không khí ở những khu vực khai thác than đã và đang bị huỷ hoại
nặng nề. Điều này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ, đời sống của công nhân mỏ
và dân cư khu vực.
Than đóng vai trò quan trọng với ngành sản xuất nhiệt - điện và vai trò này
sẽ còn được duy trì trong tương lai. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên toàn thế
giới là từ nguồn nguyên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì cho đến năm 2030.
Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở mức từ 0,9% đến 1,5% từ nay cho đến
năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5%/năm,
trong khi đó than non được sử dụng trong sản xuất điện tăng với mức 1%/ năm. Nhu
cầu về than cốc, loại than được sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự
báo tăng với tốc độ 0,9%.
I.1. Tình hình hoạt động của ngành khai thác than trong nước
I.1.1. Tài nguyên than Việt Nam
Bể than Antraxit Quảng Ninh: Nằm về phía Đông Bắc Việt Nam, kéo dài từ Phả
Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương - Cái Bầu - Vạn Hoa dài
khoảng 130 km, rộng từ 10 - 30 km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn. Trong đó:
tính ở độ sâu -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đối chi tiết, là đối
tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay. Tính ở độ sâu -1.000m có trữ lượng dự báo
khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò. Quảng Ninh tập trung khoảng 67%
trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là antraxit, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200
ngàn tấn/năm.
Bảng I.1: Trữ lượng than ở Quảng Ninh [1]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 2
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Tổng trữ

lượng
(ngàn tấn)
Trữ lượng khai
thác lộ thiên
(ngàn tấn)
Trữ lượng khai
thác lò bằng
(ngàn tấn)
Trữ lượng khai
thác giếng đứng
(ngàn tấn)
Trữ lượng
đã thăm dò
215.476 470.356 2.837.808
Trữ lượng
mỏ đang
khai thác
1.422.362 192.442 150.793 1.079.127
Trữ lượng
các mỏ
chuẩn bị
khai thác
333.563 12.410 113.746 207.407
(Nguồn: Công ty khảo sát thiết kế mỏ)
Bể than đồng bằng sông Hồng (ĐBSH): nằm trọn trong vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng, có đỉnh là Việt Trì và đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến
Hải Phòng, thuộc các tỉnh thành phố: Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng,
Bắc Ninh, Hà Nội,…và dự kiến còn kéo dài ra vùng thềm lục địa của biển Đông Việt
Nam. Với diện tích khoảng 3500 km
2

, với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn.
Khu vực Khoái Châu với diện tích 80 km
2
đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lượng
khoảng 1,5 tỷ tấn. Trong đó khu vực Bình Minh với diện tích 25 km
2
đã được thăm dò
sơ bộ với trữ lượng 500 triệu tấn hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai
thác để mở mỏ đầu tiên. Các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu -100 đến -3500m
và có khả năng còn sâu hơn nữa. Than thuộc loại Asbitum B rất thích hợp với công
nghệ nhiệt điện, xi măng, luyện thép và hoá chất.
Các mỏ than vùng Nội địa: Có trữ lượng khoảng 400 triệu tấn, phân bố ở nhiều
tỉnh, gồm nhiều chủng loại than: Than nâu - lửa dài (mỏ than Na Dương, mỏ than
Đồng Giao); than bán Antraxit (mỏ than Núi Hồng, mỏ than Khánh Hoà, mỏ than
Nông Sơn); than mỡ (mỏ than Làng Cẩm, mỏ than Phấn Mễ, mỏ than Khe Bố) , và
còn nhiều mỏ than hiện đang được khai thác.
Các mỏ than Bùn: Phân bố ở hầu khắp 3 miền: Bắc, Trung, Nam của Việt Nam,
nhưng chủ yếu tập trung ở miền Nam Việt Nam. Đây là loại than có độ tro cao, nhiệt
lượng thấp, ở một số khu vực có thể khai thác làm nhiên liệu, còn lại chủ yếu sẽ được
sử dụng làm phân bón phục vụ nông nghiệp. Tổng trữ lượng than bùn trong cả nước dự
kiến có khoảng 7 tỉ tấn.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 3
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Bảng I.2: Thống kê trữ lượng than Việt Nam [1]
TT Mỏ than
Trữ
lượng
(tỷ tấn)

Phần trăm
(%)
Loại than Mục đích sử dụng
1 Bể than Antraxit
Quảng Ninh
10,5 4,6 Antraxit Nhiên liệu đốt cho
nhà máy nhiệt điện.
2 Bể than đồng
bằng sông Hồng
210 92 Asbitum B Nhiên liệu cho
công nghệ nhiệt
điện, xi măng, luyện
thép và hoá chất.
3 Các mỏ than
vùng Nội địa
0,4 0,17 Than nâu -
lửa dài
Than mỡ
Than bán
antraxit
Chất đốt sinh hoạt
(pha trộn với than
antraxit.
- Dùng chủ yếu cho
ngành luyện kim.
4 Mỏ than Bùn 7 3,13 Than bùn Làm phân bón phục
vụ nông nghiệp.
Hình I.1: Biểu đồ tỉ lệ phần trăm trữ lượng than Việt Nam
I.1.2. Tình hình khai thác than hiện nay
Theo Cơ quan thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng khai thác của Việt

Nam năm 2007 là 49,14 triệu tấn, đứng thứ 6 trong các nước châu Á và thứ 17 trên thế
giới, chiếm 0,69% sản lượng thế giới. Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 4
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Nam (TKV) hiện có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có
công suất từ 1÷3 triệu tấn/năm. Có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ có
công suất từ 1 triệu tấn trở lên: Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông
Dương, Khe Chàm, Dương Huy.
I.1.2.1. Đối với mỏ than Quảng Ninh
Quảng Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn
than nguyên khai/năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV. Quảng
Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm
là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Ðèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến 60% sản lượng cho
TKV.
Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, sản lượng lộ thiên đã
chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần sụt giảm, hiện nay còn khoảng 60%, trong tương lai
sẽ còn xuống thấp hơn. Các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, một số mỏ có sản
lượng dưới 0,5÷1 triệu tấn/năm. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, cho thấy những điều
kiện khai thác được đảm bảo hơn, chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới
giá thành sản xuất cũng sẽ tăng cao.
Tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng
kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ
nay đến 2010-2020 mới ở mức 500÷600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là
-150m. Còn từ -150 ÷ -300m, cần phải tiến hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò
thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ
được xem xét vào sau năm 2020.
I.1.2.2. Đối với bể than đồng bằng sông Hồng
Bể than ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đang trong quá trình nghiên cứu khảo

sát, thăm dò địa chất để chuẩn bị cho dự án khai thác. Dự kiến sẽ thực hiện quá trình
khai thác thử nghiệm trong năm 2015. Sẽ bắt đầu khai thác ở tỉnh Thái Bình, Hưng
Yên nơi chiếm 90% trữ lượng.
Theo TKV cho biết sẽ không áp dụng công nghệ khai thác than lộ thiên như ở
Quảng Ninh hiện nay. Tại bể than ĐBSH, các vỉa than có thể khai thác chủ yếu nằm ở
độ sâu -450m đến -1700m. Vì vậy, hai công nghệ chính dự kiến được lựa chọn áp dụng
cho việc khai thác bể than ĐBSH là phương thức hầm lò và khí hóa than. Dự kiến từ
nay đến 2015 sẽ tiến hành thử nghiệm bốn loại hình công nghệ gồm:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 5
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
- Khai thác hầm lò phần nông (-450 ÷ -600m);
- Khai thác hầm lò phần dưới sâu (-600 ÷ -1200m);
- Khí hóa than vỉa mỏng; vừa nằm nông (-300 ÷ -450m); vừa nằm sâu (-450 ÷
-900m).
Điều đáng lo ngại lớn nhất cho việc khai thác than tại bể than ĐBSH là sự ảnh
hưởng đến hệ thống nước ngầm và sự lún sụt đất của vùng châu thổ sông Hồng. Các dự
án phát triển bể than này rất nhạy cảm về mặt môi trường, liên quan đến quy hoạch
tổng thể trên các địa bàn quan trọng như Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định.
I.1.2.3. Đối với mỏ than Khánh Hoà
Xí nghiệp Than Khánh Hoà là đơn vị khai thác than lộ thiên thuộc Công ty
Công nghiệp mỏ Việt Bắc. Năm 2009, Công ty than Khánh Hoà được giao sản xuất và
tiêu thụ một sản lượng than, cao nhất so với từ trước đến nay (khai thác, sản xuất và
tiêu thụ trên 700.000 tấn than, bóc 5.400.000 m
3
khối đất đá). Năm 2010, sản xuất và
tiêu thụ than của khu mỏ đã gặp nhiều khó khăn, do khai thác than ngày càng xuống
sâu. Mỏ than Khánh Hoà sẽ khai thác hầm lò công suất 200.000 tấn/năm và khởi công
khai thác ở độ sâu - 600m.

I.1.2.4. Đối với mỏ than Núi Hồng
Than Núi Hồng là mỏ khai thác lộ thiên từ vài thập kỉ qua. Mỏ Núi Hồng có
điều kiện khai thác khá thuận lợi. Tỷ lệ bóc đất hiện nay của Núi Hồng là 1-1. Tuy
nhiên, sản lượng than của Núi Hồng không cao, chỉ vào khoảng 250 ngàn tấn/năm. Trữ
lượng than ở các mỏ lộ thiên đang dần cạn kiệt. Để ứng phó trước thực trạng này, một
số đơn vị đã đầu tư công nghệ mới để chuyển dần sang khai thác hầm lò. Sản lượng
khai thác than ở Núi Hồng đang duy trì ở mức 300.000 tấn/năm.
I.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên ngành than
Tất cả các khu mỏ khai thác than hiện nay, khu vực nào cũng phát sinh nhiều
những tác động gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Điều này đã và đang ảnh hưởng
không nhỏ đến sức khoẻ con người. Mức độ ô nhiễm của quá trình khai thác được thể
hiện như sau.
I.2.1. Môi trường không khí
Theo bản báo cáo về môi trường của TKV trong tháng 6.2009, tại vùng than
Quảng Ninh hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác, chế biến than vượt tiêu chuẩn
cho phép (TCCP) từ 1,2 – 5,2 lần (trung bình trong 24 giờ). Các khu vực chịu ảnh
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 6
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
hưởng nặng nề nhất do bụi là Mạo Khê, Đông Triều, Uông Bí, Cẩm Phả. Ở các vùng
khai thác than khác như Quán Triều (Thái Nguyên), Nông Sơn (Quảng Nam), hàm
lượng bụi tại các khu vực dân cư gần các công trường, xưởng sàng than cũng vượt
TCCP 2,2 - 4,2 lần.
Các khu vực hầm lò bị ô nhiễm nặng khí thải CO và NO
2
. Trên toàn vùng khai
thác than bị ô nhiễm khí thải CO, NO
2
, SO

2
. Các hoạt động sản xuất than đã làm ô
nhiễm môi trường trên toàn khu vực từ Đông Triều đến Mông Dương. Tại thị xã Uông
Bí, các cảng tiêu thụ than Điền Công, Bến Cân là nguồn phát sinh lượng bụi lớn kèm
theo tiếng ồn. Từ đây, bụi do quá trình vận chuyển than bằng đường sắt và ôtô ra cảng
đã gây ô nhiễm khu trung tâm thành phố Hạ Long.

I.2.2. Môi trường nước
I.2.2.1. Nước thải:
Nước thải từ các moong khai thác được bơm lên và thải trực tiếp vào các kênh
mương, sông suối không qua bể lắng và đi vào nguồn nước mặt. Nước này có độ axít
tương đối cao, ở một số mỏ như Núi Béo, Hà Tu, Cao Sơn, Đèo Nai… có thể gặp loại
nước có độ pH 2,2 - 3,6. Hàm lượng ion sunfat, cặn lơ lửng, ion kim loại cao. Tại vùng
than Quảng Ninh, có khoảng 25 – 30 triệu m
3
/năm. Độ pH của nước thải mỏ luôn dao
động từ 3,1 – 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt TCCP từ 1,7 – 2,4 lần, có nơi
lên tới hơn 8 lần. Nước thải ở các mỏ than đang gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến
sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất
lượng nước.
Do những tác động lâu dài từ các hoạt động khai thác than nhất là hoạt động
khai thác than trái phép, một số hồ thuỷ lợi tại vùng Đông Triều của Quảng Ninh đã bị
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 7
Hình I.2: Xe than xả khói bụi trên
đường vận chuyển
Hình I.2: Khói bụi phát sinh do cháy than
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
chua hoá, gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp tại đây. Theo Cục Bảo vệ môi

trường (BVMT), tổng lượng nước rửa trôi bề mặt và nước thải hầm lò trong khai thác
than khoảng 20÷25 triệu m
3
/năm, hầu hết không được xử lý trước khi thải ra môi
trường. Nước thải từ các bãi thải tại mỏ than Hà Lầm có hàm lượng BOD vượt 5,7 lần,
COD vượt 5,3 lần, TSS vượt 3,9 lần so với TCCP.
Lượng nước thải ở các mỏ hầm lò khá lớn, cụ thể mỏ Thống Nhất thải trung
bình 1.500 - 2.000m
3
/ngày, mỏ Mông Dương khoảng 3600 m
3
/ngày. Nước thải có độ
axit cao (pH 3,6 - 5,3). Tại mỏ Mông Dương, hàm lượng Sunfua vượt 1,9 lần, lượng
chất rắn lơ lửng (TSS) vượt 2,0 lần; mỏ Khe Chàm có hàm lượng Mangan (Mn) vượt
2,8 lần; mỏ Dương Huy có hàm lượng (TSS) vượt 15,6 lần TCCP. Những chất ô nhiễm
này được coi là nguyên nhân tàn phá môi trường. Hơn nữa, chúng có thể xâm thực gây
nhiễm độc nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước này sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống và lao động của những người dân trong khu vực.
I.2.2.2. Nước ngầm:
Do tác động của việc khai thác than đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường nước,
kể cả nước mặt và nước dưới đất. Những tảng đá bị đập vỡ sinh ra diện tích trao đổi
hóa học và sinh học mới giữa nước và khoáng vật làm thay đổi hệ thống nước tự nhiên.
Theo Cục Bảo vệ môi trường, thành phần hóa học của nước mặt vùng Hòn Gai -
Cẩm Phả thay đổi cơ bản: giàu ion sunfat, giảm ion bicacbonat, mang tính axít. Hàng
loạt suối, khe hồ bị san lấp vô tình dẫn đến cạn kiệt nguồn nước hoặc bị nhiễm bẩn.
Đặc biệt, những khu vực này đều là đầu nguồn nước khai thác phục vụ sinh hoạt cho
nhân dân. Kết quả điều tra tại 150 giếng khoan, mạch lộ với kết quả 64 mẫu nước cho
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 8
Hình I.3: Dòng suối bị bồi lắng và đen sịt màu than

Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
thấy, nguồn nước đã bị ô nhiễm, đặc biệt là nhiễm bẩn nitơ. Sông, suối nhỏ trên địa bàn
đều bị ô nhiễm dẫn đến toàn bộ hệ thống nước ngầm của địa bàn này đều bị hủy hoại.
I.2.3. Môi trường đất
Khai thác than làm thay đổi cơ bản địa chất địa hình khu vực. Dẫn đến sự thay
đổi đời sống của hệ sinh thái. Bên cạnh đó phát sinh một khối lượng lớn đất đá, chất
thải rắn…Tất cả đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường chung khu vực.
Quá trình khai thác than nhất là hình thức khai thác lộ thiên sẽ phát sinh một
khối lượng đất đá rất lớn. Việc sử dụng đất làm bãi thải và các công trình xây dựng của
ngành than đã sử dụng một diện tích mặt bằng khá lớn.
Sản lượng khai thác than nguyên khai hơn 40 triệu tấn năm, nên mỗi năm TKV
ở Quảng Ninh thải ra ít nhất là 100 triệu m
3
chất thải rắn như đất, đá, xít. Dẫn đến nguy
cơ sạt lở, vùi lấp sông suối, công trình, nhà cửa vùng sản xuất và tính mạng người dân.
Tại các vùng khai thác theo công nghệ hầm lò, theo các tài liệu của tập đoàn
TKV cho thấy, nhiều thập kỷ qua, hầu như chỉ có mở các đường lò mà không hề nghĩ
tới chuyện hoàn thổ sau khi lò hết khả năng khai thác than. Theo đó, có thể thấy rằng
dưới lòng đất những đường lò mới, cũ đan xen chằng chịt, xiên chéo nhau.
Mức độ sử dụng đất làm bãi thải, khai trường ở một số mỏ than được thể hiện
như sau:
Bảng I.4: Mức độ chiếm dụng đất của các mỏ than [4]
(Nguồn: Nguyễn Đức Quý, Tạp chí Hoạt động Khoa học, số 4, 1996)
I.2.4. Rừng và hệ sinh thái
Ở những mỏ lộ thiên, cảnh quan bị con người thay đổi trầm trọng. Cây cối bị
đốn để giải phóng địa bàn cho khai trường, một lượng lớn đất bị bốc dở và chất đống ở
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 9
TT Khu mỏ Diện tích (ha) Mức độ ô nhiễm

1 Mỏ than Quảng Ninh 750 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi
thải và nước thải làm ô nhiễm đất
nông nghiệp. Đổ thải làm ô nhiễm
đất.
2 Mỏ than Khánh Hoà 274 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi
thải và nước thải làm ô nhiễm đất
nông nghiệp.
3 Mỏ than núi Hồng 100 Chiếm dụng đất làm khai trường, bãi
thải và nước thải làm ô nhiễm đất
nông nghiệp.
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
các bãi thải. Sau khi mỏ than khai thác ngừng hoạt động cảnh quan môi trường, hệ sinh
thái và đời sống kinh tế xã hội địa phương sẽ hoàn toàn bị thay đổi. Môi trường sinh
thái được cải thiện hay không còn tuỳ thuộc vào khả năng quy hoạch khai thác mỏ và
phương pháp hoàn thổ sau khi mỏ ngừng hoạt động.
Hoạt động khai thác theo kiểu hầm lò với quy mô lớn có thể dẫn đến suy thoái
rừng nghiêm trọng do phải đốn sạch rừng để lấy mặt bằng khai thác. Cơ sở hạ tầng
được xây dựng cho việc khai thác tạm thời như đường xá, hầm mỏ cũng tác động đến
môi trường. Trong trường hợp khai thác than sâu dưới lòng đất, một số lượng gỗ lớn
còn được sử dụng để làm trụ chống hầm lò và làm nhiêu liệu để phục vụ hoạt động
khai thác.
I.3. Hiện trạng sản xuất ngành than
Cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật, máy móc thiết bị đã hư hỏng và còn khá
lạc hậu. Mức độ tổn thất còn cao và việc tận dụng các khoáng sản đi kèm còn ít. Làm
giảm hiệu quả khai thác tài nguyên, làm gia tăng tác động môi trường.
Hằng năm tiêu hao khối lượng vật tư rất lớn bao gồm: thuốc nổ công nghiệp, xăng
dầu, điện năng…Một số loại vật tư, nhiên liệu đặc biệt là nhiều loại vật liệu nổ có độ
an toàn thấp, tính năng kỹ thuật chưa tiên tiến, gây nguy hiểm đối với con người và
môi trường.

Chi phí vật liệu, nhiên liệu và năng lượng trong giá thành than sạch rất cao.
Trong tương lai với quy mô sản lượng than tăng trong điều kiện khai thác ngày càng
khó khăn. Khi đó khối lượng vật tư ngày càng lớn, kéo theo các chất thải và tác động
môi trường do sản xuất than gây ra ngày càng trầm trọng hơn và chí phí sản xuất than
càng cao.
I.4. Môi trường lao động và bệnh nghề nghiệp
Khai thác than là một ngành công nghiệp mà người lao động phải làm việc trong
môi trường khắc nghiệt. Trong đó, nghề khai thác than hầm lò được xếp vào loại lao
động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Hiện nay công nghệ và kỹ thuật khai thác than
hầm lò ở nước ta chưa có nhiều đổi mới, các thiết bị đa phần là cũ và không đồng bộ.
Than vẫn được khai thác thủ công từ khâu khoan nổ, đào chống, xúc, vận tải Môi
trường và điều kiện lao động dưới hầm lò rất khó khăn, nặng nhọc, thiếu ánh sáng, thao
tác gò bó dễ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 10
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Do điều kiện địa chất phức tạp, nên khi mở rộng khai thác, các đường lò ngày
càng đi xa và xuống sâu. Các mỏ hầm lò đều có độ sâu từ vài chục mét đến 110 m so
với mặt nước biển, nhiệt độ từ 28 – 31
0
C và độ ẩm nhiều vị trí đo cao hơn tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép (TCVSCP) tới 16%. Ánh sáng hết sức quan trọng đối với sức khoẻ
người lao động, song ở các hầm lò khai thác than, độ chiếu sáng chỉ đạt từ 18 – 44% so
với TCVSCP.
Tốc độ lưu chuyển không khí thường không ổn định. Một số vị trí lặng gió, tốc
độ đo được chỉ từ 0,1 – 0,2m/s (mỏ Mông Dương, Thống Nhất) nhưng nhiều nơi lại có
sự chênh lệch cao, tốc độ lưu chuyển không khí từ 0,5 – 1m/s (Mạo Khê, Vàng Danh).
Điều này rất bất lợi cho sự thích ứng của cơ thể. Việc thông gió cục bộ bằng quạt
tương đối đầy đủ nhưng ở các nơi khác vẫn có hiện tượng gió quẩn lại có hại cho sức

khoẻ người lao động.
Trong hầm lò có rất nhiều bụi, bụi hầm lò được tạo ra bởi nổ mìn, vận tải, xúc
than…Kết quả khảo sát cho thấy nồng độ bụi ở các hầm lò cao hơn nhiều TCCP. Bình
thường, hàm lượng bụi trong không khí đã lên tới 95 – 100mg/m
3
, còn vào thời điểm
khai thác nồng độ bụi cao gấp 35 lần TCCP. Đây là những yếu tố có nguy cơ cao gây
bệnh viêm phế quản, bệnh bụi phổi nghề nghiệp. Về nồng độ các khí CO, SO
2
, NO
2
, tại
các vị trí đo đều đảm bảo TCCP, trừ nồng độ khí CO
2
nhiều vị trí cao hơn TCCP đến 4
lần.
Do đặc điểm, tính chất và điều kiện môi trường lao động không thuận lợi, nhiều
biểu hiện bệnh có liên quan nghề nghiệp rõ rệt như bệnh bụi phổi silic, bệnh nấm da,
nấm kẽ chân, tay. Nói chung, tỷ lệ bệnh mà công nhân khai thác than hầm lò mắc phải
đều cao. Các bệnh thường gặp của công nhân mỏ hầm lò có tỉ lệ như sau:
Bảng I.6: Tỉ lệ mắc bệnh của công nhân mỏ
TT Loại bệnh Phần trăm (%)
1 Xương khớp 12,6
2 Tiêu hoá 13,8
3 Thần kinh 26,3
4 Ngoài da 34,9
5 Hô hấp 32
6 Tai mũi họng 69,5
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 11

Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Tóm lại: Môi trường vùng than bị suy thoái và ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô
nhiễm bụi, tiếng ồn, nước thải mỏ, chất thải rắn và đất đai bị phá huỷ. Kết quả tính toán
cho thấy chi phí thiệt hại môi trường do hoạt động khai thác than gây ra là rất lớn, bằng
khoảng 5% tổng giá thành than. Trong quá trình sản xuất than thải ra nhiều chất thải:
đất đá (mỗi năm trên 50 triệu m
3
), nước thải mỏ (hàng trăm triệu m
3
/năm), khí thải và
các phế liệu, phế thải sản xuất khác, đồng thời chiếm và phá huỷ nhiều diện tích đất
(hàng trăm ngàn ha).
I.5. Hiện trạng bảo vệ môi trường ngành than.
Trước đây, trong một thời gian dài ở Việt Nam nói chung và ngành than nói
riêng vấn đề môi trường chưa được quan tâm. Từ năm 1995 sau khi Luật Bảo vệ môi
trường ra đời, cũng là lúc Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV)
được thành lập và đi vào hoạt động, TKV đã từng bước thực hiện các công việc cải
thiện môi trường vùng mỏ theo tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành và
các vùng than và đã thu được một số kết quả như sau:
Hầu hết các mỏ và các đơn vị sản xuất kinh doanh than đã thành lập và được
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, là cơ sở ban đầu cho việc quản lý môi
trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm. Năm 1998, TKV
đã thực hiện đề tài nghiên cứu đánh giá tác động môi trường và đề xuất các giải pháp
bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững của TKV tại các vùng than Quảng
Ninh.
Các mỏ và các nhà máy sàng tuyển đã và đang lập, thực hiện các dự án xây
dựng công trình chống bụi, thoát nước, xử lý nước thải, phục hồi đất đai, nạo vét song
suối, xây kè đập ở chân bãi thải đất đá, phủ xanh đất đồi trọc (tổng cộng đã trồng được
1.345 ha, chăm sóc 931 ha rừng), khôi phục một số hồ nước ở Quảng Ninh.

Riêng tại khu vực Yên Tử đã ngừng khai thác ở 2 đường lò mức +370; +320 mỏ
Yên Tử; ngừng khai thác lộ thiên ở mỏ Than Thùng từ 31/12/1998; đã nạo vét, xây
đập, kè chắn ở suối, đã và đang phục hồi đất, trồng cây xanh trong ranh giới mỏ Yên
Tử và mỏ Than Thùng.
Mua sắm và chuyển giao 4 xe tưới nước, 5 xe gom rác và xử lý rác cho thành
phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và thị xã Uông Bí. Trong 4 năm từ 1997-2000 TCT đã
ứng trước cho 8 lâm trường tại Quảng Ninh 11.352 triệu đồng để trồng mới 2.176 ha,
chăm sóc rừng trồng 2175 ha và tu bổ rừng tự nhiên 687 ha để lấy gỗ trụ mỏ.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 12
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Đặc biệt, từ năm 1999 đã thành lập quỹ môi trường than Việt Nam. Đây là một
trong số ít quĩ môi trường đầu tiên thành lập tại Việt Nam. Nguồn vốn hình thành quĩ
môi trường than gồm có vốn do ngân sách cấp, vốn trích 1% giá thành than và các sản
phẩm có liên quan, vốn ODA và các nguồn vốn tài trợ khác; TKV dùng quĩ môi trường
để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa
dạng sinh học và xử lý các sự cố môi trường trong hoạt động khai thác than thuộc
TKV.
Theo TKV bước đầu đã hình thành đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp;
ở cấp TKV có kỹ sư trưởng môi trường và phòng môi trường trực thuộc Ban Đầu tư-
Phát triển; ở cấp doanh nghiệp có kỹ sư phụ trách công tác môi trường trực thuộc
phòng kỹ thuật sản xuất. Ngoài ra, đã xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ quan trắc và
xử lý môi trường phục vụ cho ngành.
Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường cụ thể được thực hiện như sau:
- Nạo vét lòng hồ và cải tạo hệ thống thoát lũ Khe Cá- Hà Tu; xây dựng hệ
thống kênh mương thoát nước Hà Trung, Hà Lầm, Hà Khánh; cải tạo mương thoát
nước tây Khe Sim, Đông Sơn ở vùng Cẩm Phả…
- Cùng với việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, ngành Than đã tiến
hành xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ. Quy hoạch lại các cảng bến xuất

than nội địa theo đường thủy nhờ vậy đã giảm được lượng than vận chuyển qua các
khu đô thị và đường quốc lộ.
- Các công nghệ thân thiện với môi trường cũng được ngành Than chủ động
nghiên cứu và thực hiện, đó là: Sử dụng cột chống thuỷ lực trong các lò chợ khai thác
nhằm giảm lượng gỗ làm cột chống từ 50-60m
3
xuống dưới 30m
3
/1.000 tấn than khai
thác; sử dụng thuốc nổ ANFO thay thế thuốc nổ TNT để loại trừ những tác nhân gây
ngộ độc có trong thuốc nổ TNT. Mặc dù ngành Than đã có nhiều nỗ lực trong công tác
bảo vệ môi trường song các giải pháp đó vẫn mang tính tình thế, đối phó.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường và làm suy thoái các
tài nguyên thiên nhiên khác chưa được quan tâm đầu tư như cặn dầu, ắc quy, nước thải
hầm lò, nước thải từ các moong khai thác, nước rửa trôi bề mặt. Môi trường sống của
cộng đồng dân cư bị xâm phạm nghiêm trọng do bụi, tiếng ồn từ các hoạt động khai
thác than, vận chuyển đất đá gây nên.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 13
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Kết quả quan trắc hàm lượng bụi và tiếng ồn ở một số khu vực sản xuất tương
đối cao và vượt tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, hệ thống thu gom nước mưa ở khu vực
bãi chứa nguyên liệu và bãi thải là mương hở, nhất là khu vực tuyển than và các hồ xử
lý nước thải tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào mùa mưa. Kết quả phân tích
nước thải (bao gồm nước thải sinh hoạt, công nghiệp ) tại cống chảy qua khu vực hồ
xử lý nước có hàm lượng amoniac vượt 4,2 lần TCCP.
I.6. Định hướng phát triển của ngành khai thác than [1]
Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã lập bảng quy
hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, có xét triển vọng đến năm 2025.

Quy hoạch tập trung đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lược đến năm 2025 là: trên 80
triệu tấn than thương phẩm (không kể đồng bằng sông Hồng).
Để đảm bảo thực hiện bảng quy hoạch trên Tập đoàn Công nghiệp Than-
Khoáng sản Việt Nam phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
I.6.1. Về công tác thăm dò, khai thác than ở trong nước:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong công tác thăm dò, khai thác
với phương châm tập trung, đồng bộ. Đối với than khu vực thềm lục địa cần sử dụng
triệt để các tài liệu địa chất trong quá trình tìm kiếm, thăm dò dầu khí để tổng hợp,
đánh giá sơ bộ tiềm năng than và lập kế hoạch cho các bước tiếp theo.
- Thực hiện công tác đầu tư cho thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than
theo quy hoạch. Chấm dứt tình trạng khai thác, chế biến, kinh doanh than trái phép.
- Khuyến khích các địa phương có các điểm than trữ lượng nhỏ đầu tư thăm dò,
khai thác để phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Chú trọng công tác thăm dò, khai thác than
bùn để làm nhiên liệu và phân bón.
- Đến năm 2015 thăm dò xác định xong phần tài nguyên chưa xác định và trữ
lượng than nằm dưới mức -300m ở bể than Quảng Ninh, đồng thời tiến hành thăm dò
tỷ mỉ một phần bể than Đồng bằng Sông Hồng; đến năm 2010 thăm dò xong bể than
Đồng bằng Sông Hồng.
+ Tập đoàn TKV phải sớm nghiên cứu thử nghiệm công nghệ khai thác than
bằng công nghệ truyền thống và khí hóa than tại bể than Đồng bằng Sông Hồng. Đây là
vùng than có tiềm năng lớn, trữ lượng cao, than ở đây là than Asbitum rất phù hợp cho
các nhà máy nhiệt điện. Dự kiến thử nghiệm khai thác mỏ Khoái Châu 1 (công nghệ
khí hoá than); mỏ Khoái Châu 2 (công nghệ truyền thống sâu đến -1000m); mỏ Bình
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 14
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Minh (công nghệ truyền thống sâu tới -500m). Tuy nhiên, điều kiện địa chất khai thác
ở đây rất phức tạp, đồng thời lại là vùng trọng điểm trồng lúa liên quan tới an ninh
lương thực và dễ nhạy cảm với môi trường, cho nên đầu tư khai thác có nhiều rủi ro

không thể lường hết được.
I.6.2. Về công nghệ khai thác than:
- Khai thác than bằng phương pháp hầm lò:
+ Quy hoạch, thiết kế xây dựng mới, cải tạo mở rộng các mỏ hiện có theo
hướng tập trung, công suất lớn với dây chuyền công nghệ đồng bộ và hiện đại; tối ưu
hóa sản lượng để đảm bảo khai thác ổn định lâu dài;
+ Sử dụng loại vật liệu mới, chống thuỷ lực thay thế cho chống gỗ và kim
loại để chống giữ và bảo vệ các đường lò trong điều kiện địa chất mỏ cho phép;
+ Tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ khai thác cơ giới hóa đối với vỉa
dốc thoải. Nghiên cứu áp dụng công nghệ khai thác hợp lý đối với phần trữ lượng than
dưới mức -300 m của bể than Quảng Ninh, bể than đồng bằng sông Hồng.
+ Ngoài việc đầu tư những mỏ hầm lò mới, nâng công suất các mỏ hiện có
theo quy hoạch cũ, quy hoạch điều chỉnh xem xét đầu tư thêm nhiều mỏ hầm lò khác
tại khu vực Mạo Khê – Tràng Bạch, Bảo Đài và Đông Triều – Phả Lại vào giai đoạn
sau 2015 với tổng công suất tăng thêm 20-30 triệu tấn/năm. Đầu tư thiết bị, công nghệ
tiên tiến trong khai thác và chế biến than; đầu tư trang thiết bị an toàn và môi trường
mỏ.
- Khai thác than bằng phương pháp lộ thiên:
+ Phát triển mở rộng các mỏ lộ thiên hiện có theo hướng nâng cao hệ số bóc
giới hạn; nâng cao tối đa năng lực khai thác phù hợp với quy hoạch đổ thải, vận tải,
thoát nước và bảo vệ cảnh quan môi trường;
+ Tối ưu hóa các chỉ tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác đang áp
dụng; nghiên cứu ứng dụng hệ thống khai thác chia lớp đứng, công nghệ khai thác
chọn lọc và khai thác vỉa mỏng; công nghệ đổ thải bãi thải tạm và bãi thải trong.
+ Theo quy hoạch, tỉ trọng than khai thác lộ thiên sẽ giảm dần; các mỏ lộ thiên
vùng Hòn Gai sẽ kết thúc khai thác vào năm 2015 để trả lại cảnh quan môi trường cho
thành phố du lịch Hạ Long; sẽ nối thông các mỏ lộ thiên Đèo Nai – Cọc Sáu – Cao Sơn
– Khe Chàm II tạo không gian thống nhất; xuống sâu các mỏ lộ thiên này ở vùng Cẩm
Phả tới mức -350m và kéo dài thời gian tồn tại tới sau năm 2040.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551

Trang 15
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
I.6.3. Về sàng tuyển và chế biến than:
- Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả các nhà máy sàng tuyển hiện có;
xây dựng thêm các nhà máy tuyển mới với công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa và ổn
định cho nhu cầu thị trường trong nước, nâng cao giá trị sử dụng tài nguyên than và
tăng cường bảo vệ môi trường.
- Quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mỏ tiên tiến như: Quy hoạch các nhà
máy sàng tuyển tập trung với dây chuyền tuyển linh hoạt; quy hoạch đổ thải tận dụng
tối đa các bãi thải trong; quy hoạch hệ thống đường vận tải, cảng than độc lập; giảm
thiểu tối đa các tác động tiêu cực của hoạt động khoáng sản tới môi sinh và môi
trường. Đẩy nhanh việc nghiên cứu công nghệ, triển khai chế biến than theo hướng đa
dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường.
I.6.4. Về phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ ngành than:
- Thực hiện việc phân luồng vận chuyển than theo các khu vực thông qua việc gắn
các mỏ, các vùng than với các hộ tiêu thụ lớn trong khu vực phù hợp với quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng các
khu vực có hoạt động khai thác than;
- Phát huy tối đa năng lực của hệ thống vận tải hiện có; tăng cường các hình thức
vận tải bằng đường sắt, băng tải hoặc liên hợp ôtô - băng tải; giảm tối đa hình thức vận
tải bằng ôtô để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh;
- Cải tạo, xây dựng mới các cụm cảng tập trung có quy mô, công suất lớn có thiết bị
rót hiện đại để từng bước xoá bỏ dần các bến rót than có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc
hậu; mở rộng bến cảng, nạo vét luồng lạch để tăng cường khả năng rót than của các
cảng chính.
I.6.5. Về công tác an toàn và bảo vệ môi trường:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về an toàn lao
động và bảo vệ môi trường đến mọi cán bộ, công nhân viên;
- Tranh thủ các nguồn vốn trong, ngoài nước, các nguồn vốn tài trợ khác dành cho

môi trường; kết hợp với chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục những tồn tại
ô nhiễm môi trường do khai thác than nhiều năm để lại.
- Xây dựng kế hoạch và lộ trình dài hạn với các giải pháp đồng bộ nhằm khắc phục
và từng bước giải quyết tốt các vấn đề về môi trường trong hoạt động khai thác than,
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới;
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 16
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
- Kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và
môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến và sử dụng than. Trong quá
trình triển khai các dự án cụ thể, chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường, trình duyệt theo quy định hiện hành;
- Chú trọng đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao nhằm
đề phòng và loại trừ các sự cố mỏ. Hiện đại hóa và quân sự hóa Trung tâm cấp cứu mỏ
chuyên nghiệp, trang bị đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu cá nhân cho công nhân, đặc
biệt là công nhân hầm lò để hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn lao động.
CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI, HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC CỦA MỎ THAN NÔNG SƠN
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 17
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
II.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1. Vị trí địa lý
Mỏ than Nông Sơn cách thành phố Đà Nẵng 45 km về phía Tây Nam. Khu vực
này nằm trong một thung lũng của vùng núi phía trái sông Thu Bồn thuộc xã Quế
Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam, có giới hạn tọa độ (hệ toạ độ Vn- 2000,
kinh tuyến 108, múi chiếu 3

0
).
• Phía Bắc giáp núi Hòn Ngan và núi Đại Bình.
• Phía Nam giáp núi Nông Sơn.
• Phía Tây ngăn cách với làng Xuân Hoà bởi một dãy đồi thấp.
• Phía Đông nối liền vởi thung lũng suối Nông Sơn trông ra sông Thu Bồn.
Phía Bắc, phía Nam, phía Tây của mỏ than Nông Sơn có dãy núi Hòn Ngan và
các đồi thấp nối liền với núi Nông Sơn, độ dốc của các sườn núi hướng về khu mỏ.
Nhìn chung địa hình của mỏ có dạng đồi thấp, đỉnh không nhọn, sườn tương đối
thoải về khu vực khai trường, đỉnh tròn. Độ cao trung bình 100m, nơi cao nhất là
500m, thấp nhất là 15m (suối Nông Sơn).
Bảng II.1: Vị trí địa lý khu mỏ
TT
Tên mốc toạ
độ
X Y
Chiều sâu
khai thác (m)
Diện tích
mỏ (km
2
)
1 106-1 1738831,439 500836,167
-200 1,93
2 106-2 1738809,462 502435,024
3 106-3 1737611,582 502419,039
4 106-4 1737633,559 500820,181
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 18
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường. Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 19
Hình II.1: Bản đồ địa lý khu vực mỏ than Nông Sơn
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
II.1.2. Địa chất
II.1.2.1. Địa tầng
a. Giới Paleozoi: (Pz)
Địa tầng giới Paleozoi lộ ra ở phía Bắc thành một dải hẹp, ngăn cách địa tầng
MezoZoi với các đá granit kéo dài từ Vĩnh Phước – An Điềm qua A Sở về phía Tây.
Mặt cắt ngang qua A Sờ cho thấy dưới cùng là các lớp đá phiến Xerisit màu xám, xám
phớt đỏ, than phiến mỏng. Quaczit màu trắng ngà. Chuyển tiếp lên trên là lớp đá vôi
tạo thành dãy sườn dốc đứng kéo dài từ A Sở đến An Điềm. Ở khu làng Vĩnh Phước
thấy đá vôi bị phong hoá. Đây là địa tầng được coi là cổ nhất vùng. Bề dày của tầng là
450m.
Khi so sánh địa tầng với các trầm tích vùng Đông Bắc Bắc Bộ thì trầm tích này
gần gũi với các đá có tuổi Camrbi – Silua hơn là Cacbon- Pecmi.
b. Giới Mezozoi
Địa tầng Meozoi gồm hệ Triat
- Hệ thống Triat trên bậc Nori-Reti điệp Nông Sơn (T3n-rns).
Các tầng trầm tích chứa than hệ Triat được gọi chung là điệp Nông Sơn, chúng
phủ trái khớp trên tầng Paleozoi sớm –giữa. Căn cứ vào đặc điểm thạch học, trầm tích
chứa than chia thành 3 phụ điệp:
+ Phụ điệp Nông Sơn dưới (T3n-rns)
1
Thành phần gồm cuội kết cơ sở với thành phần hạt là sản phẩm của đá granit,
quăczit, đá vôi. Chiều dày của phụ điệp này khoảng 500m.
+ Phụ điệp Nông Sơn giữa (T3n-rns)
2
Phụ điệp này phân bố ở Xuân Hoà, Đông An, Khe Rinh, Tân Địa, Đá Đan,

đường Đông Trường Sơn. Thành phần gồm đá cát kết màu xám, phân lớp dày, xen các
lớp bột kết, sét kết màu đen, đôi khi là lớp cuội kết. Phụ điệp này có chứa các vỉa than
antraxit. Đặc điểm chung của phụ điệp giữa là màu sẫm, độ hạt mịn. Trong các lớp sét
kết, bột kết có chứa các hoá đá thực vật. Chiều dày phụ điệp khoảng 200m.
+ Phụ điệp Nông Sơn trên (T3n-rns)
3
Thành phần gồm cát kết, cuội kết thạch anh màu trắng sữa, kết cấu rắn chắc.
Trong phụ điệp này còn có các lớp bột kết, sét kết và một vài lớp than mỏng. Chiều
dày phụ điệp khoảng 700m.
II.1.2.2. Kiến tạo
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 20
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Mỏ than Nông Sơn có kiến tạo tương đối phức tạp, khu mỏ là phần Nam của
nếp lõm Nông Sơn, có các nếp uốn và nếp gãy cắt qua (đứt gãy Nam, Cây Sở), làm cho
cấu tạo của khu mỏ phức tạp thêm.
II.1.2.3. Uốn nếp
Trong khu mỏ có một nếp vồng mà đỉnh cao nhất ở moong Giáp Phủ. Nhìn
chung các nếp uốn ở khu công nghiệp mỏ không rõ ràng, không có hướng định hình,
góc dốc cánh nếp uốn thường thoải từ 20
0
đến 30
0
. Về phía Đông và phía Bắc các lớp
đá và vỉa than cắm sâu với góc dốc lớn hơn, thường từ 40
0
-50
0
.

II.1.2.4. Đứt gẫy
Khu mỏ có hai đứt gẫy chính –đứt gẫy Nam và đứt gẫy Cây Sở.
Đứt gẫy Nam: đây là đứt gẫy nghịch lớn, ngăn cách trầm tích chứa than và các
thành tạo cổ hơn. Đứt gẫy này chạy theo hướng Đông – Tây, mặt trượt dốc về phía
Nam 70
0
đến 80
0
. Đới cà nát của đứt gẫy trên 10m, biên độ trượt chưa xác định được.
Đứt gẫy Cây Sở: đứt gẫy này có hướng Tây Nam - Đông Bắc. Đây là đứt gãy
nghịch, chia cắt tầng than thành hai khu, mặt trượt nghiêng về phía Tây Nam với góc
dốc 80
0
đến 85
0
.
II.1.3. Đặc điểm vỉa than
Trong tầng địa chất chứa than có 5 vỉa than, tuy nhiên chỉ có 3 vỉa đạt quy mô
công nghiệp còn các vỉa khác chỉ đạt giá trị cục bộ ở một số khu rất nhỏ. Trong đó vỉa
3 là đối tượng chính cho công nghệ khai thác.
Vỉa 3 có diện lộ rộng và có chiều dày lớn, cấu tạo phức tạp. Trong khu thăm dò,
vỉa có cấu trúc nếp lồi lớn trong đó có nhiều nếp lõm và lồi nhỏ xen nhau nhưng không
có quy luật rõ ràng. Các nếp uốn có kích thước khác nhau, không hoàn chỉnh. Phần vỉa
nổi cao nhất tại khu Giáp Phủ.
Về phía Bắc và phía Đông vỉa bị chìm sâu, ở phần trung tâm, từ khu Giáp Phủ
sang khu Sơn Tuyền, góc dốc vỉa từ 20- 35
0
. Sang phía đông và xuống phía Bắc, vỉa
dốc hơn, thường từ 35-60
0

. Chiều dày vỉa biến đổi nhanh và đột ngột, chiều dày nhỏ
nhất là 0,42m, lớn nhất là 41,3m. Lên phía Bắc, vỉa có chiều dày giảm nhanh. Trong
vỉa gồm nhiều lớp than và lớp kẹp. Thành phần kẹp là các lớp: Sét than, sét kết đôi khi
là bột kết, cát kết. Thực chất đây là tập hợp các lớp than và đá được đồng danh vào vỉa.
Hiện nay, xí nghiệp than Nông Sơn đang khai thác than tại khu Sơn Tuyền.
 Các đại điểm của than Nông Sơn
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 21
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
- Hàm lượng S cao: 2,35 - 5,31%. Trung bình: 3,63 %.
- Độ ẩm nhỏ: 0,4-2,7%. Trung bình: 1,4%.
- Khối lượng riêng cao: 1,43-2,02 tấn/m
3
. Trung bình 1,75 tấn/m
3
.
- Nhiệt lượng 3810 ÷ 7547 kcal/kg. Trung bình: 6063 kcal/kg.
- Hàm lượng chất bốc: 1,2-6,5%. Trung bình: 3,9%.
Chất bốc bao gồm mêtan, hydrocacbon, hydro, CO và các khí không cháy như
CO2, nitơ có trong than.
- Độ tro: 9,7 - 46,9%, trung bình 27,09 %
Tro xỉ là những tạp chất không có khả năng cháy
II.1.4. Đặc điểm thuỷ văn
II.1.4.1. Nước mặt
Mạng dòng chảy của nước thải mặt trong thung lũng Nông Sơn có dạng rẽ
nhánh. Ở đầu nguồn chỉ là các rãnh hẹp, rất dốc nước tập trung vào khe Chùa, khe Đà
Mài, khe Đá Líp và khe cây Cọ. Các khe này có bề rộng từ 1-2m, lòng suối ít dốc, có
nước thải chảy quanh năm và chảy vào suối Nông Sơn. Vào mùa mưa có lũ lớn kéo dài
3-5 ngày, mực nước sông Nông Sơn dâng cao tới 20m. Nước suối có chứa axit sunfat

bicarbonate calci natri có độ pH= 5- 6,5 tuỳ theo mùa. Nước có tính axit nên thường
xuyên làm khô cháy lúa, hư hoa màu ở những thửa ruộng ở 2 bên bờ suối.
Cách trung tâm khu mỏ về phía Đông, có sông Thu Bồn chảy theo hướng Nam-
Bắc. Đây là con sông lớn, có theo vận chuyển than và vận tư theo đường thuỷ. Thượng
lưu sông chảy qua vùng núi Trà My đến Nhơn Trạch. Từ Nhơn Trạch qua Nông Sơn
đến Giao Thuỷ, dòng chảy trở nên êm đềm với nhiều khúc uốn giữa các bãi bồi phù sa
màu mở. Tại Giao Thuỷ sông Thu Bồn hợp dòng với sông Vu Gia và đổi hướng chảy
về Đông, cắt qua dãy đồng bằng các huyện Duy Xuyên Điện Bàn, cuối cùng chảy vào
biển Đông gần Hội An.
Về mùa mưa nước sông dâng cao chảy xiết. Mùa khô, nước sông lại rất cạn, chỉ
các thuyền nhỏ mới qua lại được. Lưu vực sông Thu Bồn, theo thống kê của trạm thuỷ
văn Nông Sơn, về mùa mưa là 33m
3
/s. Mực nước lụt hằng năm dâng cao đến 10m, gây
lũ lụt kéo dài. Nước sông chứa sunfat bicarbonate calci natri độ pH=6-7,8.
Ngoài nước mưa, nguồn nước sông Thu Bồn là lượng nước mặt đáng kể, có ảnh
hưởng trực tiếp đến khu mỏ và suối Nông Sơn.
II.1.4.2. Nước dưới đất
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 22
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Nước dưới đất trong khu mỏ tồn tại trong 3 tầng:
- Trầm tích trên than:
- Trầm tích chứa than:
- Trầm tích dưới than:
a. Tầng chứa nước trầm tích trên than:
Tầng này phân bố chủ yếu ở phía Đông khu mỏ và ở phía Tây –Bắc lộ ra trên
diện hẹp. Thành phần đất đá chủ yếu là cuộn kết xen kẽ ít cát kết, sạn kết bột kết.
Chiều dày trung bình 80m. Nước chứa trong khe nứt, khe của cuộn kết, sét kết.

- Lưu lượng trung bình Q=0,014 ÷ 0,21 l/s
- Hệ số thấm K
tb
= 0,0024m/ ngày đêm.
- Độ cao mực nước tính H
t
= 41,02m.
- Nguồn cung cấp nước chủ yếu là nước mưa.
b. Tầng chứa nước trầm tích chứa than:
Tầng này phân bố hầu như khắp khu mỏ trung tâm cắm sâu về phía Đông, chiều
dày trung bình 130-135m, thành phần đất đá chủ yếu là cát kết, bột kết, sét kết và than
Antraxit. Nước nằm chủ yếu trong khe nứt cát kết bột kết và các mặt phân lớp của
nham thạch, khả năng chứa nước và thấm nước không lớn.
c. Tầng chứa nước trầm tích dưới than:
Tầng này lộ ra ở phía Tây trên một diện hẹp, nằm tiếp giáp với tầng trầm tích
chứa than. Thành phần đất đá gồm cuội kết cát kết hạt trung đến thô. Chuyển tiếp với
tầng trầm tích chứa than là lớp bột kết sét kết hạt mịn, cách nước. Nước chứa chủ yếu
trong khe nứt, kẽ hở của cuội kết và bề mặt phân lớp của nham thạch. Khả năng chứa
nước và thấm nước của tầng này khá tốt:
- Q=0,223 l/s
- K
tb
=0,0137 m/ ngày đêm
- H
t
=29,95m
Đây là tầng chứa nước áp lực, có thể gây ảnh hưởng tới quá trình khai thác dưới
sâu khi chọc thủng lớp cách nước bột kết – sét kết.
II.1.5. Đặc điểm khí hậu
Mỏ than Nông Sơn nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên có khí hậu đặc trưng

là nóng ẩm, mưa nhiều, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Nhiệt độ trung bình năm là 25
0
C. Tháng 12 và tháng 1 lạnh nhất trong năm, có nhiệt độ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 23
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
thấp nhất là 14
0
C. Các tháng sau đó có nhiệt độ tăng dần. Lượng mưa trung bình: 2000-
2500 mm/năm. Trong các tháng 9, 10, 11 và 12 có mưa nhiều, lượng mưa ngày lớn
nhất là 242 mm, chiếm từ 45-60% tổng lượng mưa hàng năm, do địa hình ngắn dốc nên
thường có lũ lớn vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Độ ẩm trung bình trong năm
là 84%. Hướng gió chủ yếu từ Tây Bắc đến Tây Nam và thổi từ biển vào, với tốc độ
trung bình hằng năm là 14 m/s.
Kết luận: Địa hình phần lớn là khu vực đồi núi nên khó khăn trong việc giao
thông, lưu thông, vận chuyển than, vật tư cho vùng mỏ Nông Sơn. Địa hình ngắn dốc
dễ xảy ra lũ quét nên cần tìm ra phương hướng ngăn chặt trượt lở đất trong các mùa
mưa. Khoáng sản phong phú đặc biệt là than với trữ lượng lớn là điều kiện cho ngành
công nghiệp khai khoáng phát triển.
II.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
II.2.1. Dân cư lao động
Mỏ nằm trong khu vực có dân cư sống thưa thớt, không đồng đều với tổng số
dân trong xã là 10.700 người và 1.433 hộ trong đó có 1.781 hộ làm nông nghiệp và 259
hộ phi nông nghiệp. Hiện nay khu mỏ còn 1.556 hộ nghèo các hộ còn lại thuộc loại
giàu hoặc trung bình.
Dân cư trong vùng chủ yếu sống bằng nghề nông, một số sống bằng nghề buôn
bán nhỏ hoặc đi rừng, còn bộ phận khác tham gia vào các nghành sản xuất khai thác
khoáng sản.

Trình độ dân trí đang dần được nâng cao hơn. Hệ thống cơ sở hạ tầng: điện,
đường, trường, trạm đang dần được bổ sung và hoàn thiện. Tuy vậy, mức sống trong
vùng vẫn chưa cao, cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. Ý thức
người dân trong việc bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khoẻ còn thấp.
II.2.2. Điều kiện kinh tế
Mỏ than Nông Sơn đã có mạng lưới quốc gia từ năm 1993 để phục vụ sản xuất
và sinh hoạt. Điều kiện giao thông của mỏ, ngoài đường thuỷ là sông Thu Bồn còn có
quốc lộ chạy qua khu mỏ. Đó là đường 14 từ Đà Nẵng qua Ái Nghĩa đến An Hoà và
vào mỏ. Đường 105 từ Hương An qua huyện lị Quế Sơn và cũng vào mỏ. Hiện nay,
đây là đường chính để đi vào mỏ than Nông Sơn. Kinh tế trong vùng đa dạng và phong
phú: bao gồm các ngành nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 24
Đánh giá tác động môi trường mỏ than Nông Sơn và đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.
Trương Thị Bích Thảo - Lớp CNMT-K50-QN
Nông nghiệp: là ngành kinh tế chủ đạo của vùng, do lượng phù sa hàng năm từ
các sông cung cấp, làm cho đất đai màu mở, với khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện cho
nông nghiệp phát triển, đặc biệt là trồng lúa, ngoài ra còn có trồng ngô ở các đồng bằng
tích tụ. Khu vực trồng lúa thường là ở các thung lũng, năng suất trồng lúa cao nhưng
chỉ sản xuất được trong mùa khô do mùa mưa thường hay xảy ra lũ lụt phá hoại cây
trồng.
Công nghiệp: chủ yếu là khai thác khoáng sản, nhìn chung vùng có trữ lượng
khoáng sản không lớn nhưng lại đa dạng và phong phú như than đá (Nông Sơn, Ngọc
Kinh), fenfat (Thạch Tràng), vật liệu xây dựng, đất sét, cát sạn Tuy có trữ lượng
trung bình song một số mỏ vẫn chưa có giá trị công nghiệp như mỏ than Ngọc Kinh,
tình hình khai thác nhỏ lẻ, bộc phát do dân chúng trong vùng hay hợp tác xã tự đứng ra
tổ chức khai thác, thiết bị khai thác thủ công, phương pháp tìm kiếm, thăm dò chủ yếu
là do kinh nghiệm là chính. Khai thác vật liệu xây dựng trên đồi núi, khai thác cát sạn
trên sông vẩn còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tự nhiên và cuộc sống của con người.
Lâm nghiệp: với khí hậu nhiệt đới gió mùa và với ¾ tổng diện tích là đồi núi là

điều kiện cho việc phát triển các rừng cây lá rộng, ở đây có rất nhiều loại gổ quý, trữ
lượng lớn. Song ý thức khai thác của người dân trong vùng và sự quản lí lỏng lẽo của
các cấp quản lí nên thường xảy ra sự khai thác bừa bãi trên diện rộng phá hủy cảnh
quan, làm mất cân bằng sinh thái của khu vực. Lâm nghiệp trong vùng là một ngành có
triển vọng cần được quan tâm chú ý.
Kết luận: Khu vực có nhiều tiềm năng trên nhiều lĩnh vực, cần chú trọng quan
tâm thúc đẩy nhiều ngành như công nghiệp, lâm nghiệp làm thế mạnh của vùng. Áp
dụng phương tiện, khoa học kĩ thuật hiện đại vào khai khác công nghiệp, trên quy mô
rộng và cải thiện giao thông đường bộ.
II.2.3. Điều kiện xã hội
Các công trình công cộng trong khu mỏ vực bao gồm:
- Cơ quan, viện nghiên cứu, trường học: có 33 cơ sở
- Bệnh viện, trạm y tế: 3 cơ sở
- Chợ: 1 cơ sở
- Nghĩa trang: 1 cơ sở
- Đình chùa nhà thờ: 5 cơ sở
- Tình hình đường xá giao thông:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN - Tel: (84.4) 38681686 - Fax:(84.4)38693551
Trang 25

×