Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Bách khoa Hà
nội
***
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
______________
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Lê Thị Ngọc Dung Số hiệu sinh viên: CNMT
Lớp: Công nghệ môi trường_Quy Nhơn Khoá: 50
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
Ngành: Công nghệ môi trường
1.Đầu đề thiết kế
Xác định hệ số phát thải của một số chất ô nhiễm không khí do đốt củi
2. Các số liệu ban đầu
- Phương pháp 1 của Cục bảo vệ môi trường Mỹ
- Các tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị
3. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán
- Tổng quan về :
+ Ô nhiễm môi trường do đốt củi
+ Phương pháp xác định hệ số phát thải cho nguồn tĩnh
- Thực nghiệm xác định hệ số phát thải
- Tính toán, kết quả
4. Các bản vẽ đồ thị (ghi rõ các loại bản vẽ và kích thước các loại bản vẽ):
5. Cán bộ hướng dẫn
TS. Nghiêm Trung Dũng, Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường
6. Ngày giao nhiệm vụ đồ án : 12/03/2010
7. Ngày hoàn thành đồ án :17/06/2010
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 1
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Ngày 17 tháng 06 năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)
Sinh viên đã hoàn thành và nộp đồ án tốt nghiệp ngày tháng 06 năm 2010
Người duyệt
(ký, ghi rõ họ tên)
Lêi c¶m ¬n
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 2
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Đầu tiên em xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Giáo viên hướng dẫn –
TS. Nghiêm Trung Dũng, người đã tận tình chỉ bảo, và cho em những lời
khuyên hết sức hữu ích để em có thể hoàn thành tốt nhất đồ án của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Viện Khoa học và Công
nghệ Môi trường đặc biệt các thầy cô, các anh chị cán bộ trung tâm Quan
trắc môi trường và phòng thí nghiệm Phối hợp nghiên cứu tái chế chất thải
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành nhiệm vụ.
Em cũng xin cảm ơn sự góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị,
bạn bè trong thời gian cùng tiến hành thực nghiệm.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn mọi người trong gia đình cảm đã
động viên, khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để em có thể học tập, nghiên cứu
và hoàn thành tốt đồ án này.
MỤC LỤC
Trường Đại học Bách khoa Hà nội 1
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1
Họ và tên: Lê Thị Ngọc Dung Số hiệu sinh viên: CNMT 1
Ngành: Công nghệ môi trường 1
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 3
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ 5
ĐẶT VẤN ĐỀ 6
CHƯƠNG I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO ĐỐT CỦI 7
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÁT THẢI 16
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM 28
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37
KẾT LUẬN 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
đktc : điều kiện tiêu chuẩn
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 4
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
US. EPA : United States Evironmental protection Agency
BĐ : Bạch đàn
CX : củi xoài
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1. 1. Sử dụng củi làm nhiên liệu đun nấu
Hình 1. 2. Lượng nhiên liệu củi tiêu thụ ở Việt Nam
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 5
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Hình 2. 1. Vị trí mặt phẳng lấy mẫu
Hình 2. 2. Giản đồ để xác định số điểm lấy mẫu
Hình 2. 3. Khoảng các điểm lấy mẫu đến thành ống dẫn (%d)
Hình 2. 4. Ví dụ phân bố 12 điểm lấy mẫu trong ống dẫn tiết diện chữ nhật
Hình 3. 1. Chụp hút
Hình 3. 2. Sơ đồ cấu tạo ống khói
Hình 3. 3. Đầu dò cảm biến
Hình 3. 4. Máy đo khí Dräger
Hình 3. 5. Mũi lấy mẫu
Hình 3. 6. Bơm hút
Hình 3. 7. Máy đo lưu lượng AXD 530
Hình 3. 8. Chuẩn bị nhiên liệu
Hình 3. 9. Xếp củi vào bếp
Hình 3. 10. Đo nhiệt độ ngọn lửa
Hình 4. 1. So sánh hệ số phát thải bụi của các loại củi
Hình 4. 2. So sánh hệ số phát thải CO của các loại củi
Hình 4. 3. Diễn biễn phát thải CO
ĐẶT VẤN ĐỀ
Củi là nguồn nhiên liệu đã được khai thác và sử dụng rộng rãi, phổ biến từ
xưa đến nay. Nó hỗ trợ nhiều trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ cho
việc đun nấu, sinh hoạt của nguồn dân sinh, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế -
Xã hội.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 6
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc đốt nguồn nhiên liệu này đã làm phát sinh một
số chất ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường không khí. Mặc dù mỗi nguồn
đốt có quy mô không lớn nhưng số lượng nhiều và xen kẽ giữa các nguồn dân cư.
Do đó, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.
Để xác định mức độ tác hại mà các chất ô nhiễm này gây ra, việc ước lượng
được mức độ phát thải của chúng vào bầu không khí là cần thiết. Tuy nhiên, hiện
nay ở nước ta, nguồn thông tin dữ liệu thực nghiệm còn nhiều hạn chế, gây khó
khăn trong công tác quản lý, kiểm kê và đánh giá mức độ phát thải. Nhận thấy rằng
cần có một cơ sở đầy đủ, đáng tin cậy nhằm phục vụ cho việc xây dựng các tiêu
chuẩn, quy định phát thải cụ thể.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài tốt nghiệp với nội dung “Xác định hệ số phát
thải của một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi” được xây dựng nhằm
hướng tới mục tiêu xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí cho các
loại củi đang sử dụng phổ biến trong nguồn dân sinh hiện nay.
CHƯƠNG I. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ DO ĐỐT CỦI
1. Vấn đề sử dụng nguồn nhiên liệu củi
Củi là một loại nhiên liệu được sử
dụng rỗng rãi trong đun nấu và sinh hoạt
của người dân. Đây là nguồn nhiên liệu
cổ xưa, được con người khai thác và sử
dụng từ khi bắt đầu biết nấu chín thức
ăn và sưởi ấm [1].
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 7
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Hình 1. 3. Sử dụng củi làm nhiên liệu
đun nấu
Việt Nam có gần 80% dân số sống ở nông thôn, đây là khu vực mà các nguồn
năng lượng hiện đại rất ít phát triển do yêu cầu cao về công nghệ và vốn đầu tư,
trong khi khả năng đáp ứng đối với cả hai thứ đó của ta còn nhiều hạn chế. Vì vậy,
năng lượng truyền thống từ các nhiên liệu sinh khối như rơm, củi, đang là một
trong những nguồn chiếm nhiều ưu thế nhất [2]. Theo thống kê của Viện Năng
lượng, vào năm 1992, Việt Nam tiêu thụ khoảng 12900 ktoe sinh khối, trong đó củi
chiếm khoảng 78%, chủ yếu sử dụng trong các lĩnh vực phục vụ dân sinh (đặc biệt
là cho đun nấu). Số liệu về lượng củi tiêu thụ qua các năm ở nước ta được thể hiện
cụ thể như sau:
Nguồn [2]
Hình 1. 4. Lượng nhiên liệu củi tiêu thụ ở Việt Nam
Có thể nói củi đóng một vai trò rất quan trọng hệ thống năng lượng ở nước ta
hiện nay. Tuy nhiên quá trình sử dụng nhiên liệu củi làm phát sinh một lượng không
nhỏ các chất ô nhiễm vào bầu không khí. Do đó tìm hiểu về khả năng phát thải và
tác hại của các chất ô nhiễm này là cần thiết.
2. Các chất ô nhiễm không khí phát sinh do đốt củi
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 8
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Các thành phần hóa học của củi (theo % trọng lượng khô) bao gồm: Cácbon
(49,5%), Oxy (42,7%), Hiđro (6%), Nitơ (0,2%), Lưu huỳnh (0,1%), tro (1,5%)
[12]. Do đó, quá trình cháy củi có thể sinh ra nhiều chất khí ô nhiễm như điôxit lưu
huỳnh (SO
2
), cácbon monoxit (CO), nitơ oxit (NO
x
), các hợp chất hữu cơ bay hơi
(Volatile organic compounds - VOCs), các hợp chất hyđrô cácbon thơm (polycylic
aromatic hydrocarbons – PAHs), hay bụi (particulate matter - PM), Trong đó chủ
yếu là bụi, CO, SO
2
, NO,
2.1. Lưu huỳnh điôxit (SO
2
) [3,4]
2.1.1. Sự phát sinh SO
2
SO
2
là một chất khí không màu, không cháy, mang tính axit và có khả năng ăn
mòn cao. SO
2
sinh ra trong quá trình đốt do cháy lưu huỳnh chứa trong nhiên liệu:
S + O
2
SO
2
2.1.2. Tác hại của SO
2
Trong khí quyển, SO
2
dễ dàng bị oxy hóa tạo thành SO
3
. Sau đó, SO
3
tác dụng
với hơi nước trong môi trường không khí ẩm ướt, biến thành axit sunfuric hoặc
muối sunfat:
SO
2
+ O
2
= SO
3
SO
3
+ H
2
O = H
2
SO
4
Đây là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
Các phần tử axit sunfuric nhanh chóng tái hợp với bụi ở trong không khí hoặc
hòa nhập với hơi nước thành dạng giọt H
2
O-H
2
SO
4
. Các hạt bụi sunfat trong không
khí thường có kích thước < 2µm, phần lớn là 0,2 - 0,9 µm. Các hạt này phân tán vào
trong bầu không khí và tác động rất mạnh đối với bộ máy hô hấp của con người,
đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh phổi.
Đối với thực vật, nồng độ SO
2
khoảng 0,03 ppm đã gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng của rau quả. Còn với nồng độ cao, thì chỉ trong một thời gian ngắn cũng có
thể làm cho cây rụng lá và chết.
Ngoài ra, sự có mặt của SO
2
trong khí nóng ẩm có thể là tác nhân gây ăn mòn
kim loại , bê-tông và các công trình kiến trúc. H
2
SO
4
làm hư hỏng, thay đổi tính
năng vật lý, màu sắc của vật liệu như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, Sắt, thép và
các kim loại khác trong môi trường ẩm nóng có chứa SO
2
bị han gỉ rất nhanh.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551 9
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
2.2. Cácbon mônôxít (CO)
Cácbon mônôxít là một chất khí không màu, không mùi, bắt cháy và có độc
tính cao. Cácbon mônôxít xuất hiện trong ngọn lửa khi hỗn hợp nhiên liệu, không
khí chưa hoàn thiện (không đều); hoặc do thiếu không khí, [5].
2.2.1. Sự phát sinh CO
Trong quá trình đốt, CO sinh ra do cácbon và các hợp chất cácbon chứa trong
nhiên liệu cháy không hoàn toàn theo phản ứng sau [5]:
C
nhiên liệu
+ O
2
CO
Ngoài ra, một phần nhỏ CO cũng được hình thành khi cácbon nhiên liệu phản
ứng với hơi nước trong không khí [5]:
C
nhiên liệu
+ H
2
O CO + H
2
Hơn một nửa lượng CO tồn tại trong khí quyển có nguồn gốc từ động cơ đốt
trong do con người sử dụng các phương tiên giao thông cơ giới sinh ra. Ngoài ra,
CO cũng được sản xuất với một lượng không nhỏ bởi các quá trình đốt cháy nhiên
liệu có chứa cácbon như xăng, dầu, than, củi,… trong lò đốt, hay do cháy rừng, do
sản xuất công nghiệp, v.v [3].
Hệ số phát thải CO do đốt củi là tương đối lớn. Dưới đây là kết quả nghiên cứu
của các nhà Khoa học Trung Quốc về lượng phát thải CO của một số loại nhiên liệu
khác nhau:
Bảng 1. 1. Lượng CO phát thải do đốt một số nhiên liệu ở Trung Quốc trong năm
1994
Loại nhiên liệu
Lượng tiêu thụ
(Triệu tấn/năm)
Hệ số phát thải
CO (g/kg)
Lượng CO phát sinh
(Triệu tấn/năm)
Phân từ sinh vật
phân hủy
3,5 43 0,15
Rơm rạ 283 77 21,8
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
10
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Củi, gỗ 163,6 78 12,8
Than đá 175,7 74 13,0
Dầu hỏa 1,09 24 0,026
Nguồn [6]
2.2.2. Tác hại của Cácbon mônôxít [3,6]
Cácbon mônôxít không gây kích ứng nên người ta không cảm nhận được sự
hiện diện của nó trong không khí, do đó có nguy cơ thâm nhập vào cơ thể rất cao.
CO có ái lực với hemoglobin (Hb) trong hồng cầu mạnh gấp 230–270 lần so
với ôxy nên khi được hít vào phổi, sẽ gắn chặt với Hb thành HbCO do đó máu
không thể chuyên chở ôxy đến tế bào. CO còn gây tổn thương tim do gắn kết
với myoglobin của cơ tim. Nếu bị hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương
tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử
vong. Mônôxít cácbon trong không khí chỉ với nồng độ khoảng 0,1% cũng có thể là
nguy hiểm đến tính mạng. Triệu chứng ngộ độc CO thường bắt đầu bằng cảm giác
bất thần, nhức đầu, buồn nôn, khó thở rồi từ từ đi vào hôn mê. Nếu ngộ độc CO khi
đang ngủ hoặc đang uống rượu say thì người bị ngộ độc sẽ hôn mê từ từ, ngưng thở
và tử vong.
Ngoài ra, CO còn được xem là một khí nhà kính gián tiếp, do nó có khả năng
bị biến đổi thành CO
2
, một chất khí nhà kính rất mạnh trong bầu khí quyển:
Mônôxít cácbon có hiệu ứng bức xạ cưỡng bức gián tiếp bằng sự nâng cao nồng độ
của mêtan và ôzôn tầng đối lưu nhờ các phản ứng hóa học với các thành phần khác
của khí quyển (ví dụ gốc hyđrôxyl - OH). Và thông qua các quá trình tự nhiên, cuối
cùng nó sẽ bị ôxi hóa thành điôxícácbon:
CO + O
3
CO
2
+ O
2.3. Các nitơ ôxít (NO
x
) [3,7]
2.3.1. Sự phát sinh NO
x
NO
x
sinh ra trong quá trình cháy do oxy hóa nitơ có trong nhiên liệu và
không khí. Lượng NO
x
sẽ tăng rõ rệt khi khi nhiệt
độ cháy cao hơn 1400
o
C. Về mặt
hóa học, nitơ có thể tạo ra tám loại oxit khác nhau, tuy nhiên, trong lĩnh vực xử lý
khí thải thường chỉ quan tâm đến hai loại oxit thông dụng nhất là NO và NO
2
.
Các trạng thái oxy hóa chính của nitơ liên quan đến vấn đề ô nhiễm không
khí và xử lý khí thải được chỉ ra trong bảng sau:
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
11
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Bảng 1. 2. Các trạng thái oxy hóa chính của nitơ trong khí thải
Dạng nguyên tố Oxy hóa bước 1 Oxy hóa bước 2
Thường được thực hiện nhờ
phản ứng với oxy trong không
khí, nhanh ở nhiệt độ cao hoặc
chậm ở nhiệt độ thấp.
Diễn ra chậm trong không khí
hoặc nhanh trong thiết bị
phản ứng có xúc tác.
N
2
NO NO
2
Nguồn [3]
Trong quá trình đốt nhiên liệu, NO
x
được hình thành chủ yếu thông qua các
phản ứng hóa học sau : 1/ N
2
+ O
2
2NO
2/ NO + 0,5 O
2
NO
2
Cả hai phản ứng trên đều là những phản ứng hóa học thuận nghịch vì thế
chúng sẽ đạt đến trạng thái cân bằng nhất định tương ứng với một điều kiện nhất
định. Trạng thái cân bằng này phụ thuộc vào nồng độ, áp suất và đặc biệt là nhiệt
độ. Ta có bảng thể hiện trạng thái cân bằng nồng độ của NO và NO
2
trong khí thải
với hỗn hợp đốt ban đầu có 78% N
2
: 21% O
2
ở các nhiệt độ khác nhau như sau:
Bảng 1. 3. Nồng độ NO và NO
2
trong khí thải ở các nhiệt độ khác nhau
Nhiệt độ (
0
K) NO (ppm) NO
2
(ppm)
300 3,4 × 10
-10
2 × 10
-4
500 6 × 10
-4
0,04
1000 35 1,9
1500 785 6,8
Nguồn: [3]
Đối với khói thải lò đốt, trong thành phần NO
x
, NO chiếm tới 90 ÷ 98%. Do
đó thường ta chỉ quan tâm đến NO.
2.3.2. Các loại NO
Có 3 cơ chế hình thành NO trong quá trình cháy và tương ứng với mỗi cơ chế
sẽ có một loại NO. Bao gồm NO nhiệt, NO tức thì và NO nhiên liệu:
• NO nhiệt (Thermal NO)
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
12
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
NO nhiệt được hình thành khi gia nhiệt hỗn hợp N
2
và O
2
bằng ngọn lửa,
chớp,v.v… Và động học của quá trình được mô tả bằng cơ chế Zeldovich :
- Trước hết, N
2
và O
2
bị phân ly ở nhiệt độ cao :
N
2
2N
O
2
2O
- Tiếp đó, diễn ra phản ứng :
N
2
+ O NO + N
N + O
2
NO + O
NO nhiệt chỉ hình thành khi nhiên liệu được gia nhiệt trực tiếp ở nhiệt độ
cao, và nhiệt độ càng cao thì NO nhiệt càng chiếm ưu thế.
• NO tức thì (Prompt NO)
NO được hình thành rất nhanh chóng thông qua sự tương tác giữa N
2
và O
2
với
một số hydrocacbon hoạt động (sinh ra từ nhiên liệu) trong những vùng giàu nhiên
liệu của ngọn lửa mà không phải do sự tác dụng trực tiếp giữa N
2
và O
2
. Do đó, NO
tức thì không được hình thành khi đốt nhiên liệu không chứa cacbon (ví dụ như đốt
khí hydro).
Trong phần cháy đầu tiên, các gốc chứa cácbon sẽ phản ứng với nitơ theo
phương trình:
CH + N
2
HCN + N
Tiếp đó, gốc N sẽ tấn công O
2
để tạo thành NO. Đồng thời, HCN, một phần
phản ứng với O
2
để tạo NO, và phần còn lại sẽ phản ứng với NO để tạo thành N
2
.
N + O
2
NO + O
2HCN + O
2
2NO + 2CO
2
+ H
2
O
2HCN + 5NO N
2
+ 2CO
2
+ H
2
O
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
13
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Như vậy, để hình thành NO tức thì, cần phải có hợp chất hydrocacbon làm
trung gian, và vùng nào càng giàu nhiên liệu thì càng sẽ càng dễ tạo ra NO tức thì.
• NO nhiên liệu (Fuel NO)
Được hình thành do sự biến đổi một số hợp chất chứa nitơ sẵn có trong nhiên
liệu (như than đá, dầu mỏ,…).
Đầu tiên, trong ngọn lửa, nitơ trong nhiên liệu sẽ được chuyển thành HCN:
CH + N
2(nhiên liệu)
HCN + N
Tiếp đó, HCN chuyển thành NH hoặc NH2. Đến lượt mình, các gốc NH và
NH2 này sẽ phản ứng với O2 để tạo thành NO và H2O:
2NH + O
2
2NO + H
2
O
NH
2
+ O
2
NO + H
2
O
hay phản ứng với NO để tạo thành N
2
và H
2
O:
2NH + NO N
2
+ H
2
O
NH
2
+ NO N
2
+ H
2
O
Hiệu suất chuyển hóa nitơ trong nhiên liệu thành NO thông thường là 15–
35%, phụ thuộc vào quá trình cháy, điều kiện cháy và kiểu là đốt.
2.3.3. Tác hại của Nitơ ôxít
NO dễ dàng bị oxy hóa thành NO
2
, và NO
2
có khả năng tác dụng với oxy và
hơi nước trong không khí tạo thành HNO
3
, nên cũng là một tác nhân gây ra mưa
axit.
Ngoài ra, nitơ oxit còn bị biến đổi nhờ các phản ứng hóa học trong tầng bình
lưu và sau đó tham gia đáng kể vào sự suy giảm của tầng ôzôn.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
14
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
2.4. Bụi (Particulate matter - PM) [3,8]
2.4.1. Khái niệm
Bụi là một thuật ngữ dung để chỉ các hạt rắn và giọt lỏng lơ lửng trong môi
trường không khí. Bụi trong khí quyển rất đa dạng về thành phần vật lý, thành phần
hóa học và kích thước hạt. Nói chung kích cỡ của chúng vào khoảng 0.002 đến
500µm. Tuy nhiên phần lớn các hạt lơ lửng đều có kích thước nhỏ hơn 100µm bởi
vì các hạt lớn hơn sẽ bị lắng xuống nhanh bởi trọng lực.
2.4.2. Tác hại của bụi
- Đối với sức khỏe con người :
Bụi có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường tiêu hóa và qua
da nhưng chủ yếu là qua đường hô hấp. Sau khi xâm nhập vào hệ hô hấp các hạt bụi
có thể xâm nhập vào mao mạch máu của hệ tuần hoàn. Bụi gây ra một số bệnh cho
con người như:
o Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng: gây ra do sự lưu lại của các hạt bụi
có kích thước lớn ở trên khoang hô hấp trên gây ra các hiện tượng sổ
mũi, ho kéo dài.
o Dị ứng: Chủ yếu là do tiếp xúc với bụi có nguồn gốc thảo mộc hoặc vi
sinh vật, bụi hữu cơ tổng hợp….
o Bệnh nhiễm khuẩn: Do hít phải các hạt bụi có chứa thành phần nấm,
virut hoặc các mầm bệnh…
o Bệnh bụi phổi
o Bệnh hen phế quản
Ngoài ra, nếu trong bầu không khí có chứa quá nhiều bụi sẽ gây cản trở tầm
nhìn, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của tất cả mọi người.
- Đối với động vật :
Đối với các loại động vật, bụi có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc hệ tiêu
hóa.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
15
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
o Đối với hệ hô hấp, khi vật nuôi bị nhiễm bệnh do bụi, ở trạng thái nhẹ
có thể bỏ ăn, giảm cân hoặc chậm tăng trưởng. Trong trường hợp, nồng
độ bụi trong không khí quá cao có thể dẫn đến tử vong.
o Đối với hệ tiêu hóa, vật nuôi có thể bị nhiễm bệnh do ăn các thức ăn có
bụi bám trên bề mặt. Nếu ăn phải bụi có chứa Flo thì động vật sẽ chóng
già hơn, khi Flo đi sâu vào cơ thể sẽ giảm mạnh lượng canxi trong
xương và răng của động vật.
- Đối với thực vật:
Không khí có chứa bụi sẽ làm cản trở tiếp nhận ánh sáng của các loại thực vật.
Nếu lá cây bị phủ qua nhiều bụi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các chức năng sinh học
như: quang hợp, trao đổi khí và thoát hơi nước. Hậu quả là năng suất cây trồng bị
giảm, mùa màng bị thất thu.
Bụi sunphat và bụi nitrat còn gây nên hiện tượng lắng đọng axit (lắng đọng
khô), đây là con đường chính mang axit xuống đất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
các loại thực vật nói riêng và tất cả các sinh vật nói chung.
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÁT THẢI
1. Khái niệm hệ số phát thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
16
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Hệ số phát thải là công cụ được sử dụng để ước tính mức độ phát thải các chất
ô nhiễm không khí vào khí quyển. Nó thể hiện mối liên hệ giữa lượng chất ô nhiễm
sinh ra từ một nguồn với các hoạt động làm phát thải liên quan, và thường được
biểu diễn dưới dạng lượng chất ô nhiễm trên một đơn vị khối lượng, thể tích, quãng
đường hoặc thời gian, phát sinh ra nó (ví dụ như số gam bụi sinh ra khi đốt cháy
hoàn toàn 1kg củi, hay số mg NO
x
phát thải khi 1 chiếc xe chạy được 1km,…) [9].
Trong hầu hết các trường hợp, những hệ số phát thải này chỉ đơn thuần là
những giá trị trung bình của các dữ liệu sẵn có với chất lượng chấp nhận được, và
chúng được tính toán để đại diện cho nguồn thải trong thời gian dài đối với một số
điều kiện nào đó. Thông thường, các dữ liệu sẵn có này không đủ để phản ánh mức
ảnh hưởng giữa các thông số khác nhau trong quá trình hoạt động, ví dụ như tương
quan giữa nhiệt độ và nồng độ các chất phản ứng. Tuy nhiên, trong một số ít các
trường hợp, chẳng hạn như xác định mức độ phát thải từ các thùng chứa dầu hỏa,
thì có thể dựa trên phương pháp kinh nghiệm (sử dụng các mô hình phát thải) để
biết được mối quan hệ giữa mức phát thải với các biến số khác như đường kính
thùng, nhiệt độ chất lỏng hay tốc độ gió. Các công thức tính hệ số phát thải có xét
đến ảnh hưởng của các biến số, nếu các thông tin về các biến số đó là chính xác, thì
thường mang ý nghĩa thức tế hơn là những công thức không dựa trên các biến số đó
[9].
Đối với nguồn tĩnh, hệ số phát thải các chất ô nhiễm trong quá trình đốt nhiên
liệu thường là hệ số phát thải theo khối lượng (mass – based emission factor), tính
bằng lượng chất ô nhiễm sinh ra (g) trên khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn
toàn (kg) theo công thức [10]:
Trong đó: EF
i
: Hệ số phát thải của chất i, (g/kg)
M : Khối lượng nhiên liệu cháy, (kg)
E
i
: Lượng chất i sinh ra, (g)
2. Ứng dụng và hạn chế của hệ phát thải [9]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
17
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Hệ số phát thải phù hợp để sử dụng trong việc xác định phát thải cho kiểm kê
phát thải. Những kiểm kê này có rất nhiều mục đích bao gồm mô hình phát tán
không khí xung quanh và phân tích, kiểm tra phát triển chiến lược, sàng lọc nguồn
phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, vì hệ số phát thải đại diện cho tốc độ
phát thải trung bình cho toàn bộ một loại nguồn thải, hệ số này không phải là giới
hạn hay tiêu chuẩn cho bất kỳ nguồn cụ thể nào. Những kết quả kiểm tra thực tế từ
việc quan trắc nguồn thải, khi hoàn thiện, biểu thị tốt hơn phát thải thực cho một
nguồn cụ thể. Khi thông tin về một nguồn cụ thể không đầy đủ, việc sử dụng hệ số
phát thải là khá cần thiết. Dù sử dụng hệ số phát thải từ những nguồn đáng tin cậy
(như tài liệu của EPA) cũng cần chú ý tới hạn chế trong việc biểu thị phát thải từ
một điều kiện riêng, và những nguy cơ khi sử dụng hệ số phát thải trong những tình
huống cần đánh giá lại chi phí của việc kiểm tra hay đánh giá về sau.
Trước khi áp dụng hệ số phát thải để ước lượng mức phát thải từ một nguồn,
người sử dụng cần xem lại những tài liệu và công nghệ mới nhất để xem xét sự khác
biệt giữa công nghệ mới và những loại đã có từ trước. Cần xem xét loại nguồn và
thiết kế, kiểm soát, và vật liệu thô đầu vào. Cũng cần tính đến tuổi của thông tin và
kiến thức của người sử dụng về những ưu thế của công nghệ.
Sự phát thải các chất ô nhiễm rất khác biệt theo thời gian do sự dao động trong
điều kiện hoạt động, kiểm soát thiết bị, vật liệu thô, điều kiện xung quanh và các
yếu tố tương tự. Hệ số phát thải thường được phát triển để đại diện cho lượng thải
trung bình trong một thời gian dài, vì vậy việc kiểm tra thường được tiến hành
trong những điều kiện hoạt động bình thường. Ngoài ra, sử dụng hệ số phát thải để
đánh giá trong thời gian ngắn hay phát thải không điển hình sẽ dẫn tới sự biến đổi
lớn hơn. Cần chú ý tới những giới hạn này và đánh giá những ảnh hưởng có thể có
trong trường hợp áp dụng.
Có thể nói kiểm kê phát thải là một công cụ cơ bản cho quản lý chất lượng
không khí. Trong đó, sử dụng hệ số phát thải trong khoảng thời gian dài rất thích
hợp về mặt lợi ích kinh tế để thực hiện việc kiểm kê đó cho một vùng rộng lớn. Tuy
nhiên, hệ số phát thải chỉ đại diện cho tốc độ phát thải trung bình của một loại
nguồn thải, mà không phải là giới hạn hay tiêu chuẩn cho bất kỳ một nguồn riêng
biệt nào. Chính vì vậy, những kết quả kiểm tra từ việc quan trắc một nguồn thải sẽ
phản ánh được mức độ phát thải một cách thực tế hơn.
3. Phương pháp xác định hệ số phát thải
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
18
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Đối với việc quan trắc nguồn thải, để xác định hệ số phát thải các chất ô nhiễm
trong quá trình đốt nhiên liệu, cần xác định lượng chất ô nhiễm sinh ra trên lượng
nhiên liệu đã đã cháy hết. Và tùy từng loại chất ô nhiễm mà ta có thể áp dụng các
phương pháp khác nhau để xác định như lấy mẫu hay đo trực tiếp.
3.1. Xác định lượng bụi [9]
Để xác định lượng bụi trong ống khói, phải tiến hành lấy mẫu. Mẫu được lấy
phải mang tính đại diện, do đó cần chọn vị trí nào để vừa phản ánh nồng độ bụi
trong ống khói, vừa phản ánh sự phân bố kích thước hạt trong đó, và quá trình lấy
mẫu yêu cầu đảm bảo Isokinetic (lấy mẫu đẳng khí động).
3.1.1. Vị trí lấy mẫu
Về nguyên tắc, chỗ nào càng có ít chuyển động rối về mặt khí động học thì ở
đó bụi phân bố càng ổn định. Do đó, nên chọn điểm lấy mẫu trên đoạn ống thẳng và
vị trí lấy mẫu phải cách xa các van khóa, cút, ngoặt, khuỷu uốn…
Ưu tiên chọn đoạn ống đứng để lấy mẫu vì đối với ống nằm ngang, nồng độ
bụi ở phần đáy ống bao giờ cũng lớn hơn so với bên trên do sự lắng đọng, nên trong
ống đứng bụi phân bố theo mặt cắt tiết diện sẽ đều đặn hơn. Đoạn ống lấy mẫu có
tiết diện tròn thì bụi phân bố ổn định hơn hơn ống tiết diện vuông, ống tiết diện
vuông bụi ổn định hơn ống tiết diện chữ nhật.
Ta kí hiệu:
d : Đường kính (đối với ống dẫn tiết diện tròn)
d
tđ
: Đường kính tương đương (đối với ống dẫn
tiết diện chữ nhật/ hình vuông)
A : Khoảng cách từ dưới lên kể từ vị trí lấy mẫu
đến điểm có sự thay đổi dòng
B : Khoảng cách từ trên xuống kể từ vị trí lấy
mẫu đến điểm có sự thay đổi dòng
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
19
Điểm có sự thay
đổi dòng
Điểm có sự thay
đổi dòng
Hình 2. 5. Vị trí mặt phẳng lấy mẫu
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Trong điều kiện lý tưởng , số điểm lấy
mẫu được chọn như sau:
• Đối với ống dẫn tiết diện tròn, chọn ít nhất:
12 điểm nếu d >0,61m (đường kính cho lỗ hút mẫu khoảng 2,5cm)
8 điểm nếu 0,3m<d<0,61m (đường kính cho lỗ hút mẫu khoảng 1,3cm)
• Đối với ống dẫn tiết diện hình chữ nhật, chọn ít nhất:
12 điểm nếu d
tđ
>0,61m (đường kính cho lỗ hút mẫu khoảng 2,5cm)
9 điểm nếu 0,3m<d
tđ
<0,61m (đường kính cho lỗ hút mẫu khoảng 1,3cm)
Trong trường hợp vị trí lấy mẫu không thỏa mãn điều kiện trên thì số điểm
cần lấy mẫu được xác định như sau:
Hình 2. 6. Giản đồ để xác định số điểm lấy mẫu
3.1.2. Phân bố các điểm lấy mẫu trên tiết diện ống
• Đối với ống dẫn tiết diện tròn: người ta chia mặt phẳng lấy mẫu thành
những đường tròn đồng tâm, và các điểm lấy mẫu được chia đều trên 2 đường kính.
Khoảng cách từ mỗi điểm lấy mẫu đến thành ống khói xác định tùy vào số điểm lấy
mẫu được chọn.
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
20
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Ví dụ trường hợp có 12 điểm lấy mẫu, phân bố các điểm như sau:
Hình 2. 7
Khoảng các điểm lấy
mẫu đến thành ống
dẫn (%d)
• Đối với ống dẫn tiết chữ nhật, các điểm lấy mẫu được chia đều trong
mặt phẳng tiết diện ống:
9 3 × 3
12 3 × 4
16 4 × 4
20 4 × 5
25 5 × 5
30 4 × 4
36 5 × 6
42 6 × 7
49 7 × 7
Ví dụ trường hợp có 12 điểm lấy mẫu, phân bố các điểm như sau:
Hình 2. 8
Ví dụ phân bố 12 điểm lấy mẫu
trong ống dẫn tiết diện chữ nhật
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
21
Số điểm lấy mẫu Phân bố các điểm
14,
6
4,
4
95,
6
70,
4
85,
3
29,
6
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
3.1.3. Qúa trình lấy mẫu
Hình 2. 9. Hút mẫu bụi
Quá trình lấy mẫu cần phải đảm bảo Isokinetic:
- Đầu lấy mẫu hướng thẳng góc với phương chuyển động của dòng khí.
- Vận tốc hút mẫu và vận tốc chuyển động của dòng khí trong ống dẫn phải
bằng nhau: v
h
= v
k
.
o Nếu v
h
< v
k
: một phần dòng khí sẽ đi lệch ra ngoài giới hạn của miệng
ống hút, khi đó một số hạt bụi có kích thước lớn do có quán tính lớn sẽ giữ hướng
chuyển động của mình và lọt vào ống hút mẫu, như vậy mẫu khí lấy được sẽ có số
hạt bụi cỡ lớn vượt cao so với thực tế.
o Nếu v
h
> v
k
: thì xảy ra hiện tượng ngược lại, tức là dòng khí bị cuốn
mạnh vào ống hút mẫu và một số hạt bụi cỡ lớn không được hút vào ống làm cho số
lượng hạt bụi cỡ lớn đo được ít hơn so với thực tế.
Để đảm bảo v
h
= v
k
, trong quá trình hút mẫu ta sử dụng ống pitot đo vận
tốc dòng khí v
k
rồi điểu chỉnh vận tốc hút bằng với vận tốc dòng khí.
- Thành của đầu lấy mẫu càng nhẵn và mỏng thì càng tốt.
- Đường kính đầu lỗ lấy mẫu so với đường kính ống khói phải rất nhỏ.
Mẫu sau khi lấy được đưa đi phân tích để xác định khối lượng bụi sinh ra.
3.2. Các chất ô nhiễm dạng khí [3,7]
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
22
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Có thể áp dụng phương pháp lấy mẫu hoặc đo nhanh để tính lượng chất ô
nhiễm phát sinh.
3.2.1. Phương pháp lấy mẫu
Đối với các chất ô nhiễm dạng khí, vị trí lấy mẫu không cần phải thỏa mãn
một cách nghiêm ngặt các yêu cầu như khi lấy mẫu bụi. Tuy nhiên, thông thường
nên sử dụng vị trí lấy mẫu bụi để lấy mẫu các chất ô nhiễm dạng khí.
Có thể lấy mẫu chất khí bằng các phương pháp sau:
3.2.1.1. Phương pháp hấp thụ
Hấp thụ là quá trình hút khí bằng chất lỏng, trong đó vật chất di chuyển từ
pha khí vào pha lỏng. Khí được hút gọi là chất bị hấp thụ, chất lỏng để hút gọi là
dung môi (hay chất hấp thụ), khí không bị hấp thụ gọi là khí trơ.
Nguyên tắc để lấy mẫu khí dựa theo phương pháp hấp thụ là sử dụng các
dung môi thích hợp để hấp thụ chất khí ô nhiễm cần quan tâm.
Các yếu tố chính gây ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình hấp thụ:
+ Dung môi
+ Nhiệt độ
+ Áp suất
Phương pháp này không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật, thiết bị lấy mẫu đơn giản,
có thể áp dụng được đối với hầu hết các chất khí ô nhiễm thường gặp (SO
2
, NO
2
,
CO, CO
2
). Tuy nhiên, việc lựa chọn các dung môi phải thích hợp, dung môi cần có
tính chọn lọc cao, khoảng cách thời gian từ lúc lấy mẫu cho đến lúc phân tích mẫu
không được quá dài để tránh các phản ứng phụ xảy ra (gặp khó khăn khi nơi lấy
mẫu cách xa phòng thí nghiệm), không thuận tiện trong việc theo dõi diễn biến
nồng độ ô nhiễm một cách liên tục theo thời gian.
3.2.1.2. Phương pháp hấp phụ
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
23
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Nguyên tắc của phương pháp là sử dụng các chất hấp phụ thích hợp để hấp
phụ chất khí ô nhiễm cần quan tâm.
Ví dụ: Dùng XAD-2 để hấp phụ PAHs, hay dùng Silicagen để hấp phụ
VOC,
- Có hai loại hấp phụ chính:
o Hấp phụ vật lý: chủ yếu là do lực hút phân tử Vander Waals.
o Hấp phụ hóa học: chủ yếu là do các lực hút hóa trị.
- Một số các yêu cầu đối với chất hấp phụ:
o Chất hấp phụ phải có bề mặt riêng lớn.
o Bền năng lực hấp phụ, nghĩa là kéo dài thời gian làm việc.
o Có các mao quản đủ lớn để các phân tử hấp phụ đến được bề mặt,
nhưng cũng cần đủ nhỏ để loại các phân tử xâm nhập có tính chọn lọc….
Một số chất hấp phụ thường dùng để lấy mẫu khí ô nhiễm: than hoạt tính,
Silicagel, nhôm oxyt hoạt tính…
Quá trình hấp phụ bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố nhiệt độ. Nếu nhiệt độ khí
thải quá cao sẽ làm giảm hoạt độ hấp phụ, tăng quá trình giải hấp.
Phương pháp này cũng được sử dụng nhiều trong việc lấy mẫu khí thải. Ưu
điểm của phương pháp là chi phí thấp, có thể áp dụng cho nhiều chất, đặc biết là đối
với các chất muốn thu hồi. Tuy nhiên, so với phương pháp hấp thụ thì phương pháp
này đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn, sau hấp phụ thường phải tiến hành giải hấp rồi mới
phân tích được các chất ô nhiễm cần quan tâm.
3.2.1.3. Phương pháp ngưng tụ
Nguyên tắc để lấy mẫu khí dựa theo phương pháp này là tiến hành hạ nhiệt
độ dòng khí xuống dưới điểm sôi của chất khí ô nhiễm cần quan tâm. Khi đó, khí sẽ
ngưng tụ lại thành dạng lỏng, dùng các phương pháp phân tích để xác định nồng độ
chất ô nhiễm.
Phương pháp này khá cồng kềnh nên ít được sử dụng.
3.2.1.4. Phương pháp thể chỗ khí
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
24
Xác định hệ số phát thải một số chất ô nhiễm không khí sinh ra do đốt củi
Lê Thị Ngọc Dung – Lớp CNMT K50 QN
Phương pháp này cho phép lấy toàn bộ các chất khí ô nhiễm, không có sự
phân loại, chọn lọc như đối với ba phương pháp trên.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, thiết bị, dụng cụ, điều kiện phân tích mà
ta chọn lựa phương pháp phù hợp. Thông thường để lấy mẫu SO
2
, NO
2
, chủ yếu sử
dụng phương pháp hấp thụ, lấy mẫu CO bằng phương pháp thế chỗ khí. Đối với
phương pháp hấp phụ thường dùng khi ta quan tâm đến việc thu hồi lại một chất
nào đó trong mẫu. Phương pháp ngưng tụ thì hầu như ít được sử dụng vì thiết bị
cồng kềnh, khó khăn cho việc lấy mẫu ở các nơi xa phòng thí nghiệm.
Sau khi lấy mẫu khí, tùy từng chất khác nhau mà ta có thể sử dụng phương
pháp phân tích phù hợp để xác định lượng chất ô nhiễm cần quan tâm. Ví dụ như
dùng phương pháp chuẩn độ Bari perclorat với thuốc thử Thorin để phân tích SO
2
;
hay đối với CO, có thể phân tích bằng phương pháp trắc quang hoặc hấp thụ hồng
ngoại,
3.2.2. Phương pháp đo trực tiếp
Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (INEST) ĐHBKHN. Tel: (84.4) 8681686 - Fax: (84.4) 8693551
25