Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

Báo cáo đề án nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn của việt nam và đề xuất quy định nhà nước về thông tin tối mật, tuyệt mật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.14 KB, 11 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ ÁN
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC
TIỄN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT QUY
ĐỊNH NHÀ NƯỚC VỀ THÔNG TIN TỐI
MẬT, TUYỆT MẬT TRONG LĨNH VỰC
NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
Chủ nhiệm: Lê Doãn Phác
1
MỞ ĐẦU (1)

Tháng 7/2010, Bộ trưởng Bộ KH&CN giao Cục NLNT chủ trì phối hợp với Vụ
Pháp chế nghiên cứu soạn thảo Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ về thông tin Tối mật, Tuyệt mật trong lĩnh vực NLNT.

Theo Điều 3 Nghị định số 33/202/NĐ-CP, ngày 28/03/2002, Bộ CA đề nghị
Bộ KH&CN không xây dựng Quyết định riêng của TTgCP “Danh mục bí mật
nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực NLNT” mà bổ sung Danh
mục này vào các điều khoản của Quyết định Số 64/2004/QĐ-TTg, ngày
19/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục bí mật nhà nước độ
Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực KH&CN và trình TTgCP phê duyệt.

Tiếp thu ý kiến của Bộ CA, Bộ KH&CN xây dựng dự thảo Quyết định của
TTgCP về Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật thuộc lĩnh vực
khoa học và công nghệ sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến NLNT
để thay thế Quyết định số 64/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của TTgCP về
Danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực KH&CN.
Để thực hiện nhiệm vụ nói trên Bộ KH&CN đã phê duyệt Đề án này.
2
MỞ ĐẦU (2)


Tên Đề án: Nghiên cứu cơ sở pháp lý, thực tiễn của Việt Nam và đề xuất
quy định Nhà nước về thông tin Tối mật, tuyệt mật trong lĩnh vực năng
lượng nguyên tử.

Thời gian thực hiện từ tháng 3/2011 – 6/2011.

Kinh phí thực hiện: 40 triệu - tiết kiệm 10% = 36 triệu

Nội dung thực hiện gồm 4 chuyên đề:
a. Nghiên cứu tổng quan hiện trạng, nội dung các quy định hiện hành về
bí mật NN nói chung và bí mật NN trong lĩnh vực KH&CN nói riêng.
b. Đánh giá thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc quy
định về bí mật nhà nước trong lĩnh vực NLNT
c. Nghiên cứu các vấn đề liên quan giữa các hoạt động trong lĩnh vực
NLNT và yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước.
d. Nghiên cứu đề xuất một số công tác cần triển khai sau khi Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ được ban hành.
3
MỞ ĐẦU (2)

Kết quả của Đề án gồm:
1) Bốn (04) báo cáo chuyên đề;
2) Một phụ lục các văn bản quy định liên quan;
3) Dự thảo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ;
4) Dự thảo Quyết định (đã được Thủ tướng Chính phủ
ký ban hành ngày 10/5/2011).
4
KẾT QUẢ (1)

Chuyên đề 1: Nghiên cứu tổng quan hiện trạng, nội dung các quy định

hiện hành về bí mật NN nói chung và bí mật NN trong lĩnh vực KH&CN
nói riêng

Đề án đã sưu tập, nghiên cứu, tham khảo nhiều văn bản liên quan để
làm căn cứ xây dựng dự thảo QĐ, trong đó có 10 văn bản sau:
1) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày
28/12/2000 về Bảo vệ Bí mật nhà nước
2) Nghị định của Chính phủ số 33/2002/NĐ-CP, ngày 28/03/2002 Quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
3) Quyết định Số 236/2003/QĐ-TTg, ngày 13/11/2003, của Thủ tướng Chính
phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật của ngành
ngoại giao;
4) Quyết định Số 64/2004/QĐ-TTg, ngày 19/04/2004, của Thủ tướng Chính
phủ về danh mục bí mật nhà nước độ Tuyệt mật và Tối mật thuộc lĩnh vực
Khoa học và Công nghệ;
5

×