Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Pháp Luật Lao Động Việt Nam Với Vấn Đề Lao Động Cưỡng Bức.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (764.47 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------

NGUYỄN THI ̣HƢƠNG QUỲ NH

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
------------

NGUYỄN THI ̣ HƢƠNG QUỲ NH

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
VỚI VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC
Chuyên ngành: Luật Kinh Tế
Mã số: 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. LÊ THỊ HOÀI THU

HÀ NỘI - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tơi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thi Hƣơng
Quỳnh
̣


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2.Tình hình nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .............................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4
6. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA
PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC ............................................ 6

1.1. Khái quát chung về lao động cưỡng bức. .................................................. 6
1.1.1. Khái niệm lao động cưỡng bức. .............................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của lao động cưỡng bức ........................................................ 10
1.1.3. Phân loại lao động cưỡng bức ............................................................... 14
1.2. Điề u chỉnh pháp luâ ̣t về lao đô ̣ng cưỡng bức .......................................... 16
1.2.1. Sự cần thiết phải điề u chỉnh pháp luật về lao động cưỡng bức ............ 16
1.2.2. Nô ̣i dung pháp luâ ̣t về lao đô ̣ng cưỡng bức. ......................................... 19
1.3. Khái lược pháp luật quốc tế và một số nước trên thế giới về lao động
cưỡng bức và những kinh nghiệm cho Việt Nam ........................................... 27
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỚI
VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ....... 35
2.1. Các quy định pháp luật liên quan đến nhóm hành vi ép buộc người lao
động thực hiện công việc và thực tiễn áp dụng............................................... 35


2.2. Các quy định pháp luật liên quan đến lao động cưỡng bức trong hoạt
động cho thuê lại lao động và thực tiễn áp dụng. ........................................... 52
2.3. Các quy định của pháp luật liên quan đến lao động cưỡng bức đối với lao
động trẻ em và thực tiễn áp dụng. ................................................................... 57
2.4. Chế tài pháp lý trong việc sử dụng lao động cưỡng bức và thực tiễn áp
dụng. ................................................................................................................ 62
2.4.1. Chế tài dân sự ........................................................................................ 62
2.4.2. Chế tài hành chính ................................................................................. 62
2.4.3. Chế tài hình sự....................................................................................... 64
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 69
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁP LUẬT TRONG VIỆC XÓA
BỎ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC Ở VIỆT NAM ......................................... 70
3.1. Những yêu cầu đặt ra nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật

trong việc xóa bỏ lao động cưỡng bức ở Việt Nam ........................................ 70
3.2. Một số kiến nghi nhằm hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nan với vấn
đề lao động cưỡng bức .................................................................................... 76
3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật trong việc xóa bỏ lao
động cưỡng bức ở Việt Nam ........................................................................... 72
Kết luận chương 3 ........................................................................................... 79
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLLĐ

: Bộ luật Lao động

BLDS

: Bộ luật dân sự

BLHS

: Bộ luật hình sự

ILO

: International Labour Organization (Tổ chức lao động quốc tế)

LĐCB

: Lao động cưỡng bức


NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

NLĐ

: Người lao động


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, quá trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tạo ra
những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam. Q trình tồn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội cho tăng
trưởng kinh tế và phát triển xã hội ở nước ta nói chung và trong lĩnh vực lao
động nói riêng. Tuy nhiên, q trình này cũng đặt ra những thách thức nhất
định đối với lĩnh vực lao động. Một trong những thách thức đó là lao động
cưỡng bức (LĐCB), bởi lẽ, Tổ chức Lao động quốc tế - International Labour
Organization, viết tắt là ILO đã thông qua Công ước số 29 về LĐCB năm
1930 (Công ước số 29) và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
Cơng ước từ 05/3/2007.
Có thể nói, LĐCB là một trong những mặt trái của q trình tồn cầu
hóa, xâm phạm đến một trong những quyền cơ bản của con người. Tuyên bố
chung về quyền con người của Liên Hiệp Quốc năm 1948 đã khẳng định ngay
tại Điều 1 và Điều 3 như sau: “mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng
nhân phẩm và các quyền”,“mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an
toàn cá nhân”; “mọi người đều có quyền được cơng nhận tư cách là con người
trước pháp luật ở mọi nơi" [18]. Như vậy, với các đặc điểm và tính chất của
mình, LĐCB đã xâm phạm tới quyền tự do lựa chọn việc làm của người lao

động, trong nhiều trường hợp trực tiếp xâm phạm đến nhân phẩm và các
quyền tự do thân thể của người lao động…
Thời gian gần đây, LĐCB đã có những sự phát triển nhanh chóng, diễn
biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Vì thế, việc nghiên cứu về
LĐCB và xóa bỏ tình trạng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời bảo vệ người lao động, hướng tới

1


bảo vệ quyền con người của mỗi công dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và
trên thế giới.
Với tư cách là thành viên của Công ước 29, Việt Nam đã nỗ lực khơng
ngừng trong cơng tác đấu tranh, phịng chống, tiến tới xóa bỏ LĐCB và đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, pháp luật về
LĐCB ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, việc vận dụng kinh nghiệm,
chuyển hóa pháp luật quốc tế về LĐCB vào hệ thống pháp luật quốc gia còn
tương đối thụ động, chưa thể hiện triệt để tinh thần của Cơng ước 29, do đó có
nhiều quy định chưa phù hợp với Điều ước quốc tế cần tiếp tục sửa đổi, bổ
sung và hồn thiện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về
LĐCB, tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan và đánh giá
quy định pháp luật Việt Nam hiện hành đối với các lĩnh vực sử dụng LĐCB là
thực sự cần thiết.
Với mong muốn nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề này, học viên đã lựa
chọn đề tài: “Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức”
làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vấn đề LĐCB, ở Việt Nam, trước đây cũng có một số bài viết
nghiên cứu khá thành công khi nghiên cứu pháp luật về LĐCB. Đầu tiên phải
kể đến là đề tài: “Những quy định cơ bản của Tổ chức lao động quốc tế về

xóa bỏ lao động cưỡng bức (lao động bắt buộc) và các cam kết quốc tế của
Việt Nam”, tác giả Lê Thị Hồi Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 12/2012. Tác giả Phan Thị Thanh Huyền cũng có bài đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 14/2011 về “Các kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động
1994 từ việc thực hiện Công ước số 29 của ILO” và bài đăng trên Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, số 01/2015 về “Nhận diện về lao động cưỡng bức trong
pháp luật lao động Việt Nam hiện hành”. Tuy nhiên, với tình hình diễn biến

2


ngày một phức tạp của LĐCB như hiện nay thì số lượng cơng trình nghiên
cứu khoa học về vấn đề này chưa đủ, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực
tiễn. Do đó, việc tiếp cận vấn đề LĐCB ở nước ta cho đến nay vẫn còn nhiều
hạn chế. Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao
động cưỡng bức” nhằm làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về LĐCB và điều
chỉnh pháp luật về LĐCB cũng như làm rõ hơn thực trạng pháp luật về LĐCB
ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra những kiến nghị để hồn thiện hơn nữa về
chế định này ở Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ nhất các quy định của
pháp luật Việt Nam về vấn đề LĐCB để từ đó có những đánh giá, đề xuất giải pháp
hồn thiện hơn về chế định này sao cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Để thực hiện được mục đích nói trên, luận văn tập trung giải quyết một
số nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ những vấn đề chung có tính chất lý luận về LĐCB và pháp luật
Việt Nam về LĐCB.
- Làm rõ thực trạng pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề LĐCB hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thực thi có hiệu quả các
quy định của pháp luật về LĐCB trong thực tế đời sống, cũng như tiếp tục

hoàn thiện, phát triển chế định này.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, đề tài tập trung nghiên cứu các
quy định pháp luật lao động Việt Nam hiện hành và một số ngành luật có liên
quan về LĐCB.
Vấn đề LĐCB có một phạm vi nghiên cứu rất rộng, nhưng trong phạm
vi luận văn thạc sĩ này, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp lý về
LĐCB trên phương diện trực tiếp, liên quan đến nhóm hành vi ép buộc người

3


lao động thực hiện công việc, liên quan đến một số hoạt động đặc thù và đối
tượng đặc thù của quan hệ lao động như hoạt động cho thuê lại lao động và
lao động trẻ em. Trong đó, tác giả tập trung vào những nội dung cơ bản có
dấu hiệu hoặc có khả năng của việc sử dụng LĐCB nhằm phân tích, đánh giá
quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về LĐCB. Trên cơ sở đánh giá đó,
tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về
LĐCB, đảm bảo quyền lợi cho mỗi cơng dân trong xã hội nói chung và người
lao động nói riêng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được viết trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói
chung, pháp luật về LĐCB nói riêng, đồng thời cũng dựa trên cơ sở các quan
điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội, bảo
vệ và phát triển con người.
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu như phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp thống kê, liệt kê…

nhằm kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để góp phần
làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu và đánh giá vấn đề một cách khách
quan và tồn diện nhât. Trong đó, chương 1 chủ yếu sử dụng phương pháp
phân tích và tổng hợp, chương 2 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, kết
hợp lý luận và thực tiễn và chương 3 dùng phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

4


Chương 1: Một số vấn đề lý luận và sự điều chỉnh của pháp luật về lao
động cưỡng bức.
Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành với vấn
đề lao động cưỡng bức.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao
hiệu quả pháp luật trong việc xóa bỏ lao động cưỡng bức ở Việt Nam.

5


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ LAO ĐỘNG CƢỠNG BỨC
1.1.

Khái quát chung về lao động cƣỡng bức.


1.1.1. Khái niệm lao động cưỡng bức.
Ngày 28/6/1930, tại kỳ họp thứ 14, Tổ chức Lao động quốc tế - ILO đã
thông qua Công ước số 29 về LĐCB (Cơng ước số 29), chính thức ghi nhận
khái niệm LĐCB. Theo khoản 1 Điều 2 của Công ước này, “cụm từ lao động
cưỡng bức hoặc bắt buộc có nghĩa là mọi cô ng vi ệc hoặc dịch vụ mà m ột
người bị ép buộc phả i làm du ̛ới sự đe doạ của một hình phạ t nà o đó và ba ̉n

thân người đó khô ng tự nguyện là m” [23].

Từ định nghĩa trên ta thấy, bất kỳ người nào đều có thể trở thành chủ

thể của LĐCB khi họ thực hiện một công việc hay một dịch vụ nhất định, bất
kể họ là nam giới hay nữ giới, trẻ nhỏ hay người già; họ có thể là người có
hoặc khơng có trình độ chun mơn đối với cơng việc, dịch vụ đó… Về phạm
vi, khái niệm LĐCB mà Công ước số 29 đưa ra không bó hẹp dưới dạng các
hành động cụ thể là “đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc”, mà nó thể hiện
dưới dạng cả đe dọa và cả hành động liên quan tới bạo lực hay hạn chế thân
thể hoặc tước đoạt quyền tự do và các đặc quyền khác của người lao động.
Theo Công ước số 29, đối tượng của sự đe dọa hay áp dụng các hình phạt
nhằm ép buộc người lao động phải thực hiện những công việc mà họ không tự
nguyện không chỉ đối với người lao động mà cịn với nhân thân của họ. Về
cơng việc sử dụng LĐCB, theo khái niệm của Công ước số 29 khơng chỉ bó
hẹp là những việc làm hợp pháp trong hợp đồng lao động mà có thể là cơng
việc bất hợp pháp và có thể khơng liên quan đến quan hệ lao động [20]. Nói
cách khác, cơng việc hoặc dịch vụ được đề cập ở đây cần được hiểu là mọi
loại hình cơng việc, dịch vụ bất kỳ, khơng phân biệt ngành nghề, lĩnh vực,

6



hợp pháp hay bất hợp pháp, chính thức hay phi chính thức… Bên cạnh đó, về
ý chí của chủ thể thực hiện, ta xác định bản thân họ không tự nguyện mà bị ép
buộc. Sự ép buộc ở đây không bị bó buộc dưới các dạng hành động cụ thể, mà
thể hiện dưới dạng cả đe dọa và cả hành động liên quan tới bạo lực hay hạn
chế thân thể hoặc tước đoạt quyền tự do và các đặc quyền khác của người lao
động. Ví dụ: sử dụng vũ lực chống lại người bị cưỡng bức lao động và thân
nhân của họ; bắt, giam giữ người bị cưỡng bức lao động và thân nhân của họ;
áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với người bị cưỡng bức lao
động và thân nhân của họ; sa thải hoặc phân biệt đối xử khi tuyển dụng đối
với người bị cưỡng bức lao động hoặc thân nhân của người đó nếu người đó
khơng thực hiện cơng việc hoặc dịch vụ được u cầu… Có thể coi, yếu tố ý
chí của chủ thể là tiêu chí quan trọng để nhận diện một cơng việc, một dịch vụ
có phải là LĐCB hay khơng.
Như vậy, theo Công ước 29, một hoạt động lao động được coi là LĐCB
khi thỏa mãn đồng thời các tiêu chí sau:
Thứ nhất, một người thực hiện một cơng việc hoặc một dịch vụ cho
người khác.
Thứ hai, người đó khơng tự nguyện mà bị ép buộc phải làm công việc
hoặc dịch vụ đó.
Thứ ba, người thực hiện cơng việc hoặc dịch vụ đó bị đe dọa (bản thân
họ hoặc nhân thân của họ) sẽ phải chịu một hình phạt nếu khơng thực hiện
cơng việc hoặc dịch vụ đó.
Bên cạnh đó, ta thấy một văn kiện nền tảng của ILO là Cơng ước số
105 năm 1957 quy định về xóa bỏ LĐCB cũng sử dụng một cách thống nhất
định nghĩa về LĐCB theo tinh thần của Công ước số 29. Công ước này không
thay đổi định nghĩa cơ bản trong pháp luật quốc tế về LĐCB mà quy định rõ
những mục đích nhất định khơng được sử dụng lao động cưỡng bức [32].

7



Công ước số 105 không cho phép sử dụng bất kỳ hình thức nào của LĐCB
như là một biện pháp cưỡng chế, giáo dục chính trị, kỷ luật lao động hay phân
biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo… (Điều 1 Công ước số 105). Mọi nước
thành viên của ILO phê chuẩn công ước này cam kết bãi bỏ LĐCB và cam kết
khơng sử dụng bất kỳ hình thức nào của LĐCB. Điều này thể hiện hành động
mạnh mẽ và dứt khoát hơn của cộng đồng quốc tế đối với việc xóa bỏ LĐCB.
Xung quanh khái niệm về LĐCB, chúng ta vẫn cần phải làm rõ thêm một
số nô ̣i dung liên quan sau:
Thứ nhấ t, khái niệm LĐCB và thuật ngữ c ưỡng bức lao động . Hai thuâ ̣t
ngữ này không hoàn toàn giố ng nhau . Về pha ̣m vi bao trùm, có thể nói cưỡng
bức lao đô ̣ng là hành đô ̣ng còn LĐCB la ̣i là mô ̣t thực tra ̣ng , mô ̣t sự viê ̣c mà
tại đó trực tiếp xâm phạm đến nhân phẩm , quyề n tự do thân thể của người lao
đô ̣ng. Nhưng nhin
̀ chung thì LĐCB hay c ưỡng bức lao đô ̣ng cũng đề u là biể u
hiê ̣n của sự bấ t công. Hay cu ̣ thể hơn là mô ̣t cá nhân bi ̣ép buô ̣c phải làm viê ̣c
dưới sự cưỡng chế của mô ̣t cá nhân hoă ̣c mô ̣t tổ chức khác.
Thứ hai, trên cơ sở luật pháp quốc tế, từ kinh ngh iệm thực tiễn của các
quốc gia thì việc nhận diện về LĐCB, bên cạnh một khái niệm chung cũng
cần thiết quy định cụ thể các ngoại lệ và những hình thức LĐCB bị cấm gắn
với việc xác định nội hàm khái niệm chung đó. Cả hai Cơng ước quốc tế của
ILO đã nhằm mục đích thiết lập một định nghĩa đủ rộng để bao quát tất cả các
hoạt động lao động cưỡng bức hiện diện trong các vùng lãnh thổ khác nhau
của thế giới, với các hình thức đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, xuất phát từ yếu
tố lịch sử, truyền thống, kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau mỗi một quốc gia,
vùng lãnh thổ lại có những hình thức LĐCB khác nhau. Điều đó dẫn đến
Cơng ước số 29 cho phép các quốc gia thực hiện sự điều chỉnh của luật pháp
quốc gia, từ khái niệm cho đến các hình thức nhận diện phù hợp với thực
trạng LĐCB hiện có trên lãnh thổ của họ. Pháp luật quốc gia cần phân loại


8


các hình thức LĐCB thực tế, có tính đến kinh tế, đặc điểm xã hội và văn hóa
của bối cảnh dẫn đến hành vi này. Chỉ có điểm chung trong nghĩa vụ của các
quốc gia là mục đích đảm bảo rằng thực tế LĐCB bị trừng phạt như một hành
vi phạm tội, phù hợp với Điều 25 của Công ước số 29. Chính vì vậy, nếu luật
pháp quốc gia sử dụng khái niệm LĐCB hoặc bắt buộc theo Công ước số 29
sẽ quá rộng và dẫn đến việc nhận diện về LĐCB hoặc bắt buộc khó khăn hơn.
Do vậy, cần phân biệt giữa LĐCB với lao động bắt buộc. “Cưỡng bức”
được hiểu là “dùng vũ lực hoặc thủ đoạn dồn người khác vào thế bắt buộc
phải làm, dù không muốn cũng không được” trong khi “bắt buộc” được hiểu
là “buộc phải làm, phải chấp nhận”. Như vậy, cưỡng bức và bắt buộc nếu xét
về ý nghĩa ngơn từ có điểm chung là một người phải thực hiện công việc hoặc
dịch dụ trong điều kiện họ không tự nguyện và mong muốn thực hiện nó. Tuy
nhiên, cưỡng bức gắn với việc dùng vũ lực, đe dọa dung vũ lực hoặc các thủ
đoạn một cách trực tiếp của con người dồn người khác vào thế phải làm, dù
không muốn cũng không được. Nhưng bắt buộc thì thường áp lực là gián tiếp
do ngoại cảnh, chẳng hạn một người bắt buộc phải thực hiện một cơng việc do
điều kiện hồn cảnh kinh tế - xã hội tại địa phương hay do khả năng và điều
kiện của bản thân mà khơng thể có cơng việc khác hoặc khơng có sự lựa chọn
nào khác tốt hơn dẫn đến họ phải thực hiện công việc. Tại Văn kiện của Hội
Quốc Liên, Điều B và C và tại Điều 5 của Công ước năm 1926 về chế độ nô
lệ cũng như được đề cập trong Công ước số 29 thì thuật ngữ "lao động cưỡng
bức" thường gợi đến lao động bị cưỡng chế bởi các nhà chức trách hoặc tư
nhân trong khi thuật ngữ "lao động bắt buộc" thường được dành riêng cho các
dịch vụ có tính tập qn phục vụ mục đích cơng cộng địa phương nhiều hơn.
Hành vi cưỡng bức lao động ở đây chủ yếu là được thực hiện trực tiếp như
trói buộc người lao động bằng các khoản nợ do người sử dụng lao động tạo ra
lợi dụng hồn cảnh đói nghèo hay sự thiếu hiểu biết của người lao động tương


9


đồng với lao động bị cưỡng bức ở mô ̣t số quố c gia như Pakistan hay ở Mỹ.
Hoặc là gắn với việc giam cầm, dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, hay đe
dọa kỷ luật lao động, giữ lương, bản gốc văn bằng, chứng chỉ hoặc yêu cầu
người lao động đặt cọc một khoản tiền hoặc các tài sản khác để đẩy người lao
động vào hoàn cảnh khơng thể có cơ hội rời bỏ việc làm.
Nếu trong quan hệ lao động, trường hợp một người buộc phải thực hiện
một cơng việc do điều kiện hồn cảnh kinh tế, xã hội tại địa phương hoặc do
điều kiện bản thân của người lao động mà người lao động không thể có một
sự lựa chọn nào khác thì khơng được coi là LĐCB.
Từ mô ̣t số phân tić h trên , thiết nghĩ khái niê ̣m về LĐCB đươ ̣c đưa ra
như sau: LĐCB là tin
̀ h tra ̣ng bi ̣người khác ép buô ̣c thực hiê ̣n công viê ̣c dưới
sự đe do ̣a về hâ ̣u quả bấ t lơ ̣i có thể xảy ra đố i với bản

thân hoă ̣c nhân thân

người đó[31].
1.1.2. Đặc điểm của Lao động cưỡng bức
Thứ nhấ t , LĐCB là tình trạng cá nhân bị ép buộc

, không tự nguyê ̣n

thực hiê ̣n mô ̣t hay nhiề u công viê ̣c hoă ̣c dich
̣ vu ̣ nh ất định. Đặc điểm này cho
thấy hồn tồn khơng có sự thớ ng nhấ t về mă ̣t ý chí


chủ quan c ủa cá nhân

người bị cưỡ ng bức và hành vi thực hiê ̣n của ho ̣ . Họ khơng có một sự lựa
chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo sự ép buộc phải làm công việc hoặc
dịch vụ đó. Sự ép buộc phải xuất phát từ cá nhân nhân hoặc tổ chức cụ thể
khác. Nế u mô ̣t người do điề u kiê ̣n về bản thân, trình độ chun mơn q thấp
hoă ̣c không thể làm mô ̣t công viê ̣c nào khác ngồi cơng vi ệc đó thì chưa thể
xác định đó là LĐCB . Ở đây , khi người sử dụng lao động (NSDLĐ) đã lơ ̣i
dụng hoàn cảnh điều kiện khó k hăn của người lao động (NLĐ) để áp đặt thời
gian làm viê ̣c quá nhiề u , NLĐ bi ̣lê ̣ thuô ̣c vào điề u kiê ̣n nhà ở , ăn ́ ng... thì
khi đó mới có thể phát sinh tình trạng LĐCB.

10


Các tác động từ phía NSDLĐ có thể được coi là ng uyên nhân chiń h dẫn
đến tình trạng LĐCB. Cụ thể như sau :
- Dùng vũ lực sử dụng sức mạnh bạo lực thông qua các hành vi như đấm,
đá, tát, đánh, đập tác động bằng ngoại lực vào cơ thể của nạn nhân. Hành vi
dùng vũ lực có thể thể hiện dưới nhiều động tác khác nhau và mục đích chính
khi sử dụng vũ lực là nhằm ép người khác phải lao động. Điều này để phân
biệt với hành vi dùng vũ lực trong các tội khác như cố ý gây thương tích,
cưỡng dâm, hiếp dâm…
- Đe dọa dùng vũ lực: Là việc sử dụng bạo lực tinh thần thơng qua các
hành vi, hành động hoặc dưới hình thức không hành động nhằm làm cho
người lao động NLĐ lo sợ rằng hành vi sử dụng bạo lực sẽ diễn ra, từ đó buộc
họ phải thực hiện việc lao động mà người cưỡng bức lao động đã ép buộc họ
tiến hành.
- Thủ đoạn khác như việc sử dụng các thủ đoạn ngoài dùng vũ lực hoặc
đe dọa dùng vũ lực ví dụ như các biện pháp ép buộc về tinh thần, ràng buộc

về các điều kiện vật chất, công việc khiến cho người lao động phải miễn
cưỡng làm việc theo yêu cầu của người cưỡng bức lao động đặt ra.
Về mặt chủ thể của LĐCB, theo Công ước số 29, bất kỳ một người nào
đều có thể trở thành nạn nhân của LĐCB. Tuy nhiên trên thực tế, những người
thiếu trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh,
thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những
đặc tính khác mà vì đó họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ rơi
vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của LĐCB.
Thứ hai, đă ̣c điể m nổ i trô ̣i của tình tra ̣ng LĐCB đó là viê ̣c NLĐ luôn bi ̣
theo dõi, giám sát và chịu sự quản lý , đè nén nghiêm ngă ̣t của NSDLĐ. Theo
dõi là việc theo sát từng hành động từng diễn biến để biết rõ và có sự ứng phó
xử lý kịp thời. Giám sát là kiểm tra theo dõi xem có thực h iê ̣n đúng quy đinh
̣

11


hay không [30, tr 389,931]. Cần phân biệt rõ ràng việc theo dõi, giám sát của
tình trạng LĐCB với việc theo dõi, giám sát trong hoạt động quản lý lao động
cả về mục đích, nội dung và biện pháp:
- Về mục đích, mục đích của quản lý lao động là nhằm thiết lập trật tự,
kỷ cương trong đơn vị sử dụng lao động để sử dụng sức lao động một cách
hợp lý, hiệu quả. Mục đích của việc theo dõi, giám sát, quản lý hết sức chặt
chẽ đối với người bị cưỡng bức lao động là nhằm cô lập, không cho họ có cơ
hội được thốt khỏi tình trạng bị cưỡng bức hay rộng hơn là nhằm duy trì tình
trạng lệ thuộc giữa người bị cưỡng bức với người cưỡng bức, người bị cưỡng
bức phải tiếp tục thực hiện công việc theo sự ép buộc từ người cưỡng bức.
- Về nội dung, quản lý lao động bao gồm các hoạt động của NSDLĐ
theo quy định của pháp luật trong: tuyển dụng lao động, sắp xếp, bố trí lao
động; tổ chức, điều hành các hoạt động lao động; ký kết hợp đồng lao động;

ban hành nội quy, quy chế lao động; kiểm tra, giám sát quá trình lao động và
khen thưởng, xử lý vi phạm...Trong khi đó, việc giám sát, theo dõi người bị
cưỡng bức lao động trái với quy định của pháp luật được thực hiện trên nhiều
nội dung khác nhau, từ ăn ở, sinh hoạt cá nhân đến việc thực hiện công việc
của họ. Họ hầu như bị quản lý hồn tồn, khơng được tự do làm việc, học tập,
vui chơi hay giao tiếp với cộng đồng. Ha nói cách khác, NLĐ sẽ bị mất tự do
và hạn chế về mọi mặt [31].
- Về biện pháp, để thực hiện quản lý lao động, NSDLĐ có thể thực hiện
nhiều biện pháp khác nhau theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp
cụ thể, NSDLĐ hoàn toàn được quyền chủ động lựa chọn một hoặc nhiều
biện để áp dụng trong quá trình quản lý lao động [15; tr.34]. Trong hoạt động
cưỡng bức lao động, để đạt được mục đích của mình, chủ thể cưỡng bức lao
động chủ thể cưỡng bức lao động thường áp dụng nhiều biện pháp khác nhau
để giám sát, theo dõi và quản lý người bị cưỡng bức. Các biện pháp này trái

12


với quy định của pháp luật, thường xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con
người của mỗi cá nhân, ví dụ: Bắt giữ, giam, nhốt NLĐ; tịch thu điện thoại
hoặc các phương tiện liên lạc khác để không cho họ liên hệ với gia đình và
tìm sự giúp đỡ; giữ giấy tờ tùy thân hoặc thậm chí ép buộc NLĐ sử dụng ma
túy hoặc rượu để quản lý họ...
Thứ ba , đă ̣c điể m về người bi ̣é p buô ̣c thực hiê ̣n công viê ̣c . Họ luôn
trong tin
̀ h tra ̣ng bị đe dọa về những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản
thân hoă ̣c nhân thân của ho ̣ khi ho ̣ cố tiǹ h không thực hiê ̣n công viê ̣c theo yêu
cầ u. Hâ ̣u quả xảy ra đối với bản thân hay thân nhân người bị hại đều có thể rấ t
nghiêm tro ̣ng và đa da ̣ng. Có thể là việc mất đi một số những quyền và lợi ích
cơ bản như vui chơi , giải trí, học tập, tham gia vào cô ̣ng đồ ng xã hô ̣i cho đế n

bị tước đoạt về cả của cải tinh thần sức khỏe và tính mạng…
Những ́ u tớ đe do ̣a về hâ ̣u quả bấ t lơ ̣i có th ể xảy ra đối với người bị
cưỡng bức lao động hoă ̣c nhân thân của ho ̣ có thể xem là nguyên nhân trực
tiế p dẫn đế n tin
̀ h tra ̣ng NLĐ thực hiê ̣n những công viê ̣ c mà ho ̣ không mong
muố n. Có thể lấ y mơ ̣t ví du ̣ cu ̣ thể như sau: Những người b ị kẻ môi giới lừa
gạt, đưa vào thành phố làm việc cho một nhà máy hóa chất và bị ơng chủ bóc
lột sức lao động, buộc làm việc suốt ngày đêm, không trả lương, cấm ra ngoài
và đánh đập thường xuyên, thâ ̣m chí cho sử du ̣ng ma túy , chấ t kích thích
nhằ m khố ng chế … Và nếu như vẫn tiếp tục không thực hiện công việc bị ép
buô ̣c thì vẫn sẽ tiế p tu ̣c đe do ̣a , đánh đâ ̣p và không trả lương hoă ̣c trả lương
quá thấp. Cứ như vâ ̣y c á nhân NLĐ sẽ bị phụ thuộc quá nhiều vào NSDLĐ
dẫn đế n viê ̣c ho ̣ phải thực hiê ̣n những công viê ̣c mà ho ̣ không mong muố n

.

Ngồi cá nhân người bị cưỡng bức lao động thì nhân thân của họ cũng có thể
phải chịu những hậu quả bấ t lơ ̣i có thể xảy ra . Ví dụ như vi ệc ứng trước tiền
lương hoặc tiền vay để trang trải cuô ̣c số ng cho gia điǹ h ho ặc cho các chi phí
cấp thiết khác trong sinh hoạt thường ngày không chỉ cho bản thân mà cho

13


người thân của họ. Khoản nợ có thể được nhân lên do việc sử dụng tài khoản
đối với người không có trình độ văn hóa. Sau đó là tăng lãi su ất rồ i h ạ thấp
kết quả công việc, tăng các chi phí ăn ở sinh hoạt đối với NLĐ... Đơn giản là
nế u như người bi ̣cưỡng bức lao đô ̣ng không thực hiê ̣n c ông viê ̣c mà NSDLĐ
đưa ra thì nhân thân của ho ̣ không chỉ bi ̣ảnh hưởng mà còn có thể phải gánh
chịu nhiều hậu quả khơng mong muốn . Chính sự đe do ̣a về hâ ̣u quả đó đã tr ói

buô ̣c NLĐ với công viê ̣c mà người cưỡng bức lao đô ̣ng đề ra cho họ.
1.1.3. Phân loa ̣i lao động cưỡng bức
Theo chủ thể cưỡng bức lao động, LĐCB bao gồm:
Thứ nh ất, LĐCB do NSDLĐ thực hiện. Đây là hình thức LĐCB phổ
biến nhất. Trong đó, NSDLĐ trực tiếp thực hiện hành vi cưỡng bức lao động
đối với NLĐ thông qua các thủ đoạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hay các thủ đoạn tinh vi hơn như lừa gạt, lợi dụng tình trạng khó khăn
của NLĐ để ép buộc NLĐ phải thực hiện cơng việc. NSDLĐ ở đây có thể là
một cá nhân hay một tổ chức sử dụng lao động.
Thứ hai, LĐCB do những người có liên quan đến quan hệ lao động
thực hiện. Trường hợp này, NSDLĐ không trực tiếp thực hiện hành vi cưỡng
bức lao động mà thông qua những người khác có liên quan như người quản
lý, người được chủ sử dụng lao động giao thực hiện các cơng việc tại cơ sở có
sử dụng lao động hoặc giữa chính những người lao động với nhau.
Ví dụ cho trường hợp phân loại theo chủ thể cưỡng bức lao động như
sau: A là chủ sử dụng lao động, có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thì sẽ rất rõ nếu đặt
trong quan hệ lao động. Nhưng cũng có thể A chỉ là người quản lý (phó giám
đốc, chủ phân xưởng, tổ trưởng, quản đốc…) mà có thực hiện các hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải
lao động thì vẫn có thể trở thành chủ thể của tội này. Ngoài ra, một người lao

14


động khác thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn
khác ép buộc người khác phải lao động thì vẫn thỏa mãn cấu thành của tội
này về mặt chủ thể [4].
Theo chủ thể bị cưỡng bức, LĐCB đươ ̣c áp du ̣ng chủ yế u đố i với mô ̣t
số các đố i tươ ̣ng sau:

- Cưỡng bức đố i với NLĐ
- Cưỡng bức lao động đố i với trẻ em
- Cưỡng bức lao động đố i với phu ̣ nữ
Cách phân loại này có vai trị rất quan trọng trong việc xác định các
chủ thể là đối tượng trong quan hệ

LĐCB. Mỗi chủ thể phải chiụ các hiǹ h

thức cưỡng bức lao đô ̣ng khác nhau. Ví dụ như đối với phu ̣ nữ và trẻ em , phụ
nữ và trẻ em thường bi ̣ dụ dỗ, lừa ga ̣t, bị lạm dụng làm nơ lệ tình dục , nơ lê ̣
lao đơ ̣ng. Đây là hai đố i tươ ̣ng rấ t dễ bi ̣tổ n thương và cầ n những sự bả

o vê ̣

đă ̣c biê ̣t của xã hô ̣i . Trong khi đó , NLĐ là nam giới thường bị cưỡng bức làm
việc trong các hầ m mỏ , đồ n điề n , doanh nghiê ̣p , khu công nghiê ̣p nông
nghiê ̣p… Có thể thấ y , các đối tượng khác nhau cầ n có các phương án bảo vệ
khác nhau và cách thức giải quyế t hâ ̣u quả cũng khác nhau.
Theo mục đích cưỡng bức, LĐCB gồm:
- LĐCB vì mục đích kinh tế . NLĐ bị cưỡng bức làm việc , bị bóc lột
sức lao đô ̣ng và éo buô ̣c làm công viê ̣c quá sứ c…nhằ m thu la ̣i những lơ ̣i ích
về kinh tế cho các chủ thể cưỡng bức lao đơ ̣ng.
- Lao đơ ̣ng cưỡng bức nhằm mục đích khác. Mục đích khác có thể là
trừng phạt, răn đe. Với mục đích này, LĐCB có tính chấ t như mơ ̣t hình pha ̣t
vì chủ thể bị cưỡng bức lao động đã tham gia đình cơng hoặc đã phát biểu
chính kiến, ý kiến chống đối về tư tưởng đối với trật tự chính trị, xã hội hoặc
kinh tế đã đợc thiết lập hoặc vì có hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

15



Một số mục đích khác cũng tương đối phổ biến đó là mục đích tình dục,
mại dâm. Trường hợp này thường được áp dụng với phu ̣ nữ hoă ̣c các bé gái.
Họ thường bi ̣đưa vào các đô ̣ng ma ̣i dâm , nhà hàng , khách sạn , các khu du
lịch… nhằm bóc lột xâm hại tình dục.
1.2.

Điều chin
̉ h pháp luâ ̣t về lao đô ̣ng cƣỡng bƣ́c

1.2.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luâṭ về lao động cưỡng bức
LĐCB là tin
̀ h tra ̣ng xảy ra phổ biế n trên thế giới , diễn ra ở nhiề u khu
vực lañ h thổ khác nhau không phân biê ̣t về điề u

kiê ̣n phát triể n nhanh hay

châ ̣m. LĐCB vốn có nguồn gốc từ thời chế độ nô lệ - thời đại mà NLĐ đươ ̣c
coi là một loại cơng cụ biết nói, một thứ tài sản mà tầng lớp chủ nô được tự
do sở hữu và bóc lơ ̣t kinh tế . Người nơ lệ có thể bị đánh đập, bị giết nếu
khơng thực hiện những công việc mà người chủ yêu cầu. Xã hội càng phát
triển kéo theo sự bình đẳng giữa các cá nhân trong xã hội ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay không chỉ ở các nước nghèo, chậm phát triển
mà ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển thì tình trạng LĐCB vẫn cịn
tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp đa da ̣ng, xâm phạm quyền con người
nói chung, quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ nói riêng. Trong nhiều trường
hợp trực tiếp xâm phạm đến nhân phẩm, các quyền tự do thân thể, bóc lột sức
lao động của họ. Vì vậy, điề u chỉnh pháp luâ ̣t về LĐCB là m ột trong những
nền tảng nhằm bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ cũng như đảm bảo
quyền con người.

Viê ̣c sử du ̣ng LĐCB là hành vi có ảnh hưởng to lớn đến chính nề n kinh
tế nói chung và bản thân NLĐ nói riêng. Như đã nói ở trên , NLĐ bị cưỡng
bức sẽ phải chiụ những điề u kiê ̣n rấ t khó khăn từ các hoa ̣t đô ̣ng sinh hoă ̣t ăn ở
cá nhân cho đế n điề u kiê ̣n là m viê ̣c. Khơng chỉ thế , họ cịn bị đối xử ngượ c
đaĩ , tồ i tê ̣ như nô lê ̣… Hành vi cưỡng bức lao động nói trên đã xâm phạm
nghiêm tro ̣ng đế n quyề n con người , quyề n công dân , những quyề n cơ bản và

16


tố i thiể u của công dân [16, tr.154] (đă ̣c biê ̣t phải kể đế n nhóm những người dễ
bị tổn thương cả thể xác lẫn tinh thầ n như phu ̣ nữ , trẻ em). Hậu quả để lại vẫn
chưa dừng la ̣i ở đó , LĐCB còn là ngun nhân gây ra tình trạng đói nghèo , là
nguyên nhân chin
́ h gây ra sựra tăng về tô ̣i pha ̣m ở nhiề u quố c gia trên thế giơ. ́ i
Có thể nhận thấy rõ rằng lơ ̣i nhuâ ̣n từ LĐCB là khối tài sản bất hợp
pháp. Báo cáo năm 2006 của Văn phòng Liên Hiệp Quốc về chống ma tuý và
tội phạm (UNODC) cho thấy: Lợi nhuận toàn cầu mà các cá nhân và doanh
nghiệp tư nhân thu được từ khoảng 9,8 triệu lao động bị cưỡng bức trên toàn
thế giới là 44,3 tỷ USD/năm, tức khoảng 4.500 USD/nạn nhân/năm. Lợi
nhuận thu được từ 2,5 triệu ngời bị buôn bán trên thế giới là 32 tỷ USD/năm,
hay là khoảng 13.000 USD/nạn nhân/năm. Chính phủ Mỹ cho biết có tới
800.000 người bị vận chuyển giống hàng hoá qua các đường biên giới quốc tế
như là nguồn lao động rẻ mạt. Khoảng 50% người bị buôn bán và bị bán để
LĐCB là người vị thành niên, trong đó 80% là phụ nữ [1]. Có thể nói, đây là
một hoạt động mang lại lợi nhuận cực lớn có khi còn hơn cả ma túy . Hành vi
phạm tội bất chấp pháp luật này mang lại những ảnh hưởng khơng hề nhỏ cho
nề n kinh tế , chính trị, xã hội của mỗi quốc gia . Vấ n đề cấ p bách này yêu cầu
nhất định phải có sự can thiệp của pháp luật để ngăn chă ̣n và xóa bỏ tình trạng
LĐCB đã và đang có nguy cơ bùng nổ ta ̣i mô ̣t số những quố c gia sở ta ̣i , đă ̣c

biê ̣t là nhữn g quố c gia điề u kiê ̣n phát triể n còn nghè

o nàn , gă ̣p nhiề u khó

khăn, trong đó có Việt Nam.
Pháp luật là cơ ng cu ̣ quản lý hiê ̣u quả c ủa nhà nước . Với chức năng và
nhiệm vụ của mình , pháp luật cầ n phải điề u chỉnh vấ n đề

LĐCB một cách

mạnh mẽ và sâu s ắc hơn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể mang lại
cho nề n kinh tế chính tri ̣xã hô ̣i nói chung và cá nhân người lao đô ̣ng nói
riêng. Từ đó ta ̣o tiề n đề cho viê ̣c phát triể n bề n vững của mỗi quố c gia và của
mỗi khu vực trên thế giới.

17


Qua những phân tích trên, có thể thấy hệ thống pháp luật đã và đang
thâ ̣t sự cầ n có mô ̣t cơ chế điề u chin̉ h thić h hơ ̣p nhằ m mang la ̣i lơ ̣i ić h chiń h
đáng cho không chỉ người la o đô ̣ng bi ̣cưỡng bức , nhân thân của ho ̣ mà còn
cho cả quố c gia , khu vực nơi xuất hiện LĐCB. Tuy nhiên, viê ̣c ban hành các
quy đinh,
̣ chế tài nhằ m điề u chin̉ h các quan hê ̣ lao động này là việc không thể
làm trong ngày một ngày hai , đây là công việc tuy cần thiết và hết sức cấp
bách xong cần phải có sự đầu tư về cả mặt thời gian và công sức . Cầ n có sự
nghiên cứu ki ̃ lưỡng, phố i hơ ̣p giữa các quố c gia nhằ m đảm bảo hiê ̣u quả thực
thi các quy đinh
̣ pháp luâ ̣t trên thực tế . Hơn nữa , những vấ n đề lớn vươ ̣t ra
khỏi phạm vi quốc gia, ảnh hưởng đến tầm khu vực , q́ c tế thì ln cầ n phải

có sự phối hợp thống nhất giữa các quốc gia để có ngăn chă ̣n và xử lý những
hành vi này, mặt khác, để bảo vệ kịp thời tính mạng, nhân phẩ m, danh dự, sức
khỏe…của người bị hại , xử lý nghiêm đố i với những cá nhân tổ

chức thực

hiê ̣n hành vi cưỡng bức lao động.
Dưới góc độ nhân sinh quan và sự phát triển toàn diê ̣n của con người,
ta vẫn biế t, mọi hoạt động xã hội đều bắt nguồn từ con người, muốn phát triển
tồn diện thì đầu tiền phải phát triển nhân tố trung tâm là con người, phải giải
phóng nguồn lực xã hội này. Phát triển toàn diện là khái niệm và là một
hướng tiếp cận mới của xã hội trong những thập niên đầu thế kỉ 21. Theo đó,
phát triển tồn diện khơng chỉ gắn liền với việc cân bằng cán cân thanh toán
quốc gia để đạt được những con số mong đợi về thương mại hay chỉ số tăng
trưởng GDP ngày càng cao. Phát triển toàn diện là sự phát triển gắn với sự
chuyển đổi toàn bộ các mặt xã hội, hướng đến việc đảm bảo đời sống “ấm no,
hạnh phúc” của con người. Đây là ý tưởng mà các tổ chức phi chính phủ, Liên
Hợp quốc, các thành viên của Hội đồng hỗ trợ phát triển của Tổ chức Hợp tác
và phát triển kinh tế - OEC đang theo đuổi trong thời gian qua. Ý tưởng này
bắt nguồn từ các bằng chứng sinh động từ việc khơng ít các qc gia trên thế

18


giới chạy đuổi theo tăng trưởng kinh tế, họ bất chấp mọi vấn đề nên phải trả
giá bằng các vấn đề xã hội khác như tình trạng bất bình đẳng lớn hơn, thất
nghiệp cao hơn, nền dân chủ yếu kém, đánh mất bản sắc văn hóa hoặc khai
thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho các thế
hệ tương lai…[35].
Song, nế u như nhân tố để có thể phát triể n toàn diê ̣n ấ y không đươ ̣c

phát triển bền vững, bị đè nén, kìm kẹp và bóc lột một cách cơng khai thì hậu
quả sẽ là gì? Từ đó, đưa ra mơ ̣t yêu cầ u , mô ̣t trong những điều kiện tiên quyết
để giải quyết những vấn đề xã hội đó , trước hết cần chấm dứt và xóa bỏ na ̣n
LĐCB, điề u chin
̉ h nghiêm ngă ̣t pháp luâ ̣t về LĐCB. Để khắc phục tình trạng
này, bên cạnh các giải pháp về kinh tế, việc sử dụng pháp luật để hạn chế và
khắc phục các hậu quả của LĐCB có ý nghĩa vơ cùng lớn, nhất là đối với các
nước chưa có được một nền pháp quyền đúng nghĩa như Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay.
1.2.2. Nội dung pháp ḷt về lao đợng cưỡng bức.
Trên phạm vi tồn thế giới, hệ thống pháp luật quốc tế đóng vai trò rất
quan trọng trong việc phòng, chống LĐCB. Trong xu thế quốc tế hóa mọi mặt
của đời sống quốc tế ở cả hai cấp độ, khu vực và toàn cầu, dựa trên cơ sở nền
kinh tế trí thức, luật quốc tế hiện đại là kết quả và là sự phản ánh các quan hệ
quốc tế trong điều kiện hợp tác, phát triển của cộng đồng thế giới. Sự ra đời
của các điều ước quốc tế về LĐCB với sự tham gia của rất nhiều các quốc gia
thành viên trên thế giới cùng với những quy phạm mang tính chất ràng buộc,
những tiêu chuẩn đối với lao động rõ ràng và cụ thể đã góp phần hiệu quả cho
việc phịng, chống tiến tới xóa bỏ LĐCB trên thế giới.
Luật quốc tế ghi nhận cam kết của các quốc gia cũng như cơ chế hợp tác
trong việc xóa bỏ LĐCB. Thơng qua việc ký kết, phê chuẩn hay trở thành
thành viên của một điều ước quốc tế, mỗi quốc gia đã thể hiện quan điểm,

19


×