Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Pháp luật lao động Việt Nam với vấn đề lao động cưỡng bức - Thực trạng và một số kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 90 trang )

y
o

c u -tr a c k

.c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ
LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC – THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015
!
!
!

.d o

m

o



w

w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w


w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m


h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƯ PHÁP


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN TIẾN DŨNG

PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỚI VẤN ĐỀ
LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC – THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Chuyên ngành
Mã số

: Luật Kinh tế
: 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
!
!
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Thị Thúy Lâm
!
!

HÀ NỘI - 2015
!

.d o

m

o


w

w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w


N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m


h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

.d o

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Thúy Lâm – Giảng viên

chính, Trưởng Bộ môn Luật Lao động, Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật
Hà nội, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Luận văn thạc
sĩ này;
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong bộ môn Luật Lao
động – Trường Đại học Luật Hà nội đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo và tạo điều kiện
thuận lợi để em có thể hoàn thành luận văn này!
Đặc biệt, xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ,
giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu!

Hà nội, tháng 05 năm 2015.

m

o

w

w

w

.d o

C

lic

k

to


bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD


!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k


.c


y
o

c u -tr a c k

.c

.d o

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:
1.   Những nội dung trong Luận văn này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của TS. Trần Thị Thúy Lâm;
2.   Mọi tham khảo dùng trong Luận văn đều được trích và dẫn nguồn rõ ràng,
đáng tin cậy;
3.   Luận văn thạc sĩ này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào;
4.   Mọi sao chép không hợp lệ, không trung thực hoặc vi phạm quy chế đào tạo,
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

HỌC VIÊN

Nguyễn Tiến Dũng

m

o


w

w

w

.d o

C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w


w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m


h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU


1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG

7

BỨC VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

1.1.

Quan niệm về lao động cưỡng bức

7

1.1.1.

Khái niệm lao động cưỡng bức

7

1.1.2.

Đặc điểm lao động cưỡng bức

10

1.2.

Phân loại lao động cưỡng bức


14

1.2.1.

Phân loại theo chủ thể cưỡng bức lao động

15

1.2.2.

Phân loại theo chủ thể bị cưỡng bức lao động

15

1.2.3.

Phân loại theo mục đích cưỡng bức lao động

16

1.3.

Điều chỉnh pháp luật về lao động cưỡng bức

16

1.3.1.

Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về lao động cưỡng bức


16

1.3.2.

Nội dung pháp luật về lao động cưỡng bức

18

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

27

HIỆN HÀNH VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

2.1.

Về các hình thức (lĩnh vực) lao động cưỡng bức

27

2.1.1.

Lao động trong các doanh nghiệp

27

2.1.2.

Lao động của người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện


35

2.1.3.

Lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo

36

.d o

m

o

w

w

w

.d o

C

lic

k

to


bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD


!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k


.c


y
o

c u -tr a c k

.c

dưỡng
2.1.4.

Lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục

39

bắt buộc
2.1.5.

Lao động của người thi hành án phạt tù phải lao động cải tạo

40

2.1.6.

Lao động của người bị buôn bán

41


2.1.7.

Lao động của lao động di trú

43

2.1.8.

Lao động của người thực hiện nghĩa vụ quân sự

45

2.2.

Chế tài pháp lý đối với việc sử dụng LĐCB

47

2.2.1.

Buộc người sử dụng lao động cưỡng bức bồi thường thiệt hại

48

2.2.2.

Xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng lao động

49


cưỡng bức
2.2.3.

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người sử dụng lao động

50

cưỡng bức
Chương 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ

52

LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC

3.1.

Thực tiễn thực hiện pháp luật lao động về lao động cưỡng bức ở

52

Việt Nam
3.1.1.

Những kết quả đạt được

52

3.1.2.


Những tồn tại và nguyên nhân

55

3.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu

60

quả trong việc xóa bỏ lao động cưỡng bức ở Việt Nam
3.2.1.

Về hoàn thiện pháp luật về lao động cưỡng bức

60

.d o

m

o

w

w

w

.d o


C

lic

k

to

bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N

O
W

!


h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD


XC

er

F-

c u -tr a c k

.c


y
o

c u -tr a c k

.c

3.2.2.

Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong việc xóa bỏ lao

68

động cưỡng bức ở Việt Nam
KẾT LUẬN

70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


71

PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ILO VỀ LAO ĐỘNG

79

CƯỠNG BỨC

.d o

m

o

w

w

w

.d o

C

lic

k

to


bu

y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD


!

XC

er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k


.c


y
o

c u -tr a c k

.c

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ

: Bộ luật Lao động

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động

LĐCB

: Lao động cưỡng bức

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ : Người sử dụng lao động
QHLĐ


: Quan hệ lao động

TAND

: Tòa án nhân dân

.d o

m

o

w

w

w

.d o

C

lic

k

to

bu


y
bu
to
k
lic
C

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

PD

!

XC


er

O
W

F-

w

m

h a n g e Vi
e

w

PD

XC

er

F-

c u -tr a c k

.c



F-

w

y
to
k
lic
.d o

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
“Lao động cưỡng bức” (LĐCB) là thuật ngữ được sử dụng tương đối phổ biến
trong các văn kiện pháp lý của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). LĐCB có thể coi là
một tình trạng đã và đang bị lên án trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc nhận diện và
loại bỏ các hình thức của LĐCB là thách thức đối với mỗi địa phương, chính phủ các
nước, các tổ chức của NSDLĐ và NLĐ nói chung [74; tr.7]. LĐCB có thể biểu hiện
thông qua nhiều hình thức khác nhau: LĐCB bởi Nhà nước hoặc các lực lượng vũ
trang (the State or armed forces); Lạm dụng tình dục cưỡng bức thông qua hình thức
buôn bán (Forced commercial sexual exploitation); LĐCB vì mục đích kinh tế
(Economic exploitation), trong đó, lao động giúp việc trong gia đình, lao động nông
nghiệp, xây dựng, sản xuất và giải trí là một trong những lĩnh vực thường xảy ra tình
trạng LĐCB nhiều nhất [75; tr.12]. Bên cạnh đó, tình trạng LĐCB còn xảy ra trên quy
mô rộng, số lượng nạn nhân của tình trạng này không ngừng gia tăng, cụ thể như hàng
triệu người đang sống và làm việc trong điều kiện gán nợ tại nhiều quốc gia ở khu vực
Nam châu Á, Trung và Nam Mỹ [74; tr.7].
Đứng trước sự thay đổi nhanh chóng, mở rộng cả về hình thức và mức độ nguy
hiểm của tình trạng LĐCB như hiện nay, việc nhận thức rõ về vấn đề LĐCB trên
phương diện lý luận cũng như thực tiễn là thực sự cần thiết, có tính thời sự. Việc
nghiên cứu về LĐCB và xóa bỏ tình trạng này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát

triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, đồng thời bảo vệ NLĐ, hướng tới bảo đảm
quyền con người của mỗi công dân trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và trên thế giới.
Năm 1930, ILO đã thông qua Công ước số 29 về LĐCB (Công ước số 29) và
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Công ước từ 05/3/2007. Với những nỗ
lực hoàn thiện thể chế pháp lý nói chung cũng như lĩnh vực lao động nói riêng, Việt
Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác đấu tranh, phòng chống và
tiến tới xóa bỏ LĐCB. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, pháp luật về LĐCB ở Việt Nam
vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, việc vận dụng kinh nghiệm, chuyển hóa pháp luật quốc
tế về LĐCB vào hệ thống pháp luật quốc gia còn tương đối thụ động, chưa giải quyết
được các vấn đề phát sinh cũng như chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack


bu

y
bu
to
k
lic
C

1

w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W


!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k


.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

quan trong việc thực thi pháp luật về LĐCB, làm giảm hiệu quả áp dụng pháp luật
trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về LĐCB, tìm
hiểu các quy định của pháp luật quốc tế có liên quan và đánh giá quy định pháp luật
Việt Nam hiện hành đối với các lĩnh vực sử dụng LĐCB là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật lao động Việt
Nam với vấn đề lao động cưỡng bức – Thực trạng và một số kiến nghị” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn đóng góp một số ý kiến và
quan điểm trong quá trình hoàn thiện quy định pháp luật về LĐCB trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Với tính cấp thiết và yêu cầu thực tiễn đòi hỏi đặt ra cho việc nghiên cứu về
LĐCB, vấn đề LĐCB luôn được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của nhiều đối tượng
khác nhau trong phạm vi quốc gia và trên thế giới:
Về tình hình nghiên cứu trong nước:
Đến thời điểm hiện tại, số lượng công trình nghiên cứu khoa học về LĐCB
trong khoa học pháp lý ở Việt Nam còn tương đối hạn chế. Các công trình như luận
án, luận văn và đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực này dường như

chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi. Vấn đề LĐCB được nghiên cứu
và đăng tải trên một số tạp chí chuyên ngành như: Những quy định cơ bản của Tổ
chức lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức (lao động bắt buộc) và các cam
kết quốc tế của Việt Nam, tác giả Lê Thị Hoài Thu đăng trên Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 12/2012; Các kiến nghị sửa đổi Bộ luật Lao động 1994 từ việc thực hiện
Công ước số 29 của ILO, tác giả Phan Thị Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp, số 14/2011; Nhận diện về lao động cưỡng bức trong pháp luật lao động
Việt Nam hiện hành, tác giả Phan Thị Thanh Huyền đăng trên Tạp chí Dân chủ và
pháp luật, số 01/2015. Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã tiếp cận vấn đề LĐCB trên
một số phương diện khác nhau trong phạm vi nhất định nhưng những vấn đề lý luận
và thực tiễn về LĐCB chưa thực sự được nhìn nhận và làm sáng tỏ một cách hệ thống.
Chính vì vậy, hiệu quả trong việc tiếp cận, nghiên cứu về LĐCB cho đến nay ở nước
ta vẫn còn hạn chế.

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr


.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

2

w

w

.d o

w

w

w

w


N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er


PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

Về tình hình nghiên cứu ở nước ngoài:
Vấn đề LĐCB không chỉ được ILO quy định trong các văn kiện pháp lý đối
với các quốc gia thành viên mà trong cộng đồng khoa học pháp lý trên thế giới,
LĐCB luôn là đề tài được nhiều học giả nghiên cứu thông qua những phương diện,
góc độ tiếp cận khác nhau. Việc nghiên cứu về LĐCB có yếu tố lịch sử, gắn với sự
phát triển của xã hội nói chung. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như:
Sách Slavery in the Ancient Empires: The Wonderful Achievements of Forced Labour,
tác giả Holland Thompson và các đồng tác giả viết, nhà xuất bản Buffalo & Erie
County Public Library Buffalo Express, New York 1915; Bài viết: Japan’s wartime
compensation: Forced Labour, tác giả Petra Schmidt đăng trên tạp chí Asia – Pacific

Journal on Human Rights and the Law, Vol.1, số 2/2000; Bài viết: Compensation for
Forced Labour during World War II in Nazi Germany, tác giả Siefert Achim đăng
trên tạp chí International Journal of Comparative Labour Law and Industrial
Relations, Vol. 17, Số 4/2001.
Mặc dù các công trình nghiên cứu có phương diện, góc độ và phạm vi tiếp cận
đa dạng về LĐCB nhưng nhìn chung, các công trình này có một số điểm thống nhất
như sau:
Thứ nhất, tình trạng LĐCB biểu hiện thông qua nhiều hành vi khác nhau, có
mối liên hệ chặt chẽ đối với chế độ nô lệ, bóc lột người, lao động di trú và buôn bán
người. Cụ thể trong: Bài viết Slavery and Forced Labour in Liberia, các tác giả
Cuthbert Christy, Charles S. Johnson và Hon. Arthur Barclay đăng trên tạp chí
International Labour Review, Vol. 23, Số 4/1931; Bài viết: Forced Labour and
Migrant Berry Pickers in Sweden, tác giả Charles Woolfson đăng trên tạp chí
International Journal of Comparative Labour Law and Industrial Relations, Vol. 28,
số 2/2012; Bài viết: Right to be Free from Slavery, Servitude and Forced Labour, tác
giả Arjuna Naidu đăng trên tạp chí The 
Comparative and International Law Journal of
Southern Africa, Vol. 20, số 1/1987; Bài viết: Confronting the Challenge of Human
Trafficking for Forced Labour in the Pacific: Some Thoughts from New Zealand, tác
giả Thomas Harre đăng trên tạp chí New Zealand Yearbook of International Law, Số
10/2012; Sách: The Slavery of the British West India dolonies delineated, as it exists

o

c

m

C

m


w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

3

w

w

.d o


w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi

e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

both in law and practice, and Compared with the Slavery of Other Countries, Antient
and Modern, Chương IV - The 
Actual Ordinary Details, and General Amount in Point
of time of Forced Labour on Sugar Plantations Particularly Stated and Proved and its

cruel excess demonstrated, tác giả James Stephen, nhà xuất bản Buffalo & Erie
County Public Library Buffalo Express, New York 1830; Bài viết: Rights and
Responsibilities in Trafficking for Forced Labour: Migration Regimes, Labour Law
and Welfare States, tác giả Christien van den Anker đăng trên Tạp chí Luật học trực
tuyến Web Journal of Current Legal Issues, năm 2009.
Thứ hai, LĐCB được xác định là một hiện tượng kinh tế, chính trị, xã hội và
pháp lý tương đối phức tạp với mức độ và phạm vi ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. LĐCB có thể ảnh hưởng sâu rộng tới sự phát triển kinh tế nói chung, cụ
thể trong bài viết: Trade and Investment Effects of Forced Labour: An Empirical
Assessment, của các tác giả Matthias Busse và Sebastian Braun đăng trên tạp chí
International Labour Review, Vol. 142, số 1/2003; Sách: Mao’s China - Economic
and Political Survey của tác giả Ygael Gluckstein, Nhà xuất bản Beacon Press,
Boston (1957); Báo cáo: Profits and poverty: The economics of forced labour, của Tổ
chức Lao động Quốc tế -ILO, công bố tháng 5/2014.
Thứ ba, LĐCB thường được tiếp cận trên phương diện tương đối rộng –
phương diện về quyền con người. Một số công trình nghiên cứu cụ thể như bài viết:
Slavery, Slavery-Like Practices and Forced Labour trong báo cáo Human Rights - A
Compilation of International Instruments của Liên Hợp Quốc, năm 2002; Bài viết:

Supervising Labour Standards and Human Rights: The Case of Forced Labour in
Myanmar (Burma), tác giả Patrick Bollé đăng trên tạp chí International Labour
Review, Vol. 137, số 3/1998; Bài viết: Servitude and Forced Labour in the 21st
Century: The Human Rights of Domestic Workers, tác giả Virginia Mantouvalou đăng
trên tạp chí Industrial Law Journal, Vol. 35, số 4/2006.
Về cơ bản, các công trình nghiên cứu về LĐCB ở nước ngoài đã cung cấp
những góc nhìn đa chiều, bối cảnh của LĐCB trên thế giới hiện tại từ góc độ quyền
con người nói chung. Tuy nhiên, từ góc độ pháp luật lao động mà trọng tâm là trong
QHLĐ thì công trình nghiên cứu trên thế giới còn chưa thực sự phong phú. Chính vì

o


c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
to
k
lic
C

4

w


w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er


PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o


vậy, việc luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật lao động
Việt Nam về LĐCB bảo đảm tính cấp thiết, tính mới của đề tài, đáp ứng những yêu
cầu hiện tại của khoa học pháp lý ở nước ta trong lĩnh vực này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Đề tài hướng tới mục đích làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về LĐCB, tìm
hiểu thực trạng pháp luật lao động Việt Nam về LĐCB, từ đó tìm kiếm các giải pháp
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật điều chỉnh những nội dung pháp lý
về LĐCB.
Để thực hiện mục đích trên, đề tài có các nhiệm vụ cần phải giải quyết:
- Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về LĐCB;
- Nghiên cứu các quy định pháp luật trong các văn bản pháp luật lao động và
ngành luật liên quan đến LĐCB ở Việt Nam, đồng thời đánh giá những thành tựu và
hạn chế trong việc thực hiện pháp luật Việt Nam hiện hành về những vấn đề này;
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu
quả thực thi pháp luật liên quan đến LĐCB trong giai đoạn hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Vấn đề LĐCB có một phạm vi nghiên cứu rất rộng, nhưng trong phạm vi luận
văn thạc sĩ này, tác giả tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật lao động Việt
Nam hiện hành và một số ngành luật có liên quan về LĐCB, cụ thể tác giả nghiên cứu
những vấn đề pháp lý về LĐCB liên quan đến một số lĩnh vực nhất định, đó là một số
lĩnh vực phổ biến theo thông lệ pháp luật các nước trên thế giới và lĩnh vực đặc thù ở
Việt Nam: Lao động trong doanh nghiệp; lao động của người nghiện ma túy bị đưa
vào cơ sở cai nghiện; lao động của người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động cải tạo đối với phạm nhân; lao động của
người bị buôn bán; lao động của NLĐ di trú và lao động của người thực hiện nghĩa vụ
quân sự. Trong mỗi lĩnh vực được phân tích, tác giả tập trung vào những nội dung cơ
bản có dấu hiệu hoặc có khả năng của việc sử dụng LĐCB nhằm phân tích, đánh giá
quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về LĐCB.


o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to


5

w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O

W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w


y
to
k
lic
.d o

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của triết học Mác – Lênin
như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp so sánh, thống kê, liệt kê…đồng thời cũng dựa trên cơ sở các quan
điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế - xã hội, bảo vệ và
phát triển con người. Trong đó, chương 1 chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, so sánh và thống kê; chương 2 dùng phương pháp phân tích, kết hợp lý luận
và thực tiễn; và chương 3 dùng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về lao động cưỡng bức và pháp luật về lao
động cưỡng bức;
Chương 2: Thực trạng pháp luật lao động Việt Nam hiện hành về lao động
cưỡng bức;
Chương 3: Thực tiễn thực hiện và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật
về lao động cưỡng bức.

o

c

m


C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

6

w

w


.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er


PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
VÀ PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC
1.1. Quan niệm về lao động cưỡng bức
1.1.1. Khái niệm lao động cưỡng bức
Trong pháp luật quốc tế, khái niệm LĐCB được ghi nhận chính thức trong
Công ước số 29, theo đó, tại Khoản 1 Điều 2 của Công ước, LĐCB (Forced Labour)
được hiểu: “LĐCB là chỉ mọi công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải
làm dưới sự đe doạ của một hình phạt nào đó và bản thân người đó không tự nguyện
làm” [52; tr.11].
Theo Công ước này, LĐCB được xác định là tất cả các công việc hoặc dịch vụ
thỏa mãn các dấu hiệu sau đây: (i) Về chủ thể thực hiện: Đó có thể là một cá nhân bất
kỳ thực hiện công việc hoặc dịch vụ, không phân biệt giới tính, tôn giáo, trình độ
chuyên môn, tay nghề...; (ii) Về ý chí của chủ thể thực hiện: người thực hiện công
việc hoặc dịch vụ không tự nguyện, bị bắt buộc phải làm công việc hoặc dịch vụ đó.
Sự thiếu tự nguyện của người thực hiện công việc có thể xuất phát từ nhiều lý do khác
nhau: Bị bắt cóc, lừa gạt; bị hạn chế đi lại; bị rơi vào tình trạng cô lập...; (iii) Về hậu
quả người thực hiện công việc hoặc dịch vụ bị đe dọa (người bị cưỡng bức lao động
hoặc có thể cả thân nhân của người đó) sẽ phải chịu nếu không thực hiện công việc
hoặc dịch vụ đó: người không thực hiện công việc sẽ phải chịu một hình phạt. Hình
phạt bị đe dọa (penalty) có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau, hướng đến đối tượng
chịu tác động là người bị cưỡng bức lao động và thân nhân của họ mà không nhất
thiết đó phải là một chế tài hình sự [74, tr.10], ví dụ như: Sử dụng vũ lực chống lại
người bị cưỡng bức lao động và thân nhân của họ; bắt, giam giữ người bị cưỡng bức
lao động và thân nhân của họ; áp dụng các biện pháp trừng phạt tài chính đối với
người bị cưỡng bức lao động và thân nhân của họ; tố cáo cơ quan có thẩm quyền về
hành vi trái pháp luật của người bị cưỡng bức lao động và thân nhân của họ; sa thải
hoặc phân biệt đối xử khi tuyển dụng đối với người bị cưỡng bức lao động hoặc thân
nhân của người đó;...


o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to


7

w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O

W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w


y
to
k
lic
.d o

Trong pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “cưỡng bức lao động” được đề cập trong
Bộ luật Lao động (1994) (được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006 và 2007) (BLLĐ
(1994)), tuy nhiên BLLĐ (1994) lại không đề cập đến khái niệm LĐCB, cụ thể: Tại
khoản 2 Điều 5 BLLĐ (1994): “2. Cấm ngược đãi người lao động; cấm cưỡng bức
người lao động dưới bất kỳ hình thức nào.” và tại điểm c, khoản 1, Điều 37 về các
trường hợp NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn từ đủ 12
tháng đến 36 tháng, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời
hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: “c) Bị
ngược đãi; bị cưỡng bức lao động”. Tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 44/2003/NĐCP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của BLLĐ quy định: “Bị ngược đãi, cưỡng bức lao động là trường hợp người
lao động bị đánh đập, nhục mạ hoặc ép buộc làm những công việc không phù hợp với
giới tính, ảnh hưởng tới sức khỏe, nhân phẩm, danh dự…”.
Như vậy, cách hiểu về LĐCB theo Công ước số 29 phần nào rộng hơn so với
quy định về cưỡng bức lao động theo hướng dẫn BLLĐ (1994):
Về phạm vi, khái niệm LĐCB theo Công ước số 29 không bó hẹp dưới dạng
các hành động cụ thể là “đánh đập, nhục mạ hoặc bị ép buộc” mà nó thể hiện dưới
dạng cả đe dọa và cả hành động liên quan tới bạo lực hay hạn chế thân thể hoặc tước
đoạt quyền tự do và các đặc quyền khác của người bị cưỡng bức lao động.
Về đối tượng bị đe dọa buộc phải làm những công việc mà họ không tự nguyện
theo Công ước số 29 không chỉ là NLĐ mà có thể đối với cả thân nhân họ.
Về công việc sử dụng LĐCB theo khái niệm mà Công ước số 29 đã đưa ra thì
những công việc này không chỉ là những việc làm hợp pháp trong HĐLĐ mà có thể là
công việc bất hợp pháp, không liên quan đến QHLĐ.
BLLĐ (2012) đưa ra khái niệm cưỡng bức lao động tại khoản 10 Điều 3:

“Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác
nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ”. Đối chiếu với quy định về
LĐCB tại Công ước số 29 của ILO, khái niệm này có một số điểm khác biệt:
Về phạm vi nội hàm khái niệm cưỡng bức lao động nhấn mạnh yếu tố không tự
nguyện ở đây là do việc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, các “thủ đoạn khác”

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
to

k
lic
C

8

w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e


N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-


w

y
to
k
lic
.d o

không được giải thích rõ ràng nên vô hình chung đã làm thu hẹp cách hiểu về các
dạng hành vi cưỡng bức lao động so với Công ước số 29 [28].
Về công việc sử dụng LĐCB, như đã phân tích, theo Công ước số 29, những
công việc này không chỉ là những việc làm hợp pháp trong HĐLĐ mà có thể là công
việc bất hợp pháp và không liên quan đến QHLĐ. Tuy nhiên, cách sử dụng thuật ngữ
“lao động” chỉ hoạt động của người thực hiện công việc trong khái niệm tại khoản 10
Điều 3 BLLĐ (2012) là chưa thực sự rõ ràng, có thể dẫn tới những cách hiểu “lao
động” ở đây chỉ bao hàm những hoạt động không bị pháp luật cấm, tức là những hoạt
động tạo ra giá trị vật chất hoặc tinh thần cho xã hội [41; tr.545], [28]. Điều này có
nghĩa là việc ép buộc một người thực hiện công việc bất hợp pháp ngoài ý muốn của
họ sẽ không coi là cưỡng bức lao động theo BLLĐ (2012).
Xung quanh những quan niệm về LĐCB được phân tích ở trên, chúng tôi cho
rằng cần làm rõ thêm một số nội dung sau:
Thứ nhất, thuật ngữ LĐCB và cưỡng bức lao động là không hoàn toàn giống
nhau. Cưỡng bức lao động theo BLLĐ (2012) được xác định là một việc, một hành
động của con người, còn LĐCB phải được xác định là một tình trạng, một sự việc mà
ở đó một người phải làm việc dưới sự ép buộc của người khác.
Thứ hai, theo Công ước số 29 thì hậu quả mà người bị cưỡng bức lao động
hoặc thân nhân của họ sẽ phải chịu khi người bị cưỡng bức lao động không thực hiện
công việc là một hình phạt nào đó. Thuật ngữ “hình phạt” được sử dụng ở đây có
phần cứng nhắc, thậm chí nếu hiểu theo Từ điển Tiếng Việt thì “hình phạt” là “Hình

thức trừng trị người phạm tội” [41; tr.442]; theo Từ điển Luật học: “hình phạt” là
“biện pháp nghiêm khắc nhất mà Nhà nước quy định trong luật hình sự, do Tòa án áp
dụng, có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội…” [65;
tr.360]. Trên thực tế, hành vi đe dọa về hậu quả xảy ra khi người bị cưỡng bức không
thực hiện công việc là rất đa dạng và phong phú, có thể chỉ là việc NSDLĐ đe dọa sẽ
trừ lương, không cho NLĐ hưởng trợ cấp hoặc là việc đe dọa tiết lộ bí mật đời tư làm
mất vị thế xã hội của người bị cưỡng bức lao động và thân nhân của họ.
Thứ ba, cần có sự phân định về mặt ngữ nghĩa giữa LĐCB và “lao động bắt
buộc”. Ở góc độ nghiên cứu chúng tôi cho rằng, LĐCB và “lao động bắt buộc” là

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu


y
bu
to
k
lic
C

9

w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!


h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k


.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

không hoàn toàn đồng nhất, tuy nhiên, trong các văn bản chính thức và tài liệu của
ILO, LĐCB (forced labour) và “lao động bắt buộc” (compulsory labour) là đồng nhất
và được đưa ra trong cùng một khái niệm như quy định tại khoản 1 Điều 2 Công ước
số 29 [52; tr.11]. “Cưỡng bức” được hiểu theo Từ điển Tiếng Việt là: “Bắt buộc phải
làm, dù không muốn cũng không được” [41; tr.233], trong khi “bắt buộc” được hiểu
là: “Buộc phải làm” [41; tr.46]. Về mặt ý nghĩa ngôn từ, “cưỡng bức” và “bắt buộc”
đều thể hiện việc một người phải thực hiện công việc hoặc dịch vụ khi họ không tự
nguyện và mong muốn thực hiện nó. Tuy nhiên, “cưỡng bức” thường gắn với việc
một người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn một cách trực tiếp để
dồn người khác vào thế phải làm, dù muốn hay không cũng không được. Nhưng “bắt
buộc” thì thường gắn với áp lực gián tiếp từ ngoại cảnh, chẳng hạn như một người
buộc phải thực hiện một công việc do điều kiện hoàn cảnh kinh tế, xã hội tại địa
phương hoặc do điều kiện bản thân của người đó mà họ không thể có một sự lựa chọn
nào khác. Những trường hợp như vậy sẽ không được xác định là LĐCB mà cần xác
định là lao động bắt buộc.
Từ phân tích và nhận định nêu trên, chúng tôi đưa ra khái niệm LĐCB: “LĐCB
là tình trạng một người bị người khác ép buộc thực hiện công việc dưới sự đe dọa về

hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản thân hoặc thân nhân người đó”.
1.1.2. Đặc điểm lao động cưỡng bức
Trên cơ sở khái niệm về LĐCB, ta thấy LĐCB có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, LĐCB là tình trạng một người bị người khác ép buộc làm một hay
nhiều công việc hoặc dịch vụ. Đặc điểm này đề cập đến sự “không tự nguyện” thực
hiện công việc hoặc dịch vụ của người bị cưỡng bức lao động. Hay nói một cách
khác, không có sự thống nhất về mặt ý chí chủ quan của cá nhân người bị cưỡng bức
và hành vi thực hiện công việc của họ. Họ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc
tuân theo sự ép buộc phải thực hiện công việc đó. Tuy nhiên, ở đây, sự ép buộc phải
xuất phát từ người khác, tức là từ một cá nhân, một nhóm người hay một tổ chức cụ
thể, nếu một người buộc phải thực hiện một công việc do điều kiện hoàn cảnh kinh tế,
xã hội tại địa phương khó khăn hoặc do điều kiện bản thân của người đó trình độ
chuyên môn thấp, họ không thể làm công việc nào khác thì chưa thể xác định là họ rơi

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr


.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

10

w

w

.d o

w

w

w

w


N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er


PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

vào tình trạng LĐCB. Khi NSDLĐ lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của NLĐ
để áp đặt thời gian làm việc quá nhiều, hoặc giữ tiền lương của họ, thì khi đó mới có
khả năng phát sinh tình trạng LĐCB. LĐCB cũng phát sinh từ trường hợp NLĐ bị lệ
thuộc nhiều mặt vào NSDLĐ, như không chỉ lệ thuộc về công việc, mà còn về nhà ở,
ăn uống và vì công ăn việc làm của người thân họ [34; tr.5].
Theo Công ước số 29, bất kỳ một người nào đều có thể trở thành nạn nhân của
LĐCB. Tuy nhiên, những người thiếu trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật pháp, có ít
lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị
khuyết tật hoặc có những đặc tính khác mà vì đó họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư
là những người dễ rơi vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của LĐCB.

Công việc và dịch vụ bị ép buộc thực hiện có thể là công việc, dịch vụ hợp pháp, thậm
chí bất hợp pháp theo pháp luật mỗi quốc gia.
Thứ hai, trong quá trình thực hiện công việc, dịch vụ, người bị cưỡng bức lao
động luôn chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của người khác. “Theo dõi” là chú ý
theo sát từng hoạt động, từng diễn biến để biết rõ hoặc có sự ứng phó, xử lý kịp thời
[41; tr.931]; “giám sát” là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy
định không [41; tr.389]. Người bị cưỡng bức lao động, bị ép buộc phải thực hiện một
hay nhiều công việc, dịch vụ chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ từ chính người có
công việc, dịch vụ đó, tức là người được hưởng lợi ích trực tiếp từ việc thực hiện công
việc, dịch vụ nêu trên, thậm chí có thể người trực tiếp giám sát, theo dõi lại là người
được người có công việc, dịch vụ thuê làm công việc này. Việc theo dõi, giám sát chặt
chẽ này thể hiện được điểm đặc thù của LĐCB. Trong QHLĐ, khoa học pháp lý cũng
như luật thực định ở mỗi quốc gia đều đề cập đến quyền quản lý lao động của
NSDLĐ, hay nói cách khác là vấn đề quản lý lao động trong đơn vị sử dụng lao động.
Quản lý lao động trong đơn vị sử dụng lao động khác biệt hoàn toàn với việc theo dõi,
giám sát chặt chẽ người bị cưỡng bức lao động khi họ thực hiện công việc, dịch vụ
cũng như ngoài thời gian làm việc. Quản lý lao động là nhu cầu tất yếu khách quan
của nền sản xuất trong xã hội có giai cấp. Bởi vì, để đạt được mục đích cuối cùng của
quá trình sản xuất, nhất thiết phải có chủ thể đứng ra chỉ đạo các hoạt động chung của
con người và hướng những hoạt động chung đó theo mục đích nhất định nhằm đạt

o

c

m

C

m


w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
to
k
lic
C

11

w

w

.d o

w

w


w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!


XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

được mục tiêu đã đặt ra. Để nhận diện quản lý lao động của NSDLĐ với giám sát,
theo dõi chặt chẽ trong LĐCB, có thể dựa trên một số điểm sau đây:
- Chủ thể quản lý lao động là NSDLĐ - người có quyền sở hữu, quyền quản lý,
quyền sử dụng tài sản và cũng đồng thời là người mua sức lao động của NLĐ. Trong
quá trình sử dụng sức lao động của NLĐ, do mục tiêu lợi nhuận, NSDLĐ phải làm
sao để sử dụng hiệu quả sức lao động đó. Về chủ thể cưỡng bức lao động, ép buộc

người khác thực hiện công việc có thể là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào, không cần
phải thỏa mãn các điều kiện chủ thể theo quy định của pháp luật như trong QHLĐ.
- Đối tượng của quản lý lao động là NLĐ tham gia QHLĐ. NLĐ là cá nhân
công dân có đủ điều kiện về năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao
động, tùy vào quy định của mỗi nước mà độ tuổi của NLĐ khác nhau. Trong khi đó,
đối tượng bị cưỡng bức lao động là bất kỳ cá nhân nào, nhưng nhóm đối tượng với
hoàn cảnh khó khăn, có nhiều hạn chế thường trở thành nạn nhân của vụ việc LĐCB.
- Phạm vi quản lý lao động của NSDLĐ chỉ giới hạn trong quá trình NLĐ thực
hiện quyền và nghĩa vụ lao động, phát sinh từ khi các bên thiết lập đến khi chấm dứt
QHLĐ. Đối với LĐCB, việc giám sát, theo dõi chặt chẽ người bị cưỡng bức lao động
được thực hiện thường xuyên, liên tục, không kể thời gian nghỉ ngơi hay khi những
nạn nhân này phải thực hiện công việc. Người bị cưỡng bức lao động có thể bị giám
sát mọi lúc mọi nơi, từ nơi ở với hệ thống các camera giám sát hoặc nhân viên bảo vệ,
thậm chí bị giám sát tại bên ngoài nơi làm việc bởi các thám tử hoặc chủ sử dụng lao
động luôn đi cùng họ mỗi khi họ rời khỏi nhà máy [34; tr.9].
- Nội dung quản lý lao động bao gồm các hoạt động của NSDLĐ trong: tuyển
lao động, sắp xếp, bố trí lao động; tổ chức, điều hành các hoạt động lao động; ký
HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể; ban hành nội quy, quy chế lao động; kiểm tra, giám
sát quá trình lao động và khen thưởng, xử lý vi phạm...Trong khi đó, việc giám sát,
theo dõi người bị cưỡng bức lao động được thực hiện trên nhiều nội dung khác nhau,
từ ăn ở, sinh hoạt cá nhân đến việc thực hiện công việc của họ. Họ hầu như bị quản lý
hoàn toàn, không được tự do làm việc, học tập, vui chơi hay giao tiếp với cộng đồng.
- Biện pháp thực hiện quản lý lao động của NSDLĐ bao gồm nhiều biện pháp
và cách thức khác nhau, song chủ yếu là các biện pháp: giáo dục, kinh tế, pháp lý.

o

c

m


C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
to
k
lic
C

12

w

w

.d o


w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD


h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

Tùy từng trường hợp cụ thể, NSDLĐ hoàn toàn được quyền chủ động lựa chọn một
hoặc nhiều biện pháp nói trên để áp dụng trong quá trình quản lý lao động [22; tr.34].

Trái lại, chủ thể cưỡng bức lao động thường áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để
giám sát, theo dõi và quản lý người bị cưỡng bức. Các biện pháp này không được
pháp luật bảo vệ, thường xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người của mỗi cá
nhân, ví dụ như: Bắt giữ, giam, nhốt NLĐ; tịch thu điện thoại hoặc các phương tiện
liên lạc khác để không cho họ liên hệ với gia đình và tìm sự giúp đỡ; giữ giấy tờ tùy
thân hoặc thậm chí ép buộc NLĐ sử dụng ma túy hoặc rượu để quản lý họ...
- Mục đích của quản lý lao động là nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương trong đơn
vị sử dụng lao động để sử dụng sức lao động một cách hợp lý, hiệu quả. Từ đó, giúp
cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả, lợi nhuận cao, bảo đảm lợi ích
các bên, còn mục đích của việc theo dõi, giám sát, quản lý hết sức chặt chẽ đối với
người bị cưỡng bức lao động là nhằm cô lập, không cho họ có cơ hội được thoát khỏi
tình trạng bị cưỡng bức hay rộng hơn là nhằm duy trì tình trạng lệ thuộc giữa người bị
cưỡng bức với người cưỡng bức, người bị cưỡng bức phải tiếp tục thực hiện công việc
theo sự ép buộc từ người cưỡng bức.
Thứ ba, người bị ép buộc thực hiện công việc luôn trong tình trạng bị đe dọa
về những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản thân hoặc thân nhân của họ khi họ
không thực hiện công việc theo yêu cầu.
Như đã đề cập, hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với bản thân hoặc thân nhân
của người bị cưỡng bức rất đa dạng với những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có
thể chỉ từ việc mất đi một số quyền, lợi ích như: cơ hội thăng tiến, chuyển công tác,
khả năng tiếp cận công việc mới, hay cơ hội tiếp cận hàng hóa, nhà cửa thiết yếu,
thậm chí là cơ hội tham gia vào các chương trình giáo dục, đại học... cho đến những
hậu quả bất lợi nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị cưỡng bức lao động hoặc thân nhân của họ
khi những cá nhân này không thực hiện công việc theo yêu cầu, cụ thể như: người rơi
vào tình trạng cưỡng bức lao động bị giữ tiền lương, bị bạo lực về thân thể (đánh đập,
hành hạ, đe dọa) và bạo lực tình dục; bị buộc sống và làm việc trong các điều kiện

o


c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

13


w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W


XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to

k
lic
.d o

không đảm bảo về sức khỏe, an toàn vệ sinh lao động; bị đánh đập, giữ giấy tờ tùy
thân, không thanh toán tiền lương trong trường hợp không tuân theo yêu cầu.
Sự đe dọa về những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với người bị cưỡng bức
hoặc thân nhân của họ buộc những người này phải làm việc theo yêu cầu. Họ không
có sự lựa chọn nào khác, chính yếu tố đe dọa về hậu quả bất lợi có thể xảy ra là
nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hành vi thực hiện công việc mà họ không mong muốn.
Ví dụ việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả
lương không mặc nhiên có nghĩa là NLĐ rơi vào tình trạng LĐCB. Nhưng khi tiền
lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như một biện pháp nhằm buộc NLĐ phải
ở lại, đồng thời từ chối NLĐ cơ hội chuyển chủ sử dụng thì đây chính là cấu thành
hành vi cưỡng bức lao động. Hay khi NLĐ làm việc và sinh hoạt trong điều kiện
không đảm bảo an toàn, vệ sinh tối thiểu chưa hẳn là dấu hiệu của LĐCB, bởi lẽ nhiều
khi NLĐ có thể tự nguyện chấp nhận điều kiện làm việc thấp kém vì họ chưa có sự
lựa chọn về công việc khác, chưa tìm được công việc phù hợp hơn với bản thân. Tuy
nhiên, khi điều kiện làm việc của họ bị lạm dụng, họ phải chấp nhận mọi điều kiện
làm việc, sinh hoạt tồi tệ nhất mà không thể chuyển đổi nơi làm việc vì bị cô lập, giam
giữ ở nơi xa xôi, hẻo lánh thì có thể đây là dấu hiệu của sự ép buộc trong LĐCB.
Ngoài cá nhân người bị cưỡng bức lao động, có thể thân nhân của họ cũng chịu
sự đe dọa về những hậu quả bất lợi có thể xảy ra khi người bị cưỡng bức không thực
hiện công việc theo yêu cầu. “Thân nhân” ở đây được hiểu theo nghĩa chung, đó là
người thân, người nhà của một cá nhân [41; tr.924], đó có thể là những người nằm
trong các mối quan hệ: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
và thậm chí là quan hệ tình cảm với người bị cưỡng bức lao động. Chính sự đe dọa về
những hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với những chủ thể này buộc người bị cưỡng
bức phải thực hiện công việc, hay nói một cách khác, sự đe dọa về những hậu quả đó
đã trói buộc NLĐ với công việc mà người cưỡng bức lao động đưa ra.

1.2. Phân loại lao động cưỡng bức
Trong lý luận cũng như thực tiễn có nhiều cách tiếp cận và phân loại LĐCB
khác nhau. Với mỗi cách tiếp cận và phân loại này đều mang đến những kết quả
nghiên cứu nhất định.

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C


lic

k

to

14

w

w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi

e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c



F-

w

y
to
k
lic
.d o

1.2.1. Phân loại theo chủ thể cưỡng bức lao động
LĐCB bao gồm:
- Lao động do Nhà nước cưỡng chế: “Nhà nước” ở đây được hiểu rằng bao
gồm các cá nhân, cơ quan nằm trong hệ thống cơ quan nhà nước (Tòa án, cơ quan
công an, quân đội, cảnh sát, trại cải tạo, trại giam,...); các cơ quan này sử dụng quyền
lực nhà nước để thực thi việc buộc một cá nhân phải thực hiện công việc, dịch vụ theo
yêu cầu của họ. Cụ thể, lao động do Nhà nước cưỡng chế có thể là: Lao động bắt buộc
của tù nhân, lao động của cá nhân khi bị cơ quan xử phạt vi phạm hành chính, lao
động của những người thực hiện nghĩa vụ quân sự, hay các nghĩa vụ của công dân
khác với Nhà nước.
- LĐCB do cá nhân, tổ chức tư nhân thực hiện, ví dụ như: cưỡng bức trẻ em
làm công việc nặng nhọc, cưỡng bức phụ nữ, trẻ em gái hành nghề mại dâm, buôn bán
người qua biên giới nhằm làm nô lệ lao động, cưỡng bức buộc NLĐ làm việc trong
các hầm mỏ, điều kiện lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng
họ... Cách phân loại này có ý nghĩa quan trọng, khẳng định Nhà nước có thẩm quyền
huy động LĐCB trong một số trường hợp luật định. Đây được coi là những hình thức
LĐCB đặc biệt nhằm hướng tới các mục đích như giúp các đối tượng hiểu rõ giá trị
sức lao động, phục hồi sức khỏe, nhân phẩm hay huy động sự phục vụ của công dân
vì sự nghiệp an ninh của đất nước. Trong khi đó, LĐCB do cá nhân, tổ chức tư nhân

thực hiện thường được coi là bất hợp pháp, cần có những chế tài thích hợp để trừng
trị, răn đe và phòng ngừa những hình thức LĐCB này.
1.2.2. Phân loại theo chủ thể bị cưỡng bức lao động
Dựa vào chủ thể bị cưỡng bức lao động, LĐCB chủ yếu được áp dụng đối với
một số đối tượng sau:
- LĐCB đối với trẻ em (trẻ em gái và trẻ em trai).
- LĐCB đối với phụ nữ.
- LĐCB đối với nam giới.
Tiêu chí phân loại này có ý nghĩa trong việc xác định các chủ thể là đối tượng
trong vụ việc LĐCB. Mỗi chủ thể phải chịu các hình thức LĐCB khác nhau: Phụ nữ
và trẻ em thường bị bọn tội phạm lừa gạt buôn bán qua biên giới, lạm dụng nô lệ tình

o

c

m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack


bu

y
bu
C

lic

k

to

15

w

w

.d o

w

w

w

w

N


O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD


F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

dục, nô lệ lao động. Đây là hai đối tượng dễ bị tổn thương, ít có khả năng kháng cự
nên luôn là đối tượng bị cưỡng bức nhiều hơn so với nam giới. Trong khi đó, NLĐ
nam giới thường bị cưỡng bức làm các công việc nặng nhọc hơn, như làm việc trong
hầm mỏ, lò gạch, khu khai thác khoáng sản...
1.2.3. Phân loại theo mục đích cưỡng bức lao động
Chủ thể tiến hành cưỡng bức lao động có thể thực hiện với rất nhiều mục đích
khác nhau. Trong đó, một số mục đích chủ yếu là:
- LĐCB vì mục đích kinh tế: Người bị cưỡng bức phải làm những công việc
như lao động sản xuất, vệ sinh, khai thác hầm mỏ cũng như mọi công việc khác mang
lại lợi ích về kinh tế cho người cưỡng bức lao động.
- LĐCB vì mục đích tình dục, mại dâm: Ví dụ, phụ nữ, trẻ em gái bị bắt cóc, bị
buôn bán vào các nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, khu du lịch để bóc lột tình dục,

cưỡng ép quan hệ tình dục với khách hàng...
- LĐCB với mục đích trừng phạt đối với người bị cưỡng bức vì họ đã tham gia
đình công, hoặc phát biểu ý kiến, có ý kiến chống đối về tư tưởng, quyết định của
người cưỡng bức hoặc vì có hành vi vi phạm quy định mà những người này đã đưa ra
(quyết định, nội quy, quy chế...)
- LĐCB nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, tính mạng, tài sản của công
dân trước những tình thế cấp thiết, ví dụ như việc Nhà nước huy động nhân dân đắp
đê phòng chống lũ lụt hoặc doanh nghiệp yêu cầu NLĐ thực hiện các biện pháp khẩn
cấp để cùng khắc phục sự cố hỏa hoạn, thiên tai xảy ra đối với doanh nghiệp nhằm
duy trì sản xuất.
- LĐCB nhằm giáo dục, cải tạo công dân, giúp họ phục hồi sức khỏe, nhân
cách, có nhận thức đúng đắn về giá trị sức lao động, về cuộc sống. Cụ thể như lao
động cải tạo bắt buộc của các phạm nhân trong trại giam, hay lao động bắt buộc đối
với người nghiện ma túy bị cơ quan nhà nước đưa vào cơ sở cai nghiện...
1.3. Điều chỉnh pháp luật về lao động cưỡng bức
1.3.1. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật về lao động cưỡng bức
Pháp luật về LĐCB cần phải được xây dựng, thực thi trong thời gian sớm nhất
có thể ở mỗi quốc gia, bởi một số lý do sau đây:

o

c

m

C

m

w


o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

16

w

w

.d o

w


w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC

er

PD

h a n g e Vi
e


!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


F-

w

y
to
k
lic
.d o

Thứ nhất, LĐCB là tình trạng xảy ra phổ biến trên thế giới, diễn ra ở mọi quốc
gia và các vùng lãnh thổ, không phân biệt khu vực kinh tế phát triển nhanh hay chậm.
Theo ILO, thông số về tình hình LĐCB ngày càng diễn ra phức tạp, nhóm đối tượng
là nạn nhân của LĐCB thường là phụ nữ và trẻ em gái. Các hình thức LĐCB hết sức
đa dạng, tuy nhiên một số hình thức chính của LĐCB là: (i) LĐCB bởi Nhà nước

hoặc các lực lượng vũ trang (the State or armed forces); (ii) Lạm dụng tình dục cưỡng
bức thông qua hình thức buôn bán (Forced commercial sexual exploitation); (iii)
LĐCB vì mục đích kinh tế (Economic exploitation) với các hình thức: Lao động giúp
việc trong gia đình, lao động nông nghiệp, xây dựng, sản xuất và giải trí là một trong
những ngành thường xảy ra LĐCB nhiều nhất; (iv) LĐCB theo hình thức hỗn hợp
(mixed), khó xác định rõ ràng [74; tr.12]. Vì vậy, cần phải điều chỉnh pháp luật nhằm
xác định rõ lĩnh vực và hành vi LĐCB.
Thứ hai, hành vi sử dụng LĐCB có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế nói
chung cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến các nạn nhân bị cưỡng bức lao động. Những
người bị cưỡng bức lao động thường phải chịu các điều kiện sinh hoạt, làm việc khó
khăn, bị đối xử tồi tệ như những người nô lệ. Hành vi cưỡng bức lao động như đã
phân tích xâm phạm nghiêm trọng đến quyền con người, quyền cơ bản của mỗi công
dân [23; tr.154], đặc biệt là nhóm người dễ tổn thương như phụ nữ, trẻ em. Không chỉ
dừng lại ở đó, tình trạng LĐCB còn dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực như tình trạng đói
nghèo và sự gia tăng về tội phạm [78; tr.1].
Lợi nhuận được tạo ra bởi LĐCB là bất hợp pháp. Tổng số lợi nhuận thu được
từ việc sử dụng LĐCB trong các nền kinh tế trên toàn thế giới lên tới 150.000.000.000
USD mỗi năm. Trong đó, một phần lớn lợi nhuận được tạo ra ở Châu Á và hai phần
ba lợi nhuận trong khu vực này có nguồn gốc từ lạm dụng cưỡng bức tình dục [78;
tr.4]. Tuy nhiên, xét trung bình lợi nhuận hàng năm đối với mỗi nạn nhân của LĐCB
lại phân hóa rõ ở mức độ phát triển của nền kinh tế. Theo ILO, lợi nhuận hàng năm
mà các nạn nhân ở trong nền kinh tế phát triển tạo ra là cao nhất (trung bình 34.800
USD/1người), tiếp theo là các nước ở Trung Đông (khoảng 15.000 USD/1người),
thấp nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với bình quân 5.000 USD/1người
và Châu Phi với mức 3.900 USD/1người [78; tr.4]. Nghiêm trọng hơn, trên phạm vi

o

c


m

C

m

w

o

c u -tr

.
ack

bu

y
bu
C

lic

k

to

17

w


w

.d o

w

w

w

w

N

O
W

!

h a n g e Vi
e

N

O
W

XC


er

PD

h a n g e Vi
e

!

XC

er

PD

F-

c u -tr a c k

.c


×