BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP BỘ
Tên đề tài:
Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở vào trong quản lý và giảng dạy
tại một số trường Đại học, Cao đẳng thuộc Bộ Công Thương
Mã số: 120.10.RD
Thực hiện đề tài:
Ths. Hà Xuân Quang Chủ nhiệm đề tài
Ths. Nguyễn Văn Thiện Thành viên
Ths. Hoàng Anh Thành viên
Ths. Phan Đăng Hưng Thành viên
Ths. Lê Minh Hoàng Thành viên
Ks. Lê Trường Giang Thành viên
8871
HÀ NỘI – 2010
1
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài. 7
2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8
3. Mục tiêu nghiên cứu 8
4. Nội dung nghiên cứu 8
5. Đối tượng nghiên cứu 9
6. Phạm vi nghiên cứu 9
7. Phương pháp nghiên cứu 9
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ 10
1.1. Phần mềm mã nguồn mở và vấn đề bản quyền 10
1.2. Ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở và tình hình ứng dụng phần
mềm mã nguồn mở trên thế giới và Việt Nam.
13
1.2.1. Ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở 13
1.2.2. Tình hình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trên thế giới và Việt Nam 14
1.2.2.1. Trên thế giới 14
1.2.2.2. Tại Việt Nam 15
1.3. Các phần mềm mã nguồn mở có khả năng ứng dụng trong giáo dục và đào tạo
16
PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PMNM TRONG QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO
CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUỘC BỘ CÔNG THUƠNG 18
2.1.
Hạ tầng CNTT của các trường 18
2.2. Tình hình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở 18
2.2.1. Mức độ nhận thức và tiếp cận với phần mềm mã nguồn mở 18
2.2.2. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong thiết lập hệ thống CNTT 19
2.2.2.1. Hệ điều hành và các dịch vụ phần mềm mã nguồn mở cho máy chủ 19
2.2.2.2. Hệ điều hành và ứng dụng cho máy trạm 20
2.2.3. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác quản lý 22
2.2.4. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác giảng dạy và học tập CNTT
23
2.2.5. Định hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong nhà trường. 25
PHẦN III: TÍNH KHẢ THI VÀ QUY TRÌNH ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN
MỞ VÀO CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG 27
2
2.1. Phân tích khả năng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào các cơ sở đào tạo thuộc
Bộ Công Thương
27
2.1.1. Những lợi thế và điểm mạnh của việc áp dụng phần mềm mã nguồn mở vào các cơ
sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương
27
2.1.1.1. Các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Công Thương 27
2.1.1.2. Phần mềm mã nguồn mở 28
2.1.2. Những tồn tại và thách thức với việc áp dụng phần mềm mã nguồn mở vào các cơ
sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương.
32
2.2. Quy trình áp dụng phần mềm mã nguồn mở vào nhà trường 34
PHẦN IV. ÁP DỤNG PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 44
4.1.
Đặc điểm tình hình 44
4.2. Quá trình áp dụng phần mềm mã nguồn mở vào một số hoạt động của trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội
44
4.3. Áp dụng phần mềm mã nguồn mở trong việc tổ chức hoạt động thi trắc nghiệm
trực tuyến tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
47
4.3.1. Các hoạt động chính liên quan đến quá trình tổ chức thi trắc nghiệm 47
4.3.2. Các tính năng của phần mềm Moodle và khả năng đáp ứng yêu cầu tổ chức thi . 48
4.4. Kết quả triển khai thí điểm ứng dụng PMNM tại trường Đại học Công nghiệp Hà
Nội.
57
4.4.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất 57
4.4.2. Cài đặt phần mềm 58
4.4.3. Biên soạn tài liệu hướng dẫn sử dụng 60
4.4.4. Triển khai ứng dụng PMNM 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 62
3
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.
Kết quả khảo sát ứng dụng HĐH và các dịch vụ phần
mềm mã nguồn mở cho máy chủ
19
Bảng 2.2.
Kết quả khảo sát ứng dụng HĐH và các dịch vụ PMNM
cho máy trạm
21
Bảng 2.3
Kết quả khảo sát ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
phục vụ công tác quản lý
22
Bảng 2.4
Kết quả khảo sát ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
phục vụ công tác giảng dạy và học tập
23
Bảng 3.1
So sánh các phần mềm thông dụng có khả năng áp dụng
trong nhà trường
28
Bảng 3.2
Chi phí một số phần mềm cơ bản 30
Bảng 4.1. Các hoạt động trong quá trình kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh – sinh viên
47
4
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3.1. Quy trình áp dụng phần mềm mã nguồn mở vào nhà
trường
35
Hình 4.1. Giao diện màn hình lập kế hoạch 47
Hình 4.2. Giao diện màn hình nhập thông tin kế hoạch 48
Hình 4.3. Giao diện màn hình kế hoạch thi 48
Hình 4.4. Giao diện lựa chọn câu hỏi biên soạn 49
Hình 4.5. Giao diện màn hình soạn thảo câu đa lựa chọn 50
Hình 4.6. Giao diện màn hình soạn thảo câu ghép đôi 51
Hình 4.7. Giao diện màn hình quản lý câu hỏi 52
Hình 4.8. Giao diện màn hình thiết lập đề thi 52
Hình 4.9. Giao diện trang thiết lập thông tin
đề thi 53
Hình 4.10. Giao diện Tab chỉnh sửa thông tin đề thi 53
Hình 4.11. Giao diện màn hình kích hoạt đề thi 54
Hình 4.12. Giao diện trang kết quả thi của thí sinh 55
Hình 4.13. Giao diện trang xuất kết quả thi 55
Hình 4.14 Phòng máy triển khai áp dụng phần mềm MNM 56
Hình 4.15 Phòng máy chủ cài đặt PMNM 57
Hình 4.16 Hệ điều hành Solaris được cài tại máy chủ 57
Hình 4.17 Phần mềm Moodle, trình duyệt web Firefox,,. được cài
trên hệ thống
58
Hình 4.18 OpenOffice được cài đặt trên hệ thống 58
Hình 4.19 Sinh viên dự thi trắc nghiệm tại phòng máy 59
5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
WTO Tổ chức thương mại thế giới
CNTT Công nghệ thông tin
PM Phần mềm
PMNM Phần mềm mã nguồn mở
GPL Giấy phép công cộng
QĐ Quyết định
BTTTT Bộ Thông tin Truyền thông
BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
HĐH Hệ điều hành
CĐCN Cao đẳng Công nghiệp
ĐHCN Đại học Công nghiệp
CĐN Cao đẳng nghề
TCCN Trung cấp chuyên nghi
ệp
TCN Trung cấp nghề
QLCL Quản lý chất lượng
NHCH Ngân hàng câu hỏi
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Diễn đàn công đồng mã nguồn mở Việt Nam
/> Website mã nguồn mở Việt Nam
/> trang tin mã nguồn mở
/> Trang chủ chính của OpenOffice.org
Cộng đồng những người phát triển
/> Trang chủ của cộng đồng Ubuntu Việt Nam
/> Trang chủ chính của OpenOffice.org
/> Diễn đàn của cộng đồng Ubuntu Việt Nam
/> Diễn đàn của cộng đồng Linux Việt Nam
/> Diễn đàn về Linux
/> Froum
/>
/>
/> Trang chủ chính của cộng đồng Ubuntu quốc tế
/> Trang chủ của cộng đồng Ubuntu Việt Nam
/> Trang chủ chính của OpenOffice.org
/> Diễn đàn của cộng đồng Ubuntu Việt Nam
/> Diễn đàn của cộng đồng Linux Việt Nam
/> Diễn đàn về Linux
7
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong mọi hoạt động của đời sống không còn dừng ở mức nhu cầu mà đã trở
thành yêu cầu cấp thiết và không thể đảo ngược của mỗi tổ chức, cá nhân trong xã
hội. Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mang đến sự thay đổi cơ
bản trong nhiều mặt của đời sống xã hội và giáo dục đào tạo cũng không nằm
ngoài trào lưu đó.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và trong lĩnh vực giáo dục và
đào tạo nói riêng đang phát triển với tốc độ nhanh chóng và mang lại hiệu quả vô
cùng to lớn Tuy nhiên, vẫn tồn tại những ‘‘cản trở’’ không nhỏ trong việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào thực tế, đặc biệt đố
i với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
nổi lên là khả năng tài chính cho hạ tầng công nghệ thông tin.
Sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng và ở một số khía cạnh mang tính quyết
định của công nghệ thông tin đối với mọi mặt của đời sống được phát triển chính
từ khả năng giải quyết ngày càng đa dạng và hiệu quả của hệ thống các ứng dụng,
phần m
ềm công nghệ thông tin. Ở nhiều mức độ khác nhau, tính ‘‘ thông minh’’
của các phần mềm được thay đổi nhanh chóng ở mỗi phiên bản kế tiếp. Cùng với
sự thay đổi và nâng cấp này, yêu cầu về sở hữu trí tuệ, bản quyền phần mềm cũng
được đặt ra chặt chẽ hơn, kèm theo nó là chi phí cho việc sử dụng và khai thác
phần mềm tin học ngày càng cao và khó đáp ứng với không ít đối tượng mà trong
đó có các cơ sở
đào tạo.
Đi ngược với xu hướng thương mại hóa phần mềm công nghệ thông tin, với
mục đích mang lại lợi ích cho số đông người sử dụng thông qua việc phát triển các
ứng dụng công nghệ thông tin được công bố rộng rãi và người dùng có khả năng sử
dụng miễn phí đồng thời điều chỉnh theo nhu cầu theo từng mức độ khác nhau,
cộng đồng người làm công nghệ trên thế
giới đã hình thành một xu hướng phát
triển phần mềm được biết đến với khái niệm phần mềm mã nguồn mở. Với sự
tham gia của đông đảo các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong các
cộng đồng phát triển phần mềm mã nguồn mở, hiện tại phần mềm mã nguồn mở đã
có được phát triển đang ghi nhận và ở nhiều lĩnh vực đã có khả n
ăng đáp ứng được
yêu cầu sử dụng đa dạng của người dùng thậm chí còn vượt lên trên phần mềm
nguồn đóng cùng loại trên nhiều phương diện.
Trên thế giới việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đã có nhiều bước đi
tích cực, nhiều tập đoàn lớn về công nghệ đã có những hỗ trợ quan trọng cho việc
phát triển các
ứng dụng nguồn mở qua sự hiện diện của phần mềm mã nguồn mở
8
ngày càng chiếm lượng người dùng ngày càng lớn. Trong khi đó, tại Việt Nam
những bước tiến trong lĩnh vực này còn chưa thực sự rõ nét, việc sử dụng phần
mềm không bản quyền, phần mềm bẻ khóa tràn lan dẫn đến việc chưa thực sự ý
thức được ý nghĩa của việc sử dụng phần mềm có bản quyền hay khai thác những
ứng dụng nguồn mở. Tuy nhiên, cùng với việ
c gia nhập WTO và các tổ chức quốc
tế khác, việc sử dụng, khai thác phần mềm tin học tại Việt Nam sẽ phải có những
thay đổi cơ bản để phù hợp với những quy định chung đồng thời đáp ứng được các
điều ước, thông lệ quốc tế mà Việt Nam tham gia trong lĩnh vực này. Trong bối
cảnh đó, phần mềm mã nguồn mở sẽ trở thành một trong nhữ
ng giải pháp quan
trọng, có tính quyết định cho sự phát triển của ngành công nghệ thông tin nói riêng
và các lĩnh vực khác.
Trước những yêu cầu vừa mang tính thực tiễn và cấp bách đó, việc nghiên
cứu và thiết lập quy trình để ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào quá trình quản
lý đặc biệt trong lĩnh vực quản lý giáo dục và đào tạo là việc làm quan trọng và
phù hợp với xu hướng phát triển chung.
2. Ý nghĩa khoa họ
c của đề tài
Việc nghiên cứu về phần mềm mã nguồn mở qua đó thiết lập quy trình áp
dụng phần mềm mã nguồn mở vào thực tế hoạt động quản lý và giảng dạy trong
các cơ sở đào tạo nói chung và cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương nói riêng sẽ
giúp cho các cơ sở đào tạo xác định được các phần mềm mã nguồn mở thích hợp
và nhanh chóng áp dụ
ng vào hoạt động của nhà trường qua đó mang lại hiệu quả
hoạt động quản lý, giảng dạy đồng thời tiết kiệm được chi phí đầu tư.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, xác định tính khả thi và xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm
mã nguồn mở hỗ trợ công tác quản lý và giảng dạy tại Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội, trên cơ sở đó triể
n khai nhân rộng tới các trường Đại học, Cao
đẳng thuộc Bộ Công Thương.
4. Nội dung nghiên cứu.
Phân tích khả năng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào hoạt động quản
lý và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương.
Xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào các cơ sở đào
tạo.
Thí điểm áp dụng quy trình
ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
9
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : Phần mềm mã nguồn mở và các quy
định, giấy phép liên quan đến bản quyền phần mềm và thực trạng áp dụng phần
mềm mã nguồn mở tại Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu giới hạn đối với những phần mềm mã nguồn mở có giấy
phép và ứng dụng nó vào các hoạt động h
ỗ trợ quản lý và giảng dạy tại trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội và một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công Thương.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp:
Điều tra, khảo sát thực tế
Phương pháp tổng hợp, phân tích các số liệu.
Phương pháp chuyên gia : Tham khảo ý kiến của các cán bộ, giáo viên,
chuyên gia công nghệ thông tin từ các công ty có nhiều kinh nghiệm để lự
a chọn
phần mềm mã nguồn mở phù hợp với giáo dục.
Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm áp dụng quy trình được đề xuất
vào thực tế hoạt động quản lý và giảng dạy tại Đại học Công nghiệp Hà Nội.
10
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ
1.1. Phần mềm mã nguồn mở và vấn đề bản quyền
Phần mềm mã nguồn mở (open - source software)
Phần mềm mã nguồn mở hiểu theo nghĩa rộng là một khái niệm chung được
sử dụng cho tất cả các phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi công
khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phầ
n mềm đó. Tuy nhiên, điều này
không có nghĩa là người dùng có thể sao chép, sửa chữa hay sử dụng phần mềm
mã nguồn mở vào mọi mục đích đặc biệt là các mục đích mang tính thương mại.
Tính mở của phần mềm được giới hạn theo các điều kiện công bố khác nhau
tùy theo từng phần mềm hoặc tác giả của nó quy định. Phần mềm mã nguồn mở
thường đượ
c công bố dưới nhiều điều kiện khác nhau nhưng có thể thấy phổ biến
trong một số dạng như sau: Cho phép phát triển, sử dụng và chuyển giao tùy ý
miễn là giữ nguyên các dòng về nguồn gốc sản phẩm; Bắt buộc các sản phẩm có
nguồn gốc từ phần mềm mã nguồn mở cũng phải mở; đòi hỏi phải công bố trọn
vẹn mã nguồn; không cho phép sử d
ụng vào mục đích thương mại hoặc không có
ràng buộc gì đáng kể v.v.
Qua đó, ta có thể hiểu Phần mềm mã nguồn mở là hệ thống phần mềm được
mở có điều kiện, cho phép người sử dụng có thể tùy biến trên cơ sở những giới
hạn.
Một điều kiện phổ biến nhất đối với các hệ thống mã nguồn mở là Gi
ấy phép
công cộng (GPL: GNU General Public License ) của tổ chức Free Software
Foundation. GPL có 2 đặc điểm lớn là:
Tác giả gốc giữ bản quyền về phần mềm nhưng cho phép người dùng rất
nhiều quyền khác, trong đó có quyền tìm hiểu, phát triển, công bố cũng như quyền
khai thác thương mại sản phẩm. Tác giả sử dụng luật bản quyền để bảo đảm các
quyền đó không bao giờ bị vi phạ
m đối với tất cả mọi người, trên mọi phần mềm
có sử dụng mã nguồn của mình.
Đặc biệt điểm thứ 2 thường được gọi là hiệu ứng virus (viral effect) vì nó biến
tất cả các phần mềm có dùng mã nguồn GPL cũng biến thành phần mềm GPL.
Trên thực tế điều này có ý nghĩa: bất kỳ tác giả nào sử dụng dù chỉ 1 phần rất nhỏ
mã nguồn GPL trong ch
ương trình của mình cũng phải công bố chương trình đó
dưới điều kiện GPL. Mọi phần mềm GPL đều phải công bố mã nguồn của mình
rộng rãi công khai và phải tạo điều kiện cho mọi người truy cập được mã nguồn ấy
(ví dụ qua web hoặc qua việc bán CD giá rẻ).
11
Giữ nguyên mọi dòng chú thích về nguồn gốc tác giả, bản quyền của họ cũng
như điều kiện được áp dụng đối với phần mềm (trong 1 file có tên LICENSE).
Cấm việc bán mã nguồn nhưng cho phép kinh doanh chương trình được tạo ra từ
mã nguồn ấy hoặc là các dịch vụ hỗ trợ liên quan.
Các điều khoản phân phối của phần mềm mã nguồn mở phải tuân thủ các
yêu cầ
u sau:
Tự do tái phân phối
Bản quyền sẽ không giới hạn bất cứ ai khỏi việc bán hay đem cho phần mềm
đó như là một thành phần của bản phần mềm tổng hợp mà có chứa các chương
trình từ nhiều nguồn khác nhau. Bản quyền sẽ không đòi hỏi việc phải giữ nguyên
trạng phần mềm hay các phí tổn khác.
Mã nguồn
Chương trình phải đi kèm mã nguồn, và phả
i cho phép phân phối cả mã
nguồn cũng như dạng đã được biên dịch. Ở những nơi mà một số dạng sản phẩm
không được phân phối cùng mã nguồn thì phải có các cách thức được phổ biến
rộng rãi nhằm lấy được mã nguồn với chi phí không cao hơn chi phí tái sản xuất
hợp lý, khuyến khích cho phép tải về một cách miễn phí qua Internet.
Vì mục đích của mã nguồn mở là tạo điề
u kiện để việc phát triển được thuận
lợi nên các cộng đồng yêu cầu sự sửa đổi mã nguồn cũng phải được tạo điều kiện
thực hiện. Do đó, mã nguồn phải để dạng được ưa chuộng mà theo đó một lập trình
viên sẽ có thể tham gia sửa đổi chương trình được. Việc biến đổi mã nguồn thành
một dạng mã gây rối một cách có ch
ủ tâm là không được phép.
Các chương trình phát sinh
Bản quyền phải cho phép sửa đổi và các chương trình phát sinh từ đó, và phải
cho phép chúng được phân phối dưới cùng các điều khoản như giấy phép của phần
mềm gốc.
Tính toàn vẹn của mã nguồn cung cấp bởi tác giả
Bản quyền có thể hạn chế không cho phép mã nguồn được phân phối ở dạng
đã được sửa đổi chỉ nếu như b
ản quyền cho phép phân phối “các file vá” cùng mã
nguồn nhằm mục đích sửa đổi chương trình ở thời gian tạo sản phẩm. Bản quyền
phải cho phép một cách tường minh việc phân phối phần mềm được tạo ra từ mã
nguồn được sửa đổi. Bản quyền có thể yêu cầu các sản phẩm phát sinh phải mang
một cái tên hay một số hiệu phiên bản khác so với phần mềm gốc.
12
Theo đó, bản quyền mã nguồn mở phải đảm bảo rằng mã nguồn sẽ tồn tại ở
dạng dễ dàng lấy được, nhưng có thể yêu cầu rằng nó sẽ được phân phối với cơ sở
mã nguồn nguyên gốc ban đầu kèm với các bản vá. Theo cách này, những thay đổi
“không chính thức” có thể xuất hiện ở hình thức sẵn sàng để tiếp cận nhưng được
phân biệt m
ột cách dễ dàng với mã nguồn cơ sở.
Không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân hay nhóm người
Bản quyền phải không được phân biệt đối xử với bất cứ cá nhân hay nhóm
người nào. Một số quốc gia, trong đó có Hoa Kì, ban hành điều luật hạn chế xuất
khẩu một số loại phần mềm nhất định. Một giấy phép tuân thủ định nghĩa phần
mềm mã ngu
ồn mở có thể cảnh báo cho người sử dụng giấy phép về những hạn
chế có thể được áp dụng và nhắc nhở họ là họ có nghĩa vụ tuân thủ luật pháp; tuy
nhiên, bản quyền đó không được tự đặt ra các giới hạn như vậy.
Không phân biệt đối xử với bất cứ một lĩnh vực công việc nào
Bản quyền phải không được cản trở
bất cứ ai khỏi việc sử dụng chương trình
trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Ví dụ, nó không được cản trở không cho
chương trình đó được dùng trong một doanh nghiệp, hay không được dùng cho
việc nghiên cứu gien,v.v.
Việc phân phối bản quyền
Các quyền lợi đi kèm với chương trình phải áp dụng cho tất cả những ai mà
chương trình đó được tái phân phối đến đồng thời không cầ
n phải thực thi một thứ
giấy phép phụ thêm nào do các bên đó quy định.
Giấy phép không được dành riêng cho một sản phẩm
Các quyền lợi đi cùng chương trình đó phải không được phụ thuộc vào việc
chương trình phải là một bộ phận một bản phân phối phần mềm cụ thể khác. Nếu
chương trình được tách ra từ bản phân phối đó và được sử dụng hay phân phối
dưới các
điều khoản của giấy phép kèm theo chương trình thì tất cả các bên mà
chương trình được phân phối đến cũng nên có được các quyền lợi ngang bằng như
những quyền lợi được đưa ra theo bản phân phối phần mềm gốc.
Bản quyền phải không được cản trở các phần mềm khác
Bản quyền phải không được áp đặt các giới hạn lên các phần mềm khác mà
được phân phối kèm với ph
ần mềm có bản quyền đó. Ví dụ, bản quyền không
được chỉ dẫn nhất quyết rằng tất cả các phần mềm khác được phân phối trên cùng
một phương tiện thì phải là phần mềm mã nguồn mở.
13
Giấy phép phải trung dung về mặt công nghệ
Không cho phép tồn tại điều khoản nào của bản quyền khẳng định sự liên
quan đến bất cứ một công nghệ riêng biệt hay một kiểu giao diện nào.
1.2. Ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở và tình hình ứng
dụng phần mềm mã nguồn mở trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Ý nghĩa của vi
ệc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
Với việc được phát triển bởi các cộng đồng người sử dụng công nghệ và tạo
điều kiện cho người dùng tiếp cận và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng
đặc thù, việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở có ý nghĩa lớn, đặc biệt trong điều
kiện hiện nay khi nhữ
ng yêu cầu về tài chính để nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT
ngày càng cao và các quy định về sở hữu trí tuệ và bản quyền phần mềm ngày chặt
chẽ. Có thể thống kê ra đây một số lợi ích cơ bản khi áp dụng phần mềm mã nguồn
mở:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư cho bản quyền phần mềm. Ước tính hiện nay đối với
một máy tính PC thông thường chi phí cho phầ
n mềm tương đương với chi
phí phần cứng. Nếu áp dụng phần mềm mã nguồn mở, chi phí dành cho nội
dung này sẽ giảm tới mức tối thiểu.
- Người dùng được sử dụng phần mềm với đầy đủ các chức năng cần thiết, hữu
ích cho công việc. Hiện tại, với các phần mềm “bẻ khóa” rất nhiều các chức
năng quan trọng của phầ
n mềm không có khả năng sử dụng, hoặc sử dụng
không ổn định.
- Hạn chế và hướng tới việc xóa bỏ việc vi phạm bản quyền phần mềm, điều
này đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.
- Có khả năng tùy biến cho phù hợp với yêu cầu sử dụng mang tính đặc thù,
điều này là không thể đổi với ph
ần mềm nguồn đóng.
- Nhận được sự hỗ trợ “trực tuyến” và vô tư từ cộng đồng người sử dụng phần
mềm có nhiều kinh nghiệm. Đối với phần mềm nguồn đóng, sự hỗ trợ từ các
nhà sản xuất thường kèm theo chi phí và thường sự hỗ trợ này khó có thể thực
hiện ngay khi xuất hiện nhu cầu.
- Tính bảo m
ật và an ninh của hệ thống phần mềm mã nguồn mở được đánh giá
cao hơn so với hệ thống nguồn đóng tương đương, do đối tượng của đa phần
các cuộc tấn công hoặc virus hiện tại đều nhằm vào hệ thống các phần mềm
nguồn đóng. Mặt khác, do phần mềm mã nguồn mở được xây dựng và hoàn
14
thiện bởi cộng đồng người sử dụng đông đảo nên việc phát hiện các lỗi, lỗ
hổng được thực hiện thường xuyên và có những động thái khắc phục kịp
thời.
- Đảm bảo được sự tương thích về cơ sở dữ liệu khi chuyển đổi sản phẩm của
các ứng dụng mã nguồn mở sang môi trường mã nguồn đóng do vậy ngườ
i
dùng mã nguồn mở không bị “đóng khung” và lo ngại về khả năng chuyển
đổi dữ liệu.
1.2.2. Tình hình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trên thế giới và Việt Nam
1.2.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới đã có hàng chục ngàn phần mềm mã nguồn mở, một số phần
mềm phổ biến như hệ điều hành nguồn mở LINUX (GNU/LINUX) và FreeBSD,
phần mềm dùng cho các
ứng dụng văn phòng Open Office, trình duyệt web
Mozilla, phần mềm dùng cho máy chủ web Apache, hệ quản trị cơ sở dữ liệu
MySQL và PostgreSQL, ứng dụng Java cho máy chủ Jakarta và các ngôn ngữ lập
trình nguồn mở Perl và Pytho.
Việc phát triển và ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trên thế giới ngày
được quan tâm, nhiều chính phủ đã và đang đẩy mạnh phát triển và ứng dụng phần
mềm mã nguồn mở nhằm tận dụng nh
ững lợi ích của nó đem lại và như Brazil,
Canada, Trung Quốc, Đức, Nhật Hiện tại, nhiều tập đoàn lớn về công nghệ IBM,
Intel, SUN, HP, Oracle cũng đã có nhiều phát triển quan trọng trong lĩnh vực
phần mềm mã nguồn mở.
Phần mềm mã nguồn mở cũng đã được cộng đồng người dùng trên toàn cầu
đón nhận và sử dụng ngày càng nhiều, theo trung tâm nghiên cứu CNTT MRI của
Nh
ật Bản đã thực hiện các điều tra liên quan đến tình hình phổ cập phần mềm mã
nguồn mở tại các quốc gia đến quý 3 năm 2009:
+ Trình duyệt web Firefox đã chiếm hơn 25% (tăng thêm 4,5 % so với năm
2008) , trong khi đó IE (của Microsoft) chiếm 68,15% (giảm khoảng 7% so với
năm 2008) .
+ Máy chủ web Apache chiếm khoảng 60,43 %, trong khi đó thị phần của
Microsoft là 30,41%.
+ Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice chiếm khoảng 25% thị trường toàn
cầu.
15
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Xác định được ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đối với
điều kiện một đất nước còn nghèo như nước ta và trong điều kiện Việt Nam đang
hội nhập toàn cầu ngày càng sâu rộng, chính phủ đã có nhiều chủ trương nhằm đẩy
mạnh việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở vào các hoạ
t động của thực tiễn. Từ
năm 2004 đến nay, Thủ tướng chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đã ban
hành nhiều chính sách có liên quan đến vấn đề này, như:
- Quyết định 235/QĐ-TTg ban hành ngày 2/3/2004 của Thủ tướng chính phủ
về ứng dụng và phát triển phần mềm mã nguồn mở ở Việt Nam với các nội dung
cơ bản: (1) giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền và chi phí đầu tư. (2) Đào t
ạo nhân lực.
(3) Tạo được một số sản phẩm.
- Quyết định 169/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 17/7/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về mua sắm sản phẩm CNTT sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, ưu tiên
mua sắm sản phẩm phần mềm nguồn mở.
- Công văn số 602-CV/CNTT của ban chỉ đạo CNTT của cơ quan Đảng về
việc mua các phần mềm, sử dụng có bản quyền và dùng r
ộng rãi phần mềm mã
nguồn mở;
- Quyết định 08/2007/QĐ-BTTTT ban hành ngày 24/12/2007 của Bộ Thông
tin và Truyền thông đã ban hành danh mục sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp
ứng nhu cầu sử dụng trong cơ quan nhà nước: OpenOffice, Firefox, Thunderbird,
Unikey;
- Chỉ thị 55/2008/CT-BGDĐT ban hành ngày 30/9/2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, đẩy nhanh
việc đưa phần mề
m mã nguồn mở vào trong chương trình giảng dạy CNTT ở các
cấp học;
- Chỉ thị 07/2008/CT-BTTTT ban hành ngày 30/12/2008 về đẩy mạnh sử
dụng phần mềm mã nguồn mở trong hoạt động của cơ quan, tổ chức nhà nước;
- Thông tư số 41/2009/TT-BTTTT ngày 30/12/2009, Bộ Thông tin và
Truyền thông đã ban hành danh mục các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở đáp
ứng được yêu cầu sử dụng trong các cơ quan, tổ chức Nhà n
ước…
Thực tế hoạt động ứng dụng phần mềm mã nguồn mở đã có nhiều bước
chuyển biến tích cực trong những năm gần đây. Đối với cộng đồng người dùng,
một số phần mềm mã nguồn mở đã được đón nhận và sử dụng tương đối phổ biến
16
trong thực tế như trình duyệt Web FireFox, Bộ gõ tiếng Việt Unikey, Phần mềm
quản trị cơ sở dữ liệu My SQL… Đối với các cơ quan nhà nước, một số Bộ ngành
cũng đã có những bước đi tích cực trong hoạt động này. Thống kê trong số 12 Bộ,
cơ quan Nhà nước gửi báo cáo về Bộ TT&TT tháng 6 năm 2010 có 7/12 đơn vị có
cài phần mềm mã nguồn mở cho máy trạm trong đó 3/12 đơn v
ị cài phần mềm
OpenOffice, 7/12 cài Unikey, 6/12 cài Firefox, 4/12 Bộ cài Thunderbird
Nhìn vào những con số thống kê kể trên và thực tế cho thấy, việc ứng dụng
phần mềm mã nguồn mở tại Việt Nam mặc dù đã có những bước chuyển nhưng
vẫn hết sức sơ khai, phạm vi ứng dụng hạn hẹp trong một nhóm nhỏ người dùng
và một số rất ít các phần mềm. Tại hội thảo “Thúc đẩy
ứng dụng và phát triển
phần mềm mã nguồn mở” được tổ chức ngày 14/12/2010 do Bộ Thông tin và
Truyền thông cùng với Ban Điều hành triển khai Chương trình phát triển Công
nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam
chủ trì. Các chuyên gia về công nghệ thông tin đều có nhận định Việt Nam cũng
đã có nhiều chính sách đối với phần mềm mã nguồn mở, tuy nhiên thực tế triển
khai còn rất chậm trên ph
ạm vi hẹp. Những nguyên nhân chính dẫn đến thực tế
này có thể dễ dàng thấy được là:
Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm nguồn đóng công khai, tràn lan dẫn
đến việc không “mặn mà” với việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở.
Thiếu các quy định cụ thể về việc áp dụng các chuẩn mở, chính sách, cơ chế
tài chính, định mức, các quy định cụ thể về ứ
ng dụng phần mềm mã nguồn mở
cũng như chính sách ưu tiên sử dụng trong các cơ quan, đơn vị làm cơ sở để thống
nhất thực hiện.
Phần lớn người dùng chưa thực sự thấy được ý nghĩa của việc ứng dụng phần
mềm mã nguồn mở, tâm lý “của rẻ là của ôi” vẫn nặng nề dẫn đến việc tiếp cận và
ứng dụng hệ thống phần mềm này rất hạn chế.
Những nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực này để chỉ ra được ý nghĩa cũng
như khả năng áp dụng phần mềm mã nguồn mở đổi với những đối tượng cụ thể
chưa được thực hiện đầy đủ. Mặt khác đối với phần nhiều đối tượng người dùng là
các đơ
n vị, cơ quan thì việc bắt đầu từ đâu cho việc chuyển đổi hệ thống và áp
dụng phần mềm mã nguồn mở là một bài toán khó chưa có lời giải thích hợp.
1.3. Các phần mềm mã nguồn mở có khả năng ứng dụng trong giáo dục và
đào tạo
Hiện tại, hệ thống phần mềm mã nguồn mở đã được phát triển khá sâu, rộng
17
trên thế giới, hàng ngàn phần mềm mã nguồn mở đã được phát triển có khả năng
giải quyết gần tương đương các phần mềm nguồn đóng phổ dụng thậm. Trong mọi
lĩnh vực, phần mềm mã nguồn mở đều đã có những đại diện được sử dụng với
những chức năng đôi lúc còn vượt qua các phần mềm nguồn đóng tươ
ng đương có
trên thị trường.
Trên cơ sở các văn bản của các Bộ/ Ngành liên quan đến phần mềm mã
nguồn mở cũng như tham khảo ý kiến của các cộng đồng nghiên cứu, sử dụng
nguồn mở tại Việt Nam, nhóm phát triển đề tài thống kê một số phần mềm mã
nguồn mở có khả năng ứng dụng trong giáo dục và đào tạo như sau:
1- Hệ
điều hành: Solaris, TurboLinux, Debian, RedHat, Fedora Core, Ubuntu,
Knoppix
2 - Phần mềm văn phòng: OpenOffice.Org là phần mềm đáp ứng và tuân thủ
tiêu chuẩn định dạng tài liệu mở ODF, gồm các mô đun: a) Soạn thảo văn bản
(Writer); b) Bảng tính điện tử (Calc); c) Trình chiếu (Impress); d) Cơ sở dữ liệu
(Base); đ) Đồ hoạ (Draw); e) Soạn thảo công thức toán học (Math);
3 - Quản lý học tập điện tử e-Learning: Moodle, Dokeos
4 - Bộ gõ tiếng Vi
ệt: Xvnkb, Unikey
5 - Phần mềm thư viện: Emilda, phpmylibrary, Koha, OpenBiblio.
6 - Cổng thông tin điện tử: Liferay, Uportal, DotnetNuke, ExoPlatform.
7. Diễn đàn: phpBB, Jforum, mvnForum, SMF.
8 - Quản lý nội dung: Alfresco, PHP-Nuke, Nuke-Viet, Joomla, Drupal.
11. Vẽ bản đồ tư duy: FreeMind.
12. Xử lý âm thanh: Audacity.
13. Xử lý ảnh: PhotoScape, GIMP (thay thế Photoshop), Inkscape.
14. Tạo tệp văn bản PDF: PDFCreator.
15. Database server: MySQL, PostgreSQL, Ingres, OpenDB.
16. Blog: WordPress, B2evolution.
17. e-Portfolio: Mahara.
18. Thư điện tử: Postfix, Zimbra, Sendmail.
19. Công cụ web: NVU, Bluefish (thay thế Frontpage, Dreamwear).
18
PHẦN II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG PMNM TRONG QUẢN LÝ
VÀ ĐÀO TẠO CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO THUỘC BỘ
CÔNG THUƠNG
Nhóm thực hiên đề tài đã tiến hành khảo sát tình hình ứng dụng phần mềm
mã nguồn mở và chủ trương triển khai phần mềm mã nguồn mở trong các trường
thuộc Bộ Công thương gồm: trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Đại học
Công nghiệp Việt Hung; trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên; trường Đại học
Công nghiệp Quảng Ninh, trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm; trường
Đại học
Sao đỏ. Kết quả khảo sát được phân tích trên một số mặt chủ yếu sau :
2.1. Hạ tầng CNTT của các trường
Điều kiện trang bị cơ sở hạ tầng về CNTT của các trường có khác nhau, một
số trường được trang bị tốt như trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trường Đại
học Công nghiệp Việt Hung. Các trường còn lại đều
đã có một phần hoặc có kế
hoạch nâng cấp mua sắm bổ sung thiết bị cho hạ tầng CNTT trong năm 2011.
- Kết nối máy tính nội bộ:
+ Kết nối toàn trường: 4/6 trường
+ Kết nối trong khu vực văn phòng:2/6 trường
- Kết nối Internet:
+ Thuê đường truyền riêng (leased line): 3/6 trường
+ Kết nối ADSL: 3/6 trường
- Máy chủ: 6/6 trường có máy chủ.
2.2. Tình hình ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
2.2.1.
Mức độ nhận thức và tiếp cận với phần mềm mã nguồn mở
Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đặt ra các câu hỏi liên quan
đến mức độ nhận thức và tiếp cận phần mềm mã nguồn mở với lãnh đạo và đơn vị
chuyên môn, kết quả thu được như sau:
- Có hiểu biết về phần mềm mã nguồn mở: 6/6 trường chiếm tỷ lệ 100%.
- Ch
ưa đưa PMNM vào giảng dạy và học tập do chưa có chủ trương hoặc chưa
đủ nguồn lực triển khai: 3/6 trường chiếm tỷ lệ 50%.
- Các trường đã đưa PMNM vào giảng dạy và học tập: 3/6 trường chiếm tỷ lệ
50%. Tuy nhiên những môn học về PMNM đều đưa vào với thời lượng không
nhiều hoặc dưới dạng là môn học tự chọn cho người học.
19
- Hầu hết các trường đều chưa hình thành câu lạc bộ sinh viên về PMNM, mà chỉ
có sinh viên yêu thích PMNM thì đăng ký tham gia diễn đàn của cộng đồng
nguồn mở, hoặc tự nghiên cứu thông qua nguồn tài liệu của thư viện.
2.2.2. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong thiết lập hệ thống CNTT
2.2.2.1. Hệ điều hành và các dịch vụ phần mềm mã nguồn mở cho máy chủ
Kết quả khảo sát cho thấy trong số 6 trường mới chỉ có 2 trường là sử dụng
hệ điều hành phần mềm mã nguồn mở cho máy chủ, trong đó số lượng máy chủ
được cài đặt phần mềm mã nguồn mở chỉ chiếm 10% để phục vụ cho ứng dụng đặc
thù đó là khai thác module quản lý thi trắc nghiệm của Moodle và phần mềm quản
lý thư viện PhPMyLibrary sử d
ụng phần mềm mã nguồn mở.
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát ứng dụng HĐH và các dịch vụ phần mềm mã nguồn mở
cho máy chủ
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
1 Hệ điều hành PMNM cho máy chủ
Redhat X
Solaris X
Suse
Turbo Linux
Knoppix
Ubuntu X
FreeBSD
Khác
2 Dịch vụ PMNM trên máy chủ
2.1 Dịch vụ thư điện tử
SendMail X X
Qmail
PostFix
Khác
2.2 Thư điện tử qua Web (Web Mail)
Popper
SquirrelMail
IMP
20
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
Khác
2.3 Máy chủ Web
Apache X X
Khác
2.4 Máy chủ Proxy
Squid
Privoxy
Khác
2.5 Dịch vụ FTP
Gftp X X
tkFTP
MC
Khác
2.6 Dịch vụ bảo mật Iptable
2.7
Dịch vụ quản
lý địa chỉ phức
hợp Open
LDAP
X
2.8 Dịch vụ chia sẻ dữ liệu
CUPS
Lprng
Samba X
Khác
2.2.2.2. Hệ điều hành và ứng dụng cho máy trạm
Việc cài đặt hệ điều hành, các ứng dụng cho máy trạm sử dụng phần mềm
mã nguồn mở chiếm khoảng 5% lượng máy hiện có của các trường.
Mặc dù số lượng máy trạm cài đặt hệ điều hành nguồn mở ít nhưng qua
khảo sát cho thấy nhiều ứng dụng phần mềm mã nguồn mở có thể
chạy trên nền hệ
điều hành Windows (nguồn đóng) lại được sử dụng phổ biến như trình duyệt web
Mozzila Firefox, bộ gõ Unikey, phần mềm Tex2pdf Điều này mở ra xu hướng
21
khai thác phần mềm mã nguồn mở trên cơ sở kết hợp sử dụng với phần mềm
thương mại.
Bảng 2.2. Kết quả khảo sát ứng dụng HĐH và các dịch vụ PMNM cho máy trạm
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
1 Hệ điều hành PMNM cho máy trạm
Mandriva
Turbo Linux
Debian
Redhat X
Fedora Core X X
Ubuntu X X X
Solaris X
Khác
2 Các ứng dụng cho máy trạm
2.1 Quản lý thư điện tử
Evolution
Thunderbird X X
Khác X
2.2 Ứng dụng văn phòng
OpenOffice X X X X X
Abiword
Khác
2.3 Đọc file PDF
Xpdf X X
GhostView
2.4 Tạo file PDF
Ps2pdf
PDFStill
Tex2pdf X X X X X
Khác X
2.5 Đồ họa
GIMP X X X
22
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
Khác
2.6 Trình duyệt web
Mozzila Firefox X X X X X X
Konqueror
khác
2.7 Phần mềm vẽ biểu đồ
Dia X
2.8
Các tiện ích
khác
2.2.3. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác quản lý
Hầu hết các phần mềm phục vụ cho công tác quản lý tại các trường đều là
phần mềm thương mại nguồn đóng do các trường tự xây dựng hoặc đặt mua của
các công ty phần mềm.
Việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở tại các trường trong công tác quản
lý chủ yếu tập trung vào khai thác mả
ng Elearning là hệ thống đòi hỏi kinh phí
xây dựng và vận hành từ đầu lớn hoặc hệ quản trị nội dung đã được cộng đồng
phát triển tương đối hoàn hảo.
Bảng 2.3 Kết quả khảo sát ứng dụng phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác
quản lý
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
1 Quản lý thư viện
Koha
PhPMyLibrary X
OpenBiblio
PMB
Khác
23
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
2 Quản lý môn học và ELearning
Moodle X X
CollaboratifLea
rning
Caroline
Sakai
Khác X
3 Quản trị cổng thông tin
uPortal
LifeRay
Khác X
4 Hệ quản trị nội dung
Mambo
Postnuke X
TikiWiki
Khác X
2.2.4. Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác giảng dạy và học tập
CNTT
Hiện nay việc triển khai phần mềm mã nguồn mở tại các đơn vị còn hạn chế
nên việc lựa chọn đào tạo phần mềm mã nguồn mở trong nhà trường chủ yếu nhắm
tới mục tiêu giới thiệu cho người học về nguồn mở chứ ch
ưa thực sự đi sâu vào
nghiên cứu phát triển phần mềm mã nguồn mở.
Bảng 2.4 Kết quả khảo sát ứng dụng phần mềm mã nguồn mở phục vụ công tác giảng dạy
và học tập
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
1
Hệ điều hành
24
TT Phần mềm
ĐH CN
Hà Nội
ĐHCN
Việt
Hung
CĐCN
Phúc
Yên
ĐHCN
Quảng
Ninh
CĐN
Mỏ
Hồng
Cẩm
Đại học
Sao đỏ
Mandriva
Turbo Linux
Debian
Redhat X
Fedora Core X X
Ubuntu X X X X
Solaris X
Khác
2
Ngôn ngữ lập
trình
GNU gcc/g++ X
Dev-C/C++ X X X X
Dev-Pascal X X
Khác
3
Phân tích thiết
kế hướng đối
tượng
AgroUML
Umbrello
DpaToolkit
Khác
4
Ngôn ngữ lập
trình web
PhP X X X X X
Python
Perl X
Khác
5
Công cụ phát
triển trên máy
chủ
JBoss