Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ WEBSITE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
“ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG VIỆC XÂY
DỰNG VÀ QUẢN TRỊ WEBSITE”
Giáo viên hướng dẫn : ThS. HOÀNG THẾ ANH.
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN QUANG CHƯƠNG
Lớp : TIN1102
Khóa : 11
Hà Nội, tháng 4 năm 2010
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong mấy năn gần đây sự phát triển mạnh mẽ của nghành CNTT đã làm thay đổi
cục diện thế giới. Dường như mọi hoạt động luôn gắn liền với CNTT. Ngày
11/01/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO, từ khi gia nhập WTO thì
Việt Nam cũng có rất nhiều thuận lợi và khó khăn. Trước tình hình đó thì việc phổ
cập tin học, đào tạo CNTT, vận dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhất là trong Kinh
tế là rất cần thiết. Nhưng khó khăn gặp phải ở đây là chính là chi phí mua và sử dụng
các sản phẩm phần mềm thương mại (Phần mềm có bản quyền) khá đắt cộng thêm
tình hình vi phạm bản quyền phần mềm ở nước ta chiếm tỷ lệ cao. Vậy, để có và sử
dụng những phần mềm giá rẻ thậm chí là miễn phí mà không vi phạm bản quyền, dễ
sử dụng và tính bảo mật cao thì giải pháp tối ưu là sử dụng những phần mềm mã
nguồn mở. Trong nền kinh tế mở như hiện nay, một doanh nghiệp muốn thu hút
khách hàng và tạo ra được nhiều lợi nhuận thì ngoài các yếu tố cần thiết khác cần
phải có thì việc quảng bá thương hiệu, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, dịch vụ và
giao dịch thuận lợi và nhanh chóng của doanh nghiệp với khách hàng và các đối tác
cũng rất quan trọng. Giải pháp tối ưu cho những vấn đề nêu trên đó là xây dựng một
Website cho doanh nghiệp, đây là cách mà các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất
trong thời đại CNTT phát triển mạnh như hiện nay nhất là sự phát triển của Internet.


Nhưng vấn đề khó khăn mà các doanh nghiệp và nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở nước ta gặp phải đó là để xây dựng và quản trị một Website tốt, quản trị dễ dàng
mà chi phí rẻ không phải đơn giản, thêm vào đó không phải doanh nghiệp nào cũng
có những nhân viên chuyên môn cao về CNTT. Đứng trước tình hình và những vấn
đề nêu trên, với tư cách là một sinh viên nghành CNTT em đã mạnh dạn chọn đề tài “
ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ QUẢN TRỊ
WEBSITE” để tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến Mã nguồn mở trong lĩnh vực
công nghệ Web nhằm đóng góp một phần nào giải quyết các vấn đề nêu trên.
3
Chương I – Phần mềm mã nguồn mở
I – Phần mềm mã nguồn mở.
1. Khái niệm.
Phần mềm mã nguồn mở, còn được gọi ngắn gọn hơn là phần mềm nguồn mở
(PMNM) hay phần mềm tự do (Free Open Source Software - FOSS) là những phần
mềm được cung cấp dưới cả dạng mã và nguồn, không chỉ là miễn phí về giá mua mà
chủ yếu là miễn phí về bản quyền. Người dùng có quyền sửa đổi, cải tiến, phát triển,
nâng cấp theo một số nguyên tắc chung qui định trong giấy phép PMNM (ví dụ
General Public Licence – GPL) mà không cần xin phép ai, điều mà họ không được
phép làm đối với các phần mềm nguồn đóng (hay phần mềm thương mại). Nhà cung
cấp phần mềm nguồn mở có quyền yêu cầu người dùng trả một số chi phí về các dịch
vụ bảo hành, huấn luyện, nâng cấp, tư vấn, vv... tức là những dịch vụ thực sự đã thực
hiện để phục vụ người dùng, nhưng không được bán các sản phẩm nguồn mở vì nó là
tài sản của trí tuệ chung, không phải là tài sản riêng của một nhà cung cấp nào.
Có 2 học thuyết chính về PMNM là:
Tổ chức phần mềm tự do FSF(Free Software Foundation)
Phần mêm miễn phí nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do của người dùng:
• Quyền tự do chạy chương trình với bất kỳ mục đính nào (nhưng phải tuân theo
giấy phép GNU).
• Quyền tự do nghiên cứu cách thức vận hành của một chương trình và thích
ứng nó cho phù hợp với nhu cầu của mình (Quyền truy cập mã nguồn là điều kiện

tiên quyết cho quyền tự do này.)
• Quyền tự do thêm mới các chức năng cho một chương trình và công bố những
tính năng mới đó đến công chúng để toàn cộng đồng được hưởng lợi.
Chương trình sáng kiến nguồn mở OSI(Open Source Initiative)
Là tổ chức quốc tế quản lý và xúc tiến định nghĩa mã nguồn mở, đồng thời phê
chuẩn giấy phép phần mềm nguồn mở thông qua chương trình và chứng chỉ OSI.
OSI duy trì một danh sách các giấy phép phần mềm nguồn mở, những giấy phép tuân
theo định nghĩa mã nguồn mở. nếu sản phẩm được công bố, phân phối có kèm theo
4
các giấy phép trong danh sách giấy phép của OSI. Chú trọng giá trị kỹ thuật của việc
tạo ra những phần mềm mạnh, có độ tin cậy cao và phù hợp với giới kinh doanh, đặc
biệt là lợi ích thực tiễn của phương pháp xây dựng và quảng bá PMNM.
2. Giấy phép nguồn mở GNU(General Public License – GPL).
Giấy phép Công cộng GNU (GNU General
Public License, viết tắt GNU/GPL hay chỉ GPL) là
giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất, mới
đầu do Richard Stallman viết cho dự án GNU.
Phiên bản hiện hành của giấy phép này là phiên
bản 3 năm 1997, phiên bản được sử dụng nhiều
nhất hiện nay là phiên bản 2 năm 1991.
3. Lịch sử ra đời và phát triển của mã nguồn mở.
Năm 1984, Richard Stallman, nhân viên phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo của
Học viện MIT (Massachusett Institute of Technology) – Mỹ, bắt đầu cuộc vận động
cho phần mềm miễn phí. Ông đã xây dựng dự án GNU và cho ra giấy phép Mã nguồn
mở GPL, hai nền tảng then chốt cho sự phát triển của Mã nguồn mở.
PMNM thực sự trở thành một khuynh hướng rõ rệt trong khoảng những năm
1991, sau khi một sinh viên Phần Lan 25 tuổi, Linus Torvalds đã phát triển và công
bố thành phần cốt yếu của hệ điều hành Linux. Và đến năm1997 GNU/Linux chiếm
25% thị trường máy chủ.
Năm 1998, The Open Source Initiative (OSI) – một tổ chức xúc tiến phần mềm

nguồn mở miễn phí được thành lập bởi hai nhà lập trình Eric Raymond và Bruce
Perens. Cũng trong năm 1998 Nescape công bố mã nguồn Navigator, thuật ngữ
“Nguồn mở” ra đời. Ra đời không lâu nhưng PMNM đã trỏ thành hiện tượng toàn
cầu.
Hiện nay, mã nguồn mở - Cuộc Cách mạng của công nghiệp phần mềm đã và
đang phát triển như một tất yếu.
4. Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng PMNM.
5
4.1. Lợi ích của PMNM.
Ưu điểm đầu tiên là chi phí thấp. Chu kỳ sống của một PMNM thường bắt đầu
là phần mềm nhỏ, miễn phí. Phần mềm này thường sẽ phát triển tới bản beta, cho tới
khi nhận được sự ủng hộ và tài trợ rộng rãi của cộng đồng. Những phần mềm như
vậy sẽ nhanh chóng có được thương hiệu riêng và nhóm phát triển bắt đầu đưa ra các
dịch vụ hỗ trợ người dùng có chi phí.Ngoài ra mã nguồn mở có giai đoạn kiểm
nghiệm lâu dài hơn, cho phép nhiều thời gian hơn để phát triển và hướng tới sự ổn
định cao hơn. Đưa vào sử dụng khi đã ổn định đồng nghĩa với giảm sự cố và chi phí.
Ưu điểm thứ 2 là tính đa dạng của open source. Một phần mềm tốt trên môi
trường này sẽ nhanh chóng được một nhóm phát triển khác triển khai trên môi trường
khác. Các tính năng cũng sẽ được cộng đồng PMNM bổ sung vào. Để làm như vậy,
các phần mềm đều có kiến trúc mở, theo dạng module để có thể sẵn sàng cấu hình
các tính năng mới.
Ưu điểm thứ 3 là độ ổn định và ít lỗi. Một khi đã chọn giải pháp PMNM, ta luôn
có thể biết rõ hiện còn tồn tại bao nhiêu bug, các bug sẽ sửa lúc nào, phiên bản nào,...
Điểm này khác hẳn những phần mềm PMND ở chỗ chúng vẫn có bug nhưng không
biết lúc nào mới được sửa. Bản chất của PMNM là phát triển bởi nhóm nhỏ nhưng
dùng và test bởi nhiều người, có thể hàng trăm, hàng ngàn người.
Ưu điểm thứ 4 là tính bảo mật Với các phần mềm PMND, sự bảo mật có được
bằng cách che giấu mã nguồn, ngược lại, PMNM cho phép nhiều người dùng có thể
nhận biết các đoạn mã cũng như tuỳ biến chúng. Do PMNM được phát triển bởi cả
cộng đồng nên sự phản ứng của mọi người sẽ diễn ra nhanh hơn khi sự cố bảo mật

được phát hiện. Các lỗi hay lỗ hổng bảo mật sẽ được sửa nên các PMNM sẽ cần ít
miếng vá (patch) và các cuộc tấn công nguy hiểm sẽ ít hơn.
Với khả năng định dạng không hạn chế nên các công ty, tổ chức hay cá nhân có thể
tùy biến cho phù hợp với nhu cầu và mục đích của mình. Điều này cho phép mã nguồn mở
liên tục được phát triển dẫn đến ổn định và tin cậy hơn, do đó hiệu năng của PMNM sẽ
cao hơn. Ngoài ra dùng PMNM sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu CNTT, không lệ
thuộc vào nhà sản xuất và tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm.
Phát triển một hệ thống open source hoàn toàn không dễ dàng bởi nó cần được
thiết kế, tổ chức đúng đắn và chuyên nghiệp ngay từ đầu. Nếu không, sẽ không thể
6
tiếp nhận hay đủ "mở" để được cộng đồng PMNM hỗ trợ và tiếp nhận. Chính vì lý do
này mà hầu hết các PMNM đều được phát triển bởi các lập trình viên chuyên nghiệp,
giàu kinh nghiệm, giữ vị trí quan trọng tại các công ty IT hay các phòng IT lớn.
Những yếu tố này cho thấy chất lượng của các open source hòan toàn không thua
kém các phần mềm sản xuất và bán bởi các hãng phần mềm nổi tiếng.
4.2. Hạn chế của mã nguồn mở
Phần mềm open source chưa đạt chuẩn về mặt hỗ trợ khách hàng tốt do thường
không có một công ty, một đại diện nào đứng ra quản lý khách hàng. Tất cả các yêu
cầu hầu như không thể hỗ trợ bằng điện thọai mà phải dùng forum, mail hay
newsgroup,...
Các PMNM thường không quan tâm đến việc quản cáo, giới thiệu sản phẩm. Chúng
thường được biết tới nhiều bởi cộng đồng những nhà phát triển phần mềm, những
người chuyên về IT nhiều hơn là các doanh nghiệp. Với nhóm phát triển open source,
khái niệm về "bán" được thay bằng "nhận tài trợ". Vì vậy, PMNM không mong đợi
tài chính từ các cá nhân người dùng mà dựa vào tài trợ chủ yếu từ những tổ chức lớn.
PMNM mang tính chất "mở" trong các tính năng của phần mềm. Điều này có
nghĩa là đôi khi phần mềm trở nên khó sử dụng bởi sự phức tạp quá hay đơn giản quá
của một tính năng mà nó cung cấp. Bản chất của việc đưa ra một tính năng như vậy là
bởi nhóm phát triển muốn cộng đồng PMNM có nhiều khả năng để thay đổi và biến
hóa nó nên cần tuân theo những chuẩn nhất định để giao tiếp hay tích hợp với các

phần mềm khác.
Mã nguồn mở thường chỉ tập trung vào các mã của nó mà ít chú ý đến thiết kế
giao diện và phát triển các tiện ích, gây nên sự nhàm chán và bất tiện cho người dùng.
Các ứng dụng kinh doanh đặc thù và thói của quen người dùng cũng là hạn chế của
PMNM. Tuy nhiên hiện nay các sản phẩm PMNM đã hướng tới giao diện người dùng
thân thiện hơn và phát triển nhiều ứng dụng hơn.
7
5. Một số dự án Mã nguồn mở thành công.
5.1 HĐH GNU/Linux.
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của hệ
điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của việc phát
triển MNM.
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn là
một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng say
trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994. Bộ phận
chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền GNU General
Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã nguồn của Linux.
Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux, nhưng
tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều hành giống
Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc đóng gói nhân
Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản phân phối Linux.
Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như máy chủ web, các
ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi trường làm việc desktop
như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho công việc văn phòng như
OpenOffice.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều hành
này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong nhiều ứng
dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các thiết bị nhúng
như là các máy điện thoại di động.
Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy nhiên,

hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và Hewlett-
Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền và thậm chí
là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong một số lĩnh vực.
Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng là nhờ vào các đặc
tính nổi bật so với các hệ thống khác, chi phí phần cứng thấp, tốc độ cao (khi so sánh
với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật tốt, độ tin cậy cao (khi so
sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá thành rẻ, không bị phụ thuộc vào
8
nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là được phát triển bởi một mô hình phát
triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.
Các bản phân phối Linux
Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần là bởi vì tính chất
nguồn mở của nó. Sau đây là một số bản phân phối chủ yếu:
Tên bản phân
phối
Phiên bản
mới nhất
Trang web chính thức Các bản tương tự
Ubuntu 9.10 www.ubuntu.com
Kubuntu,
Xubuntu,
Edubuntu,
Debian
GNU/Linux
5.0 www.debian.org
Ultimate Edition 1.7
Red Hat
Enterprise Linux
5.0 www.redhat.com/rhel/
Fedora 12 www.fedoraproject.org

SUSE Linux
Enterprise
Desktop
11 www.novell.com/linux/ OpenSUSE 10.3,
Mint 6 www.linuxmint.com
Knoppix 5.3.1 www.knoppix.com/
PCLinuxOS 2008 www.pclinuxos.com/
Mandrake 2007.0 www.madrivalinux.com Mandriva
CentOS 5 www.centos.org/
Gentoo 10.0 www.gentoo.org/
Slackware 12.1 www.slackware.com/
Xandros
SLAX
Easys
Sabayon
Dreamlinux
OpenSolaris 2008 www.opensolaris.org/
9
Hồng kỳ linux
Puppy linux
Hacao Linux 4.21 />Vubuntu 1.0
Asianux 2.0 Asianux Server
SliTaz 2.0 GNU/Linux
Fenix Desktop 2009 />Linpus Linpus Linux
5.2. BIND (máy chủ tên miền)
BIND( Berkely Internet Name Domain) là máy chủ tên miền DNS trên Internet,
đặc biệt là trên các hệ thống tựa Unix. Được hỗ trợ Internet Systems Consortium,
BIND ban đầu được tạo bởi 4 sinh viên ở trường University of California, Berkely và
phiên bản đầu tiên 4.3BSD. Sự phát triển của BSD 9 chính là sự kết hợp giữa các
cam kết thương mại và quân sự. hầu hết các tính năng của BIOND 9 được tài trợ bởi

các nhà phân phối UNIX nhằm cạnh tranh với hệ thống DNS do Microsoft đưa ra.
5.3. Apache (máy chủ Web)
Apache HTTP Server, còn được gọi ngắn gọn là Apache, là một hệ thống máy
chủ Web phổ biến hiện nay trên môi trường Wordl Wide Web. Apache được phát
triển và bảo trì bởi một cộng đòng phát triển nguồn mở (Apache Software
Foundation) có thể chạy trên các hệ điều hành khác nhau: Unix, FreeBSD, Linux,
Solaris, Novell NetWare, Mac OS X, và Microsoft Windows. Apache thuộc dạng free
software và open source software dưới giấy phép Apache License. Chịu trách nhiêm
nhận và thực hiện các yêu cầu do chức năng trình duyệt mạng gửi đến, máy chủ
Apache là một trong những nền tảng của hệ thống Mạng Toàn Cầu (WWW) như ta
biết đến ngày nay. Apache đã vươn lên vị trí số một về máy chủ mạng kể từ năm
1996 và hiện đang nắm giữ 62,53% thị trường máy chủ mạng toàn cầu, gấp hơn hai
lần thị phần của đối thủ cạnh tranh sát nhất là máy chủ IIS của Microsoft.
Tất nhiên, những số liệu thống kê ở trên luôn thay đổi hàng tháng. Số liệu cập nhật
nhất có thể tìm trên trang web “Khảo sát Máy chủ mạng” do Netcraft vận hành, tại
địa chỉ />10
5.4. Sendmail (máy chủ thư điện tử)
Sendmail là phần mềm truyền nhận mail (MTA – mail transfer agent). Đây là
một dự án open source, free software của cộng đòng Unix. Sendmail đã trở thành
MTA phổ biến nhất trên Internet. Sự phổ biến này một phần là do sự phổ biến của
các HĐH tựa Unix. Kết quả khảo sát do D.J. Bernstein tiến hành năm 2001 cho thấy
Unix Sendmail hiện đang nắm giữ thị phần lớn nhất: 42% toàn bộ các máy chủ email
trên thế giới. Như vậy và tỷ lệ chiếm lĩnh của ứng dụng nguồn mở này còn lớn hơn
cả thị phần cộng gộp của hai đối thủ liền sau là Microsoft Exchange với 18% thị
trường và Unix qmail với 17% thị trường. Lưu ý rằng qmail là một dạng máy chủ
email dựa trên nền Unix nhưng không phải là phần mềm nguồn mở do các điều kiện
cấp phép sử dụng quá hạn chế.
5.5. Open SSH (Công cụ quản trị mạng an toàn)
SSH ( Secure Shell) là một giao thức mạng dùng để thiết lập kết nối mạng một
cách bảo mật. SSH hoạt động ở lớp trên trong mô hình phân lớp TCP/IP. Các công cụ

SSH (như là OpenSSH, ...) cung cấp cho người dùng cách thức để thiết lập kết nối
mạng được mã hoá để tạo một kênh kết nối riêng tư. Hơn nữa tính năng tunneling của
các công cụ này cho phép chuyển tải các giao vận theo các giao thức khác. Do vậy có
thể thấy khi xây dựng một hệ thống mạng dựa trên SSH, chúng ta sẽ có một hệ thống
mạng riêng ảo VPN đơn giản. SSH là một chương trình tương tác giữa máy chủ và
máy khách có sử dụng cơ chế mã hoá đủ mạnh nhằm ngăn chặn các hiện tượng nghe
trộm, đánh cắp thông tin trên đường truyền. Các chương trình trước đây: telnet,
rlogin không sử dụng phương pháp mã hoá. Vì thế bất cứ ai cũng có thể nghe trộm
thậm chí đọc được toàn bộ nội dung của phiên làm việc bằng cách sử dụng một số
công cụ đơn giản. Sử dụng SSH là biện pháp hữu hiệu bảo mật dữ liệu trên đường
truyền từ hệ thống này đến hệ thống khác.
Cách thức làm việc của SSH
SSH làm việc thông qua 3 bước đơn giản:
• Định danh host - xác định định danh của hệ thống tham gia phiên làm việc
SSH.
• Mã hoá - thiết lập kênh làm việc mã hoá.
11
• Chứng thực - xác thực người sử dụng có quyền đăng nhập hệ thống.
5.6. Open Office (bộ ứng dụng văn phòng)
Open office là bộ ứng dụng văn phòng miễn phí, mã nguồn mở được xây dựng
trên phiên bản StarOffice mã nguồn mở của Sun Microsystems OpenOffice có thể
chạy trên các HĐH Windows, Solaris và Linux.
5.7. Firefox (trình duyệt Web)
Firefox được phát triển và bảo trì bởi một dự án phát triển và bảo trì bởi một dự án
phát triển nguồn mở của Mozilla nhằm cạnh tranh với trình duyệt Web Internet
Explorer của Microsoft. Firefox có thể chạy trên các HĐH Linux và MS Windows.
Firefox có nhiều add-ons và themes được phất triển bởi một cộng đồng nguồn mở
đông dảo ở khắp nơi trên thế giới
5.8. Các công cụ lập trình
Perl, Zope, và PHP, là những engine phổ biến sau "các nội dung trực tiếp" (live

content) trên mạng toàn cầu. Các ngôn ngữ cao cấp khác như Python, Ruby, và
Tcl/Tk rất thành công và thịnh hành trong đội ngũ những nhà phát triển năng động.
Trình biên dịch GNU và các công cụ (GCC, Make, Autoconf, Automake, và một số
khác) được cho là trình biên dịch mạnh, linh hoạt cũng như dễ mở rông nhất hiện
nay. Hầu hết tất cả dự án mã nguồn mở đều sử dụng chúng như công cụ phát triển
chính. Các công cụ phát triển được thiết kế đặc biệt tốt bởi không có các công cụ
chương trình mã nguồn mở, PMNM sẽ đòi hỏi công cụ thích hợp để xây dựng và tinh
chỉnh nó. Có hàng trăm ngàn gói mã nguồn mở phổ biến, bao quát nhiều lĩnh vực
phần mềm, và ngày một phát triển nhiều hơn.
6. Các giải pháp mã nguồn mở.
• Các ứng dụng quản trị nội dung ( Content Managerment Systems - CMS ).
• Các Ứng dụng trong giáo dục ( E-learning ).
• Các ứng dụng trong kinh doanh ( Customer Relationship Managerment –
CRM, Enterprise Resource Planning – ERP, eCommerce, eGroupware,…)
7. Tình hình phát triển và ứng dụng PMNM trên thế giới.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, phần mềm nguồn mở với nền tảng là hệ điều
hành Linux là một cộng đồng phần mềm tin cậy đang phát triển rất nhanh. Trong thời
gian qua, các phần mềm nguồn mở thường chủ yếu gắn với môi trường UNIX và
12
mạng Internet. Do đó chúng thường được dùng trong các máy chủ, trong các máy
phân phối dịch vụ và chứa dữ liệu nội tại trong các hệ thống thông tin của các cơ
quan và trên Internet. Hiện tại, phần mềm nguồn mở đã dần dần xâm nhập vào các
máy khách, đặc biệt sau khi xuất hiện hàng loạt các công cụ văn phòng đủ chất lượng
cho các ứng dụng chuyên nghiệp, trong đó có StarOffice, OpenOffice. Với những
phiên bản sau này, Sun Micro System đã thương mại hóa StarOffice, nhưng
OpenOffice vẫn tiếp tục là phần mềm nguồn mở miễn phí. Linux đã trở thành một hệ
điều hành cho phép thực hiện các ứng dụng văn phòng theo các chuẩn thông dụng
trên thị trường như Word, Excel …
Nhiều công ty Tin học hàng đầu trên thế giới (như IBM, HP, DEC, Sun Solaris…)
đã hộ trợ cộng đồng phần mềm nguồn mở. Do tác động của những công ty này, và

cũng muốn làm giảm vai trò thống trị của Microsoft, một số công ty khác cũng đưa
sản phẩm của họ chạy trên nền Linux với giá thấp hơn nhiều so với các sản phẩm
tương tự chạy trên các hệ điều hành độc quyền. Các hệ quản trị CSDL quan hệ
Oracle và Informix, các phần mềm SAP, môi trường phát triển Delphi Inprise, các
công cụ văn phòng Corel … đã chạy tốt trên nền hệ điều hành Linux. Thêm vào đó,
tồn tại các sản phẩm thương mại chất lượng tốt, cho phép mô phỏng Windows dưới
Linux và thi hành các chương trình viết cho môi trường Windows.
Ngày nay, sự phát triển của hệ điều hành Linux đã vượt ra khỏi phạm vi của các
nhà công nghệ. Chính phủ nhiều nước, điển hình nhất là Chính phủ Trung Quốc, đã
thực sự tham gia vào quá trình ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở, mà trước
hết là việc tăng cường ứng dụng và phát triển hệ điều hành Linux.
Đồng thời ngày càng nhiều tổ chức trên toàn thế giới và doanh nghiệp hướng sử
dụng tới Linux như Quân đội và Hải quân Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức, Bưu điện
Mỹ, Yellow Cab, NASA, Ikea, Fujitec, Sony, Corel Computers, Digital Domain,
Mercedes-Benz, Cisco, Netscape, IBM, Apple, Digital Equipment, tạp chí Byte …
Riêng phần mềm Apache đã chiếm tới 60% thị phần máy chủ Web trên Internet.
Có tới 90% máy chủ tên miền (Domain Name Server) ở Mỹ, 70% máy chủ thư tín
điện tử và 60% máy chủ web trên thế giới đã dùng hệ điều hành Linux.
13
Thị phần hệ điều hành Linux trong thị trường hệ điều hành đã phát triển nhanh
hơn dự báo, đã lên hàng thứ nhì trong thị trường hệ điều hành vào năm 1999. Đến
giữa năm 2001, có 56% số doanh nghiệp toàn cầu sử dụng phần mềm nguồn mở.
Tại khu vực Tây Âu, theo đánh giá và dự báo của hãng IDC (International Data
Corporation), các Chính phủ và công ty đã đầu tư hỗ trợ Linux và các ứng dụng
nguồn mở khoảng 98 triệu US$ vào năm 2004. Con số này lên tới khoảng 228 triệu
US$ vào năm 2008.
Tháng 6-2001, Bộ Văn hóa Pháp đã chuyển 400 máy chủ sang GNU/Linux, Tổng
cục Thuế quốc gia Pháp, với các ứng dụng mà vấn đề an toàn và bảo mật dữ liệu
được coi là quan trọng hàng đầu, cũng đã chuyển 950 máy chủ sang hệ điều hành
nguồn mở.

Chính phủ Đức đã đưa ra quy định ngăn cấm sử dụng các hệ điều hành mã nguồn
đóng trong các hệ thống máy tính nhạy cảm. Nhằm giám sát và bảo vệ các mạng máy
tính của các quốc gia thành viên, Cộng đồng châu Âu đã khuyến cáo các tổ chức của
Cộng đồng và các cơ quan công quyền của các quốc gia thành viên “khuyến khích
các dự án dùng phần mềm có mã nguồn công khai, vì đó là cách duy nhất bảo đảm
trong phần mềm không có các back door.
Tại khu vực Châu Á, phần mềm nguồn mở và đặc biệt là Linux, phát triển rất
mạnh. Cũng theo thông tin từ hãng IDC, thị trường các hệ điều hành Linux tại Trung
Quốc đạt giá trị 41,9 triệu USD vào năm 2008 và tại Nhật Bản đạt giá trị 105 triệu
USD vào năm 2007.
Từ nhiều năm qua, Chính phủ các nước châu Á đã luôn khuyến khích và ra sức
đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng hệ điều hành nguồn mở và Chính phủ Trung
Quốc được coi là đi đầu trong việc cỗ vũ phát triển ứng dụng và phát triển hệ điều
hành Linux.
Tháng 9-2003, Trung Quốc mời hãng Hewlett-Packard trợ giúp công ty RedFlag
Linux điều hành hệ RedFlag Server 4 trên các tuyến máy chủ. Công ty Hewlett-
Packard cũng đã thỏa thuận với Bộ Công nghệ Thông tin Trung Quốc giúp xây dựng
một phòng thí nghiệm Linux với kinh phí lên đến khoảng 24 triệu đôla.
14
Hiện tại, công ty Hewlett-Packard đã trở thành nhà cung cấp máy tính lớn đầu tiên
trên thế giới cung cấp các máy tính cá nhân hoạt động với hệ điều hành Linux, đặc
biệt chú ý tới thị trường châu Á. Thông qua Chi nhánh Hewlett-Packard tại Nhật Bản,
Hewlett-Packard đã tuyên bố sẽ khởi thủy việc cung cấp máy vi tính dùng hệ Linux
tại 12 thị trường chủ yếu của châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc,
Malaysia, Thái Lan, Singapore, Đài Loan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Nếu
như Dự án tại châu Á thành công thì công ty Hewlett-Packard sẽ mở rộng thị trường
máy vi tính với hệ điều hành Linux sang Bắc Mỹ và châu Âu trong tương lai.
Trong môi trường thuận lợi được tạo ra từ phía Chính phủ, Công ty phần mềm Red
Flag của Trung Quốc và công ty Miracle Linux của Nhật cùng hợp tác tạo nên hệ
điều hành Asianux. Đội ngũ nhân lực phát triển chính là những chuyên viên đã làm

việc, được giám sát tại Trung tâm phát triển Oracle - Beijing, Trung Quốc. Khi hoàn
thành, Asianux được công nhận là một hệ điều hành đạt chuẩn chất lượng của hệ
thống Linux toàn cầu. Asianux còn nhận được sự ủng hộ từ các công ty AMD, Dell,
HP, Langchao… Như vậy, Asianux sẽ trở thành hệ điều hành Linux chuẩn đầu tiên
cho châu Á.
Tham gia vào xu thế phát triển đó, Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc ngoại giao
thương lượng với người đại diện cho Asianux để cùng nghiên cứu và phát triển hệ
điều hành này. Các cơ quan Chính phủ của Đài Loan cũng tích cực triển khai việc sử
dụng hệ điều hành Linux.
Tại khu vực Nam Mỹ, Chính phủ Braxin là rất tích cực trong việc ứng dụng và
phát triển phần mềm nguồn mở, đặc biệt đối với hệ điều hành Linux. Braxin đã trở
thành nước đầu tiên trên thế giới mà Chính phủ yêu cầu mọi công ty hoặc viện
nghiên cứu nhận tài trợ của Chính phủ phải phát triển các phần mềm phát hành dưới
dạng nguồn mở.
8. Tình hình phát triển và sử dụng mã nguồn mở ở Việt Nam.
Linux vào Việt nam đầu những năm 1990 cùng với sự du nhập của Internet. Phong
trào PMNM bắt đầu xuất hiện bằng sự hình thành các nhóm nghiên cứu Linux, ngoài
ra còn được ứng dụng tại các trung tâm đào tạo: Viện tin học Pháp ngữ, Đại học quốc
gia HCM, ĐH Bách khoa, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế. Có hai sản phẩm quan trọng: Hệ
điều hành Linux, các ứng dụng Tin học văn phòng được việt hóa bởi Việt Khang
15
(Vietkey Linux), CMC... Ngoài ra còn có các sản phẩm nhúng trên các thiết bị cầm
tay. Đối với các thiết bị cầm tay, nhúng: CDIT(Tổng công ty bưu chính Viễn thông),
Vietkey group, Cadpro. Ứng dụng trên Web: Nhất Vinh – phần mềm thiết kế & quản
lý Web. Máy tính hiệu năng cao: ĐHBK mô phỏng luyện kim, Viện toán học – các
sản phẩm mô phỏng dự báo thời tiết, công ty AIC bộ Quốc phòng cho các nhiệm vụ
huấn luyện, đào tạo sử dụng trang thiết bị quốc phòng. Hợp tác Quốc tế: IBM, Sun,
UNDP, Hàn quốc, Trung quốc, Nhật bản...
Quyết định 235/QĐ-TTg ngày 2/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ khẳng định quyết
tâm của Chính phủ và nền CNTT Việt Nam trong việc ứng dụng và phát triển phần

mềm nguồn mở ở nước ta.
• Một số khó khăn
Hiện thời, số lượng người sử dụng các hệ điều hành kiểu UNIX/Linux tại Việt
Nam là quá nhỏ bé (dưới 1%) so với đội ngũ người sử dụng máy tính. Thực tế này có
nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan, nhưng đây là một trong những cản trở
lớn nhất của việc phổ cập hệ điều hành Linux-VN tại Việt Nam. Một nguyên nhân
quan trọng là thói quen sử dụng và ý thức vi phạm bản quyền theo mọi hình thức
trong sử dụng phần mềm tại Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ, chưa chính thức
thì hiện tượng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam tới 92%. Ứng dụng và phát
triển phần mềm nguồn mở đòi hỏi nhân lực phát triển phần mềm trình độ cao, đủ
năng lực khai thác và phát triển phần mềm nguồn mở. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam
đội ngũ này có số lượng ít và đa phần trong số đó đang triển khai phát triển phần
mềm theo cách thức truyền thống của phần mềm độc quyền.
• Một số thuận lợi
Việc sử dụng phần mềm nguồn mở ngày càng được phổ biến trên thế giới. Xu thế
sử dụng Linux trên thế giới càng ngày càng tăng, thể hiện qua việc tăng nhanh lên về
số lượng, và mở rộng hơn về phạm vi hoạt động của các đơn vị sử dụng Linux. Hiện
nay trên Internet, số lượng phục vụ Web trên nền Linux và các công nghệ liên quan
chiếm một tỷ lệ rất lớn. Theo thống kê từ số lượng các dự án phần mềm nguồn mở
đang được tiến hành (SourceForge.net), xu thế tăng tỷ lệ sử dụng phục vụ Web trên
Linux vẫn đang tiếp diễn.
16
Cùng với xu thế phát triển Linux trên thế giới, các hãng phần mềm Linux cũng đã
cải tiến nhiều định hướng thân thiện với người dùng hơn. Các hệ điều hành Linux
ngày càng trở nên dễ sử dụng, hỗ trợ nhiều phần cứng và ngày càng có nhiều các ứng
dụng hơn trên nền Linux.
Thuận lợi từ chính sách phát triển phần mềm nguồn mở của Chính phủ. Quyết
định số 235/QĐ-TTg ngày 02-3-2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án
tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004-
2008” đã chính thức trở thành điểm mốc đánh dấu việc bắt đầu triển khai Phần mềm

nguồn mở một cách có hệ thống tại Việt Nam.
Ngày 21-4-2005, Tập đoàn Intel đã ký văn bản hợp tác với Bộ Khoa học - Công
nghệ Việt Nam về việc Intel hỗ trợ triển khai thực hiện “Dự án tổng thể về ứng dụng
và phát triển phần mềm nguồn mở của Việt Nam”. Năm nội dung hỗ trợ chính là Xây
dựng một phòng thí nghiệm phần mềm nguồn mở, Đào tạo nguồn nhân lực về phần
mềm nguồn mở cho Việt Nam, Hỗ trợ một số công ty trong nước tiếp cận công nghệ,
công cụ phần mềm nguồn mở, Tư vấn các vấn đề liên quan đến phần mềm nguồn mở,
Tuyên truyền về phần mềm nguồn mở trong cộng đồng.
Quyết tâm ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở của Nhà nước ta được thể
hiện thông qua Quyết định 235/QĐ-TTg của Chính phủ và thông báo của Bộ Khoa
học và Công nghệ, vừa tạo những điều kiện thuận lợi phát triển phần mềm nguồn mở
tại Việt Nam vừa đòi hỏi nền công nghiệp phần mềm Việt Nam phải nhanh chóng
giải quyết một loạt các vấn đề khi phát triển phần mềm nguồn mở.
17
Chương II – Tổng quan về Internet và hệ thống Web.
I – Internet.
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm
các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu
nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được
chuẩn hóa (giao thức TCP/IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ
hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người
dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.
II - Lịch sử Internet
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án
nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên
vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los
Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara. Đó chính là mạng liên
khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng.
Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn
được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một

chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với ARPANET phải sử
dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ
18
nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ
hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự.
Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nhất là
khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng
với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương
mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng
(SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980 khi tổ
chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn
với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang
NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả đã
ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những mạng vùng khác đã tạo ra
một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu
lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển.
Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế
giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân
sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet
không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại
điện tử trên Internet.
II – Lợi ích của Internet.
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một trong
các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
tuyến (chat), máy tìm kiếm dữ liệu (search engine), các dịch vụ thương mãi và
chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các
lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ trên
Internet. Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ thống

các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World Wide Web).
19
III – World Wide Web.
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không
gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính
nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với
chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên
Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng
vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và
Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản
(hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một
chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản.
Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử
dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên miền (domain name), rồi sau
đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ (web server) và hiển thị trên
màn hình máy tính của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản
(hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản
hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên
kết thường được gọi là duyệt Web.
Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy
nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo.
Năm 1991, Tim Berners Lee ở Trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu (CERN)
phát minh ra World Wide Web (WWW) dựa theo một ý tưởng về siêu văn bản được
Ted Nelson đưa ra từ năm 1985. Có thể nói đây là một cuộc cách mạng trên Internet
vì người ta có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng.
Năm 1994 là năm kỉ niệm lần thứ 25 ra đời ARPANET, NIST đề nghị thống nhất
dùng giao thức TCP/IP. WWW đã trở thành dịch vụ phổ biến thứ 2 sau dịch vụ FTP.
Những hình ảnh video đầu tiên được truyền đi trên mạng Internet
IV - Các ISP

20
ISP (Internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các ISP phải thuê
đường và cổng của một IAP. Các ISP có quyền kinh doanh thông qua các hợp đồng
cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức và các cá nhân.
Các loại ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ Internet. Điều
khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP riêng là ko cung cấp dịch vụ Internet vời mục
đích kinh doanh. Người dùng chỉ cần thoả thuận với một ISP hay ISP riêng nào đó về
các dịch vụ được sử dụng và thủ tuc thanh toán được gọi là thuê bao Internet.
Internet chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1996, khi đó đặt dưới sự quản
lý duy nhất của một IPX là VNPT
Các ISP Việt Nam:
• VNPT
• Tổng Công ty Viễn thông Quân đội - Viettel
• Công ty FPT thuộc bộ khoa học và công nghệ
• NetNam thuộc Viện Công nghệ thông tin - Viện Khoa học và công nghệ Việt
Nam
• Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực
• Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn - SPT
V - Trình duyệt Web
Trình duyệt web là một phần mềm ứng dụng cho phép người sử dụng xem và tương
tác với các văn bản, hình ảnh, đoạn phim, nhạc, trò chơi và các thông tin khác ở trên
một trang web của một địa chỉ web trên mạng toàn cầu hoặc mạng nội bộ. Văn bản
và hình ảnh trên một trang web có thể chứa siêu liên kết tới các trang web khác của
cùng một địa chỉ web hoặc địa chỉ web khác. Trình duyệt web thường giao tiếp với
máy chủ web bằng việc sử dụng HTTP (giao thức truyền siêu văn bản) để lấy về các
trang web. HTTP cho phép các trình duyệt web gửi thông tin đến các máy chủ web,
cũng như lấy các trang web về. HTTP được sử dụng rộng rãi nhất là HTTP/1.1. Các
trang được định vị bằng cách thức của một URL (bộ định vị tài nguyên chung), được
coi như là một địa chỉ, bắt đầu bằng cụm http: để truy cập HTTP. Nhiều trình duyệt
cũng hỗ trợ các kiểu URL khác và giao thức tương ứng, như gopher: cho Gopher

(một giao thức siêu liên kết có thứ bậc), ftp: cho FTP (giao thức truyền file), rtsp: cho
21
RTSP (giao thức streaming thời gian thực), và https: cho HTTPS (một phiên bản
được mã hoá SSL của HTTP).
Định dạng file của một trang web thường là HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản) và được xác định bởi giao thức HTTP sử dụng kiểu nội dung MIME. Phần lớn
các trình duyệt hỗ trợ nhiều định dạng file khác bên cạnh HTML, như là các định
dạng ảnh JPEG, PNG, GIF... và có thể mở rộng để hỗ trợ nhiều hơn nhờ sử dụng các
plug-in. Sự kết hợp của kiểu nội dung HTTP và đặc tả giao thức URL cho phép các
nhà thiết kế trang web có thể đưa ảnh, hoạt hình, video, âm thanh và đa phương tiện
được streaming vào trang web, hoặc có thể truy cập chúng thông qua trang web.
Một số trình duyệt Web hiện nay:
• Internet Explorer có sẵn trong Microsoft Windows, của Microsoft
• Mozilla và Mozilla Firefox của Tập đoàn Mozilla
• Netscape Navigator của Netscape
• Opera của Opera Software
• Safari trong Mac OS X, của Apple Computer
• Maxthon của MySoft Technology
• Avant Browser của Avant Force (Ý).
• Google Chrome của Google
VII - Thư điện tử
Thư điện tử, hay email (Electronic mail), là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua
các mạng máy tính. Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu thông tin
(thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá hay dạng thông thường và được chuyển
qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ
một máy nguồn tới một hay rất nhiều máy nhận trong cùng lúc.
Cấu trúc chung của một địa chỉ email
Một địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có dạng: Tên_định_dạng_thêm
tên_email@tên_miền
• Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ

dàng nhận ra người gửi hay nơi gửi.
22
• Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư. Thông thường, cho dễ nhớ,
phần này hay mang tên của người chủ ghép với một vài kí tự đặc biệt. Phần
tên này thường do người đăng kí hộp thư điện tử đặt ra.
• Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay
sau phần tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền.
Hoạt động của hệ thống thư điện tử
Các giao thức E-mail
• SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) -- hay là giao thức chuyển thư đơn
giản. Đây là một giao thức lo về việc vận chuyển email giữa các máy chủ trên
đường trung chuyển đến địa chỉ nhận cũng như là lo việc chuyển thư điện tử
từ máy khách đến máy chủ. Hầu hết các hệ thống thư điện tử gửi thư qua
Internet đều dùng giao thức này.
• IMAP ( Internet Message Access Protocol) -- hay là giao thức truy nhập thông
điệp (từ) Internet. Giao thức này cho phép truy nhập và quản lý các mẫu thông
tin về từ các máy chủ. Với giao thức này người dùng email có thể đọc, tạo ra,
thay đổi, hay xoá các ngăn chứa, các mẫu tin đồng thời có thể tìm kiếm các
nội dung trong hộp thư mà không cần phải tải các thư về. Phiên bản mới nhất
của IMAP là IMAP4 tương tự nhưng có nhiều chức năng hơn giao thức POP3.
IMAP nguyên thuỷ được phát triển bởi POP (từ chữ Post Office Protocol) --
hay là giao thức phòng thư.
23
VIII - Máy tìm kiếm.
Máy tìm kiếm (Search Egine), hay còn gọi là công cụ tìm kiếm (search tool),
nguyên thuỷ là một phần mềm nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung
theo yêu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có. Việc tìm các tài liệu sẽ
dựa trên các từ khóa (keyword) được người dùng gõ vào và trả về một danh mục của
các trang Web có chứa từ khóa mà nó tìm được.
Các thuật toán hay kỹ thuật mà máy truy tìm dùng để xếp hạng hay đánh giá tầm

quan trọng của một trang Web theo một từ khoá cho trước gọi là sự phân hạng
(ranking), hay đơn giản hơn là phân hạng.
Các kỹ thuật thay đổi mã nguồn HTML của một trang Web cũng như các kỹ thuật
khác ngoài việc sửa mã nguồn HTML nhằm nâng cao tối đa thứ hạng của trang Web
đối với một số từ khóa nào đó trên các máy truy tìm gọi là kỹ thuật tối ưu hoá cho
máy tìm kiếm hay SEO (Search Engine Optimization).
IX - Hệ thống Web.
Hệ thống Web là một hệ thống cung cấp thông tin trên mạng Internet thông qua
các thành phần máy chủ, trình duyệt và nội dung thông tin.
Mạng dịch vụ Web là các mạng máy tính liên quan đến dịch vụ Web bao gồm các máy
chủ (Server), các máy tính và thiết bị phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ Web.
24
Hệ thống đó bao gồm:
• Đường dây và các thiết bị phần cứng nối mạng.
• Các máy chủ cung cấp dịch vụ Web: cung cấp các dịch vụ Web hosting, chứa
các phần mềm Application Server đảm bảo việc phát triển các dịch vụ trên
Web, kết nối đến các CSDL, máy chủ chứng thực, máy chủ tìm kiếm…
• Hệ thống tường lửa (Firewall) bao gồm cả phần cứng và phần mềm đảm bảo
an toàn cho hệ thống máy chủ với môi trường Internet.
• Hệ thống áy trạm điều hành, cập nhật thông tin cho máy chủ Web…
Phương thức hoạt động
Khi máy tính Client kết nối vào Internet, người sử dụng dùng trình duyệt Web gõ
địa chỉ tên miền truy cập (VD: ) gửi yêu cầu đến máy chủ Web.
Web Server xem xét và thực hiện yêu cầu từ Web browser. Nếu là Web tĩnh thì Web
Server sẽ lấy thông tin lưu sẵn trên máy chủ dạng thư mục, file và gửi lại theo yêu
cầu của Client. Nếu là Web động thì dùng các ngôn ngữ lập trình như ASP, PHP,
JSP, CGI.. kết nối và khai thác CSDL.
25

×