Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ôn tập tư tưởng Hồ chí minhx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.73 KB, 2 trang )

ÔN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Tại sao hiện nay chúng ta phải học tập và rèn luyện đạo đức CM theo tư tưởng HCM?
2. Vì sao dân chủ là bản chất của chế độ XHCN, là mục tiêu, động lực của công cuộc đổi mới.
3. Tại sao muốn phát huy dân chủ phải tăng cường pháp chế XHCN?
4. Tư tưởng HCM về sức mạnh của toàn dân và khối đại đoàn kết dân tộc.
5. Tại sao nói sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CMVN?
GỢI Ý
1. Tại sao hiện nay chúng ta phải học tập và rèn luyện đạo đức CM theo tư tưởng HCM?
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoa – hiện đại hóa và đổi mới
đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc học tập rèn luyện
tư tưởng đạo đức cách mạng, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một
việc làm hết sức quan trọng. Bởi vì tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một
nền tảng tinh thần xã hội, là động lực vượt qua khó khăn thách thức để tiến lên. Do đó học
tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người là một biện pháp quan trọng hàng đầu để
mỗi cán bộ Đảng viên và Tổ chức cơ sở Đảng khắc phục sửa chữa tình trạng suy thoái có
“tính chất nghiêm trọng” về đạo đức và lối sống, suy thoái về tư tưởng chính trị, giữ vững
niềm tin trong nhân dân về lãnh đạo Đảng.
Xuất phát từ những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắc lọc tinh hoa văn hóa
của nhân loại, đặc biệt là đạo đức mác xít. Chủ tịch HCM, vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, người
cộng sản, người thầy của cách mạng VN, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa
thế giới đã đi xa nhưng để lại cho chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng to lớn
đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng… Trong di sản Người để lại cho toàn Đảng, toàn
dân nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết cả cuộc đời và sự nghiệp của Người là tấm gương sáng
ngời cho toàn Đảng, toàn dân ta phải học tập và rèn luyện phấn đấu suốt đời noi theo.
Thực trạng hiện nay về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, Đảng viên ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng, lòng tin của nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên hiện nay đang là vấn
đề bức xúc trong dư luận xã hội, nó đang phá hại nhiều hạnh phúc gia đình, làm suy giảm nguồn
nhân lực, gây hậu quả rất lớn đến phát triển kinh tế của đất nước … Nó làm cho nhân dân ta không
an tâm và ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của Đảng. Đến việc thực hiện đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết đại hội X của Đảng đã chỉ rõ “thoái hoá, biến


chất về chính trị, tư tưởng, về đạo đức lối sống, tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu dân
trong một bộ phận không nhỏ của cán bộ, Đảng viên diễn ra nghiêm trọng kéo dài chưa được ngăn
chặn, đẩy lùi, nhất là trong các cơ quan công quyền, các lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lí đất đai
quản lí doanh nghiệp nhà nước và quản lí hành chính, làm giảm lòng tin yêu của nhân dân đối với
Đảng. Đó là một nguy cơ lớn, liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”.
“Có thể nói hành vi bạo lực của giới trẻ không còn là hiện tượng đơn lẻ, bùng phát trong những môi
trường xã hội đặc biệt. Nó như một xu hướng hành động đã lan ra nhiều nhóm xã hội (kể cả thành niên
và vị thành niên, nam giới hay nữ giới)
Khi con người xem thường giá trị của lòng nhân ái, ranh giới giữa hành vi lệch lạc và tội ác chỉ là hình
thức…
Nó đã xảy ra ở cả những nơi được coi là môi trường lý tưởng cho sự hình thành nhân cách của con
người là gia đình và nhà trường, trong nhóm bạn bè.”
Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Một xã hội
có nền đạo đức tốt sẽ là cơ sở để pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và tự giác. Mặt khác, pháp
luật nghiêm sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc giữ gìn, phát triển một nền đạo đức xã hội tốt đẹp.
Trong thực tế vấn đề này không phải bao giờ cũng được quán triệt đầy đủ. Pháp luật có lúc còn bị coi
thường. buông lỏng. Tình trạng bao che, “ô dù” đã làm cho phép nước không nghiêm gây nên sự bất
bình trong quần chúng, là một nhân tố khiến giá trị đạo đức xã hội suy giảm, cản trở việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế, xã hội tạo kẽ hở cho những kẻ tham nhũng lợi dụng đục khoét tài sản quốc gia,
làm giàu bất chính.
Bác nói: “Người cách mạng chúng ta nếu không tu dưỡng thì cũng có phen có cái đuôi ấy, dù nhỏ sẽ
có ngày gây hậu quả khôn lường”…
Từ câu chuyện trên, Bác nhắc nhở mọi người phải thường xuyên chăm lo tu dưỡng, rèn luyện. Nếu
không chịu khó học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, thì có ngày ""cái đuôi
dốt nát"" sẽ lòi ra; vì không ai trên đời này chỉ cần học một lần là xong xuôi hết cả. Mặt khác, nếu
không chịu khó tu dưỡng đạo đức, thì ""cái đuôi cá nhân chủ nghĩa"" cũng sẽ được mọc dần lên, vì
trong mỗi người đều tồn tại cả cái tốt và cái xấu.
55 năm đã trôi qua, nhưng câu chuyện và lời nhắc nhở của Bác Hồ vẫn còn nguyên giá trị. Học tập
tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấm nhuần những nguyên tắc xây dựng đạo
đức mới mà Người nêu lên và đã suốt đời không mệt mỏi tự rèn mình; giáo dục, động viên, cán bộ,

đảng viên và nhân dân cùng thực hiện. Đó là: Nói phải đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức;
Xây đi đôi với chống; Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng,
vàng càng luyện càng trong"". Thực vậy, cái ác, cái xấu là kẻ thù của đạo đức, nhưng nó thường ẩn
giấu bên trong con người, thậm chí đội lốt ngay trong cái vỏ đạo đức. Hơn nữa, nó là ""giặc nội
xâm"", là kẻ thù bên trong nên vừa nguy hiểm, vừa khó phát hiện. Phương thuốc đặc hiệu nhất để
phòng và chống kẻ thù vô hình này là phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Bởi vậy, mỗi người
chúng ta phải tự ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức trong suốt cuộc đời; coi tu dưỡng đạo đức là
một việc làm như rửa mặt hằng ngày.
Trong cuộc sống hôm nay, đã có nhiều bài học về sự mất mát do thiếu tu dưỡng đạo đức. Có những
cán bộ, đảng viên, trong gian khổ, tranh đấu thì hăng hái, trung thành, không sợ hy sinh, cực khổ,
quyết chiến đấu đến cùng, nghĩa là có công với cách mạng. Nhưng khi có ít quyền hạn trong tay thì
kiêu ngạo, xa xỉ, tham ô, lãng phí, quan liêu, tự biến mình thành những ""ông quan cách mạng"".
Những người này thậm chí đã kiên trì phấn đấu gần hết cuộc đời, có nhiều công lao, nhưng cuối đời
đã không giữ được tấm lòng trong sáng, nên sự nghiệp đã đổ vỡ, thậm chí đã phải vào vòng lao lí.
Đó chính là những người đã không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức; sớm bằng lòng, tự
mãn với bản thân và dần dần biến chất. Họ bị chính kẻ thù bên trong quật ngã./."

×