Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập chương II. LIÊN KẾT HÓA HỌC Hóa học 10 Chương trình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.25 KB, 4 trang )

Họ và tên HS:………………………Lớp:………….

Chương 3

LIÊN KẾT HĨA HỌC
Bài 8. QUY TẮC OCTET
Dạng 1. Quy tắc Octet
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon
khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Fluorine.
B. Oxygen.
C. Hydrogen.
D. Chlorine.
Câu 2. Để đạt quy tắc Octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z=19) phải nhường đi
A. 2 electron.
B. 3 electron.
C. 1 electron.
D. 4 electron.
Câu 3. Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu
hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Helium và argon.
B. Helium và neon.
C. Neon và argon.
D. Argon và helium.
Câu 4. Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí
hiếm nào dưới đây?
A. Neon và argon.
B. Helium và xenon.
C. Helium và radon.
D. Helium và krypton.
Câu 5. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mơ tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl) từ


nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine.
Câu 6. Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.
Dạng 2. Xác định loại liên kết dựa vào độ âm điện của các nguyên tố.
Câu 1. Vì sao các nguyên tử không tồn tại đơn lẻ mà đa số lại liên kết với nhau thành phân tử?
Câu 2.
a) Nêu định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết ion?
b) Điều kiện hình thành liên kết cộng hố trị, liên kết ion?
c) So sánh liên kết cộng hoá trị khơng cực và có cực. Cho ví dụ.
Câu 3. Dựa vào độ âm điện hãy so sánh độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau: H 2S, NH3, CsCl,
CaS, H2O, BaF2, Cl2. Phân tử nào có chứa liên kết ion? Liên kết cộng hóa trị có cực, khơng cực.
Câu 4. Hãy giải thích vì sao độ âm điện của nito và clo đều bằng 3 nhưng ở điều kiện thường N 2 hoạt động kém
hơn Cl2?
Bài 9. LIÊN KẾT ION
- Ion và sự hình thành ion
- Tinh thể ion
Câu 1. Cho 5 nguyên tử : Na; Mg; N; O; Cl
a) Cho biết số p; n; e và viết cấu hình electron của chúng.
b) Xác định vị trí của chúng trong hệ thống tuần hồn? Nêu tính chất hố học cơ bản.
c) Viết cấu hình electron của Na+, Mg2+, N3-, Cl-, O2-.
d) Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na2O ; MgO ; NaCl ; MgCl2 ; Na3N.
Câu 2. Viết phương trình tạo thành các ion từ các nguyên tử tương ứng: Fe 2+; Fe3+; K+; N3-; O2-; Cl-; S2-; Al3+;
P3-.
Câu 3. Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau:
a) S  S2d) Mg  Mg2+
g) 2N3+ N2
1


b) Mn7+  Mn2+
e) Fe2+ Fe3+

h) Cu  Cu2+
c) N3-  N5+
f) S2-  S4+
i) 2I-  I
Câu 4. Hoàn thành các phương trình sau:
a) P + 3e  ?
d) Cr3+ + 3e ?
g) S4+ + 4e  ?
b) 2H+ + 2e  ?
e) 2Cl-  ? + 2e
h) N4++ e  ?
c) Al  ? + 3e
f) Se + 2e  ?
i) S2-  ? + 8e
Câu 5. Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi cho:
a) Potassium tác dụng với khí chlorine. d) Aluminium tác dụng với khí oxygen.
b) Magnesium tác dụng với khí oxygen. e) Calcium tác dụng với sulfur
c) Sodium tác dụng với sulfur.
f) Magnesium tác dụng với khí chlorine.
Câu 6. Sodium sulfide (Na2S) là một hợp chất hoá học được sử dụng trong ngành cơng nghiệp giấy và bột giấy,
xử lí nước, cơng nghiệp dệt may và các quy trình sản xuất hoá chất khác như sản xuất cao su, thuốc nhuộm lưu
huỳnh và thu hồi dầu,... Điều thú vị là sodium sulfide đã được chứng minh là có vai trị trong bảo vệ tim mạch,
chống lại chứng thiếu máu cục bộ ở tim và giúp bảo vệ phổi, chống lại tổn thương phổi do máy thở. Trình bày
sự tạo thành sodium sulfide khi cho sodium phản ứng với sulfur.
Câu 7. Trong đời sống, muối ăn (NaCl) và các gia vị, phụ gia (C 5H8NO4Na: bột ngọt; C7H5O2Na: chất bảo quản
thực phẩm) đều có chứa ion sodium. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo các cá nhân nên hạn chế lượng
sodium xuống dưới 2300 mg mỗi ngày vì nếu tiêu thụ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và thận. Nếu trung
bình mỗi ngày, một người dùng tổng cộng 5,0 gam muối ăn; 0,5 gam bột ngọt và 0,05 gam chất bảo quản thì
lượng sodium tiêu thụ có vượt mức giới hạn cho phép nói trên khơng?
Câu 8. Cho biết lực hút tĩnh điện được tính theo cơng thức sau:

(q1, q2 là giá trị điện tích của hai điện
tích điểm, đơn vị là C (coulomb); r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đơn vị là m (meter); k là hằng số
coulomb). Dựa vào công thức trên, hãy so sánh gần đúng lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu trong phân tử
NaCl và phân tử MgO. Từ đó, cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sơi của hợp chất nào cao hơn.
9. Vì sao các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn và cứng trong điều kiện thường, nhưng lại giòn, dễ
vỡ?
Bài 10. LIÊN KẾT CỘNG HĨA TRỊ
Câu 1. Viết cơng thức Lewis của các phân tử
PH3, NH3, SO2, H2O, N2O3; Cl2O; SO2; SO3; N2O5.
C2H2, CH4, C2H4.
HClO, HCN, HNO2, HNO3, HClO2, H2SO4, H3PO4, H2CO3.
Viết CTCT của axit có oxi:
+ Viết nhóm H-O
+ Cho O của nhóm H-O liên kết với phi kim trung tâm
+ Sau đó cho phi kim trung tâm liên kết với O cịn lại nếu có
Na2CO3, KHSO4, NaSO4; NaNO3, Al2(SO4)3, Fe(NO3)3, Al2S3, Mg3(PO4)2.
Câu 2. Trình bày sự hình thành liên kết cho – nhận trong phân tử sulfur dioxide (SO2)
Câu 3. Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các AO.
Câu 4. Cho biết số liên kết xich-ma và liên kết pi trong phân tử acetylene (C2H2)
Câu 5. X thuộc chu kỳ 3, PNC nhóm VI. Y thuộc chu kỳ 1, PNC nhóm I. Z thuộc PNC nhóm VI, có tổng số hạt
là 24.
a) Hãy xác định tên X, Y, Z.
b) Viết công thức cấu tạo của XY2, XZ2.
2


Câu 6. Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự C, N, O, Cl. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau
đây và xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất, vì sao? CH4; NH3, H2O; HCl.
Câu 7. Cho O; S; Na; H; Cl.
a) Viết cấu hình electron các nguyên tố trên.

b) Giữa các ngun tố trên có khả năng hình thành những liên kết gì khi cho chúng hố hợp với nhau từng
đôi một? Trong số các hợp chất được tạo ra phân tử nào phân cực nhất? Vì sao?
Câu 8. Một ngun tố X có cấu hình electron lớp ngồi cùng là: 3s 23p5, ngun tố Y có cấu hình electron là:
1s22s22p3.
a) Xác định vị trí của X, Y trong hệ thống tuần hồn.
b) Viết cơng thức electron và cơng thức cấu tạo của phân tử đơn chất X, Y, hợp chất khí với hiđro của X, Y.
Câu 9. Hai ngun tố X, Y có:
- Tổng số điện tích hạt nhân bằng 15.
- Hiệu số điện tích hạt nhân bằng 1.
a) Xác định vị trí của X, Y trong hệ thống tuần hồn.
b) Viết cơng thức electron và cơng thức cấu tạo của hợp chất tạo thành bởi X, Y và H.
Câu 10. Ammonia (NH3) khan (nguyên chất) được bơm vào đất ở dạng khí, là nguồn phân đạm phổ biến ở Bắc
Mỹ do giá thành và tuổi thọ tương đối lâu trong đất so với các dạng phân đạm khác. Do tính ổn định của
ammonia khan trên đất lạnh, nơng dân trồng ngơ thường bón ammonia khan vào mùa thu để bắt đầu hoạt động
gieo trồng vào mùa xuân. Giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử ammonia.
Câu 11. Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của:
a) H2O.
b) NH3.
c) CO2.
Câu 12. Ozone (O3) là một loại khi có tính oxi hố mạnh, phân tử gồm ba nguyên tử oxygen. Ozone xuất hiện ở
tầng đối lưu và tầng binh lưu của khí quyển. Tuy thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng trên mà nó ảnh
hưởng đến sự sống trên Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự hiện diện liên kết cho –
nhận. Viết cơng thức Lewis và công thức cấu tạo của ozone.
Câu 13. Vì sao benzene (C6H6) khơng tan trong nước nhưng tan tốt trong các dung môi hữu cơ như
tetrechloromethane (CCl4), hexane (C6H14),…
Bài 11. LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS
- LK hydrogen
- Vai trò của lk hydrogen
- Tương tác van der waals
Câu 1. Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

A. H2S.
B. PH3.
C. HI.
D. CH3OH.
Câu 2. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử?
A. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H-F, H-N, H-O ở phân tử này) với một
trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác.
B. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
C. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hoá trị.
Câu 3. Điều nào sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen nội phân tử?
A. Là lực hút giữa các proton của nguyên tử này với các electron ở nguyên tử khác.
B. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H-F, H-N, H-O) ở một phân tử với một
trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở ngay chính phân tử đó.
3


C. Là lực hút giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các phân tử có chứa nguyên tử hydrogen.
Câu 4. Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực
cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
A. các nguyên tử trong phân tử.
B. các electron trong phân tử.
C. các proton trong hạt nhân.
D. các neutron và proton trong hạt nhân
Câu 5. Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử sau:
a) methanol (CH3OH) và nước.
b) ethylene glycol (HOCH2CH2OH) và nước.
Câu 6. Ethylene glycol (HOCH2CH2OH) là một chất chống đông trong cơng nghiệp ơ tơ, hàng khơng do có khả
năng can thiệp vào liên kết hydrogen của nước, làm các phân tử nước khó liên kết hơn, khiến nước khó đóng

băng hơn. Biểu diễn liên kết hydrogen liên phân tử và nội phân tử trong ethylene glycol.
Câu 7. So sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sơi của pentane (CH 3CH2CH2CH2CH3) và neopentane
((CH3)4C). Giải thích nguyên nhân sự khác biệt trên
Dạng 5. So sánh nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các chất thơng qua đặc điểm liên kết.
PP: - Hiệu độ âm điện giữa các nguyên tử càng lớn thì sự phân cực của phân tử càng lớn.
- Phân tử càng phân cực thì lực tương tác Van der waals giữa các nguyên tử càng mạnh => nhiệt độ nóng
chảy và nhiệt độ sơi càng cao.
- Thường: phân tử càng phân cực thì càng tan tốt trong nước do hình thành liên kết hidro với nước.
Câu 1. Hãy biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử
a. Hydrogen fluoride
b. Ethanol (C2H5OH) và nước
Câu 2. So sánh nhiệt độ sôi của
a. H2O và HCl;
b. SO2 và O2
c. PH3 và NH3.
Câu 3. Giải thích tại sao ở điều kiện thường H2S là chất khí trong khi H2O là chất lỏng.

------------------HẾT------------------

4



×