Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đặc Trưng Nghệ Thuật Của Văn Tế Nôm Trung Đại.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.41 KB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Thu Hằng

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA
VĂN TẾ NÔM TRUNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Thu Hằng

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT CỦA
VĂN TẾ NÔM TRUNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số
: 60 22 34

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đối với PGS.TS Đoàn Thị Thu
Vân- người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình hồn thành
luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các giảng viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư
phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt những kiến thức q báu cho
tơi trong khóa học vừa qua.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cơ ở phịng sau đại học trường Đại
học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tơi hồn
thành việc học tập trong thời gian qua.

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2012
Học viên
Đinh Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................. 1
MỤC LỤC ........................................................................................ 1
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 2
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .............................................. 2
5. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 4
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 7
7. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 7

Chương 1: VĂN TẾ NÔM TRUNG ĐẠI – CHỨC NĂNG, ĐẶC

ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ....................................... 9
1.1.Văn tế nôm trung đại – chức năng và đặc điểm thể loại ....................... 9
1.2. Văn tế Nôm trung đại – nguồn gốc và quá trình phát triển .............. 15

Chương 2: VĂN TẾ NƠM TRUNG ĐẠI NHÌN TỪ GĨC ĐỘ
HÌNH TƯỢNG............................................................................... 34
2.1. Hình tượng con người ............................................................................ 34
2.2.Khơng gian nghệ thuật ........................................................................... 50
2.3. Thời gian nghệ thuật .............................................................................. 61

CHƯƠNG 3: VĂN TẾ NƠM TRUNG ĐẠI NHÌN TỪ GĨC ĐỘ
NGƠN NGỮ, THỂ TÀI, KẾT CẤU VÀ GIỌNG ĐIỆU ........... 68
3.1. Ngôn ngữ ................................................................................................. 68
3.2.Thể tài ....................................................................................................... 97


3.3.Kết cấu...................................................................................................... 99
3.4.Phương thức thể hiện và giọng điệu .................................................... 105

KẾT LUẬN .................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 115
PHỤ LỤC ..................................................................................... 123


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học trung đại là một di sản vô cùng quý báu của văn học dân tộc Việt
Nam, đã đóng góp rất nhiều trong hành trình xây dựng bản sắc văn hố, văn học dân
tộc so với khu vực và thế giới. Những khám phá về phương diện nội dung của bộ
phận văn học này như chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa nhân đạo,… đã từng đem đến

cho chúng ta những hiểu biết mới mẻ và bổ ích. Tuy vậy, so với nội dung, vấn đề
hình thức thể loại vẫn chưa được chú ý đúng mức, đặc biệt là với thể văn tế. Trong
các cơng trình nghiên cứu về văn học nói chung hay về thể loại văn học nói riêng,
văn tế chưa bao giờ được xem xét một cách đầy đủ và có hệ thống, có chăng chỉ là
phần phụ vào khi nghiên cứu về một trào lưu văn học hay nghiên cứu về một tác gia
có sáng tác theo thể loại này. Một thể loại như văn tế chắc chắn còn ẩn chứa nhiều
điều thú vị mà những người làm công việc nghiên cứu không thể bỏ qua.
Trong số các thể loại du nhập từ Trung Quốc, văn tế là thể loại được “Việt
hoá” nhiều nhất. Xem xét lịch sử phát triển của văn tế nói chung, văn tế trung đại
nói riêng thì người viết nhận thấy văn tế chữ Hán có giá trị cao chiếm số lượng
khơng nhiều bằng văn tế chữ Nôm. Mặt khác, xét về cả nội dung, hình thức và
phương tiện bày tỏ tình cảm, văn tế trung đại Việt Nam, nhất là văn tế Nôm dường
như đã hồn tồn thốt khỏi sự ảnh hưởng của văn tế Trung Quốc. Điều này kích
thích người viết đi vào tìm hiểu thể loại văn tế, xét riêng về văn tế Nôm trung đại.
Bên cạnh giá trị lớn về mặt nội dung tư tưởng, văn tế trung đại Việt Nam nói
chung, văn tế Nơm trung đại nói riêng cịn đạt được nhiều giá trị về mặt hình thức
nghệ thuật. Tuy nhiên, trong thực tế, mặt này chưa được nói đến một cách hệ thống.
Ta chỉ có thể tìm thấy những bài viết đơn lẻ trong đó có bàn về nghệ thuật của một
số tác phẩm cụ thể của những tác giả có tên tuổi. Vì vậy, khảo sát những đặc trưng
của văn tế Nôm trung đại trong văn học Việt Nam về phương diện nghệ thuật thật
sự là một đề tài rất đáng để chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu.
Hiện nay, trong chương trình phổ thơng trung học, thể loại văn tế cũng chiếm
một vị trí khá quan trọng. Trong đó, bài văn tế Nơm trung đại “Văn tế nghĩa sĩ Cần


Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu chiếm một thời lượng giảng dạy khơng nhỏ. Do đó,
nghiên cứu văn tế Nơm trung đại về mặt nghệ thuật còn là cơ hội để người viết
không chỉ khám phá “vùng đất” văn chương trung đại đầy hấp dẫn mà cịn có thêm
tư liệu về thể loại văn tế nhằm phục vụ tốt hơn cho nhiệm vụ giảng dạy về sau.


2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn khảo sát đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nơm trung đại với mong
muốn có cái nhìn đầy đủ, hệ thống hơn về nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại. Từ
đó nhận biết được giá trị mà thể loại văn tế đã để lại góp phần vào sự giàu có, phong
phú của gia tài văn học trung đại nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. Mặt khác,
khảo sát văn tế Nôm trung đại về mặt nghệ thuật cũng là bước thực hành ban đầu để
người viết tìm hiểu những tác phẩm cùng loại sau này.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khảo sát vấn đề đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại, luận văn chỉ
tập trung vào những vấn đề sau:
Ngữ liệu khảo sát là các văn bản thuộc thể loại văn tế viết bằng chữ Nơm
được sáng tác trong thời kì văn học trung đại (từ thế kỷ X đến nửa cuối thế kỷ XIX).
Những văn bản xuất hiện từ thế kỷ XX trở về sau nằm ngồi phạm vi tìm hiểu song
sẽ được nói đến trong trường hợp luận văn cần liên hệ mở rộng hoặc so sánh, đối
chiếu thêm.
Nghiên cứu nghệ thuật của văn tế Nôm trung đại theo hướng thi pháp học
nghĩa là nghiên cứu hệ thống phương tiện, cách thức thể hiện ý thức nghệ thuật của
nhà văn, luận văn tập trung khảo sát các phương diện hình tượng con người, hình
tượng khơng gian và thời gian nghệ thuật; phương diện ngôn ngữ; phương diện thể
tài; phương diện kết cấu và phương diện giọng điệu.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, căn cứ vào những tư liệu đã công bố, chúng tôi chọn khảo
sát 58 văn bản (xem thêm ở phần Phụ lục). Trong số các văn bản được chọn, “Khóc
vợ” và “Khóc Dương Khuê” của Nguyễn Khuyến là hai văn bản có những dấu hiệu


về mặt nội dung cũng như hình thức bố cục của thể văn tế. Do đó, luận văn mạnh
dạn sử dụng hai tác phẩm trên làm đối tượng khảo sát.

Nguồn tư liệu về văn tế Nôm trung đại được lấy chủ yếu từ:
“Văn tế cổ và kim” (Phong Châu – Nguyễn Văn Phú, 1960)
“Tác phẩm nghị luận văn học trung đại” (Nhiều tác giả, 2008)
“Xuyến ngọc hầu- tác phẩm” (Trần Thị Băng Thanh, 2006)
Website: thivien.net
Tiếp cận đối tượng từ góc độ nghệ thuật khơng có nghĩa là dừng lại ở mặt
hình thức mà cịn là khám phá cả nội dung tư tưởng. Để việc nghiên cứu đạt hiệu
quả cao, trong quá trình thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp thống kê- phân loại: phân loại đối tượng và đưa vào từng
phương diện khác nhau; sau đó thống kê những yếu tố được lặp lại để thấy tần số
xuất hiện nổi trội và kết luận về từng phương diện. Những thống kê này sẽ là cơ sở
để rút ra tính hệ thống, tính quy luật của đặc trưng thể loại.
- Phương pháp miêu tả - phân tích: được vận dụng xuyên suốt trong luận văn
nhằm minh họa cụ thể, sinh động những đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm trung
đại. Đây sẽ là nền tảng thuyết phục cho những nhận định mang tính khái quát của
từng đặc trưng nghệ thuật trong các chương, các phần khác nhau.
- Phương pháp hệ thống: đặt những sáng tác văn tế Nôm trung đại vào hệ
thống của văn tế Việt Nam nhằm đánh giá những đặc trưng riêng của văn tế Nôm
trung đại trong văn mạch dân tộc. Nhờ đó, vấn đề nghiên cứu sẽ được soi sáng
tường tận hơn.
- Phương pháp so sánh: so sánh văn tế Nôm trong phạm vi những sáng tác
cùng thể loại, cùng đối tượng phản ánh hoặc khác đối tượng phản ánh sẽ làm nổi bật
những đặc trưng nghệ thuật của thể loại hơn.
- Phương pháp liên ngành: tiếp cận thể văn tế trong mối liên hệ với văn hoá
học, ngữ âm học, tu từ học sẽ giúp làm sáng rõ hơn đối tượng được nghiên cứu.


5. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu văn tế nói chung và nghệ thuật văn tế Nơm trung đại nói riêng

từ trước tới nay hầu như mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm văn bản và
phân tích một vài đặc sắc nghệ thuật ở những tác phẩm quen thuộc. Nhìn chung, các
cơng trình nghiên cứu nghệ thuật của văn tế nói chung, văn tế Nơm nói riêng hiện
nay cịn khá ít ỏi. Tìm hiểu văn tế Nơm trung đại dưới góc độ nghệ thuật, người viết
tìm thấy một số cơng trình và bài viết như sau:
Phong Châu, Nguyễn Văn Phú khi giới thiệu về thể phú trong cơng trình
“Phú Việt Nam (cổ và kim)” cũng đã phân tích đơi nét về nghệ thuật của văn tế (do
phần lớn văn tế làm theo thể phú) như ngôn ngữ, giọng điệu,... Một cơng trình sưu
tầm văn tế khá cơng phu và đầy đủ là “Văn tế cổ và kim” cũng của hai tác giả trên
trong phần giới thiệu đã có nhận xét về mặt thể loại của văn tế và khái quát “Nghệ
thuật văn tế mang rất nhiều dân tộc tính và về mặt hình thức cũng có những nét
riêng khơng đến nỗi q gị bó như phú. Do đó, khả năng miêu tả và biểu hiện tình
cảm cũng có phần nào được khống dật hơn” [10, tr. 4]. Hai cơng trình trên tuy
khơng trực tiếp nghiên cứu về nghệ thuật văn tế Nôm trung đại song với tinh thần
sưu tầm văn bản một cách nghiêm túc đã liên quan ít nhiều đến nội dung đề tài và
có vai trò “đánh động nhận thức” về giá trị nghệ thuật của thể loại này.
Nguyễn Lộc trong giáo trình “Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa
đầu thế kỷ XIX” do nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp xuất bản năm
1976 trong khi nhắc đến một số bài văn tế quen thuộc của thế kỷ XVIII như “Văn tế
Trương Quỳnh Như” (Phạm Thái), “Văn tế chị” (Nguyễn Hữu Chỉnh)… đã có viết
đơi dịng nhận xét về từng tác phẩm, trong đó có phương diện nghệ thuật. Tác giả
này trong giáo trình “Văn học Việt Nam nửa cuối thể kỷ XIX” do nhà xuất bản Đại
học và giáo dục chuyên nghiệp xuất bản năm 1976 cũng có nhắc đến một số tác giả
và tác phẩm văn tế tiêu biểu của thời trung đại, đồng thời những nhận định về hạn
chế ở tư tưởng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu cũng có ít nhiều liên quan đến
giọng điệu của “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
Nguyễn Phạm Hùng trong giáo trình “Văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến thế


kỷ XX)” do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2001 có phân tích

đơi dịng về nội dung và nghệ thuật của “Văn tế chị” (Nguyễn Hữu Chỉnh), “Văn tế
Trương Quỳnh Như” (Phạm Thái), “Văn tế vua Quang Trung” (Lê Ngọc Hân),
“Văn tế thập loại chúng sinh” (Nguyễn Du). Đây là những tác phẩm tiêu biểu của
giai đoạn văn học thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Sau đó, giáo trình cũng phân
tích tương tự như trên một số bài văn tế: “Văn tế Trương Định”, “Văn tế nghĩa sĩ
trận vong Lục tỉnh”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu, một tác
giả nổi tiếng nhất về văn tế ở giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX.
Phạm Thế Ngũ trong “Việt Nam văn học sử giản ước tân biên” (tập 2, Nxb.
Đồng Tháp, 1997) có dẫn ra lời bình của học giả Phạm Quỳnh về “những cái hay” ở
phương diện giọng điệu và ý tứ của “Văn tế tướng sĩ trận vong” của Tiền quân
Nguyễn Văn Thành, một tác phẩm văn học thế kỷ XIX.
Trong “Văn học phân tích tồn thư”, với tính chất hướng dẫn bạn đọc u
văn tìm ra con đường đến với tác phẩm văn học, học giả Thạch Trung Giả đã ứng
dụng những lý thuyết nghiên cứu văn chương của mình vào những sáng tác có giá
trị của văn học Việt Nam, trong đó ơng có phân tích “Văn tế trận vong tướng sĩ”
của Tiền quân Nguyễn Văn Thành khá toàn diện trên cả hai mặt nội dung và nghệ
thuật.
Bài “Đặc điểm nghệ thuật của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong
Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”, trong hội nghị khoa học nghiên cứu về
Nguyễn Đình Chiểu năm 1983 của Nguyễn Cơng Thắng cung cấp cho chúng ta cái
nhìn khá rõ nét về hình tượng nhân vật trữ tình với những nét riêng, độc đáo so với
truyền thống xây dựng hình tượng chung của văn tế.
Ngô Gia Võ trong bài viết “Đặc trưng thể loại của văn tế”, Tạp chí Hán
Nơm, số 1 năm 1998 trong khi đề cập tới sự chi phối tâm lý sáng tạo trong văn tế
trung đại, đồng thời có lưu ý về “khơng gian nghệ thuật của riêng văn tế mà các thể
loại văn học khác tuyệt nhiên khơng có” là tính chất “linh thiêng, siêu thực và
huyền ảo” [103, tr. 17].
Phạm Tuấn Vũ trong bài “Cảm nhận về Văn tế Trương Quỳnh Như” đăng



trên Tạp chí Văn học và tuổi trẻ, tập 64 năm 2001, đã có những nhận định khá sắc
sảo về giá trị của tác phẩm này, đồng thời người viết đã khai thác sự độc đáo về
nghệ thuật thể hiện của Phạm Thái trong cách tổ chức lời văn, sử dụng hình ảnh và
dùng phép đối xứng.
“Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu một mối lương duyên giữa văn học viết
thời trung đại và văn học dân gian”, đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian, số 5, năm
2005 của Phạm Tuấn Vũ cũng là một bài viết có những khám phá khá thú vị về mặt
ngôn ngữ bài văn tế đời Lê như cách sử dụng tiếng địa phương, thành ngữ, khẩu
ngữ dân gian,… của người sáng tác “Truyện Kiều”.
Cũng tác giả này, khi trình bày “Một số suy nghĩ về văn tế Việt Nam thời
trung đại” (Tạp chí Hán Nơm, Số 5 năm 2007), đã cung cấp cho người đọc cái nhìn
sơ khởi về hình thức của văn tế nửa sau thế kỷ XIX, dẫn chứng minh họa phần
nhiều là văn tế Nôm.
Bài viết “Đặc trưng hệ thống thể loại của văn chương yêu nước nửa sau thế
kỷ XIX ở Việt Nam” của Nguyễn Văn Thế đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số
1 năm 2008, đã dành một phần nói về văn tế. Trong đó, tác giả phân tích qua nội
dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn tế Nôm trung đại như “Văn tế Trương
Định”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh” và “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của
Nguyễn Đình Chiểu để minh họa cho các nhận định của mình về giá trị của văn tế.
Ngồi ra, liên quan ít nhiều đến đề tài cịn có một số cơng trình nghiên cứu
về văn học sử. Các cơng trình này đề cập đến văn tế về các mặt chức năng, thể tài,
phương thức thể hiện, thi pháp thể loại như cách đặt câu, gieo vần, bố cục, … Có
thể kể đến Dương Quảng Hàm với “Việt Nam văn học sử yếu” (1968); Lê Trí Viễn
với “Cơ sở ngữ văn Hán Nơm” (1986); Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức với “Thơ
ca Việt Nam, hình thức và thể loại” (1999); Trần Đình Sử với “Thi pháp văn học
trung đại Việt Nam” (2005) …
Như vậy, điểm qua một số tài liệu có bàn về văn tế, chúng tôi thấy thể loại
này cũng đã bước đầu được xem xét ở các phương diện nguồn gốc, nội dung, nghệ
thuật,… nhưng mức độ nghiên cứu còn khá khiêm tốn. Và nhìn tổng thể, cho đến



nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng về đặc trưng nghệ thuật của văn tế
Nôm thời trung đại. Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu và những bài viết trên sẽ
là những tiền đề cơ sở, tư liệu quan trọng giúp ích cho luận văn trong việc vận dụng
lí thuyết thi pháp học vào việc nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật của văn tế Nôm
trung đại.

6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn sẽ gồm có
3 chương với những vấn đề như sau:
Chương 1 Văn tế Nôm trung đại – chức năng, đặc điểm và quá trình phát
triển hướng tới việc tìm hiểu những vấn đề xoay quanh đối tượng văn tế Nôm trung
đại như đặc điểm, chức năng thể loại, nguồn gốc, quá trình tồn tại của thể loại trong
đời sống và trong văn học. Chương đầu tiên này sẽ là cơ sở để luận văn triển khai
các chương tiếp theo.
Chương 2 Văn tế Nôm trung đại nhìn từ góc độ hình tượng
2.1. Hình tượng con người
2.2. Không gian nghệ thuật
2. 3. Thời gian nghệ thuật
Chương 3 Văn tế Nơm trung đại nhìn từ góc độ ngơn ngữ, thể tài, kết cấu và
giọng điệu
3.1. Ngôn ngữ
3.2. Thể tài
3.3. Kết cấu
3.4. Phương thức thể hiện và giọng điệu

7. Đóng góp của đề tài
Tuy trong thời đại ngày nay, văn tế tồn tại trong phong tục, tín ngưỡng là chủ
yếu nhưng trong thời trung đại, đây là thể loại quan trọng, đóng góp nhiều mặt cho
văn học nước nhà. Xem xét văn tế Nơm trung đại trên góc độ nghệ thuật, chúng tơi

hy vọng có thể hệ thống lại cũng như chỉ ra các phương diện độc đáo làm nên đặc


trưng nghệ thuật của mảng sáng tác này. Qua đây, chúng tơi cũng mong muốn có
thể đánh giá một cách khái quát giá trị nghệ thuật của thể loại trong tương quan với
giá trị nội dung vốn đã dồi dào.


Chương 1: VĂN TẾ NÔM TRUNG ĐẠI – CHỨC NĂNG, ĐẶC
ĐIỂM VÀ Q TRÌNH PHÁT TRIỂN
1.1.Văn tế nơm trung đại – chức năng và đặc điểm thể loại
1.1.1. Chức năng của thể loại văn tế
Viện sĩ Đ.X.Likhatsốp từng có một nhận xét về thể loại văn học Nga thời cổ:
“Các thể loại văn học nước Nga cổ khác với thể loại của thời đại mới ở một điểm
rất căn bản. Sự tồn tại của chúng bị quy định bởi việc áp dụng chúng vào đời sống
thực tiễn với một trình độ to lớn hơn nhiều so với thời cận đại. Chúng nảy sinh
khơng những với tính cách những biểu hiện khác nhau của sáng tác văn học mà cịn
với tính cách những hiện tượng cụ thể của đời sống, của phong tục nước Nga cổ,
theo nghĩa rộng nhất của từ này” (dẫn theo [105, tr.52 ]). Nhận xét trên cũng có ý
nghĩa lý giải cho chúng ta về hệ thống thể loại văn học Việt Nam trung đại nói
chung, thể văn tế nói riêng.
Những thể loại mang tính chức năng thuần túy là những thể loại mà sự xuất
hiện của chúng chịu sự quy định của các yêu cầu thực dụng, gắn liền với đời sống
xã hội. Khái niệm chức năng thể loại ở đây dùng để chỉ vai trò, tác dụng của thể loại
trong việc biểu đạt những loại nội dung nhất định nào đó. Chức năng của thể văn tế
nảy sinh là do mục đích sử dụng ban đầu của bài văn tế trong thực tiễn đời sống dân
tộc. Song mặt khác chức năng của thể loại cũng cịn phụ thuộc vào xu hướng định
hình giá trị thẩm mĩ cho thể loại ở từng thế hệ tác giả, ở từng thời đại khác nhau.
1.1.1.1. Chức năng truyền thống
Văn tế là thể loại gắn với phong tục, nghi thức tang lễ có nguồn gốc lâu đời ở

Trung Quốc. Nói đến văn tế là nói đến bài văn để tế người đã chết mang âm điệu bi
thương. Ưu Thiên Bùi kỷ cho rằng “đường hoàng và trang trọng” [50, tr. 81] chính
là tính chất quan trọng cần có của bài văn tế. Như vậy, xét về mặt văn học, chức
năng tiêu biểu nhất của văn tế là dùng để đọc cho người đã mất nghe, qua việc kể
tính nết, cơng đức của họ mà diễn tả lịng kính trọng, tâm trạng tiếc thương của
người đứng tế. Chức năng này cho thấy tính chất phổ biến của thể loại trong đời
sống tín ngưỡng xưa kia.


Người xưa tin rằng chết là sự chuyển đổi sang một dạng thức tồn tại khác ở
cõi vĩnh hằng nên thời điểm tiễn đưa người sang thế giới bên kia là thời điểm vô
cùng quan trọng, phải hết sức cẩn trọng và thành kính. Vì thế, có rất nhiều tục lệ,
nghi thức trong phong tục tang ma tương truyền đã được quy định trong sách “Thọ
Mai gia lễ”1 từ đời Lê. Trong số đó, có việc dùng bài văn tế đọc trước quan tài hoặc
trước mộ người đã qua đời, bày tỏ tình cảm trong những mối quan hệ gia đình như
văn tế mẹ, văn tế vợ, văn tế chồng, khóc con gái,… Trong trường hợp tang chủ
khơng biết làm văn tế, có thể nhờ người hay chữ nghĩa làm giúp2. Trong những đám
tang có tế lễ, người ta thường sử dụng văn tế mà mỗi giai đoạn lại có văn tế riêng.
Có thể kể đến văn tế lễ thành phục (đọc khi đã phát tang), văn tế chiêu tịch điện
(đọc khi cúng cơm), văn tế lễ thành phần (đọc khi đắp xong mộ phần), văn tế lễ tế
ngu (tế 3 ngày sau khi mất),…Như vậy, tên gọi văn tế xuất phát từ chức năng thể
loại là một biểu hiện của tín ngưỡng người Việt xưa và nay.
Khơng chỉ dùng trong khi tưởng nhớ người đã mất trong trường hợp thơng thường,
văn tế cịn dùng để tế hương hồn những người chết oan. Chịu sự chi phối của thế
giới quan duy tâm, người ta tin rằng con người chết là chỉ mất đi phần xác, còn
phần hồn đi sang một thế giới khác, nó vẫn có thể tồn tại, đi về thăm viếng, phù hộ
hay là quấy nhiễu người sống. Những trường hợp chết “bất đắc kì tử” sẽ trở thành
những cơ hồn khơng nơi nương tựa lang thang, đói rét. Vì vậy, nhiều nơi vào
_________
1


Do quan niệm sau khi chết, linh hồn sẽ về nơi “thế giới bên kia” nên với người Việt, việc tang ma

được xem như việc đưa tiễn. Quan niệm này được thể hiện từ việc đặt tên hèm (tên thuỵ) cho người
sắp chết, trước khi khâm liệm thì làm lễ mộc dục (tắm gội cho người chết), lễ phạm hàm (bỏ một
nhúm gạo nếp và ba đồng tiền vào miệng); khi khâm liệm thì đắp mặt người chết bằng miếng vải
để khỏi trông thấy con cháu sinh buồn; chơn cất xong thì đặt trên mộ bát cơm, quả trứng, đôi đũa
để mong họ đầu thai trở lại,…
2

Trong những tài liệu chúng tôi sưu tầm được, Nguyễn Bá Xuyến là người làm văn tế hộ nhiều

nhất: 19/21 bài văn tế Nôm [80, tr. 68 - 219]

rằm tháng bảy âm lịch có tục cúng cơ hồn, nhờ bát cháo lá đa, nén nhang tình nghĩa
nhằm giúp họ thốt khỏi kiếp cơ hồn bơ vơ lạc lõng. Những bài văn tế thực hiện
chức năng nhân văn ấy không phải dùng để tế một người cụ thể, cũng không phải tế


nhiều người chết trong cùng hoàn cảnh mà là bài văn tế chung cho nhiều loại người
khác nhau trong xã hội “Mười loài là những loài nào?/ Gái trai già trẻ đều vào
nghe kinh”. “Văn tế thập loại chúng sinh” của Nguyễn Du là một sáng tác tiêu biểu
nói lên sự gắn kết giữa tinh thần từ bi, bác ái của nhà Phật và tín ngưỡng dân gian
như thế.
1.1.1.2. Chức năng phi truyền thống
Khái niệm truyền thống và phi truyền thống ở đây để chỉ sự phân biệt mục
đích sử dụng của những bài văn tế với tư cách là những sáng tác văn học đích thực.
Thực tế, có những bài văn tế đi ra ngoài địa hạt của một bài tế thông thường để
gánh vác một nhiệm vụ mới: đọc cho đối tượng nghe ngay trong lúc còn sống. Chức
năng này khiến chúng ta nghĩ tới một lễ gọi là “lễ tế sống” trong phong tục đời xưa.

Lễ này thường được tổ chức trong những gia đình khá giả, có điều kiện. Cách thức
tổ chức như lễ tế thần: Người được tế sống (ông, bà, cha, mẹ) ngồi trên sập để nghe
văn tế chúc mừng và nhận lễ bái trà, rượu. Bài văn tế này do con trưởng soạn hoặc
nhờ người khác làm giúp. Đây là hình thức mừng thọ thể hiện lòng hiếu của con
cháu với người lớn tuổi. Hình thức này có lẽ khơng cịn tồn tại trong thời đại ngày
nay song có thể thấy rằng xem xét chức năng thể loại cũng cần xem xét từ cội gốc
của nó là đời sống tín ngưỡng, tập qn của nhân dân.
Đứng từ góc độ văn học, khơng thiếu những sáng tác văn tế thực hiện chức
năng này, tiêu biểu là bài “Văn tế Phan Bội Châu” do cụ Huỳnh Thúc Kháng chắp
bút và đọc cho cụ Phan nghe ngay trong lúc Phan tiên sinh còn tại thế nhằm ngợi ca
tài năng, chí khí của một nhà chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX. Trong trường hợp
này, nội dung của bài tế bao gồm những lời lẽ chúc tụng nên cũng được gọi là văn
chúc.
Cũng vậy, có những bài văn tế về mặt hình thức vẫn được bảo lưu- theo lối
phú nhưng chức năng thì đã khác hẳn. “Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu”
(Nguyễn Du), “Văn tế sống vợ” (Trần Tế Xương), “Văn tế sống” (Khuyết danh),…
hồn tồn khơng biểu hiện cảm xúc bi thương mà nhằm cười cợt, bơng đùa một
cách nhẹ nhàng, dí dỏm. Thời hiện đại cũng có rất nhiều bài dùng cho mục đích đả


kích, tố cáo những kẻ cướp nước, bán nước xấu xa như “Văn tế bảo hộ”, “Văn tế
sống Vĩnh Thụy” (Tú Mỡ), “Văn tế Crútxô” (Trần Văn Từ), “Văn tế tiễn hoàng
thượng đi Tây”, “Văn tế 111 nghị cừu” (Đồ Phồn),… hay để chế giễu những thói
hư tật xấu trong dân như “Văn tế thuốc phiện”, “Văn tế cô đầu” (Khuyết danh).
Như vậy, có thể thấy, tiếp cận văn tế là tiếp cận với một thể loại mang tính
chức năng, giá trị của tác phẩm không chỉ phụ thuộc vào người sáng tác mà còn phụ
thuộc vào đối tượng, mục đích, thời đại… Nhưng thực tế đời sống thể loại trong văn
học cho thấy, hầu hết những sáng tác văn tế đã vượt khỏi phạm vi của một thể loại
chức năng, vươn tới tầm cao nghệ thuật và mang những giá trị tư tưởng đáng quý.
1.1.2. Đặc điểm thể loại

Văn tế có nghĩa chung là “bài văn đọc khi cúng tế”, trong đó có văn tế thần
thánh, năm, mùa màng, người chết (vài trường hợp tế người sống), một số bài văn tế
có nội dung trào lộng, đả kích, châm biếm. Tuy nhiên, khi nói đến thể loại văn tế
trong hệ thống thể loại văn học trung đại Việt Nam, người ta thường chỉ nghĩ tới
loại văn tế người chết, bởi vì đây là loại chiếm số lượng nhiều và có giá trị cao ở
nhiều phương diện. Các nhà nghiên cứu khi viết về thể văn tế đều khẳng định tiểu
loại này. Trong “Quốc văn cụ thể”, nhà nghiên cứu Bùi Kỷ ghi nhận “Văn tế là bài
văn viếng một người đã thác rồi hoặc là dùng vào việc tế lễ” [50, tr. 80]. Bằng một
cách nói cụ thể hơn, nhà giáo, nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm định nghĩa đó là
“bài văn đọc lúc tế một người chết để kể tính nết, cơng đức của người ấy và tỏ tấm
lịng kính trọng thương tiếc của mình” [33, tr. 131]. Sách “Từ điển thuật ngữ văn
học” định nghĩa: “Văn tế là thể văn gắn với phong tục tang lễ, chủ yếu nhằm bày tỏ
sự thương tiếc của tác giả và của những người thân đối với người đã mất” [34, tr.
349],… Từ các định nghĩa trên, qua xem xét những văn bản văn tế cụ thể, ta thấy
một bài văn tế thường mang hai nội dung chủ yếu là kể về cuộc đời, tính cách, hành
trạng của người đã khuất và bộc lộ tình cảm, thái độ của người sống.
Khi đã trở thành tác phẩm văn học thì sắc thái biểu cảm và thẩm mĩ của mỗi
bài văn tế cụ thể sẽ khác nhau tùy theo đối tượng (người được tế), chủ tế (tác giả),
mục đích và đối tượng tác động (người đọc, người nghe). Song văn tế không chỉ là


một thể loại văn học mà còn là hiện tượng của đời sống, phong tục, tín ngưỡng. Từ
xưa tới nay, mối bận tâm lớn nhất của con người là sự sống và cái chết. Trong đó,
“cái chết là sự khủng hoảng tối quan trọng và cuối cùng của cuộc sống”
(Marimovski) nên khi một thành viên trong cộng đồng qua đời sẽ gây nên tâm lí sợ
hãi cho cộng đồng. Từ đó, con người cảm nhận rằng con người có cả xác lẫn hồn.
Tâm thức đối xứng còn cho ra đời khái niệm “thế giới bên kia” dành cho người chết
trong sự đối trọng với “thế giới bên này” dành cho người sống. Cũng từ đó, con
người cho rằng giây phút linh thiêng nhất là giây phút người sống- người chết gặp
gỡ nhau trong thời điểm vĩnh biệt. Điều này chi phối tâm lý sáng tạo của các nhà

văn trung đại rất lớn. Trong thời khắc chia ly ấy, tâm lý người sáng tác trung đại
luôn tin rằng người chết vẫn có thể nghe thấy tiếng lịng của người dương thế nên
đối tượng mà văn tế quan tâm đầu tiên là người đã khuất.
Niềm tin người chết vẫn còn nghe được, cịn nhìn thấy và cịn tiếp nhận được
nội dung bài văn tế thôi thúc người viết tập trung biểu lộ tình cảm thực của mình.
Hướng về người đã qua đời, người viết văn tế không thể tự do hư cấu, không thể để
cái “hư” lấn át cái “thực”, tổn hại cái “thực”. Hiện thực trong văn tế khơng trùng
khít với hiện thực cuộc sống thực tế trần trụi vốn có, không phải là hiện thực cần
được phản ánh trung thực trong văn học theo cách hiểu của người hiện đại mà đó là
hiện thực đã được giảm nhẹ, thậm chí là tơ vẽ thêm lên. Do đó, tính chất ca tụng,
ngợi khen luôn là đặc điểm nội dung quan trọng trong văn tế (trừ những bài mang
mục đích trào phúng, đả kích). Người chết lúc sống có thể làm điều gì đó chưa tốt
song trước cái chết, những khuyết điểm, hạn chế khơng cịn tồn tại; trước cái chết,
mọi ốn thù, phê phán được xóa bỏ. Ở văn tế, cái còn lại là những điều tốt đẹp, tử
tế. Tinh thần “cái quan định luận” ở đây mang một màu sắc nhân văn thật cao đẹp.
Bài văn tế trước tiên được viết dành để đọc cho người chết, để bộc lộ sự đau
xót chân thành trước sự ra đi vĩnh viễn ấy. Đó là tình cảm mang tính cá nhân song
nếu người viết văn tế quá chú trọng vào cái “thực” cá biệt thì rất có thể làm cho tác
phẩm mất đi sức khái quát, mất đi ý nghĩa xã hội rộng lớn, mất đi giá trị tư tưởng
đáng quý. Người làm văn tế không chỉ hướng về người đã mất để tưởng nhớ,


thương cảm, ngưỡng vọng mà còn còn phải hướng đến đối tượng thứ hai không
kém phần quan trọng là những người còn sống. Hướng về người còn sống, tác giả
bài tế trao lại lời dặn dò, gửi gắm tâm nguyện; sẻ chia quan niệm sống,…Tính chất
đối thoại song phương là đặc điểm không thể thiếu trong những sáng tác văn tế.
Sách “Điển luận” của Tào Phi chép rằng: “…văn minh và văn lũy phải thiết
thực, văn thi phú phải đẹp đẽ”3 (dẫn theo [21, tr. 103-104]). Xem lời chép trên thì
biết bài văn gắn với người chết nào cũng phải phục vụ một mục đích cụ thể và cũng
có thể hiểu là cần có tính chất thiết tha, chân thực. Thuộc thể loại văn học nghi lễ,

văn tế đòi hỏi tính cao nhã, trang trọng song cũng là một phương tiện trữ tình độc
đáo. Lưu Hiệp nói lời văn tế nên cung kính và đau buồn, những lời nói hoa mỹ hồn
tồn khơng phù hợp trong hồn cảnh này. Song tình cảm nếu chất chứa trong lịng
mà khơng nói ra hết được, khơng bộc lộ đầy đủ thì cũng khơng hay. Viết văn tế, chủ
yếu là phải chân tình. Gạt ra bên ngoài những bài văn tế đơn thuần viếng thăm theo
nghi lễ hay những bài chỉ nhằm mục đích thương vay khóc mướn nên cảm xúc
nghèo nàn, ngơn từ sáo rỗng, khen chê bằng những cơng thức có sẵn; những bài văn
tế xuất phát từ tình cảm thực, quan hệ thực ln làm rung động lịng người và có
sức truyền cảm rất lớn. Để làm được điều này, ngôn ngữ của văn tế cũng phải rất
giàu hình tượng, phong phú nhạc điệu và đậm đà sắc thái tu từ.
Trong giai đoạn văn học trung đại, văn tế cũng như các thể loại khác đều
được sáng tác bằng hai loại văn tự. Ngày nay, số lượng tác phẩm văn tế bằng chữ
Hán cịn để lại khơng nhiều4. Điều này chứng tỏ số lượng tác phẩm viết bằng văn tự
__________
3

Lũy là một thể loại cổ ở Trung Quốc dùng để kể đức hạnh người chết.

4

Các tác giả soạn“Văn tế cổ và kim” chỉ trích dẫn ra ba bài có giá trị văn học là “Văn tế một vị

công chúa” (Mạc Đĩnh Chi), “Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm” (Đinh Thời Trung),
“Văn tế Đoàn Thị Điểm” (Nguyễn Kiều) [10, tr. 5 – 12].


ngoại lai này chắc cũng không nhiều và đơn thuần chỉ sử dụng vào mục đích “tế”
mà thơi. Tình hình dường như ngược lại với văn tế Nôm. Bộ phận văn tế được sáng
tác bằng chữ Nôm – thứ chữ từng nép mình trong mấy chữ “nơm na mách q”- lại
là những sáng tác có giá trị nhất. Vì sao như vậy? Thiết nghĩ, để biểu lộ sắc thái tế

vi của tình cảm con người trong thời khắc đặc biệt nhạy cảm, đầy xúc động như
sinh ly tử biệt còn có cơng cụ chuyển tải nào hữu hiệu hơn tiếng mẹ đẻ? Mặt khác,
để thực hiện tròn vẹn vai trò liên đới giữa người sống và người chết, để tạo ra sự
đồng cảm rộng rãi, nhanh chóng giữa người và người, nhất thiết khơng gì dễ hiểu
bằng văn Nơm. Điều quan trọng là trong số ít ỏi những tác phẩm văn tế vượt qua
được những trói buộc khắt khe của đặc trưng thể loại để trở thành những tác phẩm
văn chương đích thực, cịn đứng được với thời gian, có sự góp mặt phần lớn của văn
tế bằng chữ Nơm. Rõ ràng, nói lên những tư tưởng, tình cảm của dân tộc khơng gì
bằng ngơn ngữ của dân tộc, tiếng nói của nhân dân.

1.2. Văn tế Nơm trung đại – nguồn gốc và quá trình phát triển
1.2.1. Từ nguồn gốc ban đầu (thể loại văn tế của Trung Quốc)
Ở Trung Quốc, văn tế đã có từ rất lâu. Văn tế Trung Quốc thường được chia
thành bốn loại chính là ai điếu người chết, cầu thần linh ban phước, xua đuổi tà ma
và cầu mưa. Có thể xếp ba loại sau vào một nhóm những sáng tác ra đời đầu tiên.
Nhóm những sáng tác văn tế sơ khai này gắn với hình thức tế lễ xa xưa. Ngay từ
thời cổ đại, từ trong tâm thức của mình, con người đã hình dung có các vị thần trời
và hằng năm thờ phụng, tế lễ để thể hiện sự kính sợ thiên nhiên, mong cầu bình an
cho bản thân, gia đình, đất nước, cầu cho mùa màng bội thu, nhân dân no ấm. Tục
lệ tế đàn Nam Giao ở Huế của Việt Nam vào ngày đầu tháng hai âm lịch trong năm
cũng phản ánh tâm tư đó. Những hoạt động tín ngưỡng ấy ban đầu chỉ xuất phát từ
lòng tin, nguyện vọng của con người. Qua thời gian dài, hoạt động này dần dần trở
thành một nghi thức cúng tế trời đất, tổ tiên hoàn chỉnh; thành một phong tục, tập
quán dân gian được truyền thụ và kế thừa qua nhiều thế hệ. Những lời được dùng
trong hoạt động tế lễ ấy sau đó đã được ghi chép lại để đọc, truyền tụng cho mọi


người biết và làm theo. Do đó, những bài tế loại này mang nội dung chính là nêu
nguyên nhân, đối tượng và mục đích của tế lễ mà thơi.
Loại thứ hai - ai điếu là loại quan trọng nhất và chiếm phần nhiều trong văn

tế Trung Quốc. Về mặt khái niệm, tên gọi đã từng có sự phân biệt giữa “Tế văn” với
các loại khác như “Lỗi”5, “Ai từ”, “Điếu văn” vốn là những thể loại gắn bó với hoạt
động thực tiễn của người Trung Quốc thời cổ, với nghi lễ và các nhân tố khác ngoài
văn học.
Sách “Văn tâm điêu long”, thiên “Lỗi bi” viết: “Lỗi giả, lụy dã, lụy kỳ đức
hạnh, tinh chi bất hủ dã” (“Lỗi có nghĩa là bi lụy, buồn thương trước đức hạnh của
người, nêu lên để mãi mãi tồn tại”) (dẫn theo [40, tr. 176]). Trịnh Huyền trong khi
chú thích Chu lễ cũng nói: “Lỗi nguyên là lũy, chồng chất các hành vi, mỹ đức của
người chết lúc còn sống…” (dẫn theo [72, tr. 307]. Lễ nghi phong kiến cịn có quy
định “Người thấp hèn không viết bài Lỗi cho người giàu sang, người nhỏ tuổi không
viết Lỗi cho người lớn tuổi” (dẫn theo [40, tr. 176]). Bài sớm nhất là “Khổng Tử lỗi”
của Lỗ Ai Cơng trong sách “Tả truyện”. Ngồi ra, Hán Vũ Đế có “Cơng tơn Hoằng
lũy”, Tào Thực có “Lũy Vương Trung Huyền” và bài nổi tiếng được lưu truyền là
“Đào Trưng Sĩ lỗi” của Nhan Diên Chi đời Nam Triều. Như vậy, loại văn “Lỗi”
được viết bằng thơ cổ thể tứ ngơn có tính chất kể tiểu sử, ca ngợi cơng đức người
chết. Nhưng phần tỏ lịng xót thương của tác giả trước cái chết của nhân vật thì chỉ
ở phần kết thúc văn bản và khơng phải phần trọng tâm. Mặt khác, với một đất nước
trọng tôn ti, nhiều lễ nghi như Trung Quốc, hình thức than khóc người chết cũng có
sự quy định về mặt xã hội, đẳng cấp, của cải.
“Ai từ” là loại văn ai điếu người vị thành niên hoặc đã trưởng thành nhưng
chết trẻ. Theo Lưu Hiệp, lời lẽ càng đau xót, buồn thảm, tiếc nuối thì càng quý. Ban
___________
5

Cách gọi khác là “Lũy” như Tào Phi trong “Điển luận hay “Lụy” như Lục Cơ trong

“Văn phú” , Tiêu Thống trong “Văn tuyển”.


Cố đời Hán có “Lương thị ai từ”, Hàn Dũ đời sau cũng soạn “Âu Dương sinh ai từ”.

“Ai từ” lại đặt trọng tâm vào bộc lộ nỗi buồn thương chứ khơng đơn giản là trình
bày cơng đức người chết như “Lỗi”.
“Điếu văn” là văn viếng người đã chết. Theo Lưu Hiệp, “điếu là vấn chung”
tức là người khách khi đến viếng người chết, để tỏ ra mình đã có lịng đến thì nói lời
điếu. Theo một từ điển cổ là Thuyết văn của Hứa Thận, điếu là “thăm hỏi về cái chết”.
Từ đây mà có một ý nghĩa của “Điếu” là “đau buồn”, “bày tỏ sự chia buồn”. Ở đây đã
có sự gần gũi giữa “Điếu văn” với “Ai từ” đã nói ở trên như các thể loại bày tỏ nỗi đau
buồn trước người đã khuất. Có thể nhắc đến “Điếu Khuất Nguyên” của Giả Nghị,
“Điếu cổ chiến trường ” của Lý Hoa,…
“Tế văn” thời cổ dùng để tế trời, đất, núi, sông như “Văn tế sông núi” của
Vũ Thành Vân, “Văn tế cá sấu” của Hàn Dũ, ,…Nội dung của những bài văn tế
dạng này là dâng cúng đồ tế lễ nên còn được gọi là kỳ văn hoặc chúc văn. Về sau,
người ta dùng bài “tế văn” khi có tang lễ, chủ yếu để nói lên tình cảm tiếc thương.
Đời Đường để lại một số bài văn tế gây xúc động như “Tế Điền Hoành mộ văn”,
“Tế Thập Nhị Lang” của Hàn Dũ, “Tế Thạch Man Khanh” của Âu Dương Tu.
Bắt nguồn từ Trung Quốc, song có thể nhận thấy một điều khá thú vị là văn
tế Việt Nam không giống thể “Tế văn” mà bao hàm các tính chất của cả “Lỗi”,
“Ai”, “Điếu”, “Tế” đã nói ở trên. Văn tế Việt Nam không quy định người đã mất là
giàu hay nghèo, lớn tuổi hay nhỏ tuổi, sang trọng hay thấp hèn. Tinh thần nhân ái,
trọng nhân của người Việt đã khiến ai cũng quan niệm trước cái chết, mọi người
đều bình đẳng như nhau.
Ở Trung Quốc, văn tế khơng có sự phát triển của một thể loại văn học chủ
chốt như thơ, phú,…. Có lẽ nhắc đến văn tế Trung Hoa, người ta sẽ chỉ biết đến bài
văn tế nổi tiếng nhất, để lại dư âm thảng thốt nhất là “Văn tế Thập Nhị Lang” của
Hàn Dũ mà thôi. Nhưng từ khi bước chân sang Việt Nam, văn tế đã bén rễ với mảnh
đất đậm tình nặng nghĩa này để sớm trở thành một thể loại mang tính thẩm mĩ nhân
văn, có một vị trí quan trọng trong hệ thống thể loại văn học trung đại với rất nhiều
bài văn tế có giá trị cao trên nhiều phương diện.



1.2.2. Đến các giai đoạn phát triển
Các cơng trình nghiên cứu của những tác giả có uy tín trong nước đầu thế kỷ
XX như “Việt Hán văn khảo” của Phan Kế Bính, “Việt Nam văn học sử yếu” của
Dương Quảng Hàm, “Quốc văn cụ thể” của Ưu Thiên Bùi Kỷ,… đều thừa nhận văn
tế là một thể loại văn học. Điều này có lẽ khơng cần phải bàn cãi. Vấn đề là, với tư
cách một thể loại văn học, văn tế Việt Nam nói chung, nói riêng cũng có một đời
sống của riêng nó. Vậy q trình tồn tại, phát triển của văn tế Nôm trung đại như
thế nào? Chúng tôi sẽ bàn đến cụ thể trong phần tiếp theo.
1.2.2.1. Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX
Thương người đã mất, ngợi ca công đức của họ, thời Lý có để lại một số bài
như “Tặng Quảng Trí thiền sư”, “Vãn Quảng Trí thiền sư”, “Điệu Chân Khơng
thiền sư”,… nhưng đây là những tác phẩm không thực hiện chức năng của văn tế.
Những sáng tác văn tế đầu tiên trong văn học trung đại Việt Nam là những bài văn
tế bằng chữ Hán. “Văn tế một vị công chúa” của Mạc Đĩnh Chi, văn tế của học trò
Đinh Thời Trung khóc thầy là Nguyễn Bỉnh Khiêm, văn tế khóc vợ là Đoàn Thị
Điểm của Nguyễn Kiều,… là những tác phẩm rất đáng lưu ý. Nhưng có giá trị văn
học thực sự thì những sáng tác bằng chữ Nơm chiếm số lượng nhiều hơn.
Qua khảo sát, chúng tôi chưa thấy tư liệu nào về văn tế Nôm giai đoạn trước
thế kỷ XIII. Sự thiếu vắng này có thể do tư liệu chưa được phiên âm đầy đủ. Hãy
còn một số lượng lớn văn bản thuộc thể loại này hiện đang lưu giữ tại nhiều thư
viện trong nước vẫn chưa được phiên âm, chú giải. Những tác phẩm đã khai thác
chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong gia tài ấy mà thơi. Cũng có thể lý giải bằng ngun
nhân xã hội. Do đặc trưng thể loại là tiếng lòng được bật ra khi phải đau đớn cách
biệt âm dương kẻ khuất người còn, văn tế được dùng trong thời khắc chứa đầy bi
kịch của cá nhân và xã hội trong khi trước thế kỷ XIII là giai đoạn rực rỡ vàng son
của chế độ phong kiến Việt Nam với hào khí rạng ngời sử sách. Một thể loại như
văn tế có lẽ chỉ phát triển ở những giai đoạn sau với những tác phẩm đạt giá trị cao
khi mà chế độ phong kiến đi vào thoái trào, khi mà cảm hứng cảm thương trong văn
tế tương thích với tính chất bi kịch của thời đại. Cho đến nay, một trong số rất hiếm



những bài văn tế Nơm cổ hiện cịn lại là “Văn tế Nguyễn Biểu” của vua Trùng
Quang ngậm ngùi xót thương người tôi trung nghĩa. Dấu vết Nôm cổ hiện diện khá
rõ trong bài văn tế với những từ ngữ cổ, khá khó hiểu. Song đó là di sản ít ỏi còn lại
của thể loại từ đời vãn Trần nên chưa đủ sức tạo nên diện mạo của thể loại. Do đó
dựa trên cơ sở những tư liệu có được, chúng tôi cho rằng văn tế Nôm trung đại chủ
yếu tồn tại, phát triển từ khoảng thế kỷ XVIII trở đi.
Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là thời điểm bắt đầu của những tan vỡ,
rệu rã trong đời sống xã hội phong kiến. Nhu cầu thể hiện những bi kịch cá nhân, bi
kịch lịch sử nảy sinh từ hiện thực đó. Dường như nỗi đau xót trước sự tan vỡ, mất
mát của mỗi cá nhân con người bắt nhịp nhanh chóng với văn tế qua những câu văn
cảm hồi, da diết. Có thể coi đây là giai đoạn thịnh đạt của văn tế với hàng loạt tác
phẩm đặc sắc.
Xét một cách tổng quát, văn tế Việt Nam gồm những mảng chính yếu là văn
tế người thân, bạn bè, văn tế vua, quan lại, văn tế anh hùng nghĩa sĩ và mảng văn tế
mang nội dung trào lộng. Văn tế Nôm giai đoạn này mang đầy đủ những sắc thái
tình cảm của các mối quan hệ trên với mức độ đậm nhạt khác nhau cả về số lượng
và giá trị tác phẩm.
Thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX đón nhận nhiều tiếng khóc. Tiếng
khóc chị nhói lịng của Nguyễn Hữu Chỉnh, tiếng khóc chồng đau xót của Bắc cung
Hồng Hậu Lê Ngọc Hân, tiếng khóc người yêu chứa đầy uất ức của Phạm Thái là
những tiếng khóc tác động đến người nghe, người đọc nhiều nhất bởi lẽ trong đó là
tài, là tình, là cả số phận. Người ta biết đến một Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền
nhưng “Văn tế chị” lại cho thấy một mặt khác đáng trân trọng trong con người đó.
Người ta biết một bản “Ai tư vãn” thương mình cơ quạnh nhưng “Văn tế vua Quang
Trung”sẽ biểu hiện một Lê Ngọc Hân nội tâm và thương chồng bao xiết. Đồng thời,
bài văn tế cịn giúp “trả món nợ của văn học” (chữ dùng của Phạm Tuấn Vũ) đối
với hoàng đế Quang Trung tài ba đức độ. Phạm Thái khóc Trương Quỳnh Như
khơng chỉ biểu lộ trực tiếp tình cảm của một người tài hoa, phóng túng, chung tình
mà cịn phản ánh một thời kỳ ý thức hệ phong kiến rệu rã với nhiều bi kịch tình yêu.



Số lượng các bài văn tế thể hiện những tình cảm mang tính cá nhân, cận thân
như thế trong giai đoạn này rất nhiều. Trong đó phải kể đến những bài văn tế được
làm cho cả người không quen biết. Chúng tơi muốn nói đến những sáng tác được
làm hộ, làm giúp. Khi tế thần, thánh, đất, trời, ông, bà, cha, mẹ,…đều cần có văn tế;
khơng làm được thì đi nhờ, đi xin. Nên hầu như những người biết chữ thời xưa đều
có làm văn tế, làm biểu lộ tình cảm mình thì ít, làm hộ thì nhiều. Nguyễn Bá Xuyến,
Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng là những tác giả có nhiều văn tế nhất trong giai
đoạn này. Trong đó, những bài nghĩ thay tang chủ chiếm số lượng không nhỏ. Do
vậy, nói văn tế là thể loại chuyển tải nội dung tình nghĩa ở mức cao nhất thì cũng
khơng quá.
Văn tế không chỉ viết cho một người mà đối tượng có thể là nhiều người.
Nếu lịng xót thương chân thực trong “Tế chúng sinh văn” của Nguyễn Bá Xuyến ít
nhiều có tính chất quan phương thì khơng bao lâu sau đó, Nguyễn Du đã khóc
thương thâm trầm, thống thiết hơn trong “Văn tế thập loại chúng sinh”. Đó là nỗi
đau của Nguyễn Du trước cái chết oan khuất của những phận người trong xã hội cũ.
Đã sống qua một thời nhiễu nhương, từng mắt thấy tai nghe những việc xảy ra đau
đớn, Nguyễn Du suy nghĩ sâu xa về thân phận con người, cuộc đời mong manh bất
trắc. Bài văn tế khơng chỉ để tế chẩn mà cịn đặt ra những câu hỏi về lẽ tồn vong,
nguyên lý sống chết cho mỗi chúng ta. Khơng có cái tính chất sáo mịn của nghi lễ,
mỗi thân phận cơ hồn đều được nhìn từ nhiều góc độ, dưới cái nhìn của chủ nghĩa
nhân đạo. Cùng cách nhìn ấy, chỉ khác về đối tượng, “Văn tế các tướng sĩ trận
vong” của Phan Huy Ích, “Tế trận vong tướng sĩ” của Nguyễn Văn Thành,…sẽ
khơng chỉ nhằm ca tụng cơng lao, tấm lịng trung nghĩa của những người lính tử
trận mà trên hết là cất lên tiếng nói ốn ghét chiến tranh phi nghĩa, là niềm khát
khao hịa bình cháy bỏng:
“Trường chinh chiến hoặc là oan là chẳng, cũng chớ nề kẻ trước, người sau,
hàng trên, lớp dưới, khao thưởng rồi sẽ tấu biểu dương cho;
Hội thăng bình đừng có nghĩ rằng khơng, dù ai cịn cha già mẹ yếu, vợ góa ,

con cơi, an tập hết cũng ban tồn tuất đủ.


×