Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Đặc Trưng Nghệ Thuật Tiểu Thuyết Của Nhà Văn Lào Suvănthon Bupphanuvông.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.68 MB, 151 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ HÒA

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN LÀO
SUVĂNTHON BUPPHANUVƠNG

Chun ngành: lí luận văn học
Mã số

: 62.22.01.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN ĐỨC NINH

HÀ NỘI 2014

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................7
3. Giới hạn vấn đề nghiên cứu ......................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................8
5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................10
6. Cấu trúc của luận án ................................................................................11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................12
1.1. Về thể loại tiểu thuyết hiện đại trong văn học Lào …………...........12
1.1.1. Lí luận về tiểu thuyết………………………………………………...12
1.1.2. Tiểu thuyết hiện đại Lào và những đặc trưng cơ bản của thể loại......18
1.2. Nghiên cứu tiểu thuyết của Suvănthon ……………………………..33
1.2.1. Nghiên cứu tiểu thuyết của Suvănthon ở Lào…………......................33
1.2.2. Nghiên cứu tiểu thuyết của Suvăthon ở Việt Nam …………….........36
1.2.3. Nghiên cứu tiểu thuyết của Suvănthon ở một số nước trên thế giới...44
CHƢƠNG 2: ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC NHÂN VẬT
VÀ SỰ KIỆN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA SUVĂNTHON ..............46
2.1. Đặc trƣng nghệ thuật tổ chức nhân vật .............................................46
2.1.1. Phân tuyến nhân vật theo lí tưởng xã hội.............................................47
2.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh hùng – chiến sĩ ..................54
2.1.2.1. Huyền thoại hóa khả năng phi thường của nhân vật ........................56
2.1.2.2. Lí tưởng hóa vẻ đẹp ngoại hình và phẩm chất của nhân vật............62
2.1.2.3. Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ đa chiều …. .........................66
2.2. Đặc trƣng nghệ thuật tổ chức sự kiện ................................................70
2.2.1. Kết cấu sự kiện theo biến cố lịch sử....................................................72
2.2.2. Kết cấu sự kiện theo trật tự tuyến tính.................. ..............................76
2.2.3. Bút pháp nghệ thuât tổ chức sự kiện ...................................................80
2.3. Tiểu kết ………………………………………………………………..82

2


CHƢƠNG 3: ĐẶC TRƢNG KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ
THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA SUVĂNTHON ........................84
3.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon ................85
3.1.1. Không gian công cộng ........................................................................87
3.1.2. Không gian chiến trường ....................................................................92

3.1.3. Không gian thiên nhiên .......................................................................98
3.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon...................101
3.2.1. Thời gian lịch sử sự kiện ...................................................................102
3.2.2. Thời gian đối sánh – quy kết .............................................................105
3.2.3. Thời gian thử thách và hi vọng .........................................................109
3.3. Tiểu kết ………………………………………………………............111
CHƢƠNG 4: ĐẶC TRƢNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT VÀ CÁC
PHƢƠNG THỨC TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA
SUVĂNTHON ..........................................................................................113
4.1. Đặc trƣng ngôn ngữ nghệ thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon113
4.1.1. Màu sắc dân gian và Phật giáo trong ngôn ngữ tiểu thuyết ..............114
4.1.

ối thoại, độc thoại nội tâm và ngôn ngữ song điệu ........119

4.2. Các phƣơng thức trần thuật trong tiểu thuyết của Suvănthon......132
4.2.1. Điểm nhìn trần thuật .........................................................................132
4.2.2.1. Điểm nhìn của người trần thuật ………………………………….134
4.2.2.2. Điểm nhìn khơng gian, thời gian ....................................................136
4.2.2.3. Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc ..........................................139
4.2.2. Các cấp độ trần thuật .........................................................................141
4.3. Tiểu kết ………………………………………………………………145
KẾT LUẬN ................................................................................................147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

3


MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa của đề tài

1.1. Việt Nam và Lào, hai nước liền kề nhau trên bán đảo Đông Dương, có
nhiều mối quan hệ với nhau trong lịch sử. Song quan hệ đặc biệt Việt Nam –
Lào chỉ có ở thời kì chống Pháp, chống Mỹ và thời kì đương đại sau khi cả
hai nước hoàn toàn được giải phóng, tiến lên xây dựng cuộc sống mới trong
hịa bình. Quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào ra đời trên cơ sở hai nước có cùng
một cảnh ngộ, cùng kẻ thù chung, cùng một mục tiêu đấu tranh giải phóng
dân tộc vì hịa bình, độc lập và tồn vẹn lãnh thổ. Quan hệ Việt Nam – Lào
được bắt đầu từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời và dần dần tình đồn
kết chiến đấu đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào được phổ biến, lan
rộng, thấm sâu vào ý thức cách mạng của nhân dân hai nước. Tình hữu nghị
đặc biệt và sự hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào được phản ánh trong văn học
rất đậm nét, để lại một dấu ấn khó quên trong tình cảm của nhân dân hai
nước. Tuy vậy, nghiên cứu văn học Lào, nhất là văn học hiện đại Lào ở Việt
Nam và ở các nước khác trên thế giới hãy cịn ít ỏi. Diện mạo văn học hiện
đại Lào chưa được các nhà khoa học Việt Nam đi sâu nghiên cứu, giới thiệu,
đặc biệt là còn vắng bóng nhiều chuyên khảo về tác giả, tác phẩm, các khuynh
hướng, trào lưu văn học của thời kì hiện đại. Từ thực tế đó của ngành nghiên
cứu văn học ở Việt Nam, chúng tôi mạnh dạn chọn các sáng tác tiểu thuyết
của Suvănthon Bupphanuvông để nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ những bình
diệ

luận tiểu thuyết, những đặc trưng nghệ thuật viết tiểu thuyết của

Suvănthon, góp phần nhận diện rõ hơn nền văn xuôi hiện đại cách mạng Lào.
1.2. Tiểu thuyết hiện đại Lào chính thức ra đời năm 1968 với tác phẩm
đầu tay – Sỉ nọi (Bé Sỉ) – của nhà nhà văn Khămliêng Phơnsêna. Có thể nói,
Khămliêng Phơnsêna là nhà văn có vai trị đặt nền móng cho sự ra đời của thể
loại tiểu thuyết ở Lào. Tuy vậy, người có vai trị trong việc xây dựng và phát

4



triển nền tiểu thuyết hiện đại Lào lại chính là nhà văn Suvănthon. Ông là một
cây bút viết khá sung sức, liên tục và thành công.
Suvănthon Bupphanuvông sinh ngày 13 tháng 4 nă


Sêpôn, tỉ

n

, trong mộ
. Suvănthon chịu ảnh

hưởng rất nhiều từ mẹ, người đã gần gũi chăm sóc ơng từ thuở bé và truyền
cho ông nguồn sức sống mãnh liệt từ kho tàng văn học dân gian qua những
câu chuyện kể, những bài hát ru.
Từ năm 1940 đế

.
Năm 1945, Suvă

o đ

n
nh đ

ng th

ng 2 nă


b

nh Chẳmpạ
.
T

ng 8 năm 1948, Suvănthon tr

n

p. Thời gian tham gia hoạt động cách mạng, ơng có điều kiện sống
chung với đồng chí Caysỏn Phơmvihản và được truyền bá tư tưởng Chủ nghĩa
ảnh chiến đấ

Mác một cách sâu sắ

.
am. Nhà văn có

Năm 1960, Suvă

cơ hội tiếp xúc với nền văn học cách mạng của Việt Nam và nền văn học Xô
viết qua phần dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Suvănthon cịn có nhiều dịp

5


được tiếp xúc với các nhà thơ, nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam như Tố Hữu,
Nguyễn Đình Thi.



Sau khi
ảng và truyền thống yêu nước của dân tộ

. Nhà văn tâm sự: “Trường học chính của tơi là nơi
diễn ra cuộc đấu tranh cách mạng, là thực tế cuộc sống đã lăn lộn, là con
đường tự học chứ không phải là các giảng đườ

19, tr.75]

Sự nghiệp sáng tác của Suvănthon bắt đầu từ thời kì chố



loại có tính chất thử bút là thơ. Bài thơ đầu tiên của ông là bài “Đất nước
Lào”. Đây là một bài thơ giống như một diễn ca lịch sử, mơ tả q trình hình
thành, đấu tranh và phát triển của dân tộc.
Những năm đầu thời kì chống Mỹ, nhà văn viết nhiều truyện ngắn với
nhiều đề tài khác nhau như đề tài người phụ nữ tham gia kháng chiến (Y tá,
Một quả mìn, Những lời hứa hẹn không quên …), đề tài về sự thức tỉnh của
binh sĩ Ngụy trở về với chính nghĩa (Về với mẹ, Anh em gặp lại nhau, Xin đầu
hàng, Trở về với chính nghĩa…). Những truyện ngắn này, sau này được in
trong tập Đất nước chúng ta (3 quyển); nội dung các truyện tuy chưa đạt đến
những giá trị nội dung và nghệ thuật của thể loại truyện, kí thực sự, nhưng đó
chính là những phơi thai đầu tiên, chuẩn bị cho sự ra đời của thể loại truyện,
kí sau này.
Năm 1972, nhà văn bắt đầu thử bút và thành công ở thể loại tiểu thuyết.
Hồi tưởng lại (tập một) là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Suvănthon
được xuất bản năm 1972, đến năm 1974 xuất bản tập hai và đổi tên thành Hại

nhân nhân hại. Đây là bộ tiểu thuyết sự kiện, cốt truyện được triển khai từ
những biến cố lịch sử có thật và dựa vào cuộc đời của nhiều nhân vật lịch sử.
Từ năm 1975, nhà văn cho ra đời liên tiếp nhiều bộ tiểu thuyết dài tập với
nội dung và giá trị nghệ thuật cao, đánh dấu một bước tiến mới trong cuộc đời
6


sáng tác của ông. Với hai bộ tiểu thuyết Hai chị em (Tập 1: 1975, Tập 2:
1976, Tập 3: 1977) và tiểu thuyết Tiểu đoàn Hai (Tập 1,2: 1977, Tập 3: 1980,
Tập 4: 1983) Suvănthon trở thành tiểu thuyết gia lớn nhất ở Lào.
Viết về đề tài “Chiến tranh cách mạng”, từ năm 1982 đến năm 1987, nhà
văn còn xuất bản bộ tiểu thuyết hai tập Hai bên bờ sông. Tác phẩm tái hiện lại
bức tranh hiện thực Lào những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến chống
Mỹ.
Ngoài ra, tác giả cũng thử bút ở đề tài “Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Lào” với hai tiểu thuyết Người con gái của Đảng và Trai Lào, gái Lào,
trong đó tiểu thuyết Người con gái của Đảng (hai tập) đã được xuất bản năm
1982 - 1984.
Năm 1990, ông là chủ tịch đầu tiên của Hội nhà văn Lào.
Như vậy, cũng như đa số các nhà văn Lào, nhà văn Suvănthon trước hết là
một người lính, là một người chiến sĩ cách mạng luôn thấm nhuần tư tưởng và
đường lối của Đảng; đồng thời là một nhà văn, là người nghệ sĩ tài ba. Những
thành công trong tiểu thuyết của ông chính là kết quả của sự cố gắng và niềm
say mê nghệ thuật của người chiến sĩ chân chính. Sự ra đời liên tiếp nhiều bộ
tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon đã góp phần tạo nên diện mạo cho nền tiểu
thuyế

ở Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu tiểu thuyết của Suvănthon là

rất cần thiết.

1.3. Một trong những yếu tố khẳng định tài năng và phong cách của nhà
văn Suvănthon chính là những đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết với những
phương thức và cách thức tổ chức độc đáo mang đặc trưng văn hóa lối sống
của dân tộc Lào. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của
ơng qua các bình diện nghệ thuật cụ thể trong các sáng tác là việc làm cần
thiết, để qua đó, người đọc không chỉ thấy được những nét riêng trong nghệ
thuật tiểu thuyết của ông, những giá trị tư tưởng được nhà văn phản ánh trong

7


tác phẩm, mà còn hiểu hơn về đặc trưng văn hóa, lối sống, phẩm cách của con
người Lào.
1.4. Mặt khác, trong quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào hiện nay, đề tài
nghiên cứu góp phần vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc
biệt Việt Nam – Lào trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh
vực văn hóa, khoa học và cơng nghệ của hai nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của luận án là nghiên cứu các sáng tác của Suvănthon để tìm ra
những đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn, để thấy được những đặc
điểm của tiểu thuyết hiện đại Lào, góp phầ

luận về thể loại

tiểu thuyết hiện đại, một thể loại vẫn đang trong quá trình phát triển phong
phú.
2.2. Trên cơ sở lí thuyết về thể loại tiểu thuyết hiện đại, luận án có nhiệm vụ
phân tích, đánh giá các sáng tác tiểu thuyết của Suvănthon trên các bình diện
khác nhau của thi pháp tiểu thuyết. Từ đó hệ thống hóa các đặc điểm làm nên
phong cách, sắc thái tiểu thuyết của Suvănthon.

3. Giới hạn vấn đề nghiên cứu
3.1. Phạm vi văn bản
Trong tổng số năm bộ tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon
Bupphanuvông bao gồm: Hồi tưởng lại (2 tập: Tập 1 xuất bản năm 1972 và
Tập 2 xuất bản năm 1974), Hai chị em (Tập 1: 1975, Tập 2: 1976, Tập 3:
1977), Tiểu đoàn Hai (Tập 1,2: 1977, Tập 3: 1980, Tập 4: 1983), Hai bên bờ
sông (Tập 1: 1982, Tập 2: 1987), Người con gái của Đảng (Tập 1: 1982, Tập
2: 1984), đã có hai bộ tiểu thuyết được dịch ra tiếng Việt gồm: Tiểu thuyết
Hai chị em do Lê Ngọ dịch năm 1978, Lý Khắc Cung hiệu đính năm 1997,
Nhà xuất bản Phụ nữ; tiểu thuyết Tiểu đoàn Hai do Hùng Phi dịch năm 1984,
Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Chúng tôi trực tiếp khảo sát các tác phẩm
đó trên cả hai thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Lào).
8


Ngồi ra, chúng tơi cũng khảo sát thêm một số cuốn tiểu thuyết bằng
tiếng Lào của các nhà văn khác như: tiểu thuyết Sỉ nọi (Bé Sỉ) xuất bản năm
1968 của nhà văn Khămliêng Phônsêna, tiểu thuyết Con đường sống xuất bản
năm 1970 của nhà văn Chănthi Đưởnsavẳn, tiểu thuyết Bão táp cuộc đời xuất
bản năm 1979 của nhà văn Đao Nửa, tiểu thuyết Tình yêu xuất bản năm 1981
của nhà văn Khămliêng Phônsêna và tiểu thuyết Vượt ngục xuất bản năm
1982 của nhà văn Thoongsợp … để so sánh và đối chiếu với các tiểu thuyết
của Suvănthon.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của Suvănthon được biểu hiện trên
nhiều bình diện khác nhau. Luận án tập trung nghiên cứu ở ba bình diện chủ
yếu và đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn, bao gồm:
- Đặc trưng nghệ thuật tổ chức nhân vật và sự kiện
- Đặc trưng không gian - Đặc trưng n


nghệ thuật

nghệ thuật

các

.

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học. Theo V.Vinogradov, “thi pháp học là
khoa học về các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ
chức tác phẩm của sáng tác ngôn từ, về các kiểu cấu trúc và các thể loại tác
phẩm văn học” [122, tr.5]. Như vậy, thi pháp học là câu chuyện về hình thức
bên trong, hình thức mang tính quan niệm. Phương pháp này còn được hiểu là
phương pháp hình thức. “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích
các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa
thẩm mỹ của chúng” [24, tr.76]
Phương pháp tiếp cận thi pháp học được sử dụng trước hết trong việc
định hướng nghiên cứu về Đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn
Suvănthon. Từ góc nhìn của thi pháp, chúng tơi lựa chọn một số yếu tố mang
ý nghĩa thi pháp điển hình trong nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn, đó là các
9


phạm trù: khơng – thời gian nghệ thuật, hình tượng nhân vật và ngơn ngữ.
Ngồi ra, phương pháp tiếp cận thi pháp học còn được sử dụng khi triển khai
từng vấn đề nghiên cứu trong đề tài, các vấn đề về

luận thể loại qua tiểu


thuyết của Suvănthon. Từ đó xác định được đặc trưng phong cách nhà văn,
phong cách tiểu thuyết
tính chấ

, đồng thời khái quát được những vấn đề có

luận về tiểu thuyết Suvănthon nói riêng và tiểu thuyết hiện đại Lào

nói chung.
- Phương pháp loại hình: Loại hình là “tập hợp sự vật, hiện tượng cùng có
chung những đặc trưng cơ bản nào đó” [dẫn theo 25, tr.287]. Phương pháp
loại hình là phương pháp “phân loại các sự vật để xác định danh tính và ý
nghĩa của chúng trong hệ thống, đồng thời nhận dạng cấu trúc của hệ thống
đó” [25, tr288]. Phương pháp loại hình được sử dụng trong luận án hướng tới
việc tìm hiểu cách phân tuyến nhân vật của Suvănthon trong tiểu thuyết, từ đó
có thể thấy được nét đặc trưng trong nghệ thuật tổ chức nhân vật của nhà văn.
Ngoài ra, phương pháp loại hình cịn được vận dụng khi khảo sát các loại hình
khơng – thời gian nghệ thuật, các cấp độ trần thuật, các tín hiệu ngơn ngữ
trong tiểu thuyết của ơng.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này được sử dụng khi
triển khai nghiên cứu về các vấn đề thuộc phạm trù đặc trưng thể loại tiểu
thuyết. Bằng phương pháp liên ngành, chúng tôi nghiên cứu các vấn đề của
tiểu thuyết Suvănthon trong mối liên hệ với các yếu tố thuộc phạm trù lịch sử,
văn hóa, ngơn ngữ để thấy được nét đặc trưng khu biệt trong tiểu thuyết hiện
đại Lào nói chung và tiểu thuyết

Suvănthon nói riêng trên các phương

diện: nhân vật, sự kiện, thời gian, không gian, ngơn ngữ. Đây cũng là một
phương pháp nghiên cứu góp phần thể hiện được mối quan hệ giữa văn học,

văn hóa, ngơn ngữ và lịch sử.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng khi nghiên cứu
những đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của Suvănthon trong mối liên hệ với
10


sáng tác tiểu thuyết của một số nhà văn khác cùng thời ở Lào. Trên cơ sở
những tương đồng và khác biệt, chỉ ra những đặc điểm riêng của tiểu thuyết
Suvănthon và rút ra những đặc điểm mang tính phổ qt của tiểu thuyết Lào.
- Ngồi ra, chúng tơi cịn sử dụng các phương pháp và thao tác khác như:
Phân tích, tổng hợp … nhằm làm rõ và minh xác luận điểm nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Nếu những cơng trình nghiên cứu trước đây đi vào khảo sát diện mạo
chung của văn xuôi hiện đại Lào hoặc một khía cạnh nghệ thuật trong tiểu
thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvơng, thì luận án là cơng trình
đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà
văn.
5.2. Luận án là cơng trình đầu tiên đưa ra những khái quát lí luận về đặc trưng
nghệ thuật tổ chức nhân vật và sự kiện, đặc trưng không gian và thời gian
nghệ thuât, đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật và phương thức trần thuật trong
. Từ đó làm rõ điểm

tiểu thuyết củ

thống nhất trong nghệ thuật tiểu thuyết của Suvănthon là khả năng phản ánh
sâu rộng mang tầm vóc sử thi trên tất cả các phương diện: nhân vật, sự kiện,
khơng gian, thời gian, điểm nhìn ... Và khả năng kết hợp khéo léo các giá trị
truyền thống và hiện đại trong cách tổ chức tác phẩm của ông.
5.3. Trên cơ sở khám phá và phát hiện những đặc trưng nghệ thuật trong tiểu
thuyết của nhà văn Suvănthon, luận án đưa ra những kết luận có tính chất khái

quát về

ận tiểu thuyết hiện đại Lào trên cả hai phương diện nội dung và

thi pháp thể loại. Qua đó, chúng tơi đã chỉ ra được nét đặc trưng của tiểu
thuyết Lào là sự ảnh hưởng khá sâu đậm các giá trị của nền văn học truyền
thống cũng như các giá trị tư tưởng của văn hóa Phật giáo.
5.4. Luận án đóng góp một cái nhìn cụ thể, tồn diện và có hệ thống về các
phương diện nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon qua sự liên hệ so
sánh với các tiểu thuyết của các nhà văn cùng thời ở Lào. Qua đó, cơng trình
11


góp phần khẳng định tài năng, phong cách và vai trị to lớn của nhà văn trong
lịch sử hình thành văn xi hiện đại Lào nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
5.5. Qua sự phân tích, tổng hợp những giá trị nội dung và nghệ thuật tiêu biểu
trong mỗi đơn vị tác phẩm của Suvănthon, luận án đóng góp một cách nhìn
khái qt về lịch sử, văn hóa và con người Lào.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận án gồm 4
chương :
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đặc trưng nghệ thuật tổ chức nhân vật và sự kiện trong tiểu thuyết
của Suvănthon
Chương 3: Đặc trưng không gian,

nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Suvănthon
Chương 4: Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật

trong tiểu thuyết của Suvănthon

12

các


CHƢƠNG 1
Trong kho tàng nghiên cứu lí luận văn học Đông – Tây, vấn đề đặc
trưng nghệ thuật tiểu thuyết vốn đã được đặt ra từ rất lâu và được nghiên cứu
ở nhiều cấp độ khác nhau với nhiều thành tựu to lớn. Tuy vậy, việc tìm hiểu
đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn Suvănthon trong nền tiểu thuyết
hiện đại Lào lại là một vấn đề còn khá mới mẻ.
Để việc tiếp cận, nhận thức, và làm sáng rõ những đặc trưng nghệ thuật
trong tiểu thuyết của nhà văn Lào Suvănthon Bupphanuvơng, ngồi việc khảo
sát các sáng tác tiểu thuyết của ơng thì điều cần thiết và quan trọng là phải
nắm được những vấn đề lí luận và thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Trong chương Tổng quan này, chúng tôi đặt ra và giải quyết hai vấn đề cơ
bản: 1/ Đề tài nghiên cứu từng được nghiên cứu ở những cấp độ nào? (thực
tiễn) và 2/ Có những vấn đề nào liên quan đến đề tài nghiên cứu? (lí luận).
Vấn đề thứ nhất thực chất là vấn đề thực tiễn nghiên cứu được thực hiện qua
việc khảo sát tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Vấn đề thứ hai
đề cập đến các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Việc đặt ra
và giải quyết những vấn đề này, mục đích là làm cơ sở cho việc lựa chọn và
khảo sát các bình diện nghệ thuật làm nên đặc trưng trong phong cách tiểu
thuyết của nhà văn Suvănthon được nghiên cứu cụ thể ở các chương sau.
1.1. Về thể loại tiểu thuyết hiện đại trong văn học Lào
1.1.1. Lí luận về tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại còn uyển chuyển, mềm dẻo và dường như
khơng bị đóng khung trong những quy phạm chật hẹp như một số thể loại

khác. Khái niệm tiểu thuyết hình thành dần trong quá trình phát triển của thể
loại, nó được phân biệt với sử thi cổ đại, tình ca, anh hùng ca trung cổ, châm
biếm trào phúng ... Tiểu thuyết ln tìm cho mình những hình thức mới, nếu
đưa ra những giới hạn, những định nghĩa thì có nghĩa là sẽ xuất hiện những
13


khả năng vi phạm những giới hạn và những định nghĩa đó. Quan điểm xác
định bản chất của tiểu thuyết bằng một số đặc trưng thẩm mĩ của thể loại chứ
không phải chỉ bằng một đặc trưng được xem là một sự lựa chọn đúng đắn.
Bakhtin nói: “Tơi khơng xây dựng một định nghĩa cho một quy phạm tiểu
thuyết đang tác động trong văn học (trong lịch sử văn học) như một hệ thống
các dấu hiệu thể loại cố định. Nhưng tơi sẽ cố gắng tìm ra những đặc điểm
cấu trúc cơ bản nhất của cái thể loại mềm mại nhất này, những đặc điểm quy
định cả phương hướng biến đổi của chính bản thân nó lẫn phương hướng ảnh
hưởng và tác động của nó đến tồn bộ văn học” [90, tr.36]. Và từ phương diện
thi pháp, Bakhtin đã tìm thấy ba đặc điểm cơ bản làm cho tiểu thuyết khác
biệt về nguyên tắc với tất cả các thể loại khác là: “1/ tính ba chiều có ý nghĩa
phong cách học tiểu thuyết, gắn liền với ý thức đa ngữ được thể hiện trong
tiểu thuyết; 2/ sự thay đổi cơ bản các tọa độ thời gian của hình tượng văn học
trong tiểu thuyết; 3/ khu vực mới, nơi xây dựng hình tượng văn chương tiểu
thuyết, chính là khu vực tiếp xúc tối đa với cái hiện tại (đương thời) ở thì
khơng hồn thành của nó” [90, tr.36]. Milan Kundera trong Nghệ thuật tiểu
thuyết cũng lí giải về các yếu tố như: đối tượng phản ánh của tiểu thuyết, con
người trong tiểu thuyết, tiểu thuyết xử lí lịch sử như thế nào ... để trả lời cho
câu hỏi “Tiểu thuyết là gì?”. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại thì cho rằng, đặc trưng thẩm mĩ chủ yếu của tiểu thuyết là
“tính chất gần gũi với cuộc sống”, đặc trưng này “quy định những đặc trưng
khác như tính “văn xi” của tiểu thuyết, như dung lượng lớn và bản chất
tổng hợp của tiểu thuyết” [39, tr.591]. Phương Lựu trong Lí luận văn học

quan tâm tìm hiểu sáu đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết phân biệt với các thể
loại văn học khác: 1/ phản ánh cuộc sống từ góc độ đời tư; 2/ chất văn xi; 3/
nhân vật; 4/ các yếu tố trong tác phẩm; 5/ thể loại dân chủ; 6/ khả năng tổng
hợp. Lý Hoài Thu trong Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, khi bàn
về đặc trưng của tiểu thuyết lại quan tâm đến bốn yếu tố : 1/ khả năng mở
14


rộng tầm vóc hiện thực; 2/ đi sâu khám phá số phận con người; 3/ tính đa
dạng về màu sắc thẩm mĩ; 4/ bản chất tổng hợp. Mặc dù mỗi nhà nghiên cứu,
xuất phát từ những mục đích khác nhau đã khảo sát tiểu thuyết ở những đặc
trưng khác nhau, tuy nhiên, đối với những đặc trưng thẩm mĩ mang tính đặc
thù của thể loại, chúng ta vẫn có thể tìm thấy những mối tương quan nhất định
từ những quan điểm riêng ấy. Căn cứ vào mục đích nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi tập trung khái quát sáu đặc trưng thẩm mĩ của tiểu thuyết như sau:
1. Trong mối tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở
khả năng phản ánh “cuộc sống toàn diện, phong phú và nhiều mặt” [39,
tr.575] theo hướng tiếp xúc “gần gũi nhất với cuộc sống” [39, tr.575]. Xác
định nguồn gốc của tiểu thuyết, Bakhtin cho rằng: “Tiểu thuyết ngay từ đầu
đã được xây dựng khơng phải trong hình tượng xa cách của quá khứ tuyệt đối,
mà ở khu vực tiếp xúc trực tiếp với cái hiện tại khơng hồn thành ấy” [90,
tr.83]. Christian Salmon trong cuộc trò chuyện với Milan Kundera về Nghệ
thuật tiểu thuyết đã khẳng định : “Tiểu thuyết không phải là một lời tự thú của
tác giả mà là một cuộc thăm dò cuộc sống con người trong cái thế giới đã trở
thành cạm bẫy” [86, tr.13]. Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự
sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng
như chiều dài của thời gian. Sự phá vỡ giới hạn này là một ưu thế đặc biệt của
tiểu thuyết tạo điều kiện để các nhà văn mở rộng đến mức tối đa tầm vóc hiện
thực trong tác phẩm của mình. Nhiều tác phẩm tiểu thuyết được coi là những
pho “bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội. Chúng ta có thể tìm thấy ở đó

những vấn đề triết học, văn nghệ, chính trị, quân sự, kinh tế, đạo đức mà nhân
loại hằng quan tâm, sự hình thành tính cách của một con người, những nét
tinh tế, phức tạp của tâm hồn, tấn bi kịch của một cá nhân, bức tranh có quy
mơ sử thi của một xã hội rộng lớn, hình ảnh đầy màu sắc rực rỡ của thiên
nhiên đất nước ... “Nếu nói rằng, văn học chính là cuộc đời thì điều ấy có lẽ
phù hợp nhất đối với tiểu thuyết” [43, tr.190]. Tuy nhiên, một nhà sử học có
15


thể ghi chép lại những sự kiện đã xảy ra cịn sự kiện trong tiểu thuyết hồn
tồn khơng phải là một hiện thực nguyên vẹn. Milan Kundera nói: “Tiểu
thuyết khảo sát không phải hiện thực mà khảo sát cuộc sống. Và cuộc sống
khơng phải là những gì diễn ra, cuộc sống là vùng các khả năng của con
người, tất cả những gì con người có thể trở nên, tất cả những gì nó có thể. Các
nhà tiểu thuyết vẽ nên tấm bản đồ cuộc sống bằng cách khám phá ra khả năng
này hay khả năng khác của con người” [86, tr.21]
2. Theo đó, có thể thấy, nét đặc trưng thẩm mĩ thứ hai của tiểu thuyết là
khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân. Milan Kundera cho rằng “mọi tiểu
thuyết của mọi thời đại đều chăm chú vào bí ẩn của cái tơi” [86, tr.11]. Đây
là đặc trưng làm cho tiểu thuyết khác với sử thi (anh hùng ca).
3. Hai đặc trưng thẩm mĩ nêu trên đã quy định tính văn xi và tính tự sự
của tiểu thuyết – một đặc trưng cơ bản làm cho tiểu thuyết có sự khác biệt rõ
rệt nhất so với thơ ca. Hêghen là người đầu tiên nói một cách khá sâu sắc về
tính văn xi của thể loại tiểu thuyết. Ơng cho rằng “tiểu thuyết theo ý nghĩa
hiện đại giả thiết phải có một hiện thực đã thành văn xi làm tiền đề cho nó”,
“hiện thực trong tính khách quan văn xi của nó – nói theo quan điểm lí
tưởng – nội dung cuộc sống thường ngày được nắm bắt ... trong sự chuyển
biến và sự quá độ cuối cùng của nó” [dẫn theo 39, tr.592], tức là một sự tái
hiện cuộc sống khơng thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa. Miêu tả cuộc
sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành. Tiểu thuyết hấp thụ vào bản

thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc đời bao gồm cái cao cả và cái
thấp hèn, cái đẹp và cái xấu, chất thơ và chất văn xuôi ... những màu sắc thẩm
mĩ này tác động lẫn nhau, pha trộn với nhau một cách đặc biệt đến mức độ
biến thành một thể toàn vẹn mới, một sự thống nhất độc đáo của những yếu tố
mâu thuẫn và dường như không thể tách rời ra từng yếu tố đứng độc lập.
Phẩm chất mới này của tiểu thuyết giúp ta phân biệt nó với các thể loại văn
nghệ khác. Trong kịch cũng tồn tại dung hợp nhiều màu sắc thẩm mĩ nhưng
16


các màu sắc thẩm mĩ mới chỉ kết hợp với nhau chứ không pha trộn lẫn nhau
như trong tiểu thuyết.
4. Nếu nhân vật trong truyện ngắn chỉ được miêu tả thơng qua một “lát
cắt” về số phận, thì nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn “đi đến tận cùng
cục diện hiện sinh của anh ta” [86, tr.18] mà theo Heidegger, đặc trưng của sự
sinh tồn đó là “tồn tại – trong – thế giới” [dẫn theo 86, tr.18]. Có nghĩa là,
nhân vật ln được miêu tả trong những hồn cảnh cụ thể, nhà văn khơng tách
nó ra khỏi hồn cảnh một cách nhân tạo, khơng cơ lập nó cũng như khơng
cường điệu sức mạnh của nó. Nó miêu tả nhân vật như một con người đang
trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Khuôn khổ rộng lớn của tiểu thuyết
với sự bao la, vô tận của thời gian, không gian cho phép người viết tiểu thuyết
khai thác nhân vật một cách “toàn diện, tỉ mỉ theo từng bước thăng trầm của
số phận” [43, tr.192]. Đặc trưng của thể loại không chỉ thuận lợi cho việc nhà
văn đưa một khối lượng lớn nhân vật vào tác phẩm mà còn tạo điều kiện để
nhà văn đi sâu mô tả những nếm trải của số phận. Vì vậy, khác với nhân vật
sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ, thường là nhân vật hành động,
nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải” [79, tr.392]. Nhân vật tiểu thuyết
cũng hành động và trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật cịn
tích cực tham gia cải tạo môi trường nhưng khi hành động nhân vật tiểu
thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời. Tính cách nhân vật có một sự phát

triển tự thân như là trong cuộc đời thật, nhưng “nhân vật không phải là sự mô
phỏng một con người sống thật. Đó là một con người tưởng tượng. Một cái tơi
thử nghiệm” [86, tr.17]. Do đó, “một trong những đề tài cơ bản có tính nội tại
của tiểu thuyết chính là đề tài nhân vật khơng tương hợp với số phận và vị thế
của nó. Con người hoặc cao lớn hơn thân phận mình, hoặc nhỏ bé hơn tính
người của mình. Nó khơng thể hồn tồn rốt cuộc chỉ là một viên chức, một
địa chủ, một lái buôn, một vị hôn thê, một kẻ cả ghen, một người cha ...” [90,
tr.80].
17


5. Về kết cấu tác phẩm. Nếu trong truyện ngắn, truyện vừa, mọi yếu tố
tác phẩm được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu
như khơng có gì “thừa”, thì tiểu thuyết hồn tồn ngược lại. Nó chứa bao
nhiêu cái “thừa” so với truyện, nó bao gồm: “các suy tư của nhân vật về thế
giới, về đời người, sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày
tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với
người, về đồ vật và môi trường, và nói chung về tồn bộ tồn tại của con người
...” [79, tr.393]. Nhưng tất cả lại là những yếu tố quan trọng trong kết cấu thể
loại, thể hiện chủ đề, tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Cũng như mọi loại hình nghệ thuât khác, tiểu thuyết cũng dung nạp
những yếu tố ước lệ nhưng nhìn chung, nó có khuynh hướng muốn phá vỡ
mọi thứ quy phạm, nguyên tắc tiên nghiệm và ít bằng lịng với những thủ
pháp nghệ thuật mang tính ước lệ tượng trưng. Thơng thường, người kể
chuyện trong tác phẩm có vai trị là một nhân vật trung gian có nhiệm vụ miêu
tả và kể lại đầu đuôi diễn biến câu chuyện. Sự tồn tại này là một ước lệ nghệ
thuật cho bất cứ một hình thức tự sự nào. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, người
kể chuyện khơng nhất thiết phải đứng ở vị trí của nhân vật trung gian mà tác
giả có thể giao chức năng ấy cho một nhân vật nào đó trong tác phẩm. Như
vậy, khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung trần thuật được xóa bỏ,

người trần thuật do đó có thể tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần
gũi, có thể có thái độ thân mật thậm chí suồng sã với nhân vật. Và từ đó, có
thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói, tạo ra nhiều
điểm nhìn khác nhau trong tác phẩm. Chính khoảng cách gần gũi này làm cho
tiểu thuyết trở thành một thể loại mang tính dân chủ.
6. Tiểu thuyết “là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các
khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác” [79, tr.394]. Trong lời tựa
Tấn trò đời, Balzac đã nhận xét về tiểu thuyết lịch sử của Scott: “Ơng đặt vào
đó tinh thần của những thời đại cũ, ơng tập hợp ở đó cả kịch, đối thoại, chân
18


dung, phong cảnh, tả cảnh; ơng đưa vào đó cái kì diệu và cái chân thực,
những yếu tố của sử thi, ơng cho sát cánh với chất thơ, tính thơng tục của
những ngôn ngữ tầm thường nhất” [dẫn theo 39, tr.604]. Vũ Ngọc Phan cho
rằng, tiểu thuyết “như một con ong biết hút nhụy của trăm hoa, tận hưởng
hương thơm và sắc nắng của bốn mùa, tiểu thuyết thế kỷ XIX và XX đã trở
nên giàu có và phong phú vì biết tổng hợp vào bản thân mình những đối
tượng và biện pháp miêu tả của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau” [dẫn
theo 39, tr.606]. Đỗ Đức Hiểu cũng có lời nhận xét khá sinh động: “Tiểu
thuyết là thể loại sinh sau đẻ muộn. Vì vậy, nó tiếp thu những cái tốt của các
thể loại đã có (anh hùng ca, thơ, kịch ..), sáng tạo thêm những yếu tố mới ...
Như một “đứa con lai”, nó đẹp, nó khỏe, nó đầy sức sống” [54, tr.18]. Tiểu
thuyết bao giờ cũng hướng tới sự đa dạng, muôn màu, là “một bản giao
hưởng” trong khi truyện ngắn chỉ là “một khúc solo”. Nhiều thiên tài nghệ
thuật đã định hình phong cách từ khả năng tổng hợp này của thể loại và do đó
cũng có nhiều loại tiểu thuyết khác nhau, trường hợp nhà văn Lào Suvănthon
Bupphanuvông với chất sử thi trong tiểu thuyết của ông là một minh chứng
cho đặc trưng này của tiểu thuyết.
Có thể thấy rằng, trong lịch sử thể loại, tiểu thuyết đã được nhận thức

từ nhiều góc độ khác nhau. Những nhận thức đó đã phản ánh được trình độ
phát triển nhất định của bản thân tiểu thuyết. Và mặt khác, những nhận thức
đồng thời cũng là những quan niệm về tiểu thuyết ấy, lại chế ước, tác động trở
lại đến sự phát triển của tiểu thuyết tạo nên những đặc trưng của thể loại.
1.1.2. Tiểu thuyết hiện đại Lào và những đặc trƣng cơ bản của thể loại
Tiểu thuyết hiện đại Lào ra đời xuất phát từ nhu cầu tự thân, nội tại, từ
nhu cầu phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc, hồn tồn chưa được
chuẩn bị trước về mặt lí thuyết.
Mặc dù, vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX, những tiền đề lí luận văn
học nghệ thuật Mác – Lênin bắt đầu được phổ biến trong vùng giải phóng,
19


nhưng chỉ trong một chừng mực nhất định, các nội dung của khái niệm chưa
được giải thích sâu, cịn đơn giản và sơ lược.
Từ sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được ký kết, lực
lượng cách mạng Lào tập trung ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phông Sa Lì, tựa lưng
vào miền Bắc Việt Nam và Trung quốc, văn học Lào bắt đầu có điều kiện
giao lưu tiếp xúc với văn học các nước láng giềng, văn học khu vực và trên
thế giới. Nhiều học sinh, sinh viên, cán bộ chiến sĩ từ vùng giải phóng Lào ra
nước ngoài đào tạo, học tập, trao đổi trên nhiều lĩnh vực khoa học, giáo dục,
văn hóa, chính trị ... đã trở thành cầu nối để một số tác phẩm tiêu biểu của văn
học thế giới được phổ biến ở Lào như Người mẹ (M. Gorki), Thép đã tôi thế
đấy (N.A. Ôtrôpxki), Những người khốn khổ (Vichto Huygô), Eugénie
Grandet (H. Balzac), Cái sân gạch (Đào Vũ) ... Và điều đặc biệt, phần lớn
trong số họ, khi trở về nước đều trở thành những nhà văn chiến sĩ vừa cầm
súng vừa cầm bút. Tuy vậy, thực tế đời sống và truyền thống văn học dân tộc
đã quy định và chi phối quá trình tiếp thu văn học Đơng – Tây trong tiểu
thuyết hiện đại Lào.
Thực tế, vào cuối những năm 60 của thế kỉ XX, ở Lào bắt đầu xuất hiện

tầng lớp tư sản và tiểu tư sản thành thị, giai cấp công nhân cũng bắt đầu phát
triển. Đời sống văn học dân gian trước đây thực sự khơng cịn thích hợp với
đối tượng công chúng mới là tầng lớp thị dân. Mặt khác, trong khơng khí tồn
qn tồn dân, một lịng nhất tề đứng lên chống lại những âm mưu tàn bạo
của đế quốc Mỹ, với biết bao sự kiện lịch sử đi qua và biết bao tấm gương anh
dũng kiên cường đã ngã xuống, thì văn xi trở thành thể loại phù hợp hơn
thơ ca bởi nó có khả năng ghi nhận hết thảy các sự cố, có thể miêu tả các sự
kiện lịch sử một cách tỉ mỉ và nó có thể dung nạp nhiều tình tiết, nhiều biến
cố, nhiều cuộc đời với nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau vào trong một
chỉnh thể nghệ thuật (nhất là tiểu thuyết). Vì vậy, năm 1965, truyện ngắn Lào
chính thức ra đời với hai tác phẩm Sóng Mê Kơng
20


của Khămma Phômcoong. Đến năm 1968, , tiểu thuyết hiện đại Lào cũng bắt
đầu xuất hiện. Tập một cuốn tiểu thuyết Sỉ nọi (Bé Sỉ) của nhà văn Khămliêng
Phônsêna ra đời năm 1968 là tác phẩm đầu tay của tác giả và cũng là tác
phẩm đầu tiên của nền tiểu thuyết Lào. S
ns v n cho ra đời tiểu thuyết tự truyện Con đường sống, phát triển trên
cơ sở truyện kí Ánh sáng cách mạng của ơng viết năm 1965. Hai năm sau
(1972), Suvănthon Bupphanuvông xuất bản tập một tiểu thuyết Hồi tưởng lại
rồi tập hai vào năm 1974. Cũng trong năm 1974, nhà văn Khămliêng cho ra
đời tập hai tiểu thuyết Sỉ nọi với tên gọi Mười bảy năm sau. Đó là những cuốn
tiểu thuyết viết trong chiến tranh, khẳng định sự ra đời thực sự của nền tiểu
thuyết Lào hiện đại.
Từ sau ngày đất nước giải phóng năm 1975, Suvănthon Bupphanuvông
cho ra đời hàng loạt bộ tiểu thuyết dài tập đã được tác giả thai nghén và bắt
tay viết từ trong chiến tranh như: Hai chị em, Tiểu đồn Hai, Hai bên bờ
sơng, Người con gái của Đảng. Ngồi ra, cịn có tiểu thuyết Bão táp cuộc đời
của Đao Nửa (1979), tiểu thuyết Tình u của Khămliêng Phơnsêna (1981),

tiểu thuyết Vượt ngục của Thoongsợp (1982) ... So với giai đoạn trước 1975,
tiểu thuyết giai đoạn sau 1975 có những bước tiến mới khơng chỉ về số lượng
mà cịn về quy mô và chất lượng tác phẩm. Từ sau năm 1990 đến nay, tiểu
thuyết Lào có xu hướng suy giảm, một số tiểu thuyết gia đã thành danh cũng
không tiếp tục sáng tác, nhưng nhiều bộ tiểu thuyết gắn với tên tuổi của một
số nhà văn Lào như Khămliêng Phônsêna, Suvănthon Bu
ns v n vẫn khẳng định được vị trí của nó trong tiến trình xây
dựng và phát triển nền tiểu thuyết Lào hiện đại.
Như vậy, không thể so với nền tiểu thuyết thế giới, chỉ so với khu vực
Đơng Nam Á thì tiểu thuyết hiện đại Lào có lẽ ra đời muộn nhất trong khu
vực. Và điều đặc biệt, tiểu thuyết hiện đại Lào ra đời không gắn liền với sự ra
đời của lí luận và quan niệm về tiểu thuyết như trong các nền văn học khác.
21


Hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ sôi động đã không chờ đợi những
quan niệm về tiểu thuyết ở Lào. Các sáng tác tiểu thuyết lần lượt ra đời ở Lào
trong hai thập kỷ 70, 80 của thế kỷ XX là sự thể nghiệm của các cây bút từng
sống, học tập và tiếp thu các quan điểm lí luận về thể loại ở Việt Nam, ở
Pháp, ở Nga. Thời điểm này, ở Việt Nam, lí luận tiểu thuyết được đặt ra “để
giải quyết các vấn đề phục vụ cho nhu cầu đẩy mạnh sáng tác và tiếp nhận
tiểu thuyết theo mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [02, tr.10]. Điều này có ảnh hưởng nhất
định đến nội dung, tư tưởng trong các sáng tác tiểu thuyết hiện đại Lào. Nhà
văn Suvănthon cũng từng xác nhận, mình chịu ảnh hưởng của nền văn học Xô
viết và văn học Việt Nam. Nhà văn tâm sự: “Trước khi viết các bộ tiểu thuyết,
tơi có nghiên cứu Chiến tranh và hịa bình của đại văn hào L. Tônxtôi, Người
mẹ của đại văn hào M. Gorki và tiểu thuyết Vỡ bờ của nhà văn Nguyễn Đình
Thi” [19, tr.74]
Tuy vậy, đối với một nền văn học mà truyện thơ là thể loại chủ yếu,

công chúng văn học chủ yếu là nông dân và coi đạo Phật là quốc giáo, thì việc
tiếp thu những ảnh hưởng văn học Đơng – Tây vẫn cịn nhiều hạn chế bởi
mặc dù “những yếu tố truyền thống luôn được lưu lại để chuyển vào tiểu
thuyết và cũng được biến cải đi cho phù hợp với hoàn cảnh mới, thời đại mới,
nhưng những yếu tố có tính chất hiện đại, đổi mới cũng phần nào bị gọt rũa,
giảm lược đi cho phù hợp với môi trường xã hội” [150, tr.1]. Đặc trưng cơ
bản của tiểu thuyết Lào có thể được khái quát trên một số phương diện sau:
Về phương diện chủ đề, đề tài, tiểu thuyết Lào ra đời và trưởng thành
vào thời điểm đời sống hiện thực và đấu tranh ở Lào có nhiều thay đổi, tiểu
thuyết là thể loại “công nghiệp nặng” của nền văn học yêu nước, phải trở
thành một vũ khí, một cơng cụ đấu tranh và xây dựng đất nước. Những đề tài
xưa của văn học quá khứ như ngợi ca tình yêu tự do, chung thủy nhưng đầy
ngang trái, những đề tài lấy từ kho Phật thoại … được các nhà văn khai thác
22


dưới ánh sáng của tư tưởng mới. Tiểu thuyết Lào mặc dù có kế thừa tư tưởng
nhân văn, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo mà văn học truyền thống đã đề
cập, nhưng đó khơng phải là thứ chủ nghĩa nhân đạo thụ động của giáo lí nhà
Phật, mà là chủ nghĩa nhân đạo chủ động tích cực.
Ra đời và bám chắc vào hiện thực khói lửa của cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, đề tài bao trùm của nền tiểu thuyết Lào là đề tài Đấu tranh
cách mạng. Cũng như các tác phẩm truyện, kí, tiểu thuyết Lào tậ
. Tuy nhiên, nếu tiểu thuyết
trước năm 1975 chỉ dừng lại phản ánh một sự kiện lịch sử tiêu biểu, một số
phận xã hội điển hình, thì tiểu thuyết sau 1975 có quy mơ phản ánh rộng lớn
hơn, cùng một lúc, tác phẩm phản ánh nhiều sự kiện lịch sử trọng đại trong
thời gian và không gian rộng lớn, kéo dài với nhiều số phận, cảnh đời đan
xen. Tác phẩm do đó cùng một lúc phản ánh nhiều đề tài; nhiều chủ đề, tư
tưởng hàm chứa trong một chỉnh thể nghệ thuật nhất định.

Tuy nhiên, khi khai thác những mảng hiện thực của đời sống, tiểu
thuyết Lào vẫn dựa chủ yếu vào các quan niệm truyền thống. Cái triết lí dân
gian thiện thắng ác, hiền gặp lành … đối với các hiện tượng đời sống trong sự
đối sánh, tương phản, đã hạn chế quá trình nhận thức

hiện thực.

Hiện thực được nhận thức, phản ánh còn đơn giản, chưa thấy được sự đa dạng
phức tạp mn hình mn vẻ của nó.
Về phương diện kết cấu tác phẩm, người dân Lào thường có thói quen
thích

tư tưởng đạo Phật, sống

viế

ngay thẳng, thật thà, hịa đồng bác ái nên lối kể chuyện quanh co phức tạp,
đảo lộn thời gian, miêu tả nhân vật ở chiều sâu nội tâm thường chưa hợp với
số đông độc gi . Bởi vậy, thời gian trong tiểu thuyết Lào thường là thời gian
vật lí đơn chiều, kiểu kết cấu thời gian tâm lí đa chiều vẫn cịn mới mẻ. Hầu
hết các tiểu thuyết Lào đều có một kết thúc viên mãn theo kiểu kết thúc của

23


các truyện cổ dân gian (thường là thiện thắng ác, chính thắng tà, li tán sẽ đồn
tụ…)
Nhiều tiểu thuyết Lào không tạo được một kết cấu chặt chẽ, bởi cốt
truyện lỏng lẻo, yếu tố ngẫu nhiên, bàn tay sắp đặt của tác giả xuất hiện can
thiệp quá nhiều vào quá trình phát triển cốt truyện. Tiểu thuyết Sỉ nọi của nhà

văn Khămliêng mặc dù có nhiều thành cơng trong xây dựng tính cách nhân
vật, miêu tả hồn cảnh điển hình nhưng cốt truyện có nhiều đoạn bình luận
ngoại đề, lộ rõ thái độ thiếu khách quan của người kể chuyện.
Tuy nhiên, từ sau năm 1975, tiểu thuyết Lào bắt đầu có kết cấu chặt chẽ
hơn, quy mơ hơn, một số tác phẩm đã xây dựng được một cốt truyện kết hợp
được cả hai yếu tố truyền thống và cách tân, sự kiện và tâm lí. Tiểu thuyết
Tình u của Khămliêng Phônsêna là một dạng kết cấu mới của văn học Lào.
Tác giả xây dựng cốt truyện tính cách, kết thúc khơng có hậu, kết cấu “tình
u” đã giúp tác giả chuyển dịch được các mâu thuẫn xã hội sang những xung
đột của các số phận cá nhân. Đây là sự cách tân đáng kể.
Về nhân vật tiểu thuyết, văn xuôi hiện đại Lào nói chung và tiểu thuyết
nói riêng, ra đời trong ngọn lửa đấu tranh giải phóng, bắt nguồn từ nền văn
học yêu nước, trong vùng giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào. Vì vậy, nhân vật trung tâm, chính diện của tiểu thuyết là hình
tượng những con người xả thân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Đó là những nhân vật vừa mang phẩm chất
anh hùng của thời đại, vừa thể hiện tính dân tộc đậm đà. Tính dân tộc của nền
văn học Lào được cấu thành từ nhiều yếu tố, trong đó, yếu tố Phật giáo góp
phần khơng nhỏ tạo nên bản sắc của nền văn học Lào. Bởi vì, “Phật giáo tiểu
thừa ảnh hưởng và uốn nắn tính cách người Lào mạnh hơn bất cứ một thế lực
nào khác” [62, tr.89]. Tính cách, lối sống, kiểu thức tư duy, ứng xử của người
Lào chịu sự chi phối khá mạnh của Phật giáo. Lòng vị tha, nhân từ, đức kiên

24


nhẫn, hi sinh, tính ơn hịa, hồn hậu là những phẩm chất tốt đẹp của người Lào
theo đạo Phật.
Nền văn học trung đại Lào bao gồm cả văn học dân gian và văn học
thành văn, đã tập trung mô tả nhiều loại hình nhân vật, trong đó loại hình

nhân vật nhân từ, vị tha theo tư tưởng nhà Phật xuất hiện khá nhiều trong
dòng văn học Phật giáo.
Văn học hiện đại Lào trong đó có tiểu thuyết đã kế thừa văn học trung
đại, xây dựng thành công nhiều loại nhân vật, nhiều tuyến nhân vật, trong đó
nhân vật “khơn đíp” ( 7qofy[) và “khơn súc” (7qol5d) là những loại hình nhân
vật đặc biệt xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết. “Khôn súc” (người chín) là lớp
người đã qua tu hành, hồn tục, đã được giáo hóa. Trong cách gọi tên những
khơn súc, người ta gắn tên Phật như Xiêng (-P'), Thít (myf), Chan (9ko) kèm
theo tên cúng cơm. Người Lào đi tu tu xong lấy danh sư là Xiêng, tu thành sư
gọi là Xabemon, mãn tu lấy danh là Thít, đã thành sư khi mãn tu lấy danh tu là
Chan. Họ là những người đã qua một thời gian đi tu ở chùa, được học văn
hóa, đạo đức, họ hiểu biết, gương mẫu, giàu lòng nhân ái, là chỗ dựa tinh thần
cho bà con dân bản. “Khơn đíp” (người sống) là những người chưa qua tu
hành nhưng họ là những Phật tử tin theo đạo Phật, gắng làm điều thiện và tu
nhân tích đức, thực hiện “ngũ giới” (lboshk) của đạo Phật. Sau khi đã được
giáo hóa, khơn đíp sẽ trở thành khôn súc.
Lào là một đất nước theo đạo Phật, có số tín đồ Phật tử rất lớn. Phật tử
ở Lào tích đức bằng thiện nghiệp (làm việc thiện). Để tích đức cho kiếp sau
và tỏ lịng hiếu thảo, đa số người Lào đến tuổi trưởng thành đều đi tu ở chùa
trong một thời gian nào đó thích hợp. Người chưa có điều kiện đi tu ở chùa
cũng phải chuẩn bị tu thiện để có dịp vào chùa. Lịng nhân từ, vị tha, sẵn sàng
làm việc thiện, luôn lấy việc làm phúc “đem cho” mọi người làm niềm vui
sướng của cuộc đời, là phẩm chất đáng quý của người Lào.

25


×