Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng, kế toán về đổi mới cơ chế quan rlis tài chính đối với ngành giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.55 KB, 23 trang )

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
HIỆU TRƯỞNG, KẾ TOÁN
VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
ĐƠÍ VỚI NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN HẢI CHÂU- TP.ĐN
Hải Châu, Ngày 06/8/2009


A- PHẦN MỞ ĐẦU :
Thực hiện “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính của
Ngành Giáo dục và Đào tạo” là một trong 3 nội dung về
thực hiện chủ đề nhiệm vụ năm học 2008-2009, đó là :
Đẩy mạnh Cơng nghệ thơng tin, đổi mới cơng tác quản lý
tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực. Năm học 2009-2010, tiếp tục thực hiện theo chủ đề
năm học “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất
lượng giáo dục”. Vì vậy việc đổi mới cơ chế quản lý tài
chính trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ rất cần thiết
trong q trình đổi mới về cơng tác quản lý trong ngành
Giáo dục và Đào tạo.


Nội dung của cơ chế đổi mới bao gồm :
1- Đổi mới phương thức xây dựng và giao kế
hoạch ngân sách cho ngành GD và ĐT theo hướng
lập kế hoạch và giao kế hoạch trung hạn 3 năm.
SGD và ĐT là cơ quan đổi mới thực hiện tổng hợp kế
hoạch phát triển và dự toán ngân sách để báo cáo Ủy
ban nhân dân Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo
(thực hiện đúng theo Thông tư Liên tịch 35/
2008/BGD&ĐT-BNV ngày 14. 7. 2008 của Bộ Giáo dục


và Đào tạo - Bộ Nội vụ).


2- Điều chỉnh từng bước cơ cấu chi ngân
sách Nhà nước cho từng cấp học theo hướng ưu tiên
ngân sách để thực hiện PCGD TH, CMC, đảm bảo tiền
lương cho đội ngũ nhà giáo và kinh phí hỗ trợ đối
tượng chính sách, học sinh nghèo (miễn giảm).
3- Thực hiện phân cấp quản lý, tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng ngân sách,
tài chính, tài sản của các cơ sở giáo dục theo tinh thần
Nghị định 43/CP ngày 25. 4. 2006 của Chính phủ, các
cơ sở giáo dục xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để
tăng cường quản lý và điều hành thu, chi tài chính.


4- Thực hiện 3 công khai, 4 kiểm tra:
- 3 công khai (Công khai chất lượng đào tạo, công khai
điều kiện cơ sở vật chất, công khai thu, chi tài chính).
- 4 kiểm tra (kiểm tra phân bổ và sử dụng ngân sách,
kiểm tra thu và sử dụng học phí, kiểm tra các khoản
đóng góp tự nguyện của người dân và các tổ chức cho
nhà trường, kiểm tra thực hiện chương trình kiên cố hố
trường lớp học).
5- Thực hiện đầy đủ các quy định về Luật
phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí.Xử lý kịp thời những sai phạm
qua cơng tác kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn. Tiếp tục
thực hiện triệt để và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân
sách, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế theo

các nội dung của Nghị quyết số 10/ 2008/ NQ-CP ngày
17. 4. 2008 của Chính phủ và Quyết định số 390/ QĐ-TTg
ngày 17. 4. 2008 của Thủ tướng Chính phủ.


Căn cứ theo 5 nội dung của cơ chế đổi mới, đối với ngành
GD& ĐT quận Hải Châu đã có kết quả thực hiện như sau :
- Về xây dựng kế hoạch ngân sách Nhà nước và kế
hoạch phát triển hàng năm: PGD& ĐT có nhiệm vụ tổng hợp
báo cáo Sở GD-ĐT và đơn vị trực tiếp chủ quản là ỦBND Quận
và Phịng Tài chính-Kế hoạch.
Trên cơ sở định biên (theo Thông tư 35), hàng năm ỦBND
Quận giao kế hoạch ngân sách cho Ngành và qua mỗi năm đều
có tăng so với năm trước; cụ thể qua 3 năm thực hiện tự chủ tài
chính theo Nghị định 43/CP thì việc phân bổ kinh phí chi cho hoạt
động chi khác (ngồi chi con người) có tăng như sau : năm
2007 : 16%; năm 2008 : 17%; năm 2009 : 25%.
Ngoài ra, việc thực hiện cơ cấu chi cho các bậc học được
thực hiện hợp lý, trong đó có ưu tiên đối với từng bậc học và có
hệ số phân bổ hợp lý; việc phân bổ ngân sách đã được cơ quan
tài chính thẩm định theo đúng quy định của Luật ngân sách.


Trong việc tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về quản lý tài chính, tài sản theo Nghị định
43/CP, hầu hết các trường đã có ý thức trong thực hiện;
qua 2 năm thực hiện 2007, 2008 đã có tiết kiệm để chi
tăng thu nhập hỗ trợ đời sống giáo viên. Mặc dầu Chủ tài
khoản và kế toán các đơn vị đã được cơ quan tài chính tổ
chức tập huấn về triển khai thực hiện Nghị định 43/CP,

tuy nhiên quá trình thực hiện vì do những nguyên nhân
khách quan, chủ quan nên việc thực hiện quyền tự chủ
chưa cao và chưa thực sự công bằng.
-Về việc thực hiện công khai, kiểm tra :
Theo chỉ đạo của Ngành, hầu hết các trường có thực hiện
nhưng hiệu quả chưa cao, vì thế nhiều nơi vẫn cịn xảy ra
tình trạng khiếu kiện. Việc tự kiểm tra và tổ chức kiểm
tra tại cơ sở chưa thật sự làm hết theo đúng chức năng vì
thế vẫn còn tồn tại xảy


-Đối với việc thực hành tiết kiệm theo NQ
10/2008//NQ-CP ngày 17. 4. 2008 của Chính phủ và QĐ số
390/QĐ/TTg ngày 17-4-2008 của Thủ Tướng Chính phủ,
Ngành đã chấp hành thực hành tiết kiệm đúng quy định (TK
10% chi khác để chi cải cách tiền lương) ; tuy nhiên việc
xử lý các sai phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm
tốn, các đơn vị vẫn cịn tồn tại, cần phải khắc phục và chấn
chỉnh kịp thời ( nêu tình hình thực tế).
Tóm lại, qua nội dung thực hiện “Đổi mới cơ chế
quản lý tài chính của Ngành GD& ĐT” như BGD&ĐT đã
phát động trong thực hiện chủ đề nhiệm vụ năm học, trong
đó có những nội dung đã làm tốt, tuy nhiên do nhiều nguyên
nhân khác, một số đơn vị vẫn chưa thực hiện đảm bảo đầy
đủ theo đúng Luật Ngân sách và Luật Kế tốn, tình hình
chung vẫn cịn sai phạm xảy ra. Vì vậy để khắc phục kịp
thời, việc tiếp tục bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, Kế toán trong
cơng tác quản lý tài chính hiện nay là rất cần thiết.



B- PHẦN NÔI DUNG BỒI
DƯÕNG :
I/ - Tiếp tục thực hiện theo đúng quy định của
Luật Ngân sách Nhà nước ban hành ngày 16-122002 ( gồm 8 chương, 77 điều), trong đó có một
số nội dung cần chú ý, đó là quy trình về quản lý
tài chính trong các đơn vị trường học, gồm các
khâu :
- Lập dự toán
- Chấp hành dự toán
- Quyết toán
- Kiểm tra, xét duyệt quyết tốn
- Cơng khai tài chính …


1/ Lập dự toán : Là khâu cơ bản và là khâu quan trọng
trong quá trình quản lý điều hành ngân sách, cụ thể :
Hàng năm, trên cơ sở tình hình thực tế, đơn vị phải lập dự
tốn thu, chi để xác định được nguồn thu cuả các loại quỹ
và xác định các khoản chi từ ngân sách ( trong đó có
nguồn thu được để lại). Việc xây dựng dự tốn là khâu ban
đầu rất cần thiết, địi hỏi phải đảm bảo tính trung thực,
hiêụ quả của cơng việc thực hiện. ( Liên hệ thực tế ).
Cụ thể : Khi lập dự toán năm phải đảm bảo đầy đủ
các nội dung , trong đó : Biên chế, số học sinh, quỹ tiền
lương, các chỉ tiêu khác v.v...
Khi lập dự toán về một số nội dung chi tại đơn vị phải chú
ý đầy đủ các nôi dung theo yêu cầu công việc, các nơi
dung đó phải được gắn liền với tình hình thực tế và đảm
bảo đúng các quy định về chế độ tài chính hiện hành. Dự
tốn phải đuợc thuyết minh đầy đủ.



2/ Chấp hành dự toán :
Sau khi dự toán được phân bổ, đơn vị có nhiệm vụ
phân ra theo từng tháng, quý để có kế hoạch thực hiện. Việc
chi ngân sách Nhà nước đựoc thực hiện khi đủ các điều kiện :
Đã có trong dự tốn ngân sách được giao, đúng chế độ tiêu
chuẩn định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy
định, thủ trưởng đơn vị quyết định chi. Nếu các khoản chi phải
tổ chức đấu thầu thì phải thực hiện đúng quy định. Khơng
được đặt ra các khoản thu, chi trái pháp luật.
( Điều 5 của Luật Ngân sách NN quy định).
Liên hệ thực tế : - Các đơn vị khi thưc hiện nhiệm vụ chi,
nêú là kinh phí sử dụng cho nhu cầu mua sắm sửa chữa thì
phải có danh mục được cấp thẩm quyền phê duyệt; thực hiện
đảm bảo các quy định về mua sắm, sủă chữa tại các công
văn đã hướng dẫn. Không được làm trước, báo cáo sau. !


Ngoài ra các đơn vị phải căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ để thực
hiện . Chú ý về việc lập và ký các chứng từ kế toán ( (Điều 17, 19
Luật Kế toán) : Đối với các nghiệp vụ tài chính phát sinh đều phải
lâp chừng từ kế toán, chứng từ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung :
Tên, số hiệu chứng từ kế toán , ngày, tháng, năm, đỉa chỉ . Nội dung
phải ghi cụ thể .
- Số lượng, đơn giá ( chú ý ghi bằng số và bằng chữ )
- Chữ ký họ tên người lập, người duyệt và người có liên quan .
- CT lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác
- Nôi dung nghiệp vụ không đựoc viết tắt, không đựoc tẩy xố sửa
chữa

- CT phải có đày đủ chữ ký, ký bằng bút mực và ký từng liên một,
không được photo. (u cầu phải có kế tốn, thủ quỹ va thủ trưởng
duyệt) .
- CT thanh toán phải thực hiện chi theo đúng thời gian phat sinh
của niên độ tài chính, và cơng việc chi phải có thực tế.


- Người lập, người ký duyệt và những người khác ký trên
chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng
từ.
- CT nếu có ký nhận tren bảng kê thì phải ghi rõ số tiền,
khơng ghi - nt Về ký chứng từ : Ký bằng bút mực không phai, không được
ký băng bút đỏ Không đựơc ký khi chứng từ chưa có đâỳ đủ
nơi dung quy định.
Về thực hiện hoá đơn thanh toán : Quy định từ 100.000đ trở
lên khi thanh tốn phải có hố đơn do Bộ Tài chính phát hành.

3 - Quyết tốn: Cuối mỗi quý, năm của niên độ tài chính,
các đơn vị thực hiện báo cáo quyết toán theo các nội dung đã
được quy định tại QĐ 19/2006/QĐ-BTC ngày 30-3-2006 của
Bộ Tài chính ( Tập về chế độ kế toán HCSN).Báo cáo QT phải
phản ảnh đầy đủ các số liệu liên quan về quản lý tài chính tại
đơn vị, trong đó bao gồm tất cả các nội dung chi tiết và tổng
hợp. Báo cáo phải có phân tích tình hình và thuyết minh cụ thể


4- Kiểm tra, xét duyệt, quyết toán : PGD-ĐT
là đơn vị dự tốn cấp 1 có nhiệm vụ tổng hợp từ
báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc để
hình thành báo cáo quyết tốn chung của tồn

Ngành.
Vì thế tại mỗi đơn vị phải có trách nhiệm
trong việc lập báo cáo QT và đòi hỏi phải đảm
bảo đúng theo thời gian quy định.
Về xét duyệt quyết toán : PGD-ĐT là đơn vị
xét duyệt và thông báo kết quả xét duyêt quyết
toán năm đối với các đơn vị trường học theo
đúng nôi dung tại QĐ số 01/2007/TT-BTC ngày
02-1-2007 của Bộ Tài chính.


5 - Cơng khai tài chính :
Việc cơng khai phải được thực hiện
thường kỳ theo đúng quy định. Theo thực tế
đặc thù của Ngành GD-ĐT, các đơn vị tuỳ
tình hình có thể cơng khai tài chinh vào đầu
năm học (HNCC), kết thúc học kỳ của năm
học hoặc cuối niên độ tài chính. Việc cơng
khai phải thực hiện đảm bảo quy định, trên
cơ sở từ các nguồn thu hợp pháp và nội dung
chi ngân sách đã được thể hiện đầy đủ tại
báo cáo quyết toán của đơn vị tại thời điểm
nhất định.
( Liên hệ thực tế )
.


III/ - MÔT SỐ BIỆN PHÁP TRONG QUẢN LÝ ĐIỀU
HÀNH NGÂN SÁCH HIỆN NAY :
1/


Việc cân đối điều hành dự toán ngân
sách được giao : Từ nay đến cuối năm đơn vị phải có
chủ động trong việc quản lý điều hành dư toán NS đã
giao trong năm, thực hiện theo đúng các quy định của
Luật ngân sách và Luật kế toán như đã nêu trên, chú ý
phải rút kinh nghiệm về những tồn tại trong nghiệp vụ để
có biện pháp chấn chỉnh kịp thời, nhất là khâu lập chứng
từ, mua sắm tài sản, sủă chữa, tổ chức nghiệm thu, chi
tiền tăng thay ...
Vào đầu năm học sẽ có biến động về con người,
Phòng GD-ĐT sẽ dựa trên số chỉ tiêu biên chế được giao
đầu năm cho đơn vị và các QĐ điều động bổ sung thay
thế số người đã nghỉ hưu , thơi việc để có phân bổ bổ
sung dự toán cho đơn vị để đủ chi cho con người.


2 - Rút kinh nghiệm trong việc thực hiện quyền tự
chủ tài chính theo NĐ 43/CP :
Tất cả các đơn vị trường Tiểu học là đơn vị SN loại 3
trong việc thực hiện NĐ 43/CP " Đơn vị do NSNN đảm
bảo tồn bộ chi phí hoạt động" . Đối với nguồn thu Học
phí buổi thứ 2 khơng phải là nguồn thu HP chính khố,
nguồn thu nhằm để trang trãi cho các hoạt động ; vì vậy
việc thực hiện theo NĐ 43/CP chủ yếu chi từ dự tốn
ngân sách, do đó trong việc thực hiện nhiệm vụ chi, các
trường phải thực hiện đảm bảo cho các hoạt động phục
vụ dạy và học.
( Cần liên hệ thực tế )



3 - Về quản lý tài sản, công cụ lao động, ( kể cả tài
sản mua sắm cho công tác sách thiết bị) .
Trong quản lý tài chính, tài sản được quy bằng tiền và hạch toán đầy
đủ các chỉ tiêu theo giá trị bằng tiền. Do đó bất cứ nhưng biến động về tài sản
nếu khơng có lý do xác đáng thì phải đựơc xử lý bồi thường thiệt hại . Do đó
để tiếp tục quản lý tài sản đảm bảo đung quy định, các đơn vị chú ý :
- Kiểm kê tài sản đúng thời gian quy định, thường xuyên đối chiếu giữa
sổ sách kế toán và thực tế; đơn vị phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trên số liệu
báo cáo. Những tài sản mua sắm hoặc nhận, cho, biếu, tặng đều phaỉ ghi vào
số sách kế toán, nghiêm cấm việc để tài sản ở ngoài mà kế tốn đơn vị khơng
theo dõi.
Đối với các tài sản sử dụng cho cơng tác Sách thiết bị, kế tốn đơn vị
có trách nhiệm theo dõi hạch tốn đầy đủ kể cả thiêt bị có giá trị nhỏ. Bộ phận
STB có nhiệm vụ theo dõi song song với kế toán, chứ khơng được độc lập
(Thanh Tra Nhà nước TP đã có ý kiến tại biên bản kết luận thanh tra về việc
thanh tra trong quản lý sử dụng kinh phí mua sắm thiết bị dạy học phục vụ đổi
mới chương trình GD phổ thông).
(Liên hệ thực tế )


4 - Thực hiện các khoản thu đầu năm : Thực hiện
theo đúng quy định đơí với các khoản thu được cấp thẩm
quyền cho phép. Chú ý công khai, dãn thu. - Việc thu chi
phải có dự trù cụ thể như đã hướng dẫn, nhất là các khoản
thu thoả thuận như: quỹ bán trú, đồ dùng bán trú,tiền
ăn ... , dự trù phải lập hết sức chi tiết kèm theo thuyết
minh và đầy đủ các biên bản đã đuợc thoả thuận giữa PH
và nhà trường, tính chi tiết số 1 HS phải nộp để thông báo
công khai cho PH biết. Thận trọng trong tính tốn, khơng

được áp đặt mức q cao gây khó khăn cho PH. Nhà trường
cần phải xin ý kiến Lãnh đạo địa phương trước khi tiến
hành thực hiện. - Chú ý mua sắm tài sản bán trú phải có
kiểm kê tài sản cũ (có biên bản). - Thực hiện chế độ miễn
giảm đúng quy định. Đối với kinh phí hoạt động của Ban
đại diện cha mẹ học sinh theo tinh thần công văn số
309/GD7ĐT KHTC ngày 06-02-2009 của Sở GD-ĐT; nhà
trường khơng được huy động kinh phí của cha mẹ học sinh
khi chưa có Nghị quyết cuộc họp đầu năm học của cha mẹ
học sinh. PT.


Xin chân thành cám ơn
sự chú ý lắng nghe của quí vị
Trân trọng kính chào !



×