Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Vấn đề đa dạng sinh học Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.84 KB, 4 trang )

/>de-da-dang-sinh-hoc/Van-de-da-dang-sinh-hoc-51
Vấn đề đa dạng sinh học
Thứ hai - 30/05/2011 09:37



Đến nay tỉnh Quảng Trị đã thành lập được 3 khu bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN) ở vùng thượng nguồn là KBTTN Đakrông (37.640 ha) ở phía tây
nam, KBTTN Bắc Hướng Hoá (23.300 ha) ở phía tây bắc, và KBTTN đường
Hồ Chí Minh huyền thoại (5.680 ha) ở huyện Hướng Hoá - Quảng Trị. Hệ sinh
thái các KBTTN và hệ sinh thái rừng ở Quảng Trị (chủ yếu là rừng nhiệt đới
thường xanh) đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, điều tiết
nước và dòng chảy ở các lưu vực, hạn chế lũ lụt và hạn hán

và đặc biệt là bảo tồn đa dạng sinh học. Nếu thảm thực vật rừng bị cạn kiệt, sẽ làm
mất khả năng điều tiết nước và thiên tai chắc chắn sẽ xảy ra, đặc biệt là khi mùa
mưa bão đến và khả năng cung cấp nước ngọt của các dòng sông trong mùa khô sẽ
bị hạn chế nhiều. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, mức độ thiệt hại do
lũ lụt và hạn hán ngày một nghiêm trọng, khó dự báo, đặc biệt là dưới các tác động
của biến đổi khí hậu. Mặt khác, hệ sinh thái rừng còn được ví như “túi chứa nước”
khổng lồ có vai trò giữ và điều tiết nước cho các hồ, đầm; là cơ sở quan trọng cho
việc xây dựng các hồ, đập chứa nước và các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, tạo ra
nguồn năng lượng khổng lồ phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị. Công
trình thuỷ nông Nam Thạch Hãn và Hoà Mỹ đã và đang phát huy tác dụng làm
tăng năng suất canh tác (đến 8 tấn/ha/năm), góp phần cải thiện đời sống nhân dân
các huyện Triệu Phong, Hải Lăng và cả Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên Huế)…
Song, do khai thác rừng đầu nguồn bất hợp lý, tác động của biến đổi khí hậu… đã
làm cho lòng hồ Nam Thạch Hãn bị bồi lấp mạnh trong một vài năm trở lại đây (có
chỗ bồi lấp đến 2 m), mực nước hạ thấp trong mùa khô, thuyền bè đi lại khó khăn,
thiếu nước ngọt cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Điều đó chứng tỏ rằng thảm
thực vật rừng ở đây có một ý nghĩa to lớn trong việc giữ và cung cấp nước cho các


mục đích sử dụng khác nhau, đồng thời hạn chế xâm nhập mặn ở vùng hạ lưu. Mặt
khác, nếu bảo vệ được rừng, sẽ góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, làm cho môi
trường nền được duy trì bền vững và đồng thời, rừng sẽ hấp thụ cacbon, ngăn ngừa
sự tăng nồng độ CO
2
trong khí quyển làm trái đất ấm lên.
Ngoài các KBTTN nói trên, ở Quảng Trị còn có khu bảo vệ phục vụ nghiên cứu
khoa học, du lịch sinh thái là khu rừng Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, và khu bảo tồn biển
đảo Cồn Cỏ [6]
i) KBTTN Đakrông
KBTTN Đakrông nằm trên địa bàn huyện Đakrông, Tỉnh Quảng Trị. Năm 1993,
khu vực này được ghi nhận là khu bảo vệ rừng đầu nguồn với diện tích 32.171 ha.
Vào tháng 6 và 7 năm 1998, Chương trình BirdLife Quốc tế tại Việt Nam và Viện
điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án nghiên cứu khả thi thành lập KBTTN
Đakrông. Kết quả nghiên cứu đã kết luận là cần thiết thành lập tại khu vực một
KBTTN với diện tích 35.072 ha (Lê Trọng Trải et al. 1999). Trong năm 2000, Viện
Điều tra Quy hoạch Rừng đã xây dựng dự án đầu tư thành lập KBTTN Đakrông,
và kiến nghị thành lập KBTTN với diện tích 40.526 ha (Anon, 2000). UBND tỉnh
Quảng Trị đã phê duyệt dự án đầu tư này vào tháng 9 năm 2000 và Bộ NN&PTNT
cũng đã phê chuẩn dự án đầu tư trên theo công văn số 4218/BNN-KH ngày
05/12/2000. Tiếp đó UBND tỉnh Quảng Trị đã ra quyết định số 768/QĐ-UB ngày
9/4/2001 phê duyệt việc thành lập, ranh giới và kế hoạch đầu tư cho KBTTN
Đakrông. Gần đây (2007), diện tích KBTTN này được điều chỉnh lại là 37.640 ha.
KBTTN Đakrông thuộc vùng núi thấp kéo dài về phía đông nam của dãy Trường
Sơn và hình thành nên ranh giới giữa tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điểm cao nhất là đỉnh núi Ba Lê (1.102 m). KBTTN Đakrông là nơi còn giữ lại
diện tích rừng thường xanh đất thấp lớn nhất ở miền Trung Việt Nam (Lê Trọng
Trải et al. 1999). Tuy nhiên, rừng ở Đakrông đã bị tác động mạnh, rừng nguyên
sinh chỉ còn chiếm khoảng 60% tổng diện tích của khu bảo tồn này. KBTTN
Đakrông thuộc vùng rừng đầu nguồn của sông Thạch Hãn/Quảng Trị. Các suối bắt

nguồn ở phía nam của khu bảo tồn chảy vào sông Đakrông rồi nhập vào sông
Quảng Trị. Các suối bắt nguồn ở phía bắc đổ trực tiếp vào sông Quảng Trị. Kết quả
là có những biến đổi tạm thời lớn trong dòng chảy khi lượng mưa quá lớn lại chỉ
được giới hạn trong một vùng với khả năng lưu giữ nước thấp của các vùng thượng
nguồn. Lượng mưa lớn có thể gây nên lũ lụt lớn và xói mòn mạnh (Lê Trọng Trải
et al. 1999). [6]
ii) KBTTN Bắc Hướng Hoá
Để bảo vệ và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học rừng ở địa phương,
UBND tỉnh Quảng Trị đã ra Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày 14/3/2007 phê
duyệt Dự án qui hoạch và đầu tư bảo vệ và xây dựng KBTTN Bắc Hướng Hoá,
nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị (ngày 02/3/2009 UBND tỉnh Quảng Trị đã ra
Quyết định điều chỉnh ranh gioíư, diện tích của KBTTN Bắc Hướng Hoá). Theo
qui hoạch, KBTTN Bắc Hướng Hóa có diện tích khoảng 23.300 ha rừng và đất
rừng, thuộc địa bàn của 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn
và Hướng Linh (thuộc huyện Hướng Hoá). Nhiệm vụ của Khu BTTN Bắc Hướng
Hoá là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm quần thể các
động, thực vật quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Voọc Hà Tĩnh, Sao La, Mang
lớn, Thỏ vằn ; Đinh tùng, Lan hải, Trầm hương trong đó có nhiều loài động,
thực vật đang bị đe doạ diệt chủng. Khu BTTN Bắc Hướng Hoá cũng thực hiện
nhiệm vụ duy trì giá trị sinh thái và chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn cho các
con sông Bến Hải, Rào Quán, Sông Hiếu và sông Sê Phăng Hiêng (cho nước bạn
Lào); giữ nguồn nước cho lưu vực hồ Rào Quán của Công trình thuỷ lợi, thuỷ điện
Quảng Trị.
iii) Khu rừng đặc dụng Rú Lịnh[6]
Rừng nguyên sinh Rú Lịnh có diện tích 170 ha (trong đó khoảng 100 ha còn rừng)
là một khu rừng tự nhiên còn sót lại giữa đồng bằng, ở phía đông huyện Vĩnh Linh,
nằm giữa hai xã Vĩnh Hòa và Vĩnh Hiền, áp sát tuyến đường Cáp Lài từ Hồ Xá đi
Vĩnh Mốc; nằm cách bờ biển 3 km, cách cầu Hiền Lương 6 km về phía Bắc và
cách Cửa Tùng 6 km về phía Tây Bắc; nằm tại toạ độ địa lý 17
0

3’ vĩ độ bắc,
107
0
13’ kinh độ đông.
Rừng Rú Lịnh có thảm thực vật thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm với số
loài phong phú, có nguồn gốc chủ yếu từ khu hệ thực vật cổ Á nhiệt đới. Hiện Rú
Lịnh có trên 200 loài thuộc 72 họ, nhiều nhất là Euphorbiaceae (23 loài); Rubiaeae
(10 loài); Lauraceae (8 loài). Trong đó có nhiều loài thân gỗ hiếm sống lâu năm
như Lim xanh (Erythrophloeum fordii), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Huỷnh
(Tarrietia cochinchinesis), Thị rừng (Diospiros sp), Dẻ rừng (Lithocarpus
silvicolarum); nhiều cây làm thuốc như Trầm hương (Aquilaria crassna), Ngũ gia
bì (Schefflera octophylla) Đặc biệt, rừng Rú Lịnh còn có loại cây Lịnh nước,
một loại cây sinh thủy khá dồi dào. Động vật trong Rú Lịnh tuy không nhiều về số
lượng và thành phần loài (do rừng nằm gần khu dân cư đông đúc), nhưng cũng có
đến 73 loài; chim có 60 loài như: Cò, Cu gáy, Cú, Chào mào, Sáo, Bách thanh ;
lớp thú có 12 loài như Nhím, Tê tê, Cu li, Cầy hương, Sóc bụng đỏ
Nói chung, rừng Rú Lịnh có thảm thực vật đa dạng và phong phú về chủng loại, có
nhiều động vật hoang dã quý hiếm như Lợn rừng, Hoẵng, Mang lớn, Trăn, Trút,
Rắn, Gà ri, Quạ mỏ vàng… Trước những năm 1945, Rú Lịnh là một vùng rừng âm
u, là nơi cư trú của những loài động vật hoang dã, kể cả Hổ, Báo. Rú Lịnh cũng là
nơi duy trì nguồn cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của các xã Vĩnh Hòa, Vĩnh
Hiền, Vĩnh Thành, Vĩnh Tân, Vĩnh Giang. Rú Lịnh được xem là “lá phổi xanh” của
vùng Đông Vĩnh Linh và là địa điểm lý tưởng để phát triển du lịch sinh thái.
iv) Đảo Cồn Cỏ [6, 15]
Đảo Cồn Cỏ nằm trên vùng biển Quảng Trị, có diện tích trung bình khoảng hơn
220 ha (là 400 ha khi thuỷ triều xuống), có toạ độ địa lý là 17
0
08’15” - 17
0
10’05”

vĩ Bắc, 107
0
19’50” - 107
0
20’40” kinh Đông, có địa hình khá bằng phẳng, nằm cách
đất liền từ 13 – 19 hải lý (điểm gần đất liền nhất là mũi Lài xã Vĩnh Thái, huyện
Vĩnh Linh – 13 hải lý; cách Cửa Tùng 15 hải lý và cách Cửa Việt 19 hải lý về phía
Đông Bắc) và cách Khu lịch sử Địa đạo Vĩnh Mốc (Vĩnh Linh) khoảng 25 km về
phía Đông theo đường du lịch biển. [14]
Địa hình đảo Cồn Cỏ chủ yếu là gò đồi, đất nâu đỏ và đỏ vàng trên đá Bazan – đá
san hô – cát, được hình thành từ quá trình vận động phun trào của núi lửa, có dạng
hình yên ngựa theo hướng bắc nam với 2 đỉnh nằm ở phía nam cao 37 m và ở trung
tâm cao 67 m, sau đó thoải dần về phía bắc.
Cồn Cỏ là một hòn đảo kiên cường trong các cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền của
đất nước, vì vậy nó không những chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hoá mà còn
được đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học cao, đa dạng sinh cảnh, cấu tạo địa hình
phức tạp và là một hòn đảo đẹp hiếm có của đất nước. Đa dạng sinh học của hệ
sinh thái trên cạn và hệ sinh thái biển ở Đảo Cồn Cỏ khá đặc thù và phong phú, nên
hiện nay UBND tỉnh Quảng Trị đã có quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Cồn
Cỏ [14].

×