Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ VÙNG RỪNG NGẬP MẶN ĐIỂN HÌNH ĐỂ KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.14 KB, 22 trang )

BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

BÁO CÁO TĨM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ VÙNG RỪNG
NGẬP MẶN ĐIỂN HÌNH ĐỂ KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”

Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Nghiên cứu Hải sản
Chủ nhiệm đề tài:
TS.Nguyễn Quang Hùng


Hải Phòng – Tháng 1/2011

2


BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THƠN


ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

BÁO CÁO TĨM TẮT
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN
VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA MỘT SỐ VÙNG RỪNG
NGẬP MẶN ĐIỂN HÌNH ĐỂ KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
Chủ nhiệm đề tài

Viện Nghiên cứu Hải sản

TS. Nguyễn Quang Hùng

Bộ Khoa học và Công nghệ


Hải Phòng – Tháng 1/2011

ii


I. MỞ ĐẦU
Hệ sinh thái rừng ngập mặn là sản phẩm đặc thù của bờ biển nhiệt đới. Với
nhiều loài cây rừng đa dạng, sống ở vùng triều ưa độ muối thấp, rừng ngập mặn là
mơi trường thích hợp cho nhiều loài động thực vật vùng triều, đặc biệt là các loài
thuỷ sản, chúng tạo nên hệ sinh thái độc đáo và giàu có về mặt năng suất sinh học so
với các hệ sinh thái tự nhiên khác.
Rừng ngập mặn là nơi có giá trị đa dạng sinh học thành phần loài thuỷ hải sản
rất cao và phong phú. Kết quả đã thống kê được trong hệ sinh thái RNM có khoảng:

516 lồi cá, 537 lồi thực vật nổi, 662 loài rong biển, 15 loài cỏ biển, 468 loài
ĐVPD, 450 lồi động vật đáy trong đó gồm giun nhiều tơ, giáp xác và thân mềm.
Nhiều lồi có giá trị kinh tế quan trọng như tôm thẻ (Penaeus merguiensis), tôm he
(P. Semisulcatus), tôm thẻ đỏ đuôi (P. Indicus), tôm sú (P. Monodon), tôm rảo
(Metapenaeus ensis), cua bùn (Scylla serrata) và ghẹ (Portunus trituberculatus), Sị
lơng (Arca antiguata, A. subcrenata), sị huyết (Arca granosa), Ngao (Mactra
luconica, Meretrix meretrix, M. lusoria), cá song vây cao (Epinephelus maculatus),
cá chim gai (Psenopsis anomala), cá tra hay cá bông lau (Pangasius polyuranodon),
Cá chẽm (Lates calcarifer), cá bống (có khoảng 15 lồi nằm trong họ cá bống đen),
cá ngát (Plotosus anguillaris), cá dứa (Panagasus polyuranodon)... (Theo các tài
liệu: Ngơ Trinh Am, 1998; Chương trình biển KT.03, 1991-1995; Vũ Trung Tạng,
1979; Đặng Ngọc Thanh, 1985- Chương trình biển 48.06 giai đoạn 1981-1986; Đặng
Ngọc Thanh, 1991, đề tài 48B.04.02, chương trình biển 48 B giai đoạn 1986-1990;
Nguyen Hoang Tri, 1999).
Rừng ngập mặn còn mang lại giá trị củi, than, gỗ và dược liệu có tính đặc
trưng riêng. Các kết quả nghiên cứu đã thống kê được 1 lồi cây có khả năng cho
đường để sản xuất nước giải khát, đường và cồn; 30 loài cây cho gỗ, than, củi; 14
loài cây cho tanin; 24 loài cây làm phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ đất; 21 loài cây
dùng làm dược liệu; 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 21 lồi cây cho mật để ni ong
ở rừng ngập mặn Việt Nam (Phan Nguyên Hồng & Hoàng Thị Sản, 1993). Trong
những năm 1936 -1940, trên diện tích 150.000ha rừng ngập mặn ở bán đảo Cà Mau
(Đồng bằng sông Cửu Long) đã có 8 khu kinh doanh ổn định với tổng diện tích là
149.982ha, cung cấp hàng năm 1.035.000 m3 củi, 72.903 tấn than và 10.040m3 gỗ
(Maurand, 1943). Khu rừng ngập mặn ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định (Ramsar)
người ta đã di chuyển các đàn ong đến lấy mật hoa của rừng Trang (Kandelia
obovata) và Sú (Aegiceras corniculatum) trên diện tích 6.000 ha từ tháng 4 đến tháng
6 trong năm và mỗi năm thu được từ 20 tấn đến 50 tấn mật ong.
Ngoài các giá trị kinh tế và đa dạng sinh học – sinh thái, rừng ngập mặn còn là
khu vực có khả năng ni dưỡng, sinh sơi và phát triển nhanh chóng nhiều lồi thuỷ
1



hải sản có giá trị kinh tế như tơm biển, cua biển, cá bớp, sò, ngán, ốc hương... và
cũng là nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều lồi bị sát quý hiếm như cá sấu, kỳ đà hoa,
rùa biển… Riêng nhóm cá có tới 43 lồi cá đẻ hoặc có ấu trùng sống trong rừng ngập
mặn Việt Nam (Vũ Trung Tạng và Phan Nguyên Hồng, 1999). Đồng thời, rừng ngập
mặn cũng là bức tường xanh vững chắc chống gió bão, sóng thần, xỏi lở, làm sạch
mơi trường ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ nước ngầm, tích luỹ cacbon,
giảm khí CO2…duy trì đa dạng sinh học khi có thiên tai.
Tuy nhiên, do chưa hiểu hết tác dụng to lớn và nhiều mặt của RNM, do nguồn
lợi trước mắt, sức ép về sự gia tăng dân số, nhu cầu sinh kế và phát triển kinh tế xã
hội mà người dân đã và đang ngày càng tác động, gây ảnh hưởng xấu đến rừng ngập
mặn như khai thác bằng các loại ngư cụ có kích cỡ mắt lưới nhỏ, đồng thời xuất hiện
ngày càng nhiều loại ngư cụ mới, đánh bắt có tính huỷ diệt như dùng mìn, te xiệc
điện, phá rừng nuôi tôm ồ ạt không theo quy hoạch, lấn biển, trồng cói lấn rừng ngập
mặn, đưa dân ra sinh sống, xây dựng vùng kinh tế mới...Hậu quả là sau một thời gian
sử dụng, đất bị thối hóa, nước bị ô nhiễm, dịch bệnh lan rộng, năng suất giảm sút
mạnh, nguồn hải sản trong vùng cạn kiệt, diện tích rừng ngập mặn giảm sút đáng kể
(Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy, năm 1943, diện
tích rừng ngập mặn Việt Nam trên 400 nghìn ha, đến năm 1996, giảm cịn 290 nghìn
ha và 279 nghìn ha vào năm 2006). hậu quả kèm theo là hệ sinh thái rừng ngập mặn,
môi trường sống dưới nước bị tàn phá lớn; Đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản
giảm sút một cách nhanh chóng, nhiều lồi q hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng;
nhiều bãi đẻ bị biến mất trong thời gian gần đây; đời sống của nhân dân địa phương
gặp nhiều khó khăn.
Những chương trình nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng đã được
tiến hành khá nhiều ở Việt Nam, tuy nhiên, việc đánh giá đa dạng sinh học, nguồn lợi
cả các loài thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn chưa được tiến hành một cách
tổng thể. Các chương trình, dự án nghiên cứu cịn nhỏ lẻ chưa quan tâm đến hiện
trạng khai thác, kinh tế xã hội của người dân sống xung quanh rừng ngập mặn cũng

như vấn đề lượng giá giá trị kinh tế hệ sinh thái rừng ngập mặn một cách cụ thể.
Chính vì thế, việc tiến hành một chương trình điều tra tổng thể về đa dạng sinh học
và nguồn lợi thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn trên phạm vi cả nước là rất
cần thiết trong thời điểm hiện tại.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, Viện Nghiên cứu Hải sản đã chủ trì thực
hiện đề tài Khoa học Cơng nghệ cấp Nhà Nước: “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi
thuỷ sản và đa dạng sinh học của một số vùng rừng ngập mặn điển hình để khai
thác hợp lý và phát triển bền vững” nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây
dựng các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ
sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam.
2


II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phạm vi nghiên cứu: tại 4 vùng RNM đại diện cho các khu vực ven biển Việt
Nam là: Vùng RNM Đồng Rui (Quảng Ninh), Hưng Hoà (Nghệ An), Long Sơn
(Vũng Tàu) và VQG mũi Cà Mau (Cà Mau).
2.2. Thời gian nghiên cứu: 36 tháng (từ 1/2008-12/2010), đã thực hiện 2 chuyến
khảo sát/vùng RNM/năm x 2 năm (2008-2009) x 4 vùng RNM (Đồng Rui, Hưng
Hoà, Long Sơn và VQG mũi Cà Mau). Trong đó, tại mỗi vùng RNM đã triển khai 2
chuyến khảo sát đại diện mùa gió Đơng Bắc và 2 chuyến đại diện mùa gió Tây Nam.
2.3. Nguồn số liệu sử dụng trong báo cáo:
2.3.1. Nguồn số liệu thứ cấp: Báo cáo, dữ liệu thứ cấp liên quan đến nguồn lợi thuỷ
sản, đa dạng sinh học, khai thác và kinh tế-xã hội đã được thu thập từ các địa phương
thuộc xã Đồng Rui, Hưng Hoà, Long Sơn và Đất Mũi Cà Mau.
2.3.2. Nguồn số liệu đã thu thập của đề tài: Nguồn số liệu đã được thu thập qua 4
chuyến khảo sát ngoài thực địa từ năm 2008-2009 tại 4 vùng RNM nghiên cứu bao
gồm: Mẫu môi trường (2.408 mẫu), dinh dưỡng và thức ăn (499 mẫu), tuyến sinh dục
(495 mẫu), trứng cá (496 mẫu), mẫu ấu trùng-cá bột-cá con (502 mẫu), mẫu đã dạng
thành phần lồi (1.226 mẫu vật, gồm 10 nhóm động vật thuỷ sản và 5 nhóm thực vật

chủ yếu), 2.027 phiếu điều tra khai thác, 2.051 phiếu điều tra kinh tế-xã hội và 4.202
phiếu điều tra lượng giá kinh tế. Ngoài ra, nguồn tài liệu sử dụng trong báo cáo tổng
kết được tổng hợp từ 19 báo cáo chuyên đề và các sản phẩm khoa học trung gian
trong quá trình thực hiện đề tài.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu mẫu và bảo quản mẫu: Thu mẫu đa dạng thành phần loài
khu hệ động thực vật theo tài liệu hướng dẫn của WWF (2003). Thu mẫu trứng cá cá con và ấu trùng tôm – tôm con theo tài liệu hướng dẫn của Cục Môi trường, Bộ
KHCN và Môi trường (1999). Mẫu vật được phân tích ngay tại hiện trường hoặc
được bảo quản trong dung dịch cồn 70º hay dung dịch formaline 4-6% để mang về
phịng thí nghiệm phân tích thành phần lồi và phân tích sinh học.
2.4.2. Phương pháp phân tích mẫu:
- Phân loại cá theo Nakabo (2002), Myers (1991), Shen et al. (1993), Nguyễn Khắc
Hường (1991, 1992, 1993), Rainboth (1996), Mai Đình Yên & ctv (1992) và sắp xếp
hệ thống phân loại cá theo FishBase (2009). Phân loại giáp xác theo Gabriella (1984)
và Kent & Volker (1998). Phân loại ĐVTM theo Kevin & Thora (1992), Takash
(2000) và Hylleberg & Kilburn (2003).Phân loại trứng cá-cá con (TC-CC) và ấu
trùng tơm-tơm con (ATT-TC) theo Leis (1991).
- Phân tích mẫu SVPD, thức ăn và dinh dưỡng theo tài liệu của Nguyễn Văn Khôi
(2001), Đặng Ngọc Thanh và Hồ Thanh Hải (2001), Taylor (1976) và Tomas (1995).
3


2.4.3. Ước tính trữ lượng và khả năng khai thác bền vững:
- Trữ lượng của nhóm cá, giáp xác và chân đầu: được tính bằng tổng trữ lượng ở khu
vực ven rừng (theo Gulland, 1969) và khu vực phía trong rừng ngập mặn (theo
English & Winkinson, 1994) và King, 1995). Khả năng khai thác bền vững tối đa
(MSY) được tính bằng cơng thức MSY = 0,5 x B, trong đó B là trữ lượng tức thời.
- Trữ lượng (W) của nhóm ĐVTM một mảnh vỏ và hai mảnh vỏ: được tính theo
phương pháp diện tích (WWF, 2003) là W = B * S. Khả năng khai thác bền vững tối
đa (MSY) được tính bằng cơng thức MSY = W x 0,5.

2.4.4. Chỉ số tương đồng và chỉ số loài chung: So sánh, tính tốn chỉ số tương đồng
lồi Sorensen theo Krebc (1999) và chỉ số loài chung K theo Nybakken (1996).
2.4.5. Phương pháp điều tra tình hình khai thác:
- Thu thập nguồn số liệu thứ cấp tại các cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương và điều
tra, thu thập số liệu sơ cấp tại thực địa về hiện trạng hoạt động khai thác thủy sản các
vùng RNM, sản lượng, năng suất, ngư cụ khai thác, nghề khai thác và tính tốn hiệu
quả kinh tế từ khai thác thuỷ sản trong HST rừng ngập mặn.
- Năng suất khai thác, cường lực khai thác và sản lượng khai thác của các loại nghề
tại các vùng RNM được tính theo hướng dẫn của Sparre & Venema (1995).
2.4.6. Phương pháp điều tra kinh tế-xã hội: Điều tra hiện trạng kinh tế-xã hội được
thực hiện theo hướng dẫn của Leah & Bob (2003) và Buce et al. (2002). Đánh giá
nhận thức của cộng đồng ngư dân và một số ảnh hưởng từ hoạt động kinh tế-xã hội
đến nguồn lợi thuỷ sản được thực hiện theo hướng dẫn của Ronnie (1999).
2.4.7. Phương pháp lượng giá kinh tế nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học
trong hệ sinh thái RNM: Xác định các giá trị kinh tế trực tiếp và giá trị kinh tế gián
tiếp của hệ sinh thái rừng ngập mặn theo tài liệu hướng dẫn của Bann (1997) và
Nguyễn Hồng Trí (2006). Tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái RNM được xác định
thông qua các giá trị sử dụng và phi sử dụng (Turner & Adger, 1995) hoặc tính tổng
các giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị lựa chọn (Bann, 1997 ; Nguyễn
Hồng Trí, 2006).
2.4.8. Phương pháp thu mẫu và phân tích mơi trường: Thu thập và phân tích các
mẫu mơi trường nước, mơi trường trầm tích và sinh vật theo hướng dẫn trong TCVN
5998 – 1995, “Quy định về phương pháp quan trắc và phân tích môi trường” của Cục
bảo vệ Môi trường (nay là Tổng cục Môi trường) - Bộ Tài nguyên Môi trường
(2002), tài liệu “Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater”
của APHA (1999) và tài liệu hướng dẫn của AOAC (2002).
Sử dụng GHCP theo QCVN 10:2008 đối với mục đích NTTS và bảo tồn thuỷ
sinh để đánh giá chất lượng môi trường nước cho các vùng RNM. Sử dụng ngưỡng
cho phép của các thơng số trong mơi trường trầm tích, hướng dẫn đánh giá của một
số nước (Canada, Úc) để so sánh đánh giá chất lượng mơi trường trầm tích, nguy cơ

gây ảnh hưởng ở các vùng RNM nghiên cứu. Sử dụng chỉ số RQ để đánh giá tổng thể
chất lượng môi trường, mức độ và nguy cơ sự cố tai biến môi trường RNM theo thời
gian nghiên cứu (RQ = Trị số đo được/Trị số giới hạn).
4


III. DANH MỤC CÁC KẾT QUẢ, SẢN PHẨM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐÃ
ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Sản phẩm dạng I:

Không đăng ký

Tên sản phẩm
Stt

và chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu

Đơn vị đo

Số lượng

Theo kế
hoạch

Thực tế
đạt được

-


-

-

-

-

-

3.2. Sản phẩm dạng II:

Không đăng ký

Tên sản phẩm
Stt

và chỉ tiêu chất lượng
chủ yếu

Đơn vị đo

Số lượng

Theo kế
hoạch

Thực tế
đạt được


-

-

-

-

-

-

3.3. Sản phẩm dạng III:
Tên sản phẩm
Stt

và chỉ tiêu chất lượng chủ
yếu

Đơn vị
đo

Số
lượng

Theo kế
hoạch

Thực tế
đạt được


Tên sản phẩm: “Tổng quan
tình hình nghiên cứu về hệ
sinh thái rừng ngập mặn”.

1

2

Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã tổng quan đủ về tình hình
nghiên cứu về HST RNM ở
trong và ngồi nước. Phân tích,
đánh giá được những vấn đề
tồn tại cần nghiên cứu bổ sung
hoặc nghiên cứu mới, nhằm
định hướng nghiên cứu cho đề
tài. Đây là cơ sở khoa học
quan trọng phục vụ cho việc
phân tích, đánh giá và so sánh
với các kết quả nghiên cứu mới
của đề tài.
Tên sản phẩm: “Tổng quan

1/2008
Báo
cáo

01


-

8/2008

10/2008

Báo

01

1/2008

8/2008
5


3

4

tình hình nghiên cứu về nguồn
lợi thủy sản và đa dạng sinh
học trong HST RNM”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã tổng quan khá đầy đủ về
tình hình nghiên cứu về nguồn
lợi thủy sản và đa dạng sinh
học trong HST RNM ở trong
và ngồi nước. Đã phân tích,
đánh giá được những vấn đề

tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
bổ sung hoặc nghiên cứu mới
về nguồn lợi thủy sản và đa
dạng sinh học trong HST
RNM. Báo cáo đã phân tích cụ
thể và đưa ra các định hướng
nghiên cứu cho đề tài. Báo cáo
là cơ sở phân tích, so sánh,
đánh giá với các kết quả
nghiên cứu của đề tài về nguồn
lợi thủy sản và đa dạng sinh
học trong HST RNM.
Tên sản phẩm: “Báo cáo về
các loài thuỷ sản kinh tế chủ
yếu trong các vùng RNM
nghiên cứu”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã nêu rõ được một số đặc
điểm sinh học, sinh sản, sinh
thái và phân bố của các loài
thuỷ sản kinh tế chủ yếu. Đặc
điểm phân bố của trứng và ấu
trùng các nhóm lồi thuỷ sản
kinh tế chủ yếu trong HST
RNM. Đã ước tính được trữ
lượng, sản lượng khai thác của
các loài thuỷ sản kinh tế. Đánh
giá được khả năng cung cấp
nguồn giống thuỷ sản cho môi
trường tự nhiên.

Tên sản phẩm: “Đặc điểm

cáo

10/2008

Báo
cáo

01

1/2008
12/2009

12/2009

Báo

01

1/2008

11/2009
6


sinh học, sinh sản, sinh thái và
phân bố của các loài thuỷ sản
kinh tế chủ yếu”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo

đã phân tích và đưa ra được
một số đặc điểm sinh học, sinh
sản, sinh thái và phân bố của
15 loài thuỷ sản kinh tế chủ
yếu trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn. Các đặc điểm phân
tích cụ thể cho từng lồi bao
gồm: Hệ thống phân loại, đặc
điểm hình thái, đặc điểm phân
bố, đặc điểm sinh trưởng, đặc
điểm dinh dưỡng, đặc điểm
sinh trưởng, đặc điểm khai
thác (ngư cụ khai thác, mùa vụ
khai thác, kích thước khai thác.
Tên sản phẩm: “Đặc điểm
phân bố của trứng và ấu trùng
các nhóm lồi thuỷ sản kinh tế
chủ yếu trong HST RNM”.

5

6

Chỉ tiêu chất lượng: Phương
pháp nghiên cứu, phân tích
trứng và ấu trùng đúng qui
trình, qui phạm. Kết quả
nghiên cứu có tính khoa học.
Đã xác định được danh mục
thành phần lồi trứng cá-cá

con và ấu trùng tơm-tơm con,
xác định các chỉ số đa dạng
sinh học, phân bố của TC-CC,
ATT-TC tại 4 vùng RNM
nghiên cứu. Trên cơ sở kết quả
nghiên cứu, báo cáo cũng đã
đề xuất được các biện pháp
bảo vệ trứng và ấu trùng của
một số loài thuỷ sản kinh tế.
Tên sản phẩm: “Ước tính trữ
lượng và khả năng khai thác

-

cáo

12/2009

1/2008
Báo
cáo

01

Báo

01

-


11/2009

12/2009

1/2008

12/2009
7


bền vững của các loài thuỷ sản
kinh tế chủ yếu”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã ước tính được trữ lượng và
khả năng khai thác bền vững
của 7 nhóm lồi thuỷ sản kinh
tế chủ yếu phân bố trong HST
RNM là: cá, tôm, cua, ghẹ, bề
bề, động vật chân đầu, ĐVTM
1 mảnh vỏ, 2 mảnh vỏ và ước
tính trữ lượng và khả năng
khai thác chung của tất cả các
nhóm lồi thủy sản phân bố
trong HST RNM.
Tên sản phẩm: Bộ ảnh Atlas
“Danh mục các loài thuỷ sản
kinh tế chủ yếu trong HST
RNM”.
7


Chỉ tiêu chất lượng: Bộ ảnh
Atlas đẹp, các hình ảnh mẫu
vật rõ ràng phục vụ công tác
nghiên cứu đa dạng sinh học
và bảo vệ nguồn lợi.

-

cáo

12/2009

1/2008
Bộ

10

-

12/2009

12/2009

Tên sản phẩm: “Danh mục
các loài động thực vật thuỷ sản
trong hệ sinh thái RNM”.

8

9


Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã thống kê đầy đủ về cấu trúc
thành phần loài khu hệ động
thực vật phân bố trong HST
RNM. Xác định được các lồi
có giá trị kinh tế, q hiếm
(CITES). Xác định được các
lồi có nguy cơ bị đe doạ tuyệt
chủng hoặc nguồn lợi bị suy
giảm cần được bảo tồn.
Tên sản phẩm: “Đặc điểm đa
dạng sinh học trong các vùng
RNM nghiên cứu”.

1/2008
Báo
cáo

Báo
cáo

01

-

11/2009

12/2009


01

1/2008

11/2009

8


Chỉ tiêu chất lượng: Đã tổng
hợp và thống kê được danh
mục đầy đủ nhất cho đến nay
về đa dạng sinh học (thuỷ sản)
trong HST RNM, bao gồm khu
hệ động vật (10 nhóm lồi) và
khu hệ thực vật (5 nhóm lồi).

12/2009

Tên sản phẩm: Bộ cơ sở dữ
liệu về nguồn lợi thuỷ sản và
đa dạng sinh học trong hệ sinh
thái rừng ngập mặn.

10

Chỉ tiêu chất lượng: Bộ cơ sở
dữ liệu hoàn chỉnh: gồm giao
diện CSDL dưới dạng phần
mềm Access, gồm nhiều

Module tích hợp, có thể truy
xuất dữ liệu, báo cáo và hình
ảnh. Nội dung cơ sở dữ liệu
đầy đủ, phù hợp với nội dung
nghiên cứu và nguồn dữ liệu
của đề tài: Môi trường, đa dạng
sinh học, nguồn lợi thuỷ sản,
khai thác, kinh tế-xã hội…

1/2008
Bộ

01

-

12/2009

12/2009

Tên sản phẩm: “Cơ sở khoa
học và phương pháp lượng giá
kinh tế tài nguyên trong hệ
sinh thái rừng ngập mặn”.
11

12

1/2009


Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã tổng quan khá đầy đủ về cơ
sở khoa học và các phương
pháp lượng giá kinh tế. Trên
cơ sở đó đã lựa chọn được
phương pháp lượng giá kinh tế
nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng
sinh học phù hợp với đề tài.
Tên sản phẩm: “Kết quả
lượng giá kinh tế nguồn lợi
thuỷ sản và đa dạng sinh học
tại 4 vùng RNM nghiên cứu”.

01

-

10/2010

12/2010

Báo
cáo

01

1/2009

10/2010


12/2010
9


Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã nêu được phương pháp
lượng giá kinh tế và khả năng
áp dụng trong điều kiện Việt
Nam. Đã phân tích rõ được lợi
ích, chi phí và giá trị nguồn lợi
thuỷ sản và ĐDSH trong hệ
sinh thái RNM. Trên cơ sở
khoa học đó, đã ước tính giá trị
kinh tế của 4 vùng rừng mặn
nghiên cứu và giá trị kinh tế
trung bình cho mỗi hecta RNM
mặn tại mỗi vùng RNM nghiên
cứu.
Tên sản phẩm: “Hiện trạng và
khả năng khai thác nguồn lợi
thuỷ sản trong hệ sinh thái
RNM”.

13

14

Chỉ tiêu chất lượng: Đã xác
định được đối tượng và mùa vụ
khai thác thuỷ sản, các loại

ngư cụ sử dụng trong khai thác
thuỷ sản tại HST RNM gồm
lưới đăng, lưới đáy, lưới rê
đáy, te xiệp, lồng bẫy, lưới kéo
khung và các dụng cụ thủ
cơng. Trên cơ sở số liệu thu
thập ngồi thực địa, đã ước
tính được sản lượng khai thác,
năng suất khai thác, cường lực
khai thác, hoạch toán được giá
trị kinh tế của các nghề khai
thác thuỷ sản tại các vùng
RNM như vốn đầu tư, doanh
thu, chi phí, lợi nhuận.
Tên sản phẩm: “Phân tích ảnh
hưởng của ngư cụ và phương
thức khai thác đến nguồn lợi
thuỷ sản, đa dạng sinh học và

1/2008
Báo
cáo

Báo
cáo

01

-


12/2009

12/2009

01

1/2008

12/2009

12/2009

10


hệ sinh thái RNM”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã phân tích rõ được ảnh
hưởng của từng loại ngư cụ
đến nguồn lợi thuỷ sản, đa
dạng sinh học và HST RNM
như: Lưới đáy, lưới đăng, lưới
rê đáy, te xiệp, lồng bẫy, lưới
kéo khung, dụng cụ thủ cơng.
Ngồi ra, trong báo cáo cũng
đã đánh giá vai trò quản lý của
các cấp về nguồn lợi thuỷ sản,
bảo vệ đa dạng sinh học và
HST RNM.
Tên sản phẩm: “Đặc điểm

kinh tế-xã hội của cộng đồng
ven biển sống xung quanh
vùng RNM”.

15

16

Chỉ tiêu chất lượng: Phương
pháp điều tra và phương pháp
xử lý số liệu theo các tài liệu
và phương pháp phổ biến đang
được dùng hiện nay, có đủ độ
tin cậy và đảm bảo tính khoa
học. Báo cáo đã thống kê được
tình hình dân số và lực lượng
khai thác thuỷ sản, trình độ học
vấn của lực lượng lao động
tham gia khai thác thuỷ sản.
Xác định được cơ cấu nghề
nghiệp, cơ cấu kinh tế và thu
nhập. Đánh giá được trình độ
giáo dục, văn hoá, y tế và các
cơ sở hạ tầng nghề cá.
Tên sản phẩm: “Đánh giá các
nguyên nhân cơ bản từ kinh tếxã hội tác động đến suy giảm
nguồn lợi và đa dạng sinh
học”.

1/2009

Báo
cáo

Báo
cáo

01

-

10/2010

12/2010

01

1/2009

10/2010

12/2010

11


Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã đánh giá được khả năng ảnh
hưởng của các hoạt động phát
triển kinh tế-xã hội đến nguồn
lợi thuỷ sản như: ảnh hưởng từ

gia tăng dân số và đói ngèo,
ảnh hưởng từ nhận thức của
người dân, ảnh hưởng từ chính
sách xã hội, ảnh hưởng từ việc
chặt phá rừng ngập mặn, ảnh
hưởng từ phương thức khai
thác và ngư cụ khai thác. Dựa
trên việc phân tích các nguyên
nhân ảnh hưởng, báo cáo cũng
đa đề xuất được các giải pháp
nhằm giảm thiểu ảnh hưởng và
tác động từ các hoạt động phát
triển kinh tế-xã hội đến nguồn
lợi thuỷ sản trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn.

17

18

Tên sản phẩm: “Báo cáo phân
tích mối liên quan giữa RNM
và nguồn lợi thuỷ sản”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo
đã phân tích, đánh giá được vai
trị và mối liên quan trực tiếp,
gián tiếp của RNM đối với
nguồn lợi thuỷ sản. Phân tích
các mối liên hệ giữa RNM và
nguồn lợi thuỷ sản (dinh

dưỡng, nơi cư trú, bãi đẻ, bãi
giống, sinh sản, cung cấp
nguồn giống cho tự nhiên, mơi
trường sinh thái…).
Tên sản phẩm: “Phân tích,
đánh giá các tác động, xác định
những nguyên nhân chính ảnh
hưởng đến ĐDSH, nguồn lợi
thủy sản và HST RNM”.
Chỉ tiêu chất lượng: Báo cáo

Báo
cáo

Báo
cáo

01

01

1/2008
12/2009

1/2010
12/2010

12/2009

10/2010


12


19

20

đã Phân tích, đánh giá được
các tác động, xác định những
nguyên nhân chính ảnh hưởng
đến đa dạng sinh học, nguồn
lợi thủy sản và HST RNM.
Trong đó đã phân tích đánh giá
các hoạt động kinh tế-xã hội,
phương thức khai thác, ngư cụ
khai thác và biện pháp tổ chức
quản lý của cộng đồng trong
việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
và ĐDSH trong HST RNM.
Tên sản phẩm: “Đề xuất các
biện pháp khai thác hợp lý
nguồn lợi thuỷ sản và phát
triển bền vững hệ sinh thái
RNM”.
Chỉ tiêu chất lượng: Các biện
pháp đề xuất có tính khả thi,
ứng dụng trực tiếp cho 4 vùng
RNM nghiên cứu và có khả
năng ứng dụng cho các vùng

RNM khác phân bố ven biển
Việt Nam nhằm phát triển bền
vững hệ sinh thái RNM.
Tên sản phẩm: Báo cáo tổng
kết và báo cáo tóm tắt kết quả
đề tài.
Chỉ tiêu chất lượng: Tổng
hợp đầy đủ các kết quả nghiên
cứu theo các nội dung nghiên
cứu và giải quyết được các
mục tiêu khoa học của đề tài.

Báo
cáo

Báo
cáo

01

1/2010
12/2010

10/2010

01

12/2010

12/2010


3.4. Sản phẩm dạng IV:
Stt

Tên sản phẩm đăng ký

1

Số lượng
Theo kế
Thực tế
hoạch
đạt được

Tên sản phẩm: Đa dạng thành phần loài và
nguồn lợi cá tại một số vùng rừng ngập mặn.
13


2

3

4

5

6

7


Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập Hội nghị
khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển 02 bài báo 07 bài báo
bền vững, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và
Công nghệ.
Tên sản phẩm: Nguồn lợi Động vật thân mềm
hai mảnh vỏ (Bivalvia) tại một số vùng rừng ngập
mặn ven biển Việt Nam.
Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập Hội nghị
khoa học toàn quốc về sinh học biển và phát triển
bền vững, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và
Công nghệ.
Tên sản phẩm: Đa dạng thành phần loài và
nguồn lợi rong biển tại một số vùng rừng ngập
mặn ven biển Việt Nam.
Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập nghiên
cứu nghề cá biển, tập VI, NXB Nông nghiệp.
Tên sản phẩm: Đa dạng sinh học và nguồn lợi
Thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn Việt
Nam
Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập nghiên
cứu nghề cá biển, tập VI, NXB Nông nghiệp.
Tên sản phẩm: Lượng giá kinh tế nguồn lợi thuỷ
sản và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn.
Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập nghiên
cứu nghề cá biển, tập VI, NXB Nơng nghiệp.
Tên sản phẩm: Đa dạng thành phần lồi và
nguồn lợi ĐVTM một mảnh vỏ (Gastropoda)
trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập nghiên
cứu nghề cá biển, tập VI, NXB Nông nghiệp.
Tên sản phẩm: Một số đặc điểm sinh cảnh, sinh
thái và phân bố của cá tại bốn vùng RNM Đồng
Rui, Hưng Hoà, Long Sơn và Vườn Quốc gia
Mũi Cà Mau.
Tên tạp chí (NXB) đăng tải: Tuyển tập nghiên
cứu nghề cá biển, tập VI, NXB Nông nghiệp.

3.5. Kết quả đào tạo:
Stt

Cấp đào tạo,
chuyên ngành đào

Số lượng
Theo kế

Ghi chú

Thực tế

14


hoạch

03

Đã bảo vệ thành cơng luận

văn (có xác nhận).

0

Do khơng có đợt đăng ký
tham gia đào tạo.

01

Đã bảo vệ Luận án cấp Nhà
nước và đã được công nhận
học vị Tiến sĩ vào tháng 10
năm 2010 (có xác nhận).

Sinh viên đại học

2

0

1-2

1

đạt được

Thạc sĩ

3


Tiến sĩ (sinh học)

0

3.6. Tình hình đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống
cây trồng:
Stt

Số lượng

Tên sản phẩm đăng ký

Theo kế
hoạch
1

“Bộ ảnh Atlas về các loài
thủy sản kinh tế chủ yếu
trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn”.

10 bộ

Thực tế đạt
được

10 bộ

Ghi chú (thời
gian kết thúc)


Đã có chứng
nhận đăng ký
bảo hộ quyền sở
hữu tại Cục Bản
Quyền tác giả

3.7. Thống kê danh mục sản phẩm KHCN đã được ứng dụng vào thực tiễn:
Stt

Số lượng

Tên sản phẩm đăng ký

Theo kế
hoạch

Thực tế đạt
được

Ghi chú (thời
gian kết thúc)

1

Không đăng ký

-

-


-

2

-

-

-

-

IV. TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MƠI TRƯỜNG
4.1. Hiệu quả về khoa học cơng nghệ
- Mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài được tiếp cận trên quan điểm quản lý
15


tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực và tính mới được thể hiện từ việc thu thập, phân tích,
xửlý thống kê số liệu và chuyển thành cơ sở khoa học, rồi thành nhận thức và cuối
cùng là hành động của cộng đồng trong việc tự ý thức bảo vệ và sử dụng bền vững
nguồn lợi thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đây là cách tiếp cận đang được
nhiều tổ chức, quốc gia trong khu vực và trên thế giới khuyến cáo thực hiện.
- Cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học khu hệ động vật và khu hệ thực vật, nguồn
lợi thuỷ sản, mối liên quan giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi thuỷ sản…của đề tài
không những ứng dụng cho những nghiên cứu sâu hơn tiếp theo tại 4 vùng rừng ngập
mặn Đồng Rui (Quảng Ninh), Hưng Hoà (Nghệ An), Long Sơn (Vũng tàu) và Vườn
Quốc Gia Cà Mau (Cà Mau) mà còn là cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nghiên cứu
về đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản tại các vùng rừng ngập mặn ven biển Việt

Nam. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có khả năng phục vụ cho các
nghiên cứu cơ bản và ứng dụng cho các ngành sinh học, hóa học, dược học và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng ngư dân sống trong và xung quanh
các vùng rừng ngập mặn.
- Bộ ảnh Atlas “Danh mục các loài thuỷ sản kinh tế chủ yếu trong HST RNM”
đạt được từ đề tài này không những dùng nhận biết để sử dụng hợp lý và hiệu quả
nguồn lợi thuỷ sản kinh tế tại 4 vùng rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh), Hưng
Hoà (Nghệ An), Long Sơn (Vũng Tàu), VQG mũi Cà Mau (Cà Mau) mà nó cịn là
một nguồn tài liệu có giá trị khoa học phuc vụ cho những nghiên cứu sâu hơn về sinh
học, sinh thái và phân loại học các loài thuỷ sản kinh tế phân bố trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn.
- Nghiên cứu về đa dạng sinh học và nguồn lợi thuỷ sản trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn trước đây còn rất hạn chế, số liệu chưa cập nhật và thiếu đồng bộ. Vì
vậy, kết quả nghiên cứu này được xem là một trong những kết quả nghiên cứu mới,
đầy đủ và đồng bộ nhất cho đến nay về khu hệ động thực vật trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn. Tiếp cận nghiên cứu được dựa trên cơ sở khoa học nhằm sử dụng hợp lý
nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ và định hướng phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập
mặn. Kết quả nghiên cứu này cũng đã góp phần bổ sung thêm cơ sở lý luận, thực tiễn
và lý thuyết về sự đa dạng, phong phú của nguồn lợi thuỷ sản trong hệ sinh thái rừng
ngập mặn, nơi ương nuôi và sinh dưỡng cho ấu trùng của rất nhiều loài thuỷ sản kinh
tế.
- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đề tài đã đưa ra được những cơ sở khoa
học và lựa chọn được phương pháp phù hợp để lượng giá kinh tế nguồn lợi thuỷ sản
và đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Ngoài ra, kết quả lượng giá
kinh tế nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học tại 4 vùng RNM nghiên cứu như Đồng
Rui (Quảng Ninh), Hưng Hoà (Nghệ An), Long Sơn (Vũng Tàu), VQG Cà Mau (Cà
Mau) đã khẳng định giá trị kinh tế và vai trò rất to lớn của hệ sinh thái rừng ngập
mặn. Kết quả nghiên cứu của đề tài là một trong những cơ sở khoa học nhằm ứng
16



dụng, sử dụng các thuật toán và giả định trong việc phát triển phương pháp lượng giá
kinh tế tài nguyên biển.
4.2. Hiệu quả về kinh tế - xã hội
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc phát triển nguồn lợi
thuỷ sản, bảo vệ và trồng phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đồng thời có giải
pháp sử dụng hợp lý đất ngập nước ven biển, nuôi trồng hải đặc sản, bảo vệ các hệ
sinh thái đặc thù...nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế phục vụ du lịch, xuất
khẩu và phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng.
- Giải pháp bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản và hệ sinh thái
rừng ngập mặn sẽ chuyển giao cho các cơ quan quản lý thuỷ sản địa phương áp dụng,
nhằm tạo sinh kế bền vững và sử dụng nguồn lợi lâu dài cho các thế hệ mai sau.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng được một mạng lưới xã
hội: các cán bộ khoa học, kỹ thuật viên, các nhà quản lý từ địa phương-trung ương,
cộng đồng địa phương, các tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế....cùng tích cực tham
gia hơn nữa vào công tác bảo vệ, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và
nâng cao ý thức sử dụng hợp lý nguồn lợi thuỷ sản.
4.3. Hiệu quả về môi trường
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đề xuất giải pháp bảo vệ và phục hồi hệ
sinh thái rừng ngập mặn. Vì vậy, Khi 4 vùng rừng ngập mặn Đồng Rui (Quảng Ninh),
Hưng Hoà (Nghệ An), Long Sơn (Vũng Tàu), VQG Cà Mau (Cà Mau) được quy
hoạch, bảo vệ và đi vào hoạt động sẽ tạo ra hiệu quả về bảo vệ môi trường sinh thái
trong và xung quanh các vùng rừng ngập mặn.
- Việc bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ góp phần
thiết thực vào việc thực thi các cam kết Quốc tế của Việt Nam trong các lĩnh vực về
bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc bảo vệ
và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm
giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu tồn cầu, bảo vệ bờ biển và môi trường
ven biển.
- Dựa trên những kết quả điều tra, nghiên cứu các yếu tố mơi trường nước và

trầm tích, phân tích mối liên quan giữa môi trường và nguồn lợi thuỷ sản, đề tài đã
đánh giá chất lượng môi trường ở từng vùng và đưa ra được những giải pháp cụ thể
nhằm bảo vệ mơi trường và giảm thiểu những tác động có hại đến tài nguyên và sinh
vật tại 4 vùng RNM và các vùng biển xung quanh các vùng rừng ngập mặn.

17


V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
A. KẾT LUẬN
1. Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái RNM: Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi có
mức độ đa dạng sinh học cao. Đã phát hiện được tổng số 1.107 loài thuộc 326 họ
phân bố tại 4 vùng rừng ngập mặn Đồng Rui, Hưng Hoà, Long Sơn, VQG mũi Cà
Mau. Thực vật ngập mặn bậc cao có 225 lồi thuộc 66 họ (cây rừng ngập mặn có 221
lồi thuộc 64 họ, cỏ biển có 4 lồi thuộc 2 họ), rong biển có 50 lồi thuộc 16 họ, sinh
vật phù du có 293 lồi thuộc 60 họ, Cá có 161 lồi thuộc 58 họ, Giáp xác có 112 lồi
thuộc 20 họ, Động vật thân mềm có 146 lồi thuộc 42 họ, Da gai có 5 lồi thuộc 3 họ,
Trứng cá – cá con có 111 lồi thuộc 44 họ và Ấu trùng tơm – tơm con đã phát hiện có
17 họ phân bố trong vùng rừng ngập mặn.
2. Đa dạng thành phần loài thuỷ sản kinh tế chủ yếu: Các loài thuỷ sản kinh tế chủ
yếu đóng vai trị quan trọng trong hệ sinh thái RNM. Đã phát hiện được tổng số 83
lồi thuỷ sản kinh tế chủ yếu, tập trung chính vào 3 nhóm lồi gồm cá, giáp xác và
động vật thân mềm. Trong đó, nhóm cá có 14 lồi, nhóm giáp xác có 34 lồi và nhóm
động vật thân mềm có 35 lồi. Trong các vùng RNM nghiên cứu, VQG mũi Cà Mau
có thành phần lồi kinh tế chủ yếu đa dạng nhất (61 loài), tiếp đến là Đồng Rui (58
loài), Long Sơn (55 loài) và Hưng Hoà (46 loài).
3. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản: Tổng trữ lượng tức thời nguồn lợi thuỷ sản (cá, giáp
xác và động vật thân mềm) ước tính tại 4 vùng RNM (48.284 ha) đạt 36.173 tấn và
khả năng khai thác bền vững khoảng 18.086 tấn. Trong đó, trữ lượng của nhóm cá là
2.507 tấn, giáp xác (6.878 tấn) và ĐVTM (26.788 tấn). Khả năng khai thác bền vững

của từng nhóm lần lượt là 1.253 tấn, 3.439 tấn và 13.394 tấn. Trong 4 vùng rừng ngập
mặn nghiên cứu, VQG mũi Cà Mau (41.862 ha) được đánh giá là vùng rừng ngập
mặn có nguồn lợi thuỷ sản phong phú và đa dạng nhất với tổng trữ lượng lớn hơn
hàng chục lần so với các vùng RNM cịn lại.
4. Hiện trạng nguồn lợi các lồi kinh tế chủ yếu: Tổng trữ lượng tức thời nguồn lợi
các loài thuỷ sản kinh tế chủ yếu (cá, giáp xác và động vật thân mềm) ước tính tại 4
vùng RNM (48.284 ha) đạt 25.039 tấn, chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng nguồn lợi
thuỷ sản phân bố trong hệ sinh thái RNM. Trong đó, nhóm lồi ĐVTM kinh tế chủ
yếu có trữ lượng cao nhất (17.774 tấn), tiếp theo là nhóm lồi giáp xác kinh tế chủ
yếu (5.299 tấn) và nhóm cá kinh tế chủ yếu (1.966 tấn).
5. Phân bố trứng và ấu trùng: TC-CC và ATT-TC phân bố tập trung với mật độ cao
hơn tại các vùng bãi bồi và phía gần cửa sơng so với các vùng lạch rừng. Đối với
RNM Đồng Rui, mật độ phân bố TC-CC và ATT-TC cao nhất tại khu vực bãi bồi gần
cửa sông Voi Lớn (41 - 97 ấu thể/m 3). Đối với RNM Long Sơn, mật độ phân bố TC18


CC và ATT-TC cao nhất tại khu vực bãi bồi và các lạch ở cửa sông Rạng (38 - 99 ấu
thể/m3). Đối với RNM VQG mũi Cà Mau, mật độ phân bố TC-CC và ATT-TC cao
nhất tại khu vực bãi bồi, lạch sông Cửa lớn (77 - 221 ấu thể/m 3) và khu vực bãi bồi
kênh Nam Khởi (70 - 162 ấu thể/m3).
6. Hiện trạng khai thác thuỷ sản: Loại nghề đang khai thác chính tại 4 vùng RNM
nghiên cứu gồm lưới đáy, lưới đăng, lưới rê đáy, te xiệp, lồng bẫy, lưới kéo khung và
nghề khai thác thủ công. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản ước tính tại 4 vùng RNM
đạt khoảng 3.908,9 tấn/năm. Trong đó, sản lượng khai thác tại vùng RNM Đồng Rui
là 427,8 tấn/năm, vùng RNM Hưng Hoà (15,4 tấn/năm), vùng RNM Long Sơn (771,7
tấn/năm) và vùng RNM VQG mũi Cà Mau (2.694,0 tấn/năm). Tổng sản lượng khai
thác thuỷ sản tại 4 vùng RNM chưa vượt ngưỡng khai thác cho phép, nhưng nhiều
loài thuỷ sản kinh tế cao vẫn đang bị khai thác quá mức và liên tục hàng năm.
7. Ảnh hưởng từ hoạt động khai thác: Hầu hết các ngư cụ đang được sử dụng khai
thác thuỷ sản tại 4 vùng RNM nghiên cứu đều vi phạm qui định về khai thác và bảo

vệ nguồn lợi như: kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với kích thước quy định, có khả
năng bắt giữ các cá thể nhỏ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lượng bổ sung quần đàn.
Ngoài ra, phương thức khai thác thiếu bền vững và chưa có cơ chế quản lý khai thác
nguồn lợi thuỷ sản, đây cũng là những nguyên nhân chính gây suy giảm nguồn lợi
thuỷ sản trong hệ sinh thái RNM.
8. Hiện trạng kinh tế - xã hội: Tổng số hộ tham gia khai thác thuỷ sản tại 4 vùng
RNM nghiên cứu là 2.984 hộ, tổng số hộ nuôi trồng thuỷ sản là 1.344 hộ. Khai thác
thuỷ sản và làm nơng nghiệp là 2 nghề chính của ngư dân tại 4 vùng RNM nghiên
cứu. Tổng thu nhập bình quân tại 4 vùng RNM Đồng Rui, Hưng Hoà, Long Sơn,
VQG mũi Cà Mau lần lượt là 2.250.000 đồng/hộ/tháng, 2.750.000 đồng/hộ/tháng,
3.240.000 đồng/hộ/tháng và 2.940.000 đồng/hộ/tháng. Trong khai thác thuỷ sản,
vùng Đồng Rui có thu nhập từ nghề lưới đăng cao nhất (32,2 triệu đồng/năm), Hưng
Hồ có thu nhập từ nghề lưới kéo khung cao nhất (21 triệu đồng/năm), Long sơn có
thu nhập từ nghề te xiệp cao nhất (46,5 triệu đồng/năm) và VQG mũi Cà Mau có thu
nhập từ nghề lưới đáy cao nhất (35,6 triệu đồng/năm).
9. Lượng giá kinh tế RNM: Khẳng định vai trò sinh thái và giá trị kinh tế to lớn mà
rừng ngập mặn đã mang lại hàng năm. Giá trị kinh tế trung bình trên 1 hecta RNM có
sự biến động khá lớn (83,466 - 464,915 triệu đồng), phụ thuộc vào các loại giá trị trực
tiếp, giá trị gián tiếp đặc trưng cho từng vùng sinh thái RNM. Vùng RNM VQG mũi
Cà Mau có tổng giá trị kinh tế cao nhất (6.099.825 triệu đồng), tiếp đến là RNM
Đồng Rui (380.020 triệu đồng), RNM Long Sơn (366.139 triệu đồng) và thấp nhất là
RNM Hưng Hoà (37.193 triệu đồng).

19


10. Mối liên quan RNM, môi trường và nguồn lợi: Rừng ngập mặn – môi trường nguồn lợi thuỷ sản có mối quan hệ khá chặt chẽ. Rừng ngập mặn là nơi lưu giữ, xử lý
chất ô nhiễm và bảo vệ môi trường; là nơi cư trú, môi trường sống của nguồn lợi thuỷ
sản; là nơi nuôi dưỡng, cung cấp ấu trùng, nguồn giống; là nơi cung cấp thức ăn cho
thuỷ sản; là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản có giá trị kinh tế; là nơi duy trì, bảo vệ

và phát triển nguồn lợi thuỷ sản và đa dạng sinh học.
B. KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả nghiên cứu, để góp phần bảo tồn và sử dụng hợp lý nguồn lợi
thuỷ sản, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái RNM, đề tài kiến nghị một số vấn
đề sau (theo thứ tự ưu tiên):
1. Đề nghị cơ quan quản lý tại các địa phương xã Hưng Hoà (Nghệ An) và Long Sơn
(Vũng Tàu) xây dựng, ban hành ngay qui chế quản lý RNM và khai thác thuỷ sản
trong hệ sinh thái RNM. Đối với xã Đồng Rui (Quảng Ninh) và xã Đất Mũi (Cà Mau)
cần bổ sung hoàn thiện qui chế của ban quản lý rừng/VQG, đồng thời tăng cường hơn
nữa việc kiểm sốt khai thác có trách nhiệm nguồn lợi thuỷ sản trong vùng RNM.
2. Nghiên cứu này đã cung cấp cơ sở khoa học và một lần nữa khẳng định thêm về
giá trị (trực tiếp, gián tiếp) và vai trò (sinh thái) to lớn của hệ sinh thái RNM. Vì vậy,
các địa phương có RNM cần tranh thủ nguồn đầu tư trong và ngoài nước nhằm trồng
phục hồi, bảo vệ và phát triển cơ cấu cây ngập mặn một cách hợp lý với tình hình qui
hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Nghiêm cấm/hạn chế chặt phá rừng ngập
mặn bừa bãi để NTTS trong vùng RNM.
3. Cần tiến hành khoanh vùng và bảo vệ ngay 3 bãi giống lớn tại các vùng RNM
Đồng Rui (Quảng Ninh), Long Sơn (Vũng Tàu) và RNM VQG mũi Cà Mau. Qui
định cấm/hạn chế khai thác thuỷ sản trong mùa sinh sản chính tại các bãi đẻ, bãi
giống (khoảng tháng 3-tháng 5 hàng năm).
4. Cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu và qui mô rộng hơn về nguồn lợi thuỷ sản và
đa dạng sinh học tại các vùng RNM khác ven biển, đảo của Việt Nam. Đặc biệt
nghiên cứu xây dựng các giải pháp bảo tồn, sử dụng hợp lý nguồn lợi các lồi thuỷ
sản kinh tế, q hiếm. Phát triển mơ hình quản lý tổng hợp tài nguyên dựa vào cộng
đồng.
5. Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng trong việc bảo vệ
môi trường, đa dạng sinh học, khai thác hợp lý và có trách nhiệm nguồn lợi thuỷ sản,
phát triển bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Việt Nam.

20




×