Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Luận Văn Điều Tra Đánh Giá Hiện Trạng Xây Dựng Định Hướng Chiến Lược Và Xây Dựng Cơ Sở Dữ Liệu Về Hiện Trạng Công Nghệ Trên Địa Bàn Thành Phố Hải Phòng.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.28 MB, 322 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC BáCH KHOA Hà NộI
TRUNG TÂM NGHIÊN CứU Và TƯ VấN Về QUảN Lý

Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nớc
Điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng định hớng
chiến lợc và xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng
công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Ch nhim ti: PGS. TS. Trn Văn Bình

6595
04/10/2007
Hà Nội, 5/2007


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN

Mục lục
Mục lục ....................................................................................................................................... 1
LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................ 4
Phần 1:
Phương pháp luận đánh giá hiện trạng trình độ cơng nghệ áp dụng cho các doanh
nghiệp tại Hải Phịng .................................................................................................................. 6
1.1
Đặt vấn đề................................................................................................................... 6
1.2
Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ........................................ 7
1.2.1
Nghiên cứu về công nghệ trên thế giới............................................................... 7
1.2.2
Nghiên cứu về công nghệ ở Việt nam ................................................................ 9


1.3
Tổng quan về các phương pháp luận cho các dự án đánh giá công nghệ................. 11
1.3.1
Đánh giá công nghệ về mặt kinh tế .................................................................. 11
1.3.2
Phương pháp đo lường công nghệ học ............................................................. 12
1.3.3
Tiếp cận theo quan điểm đầu vào và đầu ra của quá trình................................ 12
1.3.4
Phương pháp dùng nhiều chỉ số kết hợp với đo lường công nghệ phân lập..... 15
1.3.5
Phương pháp luận Atlas công nghệ .................................................................. 16
1.3.6
Tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược ................................................... 18
1.4
Phương pháp luận Atlas công nghệ và ứng dụng cho đánh giá trình độ cơng nghệ
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng ........................................................... 21
1.4.1
Tổng quan về phương pháp luận: ..................................................................... 21
1.4.2
Nội dung áp dụng phương pháp Atlas cơng nghệ cho dự án Hải Phịng.......... 25
1.4.3
Xây dựng hệ tiêu chí, thiết kế mẫu phiếu điều tra, thiết kế thang điểm, các hệ
số tính tốn ....................................................................................................................... 27
1.4.4
Tổ chức điều tra thu thập và xử lý số liệu ........................................................ 31
1.5
Kết luận .................................................................................................................... 33
Phần 2:
Hệ thống phần mềm Cơ sở dữ liệu Quản lý hiện trạng trình độ cơng nghệ các

doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng...................................................................... 34
2.1
Tổng quan ................................................................................................................. 34
2.2
Mục tiêu.................................................................................................................... 34
2.3
Giải pháp .................................................................................................................. 35
2.3.1
Mơ hình ứng dụng kỹ thuật .............................................................................. 35
2.3.2
Cơ sở dữ liệu (Database) .................................................................................. 35
2.3.3
Thành phần hỗ trợ (Business Component) ....................................................... 35
2.3.4
Giao diện cho người dùng cuối (Application Client) ....................................... 35
2.3.5
Các yếu tố về kỹ thuật ...................................................................................... 35
2.4
Các chức năng lưu trữ của hệ thống ......................................................................... 36
2.4.1
Thông tin lưu trữ trong hệ thống ...................................................................... 36
2.4.2
Đối tượng sử dụng ............................................................................................ 38
2.5
Các quy trình nghiệp vụ ........................................................................................... 38
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

1



Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
2.5.1
Quy trình quản lý chung ................................................................................... 38
2.5.2
Quy trình quản lý, khai thác dữ liệu theo đối tượng sử dụng ........................... 39
2.6
Các chức năng quản trị hệ thống .............................................................................. 55
2.7
Hướng mở rộng ........................................................................................................ 56
Phần 3:
Kết quả phân tích đánh giá trình độ cơng nghệ các nhóm ngành trên địa bàn TP
Hải Phịng 57
3.1
Tình hình điều tra và cơ cấu mẫu ............................................................................. 57
3.1.1
Tình hình điều tra ............................................................................................. 57
3.1.2
Cơ cấu mẫu điều tra.......................................................................................... 58
3.2
Quy trình nhập/quản lý và xử lý dữ liệu:.................................................................. 59
3.3
Tổng quan hiện trạng công nghệ Thành phố Hải Phịng .......................................... 61
3.3.1
Tổng quan tình hình kinh tế – xã hội................................................................ 61
3.3.2
Phân tích các chỉ số hiện trạng cơng nghệ cuả thành phố và so sánh một số chỉ
số cuả các nhóm ngành..................................................................................................... 63
3.4
Hiện trạng cộng nghệ của các nhóm ngành cơng nghiệp ......................................... 71
3.4.1

Ngành sản xuất giày dép: ................................................................................. 71
3.4.2
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành dệt-may: ............................................. 75
3.4.3
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành cơ khí, điện tử:................................... 79
3.4.4
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành dịch vụ giao nhận vận tải:.................. 83
3.4.5
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Đóng tàu: ........................................... 87
3.4.6
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Hoá chất, cao su và nhựa: .................. 90
3.4.7
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành sản xuất Thuỷ tinh và Vật liệu xây
dựng:
95
3.4.8
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Xây dựng: .......................................... 98
3.4.9
Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Sản xuất đồ gỗ, giấy in và bao bì:.... 102
3.4.10 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Ni trồng thuỷ sản: ........................ 106
3.4.11 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc:
109
3.4.12 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành Thép-Đúc và Luyện kim.................. 113
3.4.13 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành dịch vụ, du lịch, thương mại............ 116
3.4.14 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành dịch vụ bưu chính viễn thơng và CNTT
119
3.4.15 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành dịch vụ cơng ích đơ thị: ................... 122
3.4.16 Hiện trạng cộng nghệ của nhóm ngành cơ khí vận tải: .................................. 125
Phần 4:
Một số đề xuất định hướng chiến lược nâng cao trình độ cơng nghệ và phát triển

kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phòng ................................................................... 128
4.1
Những thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên: ............................................... 128
4.2
Những định hướng kinh tế vĩ mơ và cơ hội-thách thức cho q trình phát triển của
Hải Phòng: .......................................................................................................................... 129
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

2


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
4.3
Những thách thức từ hiện trạng công nghệ các nhóm ngành kinh tế: .................... 129
4.4
Phân tích yếu tố chiến lược : .................................................................................. 129
4.5
Một số đề xuất định hướng chiến lược nâng cao trình độ cơng nghệ các doanh
nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phịng: ............................. 132
4.5.1
Nhóm ngành đóng tàu: ................................................................................... 133
4.5.2
Nhóm ngành Dịch vụ vận tải:........................................................................ 135
4.5.3
Nhóm ngành Dịch vụ cảng, giao nhận và bốc xếp hàng hóa: ........................ 136
4.5.4
Nhóm ngành Da giầy:..................................................................................... 137
4.5.5
Nhóm ngành Dệt may:.................................................................................... 139
4.5.6

Nhóm ngànhcơ khí, sản xuất Thép, đúc và luyện kim: ................................. 140
4.5.7
Nhóm ngành du lịch: ..................................................................................... 140
4.5.8
Nhóm ngành điện tử - tin học:........................................................................ 142
4.5.9
Nhóm ngành Cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:.................................. 143
4.5.10 Nhóm ngành Cơng nghiệp ni trồng thủy sản và chế biến thực phẩm:........ 143
4.5.11 Nhóm ngành Hóa chất, cao su và nhựa: ......................................................... 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 145

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

3


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN

LỜI NÓI ĐẦU
Sau 20 năm của thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của Việt nam đã có bước phát triển vượt
bậc. Những thành tựu phát triển của chúng ta đã làm cho đất nước thay da, đổi thịt; đời sống
của nhân dân ngày càng được cải thiện. Chắc chắn là khoa học và công nghệ đã có những
đóng góp khơng nhỏ trong q trình phát triển vừa qua. Nhưng con số cụ thể là bao nhiêu?
KH & CN đóng góp bao nhiêu % trong tăng trưởng của GDP? Nhìn lại hệ thống cơ sở dữ
liệu, kết quả những cơng trình nghiên cứu đã qua chúng ta chưa có cơ sở để đưa ra câu trả lời.
Xuất phát từ nhận thức những bất cập này mà trong kế hoạch năm 2003 Bộ Khoa học và
Công nghệ đã thành lập tổ cơng tác và đưa vào chương trình triển khai đánh giá hiện trạng
năng lực công nghệ của các ngành và các địa phương. Mục tiêu của chương trình là trên cơ sở
hỗ trợ một số địa phương triển khai cơng tác đánh giá từ đó tổng kết thành bộ tiêu chuẩn và
phương pháp, quy trình đánh giá làm cơ sở nhân rộng ra các địa phương, tỉnh thành trên toàn

quốc. Đồng Nai với đặc điểm là địa phương đứng đầu trong cả nước về thu hút vốn đầu tư
nước ngồi đã được Bộ Khoa học và Cơng nghệ lựa chọn là địa phương đầu tiên triển khai
quá trình đánh giá. Tiếp theo là các địa phương tỉnh, thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và
Quảng Ninh cũng được triển khai trong khn khổ chương trình mục tiêu của Bộ. Song song
với chương trình của Bộ, một loạt các địa phương cũng đã triển khai như Bà Rịa – Vũng Tàu,
Bình Dương, Tây Ninh, Khánh Hịa, Vĩnh Phúc. Tháng 6/2005, sở Khoa học và Cơng nghệ
thành phố Hải Phịng cũng đã triển khai chương trình với đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện

trạng, xây dựng định hướng chiến lược và xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng
công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về
Quản lý (CRC)1, Đại học Bách khoa Hà nội đã được lựa chọn đảm nhận thực hiện. Mục tiêu
của đề tài có thể tóm tắt ở bốn điểm chính sau:
1. Đưa ra báo cáo tổng hợp về thực trạng về trình độ cơng nghệ của các doanh
nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Phòng, dựa trên dữ liệu điều tra
cụ thể và phân tích có hệ thống.
2. Thiết lập cơ sở dữ liệu và xây dựng trang Web về trình độ cơng nghệ của các
doanh nghiệp trong địa bàn phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu hoạch
định chính sách phát triển KT - XH của thành phố
3. Tập huấn chuyển giao phần mềm cơ sở dữ liệu để các doanh nghiệp tự đánh giá
trình độ cơng nghệ, nhằm mục tiêu phát triển bền vững của dự án sau khi
nghiệm thu.
4. Phân tích, đề xuất phương hướng tiếp tục đầu tư, phát triển cơng nghệ thành
phố Hải Phịng trong giai đoạn 2006 - 2010.

1

Center for Research and Consulting on Management

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ


4


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Trên cơ sở phân tích kết quả các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước, nhóm
nghiên cứu đã lựa chọn và phát triển phương pháp Atlas cơng nghệ để áp dụng cho đề tài ở
Hải Phịng. Phương pháp luận đề xuất đã được trình bày tại nhiều cuộc Hội thảo: Hội thảo
giới thiệu phương pháp luận tổ chức tại TP. Biên Hoà (1/4/2004), Hội thảo báo cáo kết quả
nghiên cứu với đồng chí Bộ trường Khoa học và Cơng nghệ Hồng Văn Phong (25/6/2004),
Hội thảo về đánh giá hiện trạng công nghệ trong khuôn khổ của Hội chợ Techmark năm 2004
tại Hải Phòng (26/10/2004), Hội thảo báo cáo sơ bộ kết quả nghiên cứu của Đồng Nai
(9/11/2004). Ý kiến đóng góp từ các Hội thảo đều nhất trí đánh giá cao phương pháp tiến
hành nghiên cứu mà nhóm đề tài đã triển khai cho các tỉnh, thành phố trong đó có Hải Phịng.
Trong q trình triển khai thực hiện đề tài nhờ áp dụng phương pháp thu thập thông tin
hợp lý, được sự chỉ đạo kịp thời của tổ công tác của Bộ Khoa học và Cơng nghệ và đặc biệt có
sự phối hợp rất hiệu quả của sở Khoa học và Công nghệ cùng các Ban, Ngành của thành phố
Hải Phịng, nhóm cơng tác đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu số doanh nghiệp điều tra, xây
dựng được cở sở dữ liệu chuyên gia, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và đánh giá hiện
trạng trình độ cơng nghệ các doanh nghiệp, các ngành và trung bình chung cho các doanh
nghiệp được khảo sát và xây dựng được cơ sở dữ liệu dạng trang Web, tiến hành tập huấn và
chuyển giao cơ sở dữ liệu và phương pháp luận đánh giá cũng như quản lý khai thác cơ sở dữ
liệu cho sở Khoa học và Cơng nghệ Hải Phịng, tập huấn chuyển giao phần mềm cơ sở dữ liệu
cho các doanh nghiệp.
Nhóm nghiên cứu xin bày tỏ sự cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Bộ Khoa học và
Công nghệ đã tin tưởng giao cho Trung tâm thực hiện đề tài và đã có sự theo dõi sát sao và
chỉ đạo kịp thời trong quá trình thực hiện đề tài. Cảm ơn sự chỉ đạo có hiệu quả của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phòng, sự hợp tác chặt chẽ của sở Khoa học và Công nghệ cùng các
Ban, Ngành của thành phố trong quá trình triển khai thực hiện đề tài.
Dưới đây là những nội dung chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình 12 tháng triển
khai thực hiện. Ngồi lời nói đầu, kết luận và các phụ lục, bản báo cáo gồm 4 phần minh hoạ

chi tiết kết quả nghiên cứu:


Phần 1: Phương pháp luận đánh giá hiện trạng trình độ cơng nghệ áp dụng cho
các doanh nghiệp Hải Phịng;



Phần 2: Mơ hình hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và đánh giá hiện trạng trình độ
cơng nghệ các doanh nghiệp và các nhóm ngành cơng nghiệp



Phần 3: Kết quả phân tích đánh giá hiện trạng trình độ cơng nghệ các doanh
nghiệp và các nhóm ngành cơng nghiệp của thành phố Hải Phịng



Phần 4: Một số đề xuất định hướng chiến lược nâng cao trình độ cơng nghệ và
phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố Hải Phịng

Báo cáo tổng hợp hiện trạng cơng nghệ

5


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN

Phần 1: Phương pháp luận đánh giá hiện trạng trình
độ cơng nghệ áp dụng cho các doanh nghiệp tại

Hải Phịng
1.1 Đặt vấn đề
Trong mơi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng, công nghệ phải được xem là biến
số chiến lược quyết định sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia. Đã từ lâu, vai trị quan
trọng của cơng nghệ trong phát triển đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Thật vậy, công
nghệ cho phép ta tạo ra môi trường sống nhân tạo đầy đủ và tiện nghi hơn, quan hệ giữa công
nghệ và quá trình biến đổi xã hội đã tăng thêm sức mạnh cho nhau. Tuy nhiên, việc nhìn nhận
cơng nghệ như một yếu tố cấu thành trong các nỗ lực phát triển ln địi hỏi một cơ sở dữ liệu
hỗ trợ cho việc ra các quyết định thực tiễn để có thể trả lời các câu hỏi mang tính sống cịn
như: hiện trạng trình độ cơng nghệ, những cơng nghệ phù hợp, những nhu cầu công nghệ cấp
bách, những lĩnh vực cơng nghệ cần chun mơn hố của một quốc gia.
Với đề tài “Điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng định hướng chiến lược và xây
dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng công nghệ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” do Trung
tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC)2, Đại học Bách khoa Hà nội đảm nhận, mục
tiêu mà chúng tơi đưa ra có thể tóm tắt ở bốn điểm chính sau:
1. Đưa ra báo cáo tổng hợp về thực trạng về trình độ cơng nghệ của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng, dựa trên dữ liệu điều tra cụ thể và
phân tích có hệ thống.
2. Thiết lập cơ sở dữ liệu và xây dựng trang Web về trình độ cơng nghệ của các
doanh nghiệp trong địa bàn phục vụ cho công tác quản lý, nghiên cứu hoạch
định chính sách phát triển KT - XH của thành phố.
3. Xây dựng và chuyển giao phần mềm đánh giá trình độ cơng nghệ cho các doanh
nghiệp tham gia điều tra khảo sát trong phạm vi đề tài.
4. Phân tích, đề xuất phương hướng tiếp tục đầu tư, phát triển cơng nghệ thành
phố Hải Phịng trong giai đoạn 2006 - 2010.
Đây là đề tài thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên quy mô
một thành phố của một nước đang phát triển. Và với những tham vọng đã nêu trong mục đích
của đề tài, rõ ràng đề tài phải được thực hiện trên cơ sở của các phương pháp luận hợp lý, tức
là những công cụ lý thuyết hỗ trợ để xem xét các vấn đề về công nghệ trong quá trình hồn
2


Center for Research and Consulting on Management

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

6


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
thiện các chính sách và lập kế hoạch phát triển. Trên thực tế, với lĩnh vực nghiên cứu này, đã
có khá nhiều các đề tài, cơng trình, dự án nghiên cứu, cho ra các phương pháp luận khác nhau,
sử dụng các phương pháp luận, và những kết quả nghiên cứu nhất định. Chính vì vậy, cần
thiết phải lựa chọn và xây dựng một cơ sở phương pháp luận hợp lý cho đề tài cơng nghệ Hải
Phịng mới có thể đạt được kết quả nghiên cứu như mong muốn.
Lựa chọn và xây dựng phương pháp luận cho đề tài là nội dung mà chúng tôi sẽ thực
hiện trong chương này. Rõ ràng là, để xây dựng phương pháp luận cho đề tài và hệ tiêu chí
đánh giá trình độ công nghệ cho từng ngành nghề phải được dựa trên các kết quả nghiên cứu
của từng phương pháp luận được sử dụng trong và ngồi nước và những đóng góp của các
chun gia. Chúng tơi sẽ trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu
về công nghệ, giới thiệu một cách tổng quan về các phương pháp luận được xây dựng và áp
dụng trên thế giới cũng như ở nước ta. Phần việc cuối cùng nhưng hết sức quan trọng là, dựa
trên các cơ sở lý thuyết mà chúng tôi đã đề cập, những đặc tính, mục đích của đề tài, sau khi
tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà chuyên môn từ các đơn vị phối
hợp sẽ lựa chọn và xây dựng phương pháp luận có độ nhất trí cao cho đề tài Hải Phịng.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Việc trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về cơng nghệ là hết sức cần thiết. Nó cho
phép tổng hợp được các cơ sở lý thuyết đã sử dụng, các kết quả đạt được từ những dự án,
cơng trình nghiên cứu về công nghệ đã thực hiện, đặc biệt là những kết quả nghiên cứu đạt
được trong lĩnh vực của đề tài. Từ đó xác định các phương pháp luận được nghiên cứu, áp

dụng trên thế giới và trong nước, để lựa chọn và xây dựng cơ sở phương pháp luận cho dự án
định thực hiện.

1.2.1 Nghiên cứu về công nghệ trên thế giới
Sự ra đời của khái niệm về công nghệ, đánh giá cơng nghệ và q trình phát triển của
các hoạt động đánh giá về công nghệ trong thực tiễn là những cố gắng để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của q trình xây dựng và hồn thiện các chính sách và chiến lược phát triển
cơng nghệ.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, làn sóng khởi đầu cho việc đánh giá công nghệ
được coi là hệ thống cảnh báo sớm, phục vụ cho việc hoạch định chính sách về công nghệ.
Tuy nhiên, cùng với thời gian cũng như sự phát triển của khoa học và công nghệ, người ta dần
dần hiểu rằng việc dự báo về phát triển cơng nghệ là cơng việc vơ cùng khó khăn nếu như
khơng muốn nói là khơng thể làm được. Hơn nữa, người ta cũng nhận thức rằng, cho dù có
được một cơng trình đánh giá về cơng nghệ hồn mỹ đến đâu chăng nữa thì cũng khơng có gì
đảm bảo là các nhà hoạch định chính sách sẽ thực sự sử dụng các thông tin này. Mãi đến
những năm 1980, khái niệm mới về đánh giá công nghệ ra đời. Ở đó, người ta hướng sự chú ý
7
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
từ dự báo công nghệ sang việc làm sao và khi nào những thông tin công nghệ sẽ được các nhà
hoạch định chính sách và những tổ chức, đưa vào quá trình phát triển và sử dụng công nghệ.
Việc đánh giá về công nghệ, một mặt giúp tăng cường mối quan hệ giữa nghiên cứu, triển
khai về phát triển sản phẩm, mặt khác tăng cường phạm vi áp dụng công nghệ.
Xét về mặt lịch sử, đánh giá cơng nghệ được thể chế hố ở những hình thức khác nhau.
Đầu tiên là ở Mỹ, những tổ chức đánh giá cơng nghệ phục vụ cho Quốc hội. Văn phịng đánh
giá công nghệ là cơ quan đảm nhận các hoạt động về đánh giá công nghệ được thành lập từ
năm 1973. Sau đó các cơ quan tương tự cũng được thành lập ở một số nước châu Âu. Hình
thức thể chế thứ hai là những chương trình quốc gia về công nghệ nhằm thúc đẩy những sáng

kiến đánh giá công nghệ. Với thể chế thứ 3, công tác đánh giá công nghệ dần dần được thể
chế tại các trường đại học thành những khoa, bộ mơn có chức năng nghiên cứu giữa khoa học,
cơng nghệ và xã hội. Ở hình thức thể chế thứ tư, đánh giá công nghệ được tiến hành ở quy mô
các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho việc lập kế hoạch mang tính chiến lược, cơng việc mà
người ta thường gọi dưới cái tên khác là “lập kế hoạch doanh nghiệp” hay đánh giá công nghệ
ứng dụng.
Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới coi công nghệ là một biến số làm tăng trưởng
phát triển kinh tế xã hội. Vì thế, nhiều quốc gia đã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống kê
về khoa học và công nghệ (KH&CN) làm căn cứ cho việc xây dựng, hồn thiện các chính
sách và kế hoạch phát triển công nghệ. Trong số rất nhiều nước này, cần đặc biệt kể đến
những cường quốc công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Pháp, Đức... Bài học từ các
quốc gia phát triển chỉ ra rằng, đối với các nước đang phát triển, trong q trình cơng nghiệp
hố hiện đại hố đất nước, vấn đề mang tính trọng tâm là xây dựng được hệ thống cơ sở dữ
liệu về trình độ, năng lực cơng nghệ. Chúng tơi sẽ giới thiệu một số quốc gia thuộc nhóm các
nước đang phát triển, đặc biệt là trong khu vực Đông nam Á, đã và đang coi KH&CN là một
tác nhân quan trọng phát triển kinh tế. Ở các nước này, nhiều công trình nghiên cứu về cơng
nghệ đã và đang được thực thi:
Indonesia:
Dự án xây dựng hệ thống thông tin KH&CN quốc gia Indonesia dựa trên cơ sở
phương pháp luận atlas công nghệ (1989)3.
Khoa học và công nghệ cho phát triển ngành công nghiệp và chỉ số về KH&CN
ở Indonesia (STAID 1993)4.

3

Tham khảo; Papitek and Lipi (1989): “UNDP-UNESCO project Science and Technology Management
Information (STMIS)”, Published by Center for Analysis of Science & Technology Development and Indonesia
Institute of Science, Indonesia.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ


8


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Malaysia
Xây dựng hệ thống các chỉ số về KH&CN trong kế hoạch quốc gia lần thứ sáu của
Malaysia(1995)5.
Ấn độ
Xây dựng hệ thống các chỉ số về KH&CN trong kế hoạch quốc gia Ấn độ (1993)6.
Thái Lan
• Xây dựng hệ thống các chỉ số về KH&CN trong kế hoạch quốc gia lần thứ 7 của Thái
lan (1995)7.
Báo cáo ứng dụng Atlas công nghệ của Trung tâm chuyên giao cơng nghệ châu Á
Thái Bình Dương (APCTT)
Ngồi ra, cần phải kể đến một số những nghiên cứu về công nghệ của một vài quốc gia
khác trong dự án atlas công nghệ (1989)8. Các nghiên cứu nêu trên được xem là nền tảng cho
việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ của các quốc gia châu Á này. Đó
là tổng quan tình hình nghiên cứu về công nghệ trên thế giới và trong khu vực. Có thể nói đã
có khá nhiều phương pháp luận được vận dụng đặc biệt là ở các nước đang phát triện trong
khu vực, phương pháp Atlas công nghệ được sử dụng khá phổ biến. Vậy ở Việt nam, những
nghiên cứu về công nghệ được quan tâm thế nào?

1.2.2 Nghiên cứu về công nghệ ở Việt nam
Đối với nước ta, việc thực hiện đánh giá năng lực công nghệ chỉ được chính phủ quan
tâm từ những năm đầu của thời kỳ mở cửa. Ở các quy mơ khác nhau, có thể liệt kê từ đó tới
nay, một số nghiên cứu về cơng nghệ như sau9:


Năm 1991, uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật nhà nước (nay là bộ Khoa học và Công

nghệ) công bố " Hệ thống chỉ tiêu đặc trưng trình độ cơng nghệ sản xuất cơng

4
Tham khảo: STAID (1993): “Science and Technology Indicators, Science & Technology for Industrial
Development (STAID)”, Bandan Penkajian Dan Penrapan Technology (BPPT), Indonesia.
5
Tham khảo: Six Malaysia Plan 1991-1995, Printed by national printing department, Kuala Lumpur, Malaysia,
1995.
6
Tham khảo: Aggarwal J.C. (1993): “Eighth Five Year Planning and Development in India 1993”, Shipra
Publications, New Delhi, India.
7
Tham khảo: “The Seventh National Economic and Social Development Plan”, National Economic and Social
Development Board, Thailand.
8
Tham khảo: UN-ESCAP (1989): “Technology Atlas Project Tokyo Program on Technology for Development
in Asia and Pacific”, Bangalore, India.
9
Tất cả các dự án nghiên cứu về công nghệ ở Việt nam mà chúng tôi đề cập ở đây được tham khảo từ nhiều
kênh tài liệu khác nhau trong qúa trình thực hiện dự án Hải Phòng.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

9


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
nghiệp" để làm cơ sở hướng dẫn các địa phương và các doanh nghiệp đánh giá trình
độ cơng nghệ.



Năm 1997, Dự án " Điều tra khảo sát trình độ cơng nghệ một số ngành sản xuất
cơng nghiệp tỉnh Đồng Nai" của Sở Khoa học, Công nghệ và Mơi trường tỉnh Đồng
Nai.



Năm 1999, Dự án “Đánh giá và thẩm định Công nghệ, bộ Khoa học, Công nghệ và
Môi trường



Năm 2002, Dự án " Đánh giá hiện trạng cơng nghệ Quận 8" Của Ủy ban nhân dân
Quận 8, Thành Phố Hồ Chí Minh.



Năm 2002, Dự án " Đánh giá thực trạng trình độ cơng nghệ của các cơ sở sản xuất
thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu và đề xuất phương án đổi mới trong giai đoạn 2005 2010".



Năm 2003, Dự án " Điều tra, đánh giá thực trạng công nghệ một số ngành sản xuất
chủ yếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương" của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.



Năm 2003, Dự án “Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng
lực công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” do Bộ Khoa học và Cơng nghệ chủ trì
thực hiện.




Năm 2004, Dự án: “ Xây dựng phương pháp đánh giá trình độ công nghệ sản xuất
trên cơ sở phương pháp Atlas công nghệ”, Vụ Khoa học & Cơng nghệ, Bộ Cơng
nghiệp.



Năm 2005, đề tài “Điều tra, đánh giá trình độ cơng nghệ sản xuất và đề xuất
giải pháp cải tiến, đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhà nước và công
ty cổ phần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”, sở Khoa học và Cơng nghệ tỉnh
Quảng Bình.

Có thể nói các dự án nghiên cứu về cơng nghệ trong và ngồi nước đã trải qua chặng
đường khá phức tạp, với nhiều cơ sở phương pháp luận khác nhau được sử dụng. Để có thể
lựa chọn và xây dựng phương pháp luận cho dự án Hải Phịng, chúng tơi xin được trình bày
một cách ngắn gọn các phương pháp luận đã được sử dụng trên thế giới cũng như ở Việt nam
cho các dự án, đề tài nghiên cứu về công nghệ.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

10


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN

1.3 Tổng quan về các phương pháp luận cho các dự án đánh
giá công nghệ
Hiện nay, đã có khá nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đánh giá trình độ

cơng nghệ với các quy mơ khác nhau. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng
về nội dung cũng như việc triển khai ứng dụng. Xin được nhắc lại rằng, các nghiên cứu về
công nghệ bắt đầu được các quốc gia, các viện nghiên cứu, các trường đại học trên thế giới
quan tâm từ những năm 1950. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng công
nghệ của quốc gia, vùng, xây dựng hệ thống các tiêu chí về KH&CN. Tuy nhiên để có được
hệ thống chỉ tiêu này thì địi hỏi phải có sự nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học trong việc xây
dựng một phương pháp luận hoàn chỉnh, để áp dụng cho việc thu thập dữ liệu, ứng dụng dữ
liệu làm chỉ dẫn KH&CN.
Nhìn chung, bằng nhiều cách khác nhau, các cơng trình nghiên cứu về cơng nghệ và
năng lực cơng nghệ thường cố gắng tìm cách chi tiết hoá mỗi một yếu tố cơ bản trong chuỗi
phát triển năng lực “mua - sử dụng – thích nghi – hồn thiện” ra thành từng vấn đề cụ thể.
Qua nhiều chặng đường khá phức tạp, các nghiên cứu trong lĩnh vực này được thực hiện trên
cơ sở của 6 phương pháp luận mà một số các tổ chức, viện nghiên cứu đã đưa ra, trợ giúp cho
các nước làm cẩm nang để nghiên cứu, hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển
cơng nghệ:
1. Phương pháp tiếp cận công nghệ về mặt kinh tế
2. Phương pháp tiếp cận theo quan điểm đầu vào và đầu ra của quá trình,
3. Chiết trung (Phương pháp dùng nhiều chỉ số kết hợp với đo lường công nghệ phân
lập)
4. Phương pháp đo lường công nghệ học (phân lập theo từng thành tố công nghệ)
5. Phương pháp luận Atlas công nghệ,
6. Phương pháp tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược.(Sharif 1995)

1.3.1 Đánh giá công nghệ về mặt kinh tế
Trước đây, để so sánh đánh giá trình độ cơng nghệ, các nước phát triển thường sử dụng
phương pháp đánh giá về phương diện kinh tế. Theo đó, đối tượng đánh giá chủ yếu là trình
độ cơng nghệ và tỷ lệ thay đổi trình độ cơng nghệ của nước này so với nước khác. Theo
phương pháp này, trình độ, năng lực, chức năng sản xuất của một ngành được đánh giá thông
qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô hay các thơng số kinh tế của ngành cơng nghiệp đó. Việc sử
dụng chức năng sản xuất làm cơ sở cho đánh giá trình độ cơng nghệ chính là hình thức cải

tiến của phương pháp đánh giá giản đơn năng suất lao động.
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

11


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Xét tổng quát, phương pháp này cho phép nhận biết những thông tin cần thiết cho việc
phân tích. Tuy vậy, việc đánh giá cơng nghệ đơn thuần chỉ bao gồm việc so sánh các đặc tính
vận hành của một dây chuyền sản xuất cụ thể hay so sánh chất lượng các sản phẩm cuối cùng.
Do đó việc phân tích ở cấp ngành cơng nghiệp phải cần sử dụng thêm một số chỉ tiêu khác.
Ngoài ra, phương pháp này còn tồn tại một số vấn đề phức tạp trong việc xác định các giá trị
đầu vào mà cốt lõi là phải xác định được số lượng vốn. Thông thường, việc đánh giá trình độ
cơng nghệ về mặt kinh tế của các nước thường hay được tiến hành đối với cơng nghệ đặc thù
của các nước đó.

1.3.2 Phương pháp đo lường công nghệ học
Phương pháp này cũng thường được sử dụng để tính tốn, so sánh trình độ cơng nghệ ở
một số nước mà chủ yếu là so sánh các đặc trưng của một quy trình cơng nghệ hoặc chất
lượng sản phẩm của quy trình cơng nghệ đó. Phương pháp đo lường công nghệ học nhằm xác
định các đặc trưng kỹ thuật riêng biệt của các sản phẩm và quy trình cơng nghệ, đồng thời so
sánh chúng trên phạm vi vùng, lãnh thổ, khu vực và trên thế giới.
Đo lường công nghệ học sử dụng một số chỉ số phân lập các đặc trưng kỹ thuật của sản
phẩm hay quy trình cơng nghệ và xem chúng như là các đơn vị vật lý. Đây là phương pháp đã
được sử dụng ở các nước phát triển như CHLB Đức, Nhận bản và Mỹ trong một số lĩnh vực
như mođun điện quang, laze, các chất xúc tác sinh học, người máy công nghiệp.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là rất thích hợp cho việc đánh giá các sản phẩm
hay quy trình cơng nghệ đang ở giai đoạn sản xuất thử và chuẩn bị đưa ra ngoài thị trường.
Các nhà công nghệ học và các nhà lập kế hoạch công nghệ quan tâm phương pháp này hơn là
các nhà hoạch định chính sách quốc gia hay xây dựng kế hoạch kinh tế.


1.3.3 Tiếp cận theo quan điểm đầu vào và đầu ra của quá trình
Một trong những cố gắng đầu tiên để xây dựng nên được một phương pháp luận để
phục vụ các công việc xem xét vấn đề về công nghệ là cách tiếp cận theo quan điểm đầu vào
và đầu ra của quá trình (science & technology input and output indicators). Theo cách tiếp cận
này, năng lực công nghệ liên quan đến năng lực của doanh nghiệp có thể tiến hành những
hoạt động xác định gắn liền với các vấn đề kinh tế, xã hội khác nhằm chuyển hoá đầu vào
thành đầu ra. Để đánh giá hiện trạng công nghệ của một đơn vị kinh tế, một vùng, một quốc
gia v.v... người ta tiếp cận đo lường các yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra của quá trình. Bằng
cách thống kê, so sánh các yếu tố đó, người ta có thể đánh giá, theo dõi.., được hiện trạng
cơng nghệ cũng như đóng góp của cơng nghệ của một đơn vị kinh tế, một vùng, một quốc gia.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

12


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Nổi lên theo nguyên lý tiếp cận input-output này, các cơng trình nghiên cứu của các tổ
chức OECD và UNESCO để xây dựng chỉ số về khoa học & công nghệ (S&T). Chúng tôi sẽ
lần lượt giới thiệu tổng quan của hai phương pháp tiếp cận này.

1.3.3.1 Phương pháp dùng nhiều chỉ số của OECD
Đây là phương pháp đã được sử dụng để so sánh trình độ cơng nghệ của Liên Xơ cũ
với trình độ cơng nghệ của một số nước phương Tây trong một số lĩnh vực. Mục đích chủ yếu
của các nhà nghiên cứu OECD là xây dựng hệ thống các chỉ số về Khoa học và Kỹ thuật
(S&T) nhằm đưa ra những đánh giá về hiện trạng khoa học công nghệ hiện tại của các quốc
gia thành viên của tổ chức này, đồng thời nắm được những thay đổi về công nghệ, ảnh hưởng
của khoa học & công nghệ tới tăng trưởng kinh tế, năng suất, năng lực cạnh tranh v.v.10
Để xây dựng hệ thống các chỉ số đặc trưng trình độ S&T, cách tiếp cận của các nhà

nghiên cứu OECD là đánh giá hiện trạng công nghệ trên hai phạm trù là đầu vào và đầu ra.
Đầu vào (input indicators) bao gồm tất cả các các nguồn lực về vốn và nguồn lực con người
của cả khu vực công cộng cũng như của khu vực tư nhân cần thiết dành cho các lực lượng
Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Các lực lượng R&D này là đầu vào của các hoạt động S&T
được theo đuổi. Đầu ra phần lớn được xác định từ lợi ích các ứng dụng của S&T. Đầu ra đo
lường giá trị các sản phẩm trực tiếp của các hoạt động S&T11. Về cơ bản đầu ra bao gồm: cán
cân thanh tốn về cơng nghệ nảy sinh từ việc chuyển giao công nghệ, phản ánh mức độ phụ
thuộc của một quốc gia vào cơng nghệ của nước ngồi; thống kê các loại phát minh sáng chế
phổ biến; và chuyển giao công nghệ. Với việc xác định các thông số đầu vào và đầu ra của
các hoạt động công nghệ, thông qua việc so sánh input và output indicators, hiệu quả của các
chính sách về cơng nghệ của mỗi quốc gia được xác định.

OECD S&T

Bảng 1. 1: OECD S&T Indicators
Input Indicators
Output Indicators

Indicators
1
2
3
4

Nguồn lực về vốn cho R&D ở khu
vực công cộng
Nguồn lực con người cho R&D ở
khu vực công cộng
Nguồn lực về vốn cho R&D ở khu
vực tư nhân

Nguồn lực con người cho R&D ở
khu vực tư nhân

Cán cân thanh toán về công nghệ
Thống kê các phát minh, sáng chế
Chuyển giao công nghệ

10

Theo Pavitt K. (1984): R&D Patenting and Innovative Activities: A statistical Exploration, in Research Policy,
n0 11 pp. 33-35.
11
Fabian Y. (1984): “The OECD International S&T Indicators System”, in Science and Public Policy n0 11, pp.
4-6.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

13


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Như vậy, hệ thống các chỉ số của OECD đã đạt được một vài thành công tối thiểu là về
mặt thuật ngữ hợp nhất (unifying terminology). Các nhà nghiên cứu OECD đã phát triển
những định nghĩa chuẩn đối với những thuật ngữ được sử dụng trong các chỉ số đầu vào, đầu
ra của OECD. Theo đánh giá của Sharif (1986)12, nó cung cấp những cơng cụ nhằm giải thích
các thành ngữ có những nghĩa rộng như “public funding” hay government R&D funding
v.v..., bằng việc sử dụng hệ thống các chỉ số đầu vào, đầu ra về S&T được phát triển ở các
nước khác nhau.
Tuy nhiên hệ thống các chỉ số mà OECD xây dựng tồn tại những hạn chế lớn, đặc biệt
là trong việc lập các chính sách phát triển công nghệ. Trước hết, cách tiếp cận của OECD dựa

trên cơ sở của các phân tích đầu vào và đầu ra (inflow-outflow), nên khơng có chỉ số mơ tả
cơng nghệ có tính kế thừa, biến số chính yếu để xác định sự thay đổi, tiến bộ về cơng nghệ.
Ngồi ra, một yếu tố khác của tiến bộ về cơng nghệ cũng nằm ngồi các hoạt động R&D
những đổi mới được thực hiện bởi các xí nghiệp nhỏ. Đặc biệt, hệ thống các chỉ tiêu S&T
được xây dựng trên điều kiện xã hội, kinh tế, kỹ thuật, cán cân thanh tốn về cơng nghệ của tổ
chức các nước OECD, nhìn chung khơng thể áp dụng cho các dự án về công nghệ được thực
hiện ở các nước đang phát triển.

1.3.3.2 Phương pháp luận UNESCO
Các nhà nghiên cứu của UNESCO cũng xây dựng phương pháp luận theo cách tiếp
cận đầu vào và đầu ra. Cũng như OECD, UNESCO xây dựng hệ thống các chỉ số để đánh giá
trình độ công nghệ. Trên thực tế, các chỉ số S&T của UNESCO bắt đầu được thảo luận trong
kỳ họp thứ 20 tại Paris vào tháng 11 năm 1978, nhằm giúp cho các nước thành viên xây dựng
và cải thiện các thống kê về S&T của họ. Bằng việc chỉ ra các hạn chế của phương pháp luận
OECD, UNESCO đã phát triển một bộ chuẩn các chỉ số S&T mà phạm vi ứng dụng lớn
hơn13.
Hệ thống các chỉ số S&T của UNESCO là bộ các chỉ số S&T được xây dựng cho các áp
dụng ở các nước đang phát triển. Trong hệ thống các chỉ số S&T của UNESCO, các chỉ số
đầu vào bao gồm : Chỉ số đầu vào chính là R&D được xây dựng bởi NAF (National Science
Foundation) và OECD; thêm nữa là giáo dục đào tạo cho S&T cũng được xây dựng bởi NAF;
dịch vụ cho khoa khoa học cơng nghệ. Cịn các chỉ số đầu ra của q trình bao gồm: số lượng
các cơng trình về khoa học công nghệ được công bố, số lượng các sáng chế phát minh đã đăng
ký v.v.

12

Sharif M.N. (1986): “Measurement of Technology for National Development” in Technology Forecasting and
Social Change n. 29, pp. 119-172.
13
Để có thêm thơng tin chi tiết về phương pháp luận UNESCO, xin tham khảo:

UNESCO (1977): “Manual for Surveying National Scientific and Technology Potential”, Paris,
UNESCO (1977): “Guild to the Collection of Statistics on Science and Technology”, Paris
UNESCO (1984): “Manual on the National Budgeting of Scientific and Technological Activites, Paris Unesco.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

14


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Bảng 1.2: Unesco S&T indicators
Unesco S&T
Indicators
1
2
3

Input Indicators

Output Indicators

Hoạt động R&D xác định ở quy mô Số lượng các cơng trình khoa
quốc gia
học cơng nghệ được cơng bố
Giáo dục và đào tạo cho S&T
Số lượng các phát minh sáng
chế đã công bố
Dịch vụ cho S&T

Cũng thông qua việc xác định các chỉ số đầu vào và đầu ra của S&T, phương pháp luận

UNESCO làm cơ sở cho các nước thành viên xây dựng và cải tiến hệ thống thống kê về S&T
để giúp họ có những đánh giá hiện trạng cơng nghệ. Tuy đã có những phát triển so với
phương pháp luận OECD trong việc xây dựng các chỉ số đầu vào và đầu ra về S&T,
“UNESCO S&T indicators” không tránh khỏi những hạn chế đặc biệt là khả năng hỗ trợ quyết
định trong các chính sách về S&T của các nước đang phát triển. Đó cũng chính là yếu điểm
lớn nhất của phương pháp luận được xây dựng trên cơ sở của việc chuyển hoá đầu vào thành
đầu ra của S&T.

1.3.4 Phương pháp dùng nhiều chỉ số kết hợp với đo lường công nghệ
phân lập
Đây là phương pháp mà tổ chức UNIDO đã ứng dụng để nghiên cứu, đánh giá trình độ
cơng nghệ của một số ngành công nghiệp trong một vài năm gần đây. Về mặt cơ sở lý luận,
phương pháp hỗn hợp này kết hợp cả phương pháp đo lường công nghệ học và phương pháp
phân lập theo từng thành tố công nghệ. Ở Việt nam, phương pháp này cũng được ứng dụng
cho các nghiên cứu đánh giá về công nghệ. Từ năm 1991-1995, Uỷ ban Khoa học, kỹ thuật
nhà nước ban hành áp dụng nhiều bộ chỉ số kết hợp với đo lường công nghệ để đánh giá trình
độ cơng nghệ với các chỉ tiêu được phân thành 4 nhóm:
Trình độ cơng nghệ của các yếu tố vật chất của sản xuất
Về chất lượng sản phẩm,
Về tổ chức và quản lý sản xuất,
Về hiệu quả chung của sản xuất
Cho tới nay, các cơ quan chức năng ở nước ta vẫn chưa thống nhất được phương pháp
đánh giá trình độ cơng nghệ chung để có thể tiến hành đánh giá trong cả nước vì có rất nhiều
bất cập trong việc định tính và tính tốn định lượng. Ngay cả khi, một số đơn vị trong nước
tiến hành những nghiên cứu về cơng nghệ thì việc sử dụng các phương pháp luận còn khá
phân tán, và chỉ phù hợp, khả thi khi đánh giá trình độ cơng nghệ cấp cơ sở, chưa có tính khái
qt cao.
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

15



Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN

1.3.5 Phương pháp luận Atlas công nghệ
Phương pháp luận Atlas công nghệ là kết quả của Dự án Atlas công nghệ - Technology
Atlas Project được khởi xướng trên cơ sở của tiên đề cho rằng công nghệ là biến số chiến
lược quyết định sự phát triển, tăng tốc kinh tế-xã hội trong bối cảnh tồn cầu hố nền kinh tế,
môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng. Đây là dự án công nghệ do trung tâm chuyển
giao cơng nghệ Châu Á Thái Bình Dương (APCTT), thuộc Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á
Thái Bình Dương (UN-ESCAP) đã nghiên cứu và ban hành bộ tài liệu “Nguyên lý phát triển
dựa trên cơ sở công nghệ” dùng để áp dụng cho các quốc gia trong khu vực.v.v từ năm 1986
đến năm 1988, dưới sự tài trợ của chính phủ Nhật Bản14. Tài liệu này hướng dẫn các nội dung
và phương pháp đánh giá hiện trạng công nghệ của một quốc gia.
Mục tiêu chính yếu của “Technology Atlas Project” là đưa ra một công cụ hỗ trợ quyết
định ở dạng một bộ tài liệu phương pháp luận để hợp nhất các công việc xem xét vấn đề cơng
nghệ trong q trình lập kế hoạch phát triển. Dự án trình bày các biện pháp trong những lĩnh
vực quan trọng mà tới nay vẫn chưa được chú ý thích đáng và cung cấp phương tiện nhằm
giới thiệu một cách rộng rãi các cách tiếp cận phân tích để đề ra và hồn thiện các chính sách
và kế hoạch phát triển công nghệ ở mỗi đơn vị kinh tế, ngành, mỗi quốc gia.
Với tựa đề chung là “Nguyên lý phát triển dựa trên công nghệ”, nội dung của phương
pháp luận Atlas cơng nghệ bao gồm việc phân tích đánh giá chỉ số công nghệ mà cán bộ dự án
đã xây dụng (Atlas S&T indicators: hàm lượng công nghệ, môi trường cơng nghệ, trình độ
cơng nghệ, năng lực cơng nghệ và nhu cầu công nghệ) được xem xét ở ba quy mô khác nhau
sau (xem chi tiết được mô phỏng theo sơ đồ 1):

14

Tham khảo chi tiết: UN-ESCAP (1989): “Technology Atlas Project Tokyo Program On Technology for
Development in Asie and Pacific”, Bangalore, India.


Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

16


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Hình 1. Lập kế hoạch phát triển dựa trên công nghệ trong phương pháp luận Atlas công nghệ
Cấp công ty
Cấp bậc
tinh xảo
Giá
trị
kinh tế
gia tăng

Các thành
phần của
công nghệ

So sánh
ĐÁNH GIÁ
HÀM LƯỢNG
CƠNG NGHỆ

Cấp ngành
cơng

Hệ số đóng
góp của cơng


Tổng hợp các
đóng góp của
Hàm
lượng

Thị trường
quốc tế

ĐÁNH GIÁ
TRÌNH ĐỘ
CƠNG NGHỆ

Hàm lượng
xuất khẩu

Cơ sở dữ liệu
về các loại biến
đổi chuẩn

Đội ngũ cán bộ
KHKT và chi phí
cho NC-TK

Mức độ đổi mới

Các chuỗi
phát triển

Đánh giá cấu

trúc của
công nghệ

Các tác nhân
thúc đẩy công

Khoa học và công
nghệ trong hệ
thống sản xuất

Khoa học và công
nghệ hàn lâm

Cấp nhà nước

Xu hướng
quốc tế và các
cơ hội

Tình trạng cơ sở
hạ tầng và dịch
vụ hỗ trợ

ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG CÔNG
NGHỆ

Cấp giai
Loại giai đoạn
chuyển đổi


Các khía cạnh phát
triển kinh tế xã hội
kinh điển

Các mặt của
cơ sở hạ tầng
ĐÁNH GIÁ
NHU CẦU
CÔNG NGHỆ

Kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội quốc gia

ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC
CÔNG NGHỆ

Các nguồn

Những tiến bộ và nỗ
lực trong những khu
vực chun mơn hố
được lựa chọn

Các cam kết của
cấp vĩ mơ đối với
KH&CN vì sự
phát triển


Ở cấp doanh nghiệp:
Các các chỉ số công nghệ được xem xét là: các thành phần công nghệ (thành phần kỹ
thuật, thành phần thông tin, thành phần con người, thành phần tổ chức), kết quả đóng
góp trực tiếp của bốn thành phần này xác định hàm lượng công nghệ gia tăng, đây là
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

17


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
cơ sở để đánh giá hàm lượng công nghệ; năng lực công nghệ; và chiến lược công
nghệ.
Ở cấp độ của một ngành công nghiệp:
Thông thường ở quy mô của một ngành công nghiệp, các đặc trưng công nghệ được
đánh giá là các nguồn lực công nghệ và cơ sở hạ tầng công nghệ.
Ở quy mô một quốc gia15
Với quy mô là một quốc gia, những chỉ số công nghệ được xem xét là môi trường công
nghệ và nhu cầu công nghệ
Để việc hợp nhất các xem xét cơng nghệ với q trình kế hoạch hố phát triển kinh tế xã
hội có ý nghĩa, thì điều kiện cơ bản là các nhà nghiên cứu về kinh tế và công nghệ phải hỗ trợ
lẫn nhau khi tiến hành các phân tích. Nếu sử dụng 4 hình thực biểu hiện của công nghệ theo
cách phân chia theo phương pháp Atlas (thành phần kỹ thuật - Technoware, thành phần con
người - Humanware, thành phần thông tin - Infoware, thành phần tổ chức- Orgaware) ở trên
làm cơ sở để điều tra, thì có thể đạt được sự bổ sung cho nhau giữa kế hoạch hố kinh tế
thơng thường và kế hoạch hố dựa trên công nghệ ở cấp công ty, phân ngành, ngành, tỉnh,
quốc gia... tuỳ theo mức độ dự án thực hiện.
Với những ưu điểm lớn trong việc đánh giá, quản lý và hoạch định chiến lược công
nghệ, phương pháp luận Atlas công nghệ đã được sử dụng làm cơ sở cho khá nhiều dự án về
công nghệ đặc biệt là các dự án ở các nước đang phát triển.


1.3.6 Tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược
Hầu hết các định nghĩa về chiến lược đều có thể được mơ tả từ sự kết hợp giữa điểm
mạnh và điểm yếu của yếu tố bên trong công ty với cơ hội và thách thức của yếu tố bên ngoài.
Phát triển cách tiếp cận này, phương pháp luận cho quản lý chiến lược công nghệ của Sharif
(1995)16 xem xét nguồn lực công nghệ và năng lực cơng nghệ có thể được xem như điểm
mạnh và điểm yếu của xí nghiệp, trong khi đó mơi trường cơng nghệ và cơ sở hạ tầng cơng
nghệ có thể được xem như là cơ hội và thách thức. Trên cơ sở đó Sharif xây dựng các chỉ số
đặc trưng công nghệ này, xem xét đánh giá và đưa ra chiến lược quản lý chiến lược công nghệ
(xem sơ đồ 2 dưới đây):
15

Trên thực tế việc nghiên cứu đánh giá mơi trường cơng nghệ cũng có thể được xem xét ở quy mơ địa phương
vì ngay với quy mô nhỏ hơn mức quốc gia vẫn tồn tại những yếu tố mơi trường có tính đặc thù mà nếu chỉ khai
thác môi trường công nghệ ở cấp quốc gia thì rất khó được đề cập đến. Việc xem xét môi trường công nghệ ở
quy mô nào phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu của từng đề tài.
16
Sharif M.N. (1986): “Management of Technology for National Development”, in Technology Forecasting and
Social Change, n. 29, pp. 119-172; et Sharif M.N. (1995): “Intergrating Business and Technology Strategies in
Developing Countries, In Technology Forecasting and Social Change, n.45, pp. 195-167

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

18


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Hình 2. Mơ hình thơng tin cơng nghệ theo quan điểm quản trị chiến lược của Sharif
Hồi qui

Thông tin công nghệ

bên trong

Nguồn lực công
nghệ
Năng lực công
nghệ

Thông tin cơng nghệ
bên ngồi

Cơ sở hạ tầng
cơng nghệ

Quản lý chiến
lược cơng
nghệ

Mơi trường công
nghệ

1.3.6.1 Nguồn lực công nghệ
Theo Sharif & Ramathan, hai thành viên cốt cán của dự án atlas công nghệ, đánh giá
nguồn lực công nghệ trên cơ sở xem xét đánh giá 4 thành phần công nghệ trong atlas công
nghệ (Thành phần kỹ thuật, thành phần con người, thành phần thông tin, thành phần tổ chức)
mà chúng tôi đã giới thiệu một cách tổng quan ở trên.

1.3.6.2 Năng lực công nghệ
Có rất nhiều cách tiếp cận, các tác giả đã đưa ra các cách định nghĩa khác nhau về đánh
giá năng lực công nghệ cho các nước thế giới thứ 3. Sharif (1995) đã xây dựng 6 thành phần
của năng lực cơng nghệ đó là: Năng lực thu nhận cơng nghệ, năng lực biến đổi, năng lực bán

hàng, năng lực sửa chữa, năng lực thiết kế, năng lực sản sinh cơng nghệ.
Ngồi ra việc đánh giá năng lực cơng nghệ cịn có thể dựa trên phương pháp chiết trung
của Bộ khoa học công nghệ và môi trường Việt nam. Theo đó phương pháp chiết trung xếp
năng lực cơng nghệ của doanh nghiệp thành ba thành phần sau:
Năng lực tiếp thu
Năng lực vận hành
Năng lực đổi mới

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

19


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Phương pháp chiết trung được xây dựng từ việc tổng hợp 8 phương pháp khác nhau về
đánh giá năng lực công nghệ của các nhà nghiên cứu, các tổ chức khoa học nước ngoài17.

1.3.6.3 Cơ sở hạ tầng công nghệ
Ramathan (1993) đã xác định 3 yếu tố chính của cơ sở hạ tầng cơng nghệ đó là: i) Cơ
sở hạ tầng hỗ trợ về mặt vật chất như là cung cấp điện, nước, giao thông, thông tin...., ii) Cơ
sở hạ tầng phục vụ các hoạt động công nghệ như là các hỗ trợ đầu tư, số lượng các trung tâm
đầu tư mạo hiểm, sự tồn tại của các trung tâm thông tin KH&CN, v.v, iii) Sức mạnh các hoạt
động công nghệ được đánh giá ở ba cấp (Viện hàn lâm - đơn vị Nghiên cứu và Triển khai
(NC&TK)- ngành công nghiệp), số lượng các thư viện NC&TK, số lượng các trường đại học
kỹ thuật...

1.3.6.4 Môi trường công nghệ
Theo Ramathan (1993) môi trường công nghệ trong phương pháp luận dựa theo quan
điểm quản trị chiến lược của Sharif được diễn tả trong 4 nhân tố thơng tin chính: thông tin về
khách hàng (infor-Customers); thông tin về địch thủ cạnh tranh (infor-rivals), thông tin về bản

thân (infor-owners), thông tin ngành (infor-clusters).
Như vậy phương pháp luận Sharif thực chất cũng bắt nguồn từ cơ sở của các nghiên cứu
trong dự án Atlas công nghệ của trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á-Thái Bình Dương.
Cha đẻ của cách tiếp cận theo quan điểm quản trị chiến lược này cũng lại là thành viên cốt cán
của dự án Atlas công nghệ. Ví dụ như việc xác định nguồn lực cơng nghệ trong phương pháp
luận của Sharif cũng chính là việc xem xét đánh giá bốn thành phần công nghệ trong phương
pháp luận Atlas công nghệ. Tuy nhiên, so với Atlas công nghệ, phương pháp Sharif chưa có
nhiều ứng dụng cụ thể cũng như khơng có tính ngun bản.
Như chúng tơi đã đề cập ở trên, đã có khá nhiều nghiên cứu về công nghệ, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển ở châu Á và trong khu vực Đông nam Á đã được thực hiện trên cơ
sở của phương pháp luận Atlas công nghệ và đã đạt được các kết quả rất khả quan. Ngay ở
Việt nam, mới đây dự án “Đánh giá hiện trạng công nghệ Quận 8”, Thành phố Hồ Chí Minh,
dựa trên cơ sở phương pháp luận Atlas cũng thu được những kết quả rất khả quan. Rõ ràng là
với những tiêu chí về lựa chọn được thoả mãn: nội dung phương pháp luận chặt chẽ, chi tiết
17

8 phương pháp luận khác nhau để đánh giá năng lực công nghệ được chiết trung bao gồm của: Fransman và
King (1984), tham khảo: Fransman M. & King K (1984, eds): “Technology Capability in the Third World: An
Overview and Introduction to Some Issues”, London, MacMilan; của Dore (1984), tham khảo: Dore R. (1984):
“Technological Self-Reliance Ideal of Self-Serving Rhetoric”, in Technological Capability in the Third World,
1984; của Desai (1984), tham khảo Desai A.V.(1984): “Achievements and Limitatión of India’s Technologie
Capability”, In Fransman M. & King K (1984, eds); của Ngân hàng thế giới (1984, 1987), của Lall (1987), tham
khảo: Lall S. (1987): “Learning to Industrialize: the Acquisition of Technological Capability by India”, London,
MarcMilan Press; và của Viện nghiên cứu phát triển Thái lan-TDRI (1989, 1992),

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

20



Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
và logic, và nguyên bản, dễ dàng áp dụng, phù hợp ở những nước đang phát triển, phù hợp ở
các cấp độ quy mô nghiên cứu khác nhau, ứng dụng và kết quả của các ứng dụng. Trên thực
tế nhóm nghiên cứu thuộc trung tâm CRC của trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai
ứng dụng phương pháp Alast công nghệ cho các dự án đánh giá trình độ cơng nghệ tại các địa
phương Đồng Nai và Hải Phòng18. Qua các Hội thảo về phương pháp luận do Trung tâm CRC
tổ chức tại Biên Hòa (4/2004), Hà Nội (7/2004) và Hải Phòng (10/2004) cho thấy các đại biểu
đều hồn tồn nhất trí với việc áp dụng phương pháp Alast công nghệ cho việc đánh giá trình
độ cơng nghệ tại Việt Nam. Chính vì vậy mà sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
tổng hợp ý kiến của các nhà quản lý chúng tôi lựa chọn phương pháp luận Atlas công nghệ để
xây dựng cơ sở lý thuyết cho dự án công nghệ Hải Phịng.

1.4 Phương pháp luận Atlas cơng nghệ và ứng dụng cho đánh
giá trình độ cơng nghệ các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố Hải Phòng
1.4.1 Tổng quan về phương pháp luận:
Trong mục 1.3.5 ở trên chúng tơi đã trình bày tổng quan về phương pháp luận Alast
công nghệ. Rút kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện dự án đánh giá trình độ cơng nghệ tại
tỉnh Đồng Nai, nhóm nghiên cứu đã đề xuất hệ tiêu chí và quy trình triển khai đánh giá áp
dụng cho thành phố Hải Phòng với quy mơ hơn 450 doanh nghiệp.
Hình dưới đây trình bày mô phỏng việc ứng dụng phương pháp luận Alast cơng nghệ
cho dự án Hải Phịng.

18
Đề tài “Điều tra đánh giá hiện trạng và xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lực công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai” đã nghiệm thu cấp nhà nước tháng 7/2005.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

21



Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN

Phiếu điều tra DN
Q1...

ß1

T

...

Q30
Chế biến
Vật liệu XD
Cơ khí
Da, dệt may
Điện, điện tử
10 ngành khác

ßT

ß30

Q1...

ß1

Q30


ß30

Q1...

ß1

Q30

ß30

Q1...

ß1

Q30

ß30

H

Đóng góp CN
TCC (DN1)

M1

Đóng góp CN
TCC(DN2)...

M2


Đóng góp CN
TCC (DN70)

M70

Phiếu điều tra
Ngành/
Địa phương

NHU
NHUCẦU
CẦU
CƠNG
CƠNGNGHỆ
NGHỆ
(ĐỊA
(ĐỊAPHƯƠNG,
PHƯƠNG,
QUỐC
QUỐCGIA)
GIA)

ßH

I

ßI

O


ßO

MƠI
MƠITRƯỜNG
TRƯỜNG
CƠNG
CƠNGNGHỆ
NGHỆ
(ĐỊA
PHƯƠNG,
(ĐỊA PHƯƠNG,
QUỐC
GIA)
QUỐC GIA)

NĂNG
NĂNGLỰC
LỰC
CƠNG
CƠNGNGHỆ
NGHỆ
(ĐỊA
PHƯƠNG,
(ĐỊA PHƯƠNG,
QUỐC
QUỐCGIA)
GIA)

HÀM

HÀMLƯỢNG
LƯỢNGCƠNG
CƠNGNGHỆ
NGHỆ(DN)
(DN)
Đóng góp CN: TCC (Ngành 1)
Phiếu điều tra Ngành/Địa phương
Hàm lượng nhập khẩu
Hàm lượng xuất khẩu
Mức độ đổi mới

TRÌNH
TRÌNHĐỘ
ĐỘCƠNG
CƠNGNGHỆ
NGHỆ(NGÀNH)
(NGÀNH)

Q trình đánh giá được tiến hành thông qua việc điều tra khảo sát nhằm thu thập các
thông tin cho phép lượng hóa các thành phần Kỹ thuật (Technoware – T), thành phần Con
người (Humanware – H), thành phần Thông tin (Inforware – I) và thành phần Tổ chức
(Orgaware – O) của từng doanh nghiệp. 120 câu hỏi thu thập thông tin được đặt ra cho từng
doanh nghiệp.
Phần Kỹ thuật có thể coi như hình thức biểu hiện về mặt vật thể của cơng nghệ. Nó
bao gồm tất cả các phương tiện vật chất cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, ví dụ như các
dụng cụ, thiết bị, máy móc, các kết cấu và các xưởng máy…
Phần Con người là hình thức biểu hiện về mặt con người của cơng nghệ. Nó bao gồm
các năng lực cần thiết mà con người đã tích luỹ được cho các hoạt động chuyển đổi.
Phần Thơng tin là hình thức biểu hiện về mặt tư liệu của cơng nghệ. Nó bao gồm tồn
bộ các dữ kiện và các số liệu cần cho các hoạt động chuyển đổi, ví dụ: các bản thiết kế, các

bản tính tốn, các đặc tính, các quan sát, các phương trình, các biểu đồ, các lý thuyết….
Phần Tổ chức là hình thức biểu hiện về mặt thể chế của cơng nghệ. Nó bao gồm các cơ
cấu tổ chức cần thiết cho hoạt động chuyển đổi, ví dụ: sự phân chia nhóm, phân trách nhiệm,
hệ thống các tổ chức, các mạng lưới quản lý….

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

22


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Song song với quá trình điều tra thu thập thơng tin từ các doanh nghiệp, nhóm nghiên
cứu tiến hành thu thập ý kiến của các chuyên gia nhằm xây dựng hệ thống các thang điểm
đánh giá lượng hóa mức độ quan trọng, sự đóng góp của từng yếu tố trong việc xác lập nên
các thành phần T,H,I,O cho từng ngành, từng lĩnh vực nghiên cứu (xác lập các hệ số βt, βh, βi,
βo).
Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ các doanh nghiệp, các thang điểm, hệ số đánh
giá được xác lập thông qua kiến đánh giá của các chuyên gia, chúng ta có thể tiến hành tính
tốn xác định các hệ số đóng góp công nghệ (Hàm lượng công nghệ) của từng doanh nghiệp
và sau đó tổng hợp cho từng ngành và xác định chỉ số trung bình chung cho tồn bộ các doanh
nghiệp được khảo sát.
Hệ số đóng góp của cơng nghệ (TCC) cho qúa trình chuyển đổi có thể được tính theo
cơng thức sau:
TCC = Tβt. Hβh. Iβi. Oβo

(phương trình 1)

Trong đó T,H,I,O là mức độ đóng góp riêng tương ứng của từng thành phần công nghệ.
βt, βh, βi, βo là cường độ đóng góp của các thành phần cơng nghệ tương ứng. Để tính được
TCC người ta tiến hành theo các bước sau:

Bước1: Đánh giá cấp bậc tinh xảo của 4 thành phần công nghệ
Thông qua thu thập thông tin từ doanh nghiệp và thủ tục cho điểm bởi các chuyên gia
tiến hành xác định mức độ tinh xảo của các thành phần công nghệ
Mức độ tinh xảo xếp từ thấp đến cao của 4 thành phần cơng nghệ có thể được mô tả ở
bảng sau:

Thành phần Kỹ thuật
(T)
Thủ công
Động lực
Vạn năng
Chun dùng
Tự động
Có máy tính
Tích hợp

Thành phần Con
người (H)
Vận hành
Lắp ráp
Sửa chữa
Thích nghi
Sao chép
Cải tiến
Đổi mới

Bước 2: Đánh giá trình độ hiện đại
Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ

Thành phần Thông

tin (I)
Báo hiệu
Mô tả
Lắp đặt
Sửa chữa
Thiết kế
Mở rộng
Đánh giá

Thành phần Tổ chức
(O)
Đứng được
Đững vững
Bảo tồn
Ổn định
Mở mang
Nhìn xa
Dẫn đầu

23


Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn về Quản lý (CRC) – ĐHBK HN
Khi chúng ta có được giới hạn cấp bậc tinh xảo trên, dưới của 4 thành phần cơng nghệ
thì vị trí của mỗi thành phần cơng nghệ trong khoảng giới hạn này phụ thuộc vào trình độ hiện
đại của nó. Trình độ hiện đại của các thành phần cơng nghệ được đánh giá thơng qua các tiêu
chí như: xuất xứ công nghệ, năm sản xuất, lắp đặt, suất tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, trình
độ học vấn, kinh nghiệm cơng tác, hạ tầng thơng tin, mục đích sử dụng máy tính, ... Bằng
phương pháp thu thập kiến của chuyên gia chúng ta có thể xác định các tiêu chí, hệ thống các
thang điểm cho phép lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí đến từng thành phần

cơng nghệ cũng như lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng thành phần T,H,I,O đến hệ số
đóng góp cơng nghệ của từng nhóm ngành.
Bước 3: Xác định những đóng góp của thành phần cơng nghệ trên cơ sở các giới hạn
của cấp bậc tinh xảo và điểm số trình độ hiện đại đã được xác định. Đây là bước tính tốn
điểm số, tổng hợp, xác định hệ số từ tập nhiều tiêu chí khác nhau. Đối chiếu các thông tin thu
thập được từ doanh nghiệp với hệ thống thang điểm đánh giá được xây dựng cho nhóm ngành
tương ứng, chúng ta có thể tính tốn lượng hóa các thành phần công nghệ của doanh nghiệp
nghiên cứu.
Bước 4: Đánh giá cường độ đóng góp của các thành phần cơng nghệ: ở đây đề xuất
phương pháp đánh giá bằng cách sử dụng cách tiếp cận ma trận so sánh từng đôi một19. Việc
xác định các hệ số β sẽ được thực hiện cho từng ngành với sự trợ giúp của phần mềm Expert
Choice cũng như sự tham gia đóng góp của các chun gia đầu ngành.
Bước 5: Tính tốn hệ số TCC
Sử dụng các giá trị T,H,I,O và các cường độ đóng góp của các thành phần cơng nghệ
(βT,H,I,O) có thể tính được TCC bằng phương trình 1 ở trên. TCC của cơng ty cho biết sự đóng
góp của cơng nghệ của toàn bộ hoạt động chuyển đổi vào đầu ra của cơng ty.
Việc phân tích hàm lượng cơng nghệ có thể cho ta biết được điểm mạnh, điểm yếu của
doanh nghiệp liên quan đến công nghệ và các động lực chuyển đổi ở cấp cơng ty. Nó cho
phép xác định các ưu tiên trong phân bổ nguồn lực nhằm nâng cấp các thành phần cơng nghệ.
Nó khơng ảnh hưởng bởi sự khơng hồn chỉnh của thị trường cơng nghệ và có thể bổ sung
cho việc phân tích tài chính thơng thường. Hơn nữa, việc phân tích hàm lượng cơng nghệ có
thể làm tăng khả năng sàng lọc kho cơng nghệ quốc gia và nâng cao năng lực quốc gia về mặt
đánh giá công nghệ khi hợp tác với nước ngoài.

19

Xin xem chi tiết trong tập II tài liệu của dự án Atlas cơng nghệ có tựa đề: Đánh giá hàm lượng công nghệ.

Báo cáo tổng hợp hiện trạng công nghệ


24


×