Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Tiểu luận và chân dung văn học của ngô văn phú luận văn thạc sỹ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.64 KB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYÔN THÕ HIềN

TIểU LUậN Và CHÂN DUNG VĂN HọC
CủA NGÔ VĂN PHú
Chuyờn ngnh: Lý LUậN VĂN HọC
Mó s: 60.22.32

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngi hng dn khoa hc
PGS.TS. ĐINH TRí DũNG

VINH - 2011

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Ngô Văn Phú là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền văn học Việt
Nam đương đại. Ngót năm mươi năm lao động nghệ thuật khơng mệt
mỏi, Ngơ Văn Phú đã có một gia tài văn học đáng nể. Bên cạnh tiểu


2
thuyết lịch sử, dịch thuật là hàng trăm tác phẩm thơ, trong đó có những
tác phẩm xuất sắc đạt giải thưởng văn học trong nước, đặc biệt ơng cịn
tham gia viết phê bình văn học. Đối với mảng phê bình văn học, Ngô
Văn Phú được biết đến qua hàng loạt các bài tiểu luận và xây dựng chân


dung văn học.
Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú đã góp phần
khơng nhỏ vào tiến trình đổi mới tư duy nghệ thuật của văn học Việt
Nam sau năm 1986. Mảng đóng góp này của ơng có sức hấp dẫn riêng
bởi những suy ngẫm, tìm tịi đầy tâm huyết bộc lộ trực tiếp và sâu sắc tư
chất nghệ sĩ và ý thức nghệ thuật của ơng. Ngồi những đóng góp về nội
dung ta còn thấy sự cách tân đặc sắc trong hình thức viết tiểu luận và
dựng chân dung văn học của nhà văn. Là nhà văn viết lí luận phê bình,
Ngơ Văn Phú khơng chỉ dừng lại ở việc chắt lọc đúc kết những trải
nghiệm của mình trong lối viết giản dị nhưng gần như tự do tùy hứng mà
cịn mang đến cho người đọc cái nhìn mới mẻ về những vấn đề trong tiểu
luận và hình ảnh tươi mới trong các chân dung quen thuộc với tất cả mọi
người. Chính điều này khiến chúng tơi có thêm hứng thú trong việc khảo
sát tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú
2. Một nhà thơ viết tiểu luận và chân dung văn học tất sẽ có cái
riêng từ góc nhìn của một người sáng tác. Việc tìm hiểu mảng tiểu luận
và chân dung văn học giúp chúng tơi có điều kiện hiểu rõ hơn đóng góp
đa dạng của Ngô Văn Phú đối với văn học Việt Nam đương đại nói
chung, phê bình văn học Việt Nam đương đại nói riêng, đồng thời từ đó
có cái nhìn tồn diện về sự nghiệp của ơng.
3. Trong chương trình trung học phổ thơng có giảng dạy một số tác
phẩm phê bình, chân dung văn học (chân dung Nguyên Hồng, chân dung
Đơxtoiepxky). Luận văn của chúng tơi, muốn góp một phần nhỏ vào việc


3
giảng dạy phần chân dung văn học trong nhà trường phổ thông được tốt
hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến hiện tại, theo tìm hiểu bước đầu của chúng tơi thì chưa thấy

có một cơng trình nghiên cứu dài hơi nào về sự nghiệp văn học của Ngô
Văn Phú. Một số bài viết chỉ dừng lại ở việc giới thiệu Ngô V ăn Phú như
một nhà thơ.
Sách Nhà văn Việt Nam hiện đại của Hội nhà văn, Nxb Hội nhà văn,
Hà Nội, 1997, giới thiệu về Ngô Văn Phú: " Nhà thơ Ngô Văn Phú vào
đời văn khá sớm, ngay từ khi cịn là học sinh trường trung học Hùng
Vương, ơng đã có thơ in báo. Ơng có sở trường về đề tài nơng thơn và
lịch sử. Ngồi sáng tác ơng cịn dịch sách...Nhà thơ đã nhận giải thưởng
thơ Tạp chí Văn nghệ năm 1961; giải thưởng văn xuôi báo Văn học, giải
thưởng ca dao của báo Văn học, 1962; giải thưởng văn học 5 năm của
Hội văn nghệ Hà Nội (1980-1985); giải thưởng 5 năm văn học Hùng
Vương của Hội văn nghệ Vĩnh Phú (1975-1980) (tr.525).
Nhà thơ Trinh Đường, trong sách Thơ Việt thế kỷ XX chọn lọc và
bình, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1999 nhận xét: "Ngô Văn Phú là người
miền trung du quê của hai bà. Từng đi B, anh đọc nhiều, đi nhiều, tay
văn, tay thơ, cả tay dịch. Nội lực thơ của anh là thực tế phong phú với
một lối viết giản dị, bình dân" (tr.248)...
Tác giả Nhật Huy trên Thể thao và văn hóa cuối tuần (ngày
20/2/2009) viết: "Nếu bây giờ được chọn một tốp nhà văn có nhiều
đầu sách nhất, ắt hẳn có tên Ngô V ăn Phú với hơn 225 đầu sách đủ
mọi thể loại: văn, thơ, dịch thuật, nghiên cứu phê bình, truyện lịch
sử, tuyển chọn, giới thiệu... Con số cố định chắc chắn khơng dừng
lại ở đó mà cịn nhiều hơn nữa. Lẽ dĩ nhiên, ông làm việc không


4
phải để cố công nhận cái “kỷ lục” về số lượng ấy, nhưng nói thế để
biết, nhà thơ Ngơ Văn Phú là người yêu nghề, trân trọng nghề, và
thực sự sống được bằng nghề viết cho đến tận bây giờ, khi ơng đó
ngót 75 tuổi".

Ngồi ra, trên một số website cũng có một số bài viết, phỏng
vấn nhà văn, bình một số bài thơ hay của ông. Tác giả Trần Hồng
(trên vnca.cand.com.vn) viết: "Có lẽ được sinh ra và lớn lên trong
một gia đình nhà nho, học chữ nho từ bé với thầy đồ làng nên cái
cốt cách nho nhã thấm đẫm vịa con người ơng, trong lời thơ nhẹ
nhàng mềm mại cả khi vui lẫn khi buồn. Chính vì thế, nếu kể đến
những nhà thơ viết thành công về đề tài nông thôn, không thể không
kể đến Ngô Văn Phú". Tác giả Nguyên văn học trên lethieunhon.com
cũng viết: " Ơng nhận mình là lão nơng cày bừa trên cánh đồng chữ
nghĩa. Tôi và nhiều người thấy rằng "lão nông" Ngơ Văn Phú rất
được mùa"...
Ngồi việc làm thơ, Ngơ Văn Phú viết khá nhiều tiểu luận và
chân dung văn học. Các bài viết này đăng trên nhiều tờ báo khác
nhau: Văn nghệ, Văn hóa và thể thao, Tiền phong...Tuy nhiên, mảng
sáng tác này của ơng đang ít được quan tâm. Vì vậy, với đề tài: Tiểu
luận và chân dung văn học của Ngơ Văn Phú, chúng tơi muốn góp
một phần nhỏ khẳng định những đóng góp của nhà văn ở mảng sáng
tác thú vị này.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là những đặc sắc trong nghệ
thuật viết tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát


5
Chúng tôi tập trung khảo sát cuốn: Văn chương và người thưởng
thức (2000), Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, của Ngô Văn Phú.
Cùng với tập Văn chương và người thưởng thức, chúng tơi cịn tham
khảo thêm các tập tiểu thuyết, thơ, các bài viết khác của Ngơ Văn phú để

có thể hiểu rõ hơn đặc sắc trong nghệ thuật viết tiểu luận và chân dung
văn học của ơng.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này hướng tới tìm hiểu và làm sáng tỏ:
1. Những đặc sắc trong mảng viết tiểu luận về thơ của Ngô Văn
Phú.
2. Những đặc sắc trong mảng viết chân dung văn học của Ngô Văn
Phú.
3. Bước đầu chỉ ra những đóng góp của Ngơ Văn Phú ở mảng viết
tiểu luận và chân dung văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để có thể hồn thành luận văn này chúng tôi sử dụng các phương
pháp chủ yếu sau:
1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
2. Phương pháp phân tích - tổng hợp.
3. Phương pháp so sánh - đối chiếu.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu một cách có hệ thống đóng góp của hai thể tài tiểu luận
và chân dung văn học của Ngơ Văn Phú, qua đó góp phần tìm hiểu
những đóng góp đặc sắc của ơng cho nền văn học Việt Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận văn


6
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được
triển khai qua ba chương.
Chương 1. Mảng tiểu luận và chân dung văn học trong sự nghiệp
văn học của Ngô Văn Phú
Chương 2. Tiểu luận về thơ của Ngô Văn Phú
Chương 3. Chân dung văn học của Ngô Văn Phú



7
Chương 1
MẢNG TIỂU LUẬN VÀ CHÂN DUNG VĂN HỌC
TRONG SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA NGƠ VĂN PHÚ
1.1. Ngơ Văn Phú - vài nét tiểu sử
Ngô Văn Phú sinh ngày 8 tháng 4 năm 1937. Quê quán xã Nam
Viên, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt
Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện nay ông đã nghỉ hưu và
đang sống tại Hà Nội. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ơng lấy nhiều
bút danh khác nhau, ta bắt gặp ông qua những bút danh như: Ngơ Bằng
Vũ, Hồng Bích Ngun ....
Nhà văn Ngơ Văn Phú xuất thân trong một gia đình Nho học, bản
thân có một vốn kiến thức uyên thâm về Nho học và Hán Ngữ bởi
ngay từ bé ông đã được tiếp xúc thơng qua người cha, ơng nội của
mình. Ơng vào đời văn khá sớm, ngay từ khi còn là học sinh Trường
trung học Hùng Vương, ơng đã có thơ in báo. Sau khi tốt nghiệp
khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, khố 1958-1961 ơng về làm
biên tập viên báo Văn học (1961-1963), báo Văn nghệ (1963-1966),
tạp chí Văn nghệ qn đội (1966-1972), Phó phịng văn xi báo Văn
nghệ (1972-1976), Trưởng ban thơ, phó giám đốc, Tổng biên tập,
Giám đốc kiêm Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội Nhà văn (19761999), Biên tập viên cao cấp Nxb Hội nhà văn (1999-2002), Uỷ viên
quỹ giao lưu và phát triển văn hoá Việt Nam - Đan Mạch (19982004). Việc đảm nhiệm và kinh qua nhiều công tác khác nhau, cộng
với vốn sống phong phú đã giúp ơng có một vốn tri thức và sự hiểu
biết trên nhiều lĩnh vực, làm cơ sở cho việc công bố một khối lượng
tác phẩm tương đối lớn trên nhiều lĩnh vực: thơ, tiểu thuyết, nghiên
cứu phê bình, dịch thuật…



8
Ông đã được nhận một số giải thưởng văn học như: Giải văn xuôi
báo Văn học 1958. Giải thơ tạp chí Văn nghệ 1961; Giải nhất ca dao báo
Văn học với Mây và bông ; Giải A về thơ năm 1970 của Hội Văn nghệ
Hà Nội. Giải thưởng 5 năm Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú 19851990. Giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Bộ Đại học và trung học
chuyên nghiệp. Giải nhì về dịch thơ Trung Quốc của tạp chí Văn học
nước ngồi (Hội Nhà văn). Giải A về thơ của Uỷ ban toàn quốc các Hội
liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam 1998…
Ông đã in trên 225 tựa sách gồm: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, biên
soạn, nghiên cứu, tạp văn. Trong cái nhìn của các nhà văn cùng thời ơng
là người có sức sáng tạo vơ cùng lớn, điều này được thể hiện qua số
lượng tác phẩm được xuất bản hàng năm. Ơng có sở trường về đề tài
nơng thơn và lịch sử. Với những đóng góp cho nền văn học và phê bình
văn học nước nhà, tên tuổi và uy tín của ơng ngày càng được nhiều
người biết đến. Ông đã được mời tham dự các buổi giao lưu văn học
nghệ thuật, làm giám khảo nhiều cuộc thi viết truyện…
1.2. Sự nghiệp văn học của Ngô Văn Phú
1.2.1. Ngô Văn Phú nhà thơ
Ngô Văn Phú viết rất nhiều thể loại: viết truyện ngắn (đặc biệt
truyện ngắn dã sử), dịch thơ (thơ Đường, thơ Pháp), làm thơ (đã ra nhiều
tập thơ), viết tiểu luận.
Ông được biết đến với các tác phẩm thơ tiêu biểu như: Tháng năm
mùa gặt (Thơ, 1978). Ngọn giáo búp đa (Trường ca, 1978). Đi ngang
đồi cọ (Thơ, 1986). Cỏ bùa mê (Thơ, 1989). Đừng khóc (Thơ, 1991). Âm
thầm (Thơ, 1992). Mặt trái xoan. Mắt mùa thu (Thơ, 1993). Hoa trắng
tình yêu (Thơ, 1994). Heo may (Thơ, 1998). Phương gió nổi (Thơ,
1999). Thơ Ngô Văn Phú (Tuyển tập, 2000).


9

Nét đặc sắc nhất của Ngô Văn Phú là thơ. Và trong thơ ơng thì đặc
sắc nhất là thơ về vùng quê của ông - vùng Vĩnh Phúc, trung du Bắc Bộ
với những con người, những mối tình đẹp. Ơng đi theo mạch thơ của
Nguyễn Bính, Đồn Văn Cừ... về thôn quê, nhưng thơ ông không lẫn với
thơ họ.
Với Nguyễn Bính, ơng biểu hiện cảnh q, thắm được tình q, hồn
quê nước Việt với một sắc thái lãng mạn. Người ta gặp trong thơ Nguyễn
Bính những hình ảnh bình dị, thân quen: hàng cau, giàn trầu, rặng mùng
tơi, cây bưởi, thơn Đồi, thơn Đơng,....
Đồn Văn Cừ xuất hiện trong Phong trào Thơ mới và viết về thôn
quê với bút pháp rất riêng: tả chân. Hoài Thanh và Hoài Chân đã nhận
xét: “Những bức tranh trong thơ Đồn Văn Cừ khơng phải chỉ đơn sơ vài
nét như những bức tranh xưa của Á Đông. Bức tranh nào cũng đầy dẫy
sự sống và rộn rịp những hình sắc tươi vui. Mỗi bức tranh là một thế giới
linh hoạt". Những cảnh quê như Đám hội, Đám cưới mùa xuân,... và đặc
biệt là phiên Chợ Tết nơng thơn của ơng vẫn sẽ cịn mãi với thời gian
Cịn Ngơ Văn Phú lại thể hiện tình cảm với làng quê của mình với
tình cảm chân thành, mộc mạc mà vơ cùng tha thiết với tình u thầm
kín nhưng khơng kém nồng nàn:
Cỏ ở thung xanh trên núi Tản
Khơng hè có gió cũng đung đưa
Ai u, khơng được yêu thương lại
Hái cỏ ngầm đem đi bỏ bùa.
Hẳn có bao người lên đến nơi
Trăng non, cỏ ngát một phương trời
Mỗi người chỉ được hát một lá
Và bỏ riêng cho mỗi một người.


10

Tôi cũng lên đây cũng sững sờ,
Cũng toan xin cỏ một nhành tơ
Đem về nhầm thả cho ai đó
Hồi hộp đêm đêm thức đợi chờ.
Một đêm, hai đêm, ba bốn đêm,
Cỏ bùa tôi bỏ đã lên men,
Cái đêm em đến trăng đưa lối,
Cỏ lại bay về núi Tản Viên...
( Cỏ bùa mê )
Đó là những xúc cảm về những mối tình dở dang nơi làng quê bình lặng:
Nắng thường gắt, cũng có khi nắng đẹp,
Tầm tã mưa hè cịn có mưa ngâu!
Đời con gái mười hai bến nước,
Lênh đênh, thuyền biết đậu ở nơi đâu?

Mười hai bến nước đời con gái,
Em đã dừng chân ở bến nào?
(Mười hai bến nước )
Hay những mối tình thơn q đẹp như trong cổ tích nhưng phải dở dang:
Thuở ấy, mưa ngâu cứ sụt sùi,
Ðường về có một áo mưa thơi,
Em đưa anh mặc, em về vội,
Chiếc áo phong phanh ngược gió trời.

Rét lạnh lịng anh nhiều bữa khác,
Bao giờ qn được chuyện đơi ta.


11
Có ai ngờ thế mà dang dở,

Trời mưa, mưa mãi đến bây giờ.
(Mưa ngâu)
Đọc thơ ông, ta thấy thương nhớ một vùng quê, thương nhớ một
thời của ruộng đồng, quê kiểng, tâm lý, tục lệ, với những người
trồng lúa nước đã mấy nghìn năm khi cuộc sống cơng nghiệp, thị
thành tất bật, ồn ào bây giờ ùa về vùng quê, cũng sắp xóa đi những
di tích cuối cùng của vùng q ấy … nhưng điểm cịn sót lại đó là
tình quê nồng ấm:
Lũy tre chặt. Người đông. Vườn hẹp lại,
Chim đâu cịn về hót sớm mai nào.
Tơi ước ao gặp một mái tranh nghèo
Với chiếc cổng đơn sơ, tĩnh lặng.
Làng hóa phố, cửa nhà khấp khểnh
Cái nhơ ra, cái lại thụt vào!
Nhà cao tầng, cao thấp nối nhau
Những chiếc cổng, phơ phang loẹt lịe xanh đỏ…
Làng hóa phố. Phố mà làng…Mới, cũ,
Đâu rồi vẻ nền nã làng xưa!...
Chỉ tình làng cịn giữ được nếp q

Về làng, ưa món ngon thường nhật,
Canh cua đồng, quả cà pháo ròn tan
Tép kho lá gừng xém cạnh. Cơm gạo tám thơm
Vẫn là thứ ở làng ăn mới thú…
(Làng)


12
Thơ Ngơ Văn Phú là sự ghi nhận đóng góp cho thi đàn với cách
cảm, cách nói hồn nhiên và tươi tắn của đồng quê mà ông đã được coi

như “hậu duệ” của Nguyễn Bính, Đồn Văn Cừ qua Gió vào trận bão,
Tháng năm mùa gặt, Đi ngang đồi cọ.
1.2.2. Ngô Văn Phú, người viết truyện ngắn và tiểu thuyết
Với thời gian viết truyện lịch sử gần 20 năm với 26 tiểu thuyết, 34
tập truyện ngắn (với gần 200 truyện ngắn lịch sử) gần như các tác phẩm
của ông đều tập trung vào mảng truyện lịch sử. Các tác phẩm tiêu biểu
như: Ngõ Trúc (Truyện ngắn, 1986). Thần hoàng làng (Truyện ngắn,
1992). Dạo chơi núi Dục Thuý. Giấc mơ hoàng hậu (Truyện ngắn,
1993). Đêm rừng. Bà chúa kho. Một người đàn bà (Truyện ngắn, 1994).
Hảo hán Đồ Sơn (Truyện ngắn, 1998). 100 truyện danh nhân dã sử
(Truyện ngắn, 1999). Lầu vọng tiên (Truyện ngắn, 2000). Tình yêu đến
từ nơi ấy (Tiểu thuyết, 1983). Sau hồi chuông cầu nguyện (Tiểu thuyết,
1986). Bụi và lốc. Chiến trận, đời thường. Ngôi vua và những chuyện
tình (Tiểu thuyết, 1988). Nợ đời phải trả (Tiểu thuyết, 1990). Gươm
thần Vạn Kiếp (Tiểu thuyết, 1991). Quán trọ giữa đời (Tiểu thuyết,
1992). Ngang trái phủ Tây Hồ (Tiểu thuyết, 1993). Tuyên phi họ
Đặng(Tiểu thuyết, 1996). Vận trời (Tiểu thuyết, 1997). Vầng lửa ngũ
sắc . Ấn kiếm trời ban (Tiểu thuyết, 1998). Gió Lào thành cổ. Hồng đế
đa tình (Tiểu thuyết, 1999)… . Đặc biệt, gần đây ơng có cho ra bộ
truyện lịch sử dành cho học sinh từ cấp tiểu học đến trung học cơ sở.
Với cách hư cấu tài tình bằng giọng văn chau chuốt với nhãn quan
của một người có kiến thức uyên thâm về lịch sử ông đã tái hiện lại
những nhân vật lịch sử tiêu biểu của từng thời qua cái nhìn của mình, về
nhân cách, học vấn về sự xả thân vì nước. Ta có thể kể đến truyện Gặp
gỡ ở Đơng Quan viết về Nguyễn Trãi, bộ Ấn kiếm trời ban viết về Lê
Lợi – Nguyễn Trãi với mười năm đánh giặc Minh, Ngang trái phủ Tây


13
Hồ viết về Thị Lộ, tiểu thuyết Chiếc ngai vàng về Trần Anh Tông, một

vị vua đầy trách nhiệm, sống kìm giữ mặc dù tính cách rất mạnh mẽ.
Chính ơng đã đứng ra lo cuộc hơn phối chính trị: gả cơng chúa Huyền
Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân…
Ơng được xem là một trong những nhà văn tiêu biểu cho lối viết tiểu
thuyết lịch sử theo lối chương hồi đương đại. Mặc dù ông không đặt ra
các “hồi” mà gọi là “chương”, cũng không lặp lại các câu mở đầu đối
ngẫu và các mẫu lời dẫn và lời kết mở như tiểu thuyết chương hồi cổ
điển, nhưng lối kể chuyện của ông vẫn mang phong cách tiểu thuyết
chương hồi. Theo phong cách này, sự việc và hiện tượng lịch sử tự mình
dẫn dắt câu chuyện ở ngơi thứ ba, khơng có sự can thiệp của tác giả.
Trong q trình viết các tác phẩm truyện lịch sử ông đã từng tâm
sự: “Truyện lịch sử phải nghiêm túc về mặt lịch sử. Song phải nói thêm,
ở đây mà khơng cần cù thì khơng thể làm ăn gì được... Truyện ngắn,
truyện dài đều phải thế cả. Truyện nào cũng phải cóp nhặt tài liệu, lựa
chọn khoảnh khắc, thời điểm, để sự kiện và nhân vật lịch sử hiện ra rõ
nhất, đến lúc đó ta mới có thể ngồi vào bàn viết. Có quyển lúc mới viết
rất ngại ngần, nhưng sau nhờ vào cuộc, đắm mình với nhân vật, với thời
đại của người trước, mà đi được đến trang chót.”
Chính những suy nghĩ nghiêm túc trong quá trình tác nghiệp của
mình mà những tác phẩm của ông đã được độc giả biết đến và u thích
nhiều hơn. Ơng đã có đóng góp nhất định trong việc đưa lịch sử nước
nhà đến gần hơn với thế hệ trẻ hiện nay.
1.2.3. Ngô Văn Phú với tiểu luận và chân dung văn học
Như trên chúng tôi đã nói, ơng là nhà văn viết khá nhiều trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt ở lĩnh vực tiểu luận và chân dung văn học với nhiều
bài viết, cơng trình khảo cứu về văn học. Ta có thể kể đến : Hồ Tây, phủ


14
Tây Hồ (Biên soạn, 1993). Hùng Vương và lễ hội đền Hùng (Biên soạn,

1995). Thơ Đường ở Việt Nam (Khảo cứu, 1996). Thiên gia thi (Dịch
thuật, 1999). Thơ Tùng Thiện Vương (với Ngô Linh Ngọc, khảo cứu ,
1991). Truyện cổ Trung Quốc (với Lê Bầu, khảo cứu 1991). Tể tướng
Lưu gù (với Lê Bầu, khảo cứu 1991). Nhà văn Việt Nam hiện đại (với
Bùi Hoà, Nguyễn Phan Hách, biên khảo nhiều tập, 1999-2000). Văn
chương và người thưởng thức (Khảo cứu, 1999)…
Là một nhà thơ nên ông thường viết tiểu luận về thơ, đặc biệt ông
khá tinh tế trong cảm nhận về thơ, am hiểu nhiều thể loại thơ. Ta sẽ bắt
gặp những đánh giá khá tinh tế về khả năng biểu đạt của một số thể thơ
quen thuộc như: lục bát, thơ tứ tuyệt, song thất lục bát, những suy nghĩ
tương đối mới mẻ về thể thơ sáu lời chen bảy lời trung đại. Ta thấy sự
đánh giá về cấu tứ chặt chẽ của thơ lục bát Tú Xương hay khả năng miêu
tả tình cảm con người trong tình yêu đôi lứa trong lục bát dân gian hay
sự đa dạng mới mẻ của thơ lục bát trong các tác phẩm của phong trào
Thơ mới. Trong Mấy suy nghĩ về thể thơ sáu lời xen bảy lời trong Quốc
âm thi tập, ông đã có những đánh giá về mặt thể loại, mà theo ông là
điều chưa mấy người đi sâu nghiên cứu. Từ đó, giá trị của Hồng Đức
Quốc Âm thi tập được tôn thêm một phần giá trị. Hay khi nói về song
thất lục bát, qua một số tác phẩm tiêu biểu như Chinh phụ ngâm của
Đoàn thị Điểm, Ai tư vãn của Lê ngọc Hân, Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều…, ông đã một lần nữa khẳng định đây là một sáng
tạo độc đáo của thơ ca Việt Nam ở thể thơ thiên về giải bày tâm trạng
này… Ngồi ra, trong các tiểu luận về thơ của mình Ngô Văn Phú cũng
đã điểm qua và khái quát những mảng nhỏ về nội dung và hình thức của
các giai đoạn thơ Việt, thơ viết về mùa xuân, mùa thu, tình yêu qua thơ
ca. Nhưng dù ở nội dung nào ta đều cảm nhận được sự khác biệt trong
cách cảm và hình thức thể hiện của ơng. Về điểm này chúng tôi sẽ bàn
cụ thể ở những chương sau.



15
Hay viết chân dung các nhà thơ từ các nhà thơ ở thế hệ đầu của
dòng Thơ mới đến các nhà thơ thành danh trong kháng chiến chống Mĩ.
Hầu hết các chân dung đều là những người đã từng gắn bó với ơng ở
từng giai đoạn cầm bút. Với các nhà thơ, nhà văn chân dung của họ đề
được hiện lên qua các tác phẩm, qua thực tế cuộc sống đời thường và
thực tiễn sáng tác của họ. Mỗi người đều được hiện lên với những vẻ đẹp
riêng qua cách thể hiện chân tình nhưng thật hóm hỉnh của nhà văn.
Một trong những đặc điểm mà ta dễ nhận thấy trong cách viết tiểu
luận về thơ và chân dung văn học của Ngơ Văn Phú là ở đó ta thấy có
nhiều điểm gặp nhau:
Thứ nhất, trong cách viết ơng ln kết hợp t ư duy lơgic và tư duy
hình tượng, một trong những đặc điểm thường thấy của các nhà thơ khi
viết phê bình văn học. Như chúng ta biết, đó là sự tư duy sống động,
xanh tươi, giàu hình ảnh, tưởng tượng. Trong tư duy, ông thường dùng
lối liên tưởng. Nhà văn tưởng tượng về các khung cảnh mà nhân vật hoạt
động, suy nghĩ (hay tưởng tượng) về lời thoại của nhân vật. Tư duy hình
tượng là loại tư duy phổ biến trong quá trình sáng tạo văn chương. Với
tư cách là một nhà văn viết lí luận phê bình, Ngơ Văn Phú đã thể hiện
một lối viết riêng hấp dẫn với những cảm xúc thành thực của sự tự
nhiên, thoải mái. Ơng khơng diễn đạt bằng thứ ngơn ngữ khoa học thuần
tuý mà ông viết những vấn đề lí luận qua các hình ảnh đầy hấp dẫn, ám
ảnh người đọc. Khi đánh giá về đặc điểm thơ Hai-ku ta bắt gặp một thứ
ngơn ngữ đầy hình tượng: “… Thơ Hai-ku có mười bảy âm tiết, ba đoạn
thơ … câu tung vừa ra, chuyển rất nhanh và câu hứng đã gửi trọn…
Nhạc thơ Hai-ku thánh thót ngân nga… Đó là thứ tiếng của tự nhiên…”.
Hay để dựng chân dung của Tế Hanh qua thơ tình, ơng kể lại việc mình
tiếp cận với Vườn xưa: “Tơi ngồi đọc Vườn xưa . Đọc một lần. Đọc từng
bài. Tóm lấy những câu thơ hay thả ra những câu chưa níu được hồn



16
mình… Thơ tình Tế Hanh là thế nó khác hẳn với những bài thơ tình hăm
hở như ánh đèn xanh đỏ chiếu rọi thẳng vào mắt người ta…” [44.363]
Thứ hai, cả trong tiểu luận về thơ và chân dung văn học, các luận
chứng đa số ông đều sử dụng thơ. Đặc biệt trong quá trình dựng chân
dung đối tượng, với các nhà thơ, để cho người đọc thấy rõ bộ mặt tinh
thần của người viết thì các tác phẩm của họ chính là một trong những
chất liệu quan trọng để nhà văn đi sâu tìm hiểu, phân tích.
Để cho người đọc thấy được tình yêu quê hương đất nước ngay từ
thưở nhỏ của nhà thơ, nhà cách mạng Xuân Thủy, ơng có nhắc lại tình
huống Xn Thủy đã mượn ý của Đỗ Phủ mà nói chí mình qua việc dịch
trạnh nghĩa bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ:
Nguyên nghĩa:
Bắc ngóng ải đèo in trống trận
Tây dong xe ngựa rộn đường thu
Cá rồng vắng vẻ sông thu lạnh
Nước cũ ngày nào cứ tưởng mơ
(Bản dịch K.D trong tập Đường thi, NXB Văn học)
Ơng đã dịch trại là:
Chiêng trống xơn xao phịng ải Bắc
Ngựa xe dồn dập đánh quân Tây
Nào đâu rồng cá sông thu lạnh
Nước cũ ai nào dám kệ thây!
Ta sẽ thấy một Thanh Tịnh luôn với nỗi niềm sâu nặng với Huế, với
gia đình, với miền Nam, ơng có dẫn những vần thơ của Thanh Tịnh vào
độ mùa thu 1956:


17

Sơng núi vươn dài tiếp núi sơng
Cị bay thẳng cánh nối đầy khơng
Có người bảo Huế, xa xa lắm
Nhưng Huế q tơi, ở giữa dịng…
Để thấy được một Yến Lan với một cá tính riêng ẩn sâu trong
cái đằm chất phương Đơng, với những lời thanh ý nhã, súc tích, trữ
tình:
Trưa hào hoa mình lụa
Thương trời ngơ ngẩn xanh
Buồn nghe qua chuyến ngựa
Trên nẻo làng quanh quanh
(Ngựa qua từng chuyến)
Đọc bài thơ ta thấy được một Yến Lan với một sự lao động nghiêm
khắc, sự chăm chút đến tỉ mỉ cho từng câu thơ.
Những bài thơ, câu thơ tình nổi tiếng của nữ thi sĩ tài hoa
Xuân Quỳnh được Ngô Văn Phú đưa vào để người đọc chúng ta thấy
được một Xuân Quỳnh đốt hết mình khi yêu mà chẳng nghĩ gì tới
bản thân:
Từ ngày nào chẳng biết
Thuyền nghe lời biển khơi
Cánh hải âu sóng biếc
Đưa thuyền đi mn nơi

Chỉ có thuyền mới hiểu


18
Biển mênh mang nhường nào
Chỉ có biển mới hiểu
Thuyền đi đâu về đâu…

(Thuyền và biển)
Hay:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình u
Để ngàn năm cịn vỗ…
(Sóng)

Để khái quát chặng đường chuyển đổi tư duy nghệ thuật trong đời
thơ Huy Cận, khác với các nhà lí luận, Ngô Văn Phú điểm xuyết qua một
số tác phẩm tiêu biểu trong mỗi thời kì. Ơng nói đến một Huy Cận với
những nỗi buồn mênh mang vây bọc:
Đêm mưa làm nhớ khơng gian
Lịng run thêm lạnh nỗi hàn bao la
Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
(Buồn đêm mưa-Lửa thiêng)
Rồi đến khi đất nước sang trang mới, hồn thơ Huy Cận đã trở nên
vui tươi với:
Có phải thân ta có một bề hoa lá
Và một bề gió thổi khơng ngưng
Và đất trịn địu ta trên lưng


19
Đi những bước sâu dầy trong bát ngát…
(Có những đêm-Ngơi nhà giữa nắng)
Tóm lại, có thể nói Ngơ Văn Phú là một tài năng khá toàn diện:
làm thơ, viết truyện ngắn, viết tiểu thuyết, viết tiểu luận, chân dung văn

học...Tiểu luận và chân dung văn học của Ngô Văn Phú có nhiều điểm
gặp gỡ với thơ ơng: trữ tình, đằm thắm, kết hợp tư duy lơgic với tư duy
hình tượng, với cách diễn đạt sinh động, uyển chuyển. Tiểu luận và chân
dung văn học cũng đã góp phần làm phong phú hơn cho những thành
công trong cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông.


20
Chương 2
TIỂU LUẬN VỀ THƠ CỦA NGÔ VĂN PHÚ
2.1. Khái niệm tiểu luận văn học
Tiểu luận là một bài viết ngắn thường được viết từ quan điểm riêng
của tác giả. Các bài tiểu luận có thể bao gồm trong đó các yếu tố của phê
bình văn học, tun ngơn chính trị, các quan sát về đời sống, có thể lồng
những kỷ niệm và suy tư của tác giả. Kết cấu của tiểu luận có bố cục
chặt chẽ, kết hợp cả tư duy logic và tư duy hình tượng.
Trong Từ điển bách khoa toàn thư, (trên trang web:
dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn), định nghĩa tiểu luận là: “Thể loại
văn nghị luận ngắn ngọn súc tích, bàn về một vấn đề văn học, chính trị,
xã hội, có tính chất bước đầu tìm hiểu, khi chưa tìm hiểu được đầy đủ về
tài liệu. Ngày nay, tiểu luận dùng thiên về phê bình văn học, có khi dài
40, 50 trang giấy in, đề cập nhiều tư liệu về tác giả, tác phẩm và cách
đánh giá, nhưng vẫn hàm ý là chưa đầy đủ, chưa thật chi tiết, giống như
một phác thảo trước khi phát triển thành một tác phẩm phê bình, nghiên
cứu hồn chỉnh. Năm 1933, nhà phê bình Thiếu Sơn dùng từ “cảo luận”
(Phê bình và cảo luận, để chỉ loại này (cảo có nghĩa là bản thảo), sau đó
được thay thế bằng từ tiểu luận cũng hàm ý khiêm tốn như thế”.
Từ điển tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng- Trung tâm từ điển học, 1998)
định nghĩa tiểu luận: " 1. Bài báo nhỏ chuyên bàn về một vấn đề văn học,
chính trị, xã hội..." 2. Bài viết nhỏ có tính chất bước đầu tập nghiên

cứu".
Như vậy từ những cách hiểu về tiểu luận như trên, ta có thể hiểu
tiểu luận là một thể loại văn nghị luận, bàn luận về một vấn đề chính trị,
xã hội, văn học... Và trong tiểu luận, bao giờ cũng thể hiện rõ quan điểm



×