Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TRỒNG KHOAI TÂY THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.63 KB, 4 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
Đề tài thảo luận:
TRỒNG KHOAI TÂY
THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ
Giảng Viên: Ts. Trần Thị Dung
Sinh viên: Lê Thị Phương Thảo – 072574S
Nguyễn Đức Thao Trường – 072624S
Tp. HCM, tháng 3 năm 2011
I. Giới thiệu
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất nhằm duy trì sức khỏe của đất, hệ
sinh thái và con người. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp phương pháp canh tác truyền thống
với những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm mang lại lợi ích chung cho môi trường. Khoai
tây là một trong những đối tượng áp dụng của nông nghiệp hữu cơ. Trong khuôn khổ bài
thảo luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về quy trình trồng khoai tây theo phương
pháp hữu cơ.
II. Tổng quan
II.1 Khoai tây
Khoai tây (danh pháp khoa học: Solanum tuberosum), thuộc họ Cà (Solanaceae).
Khoai tây là loài cây nông nghiệp ngắn ngày, trồng lấy củ chứa tinh bột, loại cây trồng
lấy củ rộng rãi nhất thế giới, và là loại cây trồng phổ biến thứ 4 về mặt sản lượng tươi -
xếp sau lúa, lúa mì và ngô.
Khoai tây có nguồn gốc từ vùng núi Andes của Bolivia và Peru. Vào thế kỉ XVI,
người Tây Ban Nha xâm chiếm Peru và họ đã đem cây khoai tây về nước trồng. Đến cuối
thế kỉ XVI, khoai tây đã đƣợc trồng rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu.
Khoai tây được du nhập vào nước ta là do một người Pháp là giám đốc vườn bách
thảo Hà Nội đem vào trồng thử, và nó nhanh chóng được trồng ở nhiều địa phương. Do
người Pháp là người đem cây về nước ta và phổ biến cách trồng nên nhân dân ta gọi cây
này là “khoai tây”.
Khoai tây vừa là cây lương thực vừa là cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.
Củ khoai tây chứa trung bình 19% hydratcacbon (trong đó 15% tinh bột; 2,2% chất xơ);


0,1% chất béo; 2-3% protein và 79% là nước. Ngoài ra, trong khoai tây còn chứa nhiều
loại vitamin và chất khoáng. Người ta đã tính khoảng hơn 200g khoai tây nướng cả vỏ
cung cấp 844mg kali; 28% khẩu phần sắt hàng ngày; 43% khẩu phần vitamin C; 35%
khẩu phần vitamin B6 và nhiều chất khác nhƣ niacin, thiamin, folat… Ngoài ra, sử dụng
100g khoai tây có thể đảm bảo ít nhất 8% nhu cầu protein; 3% nhu cầu năng lượng; 10%
nhu cầu sắt; 19% nhu cầu vitamin B1; 20-50% nhu cầu vitamin C của người trong một
ngày.
Cây khoai tây thuộc loại thân thảo, bao gồm các bộ phận thân, lá, rễ, hoa, quả, hạt.
Thân và lá khoai tây có nhiều lông, lá kép lông chim không đối xứng. Hoa cân đối, cánh
hoa có gốc dính liền nhau. Nhị đực kết dính thành ống hoặc chóp cụt, nhị cái ở trên và dễ
rụng. Cây khoai tây chủ yếu là tự thụ, một số trƣờng hợp giao phấn. Cánh hoa có các
màu: trắng, tím- đỏ, tím xanh, xanh thẫm. Quả có hai ô, hạt rất nhỏ có mầm uốn cong.
Khoai tây thường được nhân giống bằng củ. Củ là phần phình to của phần thân cây nằm
dưới đất chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Ở nƣớc ta, khoai tây địa phƣơng trồng phổ biến ở phía Bắc là giống Thường Tín,
và phía Nam là giống Đà Lạt. Các giống nhập nội của Trung Quốc, Đức, Pháp, Hà Lan…
hiện đang được trồng ở nhiều nơi. Ở đồng bằng sông Hồng, khoai tây chủ yếu trồng ở vụ
đông vào tháng 10, 11, thu hoạch tháng 1, 2 năm sau. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Đà
Lạt trồng muộn hơn một chút khoảng tháng 1, 2 để tránh sương giá vào tháng 11, 12.
II.2 Nông nghiệp hữu cơ
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC), theo định nghĩa của LiênHiệp Quốc,là hệ thống canh
tác và chăn nuôi tự nhiên, không sử dụng hóa chất làm phân bón và thuốc trừ sâu, giúp
giảm thiểu ô nhiễm, bảo đảm sức khỏe cho người và vật nuôi.
Nông nghiệp hữu cơ là hình thức sản xuất nông nghiệp đặc biệt áp dụng “4
Không”:
1) Không sử dụng phân bón hóa học và phân người.
2) Không sử dụng các chất kích thích tăng trưởng.
3) Không sử dụng các hóa chất bảo vệ thực vật hoặc các chất diệt cỏ.
4) Không sử dụng các chế phẩm biến đổi gien
Biện pháp kỹ thuật trong sản xuất nôngnghiệp hữu cơ:

Nông dân canh tác theo hình thức nông nghiệp hữu cơ vận dụng tối đa các kỹ
thuật để duy trì và làm giàu độ màu mỡ lâu dài cho đất cungcấp chất dinh dưỡng cho
cây trồng, kiểm soát cỏ, côntrùng và các loại sâu bệnh khác.Các biện pháp kỹ thuật được
dùng trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ gồm:
Về phân bón: chỉ dùng phân hữu cơ có nguồn gốc
từ phân chuồng, phân xanh, các phế liệu từ lò mổ,một số loại phân khoáng như phốt phát
tự nhiên, bộtcác loại tảo biển
Về (phòng trừ) quản lý sâu bệnh: không dùng thuốc hóa học mà phải phát huy tính
chống chịu củacây trồng bằng cách bón phân tốt, luân canh, xen canh thường xuyên kết
hợp với phòng trừ sinh học, vệ sinh đồng ruộng, dùng các thuốc phòng trừ thảo mộc.
Về làm đất: Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân để tạo điều kiện cho vi
sinh vật hoạt động.
III. Quy trình thực hiện
III.1 Chọn giống và xử lý giống:
Giống được sử dụng là giống được chứng nhận phù hợp với việc canh tác hữu cơ.
Nên chọn giống tốt, không bị bệnh để cây phát triển tốt và không ảnh hưởng đến những
cây trồng xung quanh.
Củ giống nên được bảo quả ở nhiệt độ 4 độ C. Bảo quản ở nhiệt độ khoảng 10 độ C
khoảng 1 tuần trước khi đem trồng.
III.2 Trồng củ
Trồng củ giống sâu khoảng 10 – 15 cm để cây phát triển tốt nhất. Sau đó, có thể sử
dụng các loại thuốc sinh học để phòng chống dịch bệnh.
Khi cây phát triển được 15 – 30 cm, bồi đất lên thành cách luống.
Để có được cây phát triển tốt và cho năng suất cao, cần bổ sung chất dinh dưỡng
đầy đủ. Phân bón được sử dụng trong canh tác hữu cơ là phân hữu cơ, tuyệt đối không
sử dụng phân tươi.
Luân canh hoặc xen canh để tăng cường tối đa các chất dinh dưỡng trong đất và
hạn chế các tác nhân gây bệnh. Không nên trồng khoai tây và cây cùng họ liên tục 2 năm
vì dễ làm mầm bệnh phát triển.
Chú ý tưới nước thường xuyên để cây không bị thiếu nước, làm ảnh hưởng đến

chất lượng củ và dễ gây bệnh.
III.3 Thu hoạch
Khoai tây được thu hoạch sau khi trồng khoảng 80 - 100 ngày tùy loại. Trước khi
thu hoạch khoảng 2 tuần, cần làm khô cây (vine killing) để củ khoai phát triển tối đa, lớp
vỏ củ trưởng thành tránh được các mầm bệnh xâm nhập sau khi thu hoạch. Sử dụng máy
gặt đập hay thủ công, có thể kết hợp biện pháp giảm lượng nước tưới.
Thu hoạch củ bằng cách kéo cả cây lên khỏi mặt đất. Cần cẩn thận trong quá trình
thu hoạch và vận chuyển, tránh làm củ bị dập nát.
III.4 Bảo quản
Bảo quản củ tốt nhất là ở nhiệt độ 4 độ C trong kho lạnh, tuy nhiên, cần bảo quản
ở nhiệt độ khoảng 15 độ C trước khi bảo quản nhằm tránh tổn thương.
IV. Kết luận:
Quy trình tổng quát đưa ra vẫn chưa hoàn chỉnh, cần phải bổ sung thêm về một số
phương pháp tăng cường dinh dưỡng cho đất, chú ý trong sử dụng thuốc sinh học và cần
đề cập đến một số vấn đề nhằm làm rõ sự khác biệt giữ canh tác hữu cơ và canh tác theo
kiểu truyền thống.
Những thiếu sót của bài báo cáo sẽ được giải quyết trong buổi thảo luận.

×