Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực trạng vấn đề áp lực và căng thẳng trong đời sống của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội (nay là học viện hành chính quốc gia)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 63 trang )

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC

THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP LỰC, CĂNG THẲNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Mã số: ĐTSV.2023.88

Chủ nhiệm đề tài

: Đàm Thị Minh Nguyệt

Lớp

: 2015QTNE

Cán bộ hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Trị

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2023


HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ÁP LỰC, CĂNG THẲNG TRONG ĐỜI SỐNG CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI



Mã số: ĐTSV.2023.88

Chủ nhiệm đề tài

: Đàm Thị Minh Nguyệt

Thành viên tham gia : Nguyễn Thị Thu Thủy
Lớp

: 2105QTNE

Khoa

: Quản trị nguồn nhân lực

HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2023


LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan rằng đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng
tơi với sự hỗ và trợ tham khảo tài liệu, giáo trình cùng sách liên quan đến đề tài
nghiên cứu, khơng có sự sao chép y ngun các tài liệu đó. Mọi thơng tin và số
liệu trong đề tài nghiên cứu khoa học này là hoàn toàn trung thực.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2023
Chủ nhiệm đề tài

Đàm Thị Minh Nguyệt



LỜI CẢM ƠN
Thành công trong cuộc sống của chúng ta không chỉ xuất phát từ sự nỗ lực
không ngừng nghỉ của bản thân vượt qua mọi khó khăn gian khổ mà còn đến từ
sự giúp đỡ, hỗ trợ của mọi người, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp thì tất
cả đều rất đáng được trân trọng. Từ khi bước chân vào giảng đường đại học, bắt
đầu xây dựng cho mình những ước mơ, bản thân em ln nhận được rất nhiều sự
quan tâm, chỉ bảo, giúp đỡ hết sức tận tình từ phía thầy cơ và bạn bè. Để thực hiện
và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, với sự nỗ lực của bản thân thì chưa
bao giờ là đủ bởi trong q trình đó cịn cần có sự hỗ trợ từ những người có kinh
nghiệm đi trước dẫn dắt nhóm đi đúng hướng ban đầu và được hoàn thiện dựa trên
sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ những kết quả nghiên cứu liên quan, các
sách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên
cứu, tổ chức chính trị.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Khoa Quản trị
nhân lực, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Nay là Học viện Hành chính Quốc Gia).
Đặc biệt là giảng viên ThS. Nguyễn Văn Trị - người đã trực tiếp hướng dẫn và
luôn dành nhiều thời gian, với những lời khuyên, chỉ bảo, hướng dẫn nhóm tận
tình trong suốt q trình thực hiện nghiên cứu và hồn thành đề tài nghiên cứu
khoa học. Thầy chính là người đã định hướng và giúp cho nhóm có thể tự tin hoàn
thiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Trong suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu chúng tơi đã rất cố gắng để
hồn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học này, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những đóng góp,
phản hồi của thầy cơ cũng như các bạn sinh viên để bài nghiên cứu của nhóm
chúng tơi hồn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2023
Chủ nhiệm đề tài
Đàm Thị Minh Nguyệt



DANH MỤC BIỂU ĐỒ:
1, Biểu đồ 1: Anh chị có bắt đầu khóa học mới theo cách mới khơng? .............. 24
2, Biểu đồ 2: Anh chị có bị thay đổi thói quen khi ngủ khơng? .......................... 24
3, Biểu đồ 3: Anh chị có bị thay đổi thói quen ăn uống không? .......................... 25
4, Biểu đồ 4: Sức khỏe anh chị có bị giảm sút khơng? ........................................ 26
5, Biểu đồ 5: Nguyên nhân dẫn đến stress. .......................................................... 26
6, Biểu đồ 6: Bạn có cười hay thấy chuyện gì vui vẻ hài hước quanh mình khơng?
.............................................................................................................................. 27
7, Biểu đồ 7: Bạn tìm kiếm niềm vui quanh mình? ............................................. 27
8, Biểu đồ 8: Bạn tự trách mình khi xảy ra chuyện khơng mong muốn? ............ 28
9, Biểu đồ 9: Bạn lo lắng và căng thẳng khơng có ngun do gì? ....................... 28
10, Biểu đồ 10: Bạn hoang mang, sợ hãi khơng có ngun do gì? ...................... 29
11, Biểu đồ 11: Những cơng việc của bạn? ......................................................... 29
12, Biểu đồ 12: Bạn thấy buồn, mất ngủ? ............................................................ 30
13, Biểu đồ 13: Bạn thấy tôi khổ sở, buồn bã? .................................................... 30
14, Biểu đồ 14: Bạn hay buồn và khóc? .............................................................. 31
15, Biểu đồ 15: Bạn nghĩ bạn đã tự làm hại chính mình...................................... 31


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:........................................................................................1
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:.............Error! Bookmark not defined.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...........Error! Bookmark not defined.
4. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................2
5. Đóng góp mới của đề tài: ............................................................................3
6. Kết cấu đề tài...............................................................................................3

PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ÁP LỰC VÀ CĂNG THẲNG ............3
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM: ...........................................................................4
1.1.1.Khái niệm về căng thẳng:.......................................................................4
1.1.2. Khái niệm về áp lực ..............................................................................4
1.1.3. Khái niệm về stress: ..............................................................................5
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngồi nước theo khung
khái niệm: ........................................................................................................6
1.3. Biểu hiện của áp lực, căng thẳng: ............................................................9
1.4. Các giai đoạn của căng thẳng, áp lực: ....................................................10
Tiểu kết chương 1: ........................................................................................18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CĂNG THẲNG, ÁP LỰC TRONG
ĐỜI SỐNG CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY: ....................................................19
2.1. Khái quát về Trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội ......................................19
2.2. Khái quát đặc điểm về sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội:.......20
2.3. Khái quát về thực trạng khảo sát ............Error! Bookmark not defined.
2.4. Thực trạng vấn đề căng thẳng áp lực trong đời sống của sinh viên
ĐHNVHN hiện nay .......................................................................................21


2.6. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực, căng thẳng trong đời sống của
sinh viên hiện nay .........................................Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 2 .........................................................................................35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG
TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN: ....................................37
3.1. Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng áp lực, căng thẳng trong đời
sống hiện nay của sinh viên ..........................................................................37
3.2. Một số khuyến nghị về cải thiện vấn đề áp lực căng thẳng cho sinh viên
trường Đại học Nội Vụ Hà Nội .....................................................................37
Tiểu kết chương 3 .........................................................................................46

KẾT LUẬN .........................................................................................................47
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................48
PHỤ LỤC ............................................................................................................49


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 25% dân số
gặp áp lực và căng thẳng đăc biệt sinh viên là một trong những đối tượng bị áp lực
và căng thẳng. Đây là một vấn đề khá phổ biến và có quá nhiều trở ngại phải đối
mặt trong môi trường học tập và lối sống mới. Áp lực và căng thẳng của sinh viên
có thể ảnh hưởng bới nhiều yếu tố khác nhau có thể do khó khăn trong học tập,
vấn đề tài chính, khó thích nghi với môi trường mới, xung đột giữa các cá nhân,
v.v.
Áp lực và căng thẳng của sinh viên thực sự là một vấn đề lớn nếu bạn
không biết cách quản lý và giải tỏa chúng. Nếu bạn gặp nhiều sang chấn tâm lý,
áp lực và căng thẳng có thể là nguồn gốc của trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều
vấn đề tâm lý khác. Khảo sát sơ bộ cho thấy sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà
Nội đã và đang có những dấu hiệu, những ảnh hưởng của tình trạng áp lực, căng
thẳng. Đa phần điều này sẽ rơi vào năm nhất và năm cuối bởi những sự mới mẻ ở
môi trường mà sinh viên chưa quen, chưa tiếp cận được kiến thức ở trường còn về
sinh viên năm cuối thì ảnh hưởng áp lực bởi kết quả học tập, bằng cấp, mông lung
với những lựa chọn và định hướng phát triển sau khi học xong.
Áp lực và căng thẳng không hẳn lúc nào cũng gây ra tác động tiêu cực,
Kobe Bryant đã từng nói “Everyting negative – pressure, challenges – is all an
opportunity for me to rise.” (“Mọi thứ tiêu cực – áp lực, thử thách – đều là cơ hội
để tơi vươn lên.”). Vậy thì sinh viên chúng ta cần phải làm thế nào để biến áp lực,
căng thẳng thành động lực cho bản thân? Nhận thấy tính quan trọng của vấn đề
nên chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng vấn đề áp lực và căng thẳng trong đời
sống của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Nay là Học viện Hành chính

Quốc Gia)”
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng áp lực và căng thẳng trong đời sống của
sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội (nay là Học viện Hành chính Quốc Gia),
chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến áp lực, căng thẳng trong đời sôgs của sinh viên ở
1


trường ĐHNVHN, từ các kết quả nghiên cứu nhận được đưa ra một số giải pháp
hạn chế áp lực và căng thẳng trong đời sống giúp sinh viên có thể phát triển tích
cực hơn.
3. Đối tượng, thời gian, địa điểm khảo sát:
- Đối tượng tham gia khảo sát: 100 sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà
Nội, trong đó có: 11% là sinh viên năm nhất, 52% là sinh viên năm hai, 24% là
sinh viên năm ba và 13% là sinh viên năm cuối.
- Giới hạn về nội dung: Khảo sát trên nhiều biểu hiện của áp lực căng thẳng.
Trong đề tài sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng, ảnh hưởng và biện pháp giải quyết
áp lực căng thẳng của sinh viên trong đời sống.
- Địa điểm khảo sát: Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nằm ở ngõ 36, đường
Xuân La, Quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, là trường đại học công lập trực
thuộc Bộ Nội vụ (Nay là Học viện Hành chính Quốc Gia).
4. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: là phương pháp nghiên cứu lý luận
thông qua các nguồn tài liệu thứ cấp (sách, báo, tài liệu lưu trữ, cơng trình khoa
học…); các báo cáo, tài liệu về thực trạng vấn đề áp lực và căng thẳng trong đời
sống sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội(Nay là Học viện Hành chính Quốc
Gia). Từ đó tổng hợp và hệ thống hóa những thông tin từ lý thuyết đã thu thập
được.
- Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm nghiên

cứu, thu thập các thông tin liên quan tới áp lực và căng thẳng đời sống qua các
hành vi ngơn ngữ, phi ngơn ngữ và cách thức ứng phó của sinh viên với các tình
huống .
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Phương pháp điều tra được sử dụng
trong nghiên cứu nhằm thu thập các ý kiến của sinh viên về áp lực và căng thẳng,
nguyên nhân gây ra áp lực và căng thẳng trong đời sống, về cách thức ứng phó
với áp lực và căng thẳng và các tác nhân gây áp lực và căng thẳng (điều kiện, tình
huống, cách thức tổ chức đào tạo, mơi trường sống), phương pháp và mong muốn,
nguyện vọng của họ.
2


5. Đóng góp mới của đề tài:
- Về mặt lý luận: tổng kết được cơ sở lý luận rõ nét về các quan điểm cũng
như cơ sở lý luận về thực trạng vấn đề áp lực và căng thẳng trong đời sống sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội(Nay là Học viện Hành chính Quốc Gia).
- Về mặt thực tiễn: làm rõ được nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực và
căng thẳng và từ đó đưa ra được các biện pháp nhằm hạn chế áp lực và căng thẳng
trong đời sống của cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội(Nay là Học viện
Hành chính Quốc Gia). Trong đó vẫn phải làm rõ những ảnh hưởng nặng nề của
áp lực và căng thẳng tới đời sống sinh viên hiện nay.
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê:
6. Kết cấu đề tài
Cấu trúc chính của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về vấn đề áp lực và căng thẳng trong đời sống sinh viên
Chương 2: Thực trạng về vấn đề căng thẳng áp lực trong đời sống của sinh
viên hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng áp lực, căng thẳng của
sinh viên trường Đại Học Nội Vụ Hà Nội (Nay là Học viện Hành chính Quốc Gia)


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ÁP LỰC VÀ CĂNG THẲNG

3


1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1.1.1.Khái niệm về căng thẳng:
Nhiều nhà nghiên cứu đã nghĩ đến việc thảo luận về khái niệm "căng thẳng"
từ các quan điểm khác nhau. Theo Hinkle L.E. (1977) : Hiện tượng căng thẳng

đã có từ thuở ban sơ trong lịch sử phát triển nhân loại. Hiện nay, trên thế giới
có ba hướng nghiên cứu cơ bản về căng thẳng: hướng thứ nhất tiếp cận căng
thẳng dưới góc độ sinh học có nhóm tác giả Walter Cannon (1920), họ đã mô
tả một cách khoa học về cách con vật và con người phản ứng với mối nguy
hiểm từ bên ngoài; tác giả Hans Selye (1945) quan niệm, căng thẳng như một
trạng thái bên trong cơ thể; Irwin và Linvnat (1987) cho thấy có vơ số tác nhân
căng thẳng đã làm giảm sự tuần hoàn của tế bào ; hướng thứ hai xem căng thẳng
như sự tác động từ môi trường.
Tại Việt Nam, theo Nguyễn Công Khanh (2000), nghiên cứu về căng
thẳng ở Việt Nam lần đầu tiên được tiến hành vào những năm 1970 và người
đầu tiên nghiên cứu về căng thẳng là nhà khoa học Tô Như Kh. Các cơng
trình nghiên cứu của ơng phần lớn được tiếp cận dưới góc độ sinh lí học và y
học phục vụ công tác huấn luyện bộ đội. Sau đó, các bác sĩ Phạm Ngọc Rao và
Nguyễn Hữu Nghiêm, Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Việt tiếp tục nghiên
cứu lí thuyết căng thẳng này.
Kazmi, Amjad và Khan (2008) “Xác định căng thẳng như một sự thay đổi
trong trạng thái thể chất hay tinh thần của một người” nói cách khác sự căng thẳng
của mỗi người có thể được gây ra bởi một sự kiện bất thường trong cuộc sống và
môi trường làm việc của họ. Căng thẳng đã mô tả trước đây, có thể hiểu rằng căng

thẳng là phản ứng của cơ thể đối với một kích thích được coi là đe dọa hoặc có
hại, phản ứng này có thể nhiều hoặc ít. Cải thiện kích thích căng thẳng.
1.1.2. Khái niệm về áp lực
Trong cuộc sống hiện đại bận rộn và hỗn loạn, chúng ta thường phải đối
mặt với nhiều áp lực cuộc sống. Những sự việc bất ngờ, khơng vừa ý có thể dẫn

4


đến suy nhược nặng nề, lâu dài, cả về thể chất lẫn tinh thần. Có thể hiểu đơn giản
như thế này: áp lực là trạng thái sức khỏe và tâm hồn ở điểm thấp nhất, luôn khiến
con người ta cảm thấy nặng nề, mệt mỏi vô cùng, như bị dồn vào một trận chiến
quyết định. Áp lực của mỗi người có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm
sống, sự hiểu biết và trải nghiệm của mỗi người. Như vậy, áp lực có thể gây ra
nhiều hậu quả khác nhau, có thể là tiêu cực và nguy hiểm hoặc tích cực ở tuổi
trưởng thành. Như Brian Tracy đã nói, "Áp lực có thể làm vỡ đường ống, hoặc áp
lực có thể tạo ra kim cương."
1.1.3. Khái niệm về stress:
'Stress' bắt nguồn từ chữ La tinh stringi, có nghĩa là 'bị kéo căng ra'. Thuật
ngữ stress ban đầu đã được sử dụng trong Vật lý học, để chỉ sức nén mà một loại
vật liệu chịu tác động. Năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong
sinh lý học để chỉ những yếu tố gây stress về cảm xúc. Năm 1935, ông nghiên cứu
cân bằng nội môi của động vật có vú khi chúng ở trong những tình huống khó
khăn, chẳng hạn như thay đổi nhiệt độ. Ơng cũng mô tả các yếu tố cảm xúc trong
sự phát triển và tiến triển của một số bệnh và giải thích vai trò của hệ thần kinh
trong phản ứng của cơ thể trước những tình huống đặc biệt khẩn cấp.
Khi nghiên cứu về stress, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều
khái niệm khác nhau. Tô Như Khuê đã định nghĩa rằng: “Stress là những phản
ứng tâm lý không đặc hiệu, phổ biến đối với các tình huống mà con người cho là
bất lợi hoặc bị đe doạ (chủ quan), ở đây vai trị quyết định khơng phải do tác nhân

kích thích, mà do đánh giá chủ quan về tác nhân đó”
Stress có thể hiểu một cách đơn giản là: “một sự kiện mang tính thách
thức địi hỏi những phản ứng thích nghi sinh lý, nhận thức và hành vi của con
người. Stress cũng có thể được xem là một sự kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc
bỏ cuộc.’’
Với khái niệm về stress chúng ta cũng có thể hiểu theo nhiều cách khác
nhau:
Stress là một sự kiện môi trường. Stress được dùng ở đây để chỉ một
nguyên nhân, một yếu tố gây khó chịu làm cho cơ thể khó chịu và khiến con người
5


trở nên bất ổn
Stress là một đáp ứng sinh lý. Ở đây, stress được dùng để nói về hậu quả
của tác nhân cơng kích này. Ví dụ, người ta cũng lại nói: 'Tơi bị stress vì tiếng ồn
của các thành phố'.
Stress là một tiến trình nhận thức – hành vi. Ở đây, họ muốn nhấn mạnh rõ
đến cơ chế và vai trò tâm lý của stress.
Trong các định nghĩa trên, mỗi định nghĩa thường tập trung vào một khía
cạnh cụ thể và định nghĩa đó dường như loại trừ một phần các định nghĩa khác,
gây ra sự nhầm lẫn và nhầm lẫn trong cách hiểu khái niệm. Mỗi định nghĩa trong
quan điểm đơn lẻ này chính là một quan điểm khơng đầy đủ, cần địi hỏi phải có
một hệ thống phối cảnh hòa hợp về stress.
Nhưng trên thực tế, stress là một vấn đề gắn liền với các nền văn minh, hiện
đại bị chi phối bởi sự cạnh tranh và các mối đe dọa khác. Stress tương ứng với
mối quan hệ giữa một người và môi trường xung quanh. Stress đề cập đến cả yếu
tố vi phạm và phản ứng của cơ thể đối với yếu tố đó.
Với những điểm nêu trên, stress có thể được hiểu với định nghĩa như sau:
Stress là sự tương tác giữa một yếu tố vi phạm và phản ứng của cơ thể. Điều này
được định nghĩa bởi của Hans Selye, nhà nghiên cứu người Canađa, có sáng kiến

đưa ra khái niệm về stress. Và stress cũng có thể được định nghĩa: Là đáp ứng
trước một yêu cầu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước theo
khung khái niệm:
Sinh viên là nguồn lực cốt yếu trong q trình đổi mới và khơng ngừng phát
triển của khoa học và cơng nghệ, góp phần quan trọng thúc đẩy q trình hiện đại
hóa đất nước và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, tình trạng áp lực, căng thẳng
của học sinh, sinh viên nước ta hiện nay rất đáng lo ngại, nó là một trong những
tác nhân tác động đến tâm, sinh lý và hệ lụy của nó ảnh hưởng đến suy nghĩ, tính
cách, lối hành xử trong tương lai của giới trẻ. Theo thống kê, các nghiên cứu cho
thấy áp lực, căng thẳng ngày càng gia tăng ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, hiện
nay, có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề này ở một số trường đại học khác nhau,
6


sau đây là một số nghiên cứu tiêu biểu như:
-Tô Như Khuê là người đầu tiên nghiên cứu Việt Nam từ góc độ stress sinh
lý học và y học. Năm 1976, ông đã thực hiện một nghiên cứu về vấn đề đó là
“Phịng chống trạng thái căng thẳng (stress) trong đời sống và lao động”. Là một
quân nhân, Tô Như Khuê rất quan tâm đến yếu tố tâm lý tuyển quân, huấn luyện,
nâng cao sức mạnh chiến đấu. Trong chiến tranh, ông chú ý nhiều hơn đến vấn đề
cấp bách là huấn luyện binh lính trong các dịch vụ đặc biệt và trong lĩnh vực xây
dựng và bảo vệ nhà nước. Theo ông, stress là sự phản ứng của cơ thể đối với các
yếu tố bên ngồi thích nghi với môi trường thay đổi liên tục.
-Nguyễn Việt Anh, Võ Trương Như Ngọc, Chu Đình Tới (2021) đã cơng
bố q trình nghiên cứu “Thực trạng stress và một số yếu tố liên quan ở sinh viên
Răng hàm mặt Trường Đại học Y Hà Nội” trên tạp chí nghiên cứu Y học, nhóm
tác giả đã nhận định stress là vấn đề ngày càng phổ biến ở sinh viên. Stress có thể
gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, khả năng học tập, chất lượng cuộc
sống của các bạn sinh viên răng hàm mặt là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị

stress nên nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng stress và các yếu tố liên quan
của sinh viên răng hàm mặt theo học tại trường Đại học Y Hà Nội niên khóa 20202021. Trong tổng số 383 sinh viên, có 256 sinh viên bị căng thẳng đã chiếm tỷ lệ
66,84%, căng thẳng ở nam giới là 63,45%; nữ có 68,91%. Các yếu tố ảnh hưởng
của stress ở sinh viên nha khoa bao gồm: thiếu tự tin, kỳ vọng của cha mẹ khiến
bản thân cảm thấy áp lực. Tỷ lệ stress ở sinh viên răng hàm mặt rất cao và liên
quan đến sự tự tin của bản thân, áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ.
-Tác giả Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Bích Tuyền đã cơng bố cơng
trình nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên
năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai” trên tạp chí Khoa học và Cơng nghệ -Đại
học Đà Nẵng vào năm 2020. Kết quả phân tích cho thấy rằng yếu tố học tập có tác
động lớn nhất. Những phát hiện này chỉ ra rằng học sinh phải được dạy các kỹ
năng đối phó với rào cản, khuyết tật học tập và gia đình để hồn thành chương
trình như mong đợi. Cũng cần phải hoàn thiện việc làm của sinh viên sau khi tốt
nghiệp với một đầu ra rõ ràng và có ý nghĩa hơn. Đặc biệt, bảng thống kê cho thấy
7


mối liên quan của các yếu tố với căng thẳng, lo âu, trầm cảm và yếu tố học tập.
Yếu tố về gia đình cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm của sinh
viên chủ yếu từ gia đình đã kì vọng quá lớn khiến cho quan hệ gia đình trở nên
trầm cảm, lo âu, căng thẳng gia đình. Trong đó, ý định nghề nghiệp cũng là yếu tố
đã ảnh hưởng đến tâm lý của sinh viên dược năm cuối Đồng Nai (chỉ số p< 0,05).
-Tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy và Lê Thị Vũ Huyền đã công bố nghiên cứu
“Kiến thức về stress của sinh viên năm thứ 3 của ngành bác sĩ y khoa, Đại học Y
Hà Nội” trên Tạp chí Y học Việt Nam ngày 8/1/2022. Tác giả cho rằng: Sinh viên
Y khoa là một trong những đối tượng có mức độ căng thẳng rất cao do áp lực của
môi trường học tập. Hiểu đúng về stress giúp trẻ biết cách thích nghi, giảm thiểu
và phịng ngừa hiệu quả. Nghiên cứu đã mơ tả kiến thức về stress của nghiên cứu
sinh 3 năm tại Đại học Y Hà Nội và đã có kết luận rằng: Đa số sinh viên đã có
kiến thức đúng về các biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả và cách ứng phó với stress.

Trong đó vẫn cịn một số sinh viên chưa biết hoặc chưa hiểu rõ rằng: buồn chán,
có suy nghĩ tiêu cực và ý định tự tử là biểu hiện của stress và cũng là biểu hiện
nhiều nhất của sinh viên chiếm tới 63,2%; căng thẳng là do tiếp xúc với người bị
căng thẳng chiếm 47,5%, là do số phận của mỗi người chiếm 27,7%; stress dẫn
đến loạn thần, mất trí chiếm 58,9%, sử dụng thuốc an thần chiếm 29,0% khi bị
stress. Từ nghiên cứu qua đã có cho biết sinh viên hiện nay đã có thơng tin đúng
nhưng chưa đầy đủ về căng thẳng và cịn có sự nhầm lẫn. Điều cần thiết để trẻ
hiểu rõ hơn về vấn đề đó là cung cấp đầy đủ và chính xác những thông tin cơ bản
về stress.
Các phương pháp nghiên cứu từ đo thời gian phản ứng đơn giản đến trắc
nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu trường hợp, phỏng vấn sâu kết hợp quan sát
hiện nay ngày càng được sử dụng nhiều trên lâm sàng giúp kết quả nghiên cứu
trung thực và khách quan hơn. Xét về độ tuổi của đối tượng, hiện nay có hai xu
hướng chính trong nghiên cứu về stress ở Việt Nam: (1) nghiên cứu về stress ở
người trưởng thành (bộ đội, quản lý, công nhân…) và (2) nghiên cứu về stress ở
trẻ em và thanh niên. Những lý do đương thời khiến áp lực học hành gia tăng, bộ
não quá tải và tỷ lệ học sinh gặp áp lực, căng thẳng ngày càng tăng ở Việt Nam.
8


Trên cơ sở đánh giá này, nhóm tác giả đã nhanh chóng đề xuất các phương pháp,
thơng tin đào tạo và giải quyết vấn đề hiệu quả và khoa học nhất. Qua trên chúng
ta có thể thấy ngày nay sự phát triển nhanh chóng khiến áp lực học tập tăng cao,
não bộ bị quá tải, tỷ lệ sinh viên gặp áp lực, căng thẳng ngày càng tăng nhanh tại
Việt Nam, dựa trên đánh giá này nhóm tác giả đã đưa ra những phương pháp khoa
học nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.
1.3. Biểu hiện của áp lực, căng thẳng:
Biểu hiện của căng thẳng, áp lực sẽ khác nhau giữa những người khác nhau
về cả thể chất lẫn tinh thần, … Những dấu hiệu thường thấy đầu tiên đó chính là
sự thay đổi về mặt cảm xúc, sức khỏe, hay hành vi mà những người xung quanh

sẽ dễ thấy hơn bản thân chúng ta:
-Về mặt cảm xúc: khi áp lực, căng thẳng ta ln có cảm giác lo sợ, căng
thẳng, trầm cảm, cáu kỉnh, ủ rũ, thất vọng, lo lắng, sợ hãi, khó chịu, thiếu kiên
nhẫn, thậm chí khơng thể tập trung hoặc hồn thành cơng việc, ta khơng thể đưa
ra quyết định, trốn tránh, …., những biến cố nhỏ không thể chịu nổi, nó có thể tạo
ra sự xáo trộn lớn về mặt cảm xúc
-Về mặt thể chất: nhịp tim tăng nhanh, mạnh, khơng đều, thính giác, khứu
giác, thị giác sẽ nhạy bén hơn do kết quả của hormone gây căng thẳng được tiết
vào máu để ứng phó với tình huống, khi phản ứng này diễn ra thường xuyên nó
có thể gây ra những biểu hiện như: căng cơ, đổ mồ hơi, đồng tử giãn, khẩu vị thay
đổi, khó ngủ, nhức đầu, chân tay yếu, tức ngực, đau lưng, khô miệng, khơ cổ, thậm
chí bị co giật….
-Về mặt hành vi: bản than trở nên thiếu quyết đốn, ln ln cảm thấy
bồn chồn bất an, dễ khóc, hay phàn nàn, thậm chí hút thuốc, uống rượu….
Những điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả cơng việc và q trình
học tập bị giảm sút.
Từ phân tích của TS. BSCKII Nguyễn Văn Dũng, Phó Viện trưởng Viện
Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai về những biểu hiện của căng thẳng, áp
lực:đầu tiên là triệu chứng đau cơ: khi đau cổ chúng ta sẽ hay nghĩ đó là do mình
đã ngồi trước máy vi tính quá lâu nhưng xét thực tế đây là một dấu hiệu của stress,
9


thứ hai là triệu chứng co giật mí mắt thìbạn cần phải hiểu rằng triệu chứng nhất
thời không nên bỏ qua bởi tình trạng này được gọi là blepharospasm (một hình
thức rối loạn trương lực cơ),thứ ba là triệu chứng cắn móng tay: căng thẳng thần
kinh có thể là nguyên nhân dẫn đến cắn móng tay khi đó thần kinh của chúng ta
quá căng thẳng và mất tập trung bằng cách cắn móng tay. Cắn móng tay là một
cách mà nhiều người đã sử dụng để hạn chế căng thẳng và lo lắng, thứ tư là triệu
chứng sâu răng: Chúng ta đều sẽ nghĩ vệ sinh răng miệng kém gây sâu răng, nhưng

căng thẳng cũng là nguyên nhân gây nghiến răng vào ban đêm hoặc ban ngày.
Nghiến răng là một thói quen xấu vì nó làm mịn và tổn thương răng, gây sâu răng.
thứ năm là triệu chứng phát ban: làn da có thể đánh giá khá chính xác mức độ căng
thẳng mà chúng ta đang phải đối mặt như có thể gây ra mụn hay bị đỏ trên bụng,
lưng, cánh tay và mặt. Phát ban là do tác dụng phụ của căng thẳng đối với hệ
thống miễn dịch, nơi giải phóng histamine, gây ra các mảng đỏ, ngứa ,thứ sáu là
cảm giác buồn ngủ khi bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải đó có thể do bạn quá căng
thẳng. Hormone stress làm cho tăng lượng adrenaline trong cơ thể bạn khiến bạn
cảm thấy buồn ngủ. Căng thẳng đã làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn khiến
mệt mỏi, cáu kỉnh khi thức dậy, cuối cùng là hay quên: stress mãn tính có thể làm
thu hẹp khu hippocampus – một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thơng tin
và hình thành ký ức. Tuy nhiên, kích thước của khu hippocampus sẽ trở lại bình
thường khi mức độ căng thẳng giảm.
1.4. Các giai đoạn của căng thẳng, áp lực:
Theo như các nghiên cứu, đa phần quá trình căng thẳng, áp lực diễn ra trong
5 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đấu tranh hay chạy trốn (Fight or Flight): Giai đoạn này bạn
cảm thấy căng thẳng, cơ thể thông báo cho bạn bằng những biểu hiện kể trên. Bỏ
qua, không chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể, hormone gây căng thẳng,
nhịp tim, huyết áp tăng, trí nhớ ngắn hạn suy giảm. Bước này được thực hiện để
khắc phục sự cố ngay lập tức và trở lại bình thường. Các nhà nghiên cứu cho rằng;
Trong căng thẳng bình thường, đối tượng phản ứng với chất trong giai đoạn báo
động và kháng cự của căng thẳng. Trong giai đoạn rối loạn, thí sinh sử dụng các
10


phản ứng sinh lý và tâm lý để đánh giá tình huống căng thẳng và đưa ra chiến lược
đối phó với tình huống căng thẳng đó. Chủ thể huy động các phương tiện khác
nhau thể để thích nghi với mơi trường, kiểm sốt, khơi phục lại sự cân bằng giữa
chủ thể và mơi trường. Mức độ của căng thẳng bình thường cũng có thể khác nhau

tùy thuộc vào mối quan hệ giữa chủ thể và môi trường xung quanh tuy nhiên trong
một số tình huống, căng thẳng bình thường có thể biến thành căng thẳng bệnh lý.
Giai đoạn 2: Kiểm soát thiệt hại (Damage control): Cơ thể biết khi nào nó
bị áp lực, những gì nó làm sau khi nó xảy ra là giữ mọi thứ bình thường nhất có
thể, cố gắng huy động nguồn dự trữ để tạo không gian cân bằng mới. Tuy nhiên,
nồng độ hormone căng thẳng tăng cao vẫn lưu thơng trong máu, có thể phá hủy
và gây hại cho cơ thể. Điều này xảy ra khi một tình huống căng thẳng diễn ra quá
đột ngột, quá gay gắt hoặc quá quen thuộc nhưng lặp đi lặp lại ngoài sức chịu đựng
của đối tượng.
Giai đoạn 3: Phục hồi (Recovery): cơ thể sẽ làm việc và cố gắng hết sức để
có thể đưa hệ thống bên trong trở về trạng thái khỏe mạnh ban đầu. Nhưng để có
thể phục hồi thì cần phải nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, đủ giấc và giảm bớt áp lực trong
công việc.
Giai đoạn 4: Thích ứng (Adaptation): ở giai đoạn này, mức độ căng thẳng
sẽ bắt đầu ổn định và cơ thể học cách thích nghi theo sự căng thẳng đó, cơ thể sẽ
có những triệu chứng như mất ngủ, khó có thể kiểm soát được cảm xúc của bản
thân. Giai đoạn thích nghi này khơng phải là 1 giải pháp, mà nó là một kết quả
khơng ai muốn, vì vậy nhiệm vụ của bạn là nên cố gắng để tránh sự thích nghi này
bằng mọi cách.
Giai đoạn 5: Kiệt sức: Tại thời điểm này, đối tượng khơng cịn có thể chống
lại chất này và căng thẳng bệnh lý xảy ra. Trong trường hợp căng thẳng bệnh lý,
các rối loạn tâm thần, thể chất và hành vi là cấp tính và lâu dài. Các yếu tố gây ra
căng thẳng bệnh lý, ví dụ: bị tấn công, gặp tai họa hoặc khi đối tượng biết mình
bị bệnh nặng... Trong tình huống như vậy, phản ứng cảm xúc của đối tượng diễn
ra dữ dội và tức thì. Một phản ứng căng thẳng cấp tính hiện được đặc trưng bởi
sự khó chịu về tinh thần và thể chất. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của áp
11


lực và căng thẳng, giai đoạn này sẽ đến sớm hay muộn. Nếu một người chịu đựng

căng thẳng quá lâu, anh ta sẽ kiệt sức. Trong tình trạng kiệt sức này, cơ thể khơng
có nguồn lực và khơng thể chịu được căng thẳng. Hậu quả chính của stress là các
bệnh như lo âu, trầm cảm, tim mạch, cao huyết áp, các bệnh tự miễn, béo phì,
tiểu đường và thậm chí là ung thư. Giai đoạn kiệt sức cũng là giai đoạn nguy
hiểm nhất trong các giai đoạn căng thẳng.
1.5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực, căng thẳng trong đời sống
của sinh viên hiện nay
Sinh viên là những người có nhân cách, chủ thể tích cực, sáng tạo của xã
hội và cũng là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong q trình học tập trong nhà
trường có những nhân tố tác động đến sinh viên và khơng ít các nhân tố tác động
là nguyên nhân gây ra stress.
Các nguyên nhân thường gây stress ở sinh viên:
1. Áp lực từ việc học
Áp lực học tập là nguyên nhân hàng đầu gây stress ở sinh viên. Thực tế,
chương trình học của nước ta tương đối khó vì chú trọng q nhiều vào lý thuyết.
Vì vậy, sinh viên thường dành nhiều thời gian để đọc, hiểu và ghi nhớ các khái
niệm và nguyên tắc trước khi thực hành. Vì tình trạng này, sinh viên dành nhiều
thời gian cho việc học tập, nghỉ ngơi và hoàn thiện các kỹ năng cần thiết khác.
Khi bạn đi học ở trường cấp 3, thầy cô sẽ luôn nhắc nhở, theo sát và động viên
bạn. Chỉ cần làm theo hướng dẫn của giáo viên, bạn sẽ đạt điểm cao. Tuy nhiên,
lên đại học thì hồn tồn khác, giảng viên chỉ là người định hướng, góp ý, sinh
viên phải là người giải thích và đưa ra câu trả lời cho những lập luận này. Nếu chỉ
lơ là một chút các bạn sẽ không thể theo kịp.
Theo thống kê khoa học, sinh viên y khoa là đối tượng căng thẳng nhất. So
với các môn học khác, y là ngành học có chương trình học rất khó và thường
xun đòi hỏi sinh viên phải nắm chắc lý thuyết và thực hành. Khơng chỉ là chương
trình đào tạo ở trường mà sinh viên phải trải qua thời gian thực tập tại các cơ sở
y tế. Để lấy được tín chỉ thực tập, ngồi các chun đề của mơn học, sinh viên cịn
phải tham gia các hoạt động nhóm của khoa. Các kỳ thi trong tất cả các môn học
12



đều có nhiều bài tập, báo cáo, thuyết trình và dự án để học sinh hoàn thành ngoài
các kỳ thi. Ở một số môn học như y học, sư phạm, xây dựng, kinh tế… sinh viên
còn phải tiếp thu nhiều kiến thức chun mơn rất khó. Cuối học kỳ, sinh viên vẫn
phải đối mặt với những bài tiểu luận, khóa luận, đồ án… nên căng thẳng là điều
không tránh khỏi.
2. Gặp vấn đề tài chính:
Nguyên nhân chính gây căng thẳng cho sinh viên là khó khăn về tài chính.
Mỗi sinh viên xa nhà đều nhận được một khoản hỗ trợ nhất định từ cha mẹ. Tuy
nhiên, hầu hết sinh viên phải đối mặt với chi phí quá mức. Một số bạn có thể tiêu
hết tiền vào những hoạt động vơ ích trong một vài ngày ngắn ngủi và chỉ nhịn đói
hoặc ăn mì gói trong những ngày tiếp theo nếu khơng có người theo dõi. Một số
sinh viên tìm cơng việc bán thời gian bên ngoài trường học để được trả thêm tiền.
Nhưng có một vấn đề mà các em rất dễ gặp phải, đó là việc khơng biết cách cân
đối được thời gian học tập và làm việc, quá mải mê kiếm tiền mà quên mất rằng
học tập mới là nhiệm vụ quan trọng nhất dẫn đến kết quả học tập. Hiện nay cũng
có rất nhiều dịch vụ vay tài chính, mở thẻ tín dụng với yêu cầu rất đơn giản chỉ
cần chứng minh nhân dân hoặc thẻ sinh viên. Nhiều sinh viên đã đến vay tiền và
thế chấp để đáp ứng nhu cầu mua sắm,vui chơi, giải trí. Cho đến khi nhận thấy
mình khơng có khả năng trả nợ, rơi vào tình trạng lo lắng, sợ hãi,… nhiều bạn
thậm chí đã chọn những cách cực đoan.
3. Do khó thích nghi với mơi trường mới
Mơi trường đại học hồn tồn khác với mơi trường học đường. Nếu như khi
cịn là học sinh, bạn không phải lo lắng về việc có bố mẹ, thì khi đã trở thành sinh
viên, bạn phải làm mọi thứ và có trách nhiệm, dù xa nhà hay ở bên bố mẹ. Nếu
bạn học ở cấp dưới, những người xung quanh bạn sẽ biết nhau rất lâu và gặp nhau
thường xuyên. Khi bạn đến trường đại học, bạn tụ tập bạn bè từ khắp nơi trên thế
giới, thật khó để tìm thấy những người bạn đã biết từ lâu. Đây là cực hình đối với
những người ngại giao tiếp, họ dễ cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Áp lực, căng thẳng

do thay đổi môi trường sống thường gặp nhất ở sinh viên học tập xa nhà, từ quê
lên thành phố hoặc du học. Thật là một cú sốc khi đến những nơi mới và sống một
13


cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống mà bạn đã sống bấy lâu nay. Trong hoàn
cảnh như vậy, những người thiếu tinh thần độc lập và khả năng thích ứng rất dễ bị
căng thẳng. Tâm lý căng thẳng do môi trường thay đổi là điều thường thấy ở sinh
viên năm nhất. Sau một thời gian làm quen, thích nghi với cuộc sống mới, cảm
giác này sẽ nhanh chóng biến mất. So với cấp 3, môi trường đại học khác hẳn,
sinh viên năm nhất cần một thời gian dài để thích nghi và hịa nhập nhưng trên
thực tế, những người có tính cách sơi nổi, hoạt bát và có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ
mất ít thời gian để hịa nhập với mọi người cịn những người có tính cách nhút
nhát, hướng nội, thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng giao tiếp cịn kém, ngại va chạm
thì có thể gặp khó khăn trong việc hịa nhập, làm quen với mơi trường mới. Ở môi
trường đại học phải học cách tự chủ động cập nhật thông tin để nắm được lịch học,
chương trình của khoa, hiệp hội. Do đó, việc khó điều chỉnh và ít mối quan hệ có
thể gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên lúc đầu.
4. Do ngành học không phù hợp
Giáo dục ở đại học là một dạng hoạt động đặc biệt của con người nhằm
thúc đẩy, quyết tâm tiếp thu, tiếp thu tri thức, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của
nhân loại nhằm hình thành nên thái độ, kỹ năng nghề nghiệp và phát triển tư duy
năng động sáng tạo. Trên thực tế, nhiều sinh viên chọn ngành theo nguyện vọng
của gia đình hoặc tùy tiện theo khả năng của mình mà khơng biết mình thực sự
thích gì. Ngồi ra, nhiều sinh viên nhận ra rằng ngành học thực tế không đáp ứng
được kỳ vọng. Những trường hợp này rất nhạy cảm với stress vì khơng thấy hứng
thú học tập mà luôn mệt mỏi, chán nản. Tỉ lệ bỏ học của học sinh chọn nhầm
ngành học rất cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ sức và tiền để đi thi lại. Nhiều
sinh viên quyết định nghỉ học để thử các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, do
năng lực hạn chế, tay nghề yếu nên ít sinh viên tìm được cơng việc lâu dài để phát

triển bản thân.
5. Mâu thuẫn trong các mối quan hệ
So với thời học sinh, cuộc sống sinh viên phức tạp hơn vì bạn phải sống
với bạn bè thay vì gia đình. Bên cạnh đó, quãng thời gian học đại học cũng là
khoảng thời gian hồn hảo nhất cho tình u nhưng ở giai đoạn này cả hai đều
14


chưa vững vàng về kinh tế, chưa có đủ kinh nghiệm sống nên dễ nảy sinh mâu
thuẫn. Những cảm giác tiêu cực trong tình yêu và các mối quan hệ với bạn bè,
đồng nghiệp khiến nhiều sinh viên căng thẳng. Ngồi những mối quan hệ kể trên,
trong q trình học tập và làm việc nhóm cũng có thể xuất hiện mâu thuẫn. Khơng
có gia đình bên cạnh, nhiều sinh viên phải một mình đối phó với căng thẳng mà
khơng có ai chia sẻ, thấu hiểu. Phần lớn sinh viên sống xa gia đình và phải tự lo
chi phí. Với những gia đình có điều kiện khó khăn thì chi phí học tập và sinh hoạt
tại các thành phố lớn thực sự là một “bài tốn khó”. Vì vậy, nhiều sinh viên phải
đi làm thêm ngoài việc học để kiếm sống. Ngoài ra, một số sinh viên cần kiếm
tiền trang trải học phí, nhà ở, chi phí đi lại, ăn uống, v.v. Stress thực chất là phản
ứng của cơ thể trước sự căng thẳng và những vấn đề nan giải, những khó khăn,
biến cố khơng mong muốn xảy ra trong cuộc sống. Khi đối mặt với căng thẳng,
não sẽ gửi tín hiệu đến các cơ quan trong cơ thể. Do đó, áp lực, căng thẳng không
chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, mà còn thể hiện ở thể chất và hành vi.
6. Sự ảnh hưởng của công nghệ và mạng xã hội:
Trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị căng thẳng thần kinh gia tăng
đáng kể. Nó cho thấy tác động đáng kể của công nghệ đối với sức khỏe thể chất
và tinh thần. Các nghiên cứu gần đây cho thấy não tăng dopamine (chất tạo tâm
trạng vui vẻ, thoải mái) khi sử dụng mạng xã hội. Tuy nhiên, dopamin có tính gây
nghiện cao. Đó là lý do tại sao ngày càng có nhiều người nghiện điện thoại thơng
minh hoặc đặc biệt là mạng xã hội. Phụ thuộc quá nhiều vào cơng nghệ dẫn đến
chất lượng cuộc sống giảm sút. Ngồi ra, việc tiếp nhận q nhiều hình ảnh, thơng

tin từ mạng xã hội khiến não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự phụ thuộc vào
mạng xã hội chiếm nhiều thời gian trong cuộc sống, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ
ngơi, gây lười vận động... Những tác động tiêu cực này làm gia tăng căng thẳng
và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, phương tiện truyền thơng xã hội có tác
động tiêu cực đến mọi người nếu bạn không hiểu những thơng tin và hình ảnh nào
bạn đang đưa vào bộ não của mình. Khi bạn liên tục đưa những thông tin, "tiếng
ồn" tiêu cực vào não, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiều phản ứng liên tục. Thứ hai, nếu
bạn quan sát cuộc sống của người khác, đặc biệt là những người thành đạt, giàu
15


có và có cuộc sống “như mơ” khác, bạn có thể gặp phải cảm giác FOMO (sợ bỏ
lỡ), sợ không được như họ. , muốn là của họ. Tương tự, nhưng tình hình hiện tại
của bạn hồn tồn ngược lại. Điều này khiến bạn A xu hướng ghen tị, B xu hướng
tự ti, hay C xu hướng tự trách mình. Tất cả những khuynh hướng nhục dục này có
ảnh hưởng tai hại đến cuộc sống của bạn. Hiểu bản chất của các vấn đề của bạn
có thể giúp bạn giải quyết chúng dễ dàng hơn và bạn cũng có thể nhờ đến một nhà
tâm lý học để giúp bạn đối phó với những khoảnh khắc khó khăn trong cuộc sống.
7. Suy nghĩ của bản thân
Điều đặc biệt là chính chúng ta cũng có thể là người tự tạo áp lực, căng
thẳng cho chính mình. Những người có bản chất cầu tồn hoặc mơi trường khắc
nghiệt thường được so sánh với những người đứng đầu danh sách này. Nếu bạn
muốn sống một cuộc sống hạnh phúc và khỏe mạnh, khơng có cách nào khác ngồi
việc học cách đơn giản hóa suy nghĩ của mình. Ngồi ra, tinh thần hay sự bất ổn
khiến bạn nhìn nhận một vấn đề nào đó dưới góc độ tiêu cực và bạn nên cẩn thận
trong mọi việc. Đó là bạn mất niềm tin vào cuộc sống, chán nản và mệt mỏi. Stress,
dù là sinh ra từ đối tượng nào hay trường hợp nào (do bệnh lý, áp lực từ gia đình,
xã hội hay tính cách của bạn thân) đều làm gia tăng lượng gốc tự do trong cơ thể
xuất hiện tự nhiên và liên tục trong q trình chuyển hóa và trao đổi chất của cơ
thể, nhưng do stress bên ngồi, mơi trường ơ nhiễm, đồ ăn nhanh, thuốc lá, rượu

bia… mà yếu tố này càng trở nên mạnh mẽ và mãnh liệt hơn.
8.Hy vọng từ gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là cơ sở vật chất và tinh thần quan trọng để
hình thành nhân cách con người ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, lối sống và
thái độ của học sinh trước các sự việc trong xã hội. Gia đình cũng là một nhân tố
trong xã hội đáp ứng nhu cầu an tồn của mọi người đình như: áp lực học tập của
gia đình, sự hỗ trợ của gia đình, mâu thuẫn với cha mẹ, cha mẹ ly thân, ly hơn,
gia đình ốm nặng hoặc qua đời trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra hoặc làm gia tăng
căng thẳng trong học tập của học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và giáo
dục… Thật sự gia đình là nơi bình yên, bến đỗ hạnh phúc nhưng có đơi khi gia
đình vẫn quên đi bản thân con cái cần gì và muốn gì nên đã áp đặt suy nghĩ rằng
16


con phải giỏi, phải đậu trường top, phải theo ngành học mà cha mẹ mong muốn.
Cha mẹ cũng chỉ mong rằng chúng ta có cuộc sống và có nghề nghiệp ổn định
thành cơng . Điều này có lẽ đã làm cha mẹ ln kì vọng q lớn vào những mầm
non mình ni dưỡng phải đi theo con đường định hướng nhưng ở cái tuổi đầy sự
ngang bướng, bồng bột thì càng chặt chẽ như vậy lại khiến mọi thứ càng tệ bởi
càng áp lực, càng căng thẳng thì càng muốn từ bỏ, trốn tránh gia đình và học tập.
Mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ và đáng sợ khi những mầm non ấy có thể suy nghĩ tới cái
chết và rời xa gia đình.
Tất cả chúng ta đều có những vấn đề của riêng mình, nhưng đơi khi chúng
ta khơng dành thời gian và cố gắng nhận thức được chúng. Những gì chúng ta tạo
ra đơi khi hồn tồn trái ngược với hình ảnh bản thân bên ngồi của chúng ta và
chúng ta khơng tìm ra cách để cam kết với những điều khiến chúng ta hạnh phúc
bên trong. Nguyên nhân khiến nhiều người bị căng thẳng là do họ khơng biết mình
đang bị căng thẳng, khơng hiểu mình bị căng thẳng về điều gì và chưa tìm được
cách đối phó hiệu quả. Chúng ta thường bỏ qua cảm giác căng thẳng của mình, và
chính áp lực này tạo ra căng thẳng lâu dài.


17


Tiểu kết chương 1:

Qua chương 1 nhóm tác giả đã khái quát và làm rõ các nội dung về cơ sở
lý luận chung về áp lực và căng thẳng. Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đi trước
của trong và ngoài nước đã khái quát để đưa ra một số khái niệm cơ bản như: khái
niệm về áp lực, khái niệm về căng thẳng, khái niệm về stress, khái niệm sinh viên.
Hơn thế nhóm cũng đã tìm hiểu về tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước qua
khung khái qt để có cái nhìn tồn diện hơn.Từ đó, nhóm nghiên cứu đã làm rõ
hơn kiến thức nội dung về biểu hiện, đặc điểm và các giai đoạn của áp lực căng
thẳng Từ những nội dung trên, nhóm lấy đó là cơ sở nghiên cứu chương 2.

18


×