Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học viện Hành chính Quốc gia dưới góc nhìn học viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.6 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƢỢNG

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH
CỦA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
DƢỚI GÓC NHÌN HỌC VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 20

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
------------    ------------

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƢỢNG

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ CÁC LỚP CHUYÊN VIÊN CHÍNH
CỦA HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
DƢỚI GÓC NHÌN HỌC VIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH ĐO LƢỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60 14 01 20


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS LÊ NGỌC HÙNG

HÀ NỘI – 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG ........................ ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU
......................................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
1.1. Tổng quan nghiên cứu ............................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý luận của nghiên cứu .................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Các khái niệm cơ bản ........................ Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Những nội dung của năng lực quản lý lớp học Error! Bookmark not
defined.
CHƢƠNG 2. MÔ TẢ NGHIÊN CỨU ............. ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
2.1. Mô tả nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Chủ thể được đánh giá năng lực quản lý.......... Error! Bookmark not
defined.
2.1.2. Chủ thể đánh giá năng lực quản lý.................................................... 33
2.1.3. Thiết kế nghiên cứu........................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thiết kế công cụ khảo sát (bảng hỏi) ........ Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Thang do............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Công cụ khảo sát ............................... Error! Bookmark not defined.

2.3. Đánh giá thang đo ...................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Đánh giá thang đo ở bước thử nghiệm............. Error! Bookmark not
defined.


2.3.2. Đánh giá thang đo ở bước nghiên cứu chính thức . Error! Bookmark
not defined.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........ ERROR! BOOKMARK NOT
DEFINED.
3.1. Năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học viện hành chính
quốc gia dƣới góc nhìn học viên của các chủ thể liên quan ................ Error!
Bookmark not defined.
3.1.1. Học viện hành chính quốc gia ........... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phòng đào tạo bồi dưỡng .................. Error! Bookmark not defined.


3.1.3. Chủ nhiệm lớp ................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.4. Giảng viên ......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.5. Học viên ............................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. So sánh năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính theo các chủ thể
đƣợc đánh giá .................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Năng lực lập kế hoạch ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Năng lực tổ chức thực hiện ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Năng lực chỉ đạo điều hành............... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Năng lực kiểm tra giám sát ............... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Năng lực thu hút sự tham gia của học viên ...... Error! Bookmark not
defined.
3.2.6. So sánh các năng lực quản lý của các chủ thể được đánh giá ... Error!
Bookmark not defined.
3.3. Sự khác biệt về năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học

viện hành chính quốc gia theo các đặc điểm học viên . Error! Bookmark not
defined.
3.3.1. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá năng lực quản lý các lớp
chuyên viên chính theo trình độ chuyên môn . Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Kiểm định sự khác biệt về mức độ đánh giá năng lực quản lý các lớp
chuyên viên chính theo giới tính ..................... Error! Bookmark not defined.
3.4. Đánh giá chung về năm năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính
của HVHCQG.................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Đánh giá về năm năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của
HVHCQG ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính thông qua đánh
giá các chỉ báo chất lượng đào tạo .................. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................... ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 10
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiệu quả của chất lượng giáo dục – đào tạo không chỉ được xem xét
bằng đảm bảo mặt nội dung bài giảng, chất lượng sau đào tạo mà còn được
xem xét về năng lực quản lý lớp học của các cơ sở đào tạo. Là vấn đề mới,
còn ít được các cơ sở đào tạo quan tâm bởi những khó khăn trong việc đưa ra
những chỉ số và chỉ bảo đánh giá. Nhưng đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả chung của cả khóa học và tạo ra sức hút mạnh mẽ cho những
khóa học tiếp theo.
Xuất phát từ nhu cầu xã hội hóa giáo dục và quá trình hội nhập và phát
triển đã thúc đẩy việc đáp ứng và thỏa mãn được các nhu cầu của người học
và tập trung đào tạo xung quanh lợi ích của học viên hơn là những gì mà cơ

sở tổ chức giáo dục có thể cung cấp. Do đó, việc đánh giá năng lực quản lý
của học viên (khách hàng) với những sản phẩm mà họ đã cung ứng sẽ là cách
để giúp cho cơ sở đào tạo nhìn nhận những mặt đạt được, những mặt còn hạn
chế và đưa ra những giải pháp tạo ra những sản phẩm tốt hơn và phù hợp với
nhu cầu khách hàng.
Học viện Hành chính Quốc gia là Trung tâm giáo dục quốc gia, thực
hiện các chức năng: đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước, các chức danh công chức hành chính các cấp, cán bộ, công chức cơ
sở, công chức dự bị, đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên các chuyên ngành
hành chính và quản lý nhà nước; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn
cho Chính phủ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước. Với 60 năm
xây dựng và trưởng thành, Học viện Hành chính Quốc gia đã khẳng định vai
trò và vị trí của mình không những trong hoạt động đào tạo đại học, sau đại
học về quản lý hành chính nhà nước, mà còn ở hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
theo tiêu chuẩn ngạch trong quản lý hành chính nhà nước như các lớp bồi
1


dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính. Tuy nhiên, hiện nay với sự
phân công tổ chức đào tạo – bồi dưỡng theo nghị định số 18/2010/NĐ-CP của
Chính phủ về Đào tạo, bồi dưỡng công chức thì việc bồi dưỡng nâng ngạch
chuyên viên chính sẽ được giao cho các trường chính trị ở địa phương và
trường bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành thực hiện. Do đó, Học viện Hành
chính Quốc gia mất đi tính “độc quyền” trong việc mở các bồi dưỡng nâng
ngạch lên chuyên viên chính. Nhưng với uy tín lâu năm về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức, Học viện Hành chính Quốc gia vẫn có nhiều hợp đồng ký
kết về bồi dưỡng các lớp chuyên viên chính của các đơn vị, tổ chức nhà nước.
Tuy nhiên, đứng trước xu hướng có nhiều cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về
quản lý hành chính nhà nước như hiện nay. Học viện Hành chính Quốc gia
muốn giữ được khách hàng – thu hút được nhiều học viên và quảng bá hình

ảnh, thương hiệu của mình thì việc đánh giá năng lực tổ chức quản lý các lớp
chuyên viên chính là công việc hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của Học viện. Nếu làm tốt được hoạt động đánh giá này sẽ góp
phần rất lớn nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Học viện, không chỉ
đối với các khóa bồi dưỡng chuyên viên chính, mà còn đối với các hệ đào tạo,
bồi dưỡng khác của Học viện.
Từ những lý do trên và xuất phát từ lý do, bản thân tôi cũng là một giảng
viên đang làm việc tại Học viện Hành chính Quốc gia, mong muốn được đóng
góp vào sự phát triển chung của Học viện, đặc biệt trong lĩnh vực nâng cao
năng lực quản lý đào tạo, tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá năng lực quản lý
các lớp chuyên viên chính của Học viện Hành chính Quốc gia dƣới góc
nhìn học viên” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học viện Hành
chính Quốc gia dưới góc nhìn học viên.

2


3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
3.1. Giới hạn nội dung
Nghiên cứu về năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học viện
Hành chính Quốc gia dưới sự nhìn nhận, đánh giá của học viên
3.2. Giới hạn không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại lớp chuyên viên chính tại Hà Nội và một
số cơ sở phân viện của Học viện Hành chính Quốc gia tại Huế, Quảng Nam
và Tây Nguyên.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đánh giá năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học viện Hành

chính quốc gia dưới góc nhìn học viên được đánh giá bằng tiêu chí nào?
Học viên đánh giá như thế nào về năng lực quản lý các lớp chuyên viên
chính của Học viện Hành chính Quốc gia?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Việc đánh giá năng lực quản lý lớp ho ̣c hi ện nay được thực hi ện một
cách cảm tính , chưa phản ánh đúng thực tra ̣ng vì v ậy không giúp ích tố t cho
việc tổ chức dạy học đáp ứng nhu cầu người học . Nế u căn cứ trên nghiên cứu
khoa học về các thành tố của nă ng lực quản lý lớp ho ̣c , xây dựng tiêu chí và
công cu ̣ đo đảm bảo đ ộ tin cậy, độ giá tri ̣thì hoa ̣t đ ộng đánh giá sẽ kh ách
quan phản ánh chính xác hơ n thực tra ̣ng quản lý lớp ho ̣c chuyên viên chính
của Học viện HCQG hiện nay.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
Năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của các chủ thể trong Học
viện Hành chính Quốc gia.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Mẫu nghiên cứu

3


- Mẫu nghiên cứu định lượng: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên nhóm
250 học viên của 04 lớp chuyên viên chính tại 4 cơ sở của Học viện, trong đó
có 99 học viên lớp chuyên viên chính tại Hà Nội và 151 học viên của các cơ
sở Huế, Quảng Nam, Tây Nguyên.
Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên tại cơ sở đào tạo lớp nào
đang học thì được khảo sát toàn bộ các học viên.
- Mẫu cho nghiên cứu định tính: Sử dụng phỏng vấn bán cấu trúc.
Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (căn cứ vào gặp gỡ
trực tiếp trao đổi tại lớp học trong giờ giải lao).
6.2. Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin bằng phương pháp định tính:
+ Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các cơ sở lý thuyế t , các bài báo, công
trình nghiên cứu, các số liệu thống kê có liên quan đ ến đề tài nghiên cứu, trên
cơ sở đó tiế n hành phân tích , tổng hợp và kế thừa để xây dựng cơ s ở lý luận
cho luâ ̣n văn.
+ Phỏng vấn sâu: Được sử dụng như là công cụ thu thập thông tin bổ trợ
cho phương pháp khảo sát bằng phiếu khảo sát. Ngoài ra, phỏng vấn sâu được
sử dụng nhằm mục đích khám phá, điều chỉnh, bổ sung các biến quan sát
trong việc xây dựng phiếu khảo sát
- Thu thập thông tin bằng phương pháp định lượng:
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu khảo sát: Đây là phương
pháp chính được sử dụng trong luận văn nhằm thu thập thông tin định lượng
về năng lực quản lý các lớp chuyên viên chính của Học viện Hành chính
Quốc gia dưới góc nhìn học viên.
6.3. Phương pháp xử lý thông tin
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS, phần mềm QUEST, ANOVA,
T-TEST để xử lý, tổng hợp và phân tích các số liệu định lượng đã thu
thập được.
4


7. Khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
- Lý thuyết quản lý khoa học và chức năng quản lý
Các lý thuyết quản lý khoa học của Fayol, Taylor và nhiều người khác
nhấn mạnh rằng hoàn toàn có thể áp dụng các lý luận và phương pháp khoa
học vào nghiên cứu và thực hành quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả các
chức năng của quản lý[8]. Chức năng quản lý là những chức năng gắn liền với
hoạt động quản lý của các chủ thể quản lý. Chức năng trong nhiều trường hợp
được hiểu là nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ có thể hiểu là sự cụ thể hơn chức
năng hay chức năng là hướng hoạt động cơ bản bao gồm một tập hợp của

nhiều nhiệm vụ tương đối giống nhau về mục đích, cách thức tiến hành của
các đối tượng (tổ chức, con người, máy móc…)[6,60].
Chức năng của quản lý có nhiều cách phân loại khác nhau, trong đó có
thể chia ra một số cách phân loại sau:
- Phân chia chức năng quản lý theo nhóm công việc gắn liền với khái
niệm quy trình quản lý, có các chức năng là: (1) Xác định những vấn đề cần
phải làm (hoạch định); (2) chức năng tổ chức thực hiện các biện pháp khác
nhau để giải quyết vấn đề (tổ chức); (3) chức năng kiểm soát quá trình thực
hiện (theo dõi, giám sát, chỉ huy).
- Phân chia thông qua một số nội dung phục vụ cho việc tiến hành các
hoạt động quản lý[10,44] gồm các chức năng: (1) chức năng dự đoán; (2)
chức năng kế hoạch hóa; (3) chức năng tổ chức; (4) chức năng động viên;
(5) chức năng điều chỉnh; (6) chức năng kiểm tra; (6) chức năng đánh giá và
hoạch toán.
- Phân loại dựa vào những hoạt động liên quan đến giao tiếp, truyền
thong, trao đổi, cung cấp và nhận, xử lý thông tin: (1) chức năng hoạch định;
(2) chức năng ra quyết định; (3) chức năng tổ chức; (4) chức năng nhân sự;
(5) chức năng thông tin; (6) chức năng giáo dục, động viên; (7) chức năng
lãnh đạo chỉ huy; (8) chức năng kiểm soát.
5


- Phân loại theo Henry Faylor gồm các chức năng sau: (1) chức năng
hoạch định; (2) chức năng tổ chức; (3) chức năng lãnh đạo; (4) chức năng
phối hợp hoạt động; (5) chức năng kiểm soát. Cách phân loại trên dựa trên
hoạt động quản lý thực tiễn của ông trong các doanh nghiệp công nghiệp
trong thế kỷ XX.
- Phân loại theo F.Taylor: ông không đưa ra các chức năng quản lý cụ
thể, mà chỉ ra 14 nguyên tắc để xác định các chức năng quản lý, theo ông
chức năng của các nhà quản lý là làm những gì để đạt được mục tiêu thì gọi là

quản lý.
- Phân loại theo mô hình FODSCoB: mô tả cụ thể chức năng của quản lý
trên cơ sở phân tích quá trình hoạt động quản lý của nhiều tổ chức khác nhau,
đặc biệt là nghiên cứu hoạt động quản lý của các doanh nghiệp công nghiệp,
chức năng quản lý phân chia thành 6 nhóm: kế hoạch (P); tổ chức (O); chỉ
huy (D); nhân sự (S); kiểm soát (Co) và chức năng tài chính (Budgeting).
- Phân loại chức năng quản lý dựa vào cách thức phân công lao động
khoa học quản lý trong tổ chức theo hướng chuyên môn hóa: tùy từng tổ chức
có các nội dung và hoạt động quản lý khác nhau, trên thực tế khó có thể thống
nhất một cách cụ thể các chức năng quản lý của một tổ chức, do phụ thuộc
vào loại hình tổ chức và mục tiêu hoạt động riêng của tổ chức. Tuy nhiên, có
cách phân loại chức năng quản lý chung cho mọi tổ chức, mọi hoạt động là:
(1) chức năng kế hoạch; (2) chức năng tổ chức); (3) chức năng chỉ đạo, điều
hành; (4) chức năng kiểm tra, giám sát.
Như vậy, có các cách phân loại chức năng quản lý khác nhau, mỗi cách
phân loại phù hợp với một yêu cầu và mục đích nhất định. Trong phần nghiên
cứu, đề tài sử dụng các phân loại chức năng quản lý dựa vào cách thức phân
công lao động khoa học quản lý trong tổ chức theo hướng chuyên môn hóa
bởi cách phân loại này mang tính khái quát, phù hợp mới mọi tổ chức và mọi
hoạt động trong tổ chức. Các phân loại này cũng bao quát được các hoạt động
6


quản lý từ khi lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo điều hành cho tới giám
sát kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp. Các phân loại này không nói đến chức
năng nhân sự hay tài chính, nhưng bên trong các chức năng đó đã bao gồm
những chức năng này. Ví dụ: trong chức năng lập kế hoạch đã ba gồm trong
đó vấn đề nhân sự (con người thực hiện kế hoạch) và tài chính (kinh phí để
thực hiện kế hoạch). Do vậy, có thể nói việc lựa chọn cách phân loại chức
năng dựa vào cách thức phân loại lao động khoa học quản lý trong tổ chức

theo hướng chuyên môn hóa là một cách phân loại bao quát được các hoạt
động của quản lý.
- Lý thuyết phân tích hệ thống xã hội
Xuất phát từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanfy, các nhà khoa
học như Luhmann và Parsons cho rằng hệ thống xã hội là một tập hợp gồm
các yếu tố tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể cân bằng tĩnh và cân
bằng động với môi trường. Theo lý thuyết hệ thống xã hội, nhà trường là một
hệ thống xã hội trong đó quản lý là một tiểu hệ thống có các bộ phận cấu
thành tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể tương đối ổn định và cân
bằng động trong mối quan hệ thường xuyên, liên tục với các tiểu hệ thống
xung quanh[8].
Hệ thống là một tập hợp các phần tử liên hệ với nhau, tác động qua lại
với nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất, có thể thực
hiện một số chức năng hay một số mục tiêu nhất định[12,35].
Nhà nghiên cứu Yu.I.Tsernyak đã đưa ra quan niệm khá đầy đủ[12,55]
về Phân tích hệ thống là phương pháp luận nghiên cứu những tính chất và
quan hệ khó quan sát và khó nhận thức trong các đối tượng bằng cách quan
niệm những đối tượng ấy như là những hệ thống có mục tiêu và nghiên cứu
những tính chất của những hệ thống đó và quan hệ qua lại giữa những mục
tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu.

7


Lý thuyết hệ thống được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học, đặc biệt
là trong quản lý hiện đại để tìm hiểu các hệ con trong một hệ thống quan hệ
qua lại với nhau ra sao và tạo cho tổ chưc một chỉnh thể hoàn chỉnh như thế
nào. Trong phần nghiên cứu, luận văn sử dụng lý thuyết hệ thống để nhìn
nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện từ những hoạt động, chức năng
bên trong tổ chức cho đến những hoạt động, chức năng bên ngoài của tổ chức.

- Lý thuyết về sự tham gia của khách hàng trong mô hình quản lý chất
lượng toàn bộ TQM – Total quality management
Trong lý thuyết quản lý truyền thống, quản lý tốt khi thực hiện đầy đủ
các chức năng của quản lý trong tổ chức. Tuy nhiên, trong lý thuyết quản lý
hiện đại, việc quan tâm đến yếu tố khách hàng và thu hút họ trong hoạt động
quản lý là điều mà mọi tổ chức hướng tới. Hay nói cách khác, khách hàng sẽ
xác đinh những gì mình muốn mà không phải do một số chuyên gia xác định.
Nhu cầu và hy vọng của khách hàng sẽ quyết định “chất lượng” mà không
phải là tổ chức cung cấp dịch vụ quyết định chất lượng sản phầm hàng hóa mà
mình cung cấp – không có chất lượng mang tính chủ quan của tổ chức. Chất
lượng chỉ hình thành trên cơ sở nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng.
Có hai nhóm khách hàng là nhóm khách hàng bên trong và nhóm khách
hang bên ngoài tổ chức. Khách hàng bên trong tổ chức chính là những bộ
phận cấu thành nên tổ chức và có quan hệ mang tính phối hợp đầu ra – đầu
vào trong quá trình tạo ra sản phẩm; khách hàng bên ngoài là những người sử
dụng sản phẩm hàng hóa. Trong phần nghiên cứu đề tài chỉ nghiên cứu đối
tượng khách hàng bên ngoài là những người trực tiếp sử dụng hàng hóa, dịch
vụ của tổ chức. Trong quản lý hiện đại, ngoài những chức năng mang tính
chất nội bộ nhằm thực hiện công việc của tổ chức thì khách hàng được coi là
yếu tố sống còn để mọi tổ chức hình thành chiến lượng phát triển, quyết định
đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức.

8


Tóm lại, đề tài sử dụng lý thuyết hệ thống để xem xét vấn đề nghiên cứu;
sử dụng lý thuyết về chức năng quản lý dựa vào cách thức phân công lao động
khoa học quản lý trong tổ chức theo hướng chuyên môn hóa và kế thừa, phát
triển lý thuyết về sự tham gia của khách hàng trong mô hình quản lý chất
lượng toàn bộ TQM làm nền tảng lý thuyết để xây dựng phần lý luận nghiên

cứu của luận văn.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm các phần nội dung sau:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Mô tả nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu của các tác giả trong nước
1.

Ban Tổ chức – cán bộ Chính phủ, Dự án ADB 3023, Đánh giá và phát
triển năng lực trong các hệ thống và trong bối cảnh quản lý có tính
chiến lược (tài liệu của UNDP).

2.

Bộ Nội vụ (2013), Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính.

3.

Ngô Doãn Đãi (2005), “Tác động của chuẩn hóa đánh giá giảng viên tới

công tác tổ chức và quản lý giảng viên”, kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh
giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên ĐHQG,
NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nội.

4.

Lê Văn Hảo (2004),“Vai trò của hoa ̣t động kiể m tra đánh giá trong đổi
mới giáo du ̣c ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học , trường đại học Sư
phạm TP.HCM .

5.

Nguyễn Thị Hiên – Lê Ngọc Hùng (2004), Nâng cao năng lực phát
triển bền vững, bình đẳng giới & giảm nghèo. Nxb Lý luận chính trị, Hà
Nội.

6.

Học viện Hành chính quốc gia (2009), Giáo trình Quản lý học đại
cương. Nxb Khoa học và kỹ thuật.

7.

Lê Ngọc Hùng (2010), Xã hội học về lãnh đạo, quản lý, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8.

Lê Ngọc Hùng (2015), Hệ thống, cấu trúc và phân hóa xã hội, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


9.

Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá và đo lường trong khoa học xã
hội, Nxb Chính trị quốc gia.

10. Khoa Quản lý kinh tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Tập đề cương bài giảng “Khoa học quản lý”, tr44.

10


11. Nguyễn Khoa Khôi, Đồng Thị Thanh Hƣơng (2006), Quản trị học.
NXB LĐ – XH.
12. Mai Hữu Khuê (1998), Phân tích hệ thống trong quản lý và tổ chức.
Nxb Lao động.
13. Mai Thi Quy
̣
̀ nh Lan (2005), “Một số ưu và nhươ ̣c điể m của vi ệc sinh
viên đánh giá giảng viên”, Kỷ yếu Hội thảo quố c gia đánh giá hoạt động
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG . NXB Đa ̣i
học Quốc gia Hà Nội.
14. Trƣơng Đức Lực – Nguyễn Đình Trung, đồng chủ biên (2010), Giáo
trình Quản trị tác nghiệp, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
15. Nguyễn Phƣơng Nga (2007), Sinh viên đánh giá giáo viên - thử nghiệm
công cụ và mô hình , Giáo dục đại học , một số thành tố của chất lượng.
NXB Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nội.
16. Nguyễn Hải Sản (2005), Quản trị học, Nxb Thống Kê.
17. Phạm Xuân Thanh (2006), Hai cách tiếp cận trong Đánh giá chất ượng
giáo dục đại học, Kỷ yếu hội thảo “Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại

học”, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức, quản lý (1999), Khoa học tổ
chức và quản lý – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Thống kê.
19. Đoàn Trọng Truyến (1992), Hành chính học đại cương. NXB CT-QG.
20. Đặng Ứng Vận (2006), Giải pháp phát triển Giáo dục đại học trong cơ
chế thị trường, tạp chí Khoa học giáo dục, số 12, Hà Nội.
21. Hồ Văn Vĩnh, chủ biên (2002), Giáo trình khoa học quản lý. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Phạm Viết Vƣợng, chủ biên (2003), Giáo trình quản lý hành chính nhà
nước về quản lý giáo dục và đào tạo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Tài liệu của các tác giả nước ngoài

11


23. C. Mác và Ph. Ăngghen, C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 3,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.11.
24. C.Mác và Ph. Ăngghen, C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập. Tập 23,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.480.
25. Harold Koontz (1999), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa
học kỹ thuật.
26. Thomas J.Robbins, Wayne D.Morrison (1999), Quản lý và Kỹ Thuật
quản lý, Nxb GTVT.
27. William Wiersma, Stephen G.Jurs, Đo lường và đánh giá trong giáo
dục, The University of Toledo.
28. Stephen P.Robbins, Mary Coulter, Management (11th edn). Prentice –
Hall International, Inc, p.187.
29. UNDP (1997), Capacity Development, Technical Advisory Paper 2,
United Nations Development Programme Management Development
and Govermance. Division Bureau for Policy Development, New York.

Một số trang web:
30. Management Innovations, Define management and its functions,
03.12.2015.
31. Oxforddictionaries,Management, />nition/american_english/management, 03.12.2015.

12



×