BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
TÊN CƠNG TRÌNH:
MỐI QUAN HỆ GIỮA THƠNG TIN PHI TÀI
CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN VÀ
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THEO KẾ TỐN,
GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CÁC CƠNG TY
NIÊM YẾT VIỆT NAM
THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả dưới sự cố
vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa
học sinh viên, thuộc nhóm ngành kế tốn. Các số liệu và kết quả nêu trong đề tài là
trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31tháng 03 năm 2014
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài ................................................................................................. I
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................... I
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................ II
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................................... II
5. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................... II
6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................................... III
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo phi
tài chính .............................................................................................................. 1
1.1.1. Thước đo tài chính ............................................................................................ 2
1.1.1.1. Đặc điểm .............................................................................................. 2
1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm .....................................................................3
1.1.2. Thước đo phi tài chính ...................................................................................... 5
1.1.2.1. Đặc điểm .............................................................................................. 5
1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm .....................................................................7
1.1.3. Thơng tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động ................................. 11
1.2. Công bố thơng tin phi tài chính về thành quả hoạt động....................................... 13
1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc cơng bố
thơng tin phi tài chính..................................................................................... 13
1.2.2. Vấn đề cơng bố thơng tin phi tài chính về thành quả hoạt động................. 15
1.2.2.1. Trên thế giới ...................................................................................... 15
1.2.2.2. Tại Việt Nam .....................................................................................19
1.3. Mối quan hệ giữa công bố thơng tin phi tài chính và kết quả hoạt
động trên cơ sở kế toán. ............................................................................................19
1.4. Mối quan hệ giữa cơng bố thơng tin phi tài chính và giá thị trường
của doanh nghiệp ....................................................................................................... 20
Tóm tắt chương 1 .................................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 23
2.2. Tổng quan quy trình nghiên cứu .............................................................................. 25
2.2.1. Phân loại các thước đo phi tài chính ........................................................... 25
2.2.2. Mơ hình ước lượng ....................................................................................... 28
2.2.3. Phương pháp hồi quy .................................................................................... 29
2.3. Thu thập dữ liệu và đo lường các biến số trong giả thuyết nghiên cứu ............. 30
Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU –
BẰNG CHỨNG TỪ CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
3.1. Kết quả thống kê mô tả đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................. 39
3.2. Kiểm định vi phạm các giả thuyết của mơ hình hồi quy ............................................ 40
3.2.1. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi..................................................... 40
3.2.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .......................................................... 41
3.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan. ......................................................... 43
3.3. Kết quả phân tích hồi quy ........................................................................................... 44
3.4. So sánh kết quả cơng bố thơng tin phi tài chính giữa các phương diện quản lý
và giữa các ngành ........................................................................................................ 50
Tóm tắt chương 3 .................................................................................................... 53
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHO NHÀ QUẢN TRỊ
4.1. Kết luận ...................................................................................................................... 54
4.2. Hàm ý cho nhà quản trị ............................................................................................ 55
4.3. Hạn chế của đề tài ..................................................................................................... 61
4.4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 61
Tóm tắt chương 4 .................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... i
PHỤ LỤC 1: ................................................................................................... v
PHỤ LỤC 2: .................................................................................................. vi
PHỤ LỤC 3: ................................................................................................ viii
PHỤ LỤC 4: ................................................................................................ xii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH
BẢNG
Bảng 1.1:
u cầu cơng bố thông tin CSR tại một số quốc gia trên thế giới ......
Bảng 2.1:
Bảng tổng hợp kỳ vọng giả thuyết về tương quan giữa các biến độc
18
lập và biến phụ thuộc.........................................................................
37
Bảng 3.1:
Bảng thống kê mô tả các biến ............................................................
39
Bảng 3.2:
Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................
42
Bảng 3.3:
Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .................................................
43
Bảng 3.4:
Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc: ROE, ROA ..................................
46
Bảng 3.5:
Kết quả hồi quy – Biến phụ thuộc P/E ...............................................
48
Bảng 3.5:
Mức độ cơng bố thơng tin phi tài chính trung bình theo từng ngành
và theo từng phương diện quản lý ........................................................ 51
HÌNH:
Hình 1.1:
Nguồn thơng tin phi tài chính ............................................................
7
Hình 1.2:
Tỷ lệ doanh nghiệp cơng bố báo cáo CSR .........................................
18
Hình 2.1:
Sơ đồ tổng quát lý thuyết nghiên cứu ................................................
24
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CSR
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
FEM
Mơ hình tác động cố định
GAAP
Các ngun tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi
HOSE
Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh
HNX
Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hà Nội
REM
Mơ hình tác động ngẫu nhiên
TTCK
Thị trường chứng khoán
–I–
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán là một kênh đầu tư và huy động vốn quan trọng của
nền kinh tế. Trên lý thuyết, tại đây doanh nghiệp có thể tiếp cận được các nguồn vốn
với chi phí thấp nếu như tính minh bạch và hiệu quả của thị trường được duy trì, mà
việc tuân thủ các điều kiện niêm yết và công bố thông tin đầy đủ là một trong những
nhân tố quyết định. Ngồi ra, đứng ở góc độ nhà quản trị, việc công bố các thông tin
bao gồm các thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng giúp nhà quản trị
duy trì hiệu quả cơng tác quản trị. Tuy nhiên, chưa có đề tài nghiên cứu nào khẳng
định được tầm quan trọng cũng như những tác động của thông tin phi tài chính đối
với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Trước thực trạng bất cân xứng
thông tin trên TTCK Việt Nam, yêu cầu thông tin ngày càng phong phú từ nhà đầu
tư cũng như những hạn chế của thơng tin tài chính, đề tài nghiên cứu khoa học của
tác giả mong muốn kiểm định giá trị thực tiễn của thơng tin phi tài chính cơng bố
trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Xuất phát từ mục tiêu này, tác giả tiếp
cận nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ giữa thơng tin phi tài chính trên báo cáo
thường niên với kết quả hoạt động theo kế toán, giá thị trường của các công ty niêm
yết Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chung:
Cơng trình tập trung nghiên cứu tác động của công bố thông tin phi tài chính
đến các chỉ số tài chính của kế toán và biến động giá trị thị trường của doanh nghiệp
đồng thời kỳ vọng phát hiện được sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan
kể trên.
Mục tiêu cụ thể:
-
Hệ thống hóa lý thuyết và các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới về vai
trò của thơng tin phi tài chính và tính hữu dụng của cơng bố các thơng tin này, từ đó hình
thành các cơ sở lý thuyết về tác động của công bố thơng tin phi tài chính đánh giá hoạt
động đến kết quả hoạt động của kế toán và giá trị thị trường của doanh nghiệp.
-
Thống kê sơ bộ về tình trạng cơng bố thơng tin phi tài chính trong phạm vi
những dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu này.
– II –
-
Sử dụng các mơ hình hồi quy với dữ liệu bảng để đánh giá tác động của công
bố thơng tin phi tài chính, sự thay đổi theo thời gian của các mối tương quan, so sánh với
cơ sở lý thuyết nhằm phát hiện khác biệt. Tìm hiểu lý do cho những khác biệt này.
-
Trình bày một số gợi ý đối với nhà quản trị các công ty niêm yết cho vấn đề
cơng bố thơng tin phi tài chính và cho những đề tài sau này liên quan đến hướng nghiên
cứu về thơng tin phi tài chính.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng phân tích là các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam, bao
gồm doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn HOSE và HNX.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thơng tin phi tài chính và tài chính được
cơng bố trong báo cáo thường niên của các doanh nghiệp. Các thông tin được thu
thập trong phạm vi ba năm, từ năm 2010 đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng thống kê mơ tả để trình bày về thực trạng
cơng bố thơng tin phi tài chính của các cơng ty trong mẫu và phương pháp định
lượng dữ liệu bảng với kỹ thuật hồi quy theo mơ hình hồi quy tác động cố định
(FEM) và mơ hình hồi quy ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để tìm hiểu mối tương
quan trọng tâm của nghiên cứu. Tác giả sử dụng phần mềm Eview 7.0 và Stata 12 để
phân tích dữ liệu.
Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp niêm yết trong mẫu, được công bố trên trang web chứng khoán. Dữ
liệu sau khi thu thập được trình bày dưới dạng bảng cân đối (Panel balanced) theo
hai chiều không gian và thời gian.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài mang lại một số ý nghĩa cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản trị trong
doanh nghiệp và sinh viên như sau:
Một là, kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận về thơng tin
phi tài chính. Bởi lẽ, vấn đề nghiên cứu trung tâm là mức độ công bố thông tin phi tài
chính, vẫn là một nội dung nghiên cứu cịn chưa được phổ biến tại thị trường chứng
khốn Việt Nam hay Đông Nam Á.
– III –
Hai là, kết quả kiểm định trong đề tài sẽ khẳng định được vai trị của thơng tin phi
tài chính ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, giá trị thị
trường của doanh nghiệp thông qua việc nhà đầu tư sử dụng thơng tin này để ra quyết
định. Từ đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng
của thơng tin phi tài chính trong q trình kiểm sốt hoạt động và cơng bố ra bên ngoài.
Ba là, kết quả nghiên cứu gợi mở giải pháp quản lý cho nhà quản trị. Nhà quản trị
xem xét xây dựng thước đo phi tài chính như thế nào hợp lý để có được thơng tin phi tài
chính phục vụ q trình kiểm sốt, cải thiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cuối cùng là, đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng
viên, sinh viên về lý thuyết thông tin phi tài chính. Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài
liệu tham khảo cho những dẫn chứng của các cơng trình nghiên cứu kế tiếp.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu của đề tài được chia thành bốn
chương. Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết về thơng tin phi tài chính và tác động
của nó đến kết quả hoạt động theo kế tốn và giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Chương thứ hai tác giả trình bày phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu, kiểm định và
lựa chọn mơ hình. Chương thứ ba trình bày kết quả mơ hình hồi quy và các kiểm
định khuyết tật của mơ hình. Chương cuối cùng tóm tắt kết quả nghiên cứu, trình
bày những đề xuất của tác giả đối với nhà quản trị và đề xuất các hướng nghiên cứu
tiếp theo. Tên của các chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả kiểm định – bằng chứng từ các công ty niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam
- Chương 4: Kết luận và hàm ý cho nhà quản trị
–1–
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Đo lường thành quả hoạt động bằng thước đo tài chính và thước đo
phi tài chính
Mơi trường kinh doanh của Việt Nam ln thay đổi trong suốt những năm gần
đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày
càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý
và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp.
“Mục đích cơ bản đằng sau mọi phép đo lường đánh giá là để cải thiện kết quả và
nâng cao hiệu quả. Các phép đo lường đánh giá mà khơng trực tiếp cải thiện hiệu
quả thì cũng là phương tiện để đạt được mục đích cuối cùng đó” (Banker, 2000).
“Chỉ khi nào bạn đo lường được những điều bạn nói và thể hiện nó trên con
số, bạn mới hiểu đơi điều về nó.” (Bushman, 1996)
“Bạn chỉ có thể quản lý được những gì bạn đo lường được.” (Amir, 1996)
Hai câu nói trên nêu lên được tầm quan trọng của đánh giá thành quả hoạt
động. Trong quá trình khơng ngừng hồn thiện mình của một tổ chức, đánh giá thành
quả hoạt động đóng vai trị quan trọng giúp nhận diện và theo dõi tiến trình hiện
thực hóa mục tiêu của tổ chức, nhận diện những cơ hội để cải thiện kết quả, so sánh
kết quả của tổ chức với các tiêu chuẩn nội bộ và bên ngoài. Từ đó, có thể thấy việc
đánh giá thành quả hoạt động nhằm phục vụ nhiều mục tiêu như:
-
Chúng là một phần của chiến lược mỗi tổ chức, giúp nhận định mức độ hoàn
thành mục tiêu chiến lược.
-
Chúng được sử dụng bởi nhà quản trị khi ra quyết định phân bổ nguồn lực và xác
định mức độ hoạt động phù hợp.
-
Đánh giá thành quả hoạt động giúp tập trung các nỗ lực của tổ chức vào mục tiêu
được ưu tiên, giám sát các nỗ lực đó.
-
Là một kênh thơng tin giúp chiến lược của tổ chức thông suốt qua các cấp.
–2–
Công tác đánh giá thành quả hoạt động được thực hiện bằng cách xác định và
đo lường các chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm hoạt động và mục tiêu của tổ chức. Các
chỉ tiêu này phản ánh nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và
có thể nằm dưới dạng các thước đo tài chính và phi tài chính.
1.1.1. Thước đo tài chính
1.1.1.1. Đặc điểm
Các thước đo tài chính là những chỉ tiêu đánh giá có thể trình bày bằng đơn vị
tiền tệ hoặc là những hệ số tài chính được tính tốn từ những chỉ tiêu tiền tệ. Khi
nhắc đến các chỉ tiêu đo lường hoạt động bằng đơn vị tiền tệ của một doanh nghiệp,
chúng ta có thể thấy hầu hết những chỉ tiêu đó đều nằm trong báo cáo tài chính và
bắt buộc cơng bố trong GAAP trên tồn thế giới. Ở Việt Nam, những chỉ tiêu tiền tệ
về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ
đều được yêu cầu trình bày đầy đủ trong bộ báo cáo tài chính định kỳ của doanh
nghiệp. Có thể kể đến những chỉ tiêu mà người sử dụng thông tin thường quan tâm
như tổng tài sản, vốn luân chuyển, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận, cổ tức và
lợi nhuận chưa phân phối...
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các hệ số tài chính được phân thành
nhiều nhóm chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích
của doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau:
-
Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh tốn: Nhóm chỉ tiêu này thể hiện được năng
lực thanh toán của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều người quan tâm
như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu,… bởi lẽ họ
luôn đặt ra câu hỏi là hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn
khơng. Nhóm chỉ số này bao gồm các chỉ tiêu như: hệ số khả năng thanh toán hiện
hành, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn, hệ số
khoản phải thu trên khoản phải trả, hệ số khả năng thanh toán lãi vay.
-
Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư: Các doanh nghiệp
ln thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý (kết cấu tối ưu). Nhưng kết
cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ
cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu
dài của doanh nghiệp. Các hệ số tài chính trong nhóm này bao gồm: hệ số nợ, hệ số
–3–
vốn chủ sở hữu (tỷ suất tự tài trợ), tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn, tỷ suất tự tài trợ
tài sản cố định, tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn...
-
Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động: Các chỉ số này dùng để đo lường
hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với
việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. Nằm trong nhóm này
gồm có các chỉ tiêu: số vịng quay hàng tồn kho, số ngày dự trữ hàng tồn kho, số
vịng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân, số vòng quay tài sản ngắn hạn,
hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, số vòng quay tổng tài sản.
-
Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời: Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của
doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả mối quan hệ với doanh
thu, tài sản, vốn chủ sở hữu... Mỗi góc độ phân tích đều cung cấp cho nhà phân tích
một ý nghĩa cụ thể trong việc ra quyết định. Tùy theo từng góc độ phân tích mà nhà
phân tích có thể sử dụng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận
trên tổng tài sản (ROA), Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Ngồi bốn nhóm chỉ tiêu trên, thơng tin tài chính của doanh nghiệp còn được
sử dụng như các chỉ tiêu đánh giá khi so sánh theo chiều ngang (đánh giá tăng
trưởng, biến động qua thời kỳ) hay theo chiều dọc (so sánh cơ cấu từng bộ phận trên
tổng thể tồn cơng ty, cơng ty so với đối thủ hay toàn ngành). Hay các hệ số trong
nhóm chỉ tiêu sinh lời được tổng hợp trong mơ hình phân tích Dupont giúp tiếp cận,
chỉ ra các ngun nhân của hiện tượng đó thơng qua phân tích một tỷ lệ sơ cấp (phản
ánh hiện tượng), thành tích của các tỷ lệ thứ cấp (phản ánh nguyên nhân). Doanh
nghiệp có thể chuyển hóa các thơng tin này thành hệ số phục vụ cho từng mục tiêu
trong công tác đánh giá hoạt động của mình.
1.1.1.2. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm của thước đo tài chính:
Thước đo tiền tệ và các hệ số tài chính có lợi thế chính là có tính so sánh được
cao, khơng chỉ có khả năng đánh giá tính hiệu quả và năng lực của những bộ phận
khác nhau trong cùng một tổ chức (như marketing, sản xuất, kỹ thuật...) mà cịn có
thể giúp so sánh các công ty hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau, từ những
doanh nghiệp bán lẻ đến các cơng ty bưu chính viễn thơng hay các hãng lữ hành...
–4–
Cũng chính nhờ lợi thế đồng nhất này, thơng tin tài chính có thể được biến tấu
thành nhiều chỉ tiêu đánh giá chất lượng rất đa dạng để phục vụ cơng tác đánh giá
thành quả cũng như phân tích hoạt động của doanh nghiệp.
Nhược điểm của thước đo tài chính:
Thứ nhất, thước đo tài chính truyền thống khơng cung cấp đầy đủ các thông
tin để đo lường, đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp. Đánh giá thành quả
hoạt động của doanh nghiệp theo thước đo tài chính truyền thống được thể hiện qua
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, báo cáo tài chính được xây dựng
trên những chứng từ và dữ liệu của các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh. Do đó, các
báo cáo tài chính chỉ thể hiện được những thành quả trong quá khứ của doanh
nghiệp, không phản ánh được tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai để đánh
giá đúng tiềm năng và triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh đó,
báo cáo tài chính chỉ đưa ra kết quả cuối cùng mà rất hạn chế để thấy được những
nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Từ đó, nhà quản trị gặp khó khăn khi họ hoạch
định chiến lược trong tương lai.
Thứ hai, thước đo tài chính truyền thống thường dẫn đến xu hướng quá chú
trọng vào lợi ích ngắn hạn mà bỏ qua hoặc thậm chí đánh đổi lợi ích trong dài hạn.
Đơi khi, các thơng tin kế tốn có thể bị bóp méo để phục vụ những mục đích tài
chính ngắn hạn. Những thước đo tài chính truyền thống mà đa phần người sử dụng
thông tin – các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp – được lấy từ báo cáo tài chính do
doanh nghiệp đó cung cấp. Trong nhiều trường hợp, vì những mục tiêu ngắn hạn như
muốn thu hút nhà đầu tư bằng một EPS cao, hay chứng minh doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả bằng cách cắt giảm chi phí để có ROE cao mà doanh nghiệp đã thực
hiện nhiều biện pháp vơ tình gây tổn thương cho các mục tiêu dài hạn. Cụ thể, trong
một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong thị trường cạnh tranh, muốn “làm
đẹp” báo cáo tài chính để có thể thu hút đầu tư, doanh nghiệp cắt giảm chi phí nhân
cơng hay các chi phí bán hàng (khuyến mãi, marketing,…), chi phí nghiên cứu phát
triển... Với hành động trên, doanh nghiệp đã đẩy mức lợi nhuận lên cao nhằm thu
hút đầu tư. Tuy nhiên, về lâu dài nhân công chán nản với mức sống thấp, lượng tiêu
thụ hàng hóa giảm do khơng có chính sách kích thích tiêu thụ và bị thu hẹp thị phần
hay sản phẩm khơng có những cải tiến. Rõ ràng, những hành động này ảnh hưởng rất
lớn đến lợi ích doanh nghiệp lâu dài. Một trường hợp khác, khi doanh nghiệp muốn
–5–
vay ngân hàng, nhà quản trị có thể cố tình bóp méo số liệu bằng những thủ thuật của
kế tốn để tạo ra báo cáo tài chính đủ sức thuyết phục. Cuối cùng, khi lợi nhuận
doanh nghiệp tạo nên không đủ để bù đắp chi phí lãi vay, giá trị nội tại của doanh
nghiệp sẽ suy giảm do những khoản thiệt hại ăn mòn vốn.
Thứ ba, giá trị thực đơn vị tiền tệ của thước đo tài chính có thể biến động theo
thời gian do ảnh hưởng của các nhân tố như lạm phát, suy thoái và tỷ giá hối đối.
Chính lý do này khiến việc so sánh giữa các tổ chức và so sánh thành quả hoạt động
qua thời gian có thể bị bóp méo. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có chuẩn mực kế tốn
cho ảnh hưởng của lạm phát. Trên thế giới, chuẩn mực kế toán số 29 về Báo cáo tài
chính trong những nền kinh tế có mức lạm phát cao đã được cơng bố từ tháng 1 năm
1990. Tuy nhiên, chuẩn mực chỉ yêu cầu báo cáo tài chính của cơng ty phài điều
chỉnh lại hoàn toàn khi tỷ lệ lạm phát trong 3 năm gần nhất vượt mức 100%. Trong
bài nghiên cứu “Exploring the effect of Inflation on Financial Statements through
Ratio Analysis”, Itner (2000) đã so sánh báo cáo tài chính được điều chỉnh theo lạm
phát với báo cáo không được điều chỉnh của một cơng ty giả định với các dịng sự
kiện liên quan đến tình hình tài chính của cơng ty trong 3 năm, với chỉ số lạm phát
2%/ tháng tương đương 26,82%/ năm. Itner (2000) nhận thấy những chỉ tiêu phi tiền
tệ và hệ số tính tốn từ các chỉ tiêu phi tiền tệ trên báo cáo tài chính như doanh thu,
giá vốn hàng bán, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, hệ số vốn luân chuyển... đều tăng.
Trong khi các chỉ tiêu như hệ số thanh tốn nhanh, địn bẩy tài chính, số vịng quay
tài sản giảm nhẹ do mẫu số có chứa các chỉ tiêu phi tiền tệ. Tất cả các chỉ tiêu liên
quan đến lợi nhuận như lợi nhuận biên, ROE, ROA đều giảm mạnh do lạm phát đã
xóa đi gần hết lợi nhuận của cơng ty. Nghiên cứu cũng kết luận rằng lạm phát càng
cao thì các tài sản tiền tệ càng mất giá trị và chỉ tiêu tiền tệ càng suy yếu. Các công
ty dự trữ nguồn tiền càng dồi dào thì càng bị ảnh hưởng mạnh bởi lạm phát. Kể cả
khi tiến hành áp dụng mơ hình nghiên cứu tại nền kinh tế có chỉ số lạm phát thấp
như Canada (chỉ số lạm phát sau 3 năm là 6.2%), nghiên cứu cho thấy lạm phát cũng
làm suy giảm lợi nhuận của các công ty.
1.1.2. Thước đo phi tài chính
1.1.2.1. Đặc điểm
Thước đo phi tài chính là những thơng tin khơng được trình bày bằng đơn vị
tiền tệ hay được tính tốn từ các đơn vị tiền tệ. Với nguồn gốc và mối quan hệ mật
–6–
thiết tới các chu trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các thước đo phi tài
chính có khả năng phản ánh một chính xác, khách quan, trực tiếp mọi mặt của doanh
nghiệp, bao gồm cả giá trị các nguồn lực hay kết quả hoạt động kinh doanh. Mặt
khác, các thước đo phi tài chính vơ cùng đa dạng cả về phương pháp đo lường, tính
tốn, đơn vị đo lường được sử dụng... Mặc dù có lịch sử hình thành và phát triển lâu
dài, nhưng vấn đề công bố các thước đo phi tài chính cịn nhiều hạn chế.
Theo u cầu công bố thông tin của Ủy ban Châu Âu đối với các doanh
nghiệp, thước đo phi tài chính mà nhà đầu tư quan tâm có thể chia làm ba loại chính:
(i) nhóm thước đo mơ tả tình hình quản trị và chính sách hoạt động của cơng ty, (ii)
nhóm thước đo trình bày kết quả hoạt động và (iii) nhóm thước đo trình bày rủi ro và
các biện pháp quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này tập trung nghiên
cứu những thước đo phi tài chính trình bày và đánh giá kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Các thước đo phi tài chính trong đánh giá thành quả hoạt động thường nằm
trong một số phương diện đánh giá hoạt động nhất định. Tham khảo hai nghiên cứu
trước đây về các thước đo phi tài chính bao gồm Barcons (1999), Boesso (2004) có
thể thấy các tác giả đều đặt trọng tâm nghiên cứu vào các phương diện mà người sử
dụng thông tin quan tâm như thông tin về nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp,
thông tin về học hỏi và phát triển, quy trình nội bộ, người lao động và trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp. Các mơ hình nghiên cứu đa phần được phát triển từ lý
thuyết bảng điểm cân bằng – một công cụ đánh giá thành quả doanh nghiệp hữu
hiệu, được xây dựng bởi Kaplan và Norton (1996). Ngồi phương diện tài chính, mơ
hình bảng điểm cân bằng bao gồm 3 phương diện phi tài chính: khách hàng, quy
trình nội bộ, học hỏi và phát triển.
Theo nghiên cứu về thị trường của Eurosif và Ủy ban hỗ trợ đầu tư bền vững
toàn cầu – Global Sustainable Investment Alliance, đến năm 2011, giá trị của các tài
sản được đánh giá bằng các thông tin phi tài chính trên phạm vi tồn cầu đã vượt
mức 10.5 nghìn tỷ. Trong cuộc khảo sát năm 2013 trên 94 nhà đầu tư đến từ 18 quốc
gia của Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh, kết quả thống kê cho thấy 89% nhà đầu tư
đánh giá trách nhiệm xã hội là thước đo phi tài chính quan trọng, 25% nhà đầu tư
thường xuyên quan tâm tới các thước đo phi tài chính, 92% nhà đầu tư cho rằng
những thơng tin phi tài chính được cơng bố hiện nay khơng mang tính so sánh. Khảo
–7–
sát cũng cho thấy nguồn thơng tin phi tài chính quan trọng nhất là từ báo cáo trách
nhiệm xã hội/ báo cáo phát triển bền vững và báo cáo thường niên.
Hình 1.1. Những nguồn thơng tin phi tài chính
Nguồn: Nghiên cứu của ACCA (2013).
1.1.2.2. Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm của thước đo phi tài chính
Ưu điểm đầu tiên của những thước đo đánh giá thành quả phi tài chính là khả
năng lý giải mối liên hệ hay các sự kiện khơng được trình bày rõ ràng trong báo cáo
tài chính. Ví dụ, báo cáo tài chính khơng cho thấy bức tranh về quan hệ của doanh
nghiệp với môi trường, với cộng đồng địa phương, hay sự phát triển công nghệ, mức
độ hài lòng của người lao động, vấn đề an tồn lao động và mơi trường... Đồng thời,
báo cáo tài chính cũng khơng cung cấp cho người sử dụng nhiều thông tin về lợi thế
cạnh tranh hay những điểm mạnh, điểm yếu của công ty so với đối thủ, thị phần, sự
hài lòng của khách hàng, tốc độ phát triển các dịng sản phẩm mới hay cơng tác quản
lý chất lượng, phát triển thương hiệu và nhiều vấn đề quan trọng khác...
Ưu điểm thứ hai của các thước đo phi tài chính là chúng chỉ ra và có thể giúp
giải quyết những yếu kém của hệ thống kế toán truyền thống mà đa phần chỉ ghi
nhận và báo cáo các chỉ tiêu tài chính. Lịch sử kế tốn từ thế kỷ thứ 14, trải qua hai
–8–
cuộc cách mạng cơng nghiệp, cho thấy kế tốn truyền thống đóng vai trị quan trọng
trong suốt thời kỳ đầu cách mạng tư bản khi hai nguồn lực sản xuất quan trọng nhất
là nguyên vật liệu và sức lao động. Trong nghiên cứu “Performances measures for
Managerial Decision Making: Performance Measurement Sygnergies in MultiAttribute Performance Measurement Systems”, Robert (2010) đã kết luận sau khi
tổng kết các nghiên cứu trước đây về lịch sử phát triển của kế toán truyền thống:
“kết quả của việc các doanh nghiệp phụ thuộc vào hệ thống đánh giá hoạt động dựa
trên kế tốn chi phí truyền thống chính là các nhà quản lý doanh nghiệp trở nên lệ
thuộc và đánh giá hoạt động dựa trên các con số kế tốn thay vì quan tâm đến hoạt
động và chu trình đằng sau những con số đó”.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về tỷ trọng tài sản trí tuệ và tài sản vơ
hình trong cơ cấu tài sản doanh nghiệp, khiến cho khả năng đo lường giá trị của
những thước đo kế toán truyền thống đang suy giảm dần. Giá trị hiện tại của những
lợi ích kinh tế trong tương lai mà các tài sản này mang lại rất khó ghi nhận, và nếu
theo chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành, đa phần những tài sản vơ hình chỉ có thể
được ghi nhận trong báo cáo tài chính và sổ sách kế tốn khi diễn ra quá trình
chuyển nhượng, sáp nhập và hợp nhất.
Đồng thời, cũng có nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề kế tốn nguồn
nhân lực và liệu giá trị của chúng có nên được trình bày trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp hay khơng và trình bày như thế nào. Theo Barcons và cộng sự (1999),
kế toán nguồn nhân lực hiện nay chỉ được tiếp cận dưới hai góc độ: kế tốn tài chính
với đa phần các tài khoản liên quan là nợ phải trả và chi phí; và kế tốn quản trị khi
nó được ghi nhận tương quan với giá trị gia tăng do nguồn nhân lực tạo ra. Trong
nghiên cứu “Kinh tế tri thức và sự cần thiết của kế toán nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp” (2012), Phạm Đức Hiếu đã viết:
“Hệ thống kế toán hiện tại đã bỏ qua vai trò quan trọng của các giá trị nguồn nhân
lực, vì thế các nhà quản lý khơng có được những thơng tin cần thiết để đánh giá tính
hiệu lực và hiệu quả trong đầu tư cho nguồn nhân lực. IASB đã ứng xử đối với hầu
hết các chi phí liên quan đến nguồn nhân lực như là các chi phí thời kỳ thay vì vốn
hóa các chi phí này như tài sản, vì thế cơng ty càng đầu tư nhiều cho nguồn nhân
lực thì lợi nhuận kế tốn lại càng giảm. Ở khía cạnh này, kế tốn truyền thống đã
khơng khuyến khích các nhà quản lý đầu tư cho các nguồn nhân lực của họ”.
–9–
Ưu điểm thứ ba, thơng tin phi tài chính mang tính khách quan và khó có thể bị
bóp méo so với thơng tin tài chính. Thơng tin tài chính bị điều chỉnh bởi những
nguyên tắc kế toán như cơ sở dồn tích, tính phù hợp và thận trọng. Những nguyên
tắc ghi nhận doanh thu và chi phí của kế tốn tài chính dẫn tới sự chậm trễ trong
thơng tin và khả năng phù phép thông tin trên báo cáo tài chính. Trong khi đó thơng
tin phi tài chính có thể phản ánh trực tiếp và trung thực kết quả hoạt động qua các
thước đo phi tài chính mà khơng cần quá nhiều những qui định ghi nhận. Thông tin
phi tài chính có thể được cung cấp gần như ngay lập tức, thậm chí ngay khi q trình
sản xuất đang diễn ra. Ưu điểm cập nhật và kịp thời này làm gia tăng tính hữu ích
của thơng tin phi tài chính. Việc theo dõi đồng thời các thông tin phi tài chính bên
cạnh các chỉ tiêu tài chính giúp ngăn chặn những hành vi điều chỉnh lợi nhuận hay
hành vi làm đẹp báo cáo tài của chính nhà quản trị.
Ngồi ra, khi thảo luận về các ưu điểm của thước đo phi tài chính, các nghiên
cứu của Itner và cộng sự (1998), Banker (2000), Pangakar và Kirkwood (2006) đều
đồng ý rằng những thước đo phi tài chính tốt hơn, và thậm chí cịn là những chỉ tiêu
dự báo kết quả tài chính tương lai tốt hơn so với những thước đo tài chính. Tuy
nhiên, vẫn cần có thêm nhiều bằng chứng cụ thể hơn nữa về việc liệu những chỉ tiêu
đánh giá phi tài chính có phản ánh được giá trị lợi ích kinh tế tương lai thuộc về
doanh nghiệp hay không. Hiện nay, đây vẫn là vấn đề gây nên nhiều tranh cãi đối
với những chuyên gia nghiên cứu kế tốn.
Nhược điểm của thước đo phi tài chính
Việc thiết kế, phát triển và áp dụng một mơ hình đánh giá hoạt động sử dụng
các thước đo phi tài chính trong doanh nghiệp có thể gặp một số khó khăn.
Bất lợi đầu tiên của các thước đo phi tài chính đã được nhắc đến trên đây:
chúng có thể khơng phản ánh được hiện giá của sản phẩm, dịch vụ trong tương lai
hay những lợi ích kinh tế cơng ty có thể nhận được dưới dạng số tuyệt đối hoặc phản
ánh được các mối quan hệ trong tương lai qua các tỷ số. Thơng tin phi tài chính là
những dữ liệu mang tính mơ tả (ví dụ như sự hài lịng của khách hàng) hay những tỷ
số của những chỉ tiêu khác biệt về bản chất (ví dụ số lượng khiếu nại của khách hàng
tính trên 1.000 sản phẩm bán ra), do đó, tính hữu dụng của thơng tin phi tài chính bị
giới hạn. Chúng được thiết kế nhằm giải thích theo cách phi tài chính những mối
quan hệ đặc thù mà ta khơng thể trình bày rõ ràng bằng các thước đo tài chính của kế
– 10 –
toán truyền thống. Theo lý thuyết, các thước đo phi tài chính thậm chí có thể thay
thế cho những thước đo tài chính, tuy nhiên điều này chỉ thực tế khi mối quan hệ
giữa các sự kiện, các yếu tố, các lợi ích kinh tế trong tương lai được phản ánh trong
thước đo phi tài chính và giá trị của chúng có thể được trình bày rõ ràng.
Nhược điểm thứ hai của thước đo phi tài chính là chúng khơng có khả năng (ít
nhất là khơng trực tiếp) tác động đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, mặc dù có những chỉ tiêu kết quả hoạt động bị ảnh hưởng
bởi các giá trị mà những thước đo phi tài chính đo lường (ví dụ như sự hài lịng của
khách hàng và nhà cung cấp, số lượng khiếu nại...). Về tổng thể, các thước đo phi tài
chính chỉ có thể giúp giải thích được biến động của những chỉ tiêu này. Ví dụ, kết
quả hoạt động của một cơng ty có thể phụ thuộc vào thị phần và mức độ hài lòng của
khách hàng. Tuy nhiên, khả năng phản ánh giá trị này còn bị ảnh hưởng nhiều hơn
bởi cách tiếp cận để đánh giá cho từng lợi ích kinh tế. Các thước đo phi tài chính
phản ánh sự thỏa mãn khách hàng chỉ có thể giải thích được biến động trong doanh
số nếu như được sử dụng phối hợp với doanh thu được đo lường bởi thước đo tài
chính.
Nhược điểm thứ ba là mức độ tin cậy của thông tin phi tài chính cho các đối
tượng bên ngồi doanh nghiệp nếu chúng được trình bày trong các báo cáo. Mỗi
cơng ty và mỗi ngành đều có những thang đo khác nhau và nội dung mà chúng phản
ánh rất khác biệt. Bởi vậy, các kiểm tốn viên độc lập khơng thể đảm bảo tính đáng
tin cậy của số lượng lớn các thang đo này do những hạn chế cả về hiểu biết chuyên
môn lẫn áp lực về khối lượng công việc. Itner và cộng sự (2000) đã trình bày về tính
đang tin cậy về mặt thống kê của thước đo phi tài chính. Các thước đo phi tài chính
tham gia vào hệ thống đánh giá có thể được tổng kết từ các cuộc khảo sát như sự hài
lòng của khách hàng hay mức độ nhận biết thương hiệu. Tuy nhiên, nếu mẫu lựa
chọn không đủ lớn hay bảng câu hỏi khảo sát khơng đủ chi tiết, thì các thước đo phi
tài chính sẽ khơng có độ tin cậy về mặt thống kê cao, làm giảm khả năng nhận diện
được sự thành công của doanh nghiệp cũng như khả năng dự đoán kết quả kinh
doanh trong tương lai. Cuối cùng, một vấn đề cần quan tâm khi trình bày thước đo
phi tài chính chính là mối liên hệ mật thiết của chúng với hoạt động sản xuất kinh
doanh. Điều này tạo nên nỗi lo lắng về việc thơng tin phi tài chính khi trình bày ra
bên ngồi liệu các đối tượng bên ngồi có sử dụng những thơng tin này với mục đích
– 11 –
khơng có lợi cho doanh nghiệp hay khơng. Do đó, các doanh nghiệp có xu hướng
cơng bố những thông tin không cụ thể hoặc không cập nhật về hoạt động của mình.
Việc sử dụng khơng đúng đắn các thước đo phi tài chính và khơng hiểu rõ
mối liên hệ giữa các thước đo có thể làm chệch hướng quan tâm của nhà quản trị và
kết quả là các nỗ lực cải thiện không mang lại hiệu quả như mong muốn. Và cuối
cùng, Itner và cộng sự (2000) đánh giá rằng đo lường thành quả hoạt động sử dụng
những thước đo phi tài chính làm tốn nhiều thời gian và cơng sức hơn so với các
thước đo tài chính hiện nay.
1.1.3. Thơng tin phi tài chính và vấn đề đánh giá hoạt động
Có nhiều nghiên cứu và tài liệu khẳng định sự hữu dụng và tính cấp thiết cần
phải sử dụng thước đo phi tài chính vào hệ thống đánh giá hoạt động của doanh
nghiệp. Trong hai nghiên cứu của Kaplan và Norton (1992), Bushman (1996), về
tổng quát, các nhà nghiên cứu trên đều phê bình việc đánh giá thành quả hoạt động
chỉ dựa trên các chỉ tiêu tài chính lấy từ thơng tin kế tốn. Thơng tin phi tài chính
đang trở thành một yếu tố ngày càng được quan tâm trong hoạt động đánh giá thành
quả. Vì vậy, trong mục 1.1.3, tác giả trình bày tóm tắt một số nghiên cứu chứng
minh cho tính hiệu quả khi sử dụng thơng tin phi tài chính để đánh giá hoạt động.
Kaplan (1983) đã nghiên cứu các công ty sản suất tại Mỹ và so sánh năng suất
của họ so với các công ty sản xuất tại Nhật và Châu Âu. Khi tìm hiểu lý do năng
suất sản suất cao hơn tại Nhật và Châu Âu, Kaplan nhận thấy các công ty Mỹ cần
phải phát triển các chỉ tiêu đánh giá phi tài chính để có một cái nhìn rõ ràng hơn về
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu khuyến khích sự quan tâm
của nhà quản lý chuyển từ những chỉ tiêu đánh giá ngắn hạn và là những con số tổng
cộng sang những chỉ tiêu đánh giá phi tài chính liên quan tới mục tiêu dài hạn, ví dụ
như năng suất, tiêu chuẩn chất lượng...
Amir và Lev (1996) đã nghiên cứu về giá trị của những thơng tin phi tài chính
trong đánh giá hoạt động của ngành công nghiệp mạng không dây. Amir và Lev chỉ
ra rằng những thơng tin tài chính khơng quan trọng trong lĩnh vực này và cho rằng
những thông tin phi tài chính, chủ yếu về tài sản vơ hình, lại quan trọng và phù hợp
hơn. Họ thừa nhận rằng trong ngành cơng nghiệp viễn thơng di động, thay vì quan
tâm đến những thơng tin tài chính, nhà đầu tư lại coi trọng chỉ số thuê bao tiềm
năng, hay còn gọi chỉ số thâm nhập. Họ xem đây là thước đo sự thành công của
– 12 –
doanh nghiệp về hoạt động và cạnh tranh. Một chỉ tiêu phi tài chính khác mà họ sử
dụng là số th bao trung bình tính trên một lao động của cơng ty. Mơ hình hồi quy
biến động thị trường, biến động lợi nhuận và giá trị sổ sách cho thấy giá thị trường
không tương quan với các chỉ tiêu tài chính. Kết luận đưa ra là đối với các doanh
nghiệp viễn thơng di động, phân tích thơng tin tài chính sẽ có ý nghĩa hơn khi có
những chỉ tiêu phi tài chính đi kèm. Nghiên cứu cũng ghi nhận tương quan thuận
chiều giữa các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.
Tháng 5 năm 2001, Ủy ban chuẩn mực báo cáo tài chính của Hiệp hội kế tốn
Hoa kỳ cũng đã nghiên cứu và khẳng định sự hữu dụng của các chỉ tiêu phi tài chính
khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo sau khuyến cáo
này, Itner và cộng sự (2000) cũng đã tổng kết các nghiên cứu về lĩnh vực kế toán
quản trị và thống kê theo thời gian các phương pháp đánh giá hoạt động trong thực
hành kế toán. Itner và cộng sự công bố rằng bắt đầu từ giữa những năm 1990, đối
tượng nghiên cứu kế toán quản trị là những nhân tố tài chính và phi tài chính tạo nên
giá trị cho nhà đầu tư, và do đó cho rằng bảng điểm cân bằng (BSC) là mơ hình đánh
giá thành quả rất lý tưởng vì kết hợp cả thước đo tài chính và thước đo phi tài chính.
Tại Việt Nam, trong thời gian gần đây, tuy chưa có nghiên cứu hay thống kê
chính thức nào về vấn đề sử dụng thước đo phi tài chính trong đánh giá hoạt động,
nhưng các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp niêm yết cũng đang hướng sự
quan tâm vào vấn đề thông tin phi tài chính. Trong hội thảo “Các vấn đề phi tài
chính của doanh nghiệp thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư” năm 2010 được tổ chức
bởi Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) với sự tham gia của 40
doanh nghiệp niêm yết, đại diện Sở giao dịch chứng khoán Singapore, City Bank,
McKinsey & Co và hãng Morgan Stanley, các chuyên gia đã khẳng định nếu quản lý
tốt các vấn đề phi tài chính của doanh nghiệp, sẽ đóng vai trị “bệ đỡ” cho sự phát
triển bền vững bởi nó giúp các nhà đầu tư tiềm năng yên tâm hơn khi cân nhắc việc
đầu tư vào doanh nghiệp.
Khi tầm quan trọng của thước đo phi tài chính đã được khẳng định và được
khuyến khích đưa vào hệ thống đánh giá hoạt động, nhưng các thước đo phi tài
chính vẫn cịn nhiều bất cập khi vận dụng trong thực tế, ngay tại những nước có hệ
thống kế tốn và tài chính phát triển mạnh mẽ. Tính hữu dụng của các thước đo đánh
giá hoạt động phi tài chính được kiểm nghiệm trong nghiên cứu của Stivers (1998).
– 13 –
Stivers (1998) khảo sát 253 giám đốc điều hành của các công ty trong danh sách
Fortunes 500 tại Mỹ và Canada Post 300. Câu hỏi đặt ra cho những người tham gia
khảo sát là nhận định tầm quan trọng của mỗi chỉ tiêu trong tập hợp 21 chỉ tiêu đánh
giá hoạt động phi tài chính trên năm phương diện: dịch vụ khách hàng, giá trị thị
trường, học hỏi và phát triển, hiện thực hóa mục tiêu và đóng góp của người lao
động. Kết quả cho thấy hai hạn chế chủ yếu:
1) Khoảng cách về mức coi trọng trong đánh giá hoạt động: mặc dù những thước
đo phi tài chính được đánh giá là quan trọng, chúng có thể khơng được thực
hiện (ví dụ: 63.2% các cơng ty đánh giá phương diện học hỏi và phát triển là
quan trọng, nhưng chỉ có 21.8% cơng ty đánh giá phương diện này).
2) Khoảng cách về mức sử dụng thông tin phi tài chính: kể cả khi các thước đo
phi tài chính được thiết kế để đánh giá hoạt động, nhưng chúng thậm chí
khơng được sử dụng để ra quyết định (ví dụ: có 83.8% cơng ty đánh giá chỉ
tiêu chất lượng giao hàng, nhưng chỉ 71.1% xác nhận có sử dụng chúng cho
mục đích lên kế hoạch).
Cuối cùng, theo một hướng nghiên cứu khác, Itner và cộng sự (1997) đã tìm
hiểu về các nhân tố tác động đến sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu đánh giá thành quả
hoạt động tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, một công
ty chỉ thực sự coi trọng các chỉ tiêu đánh giá hoạt động phi tài chính khi: (1) hoạt
động trong các ngành chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng, nhất là về
vấn đề báo cáo; (2) sử dụng chiến lược tập trung vào phát minh, cải tiến, (3) áp dụng
chiến thuật lấy chất lượng là tôn chỉ hàng đầu.
1.2. Công bố thông tin phi tài chính về thành quả hoạt động
1.2.1. Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng và việc cơng bố
thơng tin phi tài chính
Khái niệm về thông tin bất cân xứng:
Thông tin bất cân xứng là một khái niệm trong chuyên ngành kinh tế học
mô tả tình huống mà trong đó những người tham gia tương tác trên thị trường nắm
được những thông tin khác nhau về giá trị hoặc chất lượng của một tài sản hay dịch
vụ đang được giao dịch (trao đổi) trên thị trường đó.
– 14 –
Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thơng tin hơn
một bên khác. Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người mua
hoặc ngược lại.
Thông tin bất cân xứng được đề cập trong một bài báo kinh điển xuất bản vào
năm 1970 của nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof: “The Market of Lemons:
Quality Uncertainty and the Market Mechanism”. Trong đó, có một ví dụ kinh điển,
George Akerlof đã áp dụng thị trường xe hơi cũ tại Mỹ để minh họa cho vấn đề bất
đối xứng thông tin khi mà người bán xe biết rất rõ hiện trạng của chiếc xe mình
muốn bán cịn người mua thì khơng. Giả thiết là hai bên khơng thể trao đổi thông tin
với nhau. Ban đầu người bán sẽ ra giá 8.000 USD cho một chiếc xe cũ. Nhưng vì
người mua khơng biết giá trị thật của nó là bao nhiêu nên chỉ chấp nhận với mức giá
trung bình là 4.000 USD. Với mức giá đó, tất cả những ai bán xe biết rằng giá trị của
chiếc xe mình cao hơn 4.000 USD sẽ rút ra khỏi thị trường, thị trường xe chỉ cịn
những xe có giá dưới 4.000 USD. Đến lúc này, do thiếu thông tin, người mua lại chỉ
ước đoán giá trị thật của chiếc xe này phải dưới 4.000 USD, họ sẽ trả giá 2.000
USD. Và từ đó, những người bán xe biết rõ xe mình có giá trị cao hơn 2.000 USD sẽ
rút lui. Cứ như thế, thị trường sẽ còn lại những chiếc xe rất xấu và tệ hại nhất mà
theo tiếng lóng của người Mỹ là những quả chanh. Qua nhiều năm, lý thuyết bất cân
xứng thơng tin đã khẳng định được vai trị quan trọng của nó trong nền kinh tế, nhất
là trong các lĩnh vực hoạt động đầu tư.
Mối quan hệ giữa thông tin bất cân xứng và việc công bố thông tin phi
tài chính:
Tham khảo một số nghiên cứu về thơng tin bất cân xứng tại Việt Nam và trên
thế giới, bao gồm “Bất cân xứng thông tin, công bố thông tin doanh nghiệp và thị
trường vốn: một quan sát thực tế về lý thuyết công bố” – Paul, Krishna và Palepu
(2010), “Thơng tin trên thị trường chứng khốn” – Hồ Thái Khánh (2012), các tác
giả đều nhất trí rằng (1) bằng cách xây dựng kênh cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy,
chính xác và (2) phát triển các hình thức cũng như nội dung công bố thông tin, vấn
đề thơng tin bất cân xứng có thể được giải quyết. Thơng tin phi tài chính nhờ những
ưu điểm kịp thời, khách quan và khả năng bù đắp những hạn chế của thơng tin tài
chính, hồn tồn có thể trở thành cơng cụ hiện thực hóa hai giải pháp nói trên. Như
đã đề cập, thơng tin phi tài chính được cung cấp kịp thời, khó có thể bị phù phép và
– 15 –
cung cấp cho người sử dụng cái nhìn về nhiều khía cạnh mà thơng tin tài chính
khơng thể phản ánh được. Ngồi những tính chất giúp hồn thiện hệ thống cung cấp
thông tin kể trên, bản chất đa dạng của thơng tin phi tài chính đủ để phát triển các
hình thức và nội dung cơng bố thơng tin chuyên biệt theo từng ngành hoạt động hay
từng nhóm doanh nghiệp. Thơng tin phi tài chính nếu được sử dụng đúng cách và
khai thác tối đa những lợi thế vốn có, sẽ trở thành nhân tố quan trọng đảm bảo lịng
tin và sự cơng bằng cho các nhà đầu tư trên TTCK. Tóm lại, sự tham gia của các
thơng tin phi tài chính vào hệ thống cơng bố thơng tin giúp ngun tắc cơng khai
minh bạch trên thị trường, đó là một nguyên tắc quan trọng nhất của TTCK. Nếu
nguyên tắc này được đảm bảo ở mức độ cao hơn, sẽ gia tăng độ tín nhiệm của nhà
đầu tư và kết quả cuối cùng là một thị trường tài chính vận hành hiệu quả.
Weil (2008) lại đề xuất một khuôn khổ cho việc đánh giá xem liệu các hệ
thống công bố thơng tin cơ bản tại Mỹ có được cải tiến qua thời gian khơng – liệu có
sự cải thiện về độ chính xác và phạm vi cơng bố thơng tin cho người sử dụng thơng
tin hay khơng. Trong đó, Weil cũng đánh giá chi phí và lợi ích cơng bố thông tin và
sự gia tăng minh bạch từ quan điểm của cả doanh nghiệp công bố và người sử dụng
thông tin. Weil (2008) cho rằng nếu chỉ công bố thông tin theo yêu cầu pháp luật sẽ
tạo nên bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý doanh nghiệp – người có quyền truy
cập vào những nguồn thơng tin nội bộ và những người sử dụng thông tin bên ngồi
khơng thể tiếp cận được những nguồn thơng tin đó.
1.2.2. Vấn đề cơng bố thơng tin phi tài chính về thành quả hoạt động
1.2.2.1. Trên thế giới
Các thông tin phi tài chính của doanh nghiệp có thể là những thơng tin về quy
trình sản xuất, hoạt động đầu tư nghiên cứu, những nguồn lực doanh nghiệp sở hữu
và những thông tin liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đặc điểm
liên quan mật thiết tới hoạt động sản xuất kinh doanh, những thông tin này đã được
đưa vào hệ thống đánh giá hoạt động và được công bố từ rất lâu. Theo bài viết
“Non-financial Company Reporting” trên trang thông tin cho người lao động tại EU
– worker-partcipation.eu, các thông tin về trách nhiệm xã hội đã bắt đầu được quan
tâm và công bố từ những năm 1970. Tuy nhiên, yêu cầu công bố ngày càng cao hơn
trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các vấn đề về điều kiện lao động gia tăng do ảnh
– 16 –
hưởng của tồn cầu hóa và gia tăng cạnh tranh cùng với những thất bại trong quản
trị các doanh nghiệp.
Áp lực địi hỏi đầu tư có đạo đức và trách nhiệm hơn cũng thúc đẩy nhu cầu
hiểu biết về các hoạt động của công ty và những rủi ro tiềm tàng mà nó và chuỗi
cung ứng đang phải đối mặt, bao gồm cả những rủi ro về danh tiếng. Vấn đề công bố
thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên thế giới đến thời điểm này
khơng mang tính chất tự nguyện nữa, nhiều quốc gia trên thế giới đều đã đưa ra
những yêu cầu công bố bắt buộc đối với thông tin này. Bảng dưới đây trình bày một
thống kê nhỏ những u cầu cơng bố thơng tin về CSR của chính phủ và các cơ quan
quản lý niêm yết tại một số quốc gia:
Quốc gia
Anh
u cầu cơng bố CSR của Chính phủ
u cầu cơng bố CSR của
Cơ quan quản lý niêm yết
2010: Các công ty sử dụng hơn 6.000 2009: Đưa vào hoạt động sàn
MWh mỗi năm phải báo cáo về tất cả giao dịch chứng khốn Xã hội
lượng khí thải liên quan đến sử dụng (SSE).
năng lượng.
2001:
London
Stock
2006: Công ty niêm yết trên thị trường Exchange cho ra mắt chỉ số
chứng khoán London phải công bố thông FTSE4Good Index
tin về các vấn đề môi trường, điều kiện
làm việc, những ảnh hưởng hoạt động
kinh doanh đến cộng đồng và xã hội.
2000: Nhà quản lý quỹ hưu trí phải cung
cấp một bản tuyên bố đưa ra phạm vi
những cân nhắc về xã hội, môi trường
hoặc đạo đức được xem xét trong quyết
định đầu tư.
Hoa Kỳ
2010: Công bố thông tin bắt buộc theo 2013: Sàn NYSE Euronext
qui định trong luật khí thải nhà kính, cam kết tham gia sáng kiến
thường được gọi là 40 CFR Phần 9, yêu xây dựng các sàn giao dịch
cầu doanh nghiệp có lượng lớn khí thải chứng khốn bền vững (SSE)
phải báo cáo dữ liệu liên quan đến phát của Liên Hợp Quốc (SSE).