Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT RAU SẠCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.89 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐH TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA: KHOA HỌC ỨNG DỤNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
SINH HỌC TRONG SẢN XUẤT
RAU SẠCH

GVHD: TS. TRẦN THỊ DUNG
SVTH: NGUYỄN QUỲNH DAO
LÊ THI BÍCH LOAN


TPHCM 3/2011
MỤC LỤC
A.GIỚI THIỆU:
I- SƠ LƯỢC VỀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
II- TÌNH HÌNH CHUNG VỀ ỨNG DỤNG RAU SẠCH
III.1- Tình hình úng dụng trong nước
III.2-Trên thế giới
B. CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀO SẢN XUẤT RAU
SẠCH
I- CÁC KỸ THUẬT TRONG TẠO GIỐNG
I.1- Công nghệ gen
I.2- Chế phẩm vi sinh
I.3- Sử dụng thiên địch,thuốc trừ sâu sinh học,chế phẩm sinh học
I.4- Trồng rau thuỷ canh
C- ỨNG DỤNG CỦA NUÔI CẤY MERISTEM VÀ XỬ LÝ NHIỆT ĐỂ TẠO
KHOAI TÂY SẠCH VIRUS
I- GIỚI THIỆU VỀ CÂY KHOAI TÂY
II- QUI TRÌNH TẠO CÂY KHOAI TÂY SẠCH VIRUS
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
A).GIỚI THIỆU


I). Sơ lược về công nghệ sinh học.
- Công nghệ sinh học là ngành khoa học mũi nhọn được thế giới và trong nước quan
tâm nhiều trong nhiều thập kỷ gần đây. Công nghệ sinh học với tốc độ phát triển nhanh
không kém sự bùng nổ tin học, không chỉ trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm
mà còn gây sự đảo lộn cả các lý thuyết truyền thống lẫn phương thức sản xuất trong các
ngành y dược, vật liệu mới, năng lượng.
-Rau sạch luôn là lĩnh vực đầu tư mang lại hiệu quả. Công nghệ sinh học đã đáp ứng
cho nhu cầu của nhân loại về nhiều giống cây trồng mới mang nhiều gen ưu việt như
tạo ra giống cà chua chín chậm,khoai tây sạch bệnh …Bên cạnh đó sâu bệnh và thuốc
bảo vệ thực vật ngày càng co xu thế gia tăng trong sản xuất rau quả,do đó công nghệ
sinh học ghóp phần khắc phục điều đó vừa đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân vừa bảo vệ
môi trường bền vững.
- Trong xu thế của nền nông nghiệp thâm canh, việc ứng dụng ồ át các sản phẩm hóa
học không chọn lọc đã làm cho sản phẩm rau xanh và môi trường canh tác bị ô nhiễm
có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Theo thống kê của Bộ y tế 2006, từ 1999-2004 trên toàn quốc có 1.428 vụ ngộ độc với
hơn 23.000 người mắc, trong đó có 316 trường hợp tử vong, tăng 61 trường hợp so với
5 năm trước 1994-1998. Rau quả không an toàn là một trong nững nguyên nhân gây
ngộ độc trên. Phần lớn là ngộ độc cấp tính do thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật có hại
gây ra, dễ nhận biết. Ảnh hưởng của tồn dư quá ngưỡng nirat và các kim loại nặng đối
với cơ thể con người còn gây hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn.
-Ngoài ra,công nghệ sinh học ghóp phần to lớn trong việc nâng cao năng suất cũng
như sản lượng rau cho nền nông nghiệp nước nhà.Ở bài báo cáo này chúng ta sẽ đi sâu
vào ứng dụng đối với sản xuất rau sạch
II) .Tình hình về ứng dụng CNSH trong sản xuất rau sạch ở nước ta
hiện nay
1.Tình hình ứng dụng CNSH trong rau sạch ở nước ta:
-Các dự án nghiên cứu của nước ta hầu hêt đi theo hướng cải thiện một số đặc tính gen
trên cây trồng như tính kháng thuốc bảo vệ thực vật,tính chiu mặn,tạo ra giống sạch
bệnh …nhờ vào các kỹ thuật nuôi chuyển gen,công nghệ tế bào.

-Viện Sinh học Nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội- Thời gian thực
hiện: 2007 – 2010.Kinh phí đã cấp/Tổng kinh phí: 2.500,0 triệu đồng.Mục tiêu của đề
tài: Tạo giống khoai tây kháng virus bằng công nghệ tế bào.Nội dung nghiên cứu của đề
tài:
Xây dựng quy trình tách tế bào trần, nuôi cấy tế bào trần, tái sinh cây từ tế bào
trần của các vật liệu đã chọn lọc làm cơ sở cho dung hợp
Nghiên cứu dung hợp tế bào trần bằng xung điện giữa các thể diploid theo định
hướng tạo các con lai soma mang đặt tính kháng virus
Nghiên cứu chọn lọc con lai soma ở thể tứ bội qua phân tích NST, isozyme và
chỉ thị phân tử
Nghiên cứu đánh giá đặc tính kháng virus của các con lai soma thông qua
phương pháp lây bệnh nhân tạo; ELISA hoặc PCR
Nghiên cứu nhân nhanh in vitro các con lai soma, tạo củ in vitro
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng và tính chống
chịu của các dòng ở diện hẹp.
- Công nghệ ghép cà chua trên gốc cà tím EG203 và kỹ thuật trồng cà chua ghép trái vụ
của Viện Nghiên cứu Rau quả đã được áp dụng thành công vào sản xuất ở các tỉnh
đồng bằng sông Hồng
-Nghiên cúu tạo dòng đơn bội kép ớt và dưa chuột phục vụ chọn tạo giống có ưu thế lai.
-Qui trình tạo cây thuốc lá kháng bệnh virus bằng kỹ thuật RNAi đã được thực hiện
thành công ở điều kiện Việt Nam. Vì vậy, các cấu trúc RNAi này có thể được sử dụng
chuyển vào những giống cây trồng có giá trị kinh tế (các cây họ cà như cà chua, khoai
tây, thuốc lá, ớt ) để tạo ra cây trồng kháng bệnh virus mong muốn.
Gần đây, ngành nông nghiệp đã xây dựng dược 19 mô hình ứng dụng công nghệ cao
ở 21 tỉnh thành và 9 doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều mô hình Nông nghiệp công nghệ
(NNCNC) mang lại hiệu quả kinh tế cao đã hình thành. Điển hình là tại Đà Lạt (Lâm
Đồng) với mô hình trồng hoa trong nhà có mái che plastic đạt giá trị sản lượng 605
triệu đồng/ha, trồng rau an toàn đạt 150 triệu đồng/ha. Đà Lạt đang đi theo hướng
chuyên môn hóa cao trong sản xuất hoa và rau. Việc sản xuất cây giống bằng phương
pháp nuôi cấy mô phát triển khá nhanh, với gần 40 phòng nuôi cấy mô tư nhân đang

hoạt động có hiệu quả. Cây giống hoa và rau đã được sản xuất công nghiệp để cung cấp
cho người trồng.
-Ưng dụng công nghệ nuôi cấy in vitro để nhân giống cây khoai môn, hoàn thiện quy
trình nuôi cấy in vitro nhằm nhân nhanh cây giống khoai môn Bắc Kạn, mở rộng diện
tích trồng cây khoai môn trên địa bàn tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công
nghệ nhân giống tiên tiến đều đã cho kết quả tốt. Ưu điểm của công nghệ nuôi cấy in
vitro là cây khoai môn nuôi cấy mô có thời gian sinh trưởng và phát triển là 300 ngày,
cây sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh; năng suất củ cái đạt 88,7 tạ/ha; năng suất
củ giống đạt 54,15 tạ/ha, số củ con đạt trung bình 11,9 củ/khóm, cao hơn khoai trồng từ
củ bi của Bắc Kạn 2,05 lần. Kết quả này cho thấy tiềm năng cung cấp giống của cây
nuôi cấy mô là rất lớn.
-Hiện nay có nhiều loại thuốc trừ sinh sinh học thế hệ mới có ưu điểm như phổ tác động
rộng hơn, thời gian phát huy hiệu lực nhanh hơn và hiệu quả ổn định hơn có thể sử
dụng thay thế cho thuốc trừ sinh học trong sản xuất rau an toàn. Qua kết quả đánh giá
đó lựa chọn được một số thuốc trừ sâu sinh học có phổ tác động rộng, hiệu lực khá và
ổn định để trừ sâu hại rau ăn lá an toàn bao gồm V-Bt; Matrine và Azadirachtin trừ sõu
khoang, sâu tơ, sâu xanh; Azadirachtin và Abamectin trừ bọ trĩ và rệp hại; Abamectin +
dầu khoáng và Matrine trừ bọ nhảy, ruồi đục lá, sâu đục quả cà chua, đậu đỗ.
-Việc nghiên cứu sử dụng thuốc trừ sâu sinh học ở các vùng trồng rau tập trung thuộc
đồng bằng sông Hồng đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Cho đến nay đó có tới
75,2% tham gia sử dụng thuốc sinh học. Mặc dù vậy, tần suất và lượng thuốc trừ sâu
sinh học trong sản xuất vẫn còn thấp, nông dân vẫn chủ yếu dựa vào các thuốc hoá học.
Các yếu tố cản trở chính là do hiệu lực của thuốc thấp, tác động chậm, khả năng dập
dịch thấp nên chưa đáp ứng được mong đợi của người dân. Bên cạnh đó cũng còn hàng
loạt yếu tố cản trở về kỹ thuật, kinh tế, xã hội như hiệu lực thuốc còn thấp, chưa ổn
định, chưa có quy trình sử dụng đồng bộ, giá thuốc cao, nhận thức của nông dân còn
hạn chế, khuyến cáo thiếu thống nhất đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và sử dụng các
thuốc trừ sâu sinh học. Vì vậy, tổng lượng thuốc sinh học đã tiêu thụ hiện chỉ đạt 7,83%
so với tổng thuốc trừ dịch hại.
2 Trên thế giới

- Hiện nay trên thế giới ngành trồng rau sạch đang phát triển hết sức mạnh mẽ ở Trung
Quốc,Nhật Bản, Mỹ,Hàn Quốc… đặc biệt là ở Nhật Bản với những nhà máy trồng rau
khí canh, thủy canh hiện đại, đặc biệt là nhũng nhà máy trồng rau trong 1 môi trường vô
trùng, mà khi sử dụng không cần rửa:
-Những nhà máy trồng rau trong môi trường vô trùng để cung cấp quanh năm đang phát
triển khá nhanh tại Nhật Bản.
Rau trong các nhà máy mọc trong khay và được cung cấp đầy
đủ dưỡng chất. Ảnh: Daily
Số lượng nhà máy sản xuất rau siêu sạch đang tăng lên tại xứ sở hoa anh đào. Chúng có
thể cung cấp liên tục nhiều loại rau trong 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
- Các công nghệ nhân giống khoai tây in vitro và bán in vitro đảm bảo nhân giống sạch
bệnh với tốc độ nhanh. Hiện nay, hầu hết các chương trình nhân giống khoai tây trên
thế giới dựa vào công nghệ nhân giống này. Nó có thể tạo ra được giống xác nhận từ 3 -
5 năm sau vụ trồng đầu tiên trên đồng ruộng.
-Các phương pháp nhân giống in vitro và bán in vitro có thể được áp dụng xen kẽ vào
các thời kỳ khác nhau của chương trình nhân giống chủ yếu là để tạo ra các vật liệu
giống sạch bệnh ban đầu, là nguồn giống hạt nhân hoặc giống gốc.
B.CÁC ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀO SẢN
XUẤT RAU SẠCH.
I).Các kỹ thuật trong tạo giống
1.Công nghệ gen
-Theo phương pháp truyền thống nhà tạo giống tìm cách tổ hợp lại gen giữa 2 cá thể
thực vật nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng mong muốn.
- Với các thao tác trên gen như chuyển gen, tổng hợp một đoạn DNA, cấy ghép gen…
đã tạo ra những giống cây trồng mới cho năng suất và hiệu quả cao. Ví dụ như dựa vào
công nghệ gen để tạo ra các giống cây trồng kháng nấm, kháng sâu bệnh, các giống mới
chịu hạn, chịu mặn, tạo cây có quả ít bị hư hại, giống cây có quả chín chậm(dựa vào
công nghệ DR để tạo ra cà chua chín chậm)…
- Vì vậy nhờ kỹ thuật chuyển gen đã tạo ra những giống có những gen mong muốn từ
những sinh vật khác nhau. Các thực vật chuyển gen này đã được chọn lọc và lai giống

có kiểm soát trong thời gian dài.
- Năm 1994, giống cà chua Calgene chuyển gen chín chậm trở thành cây đầu tiên được
sản xuất và tiêu thụ ở các nước công nghiệp.
- Ngoài ra trên thế giới nhiều công bố khoa học đã dùng công nghệ chuyển gien đã mã
hóa protein HBsAg vào nhân và lục lạp tế bào, vào một số cây trồng, Sau đó, các nhà
khoa học đã chiết tách phần protein tinh khiết đó và nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn
dịch ở cơ thể động vật bằng cách tiêm chích protein tinh khiết hoặc ăn trực tiếp sản
phẩm cây chuyển gien.
- Bằng phương pháp chuyển gien bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens, kết quả
nghiên cứu của Viện Sinh học Nhiệt đới đã nhận được một số loại cây trong đó có cây
cà chua mang gien mã hoá kháng nguyên bề mặt vi-rút viêm gan B. Theo các nhà
nghiên cứu, nghiên cứu này nhằm hướng tới tạo ra "vắc-xin ăn được".
- Cà chua tím, còn được gọi là "siêu cà chua", có
mùi vị hệt như cà chua bình thường, nhưng có
thêm hai gene sản xuất sắc tố màu tối của hoa mõm chó. Những sắc tố này có đặc tính
chống oxy hóa nên có thể chống lại nhiều bệnh, bao gồm ung thư,tiểu đường và tim
mạch.
Trung tâm nghiên cứu John Innes ở Norwich (Anh) - nơi tạo ra cà chua tím - tin rằng
phát minh của họ khiến dư luận thay đổi quan điểm về các sản phẩm biến đổi gene.
Cây cà chua tím và cây cà chua đỏ. Ảnh: Daily Mail.
"Siêu cà chua" có nhiều anthocyanin, nhóm sắc tố phổ biến trong quả mâm xôi và cây
nam việt quất. Các hóa chất thuộc nhóm anthocyanin có khả năng tiêu diệt các phân tử
oxy hóa có hại trong cơ thể. Trong tự nhiên, chúng được sản xuất bởi cây cà chua,
nhưng người ta chỉ tìm thấy chúng trên lá.
-Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu John Innes đưa hai gene tạo sắc tố đen
từ hoa mõm chó sang cà chua nhờ một loại vi khuẩn.
Giáo sư Cathie Martin, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết, những con chuột bị ung thư
sống lâu hơn khi chúng ăn cà chua tím. Các chuyên gia sẽ tiếp tục tiến hành thử nghiệm
tác dụng của "siêu cà chua" trên cơ thể những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
- Việc ứng dụng cây chuyển gen sẽ có những lợi ích rõ rệt:

+ Tăng sản lượng
+ Giảm chi phí sản xuất
+ tăng lợi nhuận nông nghiệp
+ Cải thiện mội trường
2.Chế phẩm vi sinh
Vai trò của chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp:
- Chế phẩm vi sinh vật không gây hại đến sức khỏe của con người, vật nuôi và cây
trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng cân bằng hệ vi sinh vật trong môi trường sinh thái.
- Chế phẩm vi sinh vật không làm chai đất mà làm tăng độ phì nhiêu của đất.
- Chế phẩm vi sinh vật có tác dụng tiêu diệt sâu hại và côn trùng gây hại.
- Chế phẩm vi sinh vật phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải
sinh hoạt, phế thải nông công nghiệp làm sạch môi trường.
- Chế phẩm vi sinh vật đồng hóa các chất dinh dưỡng cho cây trồng, góp phần làm tăng
năng suất và chất lượng nông sản
2.1 Phân lân vi sinh:
-Phân lân vi sinh là sản phẩm có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật còn sống đạt tiêu
chuẩn, có khả năng chuyển hóa các hợp chất phospho khó tan thành dễ tiêu cho cây
trồng sử dụng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng nông phẩm.
-Phân lân vi sinh không gây hại đến sức khỏe con người , động thực vật và không ảnh
hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
Phương pháp bón phân lân vi sinh: Được bón trực tiếp vào đất.
+ Có thể trộn đều chế phẩm với đất tơi sau đó đem rắc đều vào luống trước khi gieo hạt.
+ Có thể đem chế phẩm ủ hoặc trộn với phân chuồng hoai, sau đó bón đều vào luống
rồi gieo hạt.
+ Có thể trộn chế phẩm vi sinh vật với đất hoặc với phân chuồng hoai, sau đó đem bón
thúc cho cây. Phương pháp này nhằm tăng số lượng vi sinh vật hữu ích cho đất.
2.2 Sử dụng phân hữu cơ sinh học:
-Phân hữu cơ sinh học là loại phân bón được tạo ra qua quá trình lên men vi sinh vật
các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (phế thải nông nghiệp, phế thải chăn nuôi,

phế thải sinh hoạt, phế thải đô thị ), trong đó các hợp chất hữu cơ phức tạp dưới tác
động của vi sinh vật hoặc các hoạt chất sinh học được chuyển hóa thành dạng mùn.
-Một số vi sinh vật sử dụng trong quá trình chế biến phân hữu cơ vi sinh là: Aspergillus
niger, Aspergillus sp, Penicillum sp
2.3 Sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất:
-Sử dụng các loại vi sinh vật có khả năng phân giải hoặc chuyên hóa các chất gây ô
nhiễm trong đất qua đó cải tạo sức sống mới cho đất. Ngoài ra các vi sinh vật còn có
khả năng phân hủy phế thải hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng
thời giúp cây chống lại các tác nhân gây bệnh nguồn gốc từ đất, tạo ra các chất kích
thích sinh trưởng thực vật làm ổn định cấu trúc đất ở vùng rễ cây trồng.
Các vi sinh vật thường dùng trong cải tạo đất thoái hóa có thể kể đến là: nấm rễ nội
cộng sinh (VAM-Vascular Abuscular Mycohiza) và vi khuẩn Pseudomonas.
3.Sử dụng thiên địch,thuốc trừ sâu sinh học,chế phẩm sinh học.
- Khái niệm: Vi sinh vật gây bệnh côn trùng bao gồm nấm, vi khuẩn, virus, động vật
nguyên sinh, tuyến trùng, động vật đa bào.
-Thuốc trừ sâu sinh học có rất nhiều ưu điểm mà thuốc hóa học không có như: không là
nhiễm bẩn môi trường, không gây tính kháng thuốc với sâu hại, không làm mất đi một
một quấn thể thiên địch có ích trong tự nhiên, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con
người và không phải tốn kém. Ví dụ: thuốc trừ sâu vi sinh trên cơ sở tạo bào tử mang
tinh thể độc tố Endotoxin của vi khuẩn Bacillus thuringiensis trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu
đo, sâu khoang.
3.1 Chế phẩm nấm gây bệnh côn trùng:
-Nấm gây bệnh côn trùng tạo ra sự thay đổi bệnh và rối loạn chức năng trong cơ thể côn
trùng.
-Sự sinh sản trong cơ thể côn trùng làm cho hoạt động trao đổi chất, các cơ quan mô bị
phá hoại, mất chức năng sinh lý và phát sinh sự rối loạn.
-Sự sinh sản của nấm trước hết là sự biến đổi thành phần của dịch thể làm giảm tác
dụng oxy hóa khử limfo trong máu. Do sinh sản nhiều, nấm sẽ làm tắc hệ tuần hoàn của
côn trùng, gây đói sinh lý tế bào vật chủ, chất độc sinh ra làm thay đổi sinh hóa cơ thể
và làm tê liệt thần kinh, từ đó làm mất đi và làm rối loạn cơ năng sinh lý. Chúng sẽ biểu

hiện hô hấp thất thường, giảm sức sinh sản, ức chế sự lột xác.
Ví dụ: nhộng ngài, tằm trời sau khi bệnh nấm mốc sâu tiêu hao lượng oxy xuống 7 lần,
sâu non bọ lá khoai tây sau khi bị bệnh nấm bạch cương độ hô hấp tăng lên nhiều lần.
Sau khi tiêm chất độc của nấm cho sâu non chúng thường biểu hiện thay đổi biến thái
của sâu và ức chế quá trình lột xác, cuối cùng làm cho sâu chết.
-Tính an toàn của chế phẩm nấm: nhìn chung nấm thường phát triển trong điều kiện
nhiệt độ thấp và không ảnh hưởng đến động vật máu nóng. Ví dụ như nấm bạch cương
trong cơ thể sống ở nhiệt độ 35
0
C, dù ở điều kiện độ ẩm nào đều ngừng phát triển và
sau 28 ngày là mất khả năng sống, cho nên chúng rất an toàn đối với con người. Tuy
nhiên cũng cần chú ý một số loại nấm vẫn gây ảnh hưởng đến động vật máu nóng như
nấm mốc sâu, nấm mốc khúc vàng, nên cần lưu ý khi sử dụng. Phần lớn các loài nấm
trong môi trường không gây ô nhiễm bởi vì bản thân các sinh vật đó đã tồn tại trong tự
nhiên, nên lâu dài chúng sẽ tự phân giải và không ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái.
-Sử dụng chế phẩm nấm diệt sâu:
+Thời cơ và điều kiện: độ ẩm là yếu tố quan trọng cho nấm xâm nhiễm, phải nắm
vững mùa có độ ẩm cao và môi trường có độ ẩm cao để thả nấm.
+Phương pháp thả nấm thường dùng là phun bột và phun mù. Phun mù xâm nhiễm
nhanh, phát bệnh sớm, tỷ lệ côn trùng chết cao, thích nghi với nơi có nguồn nước,
những nơi có cây thấp. Phun bột thường cho khả năng khuếch tán lớn, thời gian giữ
lại lâu, tiết kiệm nhân lực, giá thành thấp hơn phun nước.
+Ngoài ra còn có thể thả sâu bị bệnh nấm, phun vào đất hoặc rắc lên mặt đất.
3.2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh côn trùng:
-Dựa vào mức độ ký sinh của vi khuẩn trên vật chủ người ta chia ra vi khuẩn chuyên ký
sinh, vi khuẩn kiêm ký sinh, vi khuẩn tiềm ẩn.
*Vi khuẩn chuyên ký sinh: trong tự nhiên chúng sinh sản trong cơ thể côn trùng.
Muốn sinh sản cần có điều kiện đặt biệt. Do đó chúng rất khó phát triển trong môi
trường nhân tạo. Những loại này có phạm vi vật chủ nhỏ hẹp, lây lan qua đường miệng.
Ví dụ bào tử mầm bọ hung Bacillus popilliac, B.lentimorbus.

*Vi khuẩn sữa: hình que nẩy mầm gây bệnh cho sâu non bọ hung. Vi khuẩn này
xâm nhiễm thông qua đường tiêu hóa của bọ hung non. Sau khi bọ hung ăn rễ, vật hoại
sinh trong đất, bào mầm nảy mầm thành thể dinh dưỡng xuyên qua vách ruột vào trong
xoang cơ thể. Vi khuẩn sinh sản hàng loạt bào mầm trong xoang máu làm cho limfa
máu đục nên sâu non bọ hung thành màu trắng sữa, hoạt động của chúng giảm dần,
phản ứng rất chậm.
*Vi khuẩn kiêm ký sinh: chúng sinh sản ngoài cơ thể côn trùng nên không cần
những điều kiện đặc biệt nên có thể nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, sinh sản trong
ống tiêu hóa, làm tổn thương các mô vật chủ, đồng thời hình thành chất độc trong
xoang máu côn trùng. Nếu chất độc đó vào trong ống tiêu hóa, dù vi khuẩn không sinh
sản cũng có thể làm cho côn trùng chết.
*Vi khuẩn que Bacillus thuringiensis: được nhà côn trùng người Đức phát hiện
năm 1911 tại Thuringi vùng Địa Trung Hải sau khi phân lập trên loài sâu xám. Vi
khuẩn B.t yêu cầu dinh dưỡng không cao, chủ yếu là protein động thực vật, có thể phát
triển bình thường trong nhiều nguồn nitơ, cacbon và muối vô cơ. Sinh trưởng trong điều
kiện nhiệt độ thích hợp là 27-32
0
C.
-Chất độc của vi khuẩn B.t: Chất độc của vi khuẩn B.t được chia ra làm hai loại: chất
độc trong chính là tinh thể và chất độc ngoài là sản phẩm trao đổi chất tiết ra ngoài cơ
thể vi khuẩn trong quá trình sinh trưởng.
*Cơ chế gây độc: khi vi khuẩn vào ruột giữa côn trùng không hình thành các enzyme
mà gây độc chủ yếu là do chất độc tinh thể. Sau khi tinh thể hòa tan trong ruột côn
trùng chỉ mấy phút là là côn trùng tê liệt, chỉ 55 phút là vách ruột bị vỡ, làm cho các tế
bào thượng bì ruột giữa rụng, để lộ màng đáy mỏng tạo điều kiện cho tế bào sinh dưỡng
cảu vi khuẩn xâm nhập. Nghĩa là sau khi sâu ăn vi khuẩn, bào mầm nẩy mầm, tế bào
dinh dưỡng chui vào màng thực quản xâm nhập vào thượng bì ruột giữa bị phá hoại,
cuối cùng tế bào dinh dưỡng chui vào màng đáy các chất trong ruột lẫn với máu, sâu
non sẽ chết.
-Các dạng chế phẩm B.t:

+ Chế phẩm dạng nước: sau khi lên men ta thu được bào mầm và tinh thể
được bảo quản trong dung dịch thêm vào đó một số chất bám dính và phòng thối. Chế
phẩm dạng lỏng ngoài nước ra còn có chế phẩm dạng sữa, dạng dầu.
+ Chế phẩm dạng bột: trong chế phẩm có thể thêm các chất dạng bột như
bột đất sét, đất cao lanh.
+ Chế phẩm bột thấm nước: thêm vào chế phẩm một ít chất thấm nước, một
số chất bám dính có thể làm chất thấm ướt.
+ Chế phẩm dạng nan keo: có thể chế thành viên con nhộng để đề phòng ánh
sáng trực xạ, nhiệt độ cao và khô nóng của môi trường. Như vậy tác dụng gây độc của
chế phấm sẽ lâu hơn.
Phương pháp sử dụng chế phẩm B.t: có thể phun mù, phun bột, tưới, rắc bột, phun
bằng máy bay Có thể thêm một lượng rất ít thuốc trừ sâu hóa học, vì thuốc trừ sâu hóa
học có thể phá hoại tình trạng sinh lý bình thường của sâu, giảm bớt sức đề kháng sâu
hại, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu mà từ đó càng nâng cao tính nhạy
cảm của vi khuẩn, đồng thời nó cũng làm cho các vật gây bệnh khác tiềm ẩn trong côn
trùng có điều kiện gây dịch, sau khi côn trùng đã nhiễm vi khuẩn tính chống thuốc hóa
học của sâu cũng giảm xuống, đạt được mục đích phòng trừ.
3.3 Sử dụng virus gây bệnh côn trùng:
-Virus đa diện kiểu nhân NPV: sau khi virus xâm nhiễm vào côn trùng, ký sinh trong
nhân tế bào côn trùng và sinh sản tái tạo trong nhân. Thể vùi có hình nhiều mặt hay đa
diện vào trong tế bào nên người ta gọi là virus đa diện nhân. Thể vùi là kết tinh protein
bao hạt virus (virion) hình que vào trong túi. Thể đa diện bao gồm thể vùi và hạt virus.
+ Con đường xâm nhiễm của NVP là qua da và thức ăn. Sau khi sâu non ăn phải
NVP, bị hệ tiêu hóa dịch vị phân tích ra virion, virion chui vào thượng bì của ruột giữa
vào xoang, lúc đầu vào các tế bào máu, tế bào lipit, tế bào vách khí quản, tế bào da, về
sau xâm nhập vào tế bào tuyến tơ, tế bào đốt thần kinh và tế bào mầm trưởng thành.
Sau khi sâu non bị nhiễm sức ăn sẽ giảm, động tác chậm, thường bò lên trên cao, thân
trước lúc chết bị mềm, các mô trong cơ thể chứa nhiều nước, da dễ bị vỡ, chảy ra dịch
màu trắng hoặc nâu, chưa có mùi hôi, cho đến khi nấm mốc mọc mới thể hiện mùi. Sâu
non chết thường có chân đuôi bám chặt vào cành cây, thân rủ xuống, dịch xuống dưới

làm cho thân dưới phình to ra
-Virus thể hạt GV: thể vùi của virus có dạng vỏ đậu hoặc hình trứng. Trong thể vùi có
hạt virus (virion), chúng chỉ tác động lên bộ cánh vẩy, chúng chỉ xâm nhiễm ở vị trí
nhân tế bào và tế bào chất.
+ Sau khi sâu non bị bệnh GV, trước hết là sức ăn bị giảm rồi ngừng ăn. Màu
da bị biến thành màu trắng xám hoặc vàng sữa. Nhưng có màu khác nhau theo loài.
Thân thể yếu dần.
+ Sự biến đổi bệnh trong tế bào: Sự biến đổi của sâu bị bệnh GV trước hết là
sự sản sinh hàng loạt nhờ tế bào thể mỡ tiến hành phân chia có sợi. Kết quả làm cho thể
mỡ tăng lên. Đồng thời nhân tế bào cũng phình to lên, một phần chất nhiễm sắc do nhân
nứt và phân giải mà phân bố cạnh màng nhân, hạch nhân bị tiêu đi. Nhân tế bào tiếp tục
phình to lên cho đến khi chiếm gần hết tế bào, bên ngoài nhân có rất nhiều hạt lipit,
virus phát sinh kết cấu mạng lưới. Cuối cùng màng tế bào nứt ra, vô số thể hạt và các
chất khác chạy vào máu.
-Virus đa điều kiện chất CPV: CPV được phát hiện năm 1934 trên tằm nhà Nhật Bản.
+ Bệnh lý học của CPV: triệu chứng ban đầu của CPV rất ít thấy, tùy theo
bệnh phát triển côn trùng sinh trưởng chậm dần, thân nhỏ lại, giảm ăn, đầu ngực bụng
có tỉ lệ không bình thường, có lúc lông mọc dài ra xuất hiện sự biến màu. Ruột chứa
nhiều CPV nên có màu trắng hoặc vàng, chúng tiết ra ở miệng hoặc bài tiết ở hậu môn
nhiều thể đa diện. Mô bị xâm nhiễm là các tế bào hình ống của thượng bì ruột giữa.
• Ứng dụng của virus phòng trừ côn trùng như ứng dụng GV phòng trừ ngài
trời Cacothoesp, NPV phòng trừ ngài độc ăn lá Lymantria dispar L
3.4 Sử dụng tuyến trùng ký sinh phòng trừ sâu hại:
- Người ta thường sử dụng tuyến trùng DD-136 (Neoaplectana carpocapsae) ký siinh
trên 1000 loài côn trùng, cơ chế diệt sâu của chúng liên quan đến loài vi khuẩn
Achromobacter nematophylus. Chúng ở trong thân tuyến trùng, sau khi tuyến trùng
chui vào sâu non tuổi 3, vi khuẩn cũng vào theo, khi tuyến trùng vào vách ruột để vào
xoang máu, tuyến trùng bài tiết qua đường tiêu hóa vào máu côn trùng trong 24 giờ vi
khuẩn gây bệnh cho côn trùng. Tỷ lệ sâu chết đạt 80-90%.
-Tuyến trùng Delacdenus spp ký sinh ong đục cây thuộc chi Sirex cũng đã được nghiên

cứu để phòng trừ. Trên ong đục cây có 2 loại nấm cộng sinh (Amylosterurn spp). Mỗi
khi ong bắt đầu hóa nhộng, hệ thống sinh dục bắt đầu chín muồi, mỗi tuyến trùng cái
hình thành mấy ngàn trứng, mặc dù trứng nở trong cơ thể nhưng tuyến trùng non bò ra
ngoài thân nhộng sâu, ở đó chúng ăn trứng của nhộng hoặc ăn dịch hoàn của nhộng
đực. Tuyến trùng này có khả năng làm cho sâu bất thụ.
Ngoài một số biện pháp ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trừ sâu bệnh trên, hiện nay cũng
đã có một số biện pháp sinh học khác để tiêu diệt phòng trừ sâu hại như sử dụng thiên
địch (ong mắt đỏ ), hoặc sử dụng dầu được trích từ cây neem để diệt sâu hại, sử dụng
bẫy côn trùng
-Ngoài ra còn có một số biện pháp như: Sử dụng bẩy pheromone phòng trừ sâu hại rau.
+Sử dụng các sản phẩm sinh học(phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) trong canh
tác, hạn chế sử dụng các sản phẩm hóa học.
+Sử dụng biện pháp ghép (cà chua lên gốc cà tím, dưa hấu lên gốc bầu) để tránh
bệnh hại rễ.
+Sử dụng màng phủ nông nghiệp để trừ cỏ dại, phòng rệp và giữ ẩm đất…
4.Trồng rau thuỷ canh
4.1)Định nghĩa:
-Thuỷ canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh
dưỡng hoặc các giá thể mà không phải là đất.Các giá thể có thể là cát,trấu,vỏ dừa,than
bùn v.v.
-Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau tác động cách nhiệt,
tránh ánh sáng cho bộ rễ, dung dịch chứa trong hộp( có lót nilông đen) do được bổ sung
dung dịch đệm nên không phải điều chỉnh độ pH trong suốt quá trình sinh trưởng của
cấy giá thể đỡ cây là trấu.
-Kỹ thuật thuỷ canh là một trong những kỹ thuật tiến bộ của nghề làm vườn hiện
đại.Chọn lựa môi trường tự nhiên cần thiết cho cây phát triễn là sử dụng những chất
thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triễn của cây,tránh được sự phát triễn của cỏ
dại,côn trùng và bệnh tật lây nhiễm từ đất.



4.2)Ưu điểm và nhược điểm của trồng thuỷ canh
*Ưu điểm:
-Không cần đất chỉ cần không gian để đặt hộp dụng cụ trồng.Do đó có thể triễn khai ở
những vùng đất cằn cỗi,như:hải đảo,vùng núi,cũng như tại gia đình như trên sân
thượng,ban công…
-Không phai làm đất,không có cỏ dại,không cần tưới.
-Trồng được nhiều vụ,trồng trái vụ.
-Không phải sử dụng thuốc trừ sâu bệnh và các hoá chất độc khác.
-Năng suất cao vì có thể trồng liên tục.
-Sản phẩm hoàn toàn sạch,đồng nhất,giàu dinh dưỡng và tươi ngon.
-Không tích luỹ chất độc,không ô nhiễm môi trường.
-Không đòi hỏi lao động nặng nhọc,người già và trẻ em cũng có thể tham gia hiệu quả.
*Nhược điểm
-Chỉ trồng các loại cây rau quả ngắn ngày.
-Gía thành sản xuất còn cao.
- Ứng dụng: Hiện nay phương pháp này ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng:
PGS.TS. An giới thiệu mô hình trồng rau cải xanh không dùng đất
*Hệ thống thủy canh bao gồm 2 hệ thống: Thủy canh tĩnh và động.
-Hệ thống thủy canh tĩnh:
Vật chứa dung dịch là những hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng cách nhiệt,
tránh ánh sang cho bộ rễ. giá thế để cây là một trấu hun. Hộp trồng cây được để trông
nhà cách ly với côn trùng gây hại. Hệ thống này có ưu điểm là không phải đầu tư chi
phí thiết bị làm chuyển động dung dich nên giá thành thấp. Nhược điểm chính là
thường thiếu oxi cho cây trong dung dịch và giảm độ ph gây ngộ độc cho cây.
-Hệ thống thủy canh động:
Là hệ thống mà quá trình trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng có chuyển động, chi
phí cao hơn nhưng dung dich không bị thiếu oxi. Các hệ thống thủy canh họat động trên
nguyên lý thủy triều, sục khí, tưới nhỏ giọt.
-Hệ thống khí canh:
Đây là hệ thống mà rễ cây được đặt trong môi trường bão hòa với các giọt dinh dưỡng

liên tục hay gián đọan dưới dạng sương mù hoặc phun. Hệ thống này cây được trồng
trông các tấm polystyrene nhưng rễ cây chỉ được treo lơ lững trong môi trường không
khí dưới tấm đó. Trong hộp có phun mù, hộp được che kín sao cho rễ nằm trong hộp
được phun định kỳ 2 – 3 phút/lần. Với hệ thống này không cần dùng nhiều thể trơ, dinh
dưỡng được phun trực tiếp đến rễ, oxi được cung cấp đầy đủ nên năng suất rất cao.
4.3.Phương pháp thủy canh
4.3.1. Phương pháp thuỷ canh nhờ hệ thống dạng bấc (wick system)
-Hệ thống dạng bấc cho đến nay là dạng hệ thống hydroponic đơn giản nhất. Đây là hệ
thống bị động. Dung dịch dinh dưỡng được hút vào môi trường trồng thông qua cái bấc
hút và dẫn nước. Hệ thống này có thể sử dụng với nhiều loại giá thể trồng khác nhau.
Trong đó, Perlite, Vermiculite, Pro-Mix và sợi xơ dừa là những loại phổ biến nhất.Vấn
đề lớn nhất của hệ thống này là các cây lớn thường sử dụng lượng lớn nước có thể sẽ sử
dụng hết dung dịch dinh dưỡng nhanh hơn những bấc cung cấp nước cho chúng.
4.3.2. Phương pháp thuỷ canh nhờ hệ thống nhỏ giọt
(Drip systems – recovery / non-recovery)
-Hệ thống nhỏ giọt có thể là loại hệ thống hydroponic được sử dụng rộng rãi nhất trên
thế giới. Thực hiện đơn giản, timer điều khiển bơm ngập chìm. Timer bật máy bơm
lên và dung dịch dinh dưỡng được nhỏ trực tiếp lên gốc của mỗi cây bởi những
đường ống nhỏ giọt nhỏ. Trong hệ thống nhỏ giọt hồi lưu, dung dịch dinh dưỡng dư
chảy xuống sẽ được thu hồi trong bể tái sử dụng. Hệ thống không hồi lưu không thu
lại những nước dư chảy xuống
-Hệ thống hồi lưu sử dụng dung dịch dinh dưỡng khá hiệu quả, nước dư ra được tái sử
dụng, cho phép sử dụng timer ít tốn kém hơn do hệ thống hồi lưu không yêu cầu
việc kiểm soát chính xác chu kỳ nước. Hệ thống không hồi lưu cần timer chính xác
hơn sao cho chu kỳ nước có thể điều chỉnh nhằm đảm bảo cây có đủ chất dinh
dưỡng và nước dư xuống ở mức thấp nhất.
-Hệ thống không hồi lưu yêu cầu ít sự bảo dưỡng do dung dịch dinh dưỡng dùng dư
không tái sử dụng vào bồn chứa, do đó nồng độ dinh dưỡng và pH của bồn dung
dịch dinh dưỡng không thay đổi. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đổ đầy bồn
bằng dung dịch dinh dưỡng đã chỉnh pH và quên nó đi cho đến khi cần thêm. Hệ

thống hồi lưu có thể có những thay đổi lớn về pH và nồng độ dinh dưỡng đòi hỏi
phải kiểm tra và điều chỉnh định kỳ.
4.3.3. Phương pháp thủy canh NFT( Nutrient film techniques)
Là phương pháp trồng rau trong máng plastic có chất dinh dưỡng chảy qua.

-Loại này là hệ thống hydroponic mà mọi người thường nghĩ tới khi nghĩ đến hệ thống
hydroponic. Các hệ thống N.F.T. có 1 dòng chảy liên tục dung dịch dinh dưỡng vì
vậy không cần timer cho máy bơm ngập chìm. Dung dịch dinh dưỡng được bơm
vào khay trồng (thường dạng ống) và chảy qua rễ của cây, sau đó chúng chảy về
bồn chứa
-Thường thì không cần chất trồng nào ngoài không khí, giúp tiết kiệm chi phí thay chất
trồng sau mỗi vụ mùa. Thường thì cây được đặt trong các chậu rổ nhỏ bằng nhựa
với rễ phơi trong dung dịch dinh dưỡng.
-Hệ thống N.F.T rất dễ bị ảnh hưởng khi mất điện hay bơm hư. Rễ sẽ khô rất nhanh
chóng khi dòng chảy chất dinh dưỡng bị ngưng
4.3.2. Phương pháp bán thủy canh:
 Là trồng rau trên giá thể sạch ( có thể là đất sạch đất chưa bị ô nhiễm hoặc giá
thể là mụn xơ dừa, than bùn) tưới bằng hệ thống nhỏ giọt
 Giá thể sạch Viêt Nam sử dụng là mụn xơ dừa, than bùn, hỗn hợp vỏ cây hoặc
mạc cưa với trấu và cát. Đây là những giá thể biết rõ nguồn gốc, không bị ô
nhiễm bởi vì trong quá trình sản xuất giá thể đã được tiệt trùng
4.3.3. Trồng rau khí canh:
-Khí canh có thể là hệ thống hydroponic dạng high-tech nhất. Giống như hệ thống
N.F.T, chất trồng chủ yếu là không khí. Rễ phơi trong không khí và được phun
sương bằng dung dịch dinh dưỡng. Việc phun sương thường được thực hiện mỗi vài
phút. Do rễ phơi ra không khí giống như hệ thống N.F.T, nên rễ sẽ khô nhanh chóng
nếu chu kỳ phun sương bị gián đoạn.
Timer điều khiển bơm dinh dưỡng cũng giống như những loại bơm của hệ thống
hydroponic khác, ngoại trừ việc khí canh cần 1 timer chu kỳ ngắn giúp chạy máy bơm
vài giây trong mỗi chu kỳ vài phút.

Trồng rau theo kiểu cổ truyền :
Ưu điểm
 - Theo tập quán nên dễ làm
 - Ít tốn kém chi phí đầu tư
 - Lợi dụng được các thiên địch tự nhiên
 - Cây có điều kiện tự nhiên để phát triển
 Khuyết điểm

×