Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.37 KB, 14 trang )

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

I. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ từng nói:
“ Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này
cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu sẽ thành người tốt”.
(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9,2002, tr.509)
Việc nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện nói chung và chất lượng chăm
sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ mầm non nói riêng là một trong những vấn đề
quan tâm hàng đầu của toàn xã hội. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, ni
dưỡng giáo dục trẻ mầm non cần rất nhiều yếu tố khác nhau để phát triển toàn
diện cho trẻ, một trong những yếu tố quan trọng đó là đổi mới tổ chức hoạt động
giáo dục theo quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm".
Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một quan điểm giáo dục
tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trị của giáo viên. Quan điểm này định hướng
cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo
dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên không chỉ truyền đạt
kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên tạo ra các điều kiện, các
cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động, sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh
kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được
hứng thú, nhu cầu, trình độ, khả năng của từng trẻ trong lớp, trên cơ sở đó lựa
chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ.
Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo sự hứng thú, nhu
cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tơn
trọng. Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công.
Trong những năm qua, nhà trường nơi tôi công tác đã xác định: Công tác
nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của từng năm học. Mặc dù hiện nay đã đạt


được một số kết quả đáng kể, song việc áp dụng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
tại đơn vị vẫn còn những vấn đề bất cập. Giáo viên vẫn còn mơ hồ trong việc lập
kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức các hoạt động học, hoạt động vui chơi
lấy trẻ làm trung tâm...
Từ các cơ sở nêu trên, cho thấy tính cấp bách và tầm quan trọng của vấn đề
nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là vô
cùng cần thiết. Trong q trình cơng tác, tơi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, học
hỏi bạn bè, đồng nghiệp để nâng cao kiến thức và phương pháp giáo dục. Đây
1/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

cũng là lí do mà tơi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non”làm sáng
kiến cải tiến kỹ thuật năm học 2022 - 2023.
2. Mục đích nghiên cứu.
Việc vận dụng đề tài này vào thực tiễn rất nhiều giáo viên tỏ ra đam mê,
yêu thích. Đặc biệt đối với trẻ có sự chuyển biến thật sự về mọi mặt đức trí thể
mỹ. Trẻ tự tin, mạnh dạn, chủ động trong mọi hoạt động.
Giúp giáo viên tận dụng ưu điểm của môi trường xung quanh trẻ vào việc
thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả đảm bảo chất
lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ.Tôn trọng sự khác
biệt của trẻ, tích cực thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
3. Đối tượng nghiên cứu.
“Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non” .
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm.
- Môi trường trong lớp học và ngoài lớp học.

- Nhận thức và hứng thú của trẻ khi hoạt động với môi trường.
- Khảo sát về cơ sở, vật chất đồ dùng, đồ chơi.
5.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát
- Phương pháp thực hành
- Phương pháp tích lũy kinh nghiệm
- Phương pháp đối chứng
- Phương pháp giảng giải thuyết trình.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Đề tài thực hiện và áp dụng tạitrường Mầm non Chu Minh.
- Thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023.
II. PHẦN THỨ HAI:
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề:
Trong lý luận dạy và học có những quan niệm khác nhau về vai trò của nhà
giáo dục và vai trò của học sinh, nhưng quy tụ lại có hai hướng: Hoạt động lấy
giáo viên làm trung tâm hoặc hoạt động lấy học sinh làm trung tâm. Những năm
gần đây các tài liệu giáo dục và dạy học ở nước ngồi và trong nước thường nói
tới việc cần thiết phải chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang dạy
2/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

học lấy trẻ làm trung tâm, đây là một xu hướng tất yêu của nền giáo dục mà
chúng ta nên áp dụng và đổi mới.
Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội đã có rất
nhiều văn bản hướng dẫn đưa hình thức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào thực
hiện ở các trường mầm non. Bám sát các văn bản chỉ đạo của Sở GD và ĐT,

Phịng GD&ĐT Ba Vì có Kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua trong
các trường học nói chung và trường mầm non nói riêng. Một trong những nội
dung của phong trào là "Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm".
Căn cứ kế hoạch chỉ đạo nhiệm vụ trọng tâm của nghành Giáo dục và đào
tạo Huyện Ba Vì, năm học 2019-2020.
Căn cứ hướng dẫn 755/GPD&ĐT-GDMN của Phòng GD & ĐT Ba Vì về
hướng dẫn thực hiện quy chế chuyên mơn Cấp học mầm non năm học 20192020.
2. Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài:
Quá trình thực hiện đề tài tại đơn vị, tơi nhận thấy có được những thuận lợi
và gặp phải một số khó khăn sau:
a. Thuận lợi:
-Cơ sở vật chất của nhà trường được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng
ngày càng khang trang, sạch đẹp, hiện đại. Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia
(lần 2) năm 2019.
- Sân chơi đẹp thiết kế thẩm mỹ các khu vực chơi như: vườn hoa, vườn
rau, khu thể chất, khu chơi với cát nước, sân chơi giao thơng .... có đầy đủ đồ
dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động
- Các lớp trẻ.
b. Khó khăn:
- Phương pháp của giáo viên mới dừng lại ở đổi mới hình thức tổ chức các
hoạt động, chưa tích hợp nội dung và phương pháp giáo dục thông qua các hoạt
động, nội dung nặng về kiến thức theo môn học và thiếu thực tế.
- Trẻ cịn thụ động, ít có sự tự tin mạnh dạn và cũng ít có nhu cầu hứng thú
được tham gia hoạt động giáo dục nên trẻ chưa phát huy được hết tính tích cực
của mình khi tham gia vào hoạt động giáo dục .
- 1 số cha mẹ còn chưa quan tâm đến việc học của con ở trường mầm non.
c. Khảo sát thực tế đầu năm học:
* Về giáo viên:
Thực tế việc giảng dạy cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường hiện nay, còn nhiều
vấn đề cần khắc phục như: Sự am hiểu tính cách độ tuổi từng trẻ, cách xây dựng

3/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

kế hoạch, lựa chọn chỉ số, lối dẫn dắt lơi cuốn trẻ, đa số cịn dạy trẻ theo hướng
lấy giáo viên làm trung tâm, cô hướng dẫn nhiều, nói nhiều, trẻ ít được thực
hành, trao đổi. Khai thác đồ dùng đồ chơi vẫn còn lúng túng ở một số giáo viên.
* Về trẻ:Tổng số trẻ: 32 trẻ; nữ: 15 trẻ; nam: 17 trẻ; Khuyết tật: 0 trẻ.
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ tháng 9/2019 như sau:
T
T

Nội dung đánh giá

1

Trẻ hứng thú tham gia vào
các hoạt động
Trẻ có ý thức tự thực hiện
tốt yêu cầu của các hoạt
động.
Trẻ nắm vững kiến thức,
kỹ năng vận dụng linh
hoạt, sáng tạo vào thực tế.
Trẻ có kỹ năng sử dụng
ngơn ngữ rõ ràng, mạch lạc

2


3

4

Mứcđộ
Khá
Trungbình

Tốt
Sốtr


Yếu

%

Sốtrẻ

%

Sốtrẻ

%

Sốtrẻ

%

5/32


15,
6

09/3
2

28,
1

12/32

37,
5

6/32

18,8

4/32

12,
5

7/32

21,
9

13/32


40,
6

8/32

25

4/32

12,
5

8/32

25

12/32

37,
5

8/32

25

6/32

18,
8


09/3
2

28,
1

12/32

37,
5

5/32

15,6

Trước thực trạng trên, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ của cấp học trong
giai đoạn hiện nay. Tơi trăn trở, nghiên cứu, tìm tịi thử nghiệm các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.Xứng
đáng là địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh trong và ngoài địa bàn.
3. Các biện pháp thực hiện:
3.1. Tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm cho bản thân.
3.2.Lập kế hoạch và tổchức các hoạt động giáo dụclấy trẻ làm trung tâm.
3.3. Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị.
3.4. Thiết kế góc chơi tại lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
3.5. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ.
4. Biện pháp thực hiện ( Biện pháp từng phần)
4.1. Tự học, tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về giáo dục lấy trẻ làm trung

tâm cho bản thân.
Bồi dưỡng chuyên mơn theo kế hoạch định kì đầu năm, hàng tháng là một
việc làm không thể thiếu của giáo viên. Đây là một trong những hình thức góp
phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng chuyên môn rõ rệt. Từ đầu năm
học, tơi bám vào kế hoạch của phịng giáo dục, của nhà trường để lên kế hoạch
4/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

cụ thể cho từng tháng. Tôi tự nghiên cứu kỹ các nội dung chương trình, sách
hướng dẫn thực hiện chương trình, các tài liệu có liên quan đến giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm. Sau đó, tự rút ra những ưu điểm của phương pháp giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm. Tôi thảo luận với giáo viên cùng lớp, cùng tổtìm được những
vướng mắc trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực hiện chương trình. Thực
hiện được việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, giúp tôi có thêm kiến thức, kỹ năng
mới trong thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời qua đó cũng đề
xuất với Ban giám hiệu, tổ chun mơn có những định hướng đúng để xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong suốt năm học thiết thực và hiệu quả hơn.
Để việc tự bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả cao, tôi đăng ký dạycác tiết
mẫu và dự giờ học hỏi từ các đồng nghiệp. Xuyên suốt trong quá trình năm học,
tơi đã bám vào kế hoạch cụ thể từng tháng, tôi xây dựng các tiết mẫu xin ý kiến
đóng góp của đồng nghiệp, của ban giám hiệu thơng qua. Mỗi tháng tơi đều có 1
đến 2 hoạt động để thao giảng. Sau tiết dạy, tôi cùng đồng nghiệp đã dự giờ trao
đổi, góp ý cụ thể, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm cho từng hoạt động. Từ
đó, tôi và đồng nghiệp nắm vững hơn về nội dung, hình thức, phương pháp và
cách thức tổ chức các hoạt động theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.Các
vấn đề cần trao đổi là sự chuẩn bị về đồ dùng, giáo cụ trực quan như thế nào? về
nội dung kiến thức, về kỹ năng, thái độ ra sao? phù hợp khả năng, nhu cầu, hứng

thú, vốn kinh nghiệm của trẻ chưa? Phương pháp dạy học có phù hợp với khả
năng của trẻ? có giúp trẻ đạt được mục tiêu đề ra hay khơng? Cách tổ chức có
dưới dạng trị chơi hay khơng? Hoạt động có sự xen kẽ động tĩnh hay chưa?
trình tự hoạt động có đi từ dễ đến khó hay chưa? Cách tổ chức lớp của giáo viên
có phát huy được tính tích cực của trẻ khơng? Có quan tâm đến các trẻ cá biệt,
nhút nhát khơng?... từ đó rút ra những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân cho bản
thân và các giáo viên khác cùng được tiếp thu học hỏi kinh nghiệm.
Dự giờ góp ý các giáo viên khác hoặc dự chuyên đề các trường bạn cũng là
một trong những biện pháp góp phần bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên có
hiệu quả. Một trong những yếu tố dự giờ có hiệu quả nhất là cần phải thay đổi
cách dự giờ từ việc hướng tập trung vào giáo viên sang hướng tập trung vào trẻ.
Một hoạt động có thành cơng hay khơng khơng phải chỉ quan sát đánh giá quá
trình lên lớp, tác phong của giáo viên mà lấy trẻ làm trung tâm, lấy kết quả trong
quá trình hoạt động của trẻ. Vì vậy, ngư ời dự cần chú ý chọn vị trí ngồi cho
thích hợp để dễ dàng quan sát trẻ hoạt động. Tôi thường dùng điện thoại quay lại
hoạt động để quan sát được tỉ mỉ hơn v thời gian rảnh rỗi.Từ đó có thể đánh
giá hoạt động nào giáo viên tổ chức chưa thành cơng để góp ý, đánh giá, bổ sung
5/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

rút ra bài học cho quá trình tổ chức các hoạt động cho mỗi giáo viên. Đồng thời
tôi cũng rút được những điểm hay, những kinh nghiệm từ người dạy.
Việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm. Tơi nhận thấy thật sự có hiệu quả với bản thân và với các
đồng nghiệp. Không những giúp nâng cao trình độ chun mơn, mà tơi thấy tự
tin, mạnh dạn hơn trong việc dạy trẻ. Mối quan hệ với đồng nghiệp ngày càng
khăng khít, đồn kết hơn.

4.2.Lập kế hoạch và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ làm trung tâm.
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi đã chủ động xây dựng Kế hoạch của
khối, của lớp. Dựa vào mục tiêu của độ tuổi, dựa vào khả năng nhận thức của trẻ
lớp tôi, cũng như trẻ 5-6 tuổi của trường để xây dựng kế hoạch đầy đủ 5 lĩnh vực
phù hợp với yêu cầu đề ra. Ngoài việc xây dựng các nội dung theo quy định,
khác với những năm trước chúng tôi đã mạnh dạn đưa những nội dung mới vào
hoạt động học. Qua đợt bồi dưỡng chuyên môn đầu năm học, tôi cùng đồng
nghiệp thảo luận xây dựng bộ ngân hàng nội dung, xác định rõ mục tiêu từng độ
tuổi để xây dựng kế hoạch chung của nhà trường.
Đối với nội dung xây dựng hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, tôi
xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần cụ thể, rõ ràng. Tôi đặc biệt chú ý xây dựng
kế hoạch sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp, dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay khơng
tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả. Tơi tập trung hơn vào từng trẻ.
Kế hoạch càng ngắn hạn giáo viên quan tâm đến đứa trẻ nhiều hơn, dễ dàng thực
hiện những gì muốn dạy trẻ hơn. Mục tiêu xác định rõ ràng, cụ thể hơn giúp tôi
thuận lợi hơn trong việc đạt được mục tiêu đặt ra.
Nếu chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch thì chưa đủ. Bám sát vào kế
hoạch, tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục là yếu tố then chốt quyết định
sự thành công. Khi tổ chức các hoạt động, tôi chú ý điểm mấu chốt của việc lấy trẻ
làm trung tâm có nghĩa là tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá
trình giáo dục, tạo mọi cơ hội cho trẻ được tham gia vào các hoạt động.
Tôi mạnh dạn tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm, lấy trẻ làm
trung tâm. Quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động tập thể, lễ hội, thăm quan, hoạt
động ngoài trời... Các ngày hội Bé đến trường; Trung thu của bé; Noel;...hay các
hoạt động trải nghiệm như Bé chăm sóc vườn rau; Chơi cát nước; Gói bánh trưng
ngày tết, Bữa ăn gia đình,... Trẻ rất hứng thú, có cơ hội được học tập trải nghiệm,
trao đổi hợp tác với các bạn nhiều hơn từ đó tiếp thu kiến thức dễ dàng và hiệu quả
hơn. Thơng qua trải nghiệm đã kích thích được các tiềm năng trí tuệ của trẻ.

6/15



Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

Khi lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm tôi hiểu
rằng đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm khơng có nghĩa là loại
bỏ hồn tồn phương pháp cũ. Về cơ bản vẫn phải tuân thủ các bước trong st
tiến trình của tiết học, phải dựa trên phương pháp dạy đặc trưng của các bộ môn.
Đổi mới phương pháp là cách giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục “Lấy trẻ làm
trung tâm” dựa trên sự hiểu biết, hứng thú, nhu cầu của trẻ mà ta đưa ra phương
pháp tổ chức, hoạt động phù hợp khả năng của trẻ. Tơi lựa chọn hình thức tổ
chức đa dạng, phong phú để tiết học trở nên nhẹ nhàng, khơng gị bó áp đặt trẻ
theo đúng “ Học mà chơi, chơi mà học”. Để đáp ứng được quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm thì giáo viên phải sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy
học tích cực. Khi tổ chức các hoạt động, tôi lưu ý đến các vấn đề sau:
- Tôi giúp trẻ tận dụng tất cả các giác quan để khám phá sự vật, hiện tượng.
Trong các hoạt động, tôi luôn dành thời gian cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng
đoan, so sánh, sử dụng các câu hỏi gởi mở, câu hỏi kích thích trẻ tư duy nhằm
dẫn dắt trẻ suy nghĩ và giúp trẻ nói được về những gì trẻ nhìn thấy. Bên cạnh đó,
tơi ln cố gắng tạo môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng,
đồ chơi và các nguyên liệu khác nhau để kích thích hứng thú khám phá của trẻ.
- Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật của từng phương pháp, có như thế mới
nâng cao được hiệu quả tổ chức các hoạt động. Đó là kỹ thuật chia nhóm, kỹ
thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đưa ra tình huống có vấn đề, kỹ thuật đặt câu hỏi...
VD: Kỹ thuật đặt câu hỏi: câu hỏi phải liên quan trực tiếp đến việc thực
hiện mục tiêu bài học; câu hỏi ngắn gọn; rõ ràng dễ hiểu; đúng lúc, đúng chỗ;
câu hỏi kích thích sự suy nghĩ của trẻ nhằm khuyến khích sự phát triển nhận
thức, ngôn ngữ cho trẻ. Không nên ghép nghiều nội dung trong cùng một câu
hỏi, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc...

- Cần khai thác và vận dụng các phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung
tâm một cách khoa học. Các phương pháp dạy học cụ thể mà tôi chú ý là
phương pháp thảo luận nhóm; phương pháp đóng vai; phương pháp trị chơi;
phương pháp dạy học khám phá; phương pháp dạy học trải nghiệm...Các
phương này khơng phải là hồn tồn mới, mà nó có sự kế thừa phát huy tối đa
các ưu điểm của phương pháp truyền thống. Việc sử dụng và phối hợp một cách
khéo léo, hợp lý các phương pháp khác nhau sẽ phát huy tính tích cự và sự hợp
tác của trẻ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, tôi cũng rèn luyện cho mình kỹ năng xử lý
tình huống, cách sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại.
Lúc đầu, mọi việc khá khó khăn. Từ việc làm sao phù hợp với từng cá
nhân trẻ, chọn hoạt động để tổ chức, việc phối hợp với giáo viên cùng lớp....Sau
7/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

đó khi bắt kịp rồi thì đã mang đến hiệu quả. Về phía trẻ, trẻ hào hứng thích thú
trải nghiệm, có sự tiến bộ rõ rệt ở các lĩnh vực. Về giáo viên, nắm vững chuyên
môn, hứng thú tìm tịi các cách tổ chức hoạt động mới.
4.3. Tham mưu mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Đối với trường học nói chung và trường mầm non nói riêng thì cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định
chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường. Cơ sở vật chất, trang thiết bị,
đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học là phương tiện để chuyển tải kiến thức tư duy
cho trẻ. Đặc biệt, phát triển chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm thì việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị rất cần
thiết để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật
chất, trang thiết bị và sử dụng có hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong nâng cao
chất lượng giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Thường thì các loại đồ dùng đồ chơi do cô và trẻ tự làm khi sử dụng trẻ sẽ
cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây
cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết u q sức lao động ngay khi cịn bé. Do
vậy, ngồi việc tham mưu mua sắm các đồ dùng đồ chơi thiết yếu, tôi đã tự làm
đồ dùng, đồ chơi phục vụ dạy học. Tuyên truyền phụ huynh ủng hộ nguyên vật
liệu để giáo viên làm đồ dùng. Để việc tự làm đồ dùng, đồ chơi có kết quả thực
sự, tơi tham mưu vơi ban giám hiệu, tổ chun mơn đưa tiêu chí làm đồ dùng đồ
chơi tự tạo vào kế hoạch chuyên môn đề ra đầu năm, hội đồng chuyên môn nhà
trường tổ chức chấm đồ dùng, đồ chơi tự tạo theo tháng, theo quý, theo chủ đề
và coi đây là một tiêu chí để xếp loại thi đua. Nhờ đó, số lượng đồ chơi, đồ dùng
trường tôi đã được tăng lên và phục vụ đầy đủ cho quá trình hoạt động của trẻ,
tạo cho trẻ hứng thú với các hoạt động do cơ tổ chức, nhờ đó chất lượng giáo
dục trẻ được nâng lên không chỉ ở lớp tôi mà ở tất cả các nhóm lớp trong trường.
Trường mầm non khơng chỉ là nơi dạy những bài học đầu tiên, nơi chăm
sóc các bé mà còn là một địa điểm để các con vui chơi, tự do khám phá cùng
bạn bè. Mỗi một khu vui chơi ngoài trời đều mở ra một thế giới tưởng tượng cho
bé, giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách cũng như tâm thế chuẩn bị bước
vào lớp 1. Trường tôi đã xây dựng được các khu vườn hoa, vườn rau, khu chơi
với cát nước, khu thể chất, nhưng chưa có vườn cổ tích và chợ quê. Tôi mạnh
dạn tham mưu với ban giám hiệu, cấp trên xây dựng và thiết kế thêm vườn cổ
tích, góc chợ quê, không gian sáng tạo.Ở cầu thang, tôi cũng tham mưu ban
giám hiệu xây dựng các góc như Góc dân gian: ở đây trẻ có thể chơi các trị
chơi dân gian, làm quen với các tác phẩm tranh dân gian, đọc đồng dao....Góc
8/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

Thư viện (văn học):trẻ được khám phá các tác phẩm văn học, được chơi đóng

vai các nhân vật trong truyện, đọc thơ, kể chuyện...Góc Bé khéo tay (tạo hình):
trẻ có thể làm quen tác phẩm hội họa, vẽ, nặn, xé dán ...
Hay ở “vườn rau của bé”, tôi tham mưu về việc chia các luống rau giao
cho từng khối chăm sóc. Mùa nào rau đấy, mỗi khối sẽ trồng một loại rau khác
nhau. VD: khối 5 tuổi trồng xu hào, khối 4 tuổi trồng rau cải; 3 tuổi trồng rau
muống, nhà trẻ trồng rau mùng tơi...qua đây các buổi hoạt động ngoài trời trẻ
được quan sát, nhận biết và chăm sóc nhiều loại rau. Ngồi ra, thì thực đơn của
trẻ cũng đa dạng, trẻ được ăn rau sạch do chính cơ giáo và trẻ chăm sóc.
Trường lớp đã biến thành ngôi nhà thứ hai cho trẻ, tất cả khơng gian ngồi
trời tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, háo hức đến trường khám phá. Các bậc phụ
huynh cũng rất ấn tượng và đặt nhiều niềm tin khi đưa con em đến trường lớp.
Một số trường bạn trong huyện cũng đến tham quan học tập, và trong hội thi
“Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm năm học 2019-2020”, cấp trường
lớp A1 của tôi đã đạt giải nhất. Ở cấp huyện, trường tôi cũng đạt giải nhất.
4.4. Thiết kế góc chơi tại lớp học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Ở lứa tuổi mầm non đặc biệt ở lứa tuổi 5-6 tuổi thì chơi là thiên hướng tự
nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phá những điều trẻ quan tâm làm
cho trẻ được hứng thú và hài lòng. Điều này càng thể hiện rõ trẻ chính là trung
tâm khi tham gia vui chơi. Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc là một trong
những hoạt động quan trọng. Ở hoạt động này trẻ được đóng vai trị là một thành
viên trong xã hội thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm.Thơng
qua hoạt động góc, trẻ rèn luyện được trí nhớ, kỹ năng quan sát, so sánh, khả
năng bắt chước. Cũng qua hoạt động góc, trẻ được tự do thể hiện mình điều đó
giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động.
Tôi rất chú trọng xây dựng không gian, sắp xếp các góc. Tơi bố trí các
hoạt động hợp lý, các góc cần hoạt động yên tĩnh để xa các góc ồn ào, các góc
có ranh giới rõ ràng có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết các góc
chơi. Tơi sắp xếp các góc hấp dẫn, đồ chơi học liệu các phương tiện đặc trưng
cho từng góc, tôi tận dụng các hộp giấy (thùng sữa, thùng mỳ tơm...) tơi bọc
giấy để đựng đồ dùng ở các góc. Các đồ dùng, học liệu được thay đổi và bổ

sung phù hợp với từng chủ đề/hoạt động và sự hứng thú của trẻ. Các nguyên liệu
đều mang tính mở (lá cây, hột hạt...), để trẻ thỏa sức sáng tạo theo ý tưởng của
mình. Tơi bổ sung các bài tập tư duy để trẻ phát triển tồn diện. Ở mỗi góc đều
có bảng nội quy riêng, có hình ảnh để trẻ nắm được nội quy từng góc chơi.

9/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

Thiết kế các góc chơi tạo điều kiện cho trẻ liên kết và hợp tác với nhau
trong q trình vui chơi. Cụ thể như sau:
- Góc xây dựng: giúp trẻ phát triển tình cảm kỹ năng xã hội, nhận thức và
cả thẫm mỹ. Vì khi muốn xây dựng một cơng trình nào đó trẻ khơng thể thực
hiện một mình mà phải biết phối hợp cùng bạn, và bản thân phải có kiến thức về
cơng trình đó, và để cơng trình xây dựng của mình đẹp thì trẻ phải tự cảm nhận
được cái đẹp. Tơi bố trí sắp xếp đồ chơi ngăn lắp. Ở mảng tường tôi chia không
gian để trẻ treo bảng thiết kế của trẻ, chỗ để dụng cụ xây dựng...
- Góc nghệ thuật: phát triển nhiều về thẩm mỹ. Có 2 góc nhỏ là “Bé khéo
tay” và “Bé làm ca sĩ”. Có thể liên kết với góc xây dựng, góc bán hàng.
VD: Trẻ biết sử dụng lõi giấy làm ra các con vật, cây hoa, phương tiện giao
thơng... sau đó đặt sản phẩm mình làm ra vào cơng trình xây dựng ở góc xây
dựng hoặc mang đến góc bán hàng để bán...
- Góc vận động: giúp trẻ thực hiện ôn những kỹ năng vận động cơ bản và
các tố chất trong vận động.
- Góc phân vai: giúp trẻ phát triển nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội
(khám phá khoa học, khám phá xã hội…) qua việc thể hiện vai chơi của mình.
VD: Trẻ chơi đóng vai cơ bán hàng bán các loại đồ dùng trong gia đình, qua đây
sẽ giúp trẻ biết phân loại các loại đồ dùng theo những dấu hiệu khác nhau, cô

bán hàng đi khám sức khỏe định kỳ ở Bác sĩ, thì qua đó hình thành sự phối hợp
của các trẻ khi sánh vai vui chơi.
- Góc kỹ năng sống: là nơi trẻ thực hành các kỹ năng như đan tết; xâu
vịng; tết tóc; cài cúc, kéo khóa...
- Góc học tập: phát triển tốt nhất lĩnh vực phát triển ngôn ngữ lẫn nhận
thức. Gồm các góc mở, góc tốn, chữ cái, văn học, khám phá.
Trên các mảng tường, tôi bố trí các móc treo để trẻ treo các sản phẩm tư
duy do trẻ làm ra. Các góc chơi được bày biện, trang trí với màu sắc, đồ chơi hài
hịa, hấp dẫn trẻ. Tơi bố trí, sắp xếp các góc rất linh hoạt để có thể di chuyển tạo
khơng gian cho trẻ hoạt động. Vật liệu chơi được sắp xếp thuận tiện cho trẻ dễ
thấy, dễ lấy, dễ cất, dễ sử dụng.
Kết quả thu được rất thú vị, trẻ của lớp tơi thích thú đến lớp, các kỹ năng
của trẻ từng bước được hoàn thiện. Trẻ tự tin, chơi đoàn kết, tích cực tham gia
các hoạt động, hồn thành tốt các bài tập được giao. Các bậc phụ huynh rất phấn
khởi khi thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường tin tưởng, có
nhiều ghi nhận.
4.5. Tuyên truyền và phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ.
10/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

Đối với cấp học nào cũng vậy, phải có sự chung tay của gia đình, nhà
trường; xã hội thì chất lượng giáo dục mới kết qủa tồn diện được.Cơng tác
tun truyền thì hầu như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền
như thế nào để đạt được hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày
càng có nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần, nhận thức, tình cảm, ngơn
ngữ, giao tiếp ứng xử .
Tôi đã chủ động trong việc tun truyền với phụ huynh thơng qua các buổi

đón trả trẻ, các hoạt động lễ hội, các cuộc họp phụ huynh... Các cuộc họp cần
phải được chuẩn bị chu đáo gồm thông báo cho cha mẹ trẻ biết về thời gian, địa
điểm, các chủ đề đưa ra trong cuộc họp. Kĩ năng giao tiếp với cha mẹ trẻ cũng
được tôi chú ý. Tơi lncố gắng có biểu hiện giao tiếp tốt như lắng nghe thông
tin từ cha mẹ trẻ và ngược lại. Ln có thái độ thân thiện chân thành, tơn trọng.
Ngồi các nội dung cơ bản như tình hình học tập của trẻ, sức khỏe trẻ,
cơng tác chăm sóc nuôi dưỡng, tôi chú ý đến những nội dung giáo dục theo
hướng lấy trẻ làm trung tâm. Thông tin cho cha mẹ trẻ hiểu về phương pháp giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm như quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, vị trí
của trẻ và vai trị của giáo viên, cha mẹ trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm, giá trị của hoạt động vui chơi, các hoạt động góc, vai trị của giáo
viên trong việc hỗ trợ trẻ học. Hình thức quay, chụp ảnh về các hoạt động giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm được chúng tôi lồng ghép chiếu cho phụ huynh xem
trong các cuộc họp là một trong những hình thức có hiệu quả rất cao.
Có thể nói, trong suốt năm học, hình thức tuyên truyền và phối hợp với cha
mẹ trẻ trong hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực sự mang lại hiệu quả
cao. Phụ huynh phối hợp chặt chẽ, có ý thức tự giác hơn.
5.Kết quả so sánh có đối chứng sau khi thực hiện đề tài.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên nắm được mục tiêu, nội dung, mạnh dạn lựa chọn đưa các nội
dung, phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của trẻ vào các hoạt động.
Giáo viên thành thạo trong việc lập kế hoạch và xây dựng nội dung chương
trình theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Xác định mục tiêu, kế
hoạch từ khâu xác định mục tiêu đến chọn nội dung và triển khai thực hiện đồng
bộ, nhịp nhàng, khơng bị gị bó và chủ động về khoảng thời gian thực hiện các
kế hoạch. Sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo hơn so với trước trong việc lựa chọn
hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Giáo viên đã chú ý tạo môi trường cho trẻ hoạt động, các góc chơi đã phản
ánh được chủ đề đang thực hiện, vừa tạo ấn tượng cho trẻ vừa giúp trẻ cũng cố
11/15



Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

và mở rộng kiến thức sau các hoạt động học. Biết sử dụng tối đa nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ,
biết tận dụng sản phẩm của trẻ để trang trí, tạo mơi trường một cách phù hợp.
* Đối với trẻ:
Trẻ hồn nhiên mạnh dạn trong mọi hoạt động, hứng thú, tham gia tích cực
vào các hoạt động, phát huy được tính tích cực, mở rộng được sự hiểu biết trong
các hoạt động chung, giờ hoạt động góc, trẻ biết thể hiện ý kiến, ý định của
mình với cơ giáo và các bạn trong từng hành động, lời nói, kỹ năng giao tiếp
ngơn ngữ, trí tưởng tượng trong từng sản phẩm…
Trẻ sẽ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, làm việc theo nhóm để
được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của mình; biết suy nghĩ và
vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải quyết các tình huống mà
trẻ gặp phải… Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, tư duy, sáng tạo, thích thú
tìm tịi, khám phá trong q trình tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp.
* Bảng kết quả có so sánh đối chứng
S
T
T

Kêt quả
Nội dung đánhgiá

Tốt
Số trẻ


Đầu
năm

1

Trẻ hứng thú
tham gia vào Cuối
các hoạt động năm
So
sánh

2

3

4

Trẻ có ý thức
tự thực hiện
tốt yêu cầu
của các hoạt
động.
Trẻ
nắm
vững
kiến
thức, kỹ năng
vận dụng linh
hoạt, sáng tạo
vào thực tế.

Trẻ có kỹ
năng sử dụng
ngơn ngữ rõ

Khá
%

Sơ trẻ

%

Trungbình

Yếu

Số trẻ

Số trẻ

%

%

5/32

15,6

09/32

28,1


12/32

37,5

6/32

18,8

14/32

43,75

12/32

37,5

6/32

18,75

0/32

0

Tăng
9 trẻ

Tăng
28,2


Tăng
3 trẻ

Tăng
9,65

Giảm
6 trẻ

Giảm
18,75

Giảm
6 trẻ

Giảm1

4/32

12,5

7/32

21,9

13/32

40,6


8/32

25

14/32

43,8

13/32

40,6

4/32

12,5

1/32

3,1

Tăng
10 trẻ

Tăng
31,3

Tăng
6 trẻ

Tăng

18,7

Giảm
9 trẻ

Giảm
28,1

Giảm
7 trẻ

Giảm
21,9

Đầu
năm

4/32

12,5

8/32

25

12/32

37,5

8/32


25

Cuối
năm

12/32

37,5

14/32

43,75

4/32

12,5

2/32

6,25

Tăng
18,75

Giảm
8 trẻ

Giảm
21,9


Giảm
6

Giảm
18,75

Đầu
năm
Cuối
năm
So
sánh

So
sánh
Đầu
năm
Cuối
năm

Tăng
6 trẻ

8,8

Tăng
8 trẻ

Tăng

25

6/32

18,8

09/32

28,1

12/32

37,5

5/32

15,6

15/32

46,9

14/32

43,75

3/32

9,35


0/32

0

12/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non
ràng,
lạc.

mạch So
sánh

Tăng
9 trẻ

Tăng
18,8

Tăng
5 trẻ

Tăng
15,65

Giảm
9 trẻ


Giảm
28,15

Giảm
5 trẻ

Giảm
15,6

Nhìn vào bảng trên ta thấy các nội dung đánh giá trẻ tiến bộ rõ rệt. Kết
quả số trẻ đạt ở mức tốt, khá tăng. Số trẻ đạt ở mức trung bình, yếu giảm hẳn.
Từ những kết quả đó đã cho thấy khi thực hiện các biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là cần thiết cho trẻ ở lớp tôi, trẻ 5
tuổi của trường. Trẻ được hoạt động trong môi trường đẹp, sáng tạo, an toàn.
Trẻ được trải nghiệm, được tham gia vào các hoạt động.Trẻ mạnh dạn, tự tin. Từ
đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
III. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
1. Kết luận:
Theo Tiến sĩ Phan Thị Thu Hiền: “Chương trình giáo dục mầm non tốt là
một chương trình lấy trẻ làm trung tâm. Có nghĩa là nó được xây dựng dựa trên
hứng thú, nhu cầu, kinh nghiệm và khả năng của trẻ. Chương trình này sẽ tạo cơ
hội cho trẻ được phát triển tồn diện, khơng chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ
mà cịn ni dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của
trẻ”. Và như chúng ta đã biết, mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác
nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hồn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý.
Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng
đều có thể thành cơng. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở
rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. Chính vì thế, với quan
điểm “mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “mỗi đứa trẻ đều có cơ hội được
học bằng nhiều cách khác nhau”, vì vậy dạy cho trẻ mầm non cần được tiếp cận

với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” là một việc làm hết sức cần thiết.
2. Bài học kinh nghiệm:
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới chương trình là giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm. Bằng những giải pháp cụ thể, năm học 2022-2023 chất lượng về giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm đã có những chuyển biến rõ rệt. Qua đó, bản thân tơi rút ra
một số bài học kinh nghiệm:
Người giáo viên phải có trình độ, năng lực chuyên môn vững vàng. Phải
thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ về mọi mặt, phải xây dựng được uy
tín của mình trước phụ huynh cũng như trẻ. Phải năng nổ, tâm huyết, nhiệt tình,
ln tìm tịi, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.Thu nhận kết quả và các quy trình
hoạt động giáo dục trẻ, xem xét, so sánh, đánh giá và xử lý khách quan, khoa
13/15


Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
cho trẻ 5 - 6 tuổiở trường mầm non

học để giúp bản thân phát huy những mặt mạnh, hạn chế những mặt còn tồn tại
yếu kém để vươn lên. Phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhà trường và gia đình, xã hội.
Tham mưu kịp thời trong việc mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy
học theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT.phục vụ cho việc dạy và học.
Giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để
3. Kiến nghị đề xuất:
Việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm hiện nay gặp phải
những khó khăn nhất định. Tơi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau:
* Với Phịng giáo dục:
Tổ chức các tập huấn chuyên môn, buổi bồi dưỡng chuyên môn, hội thảo
về “ Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, Phương pháp giảng
dạy:“Lấy trẻ làm trung tâm”; “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung
tâm”.

* Đối với nhà trường:
- Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ để tạo điều
kiện giúp giáo viên theo học các lớp đào tạo trình độ trên chuẩn.
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra đánh giá giáo viên và học sinh sau
mỗi chủ đề để giúp giáo viên tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá
trình thực hiện và rút kinh nghiệm cho việc chỉ đạo chuyên môn được tốt hơn.
Cung cấp đầy đủ đồ dùng dụng cụ trong lớp học.
* Với tổ chuyên môn:
Giáo viên trong tổ thường xuyên trao đổi những kinh nghiệm về xây dựng
môi trường lớp học, cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ để rút ra kinh nghiệm.
Tích cực học tập nâng cao trình độ chun mơn và kỹ năng sư phạm.
Tích cực tham gia các phong trào thi đua của ngành của trường phát động
Trên đây là “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lấy
trẻ làm trung tâm cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non” của tôi, rất mong được
sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng
thực hiện đề tài được tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

14/15



×