PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG MẪU GIÁO AN LỤC LONG
***&&&***
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM TỈ LỆ SUY
DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO TRONG
TRƯỜNG MẦM NON
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Thảo
Đối tượng: Lớp Lá 4
Naêm hoïc: 2015-2016
Ký
hiệu đề
NỘI DUNG
1
Trang
mục
I/1
1.1
1.2
2
2.1
2.2
3
4
5
6
II/1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
2
3
4
III/1
2
3
Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Lý do khách quan
Lý do chủ quan
Cơ sở lý luận và thực tiễn
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Mục đích đề tài
Lịch sử đề tài
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi đề tài
Nội dung công việc đã làm
Thực trạng đối tượng
Thuận lợi
Khó khăn
Kết quả khảo sát
Nhận xét kết quả
Nguyên nhân, những hạn chế
Nội dung cần giải quyết
Biện pháp giải quyết
Kết quả chuyển biến của đối tượng
Kết luận
Tóm lược giải pháp
Phạm vi đối tượng
Kiến nghị
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
1.1 Lý do khách quan:
2
3
3
4
5
5
6
6
7
7
8
9
9
9
10
10
10
11
11
27
29
30
30
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
nhằm hình thành con người Việt Nam một cách toàn diện nhất, đặt nền móng cho
các cấp học sau này với mục tiêu là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ,
thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Ngành học
mầm non luôn chú trọng trong việc nghiên cứu xây dựng và cải tiến nội dung
chương trình. Chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ mầm non ngày
càng được củng cố mở rộng và nâng cao chất lượng đa dạng phong phú. Song hành
với chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ là sự quan tâm về chăm sóc
sức khỏe của mọi gia đình, của cha mẹ đối với trẻ tuổi mẫu giáo.
Chính vì trẻ em là mầm móng cho đất nước, là thế hệ của tương lai, trẻ có
sức khỏe sẽ tạo được thế hệ sau này tốt và giúp đất nước phát triển vào thời kỳ mới,
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đáp ứng sự nghiệp công cuộc đổi mới,
mỗi chúng ta phải biết tạo dựng cho bản thân và xã hội những con người mới,
những búp măng non của xã hội. Những mầm non ấy phải luôn có đủ sức khỏe, có
tài năng và có những phẩm chất cao đẹp. Muốn được như thế, chúng ta phải biết
gieo trồng, chăm sóc, vun xới ngay từ tuổi mầm non. Vì sức khỏe trẻ là điều cốt lõi
để cho trẻ tham gia vào các hoạt động tốt.
Đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là sự
phồn vinh của đất nước. Do đó, cần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ 5-6 tuổi trong
trường mầm non là việc làm vô cùng quan trọng không thể thiếu được, là trách
nhiệm của gia đình, mổi cộng đồng và toàn xã hội.
Từ đó, tôi nhận định được vấn đề làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ em
nói chung và trẻ em trong trường mầm non nói riêng là hết sức cần thiết. Nên tôi
mạnh dạng đi sâu nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh
dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” này.
1.2 Lý do chủ quan:
Trường mầm non là nơi thuận lợi nhất tạo tiền đề cho sự phát triển thể chất
của trẻ, giúp trẻ hoàn thiện và phát triển về mọi mặt. Ở trường mầm non ngoài
3
nhiệm vụ giáo dục thì nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng là khâu then
chốt. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế như ngày nay, ăn uống không chỉ để giảm
cảm giác đói mà ăn uống phải là yếu tố quan trọng giúp cơ thể trẻ phát triển cân
đối, hài hòa. Trẻ ở lứa tuổi mầm non phát triển rất nhanh về thể lực, về trí tuệ, nếu
được chăm sóc, được nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát triển tốt, ít ốm đau, bệnh tật.
Phòng chống suy dinh dưỡng là yêu cầu cấp thiết mà trong đó dinh dưỡng có vai
trò rất quan trọng trong sức khỏe của trẻ mầm non. Nếu được nuôi dưỡng tốt trẻ em
sẽ chóng lớn khỏe mạnh, vui tươi, có sức khỏe chống lại mọi bệnh tật và phát triển
trí thông minh. Ngược lại nhu cầu dinh dưỡng đối với trẻ không được đảm bảo, trẻ
sẽ bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng đối với các bệnh tật, làm ảnh hưởng đến
sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này.
Theo quan điểm của Đảng ta, mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là
vì con người, do con người. Chăm lo cho con người được xem là thước đo phát
triển, tính nhân văn của mỗi quốc gia. Trước hết phải làm cho con người có thể lực
tốt, đây là tiêu chí đầu tiên của chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng những đòi
hỏi ngày càng cao của xã hội, là tiền đề sinh học để phát triển trí tuệ, trí thông minh
và nhân cách nói chung của mỗi người. Trong việc chăm lo cho con người việc
nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, những chủ
nhân tương lai của đất nước là nhiệm vụ rất quan trọng mà toàn xã hội cần phải
quan tâm, trong đó có trách nhiệm không nhỏ của Ngành giáo dục mà trước hết là
các trường mầm non.
Xuất phát từ nhận thức trên, trong những năm qua tôi luôn quan tâm đến việc
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em. Trong thời gian thực hiện chuyên đề giáo dục
dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm thì tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng của các cháu lớp
tôi vẫn còn cao chưa như tôi mong muốn: Caùc cháu còn biếng ăn, không ăn đầy đủ
nhóm chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn,... Đó là điều đáng lo ngại cho lớp tôi vì
thế tôi nhận thấy rằng cần giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất
và không còn trẻ suy dinh dưỡng thể nặng cân nữa. Do đó là một giáo viên mầm
4
non tôi nhận thấy trách nhiệm của mình là phải làm sao để cùng với mọi người thực
hiện có hiệu quả chuyên đề “Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm” nên
tôi đã tìm ra những biện pháp giaûm tæ leä trẻ suy dinh dưỡng và đã đúc kết thành
sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “ Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh
dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non năm học 2015-2016”.
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1 Cơ sở lý luận:
Suy dinh dưỡng ở trẻ em cốt lõi là do điều kiện kinh tế khó khăn, thói quen
ăn uống không đúng cách, không hợp vệ sinh và thiếu hụt về kiến thức dinh dưỡng
cho trẻ. Và suy dinh dưỡng còn là yếu tố quan trọng đang được nhiều người quan
tâm và bàn luận.
Các bằng chứng khoa học cho thấy những năm đầu tiên của cuộc đời từ trong
bụng mẹ đến 2 tuổi nếu bị suy dinh dưỡng có thể để lại kết quả về thể chất và tinh
thần không phục hồi và kéo dài sang thế hệ sau.
Điều đó cho thấy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của
mỗi con người, một chế độ dinh dưỡng tốt, phù hợp sẽ tạo nên một sức khỏe tốt
cho trẻ sau này. Vì vậy, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thì hậu quả để lại sau này rất lớn.
Như chúng ta đã biết nếu trẻ khỏe mạnh thì sẽ tích cực tham gia vào các hoạt
động vui chơi, học tập, lao động. Tham gia các hoạt động hàng ngày giúp trẻ phát
triển được tính tò mò ham hiểu biết, óc sáng tạo đó là điều kiện để phát triển toàn
diện 5 mặt giáo dục ở trẻ. Và nếu không chú trọng đến dinh dưỡng trẻ sẽ bị thiệt
thòi về khả năng phát triển trí não, thể lực, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và cả
kinh tế của gia đình làm chậm sự phát triển kinh tế xã hội, là nguyên nhân lớn ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số.
Trong nhiều năm qua Ngành học mầm non đã tổ chức chỉ đạo từng bước
thực hiện trong các năm học nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo bằng
nhiều biện pháp. Và việc phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ là việc làm thường
xuyên, liên tục trải qua nhiều khó khăn. Đối với tôi giáo viên dạy mẫu giáo tôi phải
5
nhận định được tầm quan trọng của việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ là việc làm
cấp bách dài lâu đòi hỏi người giáo viên phải chú ý và kiên trì thực hiện.
2.2 Cơ sở thực tiễn:
Để có sức khỏe tốt đầu tiên là vấn đề chăm sóc sức khỏe, sức khỏe tốt thì
mới học tốt. Dựa trên thực tế trẻ nào suy dinh dưỡng thì trẻ đó mệt mỏi, không
nhanh nhẹn, thông minh bằng trẻ khác. Và vấn đề chăm sóc giáo dục dinh dưỡng
trẻ em ở trường mầm non là hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.
Việc nuôi dạy trẻ ở trường mới chỉ dừng lại ở ăn bán trú với mức đóng góp
của phụ huynh. Nhiều phụ huynh chỉ nghỉ đến việc làm sao cho con mình ăn được
nhiều thịt, cá, tôm... là tốt chứ chưa chú trọng đến việc cho con ăn đầy đủ các chất
với nhóm thực phẩm có đủ rau, củ, quả vitamin và muối khoáng. Ngoài ra, một yếu
tố không thể thiếu được là khâu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đối với trẻ 5-6 tuổi trong giai đoạn này thì cơ thể trẻ cần nhiều năng lượng
để học tập, vui chơi trong thời gian cả ở nhà và ở trường. Các bữa ăn của trẻ dù có
đầy đủ nhưng không hợp lý, không đủ nhóm chất cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến
suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ.
Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy
dinh dưỡng cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”.
3. Mục đích đề tài:
Tôi nghiên cứu “Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho
trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non” chủ yếu dựa vào điều kiện thực tế tôi thấy ở
trường. Đối với những đứa trẻ gầy gò, suy dinh dưỡng sẽ thiệt thòi rất nhiều so với
những trẻ khác: trẻ sẽ chậm trong các thao tác, hành động cử chỉ, lời nói; trẻ rụt rè,
nhút nhát hơn không mạnh chơi với các bạn, ít tham gia vào các hoạt động vui học
cùng bạn bè và còn kém hơn rất nhiều với các đứa trẻ khỏe mạnh khác về mọi mặt.
Điều đó, làm cho tôi phải suy nghĩ và đã tìm ra những biện pháp hữu ích
giúp trẻ không còn suy dinh dưỡng nữa để luôn là một đứa trẻ khỏe mạnh phát triển
tốt sau này.
6
Và tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này là để nâng cao nghiệp vụ của bản thân
về chăm sóc trẻ 5-6 tuổi, làm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng và để trao đổi kinh nghiệm
với các bạn đồng nghiệp.
4. Lịch sử đề tài:
Từ lâu công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em là một phần rất quan trọng của
chiến lược phát triển đất nước, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống
của con người, của từng gia đình và toàn xã hội. Xác định mục tiêu, ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng
công tác này, có kế hoạch đến từng cơ quan đơn vị và hộ gia đình.
Ngày nay, sự tham gia lao động, công tác của người phụ nữ trong xã hội
ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, việc chăm sóc con cái, chị em phải cậy vào các
trường học mầm non. Trường mầm non trở thành nơi thay thế các bậc cha mẹ yên
tâm công tác, lao động. Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của nhà
trường là phải làm sao chống suy dinh dưỡng cho trẻ và tìm ra những giải pháp tốt
nhất để trẻ có một thân thể khỏe mạnh, trí não phát triển bình thường. Có như vậy,
các cháu mới có đủ khả năng tham gia vui chơi, học tập và bước vào lớp 1.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Dùng phương pháp điều tra: bản thân cô giáo chủ động tìm hiểu ở phụ huynh
về tình hình ăn uống của trẻ ở nhà như thế nào, những thói quen khi ăn của trẻ,
những món ăn trẻ thích, lượng ăn cũng như giờ giấc ăn uống của trẻ. Từ đó, giáo
viên thiết lập kế hoạch cụ thể tổ chức cho trẻ.
Phương pháp thống kê: Tôi thường xuyên theo dõi trẻ và cập nhật cân nặng
chiều cao hàng tháng, tính theo quý để kịp thời ngăn ngừa sự suy dinh dưỡng xảy
ra ở trẻ, bên cạnh đó đề ra biện pháp phòng tránh suy dinh dưỡng một cách nhanh
nhất.
Phương pháp dùng hình ảnh trực quan: cô cho trẻ xem tranh ảnh về bé suy
dinh dưỡng và hình ảnh bé khỏe mạnh. Đồng thời, trò chuyện giải thích lý do bé bị
7
suy dinh dưỡng và làm gì để bé được khỏe mạnh, kèm theo cho trẻ xem hình ảnh
các thực phẩm dinh dưỡng theo 4 nhóm chất quy định cơ bản.
Phương pháp quan sát: qua thực tế khi trẻ ăn ở trường, tôi luôn luôn quan sát
và theo dõi xem trẻ ăn như thế, ăn hết phần ăn hay không, ăn nhanh hay chậm, và
khẩu vị của trẻ ăn ra sao? Có thích ăn thịt, cá, rau củ hay thích ăn canh không? Từ
đó, tôi sẽ giúp đỡ trẻ ăn được tốt hơn.
Phương pháp tuyên truyền: tôi luôn chủ động trò chuyện cùng cha mẹ học
sinh về tình hình sức khỏe ăn uống của trẻ. Qua đó, kết hợp cùng gia đình tạo cho
trẻ một thói quen ăn uống hợp lý, đúng cách không xảy ra suy dinh dưỡng ở trẻ.
Tham khảo sách “dinh dưỡng cho trẻ em”
Tham khảo tạp chí “sức khỏe trẻ em”
Các tài liệu liên quan dinh dưỡng cho trẻ mầm non
6. Phạm vi đề tài:
Tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho
trẻ mẫu giáo trong trường mầm non” là đề tài nghiên cứu và có thể áp dụng cho
tất cả các cháu mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mẫu giáo An Lục Long.
Muốn đạt hiệu quả tốt đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình kiên nhẫn biết áp
dụng các phương pháp thích hợp, với từng thời điểm một cách khéo léo, linh hoạt
để trẻ có tinh thần thoải mái, thích ăn uống và sở hữu một cơ thể thật khỏe mạnh,
dẻo dai.
Do thời gian nghiên cứu có hạn khả năng cá nhân còn hạn chế nên tôi chỉ
đưa ra một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mẫu giáo
An Lục Long năm học 2015 – 2016.
II. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1. Thực trạng đối tượng:
Năm học này (2015 - 2016) tôi được phân công giảng dạy lớp Lá 4, lớp tôi
chủ nhiệm có 23 cháu. Trong quá trình giảng dạy và khi thực hiện chuyên đề giáo
8
dục dinh dưỡng vệ sinh an tồn thực phẩm trong các năm qua, bản thân tơi đã gặp
một số thuận lợi và khó khăn sau:
1.1 Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu về chun mơn và trong cơng
tác xây dựng hoạt động giáo dục, Ban giám hiệu ln tạo mọi điều kiện giúp tơi
thực hiện tốt chương trình giảng dạy và thực hiện tốt các chun đề lồng ghép và
đặc biệt là chun đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an tồn thực phẩm cho trẻ.
Được sự góp ý nhắc nhỡ thường xun của Ban giám hiệu và các bạn đồng
nghiệp về cách tổ chức thực hiện chun đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an tồn
thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non.
Được sự đồng tình của một số phụ huynh học sinh nên đã có sự kết hợp tốt
giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức thực hiện chun đề giáo dục dinh
dưỡng vệ sinh an tồn thực phẩm.
Bản thân tơi cũng tìm tòi tham gia học hỏi các chun đề giáo dục dinh
dưỡng vệ sinh an tồn thực phẩm trên tạp chí, mạng truyền thơng, qua các đồng
nghiệp để nắm bắt và thực hiện tốt giúp giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ.
1.2 Khó khăn:
Mặc dù vậy trong việc giảng dạy và giáo dục trẻ tơi vẫn còn gặp một số
khó khăn như sau:
Các hoạt động giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an tồn thực phẩm khơng được
phân trong từng hoạt động học mà đa số cung cấp cho trẻ dưới hình thức tích hợp
qua các mơn học khác.
Nhà trường chưa có đủ cơ sở vật chất để tổ chức hết cho trẻ ăn bán trú sớm
từ đầu năm nên chưa có chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ đặc biệt là trẻ suy dinh
dưỡng, mà chỉ tổ chức vào 2 tháng cuối năm học.
Phụ huynh chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng thu nhập thấp nên đời sống
còn rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh hưởng đến vệc chăm sóc giáo dục trẻ.
1.3 Kết quả khảo sát:
9
Đầu năm học tôi chú ý đến việc giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực
phẩm nên tôi cân đo trẻ ngay từ đầu năm.
Với kết quả cân đo và khảo sát giai đoạn đầu năm học 2015-2016:
Tổng số
trẻ
23
Cân nặng cao
Cân nặng bình
Suy dinh
Suy dinh dưỡng
hơn độ tuổi
thường
dưỡng vừa
nặng
0
18
78,26%
4
17,39%
1
4,34%
Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy số trẻ suy dinh dưỡng còn rất cao (suy dinh
dưỡng vừa chiếm: 17,39%, suy dinh dưỡng nặng chiếm 4,34%). Vì vậy cần phải có
những biện pháp giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất không còn
cháu suy dinh dưỡng nặng nữa.
1.4 Nhận xét kết quả:
Dựa vào bảng khảo sát thực tế trên tôi nhận thấy trẻ rất thiếu hụt về chất dinh
dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý, trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhóm chất.
Tôi rất lo lắng mình phải hỗ trợ trẻ như thế nào và bằng những biện pháp gì
để trẻ lớp tôi giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất không còn cháu
suy dinh dưỡng nặng nữa.
Qua quá trình tôi được đào tạo trong trường sư phạm và qua thực tế lồng
ghép chuyên đề này vào giảng dạy trẻ tôi đã tìm ra được một số nguyên nhân và
những hạn chế như sau.
1.5 Nguyên nhân, những hạn chế:
Một là, do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do làm ăn vất vả nên
phụ huynh ít có điều kiện chăm sóc con cái chu đáo, chế độ ăn phụ thuộc vào thu
nhập của cha mẹ.
Hai là, một số gia đình khá giả hơn lại cưng chiều con cái, cho con ăn uống
tùy thích không khoa học nên trẻ biếng ăn, do chế độ ăn chưa hợp lý, chế độ sinh
hoạt thất thường nên trẻ thường mệt mỏi ngày càng nặng thêm.
Ba là, khi thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực
phẩm thì bản thân tôi khi lên các kế hoạch moät soá noäi dung chöa cụ thể. Trong
10
giảng dạy đôi lúc còn lúng túng, chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc giáo dục
dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm, cho nên công tác này chưa đạt kết quả cao.
2. Nội dung cần giải quyết
Có kế hoạch giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể, phù hợp.
Giáo dục ý thức chăm sóc sức khỏe ở trẻ, xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy
dinh dưỡng.
Giáo viên phải gương mẫu, có ý thức cao, có lòng quyết tâm, kiên trì.
Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng bằng nhiều hình thức.
Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động
trong ngày.
Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh.
3. Biện pháp giải quyết:
3.1. Bản thân giáo viên có kế hoạch giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm thật cụ thể và phải phù hợp; giáo viên tìm nguyên nhân trẻ bị suy
dinh dưỡng.
3.1.1/ Bản thân giáo viên có kế hoạch giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm thật cụ thể và phải phù hợp:
Một trong những nội dung giáo dục quan trọng ở lứa tuổi Mầm non là giúp
cho trẻ phát triển một cách toàn diện mà trong đó chuyên đề giáo dục dinh dưỡng
vệ sinh an toàn thực phẩm là một phần không thể thiếu để giúp cho cơ thể trẻ khỏe
mạnh để có thể lĩnh hội được các nội dung giáo dục. Thấy được tầm quan trọng đó
nên ngay từ đầu năm học tôi đã dựa vào kế hoạch của nhà trường để lên kế hoạch
cụ thể cho từng chủ đề, phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Sau khi áp dụng vào
thực tế từng chủ đề tôi sẽ thực hiện lên kế hoạch theo từng tháng, tuần sao cho phù
hợp.
Ví dụ: Khi dạy cho cháu chủ đề “Quê hương, thủ đô Hà Nội, Bác Hồ”. Tôi
thường giúp cho trẻ biết được một số món ăn đặc sản của địa phương: Cá rô kho tộ,
canh chua cá lóc, mắm kho,… Vì những món ăn này rất quen thuộc với địa phương
11
trẻ sống là vùng nông thôn. Qua các món ăn đó mà cháu biết được các chất dinh
dưỡng nào có trong các món ăn đó. Các chất dinh dưỡng có lợi ích như thế nào đối
với cơ thể,.... Ví dụ: Cháu biết được trong cá có chứa nhiều chất đạm, trong rau có
chứa nhiều vitamin và muối khoáng,….
Và từ những nội dung đưa ra như trên để làm kế hoạch cho từng tuần.
Ví dụ: Để trẻ biết những hành vi đúng sai có ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi
cho cháu quan sát một số tranh ảnh như: Cháu hay ăn quà vặt trên đường đi học,
cháu không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn, cháu ăn quả sống, quả xanh,
… Qua những hình ảnh đó để cháu thấy được đâu là hành vi đúng, hành vi sai đối
với sức khỏe.
Ví dụ: Tôi cho cháu xem tranh về em bé không biết giữ ấm cơ thể của mình
trong mùa đông. Sau đó tôi trò chuyện với cháu đây là mùa gì? Mùa đông thời tiết
như thế nào? Cháu thấy em bé trong tranh có biết bảo vệ cơ thể mình chưa? Tại
sao? Theo cháu sẽ làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình khi thấy thời tiết lạnh? Qua
đó mà tôi giáo dục cháu biết ăn mặc phù hợp với thời tiết cũng là hành vi tốt để bảo
vệ sức khỏe cho bản thân.
Ngoài kế hoạch nêu trên tôi còn cho trẻ tìm hiểu và khám phá cuộc sống
xung quanh của trẻ qua đó mà trẻ biết được cách ăn uống hợp vệ sinh, biết được cơ
thể cần có những chất dinh dưỡng để nuôi sống cho cơ thể.
Thấy rõ tầm quan trọng đó nên tôi đã sưu tầm những tranh ảnh minh họa về
cách sinh hoạt của một em bé khỏe mạnh và tranh về một em bé không có những
hành vi đúng trong sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe. Qua đó để nhằm giáo dục và giúp
trẻ thấy rõ hơn về những thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Ví dụ: Khi dạy cháu về chủ điểm “Bản thân” tôi sưu tầm tranh ảnh về sinh
hoạt như: Ăn uống, vệ sinh cá nhân của trẻ và đàm thoại với trẻ về những lợi ích
hay tác hại của những thói quen sinh hoạt đó đối với sức khỏe.
Tôi còn cho trẻ tham gia tập thể dục buổi sáng mỗi ngày để giúp cho da hấp thụ ánh
sáng mặt trời để tạo thành Vitamin D giúp hạn chế bệnh còi xương cho trẻ.
12
Sau khi trẻ tìm hiểu về những ảnh hưởng và thói quen sinh hoạt không tốt có
ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, và biết được điều đó nên cháu Trường An, Phúc
Duy, Dương đã có những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe như: cháu không còn ăn
quà vặt, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ hơn để giữ vệ sinh trong ăn uống.
Sau khi xác định được kế hoạch cụ thể tôi cũng thấy tự tin hơn khi dạy lồng
ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm đến trẻ và nhờ có kế
hoạch cụ thể phù hợp với từng chủ đề nên tôi đã đưa ra những nội dung giáo dục
dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các hoạt động giáo dục một cách
nhẹ nhàng nhưng vẫn đầy đủ trọng tâm cần cung cấp cho trẻ.
3.1.2/ Tìm ra nguyên nhân trẻ bị suy dinh dưỡng:
Sau khi khai giảng năm học mới xong tôi đã cân đo theo dõi sức khỏe bằng
cách chấm biểu đồ tăng trưởng để nắm được số liệu trẻ suy dinh dưỡng của lớp tôi.
Tôi đã lập ra mẫu theo dõi trẻ suy dinh dưỡng như sau:
STT
Nguyên nhân
Số trẻ cụ thể của lớp
1
Do cung cấp thiếu chất dinh dưỡng trong 1 trẻ (An)
2
khẩu phần ăn.
Do ăn uống không đúng cách.
4 trẻ ( Phúc Duy, Dương,
Đình Duy, Trọng)
Sau khi tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng của
trẻ lớp tôi. Tôi bắt đầu quan tâm đến đặc điểm sinh lý của từng trẻ và đã tìm hiểu
về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đặc biệt là những trẻ suy dinh dưỡng. Từ đó, tôi
tiến hành gặp gỡ phụ huynh để trao đổi về tình hình sức khỏe của trẻ và chế độ sinh
hoạt, thói quen ăn uống của trẻ ở gia đình cũng như những vấn đề của trẻ lúc sơ
sinh đến khi đi học.
Ví dụ: Tôi đã gặp phụ huynh cháu An để trao đổi về những thói quen sinh
hoạt cũng như chế độ sinh hoạt hằng ngày của cháu. Qua trao đổi mà tôi biết được
cháu An rất kén ăn cháu chỉ ăn cơm và nước tương không ăn rau, thịt, cá. Tôi
thường trò chuyện với cháu để tìm hiểu nguyên nhân và giúp trẻ biết được các chất
dinh dưỡng đó rất cần cho cơ thể giúp cháu có sức khỏe và tham gia học tốt hơn.
13
Cũng chính vì sự khuyên răng, giải thích hàng ngày của cô mà từ từ cháu An đã
không còn kén ăn và có thói quen tốt hơn trong ăn uống.
Khi tôi đã thu thập thông tin về các nguyên nhân của trẻ bị suy dinh dưỡng
tôi tập hợp các nguyên nhân và đề ra biện pháp chăm sóc cụ thể cho từng trẻ phù
hợp với từng nguyên nhân đó để đưa ra kế hoạch giúp cháu tăng cân.
Điển hình như các cháu: Duy, Dương, Trọng, Phúc Duy của lớp tôi hay có
thói quen ăn quà vặt nên thường không ăn đầy đủ các bữa ăn trong ngày và cuối
cùng là bị suy dinh dưỡng. Và nhờ có sự trao đổi phối hợp với phụ huynh mà tôi đã
tìm ra nguyên nhân giúp các cháu có thói quen ăn uống đúng cách và xóa suy dinh
dưỡng kịp thời.
3.2. Giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khỏe ở trẻ; xây dựng chế độ ăn cho
trẻ suy dinh dưỡng:
3.2.1/ Giáo dục ý thức tự chăm sóc:
Giáo dục ý thức tự chăm sóc và thói quen rửa tay bằng xà phòng trước và sau
khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn. Giáo dục trẻ ý thức tự chăm sóc sức khỏe
cho trẻ. Tuyên dương động viên trẻ kịp thời. Sau những lần cân đo cho trẻ. Tôi
thường cho trẻ biết trẻ tăng hay sụt cân và trò chuyện với trẻ để trẻ biết vì sao cháu
sụt cân hay tăng cân? Qua những lần như thế tôi giải thích giúp trẻ có ý thức chăm
sóc sức khỏe, ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc và biết cách phòng một số dịch bệnh. Từ đó
trẻ sẽ có ý thức hơn trong việc tự chăm sóc mình.
Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường còn phối hợp y tế khám sức khỏe định kỳ
cho cháu 2 lần/ 1 năm học, phân loại tình trạng sức khỏe trẻ. Những cháu suy dinh
dưỡng tôi còn cùng gia đình xây dựng chế độ chăm sóc riêng và theo dõi tăng cân
hàng tháng của trẻ.
3.2.2/ Xây dựng chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng:
Đối với những cháu suy dinh dưỡng tôi đến tận nhà trao đổi và tuyên truyền
với phụ huynh về chế độ ăn của trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cho
trẻ. Nhưng dù nguyên nhân nào thì hậu quả cũng làm trẻ bị thiếu năng lượng và
14
chất dinh dưỡng nên không tăng cân, chiều cao và trí thông minh. Tôi hướng dẫn
cho phụ huynh chế độ ăn của trẻ suy dinh dưỡng có nguyên tắc chung là làm tăng
năng lượng và tăng chất dinh dưỡng. “Trẻ em ăn uống thế nào là đủ chất?” Bên
cạnh đó tôi còn hướng dẫn phụ huynh những cách làm tăng năng lượng và tăng
chất dinh dưỡng cho trẻ như:
Tăng lượng dầu mỡ: Vì dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng gấp đôi chất
bột và chất đạm. Do đó, đối với khẩu phần của trẻ cần cho thêm một muỗng canh
dầu hoặc mỡ.
Nấu đặc: Vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nấu đặc trẻ
sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin nhỏ
vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tăng bữa ăn: Ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối
trước khi ngủ. Ăn thêm bữa phụ: Ví dụ: như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn
nửa chén thì cho trẻ uống bù nửa ly sữa hoặc nửa hũ yaourt, nửa quả chuối.… Như
vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn. “Tại sao là một
nửa mà không phải là một?” Điều này muốn nói rằng cho trẻ ăn thêm vừa sức của
trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì thế làm trẻ nôn thức ăn ra và sẽ rất “sợ
ăn” dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ suy dinh dưỡng nên cho trẻ ăn thêm một
bữa tối trước khi ngủ.
Tăng cường chất dinh dưỡng: Thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải
cho trẻ ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm
và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn lạt và không thích có nhiều mùi
gia vị.
Ngoài ra không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước
trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin
tan trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ “ngang dạ” không muốn ăn bữa chính.
Khi trẻ bị suy dinh dưỡng thì cần được bổ sung một số chất dinh dưỡng. Việc
sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu phải theo tư vấn của các bác sĩ
15
chuyên khoa dinh dưỡng. Các bậc phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho con vì
tuy là “thuốc bổ” nhưng dùng không đúng cũng sẽ gây hậu quả không tốt cho sức
khỏe của trẻ.
Và nhờ có chế độ ăn hợp lí mà những trẻ suy dinh dưỡng lớp tôi đã được
tăng cân.
3.3. Giáo viên phải là người gương mẫu; có ý thức cao; có lòng quyết
tâm và kiên trì:
3.3.1/ Giáo viên phải là người gương mẫu, có ý thức cao:
Để góp phần hình thành ở trẻ thói quen bảo vệ sức khỏe và để giúp cơ thể
khỏe mạnh thì không phải là việc làm dễ. Để thực hiện được chuyên đề này giáo
viên cần phải có sự quyết tâm và lòng kiên trì cao.
Theo thực tế ở lớp tôi đầu năm học các cháu hay mang quà bánh đến lớp
phần lớn là kẹo, snack, bánh ngọt,….. Mặt khác phụ huynh trao đổi với tôi ở nhà
cháu rất lười ăn, thời gian ăn thường kéo dài từ 1 giờ - 2 giờ / bữa. Nắm được tình
hình này tôi đã trao đổi với phụ huynh không cho cháu mang quà bánh vào lớp.
Ví dụ: Tôi đưa tận tay từng phụ huynh có con lười ăn chế độ sinh hoạt một
ngày của trẻ đặc biệt nhấn mạnh giờ ăn các buổi cho phụ huynh rõ. Đồng thời tôi
cung cấp cho phụ huynh những tài liệu về thực đơn của hoa quả đối với bữa ăn của
trẻ như thế nào và thời điểm nào cho cháu ăn hoa quả là hợp lý nhất.
Bằng nhiều hình thức trên tôi đã được phụ huynh phản ánh là nhờ sự giúp
đỡ, hướng dẫn của tôi mà kết quả các bữa ăn của con chúng tôi ở nhà có tiến bộ rõ
rệt là trong bữa ăn trẻ được ăn nhiều hơn.
Ví dụ: Cháu Duy, Trân.. là những trẻ thường xuyên thích ăn những quà vặt,
không thích mang sữa để uống giữa buổi. Mỗi khi thấy trẻ mang quà vặt theo đến
lớp tôi thường đến bên trẻ để trò chuyện: Tại sao con không mang sữa để uống?
Cháu thấy bánh này có nhiều màu sắc không? Các loại bánh nhiều màu vì có chứa
nhiều phẩm màu có tốt cho cơ thể không? Tại sao?... Tôi thường trò chuyện để giáo
dục cháu và cùng cả lớp động viên nếu thấy cháu có sự thay đổi vì như thế là cháu
16
vừa bảo vệ được bản thân mình không bị bệnh, vừa vâng lời cô sẽ được cô khen và
các bạn yêu mến.
3.3.2/ Giáo viên có ý thức cao:
Để góp phần xây dựng lớp học với nhiều bé khỏe và nhằm giúp giảm tỉ lệ trẻ
suy dinh dưỡng của nhà trường. Từ đó mà tôi thấy rõ ý thức trách nhiệm của mình
cần phải thực tốt chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm.Tôi
tiến hành quan sát tình hình thực tế vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh
chưa có ý thức cao về chăm lo sức khỏe cho con em mình như: Không cho cháu
mang sữa uống giữa buổi, chưa cho cháu mặc ấm khi thời tiết lạnh, chưa cho cháu
uống nhiều nước,… Từ thực trạng đó là một giáo viên mầm non tôi phải đi sâu
nghiên cứu về giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và tôi thấy rõ trách
nhiệm của mình là làm sao để giúp cháu được chăm sóc tốt hơn.
Để thực hiện được điều đó bản thân tôi phải có ý thức cao trong việc giáo
dục dinh dưỡng cho cháu thông qua những việc làm cụ thể như: Tôi thường ăn mặc
phù hợp với thời tiết, khi ra nắng phải đội mũ, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, uống
nhiều nước và tôi thường nhắc nhở cháu thực hiện cùng tôi.
Bản thân tôi khi dạy chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực
phẩm qua nhiều năm thấy được tầm quan trọng trong việc giảm tỉ lệ trẻ suy dinh
dưỡng là việc làm cần thiết và không của riêng ai. Từ đó là một giáo viên mầm non
tôi ý thức được trách nhiệm của mình để đào tạo được một thế hệ trẻ phát triển toàn
diện về thể chất lẫn tinh thần, nhưng để thực hiện tốt điều này tôi giúp trẻ thấy
được trách nhiệm của mình để cùng cô thực hiện tốt chuyên đề nhằm góp một phần
trong nội dung giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ví dụ: Sau khi chơi hoạt động ngoài trời xong cháu thường không rửa tay,
rửa mặt trước khi uống sữa. Tôi giúp cháu biết được hành vi đó có ảnh hưởng đến
sức khỏe khi tay, chân dơ chứa nhiều vi khuẩn. Khi tay cháu chạm vào thức ăn khi
ăn vào dễ gây các bệnh về đường tiêu hóa, có hại cho sức khỏe.
17
Từ những việc làm trên mà trẻ được tôi nhắc nhở nhiều lần mà trở thành thói
quen nên giờ đây cháu của lớp tôi tự có ý thức rửa tay, rửa mặt và lau khô tay trước
khi uống sữa giữa buổi mà trong đó tiêu biểu cháu Duy, Trọng, Phượng, Hân, Thy,
Huy, ... thực hiện rất tốt thói quen này.
3.4. Cung cấp kiến thức về dinh dưỡng bằng nhiều hình thức:
3.4.1/ Hàng ngày cho trẻ trải nghiệm thực tế ở trong nhà trường:
Trẻ mầm non rất hứng thú khi được quan sát về môi trường sống xung
quanh. Tôi luôn lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ
mọi lúc, mọi nơi và trong các hoạt động bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Tôi luôn giúp trẻ hiểu biết về môi trường xung quanh của trẻ: Lớp, trường,
gia đình, làng xóm.
Hằng ngày khi đến lớp tôi thường cho cháu uống nước mỗi khi cho cháu
tham gia các hoạt động xong. Tôi thường cho cháu quan sát cơ thể của mình hay
tiết mồ hôi mỗi khi tham gia xong các hoạt động. Từ quan sát thực tế mà tôi đã giải
thích cho cháu biết được cơ thể thoát mồ hôi nên tôi thường giáo dục các cháu phải
uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất.
Ngoài ra khi cho trẻ tập thể dục buổi sáng tôi thường trò chuyện để giúp cháu
biết được khi tắm ánh sáng mặt trời rất tốt cho sức khỏe giúp cho da hấp thụ ánh
sáng mặt trời và tạo thành vitamin D giúp chống bệnh còi xương mà từ đó các cháu
của lớp tôi không còn sợ những chỗ đứng có ánh ánh mặt trời nữa.
Ví dụ: Khi dạy chủ điểm “Bản thân” tôi thường giải thích cho cháu biết một
số thói quen giữ vệ sinh cơ thể, một số thói quen giúp cơ thể khỏe mạnh và biết các
chất dinh dưỡng cần thiết để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Qua quan sát trải nghiệm từ thực tế mà cháu biết được cơ thể mình cần
những gì để lớn. Qua đó giáo dục cháu để có đủ sức khỏe học tập, vui chơi cháu
cần ăn uống đủ chất và biết giữ vệ sinh trong ăn uống để cơ thể phát triển cân đối
hài hòa. Từ đó mà các cháu biết được mỗi nhóm chất đều có một lợi ích riêng đối
với cơ thể mà cháu Tài, Phượng,… đã tập ăn rau trong những bữa ăn của mình.
18
3.4.2/ Tìm kiếm tranh ảnh để cho trẻ xem:
Trẻ mầm non chủ yếu ghi nhớ các nội dung giáo dục qua tranh ảnh trực quan
cụ thể nên những nội dung giáo dục dinh dưỡng cho các cháu thường không gây
nhiều sự chú ý đến trẻ. Chính vì vậy mà tôi thường sưu tầm các tranh ảnh minh họa
qua sách báo, mạng internet để cho các cháu xem.
Ví dụ: Khi dạy chủ điểm “Thế giới thực vật” tôi thường cho cháu quan sát
các món ăn có nguồn gốc từ thực vật và đàm thoại để cháu biết được các chất dinh
dưỡng có trong rau, củ, quả đó để giáo dục cháu ăn nhiều hơn vì rất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra khi dạy cho cháu về chủ điểm “Bản thân” tôi còn sưu tầm cho cháu xem
về tranh ảnh em bé khỏe và em bé suy dinh dưỡng để cháu quan sát và nêu lên ý
kiến của mình: Các cháu có biết đây là em bé gì không? Vì sao em bé lại bị suy
dinh dưỡng? Nếu bị suy dinh dưỡng các cháu có học giỏi được không? Muốn
không bị suy dinh dưỡng cháu sẽ làm gì?.... Từ những ý kiến mà cháu đưa ra để trả
lời câu hỏi, tôi giáo dục cháu biết phải ăn đầy đủ 4 nhóm chất, biết giữ vệ sinh
đúng cách để bảo vệ sức khỏe thì cháu mới có được cơ thể khỏe mạnh.
Qua được quan sát tranh ảnh cụ thể mà cháu Dương, Huy,...Trước đây cháu
kén ăn, không muốn ăn nhưng giờ đây cháu đã có ý thức ăn nhiều hơn, ăn đầy đủ
các chất để giúp cơ thể phát triển và không còn kén ăn như lúc trước nữa.
3.4.3/ Dạy nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm thông
qua câu chuyện, bài hát, bài thơ và trò chơi:
Ngoài những việc làm trên tôi còn sưu tầm nhiều bài thơ, bài hát về nội dung
giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm để tích hợp vào các hoạt động giáo
dục cháu là việc tôi rất quan tâm.
Ví dụ bài thơ: “ Bé ơi nhớ nhé”
Giờ ăn đến rồi
Bé ơi nhớ nhé
Rửa tay sạch sẽ
Trước khi ăn cơm
19
Bé ngồi ngay ngắn
Mời cô mời bạn
Cùng bé xơi cơm
Nhớ có hắt hơi
Bé ơi nhớ nhé
Quay ra đằng sau
Tay che miệng mũi
Nếu không như thế
Sẽ mất vệ sinh
Bạn bè cười chê
Chẳng đẹp tí nào
Bé ơi nhớ nhé.
Nguyễn Thị Hiền.
Vì trẻ ở lứa tuổi mầm non thường mau quên nhưng lại thích đọc những câu
thơ có vần, có nhịp. Các bài thơ thường lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng vệ
sinh an toàn thực phẩm qua các câu thơ nên cháu hình dung ra từng việc làm cụ thể
phù hợp với lứa tuổi của cháu. Vì vậy mà cháu dễ ghi nhớ và thực hiện rửa tay sạch
trước khi ăn để ăn cơm cho sạch, ngon miệng hơn và có một số thói quen thật tốt
trong ăn uống như che miệng khi hắt hơi, ngồi ăn ngay ngắn. Dựa vào đặc điểm
này mà tôi còn sưu tầm thêm các bài hát để giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn
thực phẩm dạy cho cháu một số bài hát: Vì sao con mèo rửa mặt, khám tay..
Bài hát: Thật đáng chê.
“Có con chim là chim chích chòe trưa nắng hè mà đi đến trường ấy thế mà
không chịu đội mũ. Tối đến mới về nhà nằm rên. Ôi, ôi đau quá nhức cả đầu chích
chòe ta nằm liền mấy hôm. Đứng bên sông kìa trông chú cò. Chân bước dài cò ta đi
mò vớ cái gì ăn liền vội vã. Uống nước lã rồi lại quả xanh. Ăn tham nên tối đến về
nhà đau bụng rên hừ hừ suốt ba ngày đêm. Ê, ê, ê cái con cò kia thật đáng chê”
20
Qua bài hát đó tôi giáo dục cháu khi ăn quả xanh, uống nước lã cháu sẽ bị
đau bụng, đi trời nắng cháu không đội nón sẽ đau đầu. Qua những lời bài hát gắn
liền với nội dung giáo dục bảo vệ sức khỏe. Từ đó mà các cháu của lớp tôi có ý
thức trong ăn uống và biết được một số kỹ năng đơn giản để bảo vệ sức khỏe cho
mình.
3.5. Giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua các hoạt
động trong ngày:
3.5.1/ Hoạt động đón trẻ:
Các cháu ở lứa tuổi mầm non, cô giáo là người rất gần gũi với trẻ nhất. Vì
vậy thông qua các hoạt động hàng ngày như lúc đón trẻ vào lớp tôi thường dành
thời gian trò chuyện với cháu: Cháu ăn sáng gì trước khi đến lớp? Nếu khi đi học
cháu không ăn sáng cháu có học được không?
Qua đó tôi thường trò chuyện để nhắc nhở cháu bữa ăn sáng rất quan trọng
giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể để hoạt động.
Ngoài ra tôi còn thường xuyên quan sát những cháu mang quà sáng vào ăn
trong trường. Tôi tận dụng những tình huống để giáo dục cháu như khi rơi thức ăn
hoặc thấy bạn làm rơi thức ăn cháu có nhặt lên ăn không? Vì sao? Từ các tình
huống cụ thể đó mà tôi đã hình thành ở trẻ thói quen không ăn thức ăn nhiễm bẩn
vì như thế khi ăn vào cơ thể thường làm cho chúng ta bị bệnh. Qua các hoạt động
đó mà cháu lớp tôi đã có ý thức nhắc nhở bạn mỗi khi bạn có hành vi chưa đúng,
nên cháu Anh, Trân đã sửa được thói quen không tốt của mình mà giữ vệ sinh trong
ăn uống hơn.
Tôi còn tổ chức cho cháu tập thể dục buổi sáng, sau mỗi lần tập thể dục tôi
đều trò chuyện với các cháu tại sao cháu phải tập thể dục buổi sáng? Ngoài tập thể
dục buổi sáng cháu còn làm gì để cho cơ thể khỏe mạnh, không bị suy dinh dưỡng.
Từ những nội dung thực tế và các cháu được trò chuyện hàng ngày nên những nội
dung giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cháu ghi nhớ và áp
dụng vào thực tế cuộc sống một cách tốt hơn.
21
3.5.2/ Hoạt động ngoài trời:
Khi cho cháu thực hiện các hoạt động ở giờ hoạt động ngoài trời tôi cũng
giáo dục cháu về ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân như: Khi dạy chủ điểm “Hiện
tượng tự nhiên” tôi thường cho trẻ quan sát các cảnh vật mùa hè như thế nào? Thời
tiết mùa hè ra sao? Mùa hè nóng nực các cháu phải ăn mặc, giữ vệ sinh thế nào?
Mùa hè nắng rất gay gắt nên khi chơi hoạt động ngoài trời cháu thường chơi ở đâu?
Tại sao phải chơi trong bóng mát? Khi đi dưới trời nắng trưa cháu phải làm sao? Từ
đó mà tôi giáo dục cháu nếu chúng ta không biết tự bảo vệ bản thân thì chúng ta sẽ
bệnh làm cơ thể mệt mỏi. Nếu bệnh kéo dài làm cháu sụt cân và không đủ sức khỏe
để tham gia học, chơi cùng các bạn.
Tôi còn thường xuyên kể cho cháu nghe về những câu chuyện mà tôi đã
được nhìn thấy như: “Vào một lần tôi có đi đến chơi nhà một người bạn. Trong gia
đình bạn của tôi có được một bé trai rất dễ thương và tôi đến chơi cũng vào đúng
dịp gia đình cho cháu ăn. Qua trò chuyện tôi biết được vì là con đầu lòng nên bé
được cả hai bên nội, bên ngoại rất thương và cưng chiều theo ý của bé. Mỗi khi cho
cháu ăn rất là khó và cháu thường không chịu ăn những thức ăn đã được nấu dành
cho cháu. Mỗi lần cháu không ăn cháu thường được cho quà bánh. Dần dần điều đó
đã trở thành thói quen ở cháu. Cháu rất lười ăn nên cháu ngày càng ốm đi và cậu bé
Bo tròn trĩnh ngày nào không còn nữa mà thay vào đó là cậu bé chỉ thích những
quà bánh kẹo thay vào khẩu phần ăn của mình”.
Qua câu chuyện đó mà tôi giúp cháu biết được ăn quà vặt trước hoặc thay thế
cho bữa ăn chính của mình đó là thói quen xấu không biết bảo vệ sức khỏe.
3.5.3/ Hoạt động chơi:
Ngoài ra đối với trẻ Mầm non hoạt động chơi thường chiếm nhiều thời gian.
Trước khi cho trẻ chơi tôi thường cho cháu nêu ra cháu sẽ chơi gì ở các góc. Hoạt
động chơi là thời gian giúp cháu mô phỏng lại công việc của người lớn đặc biệt khi
cho cháu được chơi ở góc phân vai rất thích vì tự tay cháu sẽ chế biến những món
ăn theo sở thích của mình. Hiểu được tâm lí thích bắt chước theo người lớn ở cháu
22
tôi thường lồng ghép “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ mỗi khi cho trẻ chơi. Vì trẻ chưa
được thực hiện các công việc này nên cháu rất thích thú tham gia. Tôi còn chuẩn bị
nhiều nguyên liệu, lựa chọn những món ăn phù hợp để cho cháu chế biến như:
Bánh mì kẹp nhân, salat trộn, xôi mặn,… Sau khi cháu thực hiện xong tôi thường
cho cháu giới thiệu đó là những món ăn gì? Trong món ăn đó có chứa chất dinh
dưỡng gì có lợi gì đối với cơ thể?
Qua hình thức đó mà cháu vừa được học, vừa được chơi nhưng vẫn chuyển
tải được nội dung giáo dục dinh dưỡng đến trẻ một cách nhẹ nhàng nhưng vẫn giúp
cháu khắc sâu và ghi nhớ tốt.
3.5.4/ Hoạt động lao động vệ sinh cuối tuần:
Trẻ Mầm non rất thích giúp cô, thích tham gia các hoạt động cùng cô và các
bạn. Chính vì vậy mà tôi thường trò chuyện để trẻ biết được vì sao phải tham gia vệ
sinh cuối tuần. Tôi thường trò chuyện với trẻ mỗi khi cháu tham gia lao động cùng
tôi. Nếu cháu không lao động dọn dẹp đồ chơi sẽ như thế nào? Khi đồ chơi bị bụi
bám cháu chơi có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không? Khi đi lao động hay đi trên
đường có bụi cháu phải làm sao? Từ những nội dung trò chuyện cùng cháu tôi giúp
cháu biết được mỗi bộ phận trên cơ thể đều quan trọng và có một chức năng riêng.
Nếu một trong các cơ quan bị bệnh sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động trong cơ thể
nên từ đó mà cháu biết bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình. Cũng từ đó mà tôi
đã làm thay đổi được thói quen cháu Kim Ngân, Thy,.. hay dùng tay ngoáy mũi và
khi chơi với đất nặn xong cháu thường không rửa tay mà giờ đây cháu đã hiểu được
các hành vi đó có ảnh hưởng đến sức khỏe nên những thói quen đó cũng dần dần
mà mất đi.
3.6. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh:
Để tìm hiểu được về tình hình sức khỏe của cháu, vào đầu năm học tôi tiến
hành họp phụ huynh học sinh để trao đổi về việc trang bị đồ dùng cá nhân cho cháu
một cách đầy đủ như: Mang khăn, mang dép khi đến lớp,…Trong các cuộc họp phụ
huynh học sinh đầu năm tôi thường nêu lên ý nghĩa và tầm quan trọng của sức khỏe
23
đối với sự phát triển sau này của đứa trẻ, vì giai đọan này cơ thể và bộ não phát
triển mạnh nhất. Qua buổi họp tôi cũng thông qua lịch sinh hoạt của các cháu ở
trường, cũng như một số qui định riêng của lớp.
Ví dụ: Phụ huynh chỉ được mang sữa không mang quà bánh cho cháu vào
lớp để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm. Hàng tuần nhắc nhở phụ huynh cắt
móng tay, đầu tóc, quần áo luôn phải gọn gàng sạch sẽ cho cháu. Khi cháu bị mắc
các bệnh truyền nhiễm phụ huynh phải thông báo cho giáo viên được biết và cho
cháu nghỉ ở nhà để tránh dịch bệnh lây lan.
Việc giáo dục trẻ không phải chỉ dừng lại ở một phía nhà trường mà phải có
sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường thì kết quả mới khả quan. Nhận thức được
điều này tôi luôn tìm cách để nhắc nhở cha mẹ các cháu về nội dung giáo dục dinh
dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm qua góc bố mẹ cần biết, qua trò chuyện trực tiếp
với phụ huynh trong giờ đón trả trẻ để phụ huynh giáo dục thêm cho cháu ở nhà.
Qua các cuộc họp phụ huynh, lúc đón trẻ, kết hợp lấy ý kiến phụ huynh về
việc giáo dục nề nếp vệ sinh ăn, ngủ khi trẻ ở nhà, tìm hiểu sở thích của trẻ.
Từ những thông tin đó tôi biết được cá tính của mỗi trẻ có biện pháp chăm
sóc phù hợp, biết được cách chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh là đúng hay sai,
đã phù hợp với cháu chưa? Tôi lựa chọn nội dung tuyên truyền thiết thực hơn, bổ
ích hơn.
Với 10 lời khuyên vàng trong ăn uống và trên bảng bố mẹ cần biết thông báo
tình hình sức khỏe của trẻ, phòng tránh một số bệnh theo mùa. Trao đổi kinh
nghiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ để phụ huynh có thêm thông tin, biết cách chăm
sóc phù hợp khoa học.
Ví dụ: Đối với các loại thịt động vật không nên cho trẻ ăn thịt miếng, thịt
rang khô sẽ làm giảm chất dinh dưỡng và khó hấp thụ. Khi cho trẻ ăn nên cho ăn cả
phần thịt và nước hầm xương. Tăng cường các loại tôm, cua, tép giả nhỏ nấu canh
để có nhiều chất đạm và canxi. Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau, củ, quả, kết hợp
4 nhóm chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ theo qui định.
24
Tôi rất quan tâm đến bảng tuyên truyền, bảng bố mẹ cần biết. Ở bảng này tôi
thường tuyên truyền kiến thức về dinh dưỡng. Tôi còn sưu tầm các tranh ảnh, câu
chuyện, bài thơ, những bài viết về nội dung để chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho
trẻ một cách phong phú nhưng gần gũi để khi phụ huynh xem có thể ghi nhớ, nhắc
nhở trẻ thực hành và còn thu hút cháu đến xem.
Ví dụ: Khi dạy chủ điểm “Gia đình” tôi thường sưu tầm cho cháu xem tranh
ảnh về các thói quen sinh hoạt gia đình như: Trước giờ ăn các thành viên trong gia
đình thường rửa tay sạch trước khi ăn. Mỗi khi cháu xem xong tôi thường động
viên cháu nếu cháu có thói quen tốt như bạn thì cháu rất ngoan. Tôi còn nói cho
cháu biết nếu không rửa tay sạch trước khi ăn thì vi trùng ở tay sẽ bám vào thức ăn.
Chúng ta ăn vào sẽ bị bệnh. Hoặc tôi còn sưu tầm tranh về sinh hoạt hằng ngày của
một cháu, nếu sáng sau khi thức dậy cháu không đánh răng thì mặt cháu bẩn không
sạch các bạn không đến chơi với mình và lâu ngày răng cháu sẽ bị sâu, đau nhức
làm cháu không ăn được nên cháu sẽ không có sức để học và chơi cùng bạn.
Tôi còn phối hợp với nhà trường tạo một góc ở phía bên ngoài lớp về hình
ảnh hay bài viết về các dịch bệnh đang lây lan mạnh như: Sốt xuất huyết, sốt phát
ban, thủy đậu,… Và các loại vacxin phòng bệnh: Cảm cúm, viêm màng não mũ,…
Để tuyên truyền đến phụ huynh một cách kịp thời và vận động phụ huynh tiêm
vacxin phòng bệnh cho cháu.
Ngoài các cuộc họp phụ huynh đồng loạt mà nhà trường đưa ra. Tôi còn tiến
hành họp phụ huynh hàng tháng đối với những phụ huynh có con bị suy dinh
dưỡng hoặc có nguy cơ bị suy dinh dưỡng để trao đổi riêng về những thay đổi hay
biết thêm những thói quen của trẻ. Từ đó mà tôi đưa ra các thực đơn phù hợp với
từng trẻ, phải ăn đầy đủ bốn nhóm chất: Đạm, bột đường, chất béo, vitamin và
muối khoáng. Phụ huynh sẽ phối hợp chế biến thức ăn theo thực đơn. Sau đó, quan
sát xem cháu có những tiến bộ gì để kịp thời báo cho giáo viên biết để động viên
khen cháu, khi cháu có sự tiến bộ hoặc có biện pháp điều chỉnh sao cho phù hợp
hơn.
25