Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Td sử dụng hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn giáo dục công dân gvb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 21 trang )

1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình
Chúng tơi, gồm:
ST
T

Họ và tên

1

Trần Văn Độ

Ngày
tháng
năm sinh
04/7/1980

2

Nguyễn Thị Như Quỳnh

14/6/1990

Chức vụ,
nơi công tác
Giáo viên, Trường
THPT Gia Viễn B


Giáo viên, Trường
THPT Gia Viễn B

Trình độ
chun
mơn
ĐH

Tỉ lệ

60%

ĐH

40%

1. Tên sáng kiến, thời gian thực hiện và lĩnh vực áp dụng
1.1. Tên sáng kiến: “Sử dụng hình thức tổ chức trị chơi trong dạy học nhằm nâng
cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Giáo dục công dân”
1.2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2019 đến tháng 5 năm 2022
1.3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Giáo dục công dân.
2. Nội dung
2.1. Giải pháp cũ thường làm
2.1.1. Giải pháp dạy học môn Giáo dục công dân thường làm.
Thông thường giáo án truyền thống được giáo viên xây dựng theo cấu trúc của
một giờ học gồm các nội dung như sau: Kiểm tra bài cũ; Chuẩn bị tâm thế cho học
sinh tiếp thu bài mới; Dạy bài mới; Củng cố kiến thức hình thành ở học sinh; Hướng
dẫn học sinh tiếp tục làm công việc ở nhà.
Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin định
sẵn theo ý muốn chủ quan của giáo viên. Để đạt được mục đích đó, giáo viên sắp xếp

một cách lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Nội
dung cần truyền đạt này chỉ căn cứ vào nội dung bài học trong SGK.
Đối với những bài thực hành ngoại khóa, bài về giáo dục địa phương giáo viên
cũng chỉ giảng dạy trên cơ sở lý thuyết từ các tài liệu có sẵn, hầu như khơng tổ chức
cho học sinh tham gia vào các hoạt động thực hành vì sợ tốn kém kinh phí hoặc mất
nhiều thời gian.


2

Qua q trình giảng dạy tơi đã khái qt được những ưu điểm và hạn chế nhất
định của cách dạy học cũ như sau:
2.1.2. Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ.
- Ưu điểm
+ Về phía giáo viên: Trong quá trình biên soạn giáo án giáo và tổ chức dạy, học viên
tiết kiệm được thời gian và công sức, thiết kế ít hoạt động vừa đơn giản, gọn nhẹ dễ
thực hiện, dạy và tổng kết được hết bài lại khơng phải tốn kinh phí;
+ Về phía học sinh: Học sinh ghi chép bài đầy đủ, về nhà chỉ cần học các nội dung đã
được học, không phải chuẩn bị nhiều.
- Nhược điểm
+ Tính hợp tác, hỗ trợ nhau giữa các học sinh, tinh thần trách nhiệm, kỉ luật trong mối
quan hệ với tập thể, với bản thân hầu như chưa được phát huy;
+ Khơng khí lớp học, tiết học chưa sinh động, kém vui tươi, hào hứng, kém hiệu quả;
HS chủ yếu là ghi chép;
+ Việc dạy học vẫn còn đơn điệu, truyền thụ kiến thức một chiều hoặc thuyết trình xen
kẽ vấn đáp, giảng dạy cịn nặng về kiến thức;
+ Không đáp ứng được yêu cầu dạy học đổi mới theo hướng phát triển năng lực người
học.
2.2. Giải pháp mới cải tiến - Tổ chức một số hoạt động trị chơi trong dạy học
mơn GDCD.

2.2.1. Căn cứ đề xuất các biện pháp
Trong những năm gần đây, nền giáo dục Việt Nam đang có sự đổi mới mạnh mẽ
để theo kịp các nước phát triển, hội nhập với nền văn hóa thế giới. Cơng cuộc đổi mới
khơng chỉ dừng lại ở việc thay đổi sách giáo khoa mà còn thay đổi cả ở phương pháp/
hình thức dạy học, cách đánh giá giờ dạy… Đổi mới hình thức dạy học môn GDCD
trong dạy học hiện nay đang được quan tâm, nghiên cứu và áp dụng ở nhiều trường
trong cả nước, trong đó có trường THPT Gia Viễn B.
Tuy nhiên, thực trạng việc dạy học môn GDCD ở trường phổ thông hiện nay
đang còn là vấn đề cần tư duy về giải pháp. Sách giáo khoa và tài liệu phục vụ cho
việc dạy học bộ mơn đang cịn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng. Trong suy
nghĩ nhiều năm qua của phụ huynh và học sinh, môn GDCD là “mơn phụ” nên chỉ cần
học một cách đối phó. Mặc dù năm học 2016 - 2017, Bộ GD&ĐT đã quyết định đưa
mơn GDCD vào bài thi KHXH, song có ít trường Đại học chọn môn này để xét tuyển,


3

nội dung câu hỏi thi lại tập trung 90% kiến thức lớp 12, chỉ có 10% kiến thức lớp 11,
bởi vậy học sinh vẫn chưa tập trung học, đặc biệt là đối với GDCD lớp 10 và 11.
Chính vì vậy, bản thân tơi có nhiều trăn trở làm sao để tạo được cảm hứng học
tập cho học sinh đối với mơn học của mình. Bằng sự quan sát và tìm hiểu của bản
thân, tôi nhận thấy các GV giảng dạy GDCD đã sử dụng các hình thức dạy học tích
cực như thảo luận nhóm, sắm vai, giải quyết vấn đề, đưa tư liệu thực tiễn cuộc sống, tổ
chức trò chơi vào giảng dạy, … tuy nhiên cịn mang tính hình thức, chưa đem lại hiệu
quả cao, trong đó có hình thức tổ chức trò chơi. GV sợ sẽ mất thời gian, “cháy giáo
án”, không đạt được mục tiêu giờ học, lớp ồn ảnh hưởng đến lớp khác, …
Nghệ thuật trong dạy học môn GDCD là người GV phải biết biến cái khó thành
dễ, cái phức tạp thành cái đơn giản, cụ thể bằng cách làm đa dạng hóa giờ học để thu
hút sự chú ý của học sinh. Để các em thấy mơn GDCD cũng thật bổ ích và thú vị, từ
đó tập trung, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Để đánh giá kết quả trước khi áp dụng biện pháp, đầu năm học 2019 - 2020 tôi đã
tiến hành khảo sát ngẫu nhiên với 250 HS ở cả 3 khối lớp 10, 11 và 12. Kết quả thu
được thể hiện cụ thể như sau:
STT

Mức độ

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Không hứng thú

107

42,8

2

Hứng thú một chút

61

24,4

3

Hứng thú


53

21,2

4

Rất hứng thú

29

11,6

250

100%

Tổng cộng

2.2.2. Mục đích thực hiện các biện pháp.
Việc nâng cao chất lượng môn học là một vấn đề cũng như là một nhiệm vụ cấp
bách và cần thiết phải thực hiện của từng giáo viên giảng dạy. Vì vậy, giáo viên cần
phải tạo cho HS có tinh thần thoải mái khi học, tạo động lực, niềm vui, sự hứng thú để
các em cảm thấy ham thích hơn và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập khi đến
giờ học môn GDCD. Mục đích cụ thể của biện pháp:
- HS được thực hiện các hoạt động học tập từ khâu khởi động, hình thành, củng cố,
vận dụng kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự tin và vui tươi;
- Rèn luyện cho HS tính tập thể, nhanh nhẹn, khẩn trương khi làm việc hợp tác nhóm
hoặc làm việc cá nhân;
- Khuyến khích tính tự chủ, tích cực, sáng tạo của học sinh;



4

- Góp phần tạo hứng thú học tập, góp phần nâng cao kết quả mơn học GDCD.
2.3. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến
2.3.1. Tính mới của sáng kiến
- Để việc dạy học của giáo viên thêm phần sinh động, phong phú và đạt hiệu quả cao
cũng như việc tiếp thu bài của học sinh được dễ dàng, khắc sâu nội dung bài học, kích
thích tư duy, tìm tịi và giúp học sinh nắm được nội dung bài học một cách nhanh
chóng. Thì trong q trình giảng dạy người giáo viên phải làm nổi bật trọng tâm kiến
thức của bài, cập nhật và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, sử dụng đồ dùng
phương tiện dạy học trực quan kết hợp linh hoạt với việc vận dụng các phương pháp
dạy học tích cực trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là các phương pháp dạy học tích
cực. Khi giáo viên sử dụng các phương pháp này sẽ phát huy hiệu quả tính tích cực,
chủ động của học sinh. Với phương pháp dạy học thông thường đó là học sinh dựa vào
kiến thức trong sách giáo khoa và sự truyền thụ một chiều của người dạy để nắm được
kiến thức. Vì vậy, học sinh hồn tồn thụ động, chưa phát huy được tính chủ động,
tích cực của các em.
2.3.2. Ưu điểm nổi bật của sáng kiến
- Học sinh rất hứng thú, say mê học tập, học đạt kết quả cao. Các phương pháp dạy
học tích cực tạo cơ hội tối đa cho mọi thành viên trong lớp được bộc lộ sự hiểu biết
của mình, giúp học sinh phát triển khả năng tư duy và diễn đạt (điều này đặc biệt có
ích với học sinh nhút nhát); Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong lớp học hỏi lẫn nhau,
tập lắng nghe ý kiến của người khác một cách kiên nhẫn, lịch sự, tập đánh giá ý kiến
người khác một cách độc lập; Giảm bớt tính chủ quan, phiến diện, tăng tính khách
quan khoa học trong kiến thức của học sinh...
- Định hướng cho học sinh hiểu rõ và nắm chắc từng nội dung kiến thức GDCD
THPT.
- Học sinh dễ dàng lĩnh hội được các kiến thức khơ khan, khó hiểu và thích thú tìm

hiểu các kiến thức đó.
- Tạo được hứng thú cho học sinh khi học kiến thức của bộ mơn, có kĩ năng vận dụng
vào giải quyết các tình huống có thật trong đời sống.
- Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh góp phần đổi mới
phương pháp dạy học nói chung mà ngành giáo dục đang quan tâm.
2.3.3. Nội dung các biện pháp thực hiện
2.3.3.1. Cách thức tổ chức thực hiện hoạt động trò chơi.
Bước 1 - Lựa chọn thời điểm, nội dung tổ chức trò chơi
- Lựa chọn thời điểm tổ chức trò chơi: Tùy từng bài, từng phần, từng điều kiện dạy
học, khả năng của HS và năng lực sở trường của GV để lựa chọn sử dụng hình thức tổ


5

chức trò chơi trong hoạt động nào của tiết học (Kiểm tra kiến thức cũ, Khởi động/ Giới
thiệu bài, Hình thành kiến thức mới, Luyện tập, Vận dụng)
- Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi: Nội dung trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu
như: Phù hợp với đơn vị kiến thức bài học; vừa sức học sinh; có tính khả thi, nhà
trường và lớp học có đủ các phương tiện, điều kiện thực hiện.
+ Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới: Cách vận
dụng đó vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi đồng thời bước đầu
nhận ra nội dung kiến thức bài học mới. Bên cạnh đó, cịn tạo tâm lí thoải mái, hứng khởi,
học sinh hào hứng học tập hơn. Ở phần này, tơi thường sử dụng trị chơi: Vịng quay kì
diệu, Nhà ngoại giao tài ba, Trị chơi trực tuyến Quizzi.
+ Sử dụng trị chơi nhằm hình thành kiến thức mới: trị chơi thường được tổ chức sau
khi đã tìm hiểu hoạt động 1 (đặt vấn đề hoặc thông tin – sự kiện), từ những kiến thức
thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những kiến thức đó giáo viên tổ chức trò chơi cho
học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức đó nằm trong nội dung bài học. Ở nội dung
này, tơi thường cho học sinh chơi trị chơi: Trò chơi Tiếp sức, Chuyên gia tư vấn / Dân
hỏi – Luật sư trả lời, trò chơi Hộp quà bí mật...

+ Sử dụng trị chơi để hình thành kĩ năng: tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những
tri thức của bài học, từ đó giúp học sinh hình thành được những kĩ năng xử lí tình
huống đạo đức, pháp luật. Vì đây là thời điểm thử nghiệm để học sinh dựa vào lí
thuyết giải quyết những vấn đề xảy ra trong môi trường xung quanh, rèn luyện được kĩ
năng lựa chọn cách giải quyết khi gặp những tình huống đạo đức, pháp luật trong thực
tế cuộc sống. Ở nội dung này, tôi thường cho học sinh chơi trị Đóng vai giải quyết
tình huống, trị chơi vượt chướng ngại vật.
+ Sử dụng trò chơi nhằm Luyện tập củng cố kiến thức, hình thành thái độ: trị chơi này
nhằm luyện tập củng cố kiến thức vừa học và hình thành thái độ của HS. Ở nội dung này
tôi thường cho HS chơi trị: Giải ơ chữ, Đuổi hình bắt chữ, Trò chơi trực tuyến Quizzi,
Băng reo, trò chơi Vòng quay kì diệu, trị chơi Lấy kẹo cho ếch xanh.
Bước 2 - Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi
- Bản đồ, tranh ảnh, phiếu học tập, máy tính, ti vi/ máy chiếu, bảng phụ, nam châm,
phần thưởng;
- Sử dụng bộ phần mềm trò chơi trên PowerPoint giúp khâu chuẩn bị được nhanh hơn,
hình ảnh và hiệu ứng sinh động, tên trò chơi hấp dẫn.
Bước 3 - Tổ chức trò chơi
- GV phổ biến luật chơi: Tên trò chơi, cách chơi, phương thức đánh giá, phần thưởng;
- Tổ chức người tham gia trò chơi cụ thể, HS tham gia chơi trò chơi.


6

Bước 4 - Đánh giá sau trò chơi:
- GV nhận xét thái độ tham gia trò chơi của từng đội, của cá nhân, những việc làm
chưa tốt để rút kinh nghiệm;
- Công bố kết quả của từng đội, cá nhân và tuyên dương, ghi điểm, trao phần thưởng
(nếu có)
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi. HS nêu kiến thức, kĩ năng trong bài học
mà trò chơi đã thể hiện;

- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực qua trị chơi.
2.3.3.2. Một số ví dụ minh họa tổ chức hoạt động trị chơi.
* Trò chơi trực tuyến Quizzi
- Đặc điểm: Đây là trò chơi trực tuyến, trò chơi này áp dụng phù hợp trong thời điểm
dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, HS phải học online, phù hợp với các chủ đề
bài học mơn GDCD. GV có thể dùng trị chơi này để kiểm tra bài cũ hoặc Luyện tập.
- Cách thực hiện:
+ GV sẽ tạo tài khoản trên ứng dụng Quizzi, tạo các bài tập phù hợp với HS, quy định
thời gian cho mỗi câu hỏi. Với môn GDCD, tôi thường lựa chọn dạng bài tập trắc
nghiệm chọn phương án trả lời đúng nhất.
+ GV mở trò chơi và mời HS vào chơi ngay trong giờ học. Khi HS đã vào đủ thì GV
bấm “Bắt đầu”. HS sẽ trả lời các câu hỏi trắc nghiệm mà hệ thống phần mềm hiển thị
(có tráo đổi thứ tự câu hỏi). Hết thời gian hệ thống sẽ hiển thị bảng kết quả làm bài của
HS.
Ví dụ: Bài 2, lớp 12 - “Thực hiện pháp luật”, sử dụng trò chơi Quizzi để luyện tập,
HS trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm về khái niệm, nội dung các hình thức thực hiện pháp
luật, về vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý.


7

* Trị chơi “Đuổi hình bắt chữ”
- Đặc điểm: Thay vì yêu cầu HS tìm từ ngữ, thành ngữ, câu ca dao hay tục ngữ có liên
quan đến bài học. GV có thể tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “Đuổi hình bắt chữ”.
GV đưa ra những hình ảnh có tính chất gợi mở, HS dễ dàng thực hiện yêu cầu của giáo
viên với sự hào hứng, nhiệt tình.
- Cách chơi: GV có thể sử dụng máy chiếu hoặc dùng tranh ảnh. Trong khoảng thời
gian nhất định HS cần đoán ra câu thành ngữ, câu tục ngữ, ca dao, từ ngữ có liên quan
đến bài học. GV có thể hỏi ý nghĩa của các từ ngữ, thành ngữ, câu tục ngữ, ca dao đó
để khắc sâu kiến thức đã học. Trị chơi này góp phần bồi dưỡng khả năng diễn đạt, sự

nhanh nhạy của HS, đồng thời còn phát huy được những kiến thức mà HS đã biết.
Ví dụ: Bài 1, lớp 10 - “Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng”
+ Sau khi học xong bài học, GV tổ chức trị chơi “Đuổi hình bắt chữ”. Từ hình ảnh gợi
ý em hãy đọc chính xác từ ngữ, thành ngữ, câu tục ngữ, ca dao tương ứng.
+ Sau khi học sinh tìm ra đáp án, GV có thể hỏi thêm ý nghĩa của từ ngữ, thành ngữ,
câu tục ngữ, ca dao đó.
+ GV có thể nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của HS.
+ Một số hình ảnh có thể dùng làm gợi ý trong bài này:


8

* Trị chơi “Hỏi đáp chun gia”
Ví dụ: Bài 1, lớp 12 - “Pháp luật và đời sống”
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi đáp chuyên gia”. Sẽ có một nhóm HS tham
gia đóng vai “Chuyên gia - Luật sư” để giải đáp thắc mắc cho công dân. Yêu cầu mỗi
học sinh trong lớp chuẩn bị 1 – 2 câu hỏi hoặc tình huống có liên quan đến kinh doanh
để hỏi các “Chuyên gia - Luật sư”.


9

Khi các “Công dân” nêu câu hỏi, các “Chuyên gia - Luật sư” cử đại diện trả lời.
GV đóng vai trò là cộng tác viên để giúp các “Chuyên gia - Luật sư” giải đáp những
câu hỏi khó. Trị chơi cứ tiếp tục cho đến khi các “Chuyên gia - Luật sư” trả lời hết các
câu hỏi của “Công dân”.
Để thực hiện nhiệm vụ, HS vào vai “công dân” phải tự chuẩn bị câu hỏi liên quan
đến bài học, HS vào vai “Chuyên gia - Luật sư” cần tích cực tham khảo các tài liệu về
kinh doanh như: các hình thức tổ chức kinh doanh, các loại hình kinh doanh, thuế, ...
Hình thức trị chơi này phù hợp với hầu hết các bài học về pháp luật trong

chương trình GDCD lớp 12.
* Trị chơi Hộp q bí mật:
“Hộp q bí mật” là một trong những trò chơi mang lại nhiều khơng khí vui tươi,
hào hứng cho HS trong q trình học tập. Trị chơi này có thể áp dụng để thực hiện
nhiều hoạt động học tập, bao gồm cả hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực
hành luyện tập, rèn luyện kỹ năng.
Cách thức tổ chức trò chơi: GV phổ biến luật chơi, HS tham gia chơi theo nhóm
với hình thức thảo luận có thời gian nhất định để hoàn thành sản phẩm học tập hoặc
thảo luận để chọn đáp án đúng. Khi các nhóm có sản phẩm đạt u cầu, có câu trả lời
đúng thì sẽ được chọn thăm phần quà thú vị) - nội dung quà được ghi trong phiếu thăm
(bạn được chọn một người bạn thân để trao nhau một cái ôm, bạn được nhận một hộp
kẹo, bạn được nhận một lời yêu thương từ bạn lớp trưởng, bạn được nhận một phong
bao lì xì, bạn được lên sân khấu thể hiện một bài hát yêu thích nhất...)
Ví dụ, bài 2, lớp 11 - “Hàng hố - Tiền tệ - Thị trường” tơi sử dụng trị chơi “Hộp
q bí mật” để tổ chức hoạt động hình thành kiến thức với nội dung thể hiện trên các
slide như sau:


10

* Trị chơi giải ơ chữ:
Hình thức trị chơi giải Ô chữ có thể áp dụng phù hợp với các bài học thuộc
phần triết học và phần đạo đức học trong chương trình GDCD lớp 10.
Ví dụ: Bài 14 - “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, GV sử
dụng ô chữ để củng cố bài học. Cụ thể:
- GV tổ chức cho cả lớp cùng tham gia chơi;
- GV gợi ý HS giải ô chữ bằng cách trả lời các câu hỏi hàng ngang;


11


- Trả lời các câu hỏi hàng ngang để tìm ra ô chữ hàng dọc (11 chữ cái)
- HS lựa chọn ô chữ hàng ngang với các câu hỏi cụ thể như sau:
1. Áo dài là một loại (....) truyền thống của dân tộc Việt Nam. (9 chữ cái)
2. Đây là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ ngàn xưa đến nay? ( gồm 7
chữ cái).
3. Câu ca dao sau muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?( gồm 7 chữ cái)

“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”
4. Đây là một trong những truyền thống của dân tộc ta trong lĩnh vực giáo dục? (7
chữ cái)
5. Ngày xưa, khi cha ông ta chiến thắng quân giặc, thường cung cấp lương thực
quần áo và tha cho tù binh được trở về nhà họ. Điều này thể hiện truyền thống gì của
dân tộc ta? (9 chữ cái).

Kết thúc trò chơi, GV tuyên dương, khen ngợi hoặc ghi điểm cho những HS trả lời
đúng.
GV kết luận kết thúc bài học: Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời, có bề dày
lịch sử dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó là bài học, là kinh nghiệm quý giá
cho mọi thế hệ noi theo. Để phát huy truyền thống đó, mỗi cơng dân/ HS cần nâng cao
ý thức trách nhiệm, có những hành động cụ thể góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bài 13 - “Công dân với Công dân với cộng đồng”, GV sử dụng ô chữ để củng
cố bài học. Với bảng ô chữ như sau:


12

* Trị chơi “Vịng quay kì diệu”
GV chia lớp thành 4 đội/ nhóm chơi. Sau khi phổ biến luật chơi, mỗi đội lần lượt

chọn câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi sẽ được bấm vào ô quay điểm thưởng (Spin Wheel),
nếu đội được chọn trả lời sai thì cơ hội sẽ dành cho 3 đội cịn lại theo hình thức phất
cờ nhanh. Để tăng tính vui nhộn, bất ngờ và cạnh tranh, GV thiết kế có 1 đến 2 câu khi
mở ra là phần thưởng: “Đội của bạn được một tràng pháo tay” hay “Số điểm của bạn
được cộng thêm 10”.
Khi kết thúc trò chơi, GV sẽ khen ngợi tinh thần hợp tác thực hiện nhiệm vụ của
HS, đó cũng là một phần ý nghĩa của bài học về sự hợp tác trong q trình thực hiện
trị chơi: Hợp tác để đem lại thành cơng.
Ví dụ: Bài 4, lớp 11 “Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thơng hàng hố”. Để
tổng hợp và củng cố kiến thức về khái niệm cạnh tranh, mục đích, nguyên nhân dẫn
đến cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh, GV thiết kế 8 đến 10 câu hỏi trắc nghiệm
trên phần mềm hiệu ứng có giao diện như hình minh hoạ dưới đây.


13


14

* Trị chơi “Tiếp sức”
Mục đích trị chơi này nhằm huy động tính tích cực, hợp tác của hầu hết học sinh
trong lớp, em nào cũng phải động não suy nghĩ và hoạt động kể cả HS yếu cũng có thể
tham gia.
Cách thức tiến hành: GV chọn số đội tham gia, số HS mỗi đội, đưa ra yêu cầu và
luật chơi; HS tham gia chơi; GV tổng kết, khen thưởng.
Ví dụ, bài “Ơn tập cuối kì I” hoặc “Ơn tập cuối kì II” của cả 3 khối lớp: GV
thành lập ngẫu nhiên hai đội chơi lấy thành viên từ 4 nhóm. Mỗi đội 6 HS (3 HS/
nhóm), các em xếp thành hai hàng hướng mặt lên bảng, tay cầm sẵn phấn hoặc bút dạ
để chuẩn bị thực hiện yêu cầu của trò chơi.
Nhiệm vụ: Ghi lại tên các chủ đề/ bài học trong học kì I. Sau đó mỗi đội lần lượt

từng người lên viết trên bảng chính hoặc bảng phụ được treo sẵn. Thời gian giới hạn
cho các đội cùng thực hiện nhiệm vụ là 2 đến 3 phút. Kết quả được ghi nhận bằng
điểm số (2 điểm/ nội dung đúng), tổng số điểm chia đều cho 2 nhóm có thành viên
tham gia đội. (Lưu ý: HS lần lượt từng người lên, người trước ghi xong người sau mới
được lên để kích thích tính nhanh nhẹn, linh hoạt, khẩn trương).
GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi. GV và HS được cử làm thư kí cùng đối chiếu và
tổng hợp kết quả của các đội chơi. Trên cơ sở hệ thống các bài đã học được nhác lại,
GV cùng HS tiến hành ôn tập kiến thức cơ bản và thực hành dạng bài tập.


15

* Trò chơi “Lấy kẹo cho ếch xanh”
Trò chơi này tôi thường áp dụng để tổ chức thực hiện phần thực hành luyện tập
câu hỏi trắc nghiệm sau mỗi bài học hoặc một phần trong tiết ôn tập thi tốt nghiệp.
Mục đích của trị chơi “Lấy kẹo cho ếch xanh” nhằm mang đến cho HS khơng khí vui
tươi, hào hứng và bất ngờ. Đồng thời qua trị chơi cũng góp phần rèn luyện tính tập
trung cao độ trong một quỹ thời gian ngắn (1 phút) để xác định câu trả lời đúng chính
xác nhất.
Cách thức tổ chức trị chơi: GV phổ biến luật chơi, HS tham gia chơi theo nhóm
hoặc cá nhân để lấy điểm số. Nếu phương án lựa chọn đúng thì khi người điều hành
click vào nội dung đáp án đó sẽ hiện lên màu xanh và viên kẹo sẽ rơi vào miệng chú
Ếch xanh.
Ví dụ, khi áp dụng để thực hành câu hỏi trắc nghiệm cho nội dung về quyền Khiếu
nại, tố cáo của công dân (phần 3, bài 7 lớp 12) tôi thực hiện các slide như sau:


16

* Trò chơi Angel và Devil

Đây là một trong những trò chơi rất hứng thú đối và tạo nhiều sự bất ngờ, thú vị
đối với HS. Khi HS chọn hộp số câu hỏi thì tương ứng với đó sẽ là lệnh được trả lời để
cộng điểm hoặc mất điểm, hoặc được phần q.
Ví dụ, tơi đã áp dụng trị chơi này vào phần Luyện tập trong bài “Công dân với
cộng đồng” - GDCD lớp 10 (Nội dung Nhân nghĩa). Thực hiện như một số Slide minh
hoạ sau:


17

* Trị chơi “Băng reo”
Ví dụ, khi củng cố và hình thành thái độ cho HS trong bài “Cơng dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (GDCD lớp 10) GV tổ chức trị chơi có tên
“Băng reo”. Cụ thể như sau:


18

GV (hô): Thanh niên
HS (hô): Việt Nam
GV (hô): Sẵn sàng
HS (hô): Bảo vệ Tổ quốc !
GV (hô): Thanh niên Việt Nam
HS (hô): Sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc !
3. Hiệu quả đạt được của sáng kiến
3.1. Kết quả định tính
Tổ chức trị chơi trong giờ học là một hình thức “chơi mà học” ở ngay trong giờ
học. Qua quan sát HS và trải nghiệm bản thân qua các tiết dạy, có thể thấy:
- Đối với GV đã tạo được khơng khí học tập sơi nổi, kích thích sự tìm tịi, sự năng
động, sáng tạo của HS; đồng thời đánh giá được mức độ tiếp cận bài, hiểu bài của HS.

- Đối với HS có sự hứng thú trong học tập, chủ động, tự giác tích cực thực hiện
các nhiệm vụ học tập được giao; kĩ năng trình bày, trao đổi và thảo luận được phát
triển tốt hơn.
3.2. Kết quả định lượng
Để xác định kết quả định lượng của sáng kiến, tôi đã tiến hành thực hiện phiếu
khảo sát đối với một số lớp 250 HS thuộc cả 3 khối lớp. Các kết quả như sau:
* Kết quả về mức độ hứng thú trước và sau khi áp dụng biện tổ chức các hoạt động
trị chơi trong giờ học mơn GDCD.
Mức độ hứng thú của HS trước và sau khi áp dụng biện pháp
tổ chức các hoạt động trò chơi
Mức độ

Trước

Sau

Rất hứng thú

29 (11,6%)

161 (64,4%)

53 (21,2%)

76 (30,4%)

Hứng thú bình thường

61 (24,4%)


13 (5,2%)

Không hứng thú

107 (42,8 %)

0 (0,0%)

Tổng số HS

250

250

Hứng thú


19

Mức độ hứng thú của HS trước và sau khi áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt động trò chơi
161

180
160
140

107

120
100


76

80
60
40

61

53
29

13

20
0

Rất hứng thú

Hứng thú

Hứng thú bình thường

Trước

Khơng hứng thú
0

Sau


Nhận xét: Qua kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số mức độ hứng thú của học
sinh đối với môn học GDCD trước và sau khi áp dụng biện pháp tổ chức các hoạt
động trò chơi trong giờ học đã thay đổi đổi rõ rệt. Điều đáng nói là khi được học tập
với các tiết học có trị chơi sinh động, được tham gia các hoạt động tích cực, sơi nổi thì
khơng cịn học sinh khơng hứng thú với mơn học, thay vào đó tỉ lệ học sinh rất hứng
thú với môn học chiếm cao nhất (64,4%).
* Kết quả học tập môn GDCD của HS được nâng lên trong năm học được áp dụng
biện pháp tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học.

Năm học

Số
lượng
HS

2019 - 2020

630

2020 - 2021

630

Kết quả học tập môn Giáo dục công dân
Điểm 8.0 Điểm 6.5 Điểm 5.0 Điểm 3.5
đến 10
đến 7.9
đến 6.4
đến 4.9
420

(66,7%)
467
(74,1%)

Điểm 0
đến 3.4

175
(27,7%)

35
(5,6%)

0
(0%)

0
(0%)

140
(23,1%)

23
(3,7%)

0
(0%)

0
(0%)



20

Kết quả học tập môn Giáo dục công dân
500
450
400
350
300
250
200
150
100
50
0

467
420

175

140
35

Điểm 8.0 đến 10

Điểm 6.5 đến 7.9

2019 - 2020


24

Điểm 5.0 đến 6.4

Điểm 3.5
0 đến
0 4.9

2020 - 2021

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy, khi học sinh hứng thú học tập bộ môn GDCD
thì kết quả thể hiện thơng qua điểm số cũng tăng lên rõ rệt. Cụ thể, trong năm 2020 2021 tơi áp dụng tích cực các biện pháp tổ chức các hoạt động trị chơi thì tỉ lệ điểm
yếu, kém đã giảm đi đáng kể so với năm học 2019 - 2020. Thay vào đó, tỉ lệ điểm khá,
giỏi tăng lên rất nhiều.
* Kết quả về điểm thi tốt nghiệp THPT môn GDCD tăng lên khi được áp dụng biện
pháp tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học.
Năm học
Điểm thi TB
Tỷ lệ đỗ TN
2019 - 2020
8,82
100%
2020 - 2021
9,08
100%
Nhận xét: Kết quả điểm thi tốt nghiệp môn GDCD hàng năm được cải thiện rất
nhiều trong năm học 2020 - 2021 nhờ việc học tập tích cực của học sinh. Thơng qua
các bài học gắn với các hoạt động trị chơi vui vẻ, hào hứng, HS đã thay đổi nhiều về
thái độ đối với mơn học. Các em khơng cịn coi GDCD là môn “học phụ” như trước

đây, mà xác định học để hoàn thiện nhân cách sống, để ứng xử tốt trong mối quan hệ
với cộng đồng, xã hội. Điểm thi tốt nghiệp năm 2021 là 9,08 xếp thứ hạng 16/26
trường THPT của tỉnh Ninh Bình.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng
- Về cơ sở vật chất: Tận dụng cơ sở vật chất vốn có của nhà trường đã trang bị cho các
lớp học, như máy chiếu, hệ thống âm thanh, bàn ghế, bảng phụ,…
- Về phía GV dạy: Có phẩm chất nhiệt tình, trách nhiệm cao, hết lịng vì học sinh; Có
năng lực sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học, tìm tịi,
học hỏi để bổ sung các trò chơi ngày càng sinh động, hấp dẫn, hiệu quả;
- Về phía HS: Có tinh thần và trách nhiệm đồng hành với thầy cơ giáo trong q trình
học tập; tôn trọng kỉ luật và tuân thủ các yêu cầu về luật chơi.



×