Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

(Skkn 2023) giúp trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi phòng tránh xâm hại thông qua hoạt động học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.05 KB, 5 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI PHỊNG TRÁNH XÂM HẠI
THƠNG QUA HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Mở đầu
Nhiều người có suy nghĩ rằng giáo dục giới tính cho trẻ mầm non là quá
sớm và sợ nhắc đến chuyện tế nhị. Thực ra đây là việc cần thiết để bảo vệ các bé
trước nguy cơ bị xâm hại tình dục. Xâm hại trẻ em ở Việt Nam đang diễn ra
khơng chỉ ở các thành phố lớn mà cịn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng
xa và xảy ra với các em học sinh ở mọi lứa tuổi trong đó trẻ em mầm non khơng
nằm ngoại lệ. Xâm hại trẻ em diễn ra ở nhiều hình thức, dưới nhiều mức độ và
xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua trẻ
không được đến trường và nghỉ dịch ở nhà nhiều. Vì vậy để bảo vệ trẻ em không
bị xâm hại là một trong những vấn đề cầp thiết, cấp bách trong xã hội hiện nay.
Nó khơng phải là việc làm chỉ dành riêng cho những người làm công tác giáo
dục hay của những người làm cơng tác xã hội mà đó là trách nhiệm chung của
cả cộng đồng .
Vì vậy với những lý do trên tôi đưa ra biện pháp “Giúp trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi phòng tránh bị xâm hại thơng qua hoạt động học” để góp phần tạo ra
một thế hệ măng non thực sự năng động, tự tin, giàu bản lĩnh và sẵn sàng ứng
phó với bất cứ tình huống nào trong cuộc sống.
2. Biện pháp “Giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phòng tránh bị xâm hại
thông qua hoạt động học”
*Để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác giúp trẻ hiểu kiến thức và kĩ
năng của phịng tránh xâm hại tình dục, tơi đã lựa chọn hình thức tổ chức các
hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm. Giáo viên là người định hướng, đưa
những tình huống, hoạt động, …. cho trẻ trải nghiệm nhằm phát huy được tính
tích cực, chủ động, sáng tạo ở trẻ giúp trẻ tự hình thành ra kiến thức cần có trong
q trình trải nghiệm. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu kiến thức theo cách riêng của mình
và khắc sâu được những gì trẻ cần. Giáo viên chỉ là người chốt lại kiến thức cho
trẻ để kết quả đạt được trên trẻ là tốt nhất.
2.1. Thông qua hoạt động khám phá xã hội: Tơi cho trẻ tìm hiểu các


kiến thức phịng tránh bị xâm hại tình dục.
* Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
Dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính vùng nhạy cảm trên cơ thể để trẻ hiểu
cơ thể của con là của con. Mọi bộ phận trên cơ thể của con đều đáng q, khơng
ai có quyền làm tổn thương chúng. Trong đó, để phòng tránh xâm hại trẻ cần
đặc biệt lưu ý đến vùng đồ bơi.
Vùng đồ bơi là những bộ phận khi đi tắm biển chúng ta cần che kín để
khơng cho người khác nhìn thấy chúng. Vùng đồ bơi ở bạn nam và bạn nữ là
khác nhau.


Vùng đồ bơi bạn nam: che 2 bộ phận là mông và bộ phận sinh dục.
Vùng đồ bơi của nữ: che 3 bộ phận là ngực, bộ phận sinh dục và mông.
Sau khi chắc chắn bé hiểu được rằng không ai được chạm vào khu vực
nhạy cảm của bé. Tôi dạy cho trẻ cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo trẻ có
nguy cơ bị xâm hại tình dục:
+ Dấu hiệu 1 cảnh báo nhìn: Có ai đó nhìn vào vùng đồ bơi của trẻ hoặc
yêu cầu trẻ nhìn vào vùng đồ bơi của họ.
+ Dấu hiệu 2 cảnh báo nghe: Có người nói cho trẻ nghe về cùng đồ bơi
của trẻ hay vùng đồ bơi của họ.
+ Dấu hiệu cảnh báo sờ: Họ có thể sờ vào vùng đồ bơi của trẻ hoặc yêu
cầu trẻ sờ vào vùng đồ bơi của họ.
+ Dấu hiệu 4 cảnh báo ôm và cảnh báo bắt cóc: Người muốn xâm hại trẻ
có thể ôm lấy trẻ và bắt cóc trẻ để đưa vào chỗ kín nhằm xâm hại trẻ.
- Lưu ý: Khi đi khám bác sĩ thì bác sĩ có thể nhìn, nói hoặc chạm vào
vùng đồ bơi của trẻ nhưng cần có sự giám sát của bố mẹ bên cạnh trẻ.
* Tránh xa người lạ mặt
Cha mẹ và thầy cô không thể luôn bên cạnh tre mọi lúc, mọi nơi nên tôi
đã dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt:
- Không nói chuyện với người lạ mặt: khơng nhận q, bánh kẹo, cử chỉ

ân cần của người lạ; khơng nói cho người lạ biết tên và nơi ở; giữ khoảng cách
và không đi với người lạ; không được tin vào những điều người lạ nói.
- Khi đi chơi bên ngồi: Tuyệt đối trẻ không được đến gần và bắt chuyện
với người lạ, dạy cho trẻ biết trẻ hãy luôn chơi ở những nơi đơng người, có
nhiều bạn bè, khơng tự ý chơi một mình ở những chỗ vắng vẻ. Nếu ai đó khiến
con cảm thấy khơng an tồn hãy chạy nhanh đến những nơi an toàn yêu cầu sự
giúp đỡ.
- Giúp trẻ nhận biết nơi an toàn, người an toàn: Khi khơng có người lớn
bên cạnh, nếu con cảm thấy nguy hiểm hãy chạy nhanh đến những nơi như đồn
cảnh sát, trường học, cô chú bảo vệ, … để nhờ sự giúp đỡ.
* Ghi nhớ thông tin của bố mẹ, địa chỉ gia đình và các số điện thoại khẩn
cấp để trẻ sử dụng khi cần thiết.
Khi trẻ được trang bị kĩ năng này thì trẻ sẽ biết lựa chọn địa điểm chơi an
toàn và cách tiếp xúc an toàn với mọi người xung quanh, biết bảo vệ bản thân trẻ
trước những người lạ mặt gây cảm giác bất an cho trẻ.
2. 2. Thơng qua hoạt động âm nhạc:
Trẻ thích nghe nhạc và hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc.
Qua hoạt động âm nhạc trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn.
Qua hoạt động âm nhạc, tơi dạy trẻ bài hát 5 ngón tay xinh (Giúp bé
phịng tránh xâm hại tình dục). Qua bài hát đó, với giai điệu vui tươi, sơi động
trẻ sẽ hiểu được ý nghĩa của các ngón tay trong phịng tránh xâm hại tình dục:


- Ngón cái: gần mình nhất, tượng trưng cho những người thân ruột thịt
trong gia đình như ơng bà, bố mẹ, anh chị em ruột – bé có thể ơm hôn mọi người
hoặc đồng ý để các thành viên trong nhà ơm hơn, thể hiện tình u thương.
- Ngón trỏ: Tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng
của gia đình. Những người này bé có thể khốc vai, nắm tay hoặc chơi đùa.
- Ngón giữa: Người quen như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ - bé có thể
bắt tay chào họ.

- Ngón áp út: Người bé mới gặp lần đầu, bé có thể vẫy tay để chào họ.
- Ngón út: Ngón tay xa bé nhất, thể hiện những người hoàn toàn xa lạ
hoặc người có những cử chỉ thân mật, khiến bé lo sợ, bất an, bé hồn tồn có thể
bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
Khi trẻ biết được quy tắc giao tiếp 5 ngón tay, trẻ sẽ biết cách ứng xử phù
hợp với từng đối tượng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày để đảm bảo an tồn
cho bản thân.
2. 3. Thơng qua hoạt động Làm quen với văn học:
Tơi sưu tầm những câu chuyện mang tính thời sự, hoặc là những câu
chuyện tôi sáng tạo ra, tìm hiểu trên mạng internet, … xây dựng các tình huống
qua các nhân vật trong truyện để trẻ ghi nhớ kiến thức một cách dễ dàng.
Khuyến khích trẻ kể chuyện sáng tạo về những bức tranh mà trẻ đã vẽ,
cắt, xé dán, giáo viên in thêm tranh, ảnh, … về chủ đề phịng tránh xâm hại ở
trẻ em. Qua đó trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy logic, tưởng tượng,… Trẻ sẽ tự
đưa ra những tình huống và cách giải quyết theo cách của trẻ. Sau đó, giáo viên
chỉ là người chốt lại và giúp trẻ đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất với trẻ.
2. 4. Thông qua hoạt động tạo hình:
Tơi tìm ra nhiều đề tài hay, mới lạ phù hợp để giáo dục trẻ những kiến
thức, kĩ năng phịng tránh khi bị xâm hại tình dục:
In đồ hình bàn tay tơ màu các ngón tay khác nhau thể hiện ý nghĩa của
từng ngón tay. Sau đó nêu lại nguyên tắc 5 ngón tay xinh.
Cho trẻ cắt, xếp, dán vùng đồ bơi của bạn nam và bạn nữ. Qua đó, trẻ biết
cách bảo vệ vùng đồ bơi của mình được an tồn và khơng xâm phạm vào vùng
đồ bơi của bạn.
3. Kết quả đạt được.
Như vậy, thông quan thực hiện biện pháp “Giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
phịng tránh bị xâm hại thơng qua tổ chức hoạt động học” cùng kết hợp với
các biện pháp khác hỗ trợ tôi đã thu được một số kết quả như sau:
3.1. Đối với giáo viên:
- Tự trang bị thêm cho bản thân các kiến thức, kĩ năng dạy trẻ mẫu giáo 5

– 6 tuổi phịng tránh xâm hại tình dục.
- Mạnh dạn, tự tin và sẵn sàng thử sức với những kiến thức, kĩ năng mới
đưa vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.


- Tạo được niềm tin, uy tín với Ban giám hiệu, đồng nghiệp và phụ huynh
về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ tại lớp phụ trách
3.2. Đối với trẻ:
- Thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi trong trường, giáo dục
cho trẻ để trẻ biết kiến thức và kĩ năng về phịng tránh xâm hại tình dục. Mỗi trẻ
lại có cách tiếp thu và ghi nhớ khác nhau, với những trẻ yếu và tiếp thu chậm,
tôi hỗ trợ trẻ mọi lúc mọi nơi trong để tất cả trẻ trong lớp đều được trang bị đầy
đủ các kiến thức và kĩ năng cần thiết về phòng tránh xâm hại tình dục. Sau khi
thực hiện, tơi đã đạt được một số kết quả như sau:
- Tổng số trẻ của lớp: 35 trẻ.
- 35/35 trẻ đều có những kiến thức, kĩ năng cần thiết về phịng chống xâm
hại tình dục.
- 100% trẻ có kĩ năng bảo vệ bản thân khơng bị xâm hại trước những tình
huống nguy hiểm.
- 35/35 trẻ đều ghi nhớ số điện thoại, họ tên, nghề nghiệp của bố mẹ, nơi
ở của gia đình và số điện thoại khẩn cấp để sử dụng trong những trường hợp cần
thiết trong cuộc sống.
- 100% trẻ đi học đều, tự tin và mạnh dạn trong giao tiếp và tham gia các
hoạt động.
4. Đề xuất, kiến nghị
Để thực hiện tốt biện pháp “Giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phòng tránh
bị xâm hại thông qua hoạt động học”, tôi đưa ra một số đề xuất, kiến nghị:
4.1. Đối với giáo viên:
+ u trẻ, gần gũi với trẻ, khơng ngại khó, khơng ngại đổi mới và có trách
nhiệm với cơng việc. Sẵn sàng khắc phục mọi khó khăn để hồn thành tốt nhiệm

vụ được giao.
+ Tích cực áp dụng các biện pháp “Giúp trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phòng
tránh bị xâm hại thông qua hoạt động học” đạt kết quả tốt nhất.
4.2. Đối với nhà trường:
+ Tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tích cực đổi mới các biện pháp
giáo dục và hình thức tổ chức các hoạt động giúp trẻ 5 – 6 tuổi phòng chống
xâm hại tình dục.
+ Trang bị thêm cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác tổ
chức các hoạt động phịng chống xâm hại tình dục.
4.3. Đối với các cấp Lãnh đạo:
+ Có kế hoạch tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ về công tác phòng chống xâm hại cho trẻ mầm non.


+ Tổ chức các tiết dạy chuyên đề về hoạt động học và hoạt động vui chơi
với mục đích phịng chống xâm hại cho trẻ mầm non.
Kết thúc bằng hình ảnh bóng đèn sáng.
Trên đây là phần thuyết trình của tôi về biện pháp “Giúp trẻ mẫu giáo 5
– 6 tuổi phịng tránh bị xâm hại thơng qua hoạt động học”. Rất cảm ơn ban
giám khảo cùng toàn thể hội thi đã lắng nghe.
T.M NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI THỰC HIỆN



×