Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

(Skkn 2023) một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.04 KB, 19 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Ở bậc Tiểu học, phân mơn chính tả là một phân mơn có tầm quan trọng
trong việc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học. Phân mơn chính tả cịn là
phân mơn có tính chất cơng cụ, nó có vị trí quan trọng trong giai đoạn học tập
đầu tiên của trẻ. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc học mơn Tiếng Việt
và các mơn học khác. Chính tả là hệ thống chữ viết được xem là chuẩn mực của
một ngơn ngữ. Vì vậy, muốn viết đúng chính tả, ta phải tuân theo những quy
định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều.
Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như
các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm các em mất tự tin, trở nên rụt
rè, nhút nhát.
Chất lượng học tập các phân mơn Tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ nhân
quả với nhau, phân mơn này có ảnh hưởng và hỗ trợ cho phân môn kia. Nếu
học tốt phân mơn chính tả, học sinh có một cơng cụ hết sức đắc lực và hữu ích
để ghi chép bài học chính xác, rõ ràng và nhanh chóng. Việc làm này không chỉ
giúp học sinh tiểu học viết đúng mà cịn giúp các em lĩnh hội chính xác các nội
dung bài học. Viết đúng chính tả giúp học sinh có điều kiện để sử dụng tiếng
Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ mơn văn hóa khác. Bài chính tả
mang tính thực hành thơng qua luyện tập liên tục, kết hợp với việc ôn tập các
quy tắc chính tả, học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi Tiếng Việt.
Ngoài ra, ở một số địa phương, do phát âm sai nên dẫn đến một số học
sinh hiểu sai nghĩa và dẫn đến viết chính tả cũng sai.
Xuất phát từ những lí do trên nên bên cạnh sử dụng nhiều bài tập chính
tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4; không chỉ dành riêng cho một vùng
phương ngữ mà có thể áp dụng để chữa lỗi chính tả cho nhiều vùng phương
ngữ khác nhau, tơi đã mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm: “Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi
chính tả do phương ngữ”.
Với đề tài này, tôi đã cố gắng phân loại lỗi chính tả do phương ngữ mà


học sinh lớp 4 trường tôi thường mắc phải, giúp các em ghi nhớ các hiện tượng
chính tả này. Đồng thời xây dựng một số bài tập chính tả phương ngữ phù hợp
với học sinh Tiểu học (lớp 4) để thay thế cho một số bài tập chính tả khơng phải
là dùng để rèn luyện lỗi phổ biến của học sinh lớp 4 tôi đã và đang giảng dạy.
Bên cạnh bổ sung thêm bài tập cho học sinh, cung cấp thêm cho các em một số
mẹo, luật chính tả nhằm giúp các em khắc phục lỗi chính tả do cách phát âm của
1/19


vùng phương ngữ, gây hứng thú học tập của học sinh (vì các em được trực tiếp
tham gia chữa lỗi chính tả mà thực tế mình hay mắc phải) từ đó góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu kĩ phân mơn chính tả trong
chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 4, khắc phục một số khó khăn, vướng
mắc về lỗi chính tả do phương ngữ của học sinh lớp 4, làm phong phú thêm thủ
pháp dạy học chính tả của Tiểu học nhằm phục vụ bản thân trong q trình dạy
học và đóng góp thêm một tài liệu có thể tham khảo cho đồng nghiệp.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng về “Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học sinh lớp 4
trường Tiểu học Thái Hịa hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”.
- Tham khảo tư liệu và sách báo có liên quan.
4. Đối tượng khảo sát , thực nghiệm:
- Học sinh lớp 4D trường Tiểu học Thái Hịa - Ba vì - Hà Nội.
- Tìm hiểu lỗi chính tả do phương ngữ mà học sinh thường mắc phải.
- Thay thế các bài tập chính tả đang học ở một số tiết bằng bài tập chính tả
phương ngữ.
- Cung cấp thêm một số mẹo, luật chính tả.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp quan sát trực quan:

Tôi tiến hành quan sát việc dạy và học của giáo viên, học sinh lớp 4D
thông qua các tiết học để thấy được lỗi chính tả phổ biến mà học sinh thường mắc
phải rồi lập thành bảng theo dõi số liệu trước khi áp dụng đề tài này như sau:
Thời gian kiểm tra
Khảo sát đầu năm học

Điểm giỏi
08 / 40

Điểm khá
12 / 40

Điểm TB
17 / 34

Điểm yếu
3/ 40

5.2. Phương pháp điều tra:
Trao đổi với giáo viên khối 4 về khả năng học tập mơn tiếng việt nói
chung và phân mơn chính tả nói riêng của các em học sinh, tìm hiểu những
thuận lợi và khó khăn trong việc dạy chính tả, những lỗi chính tả do phương ngữ
khó khắc phục.
5.3. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
Nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học, tạp chí giáo
dục, tài liệu về phương pháp giảng dạy phân mơn chính tả, sách giáo khoa,
sách giáo viên Tiếng Việt 4, sách bồi dưỡng nâng cao và một số tài liệu tham
khảo khác.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
2/19



Tiến hành dạy thực nghiệm, áp dụng kinh nghiệm qua một năm học của
lớp 4D Trường Tiểu học Thái Hòa, năm học 2018 - 2019.
5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thơng qua các phương pháp nghiên
cứu nói trên để đúc rút, tổng kết kinh nghiệm.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2017 đến nay.
- Năm học 2017 - 2018 chính thức nghiên cứu, lập kế hoạch triển khai
nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm.
- Năm học 2018 - 2019 nhân rộng sáng kiến kinh nghiệm trong nhà trường.
- Từ tháng 4 đến nay viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm đã nghiên cứu.
- Sử dụng số liệu điều tra trong 2 năm học: 2017 - 2018 và 2018 - 2019.
Nếu sáng kiến kinh nghiệm này thành cơng sẽ góp phần giúp học sinh
trường Tiểu học Thái Hịa hạn chế mắc lỗi chính tả do phương ngữ. Nếu
sáng kiến thành công tôi rất mong được áp dụng cho tất cả các đồng chí giáo
viên trong trường.

3/19


PHẦN II
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:
Nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Mỗi dân tộc có một ngơn ngữ riêng gắn liền với đặc trưng ngơn
ngữ và văn hóa của dân tộc mình được sử dụng làm phương tiện giao tiếp trong
cộng đồng dân tộc đó. Nhưng tiếng Việt là tiếng nói phổ thơng là ngơn ngữ
chung thống nhất của toàn thể dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như các ngôn

ngữ khác trên thế giới, theo chiều dài lịch sử, dù là mặt bảo thủ nhất, ngữ âm
Tiếng Việt, cụ thể là cách phát âm của người Việt có sự thay đổi và khơng phải
hồn tồn thống nhất trên mọi miền đất nước. Căn cứ vào cách phát âm cụ thể
của từng vùng, dựa vào những điểm tương đồng và khác biệt về ngữ âm, tiếng
Việt được chia ra thành ba vùng ngơn ngữ đó là phương ngữ Bắc, phương ngữ
Trung và phương ngữ Nam. Những đặc điểm chính về ngữ âm của phương ngữ
của một số vùng miền Bắc nước ta là:
- Về thanh điệu: không đủ 6 thanh, thanh ngã phát âm như thanh hỏi.
- Về phụ âm đầu: Khơng có âm /v/. Âm vị này bị thay thế bằng âm /j/, có
sự lẫn lộn trong cách phát âm các âm đầu: tr và ch/, s và x, d và gi, v và d
- Về âm đệm: chỉ tồn tại khi âm đầu là các phụ âm gốc lưỡi và âm họng.
Nhiều âm tiết có âm đệm bị lượt bỏ trong lời nói.
Ví dụ: tuyền tuyến > tiền tiến, thuế > thế, đời thuở > đời thở; xốy > xáy;
lịe lẹt > lè lẹt.
- Về âm chính: có hiện tượng thu hẹp độ mở của nguyên âm: /e/, /i/, /o/,
/u/ trong các âm tiết không phải là âm tiết mở. Ví dụ: Thối > thúi, tơi > tui,
rốn > rún.
- Về vần: Thường phát âm lẫn lộn các chữ ghi âm chính trong các vần
như: ai/ay/ây/; ao/au/âu/; ăm/âm; ăp/âp; iu/iêu; im/iêm/êm/em; om/ôm/ơm;
op/ôp/ơp/; ong/ông; ui/uôi/; ưu/ươu/ ...
Các nguyên âm đôi chỉ đủ 2 thành tố khi chúng xuất hiện ở âm tiết mở
còn thành tố thứ 2 của chúng sẽ mất đi khi xuất hiện trong các loại âm tiết khác.
Ví dụ: Tiêm thuốc > têm thuốc; buồm > bồm; con hươu > con hơu.
Về âm cuối gốc lưỡi /y/ thường được phát âm thành âm đầu lưỡi /n/.
Ví dụ: tan trường > tan trườn; bến cảng > bến cản; cây bàng > cây bàn.
Không phân biệt rõ: an/ang; at/ac; ăn/ăng; ăc/ăt; ân/âng; ât/âc; en/eng;
et/ec; ên/ênh; êt/êch; iên/iêng; iêc/iêt; uôn/uông; uôt/uôc; ưt/ưc; ươn/ương;
ươt/ươc ....
4/19



Hà Nội nằm trong vùng phương ngữ Bắc. Do đặc điểm ngữ âm mà học
sinh Hà Nội đặc biệt là học sinh vùng ngoại thành, vùng nông thôn, vùng núi
mắc nhiều lỗi chính tả về thanh hỏi, thanh nặng khá phổ biến. Ngồi ra học sinh
cịn mắc lỗi chính tả về âm đầu, về vần, về âm cuối, ngồi lí do khơng nắm vững
chính tự, cịn do phát âm phương ngữ tạo ra trong phương ngữ Bắc là khá lớn.
Vì thế khi dạy chính tả cho học sinh vùng ngoại thành, vùng nông thôn,
vùng núi Hà Nội nơi tôi đang sinh sống người giáo viên cần phải chú ý, phải
quan tâm đúng mức đến lỗi chính tả ở các phần này.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trong thực tế giảng dạy chương trình mơn Tiếng Việt, phân mơn chính tả
có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh các quy tắc viết đúng và rèn luyện để các em
có kĩ năng, thói quen viết đúng chính tả, rèn luyện để các em có kĩ năng viết
đúng quy trình con chữ, rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất: Tính kỉ luật,
tính cẩn thận (vì phải viết thẳng hàng, ngay ngắn, đẹp đẽ). Đồng thời bồi dưỡng
cho các em lòng yêu q Tiếng Việt.
Trường Tiểu học Thái Hịa (nơi tơi trực tiếp giảng dạy), trong q trình
dạy học nói chung dạy chính tả cho học sinh lớp 4 nói riêng, giáo viên khơng
những đóng vai trị là người truyền thụ kiến thức có sẵn mà là người tổ chức q
trình dạy học. Mọi học sinh đều được làm việc, đều được huy động vốn hiểu biết
và kinh nghiệm bản thân để tự học, tự giải quyết vấn đề; đều được rèn luyện
phẩm chất tự chủ độc lập trên tinh thần hợp tác một cách tích cực, sáng tạo.
Kết quả việc dạy của người giáo viên không phải là dạy được kiến thức gì
mà là hình thành kiến thức đó bằng cách nào?
Kết quả học tập của học sinh không chỉ là những tri thức, kĩ năng cơ bản
cần thiết mà còn là phương pháp học tập, phương pháp suy nghĩ giải quyết vấn
đề. Chính vì vậy kết quả giáo dục, chất lượng học tập ngày được nâng cao.
Mặc dù vậy, trong q trình dạy học tơi nhận thấy chính mình và các
đồng chí giáo viên khối 4 gặp khơng ít khó khăn trong việc khắc phục lỗi chính
tả cho học sinh. Điều này do nhiều nguyên nhân nhưng có thể nói do ảnh hưởng

của phương ngữ là phổ biến hơn cả.
Về phía học sinh: Trong giờ chính tả các em được làm các bài tập chính tả
đơi lúc chưa phải là thiết thực nên có thể hồn thành bài tập rất nhanh (vì lỗi ấy
các em khơng hoặc ít khi mắc phải) mà các dạng lỗi chính tả các em thường mắc
phải thì chưa được rèn luyện đúng mức.
Vấn đề đặt ra trên đây dẫn đến hậu quả là học sinh có học mà vẫn cịn sai.
Qua q trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh lớp 4
thường mắc các loại lỗi sau:
5/19


* Về thanh điệu
Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì nhiều
học sinh khơng phân biệt được 2 thanh hỏi, nặng. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số
lượng tiếng mang 2 thanh này không phải là ít và rất phổ biến.
Ví dụ: Sách vợ, bến cạng, bạng đen, mạng bám, chính tạ, …
Ngạ nghiêng, lắt lẹo, lụng cụng, đụng định, họi han, …
* Về âm đầu
- Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
+ d/gi: để giành, dành giật, giặt dũ, dỗ giành,
+ g/gh: Con gẹ , gê sợ, gé qua nhà…
+ ng/ngh: Ngỉ ngơi, ngi kị …
+ ch/tr: Cây che, chiến chanh (một số ít em mắc phải)…
+ s/x: Cây soan , xa mạc, cây xung, sông ra , sơ xát…
- Trong các lỗi này, lỗi về d/gi, s/x, đối với lớp tôi chủ nhiệm là phổ
biến nhất.
* Về âm cuối
- Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
+ an/ang: cây bàn, bàng bạc, ngan dọc, bảng làng, làng sóng…
+ at/ac: lang bạc, lường gạc, rẻ mạc, hợp tát…

+ ăn/ăng: tung tăn, lăng tăng, khắng khít
+ ăt/ăc: giặc giũ, mặt quần áo, mặt cho…
+ ân/âng: hụt hẫn, nhà tần, dân hiến…
+ ât/âc: nổi bậc, nhất lên, bật thềm…
+ ên/ênh: bấp bên, nhẹ tên, ghập ghền, khấp khển…
+ êt/êch: trắng bệt, hết mũi…
+ ay/ây: vẩy cá, hoa lây ơn
+ im/iêm: dừa xim, lúa chim, chim ngưỡng, tim thuốc...
+ iu/iêu: dịu kì, diệu dàng,...
* Nguyên nhân mắc lỗi
+ Về thanh điệu:
Theo các nhà ngữ âm học, người miền Bắc và một số vùng miền Trung,
đặc biệt là những vùng nông thôn, đồi, núi thường không phân biệt được 2 thanh
hỏi, nặng. Người ta đã phát âm thanh hỏi như thanh nặng. Ngay hiện giờ một số
học sinh trường Tiểu học Thái Hòa cũng phát âm sai như vậy (VD: cặng chân,
phại trái, cại tiến, ...). Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do
đó lỗi về dấu thanh rất phổ biến.

6/19


+ Về âm đầu:
Trong phương ngữ Nam cũng như Bắc có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm
đầu ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người miền Bắc còn một số vùng lẫn lộn v và d.
Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví
dụ: /k/ ghi bằng c /k /qu...) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng,
nhưng đối với học sinh bậc Tiểu học thì rất dễ lẫn lộn.
+ Về âm chính
Có hai ngun nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này:
- Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /

ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi / ie, ươ, uô/
lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (kia - khuya, biên tuyến, lửa - chương, mua - muôn); âm đệm lại được ghi bằng 2 con chữ u và o
(ví dụ: tuệ, khoa).
- Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ một
số vùng ở Bắc Bộ đối với các âm chính trong hầu hết các vần như:
tiền tuyến
tiền tiến, tuệ
tệ, thuyền bè
thuền bè.
+ Về âm cuối:
Một số người miền Bắc phát âm hoàn tồn khơng phân biệt hai bán âm
cuối/ i, u / lại được ghi bằng 4 con chữ i /y (trong: lai/ lay), u/ o (trong: sau/sao,
tau/tao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía
Bắc nói chung học sinh Thái Hịa nói riêng.
3. Các biện pháp thực hiện để giúp học sinh lớp 4 khắc phục lỗi chính
tả do phương ngữ:
3.1. Thêm hoặc thay thế các bài tập chính tả trong sách giáo khoa
bằng một số bài tập chính tả phương ngữ:

Tuần 1
Chính tả: (Nghe-viết): Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Bài tập 2 a vì học sinh tơi khơng sai lỗi về âm đầu l/n nên tôi cho HS
đọc để thấy được nét đẹp giản dị tự nhiên của chị Chấm. Sau đó thay bài 2a. l
hay n bằng:
a) tr hay ch?
Ôi …ao! ...ú ...uồn ...uồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng …ên lưng …ú
lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu …ịn và hai con mắt long
lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.
…ú đậu …ên một cành lộc vừng ngả dài …ên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung
như đang còn phân vân.

Rồi đột nhiên, …ú …uồn …uồn nước tung cánh bay vụt lên. Cái bóng …
ú nhỏ xíu lướt nhanh …ên mặt hồ. Mặt hồ …ải rộng mênh mơng và lặng sóng.
7/19


…ú bay lên cao hơn và xa hơn. Dưới tẩm cánh chú bây giờ là lũy …e xanh rì
rào …ong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh
tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn …âu thung thăng gặm
cỏ, dòng sơng với những đồn thuyền ngược xi. Cịn …ên tầng cao là đàn cò
đang bay, là …ời xanh …ong và cao vút...
Nguyễn Thế Hội
Với bài tập này học sinh luyện lỗi về ch/tr (Thường có một số em mắc
lỗi). Qua đó thấy được vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước, nét đẹp thanh bình ở
làng quê Bắc Bộ nơi em đang sống. Khơi gợi, bồi dưỡng cho các em lòng yêu
quê hương đất nước không phải đâu xa hay cái gì đó trừu tượng mà là từ cảnh
vật, con người hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của các em.

Tuần 2
Chính tả: (Nghe - viết): Mười năm cõng bạn đi học
Bài tập 3 về giải câu đố chắc chắn HS sẽ làm nhanh. Tơi cho học sinh làm
bài chính tả làm thêm:(với bài này giáo viên chuẩn bị trên bảng phụ để tạo
khơng khí thi đua vui vẻ khơng làm mất thời gian tiết học. Hoặc cũng có thể
dùng làm bài kiểm tra ở tiết học tiếp theo):
Điền s hoặc x vào từng chỗ trống cho phù hợp:
a,........ao động
b, ......ao giấy tờ
c,.....in mời
d, lát.........au
e,......em xét
g, .........âu sắc

Tuần 3
Chính tả: (Nghe -viết): Cháu nghe câu chuyện của bà
Cho học sinh đọc bài tập 2a để nắm nội dung (vì hiện tượng sai chính tả
về ch/ tr ít xảy ra), kết hợp cho học sinh tự luyện thêm bài tập sau:
Khoanh vào chữ cái trước từ viết sai chính tả:
a, khuyên bảo
b, bảo bùng
c, dầu mở
d, họa sĩ
e, mở mang
g, lỗi lầm
h, trổi dậy
i, nổi buồn
k, nỡ nang
* Giáo viên chuẩn bị bài tập này trên bảng phụ, hình thức thi đua giữa các
nhóm đơi rèn luyện cách viết thanh hỏi/ thanh ngã.
Tuần 5
Chính tả: (Nghe-viết): Những hạt thóc giống
Bài 2a rèn viết đúng l/ n học sinh tôi không sai lỗi này nên tôi cho học
sinh đọc nội dung bài để giáo dục tính trung thực trong học tập, sau đó thay
bằng bài sau:
Tìm những chữ bắt đầu bằng d hoặc gi điền vào chỗ bị bỏ trống trong
đoạn văn sau:
8/19


Thầy ....em tuy đã ....nhưng ........dẻ vẫn hồng hào vì thầy chăm tập
thể ....và ....gìn sức khỏe......nói của thầy sang sảng,.....đi nhanh nhẹn, thầy dạy
rất ...hiểu,....bài rất hấp dẫn. Thầy luôn dịu......với chúng em. Em nào….thầy
khen. Em nào chưa hiểu bài, thầy ....giải cho thật hiểu.

Tuần 7
Chính tả: (Nhớ - viết): Gà Trống và Cáo
Thay yêu cầu bài 2a với yêu cầu sau:
a, Tìm những chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng s hoặc x
Con người là một ... vật có trí tuệ vượt lên trên mọi lồi có phẩm chất kì
diệu là biết mơ ước. Chính vì vậy họ khám phá được những bí mật nằm ... trong
lịng đất, chế ngự được đại dương, chinh phục được khoảng không vũ trụ bao la.
Họ là chủ nhân ... đáng của thế giới này.
Tuần 9
Chính tả:( Nghe - viết): Thợ rèn
Thay bài 2a bằng bài sau:
2a. Điền d hoặc r, gi vào chỗ trống:
Một con đường uốn cong lượn khúc ngăn cách phố và biển. Bên trong là
vách núi đá ...ựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoài là biển ...ộng mênh mơng
tạo thành một góc vng vức. Người ở xa đến trơng cảnh tượng này có cảm ...ác
vừa ...ờn ...ợn, e ...ằng một con sóng ...ữ đập vào vách đá sẽ cuốn băng cả ...ãy
nhà nhỏ bé kia xuống đáy biển khơi.
(Cát Bà hịn đảo Ngọc)
Tuần 12
Chính tả: (Nghe -viết): Người chiến sĩ giàu nghị lực
Cho HS đọc bài 2a để hiểu thêm câu chuyện Ngu Cơng dời núi
Sau đó thêm bài sau:
2a/ s hay x?
Quả măng cụt tròn và ....inh ...ắn như quả cam. Thâm tím ...ẫm
ngả ... ...ang màu đỏ ...im. Vỏ dày và rắn, phải là bàn tay lực ...ĩ thì mới bóp
vỡ nổi. Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có bốn hoặc năm cái tai trịn úp
thìa vào nhau.
Bài làm thêm: Thi tìm các từ chứa tiếng có vần:
a, an:.................
c, ang:.........................

b, ươn:..............
d, ương:......................

9/19


Tuần 17
Chính tả:(Nghe -viết): Mùa đơng trên rẻo cao
Tơi chọn bài 2b, 3 trang 165 -166 cho HS làm tại lớp. Thay bài 2a bằng
bài sau:
* Chọn một trong hai từ ở ngoặc đơn điền vào chỗ trống:
- Anh ấy... cho tơi một con...nhíp.(dao, giao)
- Trong... lát, anh ấy đã buộc xong sợi ....thép.(dây, giây)
Tuần 18
Ơn tập cuối kì I
Bài ôn tập cho HS làm thêm trong tuần này (ở nhà)
- Điền dấu hỏi hoặc dấu nặng vào chữ được gạch chân trong đoạn văn
sau cho phù hợp:
Một hôm, sau khi làm việc quần quật, bác nông dân tựa lưng vào bức
tường đê nghi cho lai sức. Trong lúc bác thiu thiu ngu, một con chim ưng từ đâu
bay tới, quắp mũ của bác đi, bác nơng dân giât mình tinh giấc, bác tức giận đuôi
theo chim ưng và phát hiên ra đó chính là chú chim mình đã cứu sống. Vừa
đuôi theo chim, bác vừa hét:
- Này chim ưng, ta đã cứu ngươi, sao ngươi lai trêu choc ta?
Rồi chim ưng buông tra mũ. Đúng vào lúc bác nông dân cúi nhặt chiếc
mũ thì bức tường lúc nãy bác tưa lưng bỗng đô ập xuống, đè nát tất ca các thứ ơ
bên trong.
(Trích trong vở BTPTNL mơn Tiếng việt 4 - Tập I - Tuần 18 - Phần Đọc hiểu)
Tuần 23
Chính tả: (Nhớ- viết): Chợ Tết

Bài làm thêm
- Những từ nào viết sai ?
a, ấm ức
b, dức khoát
c, đứt hạnh
d, bức tranh
e, day dứt
g, mức độ
h, mứt kẹo
i, đức dây
- Điền tiếp tiếng có vần ưt hoặc vần ưc vào chỗ trống để hoàn chỉnh các
thành ngữ, tục ngữ sau:
a, ..........khuya dậy sớm
b, Tay .........ruột xót
Tuần 25
Chính tả:( Nghe -viết): Khuất phục tên cướp biển
Bài làm thêm
Thi điền ên hoặc ênh vào chỗ trống để hoàn chỉnh các từ sau:
10/19


a, con nh…
d, l... kh.....

b, mũi t ...
e, cồng k .....

c, b ...vững
g, ngã k ....


Tuần 26
Chính tả:( Nghe -viết): Thắng biển
Thay bài 2a bằng bài sau:
Điền vào chỗ trống s hay x ?
Những ...óm làng trên cù lao ...ơng Tiền có từ bao đời nay khơng hề biến
động có những vườn cây mới trồng nhưng bạc ngàn là những vườn cây cổ thụ.
Những rãnh nước được dẫn từ...ông vào tưới tắm cho gốc cây bốn mùa ẩm ướt
mảng cầu, chơm chơm, vú ...ữa, ...ồi tượng, ...ồi cát mọc chen nhau.
Tuần 29
Chính tả:(Nghe -viết): Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 ...?
Bài làm thêm dùng làm kiểm tra bài cũ, (được viết trên bảng phụ) s hay x?
Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào, nhưng cánh hoa mai to hơn cánh
hoa đào một chút. Những nụ mai không phô hồng mà ngời ...anh màu ngọc bích.
...ắp nở, nụ mai mới phơ vàng. Khi nở, cánh hoa ...òe ra mịn màng như lụa,
những cánh mai ánh lên một ...ắc vàng muốt, mượt mà. Một mùi thơm lựng như
nếp hương phảng phất bay ra.
Tuần 31
Chính tả:( Nghe - viết): Nghe lời chim nói
Học sinh vẫn đọc bài 3a để biết thêm thông tin về Núi Băng. Thay bài 3a
bằng bài sau:
Điền tiếng có thanh hỏi phù hợp vào chỗ trống để tạo nên các từ láy:
a, ..... giang
b, ..... manh
c, .... chữa
d, ...... rê
e, ....... ràng
g, ...... càng
* Vì xét thấy học sinh tơi khơng viết lẫn lộn thanh ?/~ ở các từ mà bài
Sa mạc đen đưa ra mà các em hay viết lẫn lộn thanh ?/. nên tôi thay bài 3b
bằng bài:

Chọn các tiếng cho trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn:
Mỗi lần đến nhà ơng nội, tơi lại ra vườn ngắm nghía con ngựa non q
hố của ơng. Chú ngựa có những cặp chân thanh tú, bộ móng đen bóng. Nó là
giống ngựa (thảo, thạo) nguyên nên có cái ngực đầy đặn (đệ, để) có thể hứng
gió lộng (cụa, của) (thảo, thạo) nguyên. Khuôn mặt của chú ngựa trông thật nhẹ
nhõm, đôi mắt đen láy và (mợ, mở) to, những sợi bờm (mảnh, mạnh) (dẹ, dẻ)
như những sợi tóc, vương một thứ hương thầm kín của cây (cỏ, cọ) và dường
như lúc nào cũng lao xao như ru.
(Trích trong vở BTPTNL mơn Tiếng việt 4 - Tập II - Tuần 30 - Phần Viết)
11/19


Tuần 34
Chính tả:( Nghe - viết): Nói ngược
Bài làm thêm
Điền dấu hỏi hoặc dấu nặng vào chữ in đậm trong đoạn văn sau cho
phù hợp:
Con ong cứ bay hồi vì lúc bay là lúc nó nói với bạn nó thức ăn chơ nào.
Con ong thợ bay liên tục phía trên tô ong để triệu tập các con ong bạn,
cho nên đàn ong múa theo ong thợ rất sôi nôi rồi cùng nhau rời tơ, bay cho đến
nơi có thức ăn do ong thợ dẫn đường. Con ong còn biết báo cho đàn rõ phương
hướng và địa chi có thức ăn. Khi con ong múa xoay tròn, đàn ong biết là thức ăn
có ngay gần đó. Khi con ong múa bằng kiêu lắc đi, chúng to ra thức ăn cịn ơ
xa ngồi trăm mét. Khi ong bay thẳng về phía trước là báo cho đàn hướng bay
tìm thức ăn.
(Theo Tạ Hồng Bảo)
Tuần 35
Bài: Ơn tập làm thêm
1. Nhóm nào tất cả các tiếng đều có nghĩa trong hai nhóm sau?
a, điệu, địu, điều; đùi, điếu, đíu, điêu, điu

b, tết, tếch, chếch, chết, kết, kếch, nết
2. Điền tiếng có âm đầu v, d, r ?
Trong họ hàng nhà Chổi thì bé Chổi …ào loại xinh xắn nhất. Cơ có chiếc
váy ...àng óng không ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng …. Thóc nếp tươi được
tết săn lại. Cuốn từng …ịng quanh người trông cứ như áo len vậy. Chị em bạn
Thùy Linh thường ….ùng Cô để quét nhà.
3. Điền vào chỗ trống ươm hay uôm?
- Quần áo sạch sẽ tinh t…
- Những cánh b… trắng trên mặt biển xa trông như đàn b…lượn giữa
trời xanh.
- Bạn Nam l…được một mảnh vải nh…. xanh rất đẹp và đem trả lại cho
người đánh rơi.
4. Viết 3 từ có vần « ắt », 3 từ có vần « ắc ». Đặt câu với mỗi từ đó.
3.2. Luyện phát âm:
- Để học sinh viết đúng chính tả, tơi phải chú ý luyện phát âm cho học
sinh. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được
thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như: Chính tả,
Luyện từ và câu, Tập làm văn để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm
cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm - âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy.
12/19


- Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp…) tơi
lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải
cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải để giúp học sinh viết đúng.
3.3. Phân tích, so sánh
- Với những tiếng khó, tơi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so
sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh
ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “tuyến”,“thuyền” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng

“tiến”, “thuền”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo các tiếng này:
- tuyến = t + uyên + thanh sắc
- tiến = t + iên+ thanh sắc
- thuyền = th + uyên + huyền
So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “tuyến”+“thuyền” có vần là “uyên”,
tiếng “tiến” có vần là “iên” và trong Tiếng việt khơng có tiếng “thuền”. Học
sinh ghi nhớ điều này để khi viết các em sẽ không viết sai.
3.4. Giải nghĩa từ:
Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Luyện từ và câu, Tập
đọc, Tập làm văn… nhưng nó cũng là việc làm rất cần thiết trong tiết Chính tả,
khi mà học sinh khơng thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu
tạo tiếng.
- Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học
sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu
nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật,
mơ hình, tranh ảnh,…
Ví dụ: Phân biệt mắt và mắc
Giải nghĩa từ mắt: Giáo viên có thể cho học sinh quan sát đôi mắt của
người, của con vật
+ Giải nghĩa từ mắc: Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ mắc
hoặc giải thích bằng định nghĩa (mắc là hoạt động treo một vật lên tường, lên
giá...)
- Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể
để giải nghĩa từ.
3.5. Ghi nhớ mẹo luật chính tả:
- Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối
hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu
hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như:

13/19



các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê. Ngoài ra, giáo
viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
+ Để phân biệt âm đầu d/gi/r: Trong tiếng việt, chỉ có r láy âm với b và c
(k), cịn d và gi thì khơng. Ví dụ: bịn rịn, bủn rủn, bứt rứt, ... R và gi trong các từ
thuần Việt không bao giờ kết hợp với âm đệm, tức là không đứng trước các vần
bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy. Do vậy, khi gặp những vần này ta viết với d.
Chẳng hạn: dọa nạt, vơ dun, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất, ... (Ngoại lệ roa
trong cu-roa, một từ phiên âm tiếng Pháp)
+ Để phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con
vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum,
chạn, chõ, chĩnh, chng, chiêng, ch,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn,
châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vơi,…
Chỉ những người trong quan hệ gia đình cũng bắt đầu bằng ch
Ví dụ: Cha, chú, cháu, chắt...
+ Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt
đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà,
sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sị,
sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô…
* Đến tuần 5 vì học sinh đã học về từ láy, tơi dần dần cung cấp thêm một
số mẹo viết hỏi / nặng.
+ Nếu gặp một từ láy đôi ta băn khoăn không biết viết dấu hỏi hay dấu
nặng, ta yên tâm viết dấu hỏi nếu tiếng đi với nó mang thanh ngang hay
thanh sắc.
Ví dụ: Đu đủ, nỉ non, lẻ loi.
Lảnh lót, mê mẩn, lơ lửng, sáng sủa.
+ Nếu gặp một từ láy đôi ta băn khoăn không biết viết dấu hỏi hay dấu
nặng, ta yên tâm viết dấu hỏi nếu tiếng đi với nó đã mang thanh hỏi để cả hai
tiếng đều là thanh hỏi.

Ví dụ: Đủng đỉnh, lủng củng, loảng xoảng, lỉnh kỉnh, lảnh khảnh, ...
Mẹo này được rút ra dựa vào quy luật phân bố của thanh điệu trong từ láy
đơi, đó là quy luật bằng/ trắc trên cơ sở cùng một âm vực: các thanh trong cùng
một âm vực cao (ngang, hỏi, sắc) và các thanh trong cùng một âm vực thấp
(huyền, ngã, nặng) thường chuyển đổi cho nhau trong đó thanh bằng thường
chuyển đổi cho trắc.
Mẹo thanh điệu có thể áp dụng với từ đồng nghĩa
- Gặp một từ ta không biết dấu hỏi hay dấu ngã, ta yên tâm viết dấu ngã
nếu từ ấy đồng nghĩa hay gần với nghĩa một từ khác có dấu huyền hay dấu nặng.
14/19


Vì: chìa ra, chĩa ra, tiền lời, tiền lãi, giẫm, giậm,...
- Gặp một từ ta không biết viết dấu hỏi hay dấu ngã, ta yên tâm viết dấu
hỏi nếu từ ấy đồng nghĩa hay gần nghĩa với một từ khác có dấu ngang hay dấu
sắc.
Ví dụ: lẻn/ lén, chửa/ chăng, hả/ há,...
- Cung cấp mẹo thanh điệu đối với từ Hán Việt cho học sinh.
+ Gặp một từ Hán Việt, không biết viết hỏi hay ngã ta yên tâm viết thanh
ngã nếu tiếng ấy có phụ âm đầu là m, n, nh, v, l, d, ng, ngh.
Ví dụ::
Mãn khóa - mẫn cảm
Mĩ mãn
- mẫu số
Truy nã
- nhẫn nại
Nỗ lực
- nhũng nhiễu
Trí não
- nhã nhẹn

Lão thành - lễ giáo
Dã man
- diễn đạt
Dĩ nhiên - dõng dạc
Ngôn ngữ - đội ngũ,
nhân nghĩa,...
Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn
Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập
ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh
choạng, lênh khênh, bấp bênh, …
Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng
đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác,
ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, pằng pằng, eng éc, beng beng,
chập cheng, leng keng, reng reng, phèng phèng, lẻng kẻng, lẻng xẻng, ùng ùng,
đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình,
huỳnh huỵch…
Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu,
khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân.
3.6. Vận dụng, củng cố bằng các bài tập chính tả:
Giáo viên nên cho học sinh thực hiện các dạng bài tập chính tả khác nhau
để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng
từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy
tắc chính tả để các em ghi nhớ.

15/19


Ngồi ra, việc kiểm tra “viết đúng chính tả” của giáo viên đối với học sinh
khơng chỉ ở mơn Chính tả mà cũng cần lưu ý nhắc nhở học sinh ở tất cả các mơn
học khác trong chương trình, đặc biệt là môn Tập làm văn. Việc này phải được

tiến hành kiên trì và liên tục để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết
đúng” trong mọi tình huống.
4. Kết quả đạt được sau khi vận dụng “Một số bài tập chính tả
phương ngữ giúp học sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”
4.1. Nội dung:
Áp dụng đề tài đã nghiên cứu để dạy học chính tả lớp 4D trong cả năm
học 2018 - 2019.
4.2. Tổ chức thực nghiệm:
Tại lớp chủ nhiệm 4D Trường Tiểu học Thái Hòa.
Trong năm học 2018- 2019 vừa qua tôi đã vận dụng kinh nghiệm này vào
việc giảng dạy phân mơn chính tả cho học sinh. Sau một năm học kết quả được
nâng lên rõ rệt. Học sinh đã hạn chế được lỗi chính tả do phương ngữ rất lớn.
Điều đáng mừng hơn là khi học phân môn Tập làm văn và các mơn học khác các
em có thói quen viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
Bản thân tơi là một giáo viên chủ nhiệm có được kết quả như vậy tôi rất
phấn khởi và tự tin với những thành công khi vận dụng kinh nghiệm này.
Cụ thể kết quả đạt được sau các lần kiểm tra trong năm học 2018-2019
như sau:
Tổng số học sinh được tham gia kiểm tra là: 40 em, với 40 bài kiểm tra.
Stt Thời gian kiểm tra Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

1

Giữa kì I


09 / 40

13 / 40

15 / 40

3/ 40

2

Cuối kì I

12 / 40

15 / 40

11 / 40

2 /40

3

Giữa kì II

14 / 40

17 / 40

08 / 40


1 /40

4

Cuối kì II

17 / 40

19 / 40

04 / 40

0 / 40

16/19


PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Kết luận:
Chính tả là phân mơn có tính chất cơng cụ, nó có vị trí quan trọng trong
giai đoạn học tập đầu tiên của học sinh. Nó cũng có ý nghĩa đối với việc học
môn Tiếng Việt và các môn học khác. Mơn Chính tả cung cấp cho học sinh
những quy tắc sử dụng hệ thống chữ viết làm cho học sinh nắm vững các quy
tắc đó và hình thành kĩ năng viết thơng thạo tiếng Việt. Từ đó có cơ sở để hiểu
đúng nội dung một văn bản. Nếu một văn bản mắc nhiều lỗi chính tả sẽ làm
cho người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc khơng hiểu đầy đủ
văn bản.
Dạy chính tả là rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết thành thạo chữ tiếng

Việt theo chuẩn chính tả và làm các bài tập, qua đó rèn kĩ năng sử dụng ngơn
ngữ, cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của
đời sống.
Cùng với các phân môn học khác trong chương trình Tiếng Việt 4, thì
việc rèn cho học sinh có kĩ năng viết đúng chính tả là vơ cùng quan trọng. Chính
vì thế để đạt kết quả tốt, mỗi giáo viên cần tìm ra những lỗi sai trong bài làm của
học sinh, phân tích nguyên nhân từ đó áp dụng các biện pháp phù hợp. Từ
những định hướng suy nghĩ như trên, tôi đã áp dụng vào lớp 4D và đã đạt được
những hiệu quả nhất định. Tuy chưa phải là kết quả cao nhất song những kết quả
đạt được cũng khuyến khích tơi tiếp tục nghiên cứu sáng kiến này.
Qua năm học 2018-2019 vận dụng kinh nghiệm vào giảng dạy phân mơn
chính tả, kết quả đạt được rất khả quan. Tôi nhận thấy đây là những bước tiến
bộ cần phát huy, bản thân tôi tự coi những biện pháp đã vận dụng là cẩm nang
cho bản thân để vận dụng vào giảng dạy trong những năm học tiếp theo.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua sáng kiến trên tôi tự rút ra một số bài học kinh nghiệm cho bản thân:
1. Điều tra đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng viết sai
chính tả ở học sinh…
2. Nắm rõ nguyên nhân, tìm hiểu kĩ các lỗi chính tả phương ngữ thường
mắc của học sinh, từ đó soạn ra bài tập chính tả phương ngữ phù hợp với từng
đối tượng học sinh.
3. Đặc biệt quan tâm tới mẹo, luật chính tả để giúp học sinh viết đúng.
4. Lưu ý đến cách cầm bút và tư thế ngồi viết của học sinh cũng như cách
trình bày, cỡ chữ, ý thức giữ gìn sách vở của các em.
17/19


5. Đặc biệt lưu tâm đến việc nhận xét, chữa lỗi chính tả trong bài viết
cũng như bài tập chính tả của học sinh.
Với kinh nghiệm này, tôi đã sử dụng các bài chính tả phương ngữ vùng

miền mình đang sống để dạy chính tả cho học sinh lớp 4D trường Tiểu học Thái
Hịa thay cho bài chính tả dùng chung cho học sinh lớp 4 của cả nước. Tôi đã cố
gắng tìm hiểu, phân loại lỗi chính tả mà học sinh lớp mình thường mắc phải để
bổ sung thêm hoặc bớt đi những bài tập cần thiết. Thường xuyên tích lũy kinh
nghiệm về mẹo, luật chính tả, giúp học sinh nhớ lâu, nhớ có cơ sở. Đồng thời sử
dụng hình thức dạy học sao cho đảm bảo thời gian, nhẹ nhàng, hiệu quả.
Trên đây là những kết quả bản thân tơi đã thu nhận được trong q trình
trực tiếp vận dụng sáng kiến: “Một số bài tập chính tả phương ngữ giúp học
sinh lớp 4 hạn chế lỗi chính tả do phương ngữ”, được sự quan tâm sát sao, góp
ý chân thành của Hội đồng khoa học nhà trường. Sự giúp đỡ của tập thể giáo
viên trong khối 4. Tôi đã đạt được những kết quả như trên.
Mặc dù rất cố gắng, song tôi nhận thấy do kinh nghiệm của bản thân cịn
có hạn, đề tài lại được thực hiện trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn, đối tượng
học sinh cũng chưa đầy đủ các trình độ nhận thức khác nhau, chưa đủ khắp các
vùng trong huyện Ba Vì. Do đó chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót
trong q trình nghiên cứu và xây dựng sáng kiến. Đặc biệt tôi rất mong nhận
được nhiều ý kiến đóng góp, bổ sung, xây dựng của các thầy cơ giáo và các bạn
đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm được hồn thiện hơn, mang tính thiết
thực hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan Sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự làm, không sao chép
của ai. Nếu sai tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Thái Hịa, ngày 20 tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Trương Thị Thu Hà

18/19



PHẦN IV
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu

Tên tác giả

Năm xuất
bản

1

- Sách giáo khoa Tiếng
Việt 4 tập 1 và tập 2
- Nguyến Minh Thuyết

- 2011

2

- Sách hướng dẫn giáo viên
tập 1 và tập 2
- Nguyến Minh Thuyết

- 2010

3

- Bài tập trắc nghiệm Tiếng

Việt 4
- Lê Phương Nga

- 2007

4

- Sổ tay chính tả TiếngViệt
Tiểu học
- Hồng Văn Thung

- 2005

5

- Dạy và học chính tả ở
Tiểu học
- Đỗ Văn Thảo

- 2009

6

- Chữa lỗi chính tả cho học
sinh
- Phan Ngọc

- 2008

7


- Bài tập phát triển năng - Đỗ Ngọc Thống
lực Tiếng Việt 4 tập 1 và
tập 2
- Đỗ Văn Thảo

8

- Tài liệu hướng dẫn học - Đỗ Ngọc Thống
sinh làm Bài tập phát triển
năng lực Tiếng Việt 4 tập 1 - Đỗ Văn Thảo
và tập 2

19/19

- 2018

- 2018



×