Tải bản đầy đủ (.ppt) (75 trang)

Tổ chức đào tạo theo học tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.73 KB, 75 trang )

GIỚI THIỆU VỀ
GIỚI THIỆU VỀ
TỔ CHỨC
TỔ CHỨC


ĐÀO TẠO
ĐÀO TẠO
THEO
THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ
HỌC CHẾ TÍN CHỈ


5/2011
5/2011
Th.S TRẦN THANH PHONG
Th.S TRẦN THANH PHONG
I. Lịch sử - Quan niệm về chuyển đổi
II.Các khái niệm và định nghĩa
III. Đặc điểm và Tính chất của chương trình
đào tạo theo học chế tín chỉ- Quy chế
IV. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức
trong triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ
IV. Một số việc cần làm

ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ

Ra đời năm 1872 tại Đại học Harvard.



Phát triển nhanh, lan rộng ra toàn nước
Mỹ. Từ đầu thế kỷ 20, mở rộng ra Bắc Mỹ
và thế giới.

Châu Âu bắt đầu áp dụng mô hình nầy.
Tuyên bố chung Bologne (19/6/1999)

Tại Việt Nam, Trường Đại học Bách Khoa
TP.HCM là trường đầu tiên áp dụng từng
bước qui trình đào tạo tín chỉ, từ 1995
TUYÊN BỐ CHUNG BOLOGNE (1999)
“Cần thúc đẩy những cải tố cần thiết trong hệ
thống giáo dục đại học của mình trong thời hạn
tối đa là đến năm 2010, nhằm đạt được sự
tương thích trong hệ thống đại học quốc gia, để
chuẩn hóa bằng cấp giữa các đại học, song vẫn
tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ cũng như những
đặc thù của các hệ thống giáo dục của mỗi
nước”. TB này không yêu cầu các nước thống
nhất về giáo trình. Mỗi giáo trình được chuyển
đổi định lượng qua hệ thống tín chỉ Châu Âu
ECTS (European Credit Transfer System).

(GS.TS LÂM QUANG THIỆP)
“Bản chất của học chế tín
chỉ là cá thể hóa việc học
tập trong một nền giáo dục
đại học cho số đông”
Quan niệm về chuyển đổi

sang học chế tín chỉ

Học chế học phần (đơn vị học trình):
- mang một số yếu tố của học chế tín chỉ
- nhưng chưa đủ mềm dẻo vì chưa tận dụng
hết các biện pháp tạo nên sự mềm dẻo đó
(Quy chế 25/2006/QĐBGDĐT ngày 26/6/2006)

Chuyển đổi sang học chế tín chỉ nhằm:
- cải tiến học chế học phần
- tăng cường áp dụng các biện pháp tạo nên
sự mềm dẻo đó
Quan niệm về chuyển đổi
sang học chế tín chỉ

Việc chuyển đổi sang học chế tín cần:
- kết hợp với phát triển và hiện đại hóa
chương trình đào tạo
- đổi mới
mục tiêu,
nội dung đào tạo,
phương pháp dạy và học,
phương pháp đánh giá kết quả học tập
4 Mục tiêu việc chuyển đổi sang
học chế tín chỉ
1- Xây dựng một học chế mềm dẻo hướng về
sv để tăng tính chủ động và khả năng cơ
động của sv
2- Đảm bảo sự liên thông trong quá trình học
tập

3- Tạo ra sản phẩm có tính thích nghi cao với
thị trường lao động trong nước
4- Đưa hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hội
nhập vào khu vực và thế giới theo xu thế
toàn cầu hóa
11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1. Chương trình đào tạo cấu tạo thành
các môđun (học phần) với các tín chỉ
(mỗi học phần có từ 2- 5 tín chỉ);
2. Quá trình học tập là sự tích lũy kiến
thức của người học theo từng học phần
(tín chỉ);
3. Ghi danh(đăng ký) học đầu mỗi học kỳ,
lớp học tổ chức theo từng học phần;
11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ
4. Đơn vị học vụ là học kỳ. Mỗi năm học
có thể chia thành 2 học kỳ (15-16 tuần), 3
học kỳ (10-12 tuần) hoặc 4 học kỳ (10
tuần, theo mùa của năm). Do đó có các
loại tín chỉ tương ứng;
5. Đánh giá thường xuyên (quá trình),
thang điểm chữ (A,B,C,D,F) điểm trung
bình chung tốt nghiệp;
11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ

6. Quy định khối lượng kiến thức phải
tích luỹ cho từng văn bằng (được công

bố trong quyển sổ tay sinh viên, cố vấn
học tập phải nắm vững). Khái niệm “sinh
viên năm thứ ”tùy thuộc vào số tín chỉ tích
lũy.

7. Có hệ thống cố vấn học tập: cố vấn
để hướng nghiệp và ghi danh học kiểu
tích lũy cho đúng quy định và sinh hoạt
đoàn thể
11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ
8. Chương trình đào tạo mềm dẽo: cùng
với các học phần bắt buộc còn có các
học phần tự chọn, cho phép sinh viên
dễ dàng điều chỉnh ngành đào tạo;
9. Có thể tuyển sinh theo học kỳ. Vì tích
lũy đủ TC để được cấp bằng, người học
không phải chờ đợi một năm học để học
lại những gì cần học (do thi không đạt….)
Ở Hoa kỳ, Canada,… và Úc, khóa học
còn tổ chức theo mùa….(thu, xuân,…)
11 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH
CỦA HỌC CHẾ TÍN CHỈ
10. Không thi tốt nghiệp dưới mọi hình
thức;
11. Chỉ có một văn bằng chính quy với hai
loại hình học tập trung và không tập trung.
Việc liên thông thực hiện khá dễ dàng.
Các khái niệm và định nghĩa


Tín chỉ: Là đơn vị dùng để đo lường khối lượng kiến
thức và kết quả học tập đã tích luỹ được. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết lý thuyết (LT) quy đổi,
trong đó:
- 1 tiết lý thuyết quy đổi = 2 tiết bài tập, hoặc thảo luận trên lớp,
hoặc thí nghiệm.
- 1 tiết lý thuyết quy đổi = (3- 4) tiết thực tập, kiến tập, chuẩn bị
khoá luận.
 Để tiếp thu một tiết học lý thuyết, sinh viên cần (2-3) giờ
chuẩn bị. Để tiếp thu một tiết học bài tập, thí nghiệm, sinh
viên cần (1-2) giờ chuẩn bị.
 Như vậy, tổng số giờ cần thiết tối thiểu để có thể
hoàn chỉnh một tín chỉ là 45 giờ.
Học phần: Là khối lượng kiến thức tương đối
hoàn chỉnh và có tính độc lập tương đối so
với các học phần khác.

Mỗi học phần thí nghiệm, thực tập (gọi chung là thực
hành) có khối lượng từ 1 - 3 tín chỉ.

Mỗi học phần lý thuyết (bao gồm lý thuyết, bài tập, thảo
luận) có khối lượng từ 2-5 tín chỉ.

Học phần phải được bố trí giảng dạy trọn vẹn trong một
học kỳ (15 tuần học).

Có thể xem đồ án hoặc luận văn tốt nghiệp như một
học phần đặc biệt.

Học phần bắt buộc: Là học phần chứa đựng các

nội dung chính yếu mà SV bắt buộc phải theo học
và tích luỹ được.

Học phần tự chọn bắt buộc: Là những học
phần chứa đựng các nội dung có liên quan đến
ngành học mà sinh viên bắt buộc phải chọn một số
trong số các học phần tương đương quy định cho
ngành đó.

Học phần tự chọn tự do: Là những học phần mà
sinh viên có thể tự do đăng ký hoặc không, tuỳ theo
nguyện vọng.

Học phần tiên quyết (đối với học phần X): Là
học phần mà sinh viên bắt buộc phải tích luỹ
được trước khi theo học học phần X.

Học phần học trước (đối với học phần Y): Là
học phần mà sinh viên bắt buộc phải theo
học trước khi theo học học phần Y.

Học phần song hành (đối với học phần Z):
Là học phần mà sinh viên có thể theo học
đồng thời với học phần Z.
Các triết lý làm nền tảng cho
học chế tín chỉ là “giáo dục
hướng về người học”

(GS LÂM QUANG THIỆP)
CƠ SỞ TRIẾT LÝ

1. Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm
của quá trình đào tạo.Tạo điều kiện để người học:

Chọn lựa chương trình & môn học

Chủ động xây dựng kế hoạch học tập

Quyết định tiến độ học tập

Tăng thời gian tự học

Phản hồi từ phía người học
1. Chương trình đào tạo phải mềm dẻo để trường đại
học dễ dàng đáp ứng các nhu cầu luôn biến động
của thị trường nhân lực
Xu hướng giảng dạy tích cực – lấy sinh viên làm trung
tâm coi trọng tính chủ động, sáng tạo của sinh viên.

Giảng viên phải viết tài liệu giảng dạy thiết thực liên quan
trực tiếp đến mục tiêu của bài giảng, không rườm rà, cô
đọng, đầy đủ mà dễ hiểu, các vấn đề phức tạp của bài
giảng đều có thể quy về các giai đoạn, các bước cơ bản.

Giảng viên dành thời gian cho sinh viên tham gia vào bài
giảng của thầy để sinh viên tự phát hiện ra vấn đề, tự
phát hiện ra chân lý bằng các con đường khác nhau.

Giảng viên tổng kết, đánh giá, kết luận, khẳng định. Khái
quát lại các vấn đề cốt lõi thuộc về bản chất của từng vấn
đề, kèm theo sự hỗ trợ của các phương tiện giảng dạy

hiện đại như: máy tính xách tay, projecteur, băng hình,
trình diễn...
Bối cảnh quốc tế, khi thực hiện HCTC
1. Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công
nghệ thông tin và truyền thông, phát triển
nhảy vọt; bước đầu quá độ sang nền kinh
tế tri thức.
2. Xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ
3. Triết lý về giáo dục thế kỷ 21 biến đổi to
lớn, lấy “học thường xuyên suốt đời” làm
nền móng, mục tiêu của việc học là "học để
biết, học để làm, học để cùng sống với
nhau và học để làm người”, nhằm hướng
tới xây dựng một “xã hội học tập” .
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ?
Chương trình giáo dục đại học thể hiện
mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn
kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc
nội dung giáo dục đại học, phương pháp
và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá
kết quả đào tạo đối với mỗi môn học,
ngành học, trình độ đào tạo của giáo dục
đại học.
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG VÀ
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO?
1. CHƯƠNG TRÌNH KHUNG (frame curriculum):

Phần bắt buộc phải có để đào tạo sinh viên một ngành
học;


Do Bộ GD&ĐT xây dựng và quản lý.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (curriculum):

Thể hiện chi tiết chương trình khung;

Trường đại học xây dựng và quản lý;

BGD&ĐT duyệt trước khi cho chỉ tiêu tuyển sinh
Chương trình đào tạo gồm nhiều môn học, môn học
(subject) dạy trong một học kỳ gọi là một học phần
(subject, course). Mỗi học phần gồm nhiều đơn vị học
trình (unit), tín chỉ (credit).
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH &
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
* Khung chương trình:
Khung chương trình là văn bản của Nhà nước qui định khối
lượng tối thiểu và cơ cấu kiến thức cho các chương trình. Khung
chương trình xác định sự khác biệt về chương trình tương ứng
với các trình độ đào tạo khác nhau.
* Chương trình khung (chuẩn chương trình):
Chương trình khung là văn bản Nhà nước ban hành cho từng ngành đào
tạo cụ thể, trong đó quy định cơ cấu nội dung môn học, thời gian đào tạo, tỷ
lệ phân bổ thời gian đào tạo giữa các môn cơ bản và chuyên môn; giữa lý
thuyết với thực hành, thực tập.
Chương trình khung bao gồm khung chương trình và phần nội dung
cứng, tức là những nội dung cốt lõi, chuẩn mực, tương đối ổn định
theo thời gian và bắt buộc phải có trong chương trình đào tạo của tất
cả các trường đại học và cao đẳng.
NGÀNH & CHUYÊN NGÀNH
Ngành đào tạo (ngành học) là một lĩnh vực khoa

học, kỹ thuật hoặc văn hoá cho phép người học tiếp
nhận những kiến thức và kỹ năng mang tính hệ
thống cần có để thực hiện các chức năng lao động
trong khuôn khổ của một nghề cụ thể; ngành đào tạo
phải được ghi trong văn bằng tốt nghiệp.
Chuyên ngành đào tạo là sự đào sâu kiến thức và
kỹ năng của người học trong những phần hẹp hơn
của một ngành, hoặc là sự thu nhận kiến thức và kỹ
năng khi xâm nhập từ một ngành này qua ngành mới
khác chuyên ngành được ghi trong bảng kết quả học
tập của người học khi tốt nghiệp.

×