ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
__________________________________
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NIÊN LUẬN
(Annual essay)
Chương trình đào tạo : Cử nhân Ngôn ngữ học.
Đào tạo theo nhiệm vụ chiến lược của ĐHQG Hà Nội
Người biên soạn:
PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn
HÀ NỘI - 2012
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
NIÊN LUẬN
1. Thông tin về giảng viên:
Giảng viên 1:
- Họ và tên: Nguyễn Hồng Cổn
- Chức danh, học vị: Phó Giáo sư. Tiến sĩ
- Thời gian làm việc: Thứ…… (8:00 -16:00)
- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.303, nhà A)
- Điện thoại: 84-4-636.1301 Email:
Giảng viên 2:
- Họ và tên: Nguyễn Văn Chính
- Chức danh, học vị: Phó Giáo sư. Tiến sĩ
- Thời gian làm việc: Thứ…… (8:00 -16:00)
- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.303, nhà A)
- Điện thoại: 84-4-636.1301
- Email:
Giảng viên 3:
- Họ và tên: Trịnh Cẩm Lan
- Chức danh, học vị: Phó Giáo sư. Tiến sĩ
- Thời gian làm việc: Thứ…… (8:00 -16:00)
- Địa điểm làm vịêc: Khoa Ngôn ngữ học (P.303, nhà A)
- Điện thoại: 84-4-636.1301
- Email: lantc70 @yahoo.com
Các giảng viên khác: do Khoa và Bộ môn phân công
2. Thông tin về môn học
- Tên môn học: Niên luận
- Mã môn học: LIN4001
- Số tín chỉ: 02
- Loại môn học: Bắt buộc
- Môn học tiên quyết: LIN2001
- Số giờ tín chỉ: 30 trong đó:
+ Lí thuyết: 05
+ Thực hành: 25
+ Tự học: 0
3. Mục tiêu môn học
3.1. Kiến thức
- Hệ thống hóa lại các kiến thức đã học
- Nắm được yêu cầu về hình thức và nội dung của một tiểu luận
3.2. Kỹ năng
- Bước đầu biết cách lựa chọn, xác định đề tài nghiên cứu
- Bước đầu biết cách đọc, tổng quan tình hình nghiên cứu
- Bước đầu biết cách thu thập và xử lí tư liệu
- Bước đầu biết cách áp dụng các phương pháp nghiên cứu
- Bước đầu biết cách tổ chức và trình bày kết quả nghiên cứu
3.3. Nhận thức
- Có thái độ lao động khoa học nghiêm túc.
- Có tinh thần phê phán và sáng tạo
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn Niên luận cung cấp cho sinh viên:
- Các kiến thức cơ bản và bước đầu chuyên sâu liên quan đến một lĩnh vực, một
vấn đề nghiên cứu cụ thể, liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các hiểu biết cơ bản đối với một công trình nghiên cứu (các yêu cầu về hình
thức, nội dung, chất lượng khoa học)
- Các kĩ năng cơ bản, bước đầu để thực hiện một đề tài nghiên cứu: xác định đề tài,
đọc tài liệu và viết tổng quan tình hình nghiên cứu, thu thập và xử lí tư liệu, xây
dựng đề cương khái quát và đề cương chi tiết, trình bày kết quả nghiên cứu (bằng
văn bản hoặc thuyết trình).
5. Nội dung chi tiết của môn học
1. Chuẩn bị cho việc thực hiện tiểu luận
1.1 Giới thiệu mục đích của viết tiểu luận
1.2 Các yêu cầu của một tiểu luận
1.3 Các kiến thức và kĩ năng cần thiết để viết tiểu luận
2. Thực hiện tiểu luận.
2.1 Xác định đề tài nghiên cứu và GV hướng dẫn
2.2 Đọc tài liệu, thu thập, xử lí tư liệu, viết đề cương tiểu luận
2.3 Viết tiểu luân
3. Báo cáo, đánh giá kết quả
3.1 Báo cáo kết quả thực hiện tiểu luận
3.2 Thảo luận, đánh giá và cho điểm
6. Học liệu
Tùy theo yêu cầu của đề tài tiểu luận và giáo viên hướng dẫn tiểu luận
7. Chính sách đối với môn học
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của sinh viên được ghi trong môn học
- Làm và nộp tiểu luận đúng hạn. .
8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
8.1 Hình thức kiểm tra và trọng số
- Đề cương khái quát: 15%
- Đề cương chi tiết: 25%
- Báo cáo toàn văn: 60%
8.2 Tiêu chí đánh giá các loại bài tập, bài kiểm tra
TT Loại bài tập/kiểm tra Tiêu chí đánh giá
1. Đề cương khái quát 1. Đề tài nghiên cứu phù hợp, khả thi
2. Có bằng chứng đọc tài liệu.
3. Hình thức trình bày rõ rang, nộp đúng hạn
2. Đề cương chi tiết 1. Tổng quan rõ tình hình nghiên cứu
2. Có bằng chứng thu thập và xử lí tư liệu
3. Hình thức trình bày rõ ràng, khoa học
3. Báo cáo toàn văn Đáp ứng yêu cầu về hình thức, nội dung của tiểu
luận
Duyệt Chủ nhiệm bộ môn Giảng viên
(Khoa/Trường) (Kí tên) (Kí tên)