Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bài thuyết trình “Biện pháp ứng dụng thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 10 trang )

BÁO CÁO
BIỆN PHÁP ỨNG DỤNG THÍ NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON
Ở trường mầm non, khám phá khoa học là một trong những mơn
học bổ ích nhất của trẻ. Bởi khám phá đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý
của trẻ giúp trẻ được là chính mình, được đặt ra câu hỏi, được trả lời
câu hỏi. Môn học này giúp trẻ hình thành các nhận thức về sự vật hiện
tượng xung quanh và quan trọng hơn là sự giáo dục thái độ ứng xử
đúng đắn với thiên nhiên, với xã hội cho trẻ. Đồng thời môn học cịn
giúp trẻ phát triển tồn diện và hình thành các kỹ năng quan sát, tư
duy, phân tích, tổng hợp khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh
trẻ.
Xã hội ngày càng tiên tiến, ngày càng văn minh bởi sự phát triển
của khoa học và công nghệ, giáo dục trẻ em nói chung và giáo dục
mầm non nói riêng cũng khơng ngừng đổi mới phương pháp. Chương
trình đổi mới cho phép người giáo viên phát huy hết khả năng linh
hoạt và sáng tạo của mình trong cơng việc vận dụng những hiểu biết,
tri thức khoa học vào việc giáo dục trẻ. Khi cho trẻ học tiết khám phá
khoa học, chúng ta khơng thể chỉ đi theo lối mịn là cho trẻ nhận biết,
phân nhóm mà điều quan trọng là trẻ phải được tự mình khám phá nên
những điều kì diệu. Từ những tính chất vật lí, hố học của những sự
vật hiện tượng quen thuộc trong tự nhiên mà chúng ta tiến hành những
thí nghiệm nhỏ, những trị chơi khoa học vui. Qua đó, trẻ mầm non bắt
đầu được tìm hiểu những điều kì thú trong thế giới xung quanh, được
tận mắt nhìn thấy những biến hố của sự vật hiện tượng mà có lẽ trẻ
tưởng chừng chỉ có trong những câu chuyện cổ tích. Hơn thế, nhờ
những thí nghiệm có tính minh chứng này, chúng ta có thể áp dụng
vào trong giảng dạy để giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thuyết
phục về đặc tính của sự vật hiện tượng, đáp ứng được nhu cầu khám
phá của trẻ, vừa kích thích khả năng tư duy tiềm ẩn trong mỗi cá thể


trẻ.
Ở độ tuổi mẫu giáo lớn, trẻ đã thể hiện rõ tính tự lực, tự do và
chủ động; tư duy của trẻ phát triển mạnh mẽ đến đâu phụ thuộc rất
nhiều vào vấn đề trẻ có tích cực tham gia các hoạt động đa dạng,
phong phú hay không. Vì vậy, tơi càng cố gắng học hỏi, cố gắng tìm
tịi tham khảo qua sách báo, qua mạng để những tiết học khám phá
1


khoa học được sinh động, hấp dẫn mới mẻ với trẻ, đặc biệt đáp ứng
được nhu cầu học mà chơi, chơi mà học cho trẻ những giờ thí nghiệm
thật vui, thật bổ ích; những gì trẻ suy nghĩ, những gì trẻ băn khoăn đều
có câu trả lời xác thực. Trẻ phải suy nghĩ, phải bàn luận và đưa ra kết
quả của mình, đối với người lớn điều đó tưởng chúng nhỏ bé, giản
đơn, nhưng đối với trẻ đó là một q trình lao động, suy nghĩ và làm
việc rất sơi nổi. Bởi những băn khoăn, những điều hấp dẫn và thú vị
ấy nên tôi xin được chia sẻ “Biện pháp ứng dụng thí nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động khám phá khoa học cho trẻ 5 - 6
tuổi tại trường mầm non”.
Năm học 2022 - 2023, tôi được phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi. Qua
thực tế giảng dạy và khảo sát thực trạng tơi thấy có những thuận lợi và
khó khăn sau:
- Cơ sở vật chất của trường khang trang, đẹp. Nhà trường bổ
sung nhiều đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm, phục vụ cho hoạt động
khám phá khoa học.
- Bản thân tôi là một giáo viên ln nhiệt tình, năng động, sáng
tạo, có năng lực sư phạm bên cạnh đó tơi cũng rất thích những hoạt
động thí nghiệm, thích tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh.
- Phụ huynh lớp tơi đa phần rất nhiệt tình, tạo điều kiện cho cô
và trẻ thực hiện các buổi hoạt động khám phá, tích cực tham gia trao

đổi, trị truyện cùng cơ giáo về tình hình trẻ.
- Bên cạnh đó cịn một số khó khăn như do đặc thù của cơng
việc nên giáo viên có rất ít thời gian để sưu tầm, làm thử các thí
nghiệm khoa học.
- Trẻ ở tuổi mầm non cịn nhỏ chưa có kiến thức sâu rộng về các
hiện tượng cũng như là sự biến đổi của các chất, khả năng thực hiện
thí nghiệm cịn chưa khéo léo.
Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại nhanh qn, nếu khơng
được luyện tập thường xun thì sau 2 - 3 ngày trẻ sẽ không nhớ được
những điều cơ dạy, hay chỉ nhớ chút ít. Vì thế tơi thường xuyên trao
đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu thêm về các con và phụ
huynh cũng biết con mình được học gì và giúp con luyện tập thêm hay
thực hiện một số thí nghiệm đơn giản ở nhà. Để bố mẹ và các con
cùng được thử sức với thí nghiệm đó, bố mẹ cùng con cái chơi và làm
thí nghiệm thì chắc chắn trẻ sẽ rất vui và thích thú.
Đặc biệt đối với trẻ mầm non, phải sử dụng đồ dùng trực quan
và hành động, việc làm cụ thể mới thu hút được sự chú ý, tìm tịi của
trẻ. Để làm được bất kì thí nghiệm nào đều cần phải có đầy đủ đồ
2


dùng, dụng cụ của thí nghiệm đó. Hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ
sở vật chất ngoài việc sưu tầm tranh ảnh, nhạc, video thực hành các thí
nghiệm, các hình ảnh khám phá khoa học ngộ nghĩnh phù hợp với trẻ
để trang trí lớp thì tơi đã cho các con tiến hành thí nghiệm trong các
hoạt động khám phá khoa học, được thực hiện trong các chủ đề của
lớp học:
* Chủ đề Thế giới động vật, thí nghiệm “Trứng chìm, trưng nổi”.
- Chuẩn bị:
+ Nước, trứng gà, muối, ly thủy tinh, đũa...

- Tiến hành:
+ Đặt các câu hỏi cho trẻ: Nếu để trứng gà vào ly nước thì sẽ sảy ra
hiện tượng gì? Vì sao quả trứng lại chìm? Nếu cho muối vào nước thì
sẽ thế nào?
+ Cho trẻ tiến hành thí nghiệm.
- Kết quả đạt được:
Trẻ đã có thể giải thích được vì sao ban đầu trứng gà lại chìm,
nhưng sau khi cho muối vào nước thì quả trứng lại nổi lên.

Hình ảnh: Các con đang làm thí nghiệm Trứng chìm trứng nổi
* Chủ đề Thế giới thực vật, thí nghiệm “Sự nảy mầm của hạt”.
- Chuẩn bị:
+ Hạt đậu, đất ẩm, nước...
- Tiến hành:
3


+ Đặt câu hỏi cho trẻ: Nếu gieo hạt đậu xuống đất ẩm sẽ có hiện tượng
gì? Cần những điều kiện gì để hạt nảy mầm?
+ Cho trẻ tiến hành gieo hạt, tưới nước, chăm sóc cây mỗi ngày.
- Kết quả đạt được:
+ Từ thí nghiệm này, trẻ biết được sự kỳ diệu của cây cũng như cần gì
để cây lớn lên. Qua đó, trẻ sẽ biết yêu quý cây xanh, yêu thiên nhiên,
biết bảo vệ cậy xanh, bảo vệ mơi trường sống hơn.

Hình ảnh: Các con đang ngắm những mầm đậu do chính tay mình
gieo
* Chủ đề Thế giới thực vật, thí nghiệm “Sự đổi màu của bắp cải
tím”.
- Chuẩn bị:

+ Bắp cải tím, máy xay, chanh, xà phịng, nước rửa bát, muối, baking
soda, ly thủy tinh...
- Tiến hành:
+ Cơ xay bắp cải tím thành nước. Hịa các chất vào 1 chút nước lọc
cho vào mỗi bình thủy tinh khác nhau.
+ Cô đặt các câu hỏi cho trẻ: Khi pha nước bắp cải tím vào nước
chanh (muối, xà phịng, baking soda, nước rửa bát) sẽ có hiện tượng
gì?
+ Cho trẻ tiến hành thí nghiệm.
4


- Kết quả đạt được:
+ Trẻ trả lời được các câu hỏi mà lúc đầu cô cùng trẻ đã đặt ra.
+ Trẻ vơ cùng thích thú khi tận mắt nhìn thấy nước màu tím chuyển
thành các màu khác, từ đó trẻ sẽ càng u thích thí nghiệm và tự mình
khám phá nhiều điều mới lạ hơn.

5


Hình ảnh: Trẻ đang trực tiếp làm thí nghiệm “Sự đổi màu của bắp
cải tím”
* Chủ đề Nghề nghiệp, thí nghiệm “Hạt gạo nhảy múa”.
- Chuẩn bị:
+ Gạo nếp cẩm, bột baking soda. Nước lọc, ly thủy tinh,...
- Tiến hành:
+ Cô đặt các câu hỏi cho trẻ: Nếu cho gạo vào ly nước thì có hiện
tượng gì sảy ra? Vậy khi co thêm bột baking soda thì có hiện tượng
gì?

- Kết quả đạt được:
Thí nghiệm vừa giúp các con tìm hiểu rõ hơn về hạt gạo, đồng
thời khám phá được thêm điều kì thú khi cho gạo, nước và bột baking
soda vào chung sẽ như thế nào. Khi nhìn những hạt gạo nhảy múa
trong ly thủy tinh, ánh mắt bạn nào cũng reo vui và đầy phấn khích.

6


Hình ảnh: Bé háo hức khi được tự tay làm thí nghiệm “ Hạt gạo
nhảy múa”
* Chủ đề Các hiện tượng tự nhiên, thí nghiệm “Núi lửa phun
trào”.
- Chuẩn bị:
+ Mơ hình ngọn núi, bột màu, baking soda, giấm, nước lọc...
- Tiến hành:
+ Cố đặt các câu hỏi: Các con có biết núi lửa hoạt động như thế nào
khơng? Nếu cho bột màu và giấm vào ngọn núi thì có hiện tượng gì?
Vậy khi cho bột baking soda vào thì có hiện tượng gì?
- Kết quả đạt được:
Khi ngọn núi bắt đầu phun trào, trẻ đã thật sự thích thú và ngạc
nhiên. Qua thí nghiệm này, tơi khơng chỉ dạy trẻ hiểu về các chất xúc
tác, hay sự phản ứng hóa học của các chất mà cịn giúp trẻ hiểu hơn về
các thiên tai; từ đó dạy trẻ biết yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường
sống.

7


Hình ảnh: Bé đang tự tay làm thí nghiệm

Sau khi tơi và trẻ cùng tham gia thí nghiệm, cùng chơi, cùng trải
nghiệm và kết quả là các cháu thích học, tiết học vơ cùng sinh động và
đặc biệt với thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích
thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tị mị, ham hiểu biết,
thích khám phá, tìm tịi, phát triển óc quan sát, phán đốn và các năng
lực hoạt động trí tuệ, từ đó mà nâng cao chất lượng của hoạt động
khám phá khoa học.
- Cô và trẻ gần gũi nhau hơn, giờ học trở nên sinh động và hứng
khởi với các con; trẻ ở lớp mạnh dạn tự tin hơn trước rất nhiều.
- Thông qua các hoạt động làm thí nghiệm trẻ khơng chỉ được
phát triển nhận thức mà còn được phát triển các mặt khác:
+ Về mặt tình cảm quan hệ xã hội: Qua buổi hoạt động thí
nghiệm như vậy trẻ được cùng nhau trực tiếp làm những thí nghiệm,
được giao lưu với cơ giáo và các bạn, tạo cho trẻ tính hợp tác và có kĩ
năng xử lí tình huống.
+ Về mặt phát triển ngơn ngữ: Trẻ biết trao đổi với nhau về một
vẫn đề, biết chia sẻ hiểu biết với nhau, biết suy đoán những hiện tượng
sắp xảy ra,biết đặt những câu hỏi “Tại sao”.
8


+ Về mặt thể chất: Trẻ được trực tiếp làm những thí nghiệm đó
nên trẻ sẽ biết cách sử dụng đồ dùng an toàn và hợp lý.
Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí
nghiệm, tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ
đón kết quả. Qua đó khơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá, trẻ bắt đầu để ý
những biến đổi của sự vật hiện tượng, biết tự khám phá bằng nhiều
giác quan và có sự trao đổi với cơ, với bạn,nhiều bạn có khả năng
vượt trội như bạn Sỹ Đạt, Phương Diệp, Ngọc Minh, Hải Đăng.
Biện pháp ứng dụng thí nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt

động khám phá khoa học cho trẻ 5- 6 tuổi mà bản thân tôi đã áp dụng
sau một thời gian được đánh giá là biện pháp mang lại hiệu quả giáo
dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới, sáng tạo trong công tác chăm sóc, giáo
dục trẻ mầm non hiện nay. Khơng những thế đề tài này cũng đã được
nhà trường đánh giá có hiệu quả và được áp dụng trong tất cả các lớp
ở trường mầm non Bắc Sơn.
Elbert Hubbard đã từng nói “Chúng ta khơng nên dạy trẻ nhỏ
khoa học, mà hãy để chúng nếm trải nó”, và thí nghiệm chính là bước
đầu để trẻ được nếm trải với khoa học. Tôi tin rằng, trong mỗi chúng
ta, những người làm cha, làm mẹ, là cô giáo đều mong mỏi con mình,
học sinh của mình sau này khi bước trên đường đời sẽ có đủ bản lĩnh,
đủ kĩ năng để làm bất cứ việc gì mà chúng u thích. Vậy thì ngay từ
bây giờ, chúng ta lại hãy cho trẻ cơ hội tự mình khám phá những điều
mới mẻ, kì diệu của cuộc sống.
Trên đây là biện pháp nhỏ của bản thân nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động khám phá khoa học. Có thể vẫn cịn nhiều vấn đề cần
tiếp tục học hỏi, tìm kiếm giải pháp, đúc rút kinh nghiệm thêm. Tơi rất
mong nhận được sự đóng góp về phía Ban giám khảo để đề tài của tôi
được tốt hơn nữa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người thực hiện

Ngô Thị Dung

9


10




×