Tải bản đầy đủ (.ppt) (26 trang)

Tổng quan chính sách sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh với thực trạng quản lý, sử dụng đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.77 KB, 26 trang )

TỔNG QUAN CHÍNH SÁCH SẮP XẾP, ĐỔI
MỚI VÀ PHÁT TRIỂN LÂM TRƯỜNG QUỐC
DOANH (LTQD) VỚI THỰC TRẠNG QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG GIỮA LTQD VÀ
NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG
Viện Tư vấn phát triển (CODE)
Trình bày tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp về quản lý, sử dụng đất
rừng giữa Lâm trường Quốc doanh và người dân địa phương”
Hà Nội, ngày 15/5/2012
Nội dung trình bày
I. Xuất xứ: LTQD và tại sao phải đổi mới LTQD?
II. Nội dung chính của NĐ 200/2004/NĐ-CP
III. Kết quả thực hiện NĐ 200/2004/NĐ-CP
IV. Nguyên nhân của những tồn tại
V. Kết luận và kiến nghị
I. Xuất xứ: Lâm trường Quốc doanh

QĐ 272-HĐBT 1977 ghi: “Đất đồi núi, rừng và đất đai chưa khai
phá đều thuộc quốc gia công thổ, không ai được chiếm làm của
riêng” - Đất rừng quốc hữu hoá giao cho các đơn vị quốc doanh
quản lý.

Từ 1982 bắt đầu tổ chức giao cho tập thể, hộ gia đình
(184/HĐBT - 1982, NĐ 2/1994/NĐ-CP, NĐ 163/1999/NĐ-CP,
NĐ181/2004/NĐ-CP) nhưng chủ yếu vẫn do đơn vị nhà nước
quản lý (nòng cốt là LTQD)

Có 256 LTQD và Cty quản lý 4,081 triệu ha, trong tổng số 12,6
triệu ha đất rừng, chiếm 32,6%
1. Lâm trường quốc doanh là lực lượng chủ lực quản lý sử dụng rừng
và đất rừng nhưng công tác bảo vệ và phát triển rừng chưa hiệu quả,


tài nguyên rừng bị suy thoái

Thời kỳ 1980 – 1990: Bình quân mỗi năm có khoảng hơn 100 nghìn ha
rừng bị mất, dẫn đến 50% lâm trường không còn rừng để khai thác.

Giai đoạn 2000 – 2005: Bình quân mất khoảng 30 nghìn ha rừng tự
nhiên/năm (chủ yếu thuộc khu vực quản lý của tổ chức nhà nước).

Năm 2002 (trước NQ 28), có khoảng 42,6% lâm trường không có lãi
hoặc thua lỗ, Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư thấp, khoảng 1,09% (so
với mức chung của ngành nông lâm nghiệp - khoảng 10,38%)
1. GĐGR có nhiều vấn đề bất cập, bức xúc và chưa tạo động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế địa phương và hỗ trợ xoá đói giảm nghèo cho
cộng đồng dân cư miền núi:

Giao trên giấy tờ/bản đồ -> giao chồng chéo, ranh giới không rõ ràng, vị
trí/diện tích sai lệch so với thực tế…

Quản lý và sử dụng rừng/đất rừng của các LTQD chưa tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và hỗ trợ xoá đói giảm nghèo cho
cộng đồng dân cư miền núi (20 – 25 triệu dân)…
Xâm lấn, tranh chấp đất rừng -> Mâu thuẫn/xung đột xã hội
I. Xuất xứ: Tại sao đổi mới LTQD?
3. Từ những năm 90, nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương đổi
mới LTQD:

NĐ 388/HĐBT ngày 20/11/1991,

Chỉ thị 12/TCLN ngày 19/8/1992 của Bộ Lâm nghiệp,


NĐ 12/CP ngày 02/3/1993

QĐ 187/1999/QĐ-TTg về đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý nông
lâm trường QD
Nhưng vẫn không cải thiện được tình hình

Nghị quyết 28/NQ-TW-BCT 16/6/2003 về tiếp tục sắp
xếp đổi mới LTQD

Nghị định 200/2004/NĐ-CP triển khai nghị quyết BCT
I. Xuất xứ: Tại sao đổi mới LTQD?- tiếp
II. Nội dung chính của NĐ 200/2004/NĐ-CP
1. Thời gian ban hành: 3/12/2004 – hiệu lực thi hành sau 15 ngày
2. Mục tiêu
(i) Sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất; quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng bền vững tài nguyên rừng;
(ii) Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các LTQD;
(iii) Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; góp phần xóa đói,
giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đảm bảo an ninh
quốc phòng
NQ 28/NQ-TW của BCT yêu cầu:

Xác định rõ diện tích đất cần giữ lại cho từng nông trường, lâm trường;
diện tích đất dôi ra giao lại cho chính quyền địa phương để giao cho các
hộ nông dân, cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ,

Khắc phục nhanh tình trạng đồng bào không có đất ở, không có đất sản
xuất.
3. Đối tương điều chỉnh


Lâm trường quốc doanh (LTQD)

Các doanh nghiệp nhà nước nước được giao, thuê đất rừng để quản lý,
bảo vệ và sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
4. Nguyên tắc sắp xếp đổi mới

Về đất đai: Nhà nước chỉ trực tiếp đầu tư, quản lý rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ rất xung yếu và xung yếu, những vùng
rừng xa dân không thể giao khoán cho dân, rừng tự nhiên còn
trữ lượng lớn. Những diện tích rừng tự nhiên còn lại giao cho
các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để tự đầu tư kinh doanh
(khoanh nuôi, tái sinh) và hưởng lợi từ kết quả sản xuất, kinh
doanh nghề rừng.

Về tổ chức: Phân biệt rõ được loại hình lâm trường thực hiện
nhiệm vụ công ích và nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh. Những
lâm trường thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là chủ yếu
thì phải hoạt động sản xuất và hạch toán theo cơ chế thị trường.
Những lâm trường chủ yếu thực hiện nhiệm vụ công ích thì
chuyển thành Ban Quản lý rừng, hoạt động theo cơ chế của
đơn vị sự nghiệp có thu.
5. Đất đai phải rà soát thu và hồi để giao lại cho
địa phương gồm:
i. Những diện tích rừng ở gần khu dân cư nhưng không
thuộc các loại rừng: Phòng hộ rất xung yếu, rừng đặc
dụng, rừng tự nhiên có trữ lượng lớn;
ii. Những diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, rừng phòng
hộ/rừng đặc dụng nhỏ, phân tán của các lâm trường;
iii. Đất đai của các lâm trường phải giải thể (bao gồm cả
các lâm trường kinh doanh thua lỗ trên 3 năm, không có

phương án khắc phục hậu quả);
iv. Những diện tích đất lâm nghiệp đang để hoang hoá, đất
khác;
v. Những diện tích đất sử dụng không hiệu quả của lâm
trường.
6. Kế hoạch thưc hiện

Theo NQ 28/NQ-TW năm 2003:

Hoàn thành năm 2005 (cấp sổ đỏ)

Theo NĐ 200/2004/NĐ-CP:

Hoàn thành lập và phê duyệt Đề án: Quý I/2005

Theo hướng dẫn của Bộ NN (Thông tư 10/2005/TT-BNN)

Lập và phê duyệt Đề án: Trước 30/6/2005

Hoàn thành thực hiện Đề án: Trước 30/6/2006
Các văn bản chỉ đạo điều hành tiếp theo của CP
a. 2005 – 2010:
1. Số 3256/VPCP-NN ngày 13/6/2005
2. Số 198/TB-VPCP ngày 28/11/2006
3. Số 68/TB-VPCP ngày 14/3/2008
4. Số 159/TB-VPCP ngày 18/5/2009
5. Số 6145/VPCP-KTN ngày 30/8/2010....

b. 2011 – 3/2012
1. Số 25/TB-VPCP ngày 25/2/2011

2. Số 1019/TTg-ĐMDN của Thủ tướng chính phủ ngày 24/6/2011
3. Số 4664/VPCP-KTN ngày 11/7/2011
4. Số 277/TB-VPCP ngày 16/11/2011
5. Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 17/1/2012 của Thủ tướng chính phủ
6. Số 30/TB-VPCP ngày 1/2/2012
7. Số 861/VPCP-ĐMDN ngày 15/2/2012
8. Số 1449/VPCP-ĐMDN ngày 8/3/2012

×