TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA: BỘ MÔN MÁC-LÊNIN
Bài báo cáo môn học:
Tư tưởng Hồ Chí Minh
MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA
Nhóm Sinh viên lớp MTK31 thực hiện:
STT MSSV HỌ VÀ TÊN STT MSSV HỌ VÀ TÊN
1 712553 Lê Thị Kim Anh 10 712593 Vũ Quốc Kỳ
2 712567 Nguyễn Thị Đào 11 712601 Thái Trần Hường My
3 710692 Bùi Thị Mai Đông 12 713597 Đào Thị Thanh Phi
4 712571 Hoàng Thị Hà 13 712614 Hoàng Thị Lệ Quyên
5 712572 Phan Thị Thu Hà 14 713882 Nguyễn Thị Thu
6 712587 Đỗ Thị Huyền 15 712621 Cao Thị Thanh Thuận
7 712590 Trần Thị Huyền 16 712626 Vũ Mạnh Tình
8 713590 Lương Thị Hương 17 713609 Từ Nguyễn Diễm Tuyến
9 713591 Nguyễn Thị Kiều 18 712635 Đặng Thị Nhật Vy
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1
I. Mở Đầu
Văn hóa là giá trị của mỗi người, thước đo trình độ phát triển của xã hội, cốt lõi của
văn minh, nguồn giao cảm giữa các dân tộc. Văn hóa nằm sâu trong tất cả mọi quan hệ:
ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, lao động, gia đình và phẩm cách của con người. Người ta
không những cần ấn no, ăn đủ mà còn cần ăn ngon, ăn có văn hóa.
Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu nhất của sự kế thừa truyền thống văn hóa tốt đẹp
của dân tộc, kết hơp với việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, kết hợp tính dân tộc
với tính nhân loại trong văn hóa. Hồ Chí Minh thường nói: “Phải làm thế nào cho văn
hóa đi sâu vào tâm lý quốc dân” để xây dựng những tình cảm lớn như lòng yêu nước,
tình yêu thương con người; yêu cái chân, cái thiện, cái mỹ; yêu tính trung thực , chân
thành thủy chung; ghét những thói hư tật xấu, những sa đọa biến chất, căm thù mọi thứ
“giặc nội xâm”…
Một mặt tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, nhưng mặt khác, phải góp phần làm
phong phú thêm văn hóa nhân loại. Đó là quan niệm trong lĩnh vực văn hóa mà Hồ Chí
Minh thường dặn cán bộ: “Mình có thể bắt chước cái hay của bất kỳ nước nào ở Âu –
Mỹ, nhưng điều cốt yếu là sáng tác. Mình đã hưởng cái hay của người thì cũng phải có
cái hay cho người ta hưởng. “Mình đừng chịu vay mà không trả”. Trong văn hóa, nếu
chỉ muốn “viện trợ không hoàn lại”, thì chính điều đó không chỉ là một thái độ rất không
văn hóa mà còn không thể phát huy được bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.
II. Những lĩnh vực văn hóa trong Tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Văn hóa giáo dục:
Năm 1943, trong bài thơ nửa đêm
Người nói:
"Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong
kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh
hiền là đỉnh cao của tri thức...) và nền giáo
dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy
hiểm hơn cả sự dốt nát).
Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới
của nước Việt Nam độc lập. Nền giáo dục này được hình thành từ những năm hai mươi,
thực sự ra đời từ Cách mạng Tháng Tám thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh xác định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ
cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước
Việt Nam độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:
- Mục tiêu của văn hóa giáo dục để thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo
dục: Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí;
2
bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người. Giáo dục để đào tạo
con người có ích cho xã hội. Học để
làm việc, làm người, làm cán bộ.
Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có
đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách
mạng, làm cho nước ta sánh vai
cùng các cường quốc năm châu.
- Cải cách giáo dục bao gồm xây
dựng chương trình, nội dung dạy và
học hợp lý, phù hợp với các giai
đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục
phải toàn diện: văn hóa, chính trị,
khoa học - kỹ thuật, chuyên môn
nghiệp vụ, lao động... Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị
là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách học
phải sáng tạo, không giáo điều. Học để nắm các quan điểm có tính nguyên tắc, phương
pháp luận. Học khoa học kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mới, thời đại của cách
mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão.
Nghiên cứu, truyền bá, học tập, vận dụng tư tưởng của Người về giáo dục, nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, hoàn thiện con người vì sự nghiệp dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là định hướng của nền giáo dục
Việt Nam hiện nay.
Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ,
xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu,
phần lớn đều do giáo dục mà nên".
Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất
nước. Người kêu gọi:
"Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây
dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".
- Phương châm, phương pháp giáo dục: Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, lý
luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đình -
xã hội; thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học,
tự đào tạo và đào tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.
Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là
một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ đến khó; kết hợp học
tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương; giáo
dục phải gắn liền với thi đua.
Mác đã từng nói rằng ăn ngốn ngấu bằng tay bốc vò xé thịt sống, khác với ăn có nấu
nướng bằng đĩa, dao và bát đĩa. Lênin cũng phân biệt hai loại tình yêu, một loại gần
3
với kiểu ăn uống thô tục và một loại có văn hóa. Người thường khuyên thanh niên, hay
làm cho tình yêu trở thành có văn hóa. Ở đâu thiếu văn hoá thì cái lạc hậu, cái xấu, cái
giả, cái sai, cái ác sẽ lấn át.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục.
Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng;
phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp.
Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm mãi, học không bao giờ đủ,
còn sống còn phải học.
b) Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa,
là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh là
người khai sinh nền văn nghệ cách mạng và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền
văn nghệ nước nhà. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về văn hóa
văn nghệ:
- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén
trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.
Câu chuyện “Đánh nó xong rồi ta phải làm gì?”
Trong cuộc mít tinh, có chút vốn nào tôi đều đưa ra cả (từ việc phát xít Đức đã bị
đánh gục, tới sự suy vong của phát xít Nhật, mâu thuẫn Nhật - Pháp v.v…).
Đang đà thao thao bất tuyệt, tôi bỗng thấy chị Chi hồi hộp ghé tai tôi thầm thì:
- “Đồng chí già” đang đứng nghe đấy. Chắc đồng chí ấy đến từ đầu.
Tôi giật thót mình, tự nhiên khắp người nóng ran lên.
Bỗng “đồng chí già” từ trong đám đông bước ra. Người vẫn mặc bộ quần áo
chàm như mọi khi. Dùng tiếng địa phương, Người hỏi:
- Đồng bào nghe cán bộ nói có hay không?
- Hay lớ!
- Đồng bào có biết cán bộ nói cái gì không?
- Á dà…à, cán bộ nói cái hay, cái tốt mà, nói dài mà, không nhớ hết đâu!
Điếng người, tôi tưởng đất dưới chân mình có thể bị sụt. Quay lại nhìn chị Chi,
thì mặt chị cũng đỏ như gấc chín, từng giọt mồ hôi đang lấm tấm nơi tóc mai.
Cũng may, “đồng chí già” không hỏi chúng tôi câu nào, Đồng chí chỉ yêu cầu
đồng bào đừng về vội, để đồng chí nói lại cho dễ nhớ thôi. Được đồng bào ưng thuận,
đồng chí liền hỏi:
- Nhật và bọn quan lại của nó bây giờ so với Pháp và bọn quan lại của Pháp
ngày trước, thế nào?
4
- Pháp như con hổ, con báo thì Nhật cũng như bọn con báo con hổ thôi.
- Bọn quan của Pháp trước là bọn quan của Nhật đấy mà.
- Rắn lột xác vẫn là rắn thôi.
- Không phải rắn lột xác đâu. Chó săn đổi chủ đấy!
“Đồng chí già” lại hỏi:
- Dân ta có thể để cho con rắn, con hổ ăn thịt mình không?
- Không! - Đồng bào cùng cất tiếng
trả lời.
Rồi từ các cụ già tới các thanh niên
nam nữ thi nhau kể chuyện giặc giết người,
tù đày, thuế nặng, bắt lính, bắt phu v.v…
Những điều họ kể ra còn sâu sắc, cay đắng
hơn những điều tôi vừa nói, vì nó đều là
những sự việc ngay trong địa phương, nhân
dân đã mắt thấy tai nghe và chính họ kể lại.
Chờ cho đồng bào ngớt lời. “Đồng
chí già” kết luận:
- Ta phải quyết tâm đánh Nhật, quyết tâm trừ bọn quan lại của chúng để cứu lấy
nước mình. Đồng bào đồng ý không?
Tiếng hô “đánh” vang lên. “Đồng chí già” lại chỉ một thanh niên rất khoẻ, hỏi:
- Một người khoẻ như anh này, đánh được không?
Đồng bào cười ồ lên. Một người nói:
- Không đánh được đâu! Nó đông đấy, lại có súng to, súng nhỏ nhiều mà.
- Thế cả nước một lòng, Kinh, Thổ, Mán, Mèo cùng đứng dậy đánh có được
không?
- Được, đánh được! Mọi người cùng một lòng thì sợ gì Nhật, sợ gì Tây. Thấy nó
chết thì bọn quan tay sai của nó cũng chết thôi!
- Đánh nó xong rồi ta phải làm gì?
Đồng bào ngơ ngác nhìn nhau. Lúc ấy “Đồng chí già” mới nói thêm:
- Đánh xong rồi ta không lập lại cái quan nữa, vì ta biết nó ác lắm!
Đồng bào đều nói:
- Phải, phải!
5