Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bệnh Gút điều trị đông tây y kết hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.18 KB, 13 trang )

BỆNH GÚT (TÂY Y)
NỘI DUNG
1. Đại cương
Bệnh gút (bệnh thống phong) nằm trong các bệnh khớp do rối loạn chuyển hoá hay gặp
nhất.
Đây là bệnh thường gặp ở các nước châu âu, chiếm khoảng 0,02 - 0,2% dân số, gặp chủ
yếu ở nam giới (95%), tuổi trung niên, một số trường hợp có tính chất gia đình.
Ở Việt Nam những năm gần đây bệnh được chú ý chẩn đoán và điều trị, bệnh có xu
hướng ngày càng gia tăng và phần lớn chưa được chẩn đoán và điều trị sớm nên có nhiều
biến chứng nặng (nổi u cục, suy thận)
2. Nguyên nhân
Có thể nói nguyên nhân gây bệnh trực tiếp gây bệnh là do acid uric tăng cao trong máu.
2.1. Nguồn gốc của acid uric
Acid uric được tạo thành từ hai nguồn:
- Thối giáng từ các chất có nhân purin do thức ăn mang vào
- Tổng hợp các purin từ con đường nội sinh
2.2. Vai trò sinh bệnh của acid uric
Khi acid uric trong máu tăng cao thì nó sẽ lắng đọng lại ở một số cơ quan tổ chức dưới
dạng tinh thể acid uric hay urat monosodic.
- Lắng đọng ở màng hoạt dịch gây viêm khớp
- Lắng đọng ở thận
- Lắng đọng ở nội tạng hoặc các cơ quan gây các biểu hiện bệnh ở các nơi này (sụn
xương, gân, tổ chức dưới da, thành mạch, tim,...)
2.3. Nguyên nhân gây tăng lượng acid uric
- Tăng bẩm sinh: Tăng từ nhỏ. Bệnh rất hiếm và rất nặng
- Bệnh gút nguyên phát: Gắn liền với yếu tố di truyền và cơ địa do rối loạn chuyển hoá
purin (tăng) gây tăng nhiều acid uric.
- Bệnh gút thứ phát
+ Do ăn nhiều nhất là những thức ăn có nhiều purin như gan, tim, não, lịng, thịt, cá, nấm,
tơm, cua. Đây là những ngun nhân phát động bệnh hơn là nguyên nhân trực tiếp.
+ Do tăng cường giáng hoá purin nội sinh


+ Do giảm thải acid uric qua thận.
Trên thực tế đa số gặp Gút thứ phát.
3. Triệu chứng
3.1. Gout cấp tính
3.1.1. Tiền triệu
- Cơn gout cấp thường xuất hiện sau những điều kiện thuận lợi như:

1


- Sau một bữa ăn nhiều rượu thịt
- Sau chấn thương hoặc phẫu thuật
- Sau lao động nặng hoặc đi lại nhiều, đi giầy quá chật
- Xúc động, cảm động
- Nhiễm khuẩn cấp
- Sau dùng một số thuốc Steroid, B12...
3.1.2. Cơn gout cấp
- 60 - 70 % biểu hiện ở khớp bàn ngón chân cái
- Đang đêm thức dậy vì sưng đau khớp bàn chân cái (một bên) đau ngày càng tăng, chạm
vào đau tăng lên.
- Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, sung huyết trong khi các ngón khác
bình thường.
- Tồn thân sốt nhẹ, mệt mỏi, lo lắng
- Viêm kéo dài khoảng 1 - 2 tuần, đêm đau nhiều hơn ngày
- Ở Việt Nam hơn 50% bệnh nhân khởi phát bằng sưng đau ngón chân cái
Đối với trường hợp khơng điển hình có thể sưng đau vị trí khác hoặc nhiều khớp và kéo
dài.
3.1.3. Cận lâm sàng
- Ở giai đoạn cấp chụp X quang khơng có gì thay đổi so với bình thường
- Xét nghiệm Acid uric máu tăng trên 416,5 micromol/l, bạch cầu tăng, tốc độ máu lắng

tăng, chọc dịch ở nơi viêm cóthể thấy tinh thể urat nằm trong bạch cầu, nhưng cũng có
khi khơng tăng.
3.2. Gout mạn tính
3.2.1. Triệu chứng ở khớp
- Nổi u cục (tophi):
+ Là hiện tượng lắng động urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương sụn.
+ Vị trí ở trên các khớp bàn ngón chân cái và ở các khớp khác và có một vị trí rất đặc biệt
là ở sụn vành tai
+ Tính chất: Kích thước to nhỏ không đồng đều, vài milimét đến vài centimét đường
kính, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, khơng di động do dính vào nền ở dưới, khơng đối
xứng, ấn vào không đau được bọc bởi một lớp da mỏng bên dưới có cặn trắng như phấn
khi bị loét dễ chảy chất vàng hoặc trắng như phấn.
- Viêm đa khớp: Các khớp nhỏ và nhỡ bị viêm có tính chất đối xứng và thường viêm nhẹ.
3.2.2. Ngồi khớp ra cịn tổn thương ở thận và có thể lắng đọng urat ở một số cơ quan
ngoài khớp như gân, ngoài da, móng, màng ngồi tim...
3.2.3. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm máu: Acid uric máu tăng cao trên 416 micromol/l, tốc độ máu lắng tăng
trong đợt tiến triển của bệnh
- Xét nghiệm Acid uric niệu giảm rõ trong gout thứ phát
- Xét nghiệm dịch khớp: Thấy tinh thê urat monosodic trong hoặc ngoài tế bào: là những
2


tinh thể hình que, hai đầu nhọn, lưỡng chiết quang.
- Chụp X quang: Quan trọng là thấy khuyết xương hình hốc ở các đầu xương
+ Khuyết hình hốc hay gặp ở xương đốt ngón chân, tay, xương bàn tay, chân, đôi khi ở
cổ chân, cổ tay và khuỷu.
+ Khuyết lúc đầu ở sụn khớp và vỏ xương, khe khớp hẹp rõ rệt.
+ Sau cùng hình khuyết lớn dần và tạo nên hình tuỷ xương rộng xung quanh, có những
vệt vơi hố

+ Ghép thêm vào hình ảnh khuyết xương và hẹp khe khớp nếu bệnh lâu có thể thấy hình
ảnh thối hố thứ phát (hình 4)
4. Chẩn đốn
Tiêu chuẩn chẩn đốn dựa vào hai tác giả Mỹ (1968)
- Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong cục tophi
- Hoặc có ít nhất hai tiêu chuẩn sau đây:
+ Trong tiền sử hoặc hiện tại có đợt sưng đau khớp với tính chất ban đầu đột ngột dữ dội
khỏi hồn toàn trong 2 tuần
+ Trong tiền sử hoặc hiện tại có sưng đau khớp bàn chân cái với các tính chất như tiêu
chuẩn trên
+ Tìm thấy cục tophi
+ Tác dụng điều trị kết quả nhanh chóng của Colchicin trong tiền sử hay hiện tại.
5. Điều trị
- Thuốc chống viêm đặc hiệu trong bệnh gout: Colchicin và phenylbutazon Colchicin
1mg ngày đầu uống 3 viên chia 3 lần
Ngày thứ 2 uống 2 viên chia 2 lần
Ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 uống 1 viên vào buổi tối.
Tuyệt đối không sử dụng các thuốc Steroid (prednisolon, dexamethason...) mặc dụ giảm
đau nhanh nhưng làm tăng acid uric máu đẩy bệnh nhanh chuyển sang mạn tính.
- Thuốc tăng thải tiết acid uric thận: probenexit, zoxazolamin...
- Thuốc làm giảm lượng acid uric trong máu: allopurinol, thiopurinol, acid orotic.
- Chú ý: Trong cơn gout cấp cần nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn ấm, ăn nhẹ, uống nhiều
nước 2 - 3 lít/ngày
- Thuốc an thần: Diazepam hoặc an thần phối hợp colchicin (colchimax)
- Điều trị dự phòng gout tái phát:
+ Kiêng rượu và các chất kích thích
+ Hạn chế các thức ăn có nhiều purin (phủ tạng động vật, thịt, cá, cua, nấm, rau dền, đậu
Hà Lan, đậu hạt, các loại, măng...)
+ Uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất là nước khoáng
+ Tránh làm việc quá sức, tránh lạnh, tránh ăn uống quá mức, không dùng thuốc lợi tiểu

chlorothiazid, steroid.
3


BỆNH GOUT – ĐÔNG Y (Thống Phong)
Đại Cương
Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong
huyết thanh. Triệu
chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng
khớp, nổi u cục
dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric,
bệnh thận do gút.
Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’.
Đông y còn gọi là ‘Lịch Tiết Phong, ‘Bạch Hổ Phong’, ‘Bạch Hổ Lịch
Tiết’.
Nguyên nhân bệnh lý theo y học cổ truyền
Goutt là một bệnh tăng acid uric huyết thanh với những biểu hiện
đau khớp cấp.
Lượng acid uric huyết tăng do tăng sản xuất lượng acid uric hoặc
do thận đào thải
kém hoặc do cả hai. Theo YHCT, thống phong là do ngoại tà xâm
nhập cơ thể gây
tắc nghẽn kinh lạc, khí huyết ứ trệ tại khớp gây đau co duỗi khó
khăn. Bắt đầu
bệnh còn ở cơ biểu kinh lạc, bệnh lâu, tà khí vào gân xương gây
tổn thương tạng
phủ, chức năng của khí huyết tân dịch rối loạn, tân dịch ứ trệ
thành đàm, khí huyết
ngưng trệ thành ứ, đàm ứ kết mà hình thành các u cục tơphi

quanh khớp, dưới da.
Bệnh tiến triển lâu ngày gây tổn thương đến can thận, làm biến
dạng các khớp và
tái phát nhiều lần.
Y văn cổ khơng có ghi chứng gút nhưng có chứng "thống phong"
là chỉ chứng
thống tý lâu ngày khó khỏi. Cho nên bệnh thống phong có thể qui
thuộc phạm trù
chứng tý trong đơng y.
Triệu chứng lâm sàng:
4


Bệnh có 2 thể lâm sàng.
l- Cấp tính: Cơn đau sưng tấy dữ dội đột ngột của khớp bàn chân,
ngón cái, thường
và0 ban đêm (cũng có thể ở các vị trí khác: ngón chân khác, cổ
chân, gối...) khớp
đỏ xẫm, ấn đau nhiều, khớp hoạt động hạn chế, kéo dài 2, 3 ngày
hoặc 5, 6 ngày
rồi khỏi không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát.
2. Mạn tính: Thường do bệnh cấp tính chuyển thành, biểu hiện
viêm nhiều khớp
mạn tính (khớp nhỏ, vừa và đối xứng) tái phát nhiều, thời gian ổn
định rút ngắn,
khớp bệnh đau nhiều kéo dài, tại khớp có thể sưng nóng đỏ khơng
rõ nhưng thường
cớ sốt, khớp dị dạng, co duỗi khó khăn, xuất hiện nốt u cục quanh
khớp, dưới da,
vành tai (hạt tôphi) mềm, không đau, trong chứa một chất trắng

như phấn. Bệnh
tiến triển lâu ngày gây tổn thương thận (viêm thận kẽ, sạn tiết
niệu, tiểu máu, suy
thận cấp, mạn).
Chẩn đoán và phân biệt:
* Chẩn đoán chủ yếu dựa vào:
- Triệu chứng lâm sàng (như trên) chú ý hạt Tôphi, sạn thận gút,
khớp gút to,
thường chủ yếu là xương bàn chân tay sưng đau không đối xứng.
Acid uric huyết tăng rõ, cao hơn 7mg%.
- Tiền sử bệnh (cách tiến triển các cơn trước).
- Tiền sử gia đình.
- Cần phân biệt với:
+ Viêm khớp dạng thấp (khơng có acid uric cao, khớp sưng đối
xứng...)
+ Tăng acid uric huyết đơn thuần (khớp bình thường), tăng acid
uric thứ phát (suy
thận...).
Biện Chứng Luận Trị
5


Biện chứng luận trị cần chú ý đến giai đoạn phát triển của bệnh.
đối với thể cấp
tính chủ yếu dùng phép thanh nhiệt thông lạc khu phong trừ thấp,
đối với thể mạn
tính thường kèm theo đàm thấp, ứ huyết, hàn ngưng, nên tùy
chứng mà dùng các
phép hóa đàm, trừ thấp, hoạt huyết thông lạc, ôn kinh, tán hàn.
Đồng thời chú ý

đến mức độ hư tổn của âm dương, khí huyết, can thận mà bồi bổ
thích hợp.
Đối với thể cấp tính: Biểu hiện chính là thể phong thấp nhiệt; đột
ngột khớp ngón
cái (thường gặp nhưng cũng có thể các khớp nhỏ khác) sưng nóng
đỏ đau, khơng
đụng vào được, kèm theo sốt, đau đầu, sợ lạnh hoặc bứt rứt, khát
nước, miệng khô,
tiểu vàng, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn, mạch Sác.
Điều trị: Thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, trừ thấp. Dùng bài:
Bạch Hổ Gia Quế
Chi Thang Gia giảm: Thạch cao 40 - 60g (sắc trước), Tri mẫu 12g,
Quế chi 4 - 6g,
Bạch thược, Xích thược đều 12g, Dây Kim ngân 20 - 30g, Phịng kỷ
10g, Mộc
thơng, Hải đồng bì đều 10g, Cam thảo 5 - 10g, sắc uống ngày l
thang, trong thời
gian sưng đỏ nóng sốt.
Trường hợp thấp nhiệt nặng (Sưng tấy đau nhiều gia thêm dây
Kim ngân 40 - 50g,
Thổ phục linh,Ýù dĩ (tăng trừ thấp) hoặc gia thuốc hoạt huyết như
Toàn Đương
qui, Đan sâm, Trạch lan, Đào nhân, Hồng hoa, Tằm sa để hóa ứ
chỉ thống, trường
hợp có biểu chứng thêm thêm Quế chi, Độc hoạt, Tế tân để giải
biểu, tán hàn chỉ
thống.
+ Đối với thể mạn tính: nhiều khớp sưng to đau kéo dài, co duỗi
6



khó, tại khớp
khơng đỏ nóng rõ nhưng đau nhiều, dị dạng kèm theo tê dại, da
tím sạm đen,
chườm nóng dễ chịu, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn, lưỡi nhợt, rêu
trắng là triệu
chứng của hàn thấp ứ trệ.
Điều trị: Khu hàn, thông lạc, trừ thấp, chỉ thống. Dùng Chế Ô đầu,
Tế tân đều 4 5g (sắc trước), Tồn Đương qui 12g, Xích thược 12g, Uy linh tiên
10g, Thổ phục
linh 16g, Tỳ giải 12g, Ý dĩ nhân 20g, Mộc thông 10g, Quế chi 4 6g, sắc uống.
Trường hợp sưng đau nhiều khớp cứng, mạch Hoãn Hoạt, rêu lưỡi
trắng bẩn dày là
triệu chứng đàm trọc ứ trệ, thêm chích Cương tàm, Xuyên sơn
giáp, Tạo thêmùc
thích, Hy thiêm thảo, Hải đồng bì, để tăng tác dụng hoạt lạc, trừ
đàm. Đau nhiều do
huyết ứ (đau như dao đâm, mạch sáp, lưỡi tím bầm) thêm Ngơ
cơng, Tồn yết, sao
Diên hồ sách để hoạt huyết chỉ thống.
Trường hợp thận dương hư (liệt dương, đau mỏi lưng gối, chân tay
lạnh, sợ lạnh,
lưỡi bệu, mạch Trầm, Hỗn vơ lực thêm Bổ cốt chỉ, Nhục thung
dung, Cốt toái bổ
để bổ thận kiện cốt định thống, có triệu chứng khí huyết hư thêm
Hoàng kỳ, Đương
qui, Nhân sâm, Bạch truật...
Trên lâm sàng thường gặp:
+ Thấp Nhiệt Uẩn Kết: Khớp sưng đỏ, đau, nóng. Phiền táo, khát,
nước tiểu vàng,

đỏ, đầu đau, sốt, sợ lạnh, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhạt, mạch
Nhu, Sác.
Điều trị: Tuyên thanh, lợi thấp nhiệt, thông lạc, chỉ thống. Dùng
bài Niêm Thống
Thang gia giảm: Đương quy, Bạch truật, Đảng sâm, Hoàng cầm
7


đều 10g, Thương
truật, Trư linh, Trạch tả, Phòng kỷ đều 12g, Long đởm thảo (sao),
Khổ sâm, Tri mẫu, Thăng ma đều 6g, Ý dĩ nhân (sống), Xích tiểu
đậu đều 15g. Sắc uống (Bì Phu
Bệnh Chẩn Liệu Học).
+ Đờm Ngưng Trở Lạc: do nhiều đờm ẩm gây nên, các khớp nặng,
cử động khó
khăn, khớp mềm hoặc cứng, có khi sốt cao, đầu đau, lo sợ, chất
lưỡi đỏ, ít rêu,
mạch Tế, Sáp.
Điều trị: Hịa doanh, khứ ứ, hóa đờm, thơng lạc. Dùng bài Đào
Hồng Tứ Vật
Thang gia giảm: Đương quy, Xích thược, Đào nhân, Mộc qua đều
10g, Hồng hoa,
Uy linh tiên, Xuyên khung đều 6g, Dã xích đậu, Triết bối mẫu đều
12g, Ty qua lạc,
Tạo giác thích, Giáp châu đều 4,5g. Sắc uống (Bì Phu Bệnh Chẩn
Liệu Học).
+ Phong Thấp Hàn, Huyết Ứ: Bệnh phát cấp, khớp đau cứng một
chỗ, lạnh thì đau
nhiều, gặp ấm, nóng dễ chịu hơn, có thể bị biến dạng khớp và
cứng khớp, khó cử

động. Dù sưng nhưng khơng thấy nóng, đỏ, lưỡi trắng mỏng,
mạch Hoạt, Trầm,
Huyền hoặc Nhu, Hỗn.
Điều trị: khu phong, trừ thấp, ơn kinh hoạt lạc. Dùng bài Kê Huyết
Phụ Tử Niêm
Thống Thang: Kê huyết đằng, Nhẫn đông đằng đều 50g, Thương
truật, Kinh giới
huệ
Một Số BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
+ Địa Hoàng Du Linh Phương (Hồng Dụng, bệnh viện Hồng Thập
Tự Hàng Chău
tỉnh Triết Giang): Sinh địa, Hồng kỳ, Đơn sâm, Ích mẫu thảo,
Tang ký sinh đều
15g, Sơn thù, Phục linh, Trạch tả đều 10g, Tần giao 20g, sắc
8


uống.
Thận dương hư, chân lạnh, lưng gối lạnh đau thêm Tiên linh tỳ,
Tiên mao đều 10g,
tỳ hư bụng đầy, tiêu lỏng thêm Đảng sâm, bạch truật đều 10g,
miệng khô tiểu vàng
mạch Sác thêm Hoàng cầm, Hoàng bá hoặc Sơn chi đều 10g, can
dương thịnh đau
đầu, váng đầu thêm Câu đằng, Cúc hoa, Thiên ma đều 10g.
Kết quả lâm sàng: Trị 6 ca, tốt 2 ca (huyết áp hạ xuống bình
thường, creatine
xuống l,8mg%, acid uric huyết dưới 6mg% hết triệu chứng lâm
sàng) tiến bộ 4 ca
(triệu chứng giảm, huyết áp hạ dưới 150/90mmHg, acid dưới 7mg

%) (Hiện Đại
Nội Khoa Học).
+ Thống Phong Phương (Trương Huệ Thần).
1-Thương truật 9g, Hoàng bá, Ngưu tất, Hải đồng bì, Khương
hồng, Uy linh tiên
đều 12g, Hy thiêm thảo 15g, Mao đông thanh 30g, Hắc lão hổ,
Nhặp địa kim ngưu
đều 30g, ngày l thang sắc uống. Trắc bá diệp, Đại hoàng đều 30g,
Hoàng bá, Bạc
hà, Trạch lan đều 15g tán bột cho mật và nước vừa đủ thành hồ
đắp ngoài.
2- Quế chi, Xuyên khung đều 10g, Khương hoạt, Tang chi, Tần
giao, Thương truật
đều 12g, Ngưu tất, Đơn sâm, Phòng kỷ đều 15g, Cam thảo 6g sắc
nước uống. Đại
hồng, Hoa hịe, Tích tuyết thảo đều 30g sắc nước thụt đại tràng.
Bài (1) có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp trị chứng thống phong
cấp thể thấp nhiệt.
Bài (2) có tác dụng tán hàn trừ thấp tý, thông lạc, chỉ thống trị
chứng thống phong
cấp thể hàn thấp.
- Kết quả lâm sàng: Trị 12 ca, 11 ca khớp sưng đều có giảm mức
độ khác nhau, có
9


4 ca hết đau, giảm đau rõ, 5 ca, có giảm đau 2 ca. Đau giảm trong
thời gian từ 7 40 ngày, bình quân 25 ngày (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xuyên sơn giáp (đau bên trái dùng đắp bên phải và ngược lại)
sao vàng tán bột,

Trạch lan 9g, sắc với rượu uống.
Bài thuốc dùng cho chứng Tiễn phong thống (tục gọi là Quỷ tiễn
đả) hoặc đau đầu,
gáy, vai, lưng, chân tay gân xương đau (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Diên hồ sách, Nhục quế, Ngũ linh chi, Đương qui, Bạch chỉ,
Phòng phong đều
3g. sắc uống (thêm Mộc hương 3g mài uống càng tốt) (Hiện Đại
Nội Khoa Học).
+ Sinh địa 90g, Ngọc trúc 15g, Tế tân 3g, Độc hoạt, Khương hoạt,
Chế xuyên ô,
Thương truật, Đương qui, Bạch hoa xà đều 9g. Sắc uống. Dùng
cho chứng thống
phong sau khi sinh rất có hiệu quả.
+ Hồng kỳ 12g, Đương qui, Cát căn đều 9g, Ma hồng 3g, Bạch
thược, chích
thảo, Quế chi đều 6g, Sinh khương 1 lát, Táo 1 quả. Sác uống trị
vai lưng đau.
+ Sung úy tử, Hà thủ ô đều 15g, đều 24g. Sắc nước lọc bỏ bã,
dùng nước luộc
trứng gà ăn. Dùng trị cánh tay đau có hiệu quả.
+ Bích hổ (Thằn lằn), ấu trùng Bọ dừa (bao giấy nướng, tán bột)
mỗi thứ 3 con,
Địa long tán bột 5 con, Mộc hương 15g, Nhũ hương 7,5g, Xạ
hương 3g, Long não
15g. Tất cả tán bột chế với rượu, hồ thành hồn bằng hạt đậ
đen to. Mỗi ngày
uống lúc đói với rượu 30 viên (hoàn). (Thuốc trị chứng lịch tiết
thống phong đau
dữ dội điều trị nhiều thuốc không khỏi) (Hiện Đại Nội Khoa Học).
+ Xa tiền tử 15g, Tần giao, Uy linh tiên, Xuyên ngưu tất, Nhẫn

10


đơng đằng, Địa
long đều 12g, Sơn từ cơ, Hồng bá đều 10g, Cam thảo 6g. Sắc
nước uống. Đau
nhiều thêm Xuyên ô 9g, Huyền hồ 12g, nhiệt thịnh thêm Dã cúc
hoa 15g, Tử hoa
địa đinh 30g, hoạt huyết thêm Đơn sâm 15g, lợi tiểu thêm Hoạt
thạch 15g (Hiện
Đại Nội Khoa Học).
Châm cứu Trị Chứng Gout
+ Huyệt chính: Thận du, Khí hải du, Bàng quang du, Quan
nguyên, Tam âm giao.
Phối với huyệt vùng đau, lân cận (A thị huyệt...).
Bệnh Án Thống Phong
Một chủ tịch công ty 57 tuổi, đến bệnh viện ngày 12 tháng 10
năm 1966, ngón cái
bên chân trái sưng to gấp 2 lần bình thường, rất đau và mầu tím
sẫm. Tháng 8 hai
năm về trước xuất hiện tình trạng này, năm sau bệnh nhân khơng
có khả năng đi lại
được, đã sử dụng Colchicin nhưng không hiệu quả. Ngày 9 tháng 9
bệnh nhân đã
đến khoa phẫu thuật chỉnh hình của phịng khám của trường đại
học Y khoa
Tokyo, ở đó bệnh nhân được điều trị trong 1 tháng nhưng khơng
kết quả gì ngoại
trừ hàm lượng acid uric trong máu giảm từ 9 xuống còn 6,5mg.
Năm ngày sau

bệnh nhân đến bệnh viện của chúng tơi, vì đau tái phát ở chân
bên trái, vai trở nên
cứng, đau dầu, nặng đầu, ù tai bên phải, đau thắt lưng, khát nước,
thích nước, sợ
lạnh, thèm gia vị và muối nhưng khơng thích thực phẩm ngọt, táo
bón, tiểu tiện 8
đến 10 lần trong ngày và 1 lần ban đêm, nuôi dưỡng và sắc mặt
tốt, mạch Huyền,
11


bụng khỏe, ngoài ra rêu lưỡi trắng. Phúc chẩn ngực đau. Bệnh
nhân được dùng bài
Đại Sài Hồ Thang thêm Đại hồng (vì có táo bón) và Thạch cao (vì
có khát). Ngày
27 tháng 10 năm 1966, đau ngực đã dịu đi, phân mềm, đại tiện
ngày 1 lần, tiểu tiện
4 hoặc 5 lần một ngày và 1 lần ban đêm, vì giảm lượng nước đưa
vào. Ngày 2
tháng 11 chứng đau vai đã dịu đi nhưng chân vẫn cịn đau. Tơi
chuyển sang dùng bài Đương Quy Niêm Thống Thang. Ngày 12
tháng 11 bệnh nhân vẫn còn đau,
tiếp tục dùng bài thuốc trên cùng với Bát Vị Hồn trong 10 ngày
nữa, nhưng khơng
kết quả. Do vậy dùng bài Đại Sài Hồ Thang thêm Ma hồng 15
ngày vì nó có tác
dụng giảm đau. Ngày 12 tháng 12 chân bệnh nhân vẫn cịn đau,
khám lại tồn diện
thấy đau ngực, phản ứng mạnh và đau khi ấn vào vùng bụng
dưới. Do vậy tôi cho

là huyết ứ và bệnh nhân được dùng bài Đại Sài Hồ Thang cùng với
Đào Hạch Thừa
Khí Thang thêm Hồng hoa, Ý dĩ. Hồng hoa làm tan huyết ứ và cải
thiện tuần hoàn
trong khi Ý dĩ làm giảm đau, dần dần hơn 1 năm, các chứng đau
đã biến mất. Bệnh
nhân dùng Đào Hạch Thừa Khí Thang đơn thuần trong 2 tháng
nữa, lúc bệnh nhân
trở lại bệnh viện ngày 20 tháng 3, acid uric đo được 3mg, tôi cho
bệnh nhân dùng
bài thuốc trên trong 2 tháng nữa, tất cả các triệu chứng đã biến
mất.
2- Một chủ tịch công ty khác 45 tuổi bị thống phong ở gót chân,
acid uric đo được
30mg, cân nặng 83kg, đến bệnh viện ngày 12 tháng 7 năm 1967,
tôi đã cho dùng
bài Đại Sài Hồ Thang thêm Hồng hoa và Ý dĩ trong 20 ngày. Bệnh
12


nhân trở lại
bệnh viện ngày 7 tháng 8, tình trạng đã được cải thiện; lượng acid
uric đo được
5mg. Bệnh nhân tiếp tục dùng đơn thuốc này thêm 20 ngày nữa,
và rồi 60 ngày
nữa. Cuối cùng bệnh. nhân cho biết không cịn đau và khơng tái
phát.

13




×