Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM RƠ LE VÀ MẠCH NHỊ THỨ TRONG TRẠM BIẾN ÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 150 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
THÍ NGHIỆM RƠLE VÀ MẠCH NHỊ THỨ
TRONG CÁC TRẠM BIẾN ÁP 220-500KV

Hà nội, 06/2019


PHẦN I: THÍ NGHIỆM MẠCH NHỊ THỨ
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG
1. Phạm vi áp dụng
Tài liệu hướng dẫn này nhằm mục đích cụ thể hóa phần lớn cơng tác thí
nghiệm rơle và mạch nhị thứ trong Trạm biến áp 220 - 500kV.
2. Hướng dẫn chung
Tài liệu hướng dẫn gồm có 3 phần chính: thí nghiệm mạch nhị thứ, thí
nghiệm rơle, thí nghiệm ngắn mạch và kiểm tra mang tải. Phần thí nghiệm
mạch nhị thứ được trình bày trong các chương từ chương 2 đến chương 5,
phần thí nghiệm rơle được trình bày trong các chương từ chương 6 đến
chương 11, phần thí nghiệm ngắn mạch và kiểm tra mang tải được trình bày
trong các chương từ chương 12 đến chương 13. Tuỳ theo tính chất cơng việc,
người thực hiện cơng việc thí nghiệm hiệu chỉnh phải tuân thủ theo các hạng
mục tương ứng trong tài liệu hướng dẫn này. Đối với từng loại rơle cụ thể,
các Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật có nhiệm vụ đào tạo, hướng dẫn nhân viên
làm cơng tác thí nghiệm nhị thứ thực hiện các hạng mục cơng việc theo như
hướng dẫn này.
Phần thí nghiệm rơle, các hạng mục thí nghiệm được trình bày riêng
theo từng chức năng bảo vệ dựa trên nguyên lý làm việc. Trong trường hợp
rơle được tích hợp nhiều chức năng bảo vệ và tự động, phải thực hiện thí
nghiệm đầy đủ từng chức năng theo yêu cầu thiết kế và phiếu chỉnh định rơle.
Sau khi tiếp nhận góp ý của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật 2, Ban soạn
thảo nhận thấy tầm quan trọng của việc kiểm tra mang tải và thí nghiệm ngắn
mạch. Do đó, bên cạnh hạng mục kiểm tra mang tải đã có trong phần thí


nghiệm rơle, Ban soạn thảo bổ sung thêm phần kiểm tra mang tải chi tiết cho
từng rơle tại chương 13 của tài liệu hướng dẫn.
Bên cạnh các nội dung chính như trên, phần phụ lục bao gồm các bảng
kê tóm tắt các hạng mục thí nghiệm, kiểm tra. Nhằm mục đích giúp người thí

1


nghiệm kiểm sốt cơng việc và giúp người quản lý theo giõi, đánh giá chất
lượng công việc do nhân viên thực hiện.
3. Các ký hiệu viết tắt
AR: Tự động đóng lại máy cắt
CB: Máy cắt
CT: Biến dòng điện
DCL: Dao cách ly
DTĐ: Dao tiếp địa
HV: Phía cao áp MBA
LV: Phía hạ áp MBA
MBA: Máy biến áp
MV: Phía trung áp MBA
OLTC: Bộ điều chỉnh nấc phân áp có tải
VT: Biến điện áp

2


CHƯƠNG 2: MẠCH ĐO LƯỜNG ĐIỆN
I. Mạch dòng điện
A.


Mạch dòng điện cấp từ biến dòng điện ngăn lộ
1. Kiểm tra hàng kẹp mạch dịng đúng tiêu chuẩn (phải có cầu nối ở giữa,
phải có điểm nối ngắn mạch theo từng nhóm ít nhất là tại một vị trí trên
một mạch dòng).
2. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi loại CT và vị trí lắp đặt.
3. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi các tỉ số biến dòng của từng cuộn dây, tỉ số
biến dòng của từng cuộn đang sử dụng.
4. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi cấp chính xác của các cuộn CT.
5. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi chiều cực tính P1, P2 của CT (P1 nối với
thanh cái hoặc P2 nối với thanh cái).
6. Kiểm tra đấu đúng tỉ số CT, đúng cấp chính xác của cuộn CT từ cực
đấu dây của CT đến cực đấu dây của thiết bị (Công tơ, rơle, BCU,
đồng hồ đa năng,…) theo yêu cầu chỉnh định rơle và theo cài đặt tỉ số
CT của các thiết bị đo.
7. Kiểm tra đấu đúng thứ tự pha các CT từ cực đấu dây của CT đến cực
đấu dây của thiết bị (Công tơ, rơle, BCU, đồng hồ đa năng,…) theo
bản vẽ thiết kế.
8. Kiểm tra mạch dịng của từng nhóm đã được chụm đúng (chụm S1
hoặc S2) dựa vào chiều cực tính phía nhất thứ P1, dựa vào chỉnh định
cực tính CT trong rơle, dựa vào đấu dây mạch dòng tại cực đấu dây
mạch dòng của rơle, của thiết bị đo và yêu cầu hướng tác động của bảo
vệ theo phiếu chỉnh định rơle. Ngoài ra trong trường hợp thanh cái là sơ
đồ đa giác hoặc sơ đồ 1 và 1/2 máy cắt phải dựa vào chiều cực tính phía
nhất thứ P1 của hai ngăn lộ để chụm được đúng dòng của đối tượng cần
bảo vệ (đường dây hoặc máy biến áp). Trường hợp có thay đổi điểm
chụm so với thiết kế, người thí nghiệm phải hồn cơng bản vẽ thiết kế
và ghi sổ theo giõi thiết bị (nếu có).
9. Kiểm tra mạch dịng của từng nhóm khơng bị hở mạch, kiểm tra
tại tủ đấu dây trung gian; kiểm tra liền mạch dây trung tính (IN).
Chú ý: khi một hệ thống mạch dòng được chụm từ 2 nhóm của 2

3


CT khác nhau phải tách riêng từng nhóm để kiểm tra (tham khảo:
CT 5A Z∑ < 2 Ω; CT 1A Z∑ < 15 Ω)
10.Kiểm tra mạch dòng được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên các hàng
kẹp, các điểm trên CT, các điểm trên cầu nối và trên cực đấu dây của
các thiết bị.
11.Kiểm tra đã nối ngắn mạch các nhóm mạch dịng dự phịng, các nhóm
mạch dịng đang dùng khơng bị nối ngắn mạch.
12.Kiểm tra mạch dịng của từng nhóm chỉ được nối đất tại một điểm.
Chú ý: trong trường hợp mạch dòng được cộng từ 2 CT trở lên, phải
đảm bảo trong mọi chế độ vận hành (khi dùng máy cắt vòng thay thế
hoặc sơ đồ đa giác, sơ đồ 3/2) mạch dòng chỉ được nối đất tại một
điểm.
B.

Mạch dòng điện cấp từ biến dòng điện chân sứ MBA
1. Kiểm tra hàng kẹp mạch dòng đúng tiêu chuẩn (phải có cầu nối ở giữa,
phải có điểm nối ngắn mạch theo từng nhóm ít nhất là tại một vị trí trên
một mạch dịng)
2. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi số cuộn CT đặt trên từng chân sứ MBA.
3. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi các tỉ số biến dòng của từng cuộn dây, tỉ số
biến dòng của từng cuộn đang dùng.
4. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi cấp chính xác của các cuộn CT.
5. Kiểm tra chiều cực tính P1, P2 của CT ở các cuộn dây và CT trung tính
(P1 hoặc P2 về phía sứ máy biến áp).
6. Kiểm tra đấu đúng tỉ số CT, đúng cấp chính xác của cuộn CT từ cực
đấu dây của CT đến cực đấu dây của thiết bị (Công tơ, rơle, BCU,
đồng hồ đa năng,…) theo yêu cầu chỉnh định rơle và theo cài đặt tỉ số

CT của các thiết bị đo.
7. Kiểm tra đấu đúng thứ tự pha các CT từ cực đấu dây của CT đến cực
đấu dây của thiết bị (Công tơ, rơle, BCU, đồng hồ đa năng,…) theo
bản vẽ thiết kế.
8. Kiểm tra mạch dòng của từng nhóm đã được chụm đúng (chụm S1
hoặc S2) dựa vào chiều cực tính phía nhất thứ P1 (thường P1 hướng ra
sứ, P2 hướng về phía cuộn dây MBA), dựa vào chỉnh định cực tính CT
4


trong rơle, dựa vào đấu dây mạch dòng tại cực đấu dây mạch dòng của
rơle, của thiết bị đo và yêu cầu hướng tác động của bảo vệ theo phiếu
chỉnh định rơle. Trường hợp có thay đổi điểm chụm so với thiết kế,
người thí nghiệm phải hồn cơng bản vẽ thiết kế và ghi sổ theo giõi
thiết bị (nếu có).
9. Kiểm tra mạch dịng của từng nhóm khơng bị hở mạch, kiểm tra
tại tủ đấu dây trung gian MBA; kiểm tra liền mạch dây trung tính
(tham khảo: CT 5A Z∑ < 2 Ω; CT 1A Z∑ < 15 Ω).
10.Kiểm tra mạch dòng được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên các hàng
kẹp, các điểm trên CT, các điểm trên cầu nối và trên cực đấu dây của
các thiết bị.
11.Kiểm tra đã nối ngắn mạch các nhóm mạch dịng dự phịng, các nhóm
mạch dịng đang dùng khơng bị nối ngắn mạch.
12.Kiểm tra mạch dịng của từng nhóm chỉ được nối đất tại một điểm.
II. Mạch điện áp
1. Kiểm tra đầu dây N phía nhất thứ của VT đã được nối đất chắc chắn
(đặc biệt chú ý với VT cấp điện áp trung áp).
2. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi loại VT, số cuộn dây nhị thứ và vị trí lắp đặt.
3. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi tỉ số biến áp của các cuộn dây nhị thứ.
4. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi cấp chính xác của các cuộn dây.

5. Quan sát tại cực đấu dây của VT, đảm bảo các cuộn dây nhị thứ không
bị nối tắt.
6. Kiểm tra áptơmát VT đúng tiêu chuẩn (có dịng định mức hợp lý, có
tiếp điểm phụ cho mạch tín hiệu cảnh báo, mạch khố rơle khoảng
cách)
7. Kiểm tra đấu đúng cực tính cuộn dây của các cuộn dây nhị thứ, từ cực
đấu dây của VT đến hàng kẹp đấu dây tủ trung gian theo bản vẽ thiết
kế.
8. Kiểm tra đấu đúng thứ tự pha các VT từ cực đấu dây của VT đến hàng
kẹp đấu dây tủ trung gian theo bản vẽ thiết kế.
9. Trong trường hợp có thiết kế mạch cuộn tam giác hở: kiểm tra đã có tải
hoặc có điện trở phù hợp.
5


10.Cắt áptômát VT tại tủ VT BOX: Đo kiểm tra mạch áp tại áptômát VT
mạch điện áp đến tải không bị chạm chập, mạch điện áp lên VT không
bị hở mạch.
11.Kiểm tra đấu đúng cáp mạch điện áp từ hàng kẹp tủ đấu dây trung gian
đến hàng kẹp tủ bảo vệ và đo lường theo sơ đồ thiết kế.
12.Kiểm tra đấu đúng mạch tín hiệu áptơmát nhảy từ hàng kẹp tủ đấu dây
trung gian đến hàng kẹp tủ bảo vệ/điều khiển theo sơ đồ thiết kế.
13.Kiểm tra sự phù hợp của tỉ số biến áp của VT với yêu cầu chỉnh định
rơle và theo cài đặt tỉ số VT của các thiết bị đo.
14.Kiểm tra mạch và rơle lặp lại dao cách ly cho mạch điện áp (trong
trường hợp mạch điện áp thanh cái được cấp qua rơle lặp lại trạng thái
DCL)
15. Kiểm tra điểm trung tính của mạch điện áp nhị thứ đã được nối
đất.
16.Trước khi đóng điện, kiểm tra để đảm bảo hệ thống mạch điện áp đã

được đưa vào (MCB/Cầu chì trên VT đã đóng, các MCB tại các tủ đã
đóng).

6


CHƯƠNG 3: MẠCH LIÊN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT
I. Mạch liên động điều khiển máy cắt
1. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi loại CB và vị trí lắp đặt.
2. Thu thập và lưu trữ tài liệu kỹ thuật, bản vẽ mạch điều khiển nội bộ
CB.
3. Kiểm tra sự phù hợp của điện áp theo thiết kế cho nguồn điều khiển,
nguồn cho động cơ tích năng/bơm và theo lý lịch của CB (thường ghi
trên bộ truyền động của CB)
4. Kiểm tra mạch điều khiển được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên các
hàng kẹp.
5. Thí nghiệm ở trạng thái khơng điện mạch điều khiển máy cắt.
6. Thí nghiệm các áp tơ mát cấp nguồn AC, DC có liên quan.
7. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các cáp cấp nguồn AC, DC
có liên quan.
8. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các Áp tô mát cấp nguồn
AC, DC có liên quan.
9. Kiểm tra đã có nguồn đến các áp tơ mát.
10.Bật các áp tơ mát AC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tơ mát DC khơng có
điện AC (P – N và P – E, N-E; trong đó P cực dương, N cực âm, E đất).
11.Cắt các áp tô mát AC.
12.Bật các áp tô mát DC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tơ mát AC khơng có
điện DC.
13.Bật các áp tô mát AC.
14.Kiểm tra bộ truyền động của CB đã sẵn sàng, CB đang ở trạng thái cắt

(Đã chứng kiến máy cắt thao tác tốt bằng cơ khí do đơn vị lắp đặt thao
tác)
15.Kiểm tra điều kiện liên động đóng máy cắt tại chỗ theo thiết kế. Thử
đóng cắt CB tại chỗ.
16.Kiểm tra điều kiện liên động đóng máy cắt từ xa theo thiết kế. Thử
đóng cắt CB từ xa tại tủ điều khiển, tại máy tính điều khiển (nếu có).
17.Kiểm tra chức năng chống đóng giã giị.
18.Kiểm tra chức năng khố thao tác do khí SF6 thấp.

7


19.Kiểm tra chức năng khố thao tác do lị xo chưa tích năng hoặc khơng
đủ áp lực khí nén/dầu của bộ truyền động (trong trường hợp bộ truyền
động thuỷ lực)
20.Kiểm tra các đồng hồ giám sát áp lực khí SF6, khí nén chỉ thị trong
phạm vi cho phép.
II. Mạch liên động điều khiển dao cách ly
1. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi loại DCL và vị trí lắp đặt.
2. Thu thập và lưu trữ tài liệu kỹ thuật, bản vẽ mạch điều khiển nội bộ
DCL.
3. Kiểm tra sự phù hợp của điện áp theo thiết kế cho nguồn điều khiển,
nguồn cho động cơ truyền động và theo lý lịch của DCL (thường ghi
trên bộ truyền động của DCL).
4. Kiểm tra mạch điều khiển được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên các
hàng kẹp.
5. Thí nghiệm ở trạng thái khơng điện mạch điều khiển dao cách ly.
6. Thí nghiệm các áp tơ mát cấp nguồn AC, DC có liên quan.
7. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các cáp cấp nguồn AC, DC
có liên quan.

8. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các Áp tô mát cấp nguồn
AC, DC có liên quan.
9. Kiểm tra đã có nguồn đến các áp tô mát.
10.Bật các áp tô mát AC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tô mát DC khơng có
điện AC (P – N và P – E, N-E; trong đó P cực dương, N cực âm, E đất).
11.Cắt các áp tô mát AC.
12.Bật các áp tô mát DC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tơ mát AC khơng có
điện DC.
13.Bật các áp tơ mát AC.
14.Kiểm tra bộ truyền động của DCL đã sẵn sàng thao tác bằng điện (Đã
chứng kiến DCL thao tác tốt truyền động bằng tay do đơn vị lắp đặt
thao tác).
15.Kiểm tra an tồn điện cho phép đóng cắt dao cách ly (DCL chưa được
đấu nối vào thanh cái).
8


16.Kiểm tra điều kiện liên động đóng cắt DCL theo thiết kế. Thử đóng cắt
DCL tại chỗ, kiểm tra điều khiển đóng/cắt của DCL đúng chiều quay
thực tế (khi thao tác bằng điện lần đầu nên để DCL ở trạng thái trung
gian giữa đóng và cắt).
17.Kiểm tra điều kiện liên động đóng cắt DCL theo thiết kế. Thử đóng cắt
DCL từ xa tại tủ điều khiển, tại máy tính điều khiển (nếu có).
(khi kiểm tra điều kiện liên động thao tác DCL với dao tiếp địa phải
kiểm tra mạch điện áp liên động không thỏa mãn trước khi thực hiện
thao tác bằng điện).
18.Kiểm tra DCL ở trạng thái đóng các tiếp xúc dao chính tốt, khơng bị
cong, vênh (kiểm tra để chỉnh tiếp điểm hành trình).
19.Kiểm tra DCL ở trạng thái cắt các má dao thẳng, không bị vênh, không
gây khó khăn cho việc đóng dao tiếp địa (kiểm tra để chỉnh tiếp điểm

hành trình).
20.Kiểm tra các tiếp điểm phụ của DCL tiếp xúc tốt tương ứng với trạng
thái tiếp điểm chính của DCL.
III. Mạch liên động đóng dao tiếp địa
1. Thu thập và lưu trữ tài liệu kỹ thuật, bản vẽ mạch nội bộ dao tiếp địa.
2. Kiểm tra sự phù hợp của điện áp theo thiết kế cho nguồn của cuộn dây
liên động đóng dao tiếp địa và theo lý lịch của dao tiếp địa.
3. Kiểm tra mạch liên động đóng dao tiếp địa được đấu nối chắc chắn tại
các điểm trên các hàng kẹp.
4. Kiểm tra điều kiện liên động đóng dao tiếp địa theo thiết kế. Thử đóng
dao tiếp địa.
5. Kiểm tra dao tiếp địa ở trạng thái đóng các tiếp xúc với dao chính tốt.

9


CHƯƠNG 4: MẠCH ĐIỀU KHIỂN MÁY BIẾN ÁP
I. Mạch điều khiển làm mát máy biến áp
1. Thu thập và lưu trữ bản vẽ mạch điều khiển làm mát máy biến áp.
2. Kiểm tra sự phù hợp của điện áp theo thiết kế cho nguồn điều khiển
làm mát và theo lý lịch của máy biến áp (nguồn cho quạt và bơm
thường là AC 380 V)
3. Kiểm tra mạch điều khiển, nguồn cho quạt và bơm được đấu nối chắc
chắn tại các điểm trên các hàng kẹp và thiết bị.
4. Thí nghiệm ở trạng thái không điện mạch điều khiển làm mát máy biến
áp.
5. Thí nghiệm các áp tơ mát cấp nguồn AC, DC có liên quan.
6. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các cáp cấp nguồn AC, DC
có liên quan.
7. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các Áp tơ mát cấp nguồn

AC, DC có liên quan.
8. Kiểm tra đã có nguồn đến các áp tơ mát.
9. Bật các áp tô mát AC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tơ mát DC khơng có
điện AC (P – N và P – E, N-E; trong đó P cực dương, N cực âm, E đất).
10.Cắt các áp tô mát AC.
11.Bật các áp tô mát DC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tô mát AC khơng có
điện DC.
12.Bật các áp tơ mát AC.
13.Kiểm tra khởi động, dừng hệ thống làm mát bằng tay tại chỗ, từ xa.
14.Kiểm tra chiều quay của các quạt đúng thiết kế, lưu lượng bơm dầu
tuần hoàn đúng thiết kế (kiểm tra đồng hồ chỉ lưu lượng dầu khi bơm
làm việc)
15.Kiểm tra các quạt, bơm khi làm việc khơng có tiếng kêu bất thường.
16.Kiểm tra mạch khởi động, dừng hệ thống làm mát tự động theo nhiệt độ
các cuộn dây, theo nhiệt độ dầu. Kiểm tra ngưỡng khởi động và ngưỡng
dừng quạt, bơm theo đúng lý lịch MBA.
17.Kiểm tra các chế độ làm mát bằng tay, tự động tại tủ điều khiển xa máy
biến áp (nếu có).

10


18.Kiểm tra các chế độ làm mát bằng tay, tự động tại hệ thống điều khiển
máy tính (nếu có).
II. Mạch điều khiển nấc phân áp máy biến áp
1. Thu thập và lưu trữ bản vẽ mạch điều khiển nấc phân áp máy biến áp.
2. Kiểm tra sự phù hợp của điện áp theo thiết kế cho nguồn điều khiển,
điện áp cho động cơ truyền động và theo lý lịch của máy biến áp.
3. Kiểm tra mạch điều khiển, nguồn động cơ truyền động được đấu nối
chắc chắn tại các điểm trên các hàng kẹp và thiết bị.

4. Thí nghiệm ở trạng thái không điện mạch điều khiển nấc phân áp.
5. Thí nghiệm các áp tơ mát cấp nguồn AC, DC có liên quan.
6. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các cáp cấp nguồn AC, DC
có liên quan.
7. Kiểm tra cách điện pha-pha, pha – đất của các Áp tơ mát cấp nguồn
AC, DC có liên quan.
8. Kiểm tra đã có nguồn đến các áp tơ mát.
9. Bật các áp tô mát AC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tơ mát DC khơng có
điện AC (P – N và P – E, N-E; trong đó P cực dương, N cực âm, E đất).
10.Cắt các áp tô mát AC.
11.Bật các áp tô mát DC, kiểm tra đầu ra của tất cả áp tơ mát AC khơng có
điện DC.
12.Bật các áp tô mát AC.
13.Kiểm tra tăng, giảm nấc phân áp bằng tay tại bộ truyền động của bộ
OLTC.
14.Kiểm tra mạch liên động cấm tăng/giảm nấc phân áp khi nấc phân áp ở
các pha không cùng nấc đối với tổ 3 máy biến áp một pha.
15.Kiểm tra chỉ thị nấc phân áp trên mặt MBA và ở bộ truyền động của bộ
OLTC phải giống nhau.
16.Kiểm tra tăng, giảm nấc phân áp bằng tay từ xa tại tủ điều khiển hoặc
máy tính (nếu có).
17.Kiểm tra chức năng dừng khẩn cấp khi đang thao tác chuyển nấc.

11


18.Kiểm tra mạch điều chỉnh điện áp ở chế độ vận hành song song các
máy biến áp: chế độ điều khiển chủ động (Master) chế độ điều khiển
phụ thuộc (Follower).


12


CHƯƠNG 5: MẠCH TÍN HIỆU VÀ MẠCH CHỈ THỊ TỪ XA
I. Mạch tín hiệu các thiết bị đóng cắt
1. Thu thập và lưu trữ bản vẽ mạch nhị thứ của ngăn lộ nghiệm thu.
2. Kiểm tra mạch tín hiệu được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên các
hàng kẹp và thiết bị.
3. Kiểm tra mạch tín hiệu của CB:
- Mạch máy cắt sẵn sàng (áp lực khí SF6 đủ, lị xo đã tích năng, áp lực
khí nén đủ, áp lực dầu đủ).
- Mạch lị xo chưa tích năng.
- Mạch áp lực khí SF6 giảm cấp 1, cấp 2.
- Mạch cắt khơng đồng pha (trường hợp máy cắt có 3 bộ truyền động
riêng cho 3 pha).
- Mạch nhảy áptômát cấp nguồn DC, AC.
- Kiểm tra khi mạch cắt tốt không có tín hiệu hư hỏng mạch cắt, khi
mạch cắt bị hư hỏng (mô phỏng hở mạch cắt khi máy cắt đóng và cắt) có tín
hiệu báo hư hỏng mạch cắt.
- Kiểm tra mạch chế độ điều khiển CB tại chỗ/từ xa.
4. Kiểm tra mạch tín hiệu của DCL, dao tiếp địa:
- Mạch nhảy áptômát cấp nguồn DC, AC.
- Mạch chế độ điều khiển DCL tại chỗ/từ xa.
II. Mạch tín hiệu máy biến áp
1. Thu thập và lưu trữ bản vẽ mạch nhị thứ của máy biến áp.
2. Kiểm tra mạch tín hiệu được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên các
hàng kẹp và thiết bị.
3. Kiểm tra tín hiệu hơi nhẹ cảnh báo tốt
Chú ý: kiểm tra các máy cắt nối với MBA khơng bị cắt khi thử tín hiệu
hơi nhẹ.

4. Kiểm tra tín hiệu nhiệt độ dầu, nhiệt độ các cuộn dây tăng cao.
5. Kiểm tra tín hiệu hư hỏng quạt, hư hỏng bơm.
6. Kiểm tra tín hiệu điều khiển làm mát bằng tay, tự động.
7. Kiểm tra tín hiệu điều khiển làm mát tại chỗ, từ xa.
13


8. Kiểm tra tín hiệu nhảy áptơmát cấp nguồn DC, AC cho mạch làm mát
MBA.
9. Kiểm tra tín hiệu nhảy áptômát cấp nguồn cho động cơ truyền động của
OLTC.
10.Kiểm tra tín hiệu chế độ điều khiển OLTC tại chỗ/ từ xa.
11.Kiểm tra tín hiệu OLTC đang trong chu trình chuyển nấc.
12.Kiểm tra tín hiệu quạt chạy, bơm chạy.
13.Kiểm tra tín hiệu mức dầu thấp.
III. Mạch chỉ thị trạng thái máy cắt, dao cách ly, dao tiếp địa
1. Kiểm tra mạch chỉ thị trạng thái được đấu nối chắc chắn tại các điểm
trên các hàng kẹp và thiết bị.
2. Kiểm tra chỉ thị trạng thái máy cắt ở trạng thái đóng, cắt tương ứng với
trạng thái thực tế của máy cắt.(kiểm tra ở khóa điều khiển và ở sơ đồ
ngăn lộ trên máy tính)
3. Kiểm tra chỉ thị trạng thái các DCL ở trạng thái đóng, cắt tương ứng
với trạng thái thực tế của các DCL.
4. Kiểm tra chỉ thị trạng thái các dao tiếp địa ở trạng thái đóng, cắt tương
ứng với trạng thái thực tế của các dao tiếp địa.(kiểm tra ở các chỉ thị vị
trí tiếp địa và ở sơ đồ ngăn lộ trên máy tính)
IV. Mạch chỉ thị nhiệt độ
1. Kiểm tra mạch chỉ thị nhiệt độ được đấu nối chắc chắn tại các điểm trên
các hàng kẹp và thiết bị.
2. Kiểm tra sự tương thích của các đồng hồ đo nhiệt độ tại MBA và các

chỉ thị nhiệt độ từ xa (phù hợp thang đo).
3. Kiểm tra trị số nhiệt độ trên các chỉ thị nhiệt độ từ xa nhiệt độ dầu và
nhiệt độ các cuộn dây MBA.
4. Kiểm tra đồng hồ nhiệt độ dầu, cuộn dây đã được cài đặt đúng các giá
trị điều khiển làm mát, cảnh báo và cắt máy biến áp theo đúng tài liệu
hướng dẫn của nhà sản xuất MBA.
5. Kiểm tra mức tăng nhiệt độ của chỉ thị đo nhiệt độ cuộn dây theo đúng
tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất MBA.
14


V. Mạch chỉ thị nấc phân áp
1. Kiểm tra mạch chỉ thị nấc phân áp được đấu nối chắc chắn tại các điểm
trên các hàng kẹp và thiết bị.
2. Kiểm tra sự tương thích của các bộ biến đổi chỉ thị nấc phân áp tại
MBA và các chỉ chỉ thị nấc phân áp từ xa.
3. Kiểm tra nấc phân áp trên các chỉ thị nấc phân áp từ xa nấc phân áp của
các pha MBA, kiểm tra từ nấc 1 đến nấc cao nhất.
4. Kiểm tra chức năng chỉ thị nấc phân áp ở tất cả các vị trí của các môdul
chỉ thị nấc phân áp (S40M và BCD).

15


PHẦN II: THÍ NGHIỆM RƠLE
CHƯƠNG 6: BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG ĐĨNG LẠI ĐƯỜNG DÂY TRÊN
KHƠNG
I. Bảo vệ khoảng cách
1. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi loại rơle, nhà sản xuất, phiên bản của rơle và
vị trí lắp đặt.

2. Thu thập và lưu trữ tài liệu hướng dẫn sử dụng, phần mềm giao tiếp với
rơle, cáp nối rơle với máy tính (nếu có).
3. Kiểm tra điện áp định mức cấp cho nguồn nuôi rơle phù hợp.
4. Kiểm tra áptômát cấp nguồn nuôi cho rơle không bị chạm đất, không bị
ngắn mạch.
5. Kiểm tra các cực đấu dây được đấu nối chắc chắn.
6. Kiểm tra, so sánh dòng điện định mức của rơle (1A/5A), điện áp định
mức của rơle với dòng điện của CT và điện áp của VT.
7. Kiểm tra mạch dòng và mạch áp trên rơle được đấu nối đúng thứ tự pha
và đúng cực tính theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
8. Kiểm tra mạch dòng đã được chụm và khai báo trong rơle phù hợp để
có hướng tác động đúng.
9. Kiểm tra, so sánh tỉ số biến dòng và tỉ số biến áp theo yêu cầu chỉnh
định rơle với tỉ số biến dòng của CT và tỉ số biến áp của VT.
10.Kiểm tra rơle được cài đặt đúng với yêu cầu của phiếu chỉnh định.
11.Kiểm tra các đầu vào nhị phân (Input) và các rơle đầu ra (Out put) được
cài đặt hợp lý theo thiết kế mạch.
12.Kiểm tra biện pháp an toàn ngăn ngừa bảo vệ 50BF cắt các máy
cắt liên quan.
13. Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng, mạch áp của rơle dòng
điện định mức, điện áp định mức với thời gian 2 phút (1/5A; 100/110V)
quan sát và kiểm tra trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng, mạch áp;
đúng giá trị đo lường I, U, P, Q và chiều công suất; rơle không tác
động.
14.Mô phỏng chiều dài sự cố:
a. Đối với mỗi loại sự cố, khi sự cố vùng 1, thời gian đặt tZ1 sec
16


- Đường dây 500kV: chiều dài sự cố lần 1 là tZ1+ 50mS, lần 2 là

tZ1+80mS.
- Đường dây 220kV: chiều dài sự cố lần 1 là tZ1+50mS, lần 2 là
tZ1+100mS.
- Đường dây 110kV: chiều dài sự cố lần 1 là tZ1+50mS, lần 2 là
tZ1+120mS.
b. Đối với mỗi loại sự cố, khi sự cố vùng 2, thời gian đặt tZ2 sec
- Đường dây 500kV: chiều dài sự cố lần 1 là t Z2 + 50mS, lần 2 là tZ2 +
80mS.
- Đường dây 220kV: chiều dài sự cố lần 1 là tZ2 + 50mS, lần 2 là tZ2 +
100mS.
- Đường dây 110kV: chiều dài sự cố lần 1 là t Z2 + 50mS, lần 2 là tZ2 +
120mS.
15.Kiểm tra chức năng ghi sự cố:
- Tín hiệu Trigger: Tất cả tín hiệu khởi động
- Thông tin bản ghi sự cố: tất cả chức năng bảo vệ có khai thác trong
rơle. Bao gồm tín hiệu khởi động và tín hiệu cắt máy cắt, các tín hiệu
liên quan đến AR,…
- Chiều dài bản ghi: tối thiểu là thời gian tác động của cấp bảo vệ có thời
gian trễ lớn nhất cài đặt trong rơle.
Thời gian trước lúc sự cố: giá trị mặc định.
16.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất vùng 1,
kiểm tra:
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: tổng trở vùng 1, thời gian tác
động vùng 1 và hướng tác động vùng 1.
- Máy cắt cắt tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại thành cơng (đóng tốt các máy cắt liên quan)
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF máy cắt liên quan.
- Có tín hiệu cảnh báo bảo vệ tác động vùng 1 (trên máy tính/trên tủ điều
khiển)
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng vùng 1 tác động, đúng pha bị sự cố.

- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
17


- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
- Trường hợp AR 1 pha: kiểm tra máy cắt cắt đúng pha bị sự cố; tín hiệu
khởi động bảo vệ 50BF đúng pha bị sự cố.
17.Lặp lại mục 16 cho tất cả các pha.
18.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất vùng
khoảng cách POTT, kiểm tra:
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: tổng trở vùng POTT, thời gian tác
động vùng POTT và đúng hướng tác động.
- Máy cắt cắt tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại thành cơng (đóng tốt các máy cắt liên quan)
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF máy cắt liên quan.
- Có tín hiệu cảnh báo bảo vệ tác động POTT (trên máy tính/trên tủ điều
khiển)
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng vùng POTT tác động, đúng pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
- Trường hợp AR 1 pha: kiểm tra máy cắt cắt đúng pha bị sự cố; tín hiệu
khởi động bảo vệ 50BF đúng pha bị sự cố.
19.Thử tác động sự cố diễn tiến:
Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất vùng 1, trong thời
gian AR dead time chưa kết thúc, mô phỏng tiếp sự cố trên pha khác, kiểm
tra:
❖ Trường hợp AR 1 pha
- Máy cắt cắt 3 pha tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại bị khóa
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF 3 pha

- Đèn LED trên rơle chỉ đúng vùng 1 tác động, đúng các pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
❖ Trường hợp AR 1/3 pha
- Máy cắt cắt 3 pha tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại AR thành cơng với thời gian dead time 3 pha
18


- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF 3 pha
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng vùng 1 tác động, đúng các pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
20.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu một pha với đất vùng 1, kiểm
tra:
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: tổng trở vùng 1, thời gian tác
động vùng 1 và hướng tác động vùng 1.
- Máy cắt cắt tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại khơng thành cơng (Máy cắt đóng vào sau đó cắt ra)
- Trường hợp AR 1 pha: máy cắt phải được cắt cả 3 pha bằng bảo vệ khi
AR vào điểm sự cố.
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF máy cắt liên quan.
- Có tín hiệu cảnh báo bảo vệ tác động vùng 1 (trên máy tính/trên tủ điều
khiển)
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng vùng 1 tác động, đúng pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố (hai sự kiện, hai bản ghi)
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
21.Lặp lại mục 20 cho tất cả các pha.
22.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua 2 pha, 3 pha vùng 1 kiểm tra
tương tự như hạng mục 16. Chú ý: trường hợp chỉ đặt AR một pha, rơle

cắt 3 pha máy cắt và AR phải bị khóa.
23.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu 2 pha, 3 pha vùng 1 kiểm tra
tương tự như hạng mục 20.
24.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất vùng 2,
kiểm tra tương tự như hạng mục 16. Chú ý: tự động đóng lại có làm
việc hay không phải căn cứ vào yêu cầu chỉnh định.
25.Lặp lại mục 24 cho tất cả các pha.
26.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu một pha với đất vùng 2, kiểm
tra tương tự như hạng mục 20.
Chú ý:

19


- Kiểm tra sự cố lần hai phải có tín hiệu TRIP ON RECLOSE hoặc
SOTF (thời gian tác động của bảo vệ là 0 sec).
- Tự động đóng lại có làm việc hay không phải căn cứ vào yêu cầu chỉnh
định.
27.Lặp lại mục 26 cho tất cả các pha.
28.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua 2 pha, 3 pha vùng 2, kiểm
tra tương tự như hạng mục 24.
29.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu 2 pha, 3 pha vùng 2, kiểm tra
tương tự như hạng mục 23.
30.Thử tác động sự cố vùng 3 kiểm tra:
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: tổng trở vùng 3, thời gian tác
động vùng 3 và hướng tác động vùng 3.
- Máy cắt cắt tốt.
- Tự động đóng lại bị khóa.
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF máy cắt liên quan.
- Có tín hiệu cảnh báo bảo vệ tác động vùng 3 (trên máy tính/trên tủ điều

khiển)
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng vùng 3 tác động, đúng pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
31.Kiểm tra các vùng bảo vệ khác (nếu có trong phiếu chỉnh định).
32.Kiểm tra chức năng giám sát hư hỏng mạch áp.
33.Kiểm tra chức năng gia tốc bảo vệ khi đóng đường dây vào điểm sự cố.
34.Kiểm tra chức năng truyền và nhận tín hiệu cho phép với bảo vệ
khoảng cách đầu đối diện (thường là lôgic POTT, phối hợp với đầu đối
diện)
35.Kiểm tra chức năng bảo vệ nguồn yếu (nếu có)
36.Kiểm tra các chức năng bảo vệ khác (bảo vệ quá dòng, bảo vệ điện áp,
bảo vệ chống hư hỏng máy cắt) và tự động đóng lại theo các hạng mục
tương ứng ở các phần sau
37.Kiểm tra chức năng chuyển đổi nhóm chỉnh định (nếu có)

20


38.Kiểm tra mang tải: kiểm tra các giá trị đo lường U, I, P,Q và so sánh
hướng rơle xác định được với chiều công suất truyền tải thực tế.
39.Thu thập và lưu trữ phiếu chỉnh định rơle, file cấu hình rơle, file chỉnh
định rơle.
40.Trả lại biện pháp an toàn ngăn ngừa bảo vệ 50BF cắt các máy cắt
liên quan.
II. Bảo vệ so lệch dọc
1. Kiểm tra, ghi sổ theo dõi loại rơle, nhà sản xuất, phiên bản của rơle và
vị trí lắp đặt.
2. Thu thập và lưu trữ tài liệu hướng dẫn sử dụng, phần mềm giao tiếp với
rơle, cáp nối rơle với máy tính (nếu có)

3. Kiểm tra điện áp định mức cấp cho nguồn nuôi rơle phù hợp.
4. Kiểm tra áptômát cấp nguồn nuôi cho rơle không bị chạm đất, không bị
ngắn mạch.
5. Kiểm tra các cực đấu dây được đấu nối chắc chắn.
6. Kiểm tra mạch dòng và mạch áp trên rơle được đấu nối đúng thứ tự pha
và đúng cực tính theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất.
7. Kiểm tra, so sánh dòng điện định mức của rơle (1A/5A), điện áp định
mức của rơle với dòng điện của CT và điện áp của VT.
8. Kiểm tra chuyển mạch dòng từ ngăn lộ máy cắt vịng đến (nếu có).
9. Kiểm tra chuyển mạch cắt cắt máy cắt vịng (nếu có).
10.Kiểm tra, so sánh tỉ số biến dòng và tỉ số biến áp theo yêu cầu chỉnh
định rơle với tỉ số biến dòng của CT và tỉ số biến áp của VT.
11.Kiểm tra rơle được cài đặt đúng với yêu cầu của phiếu chỉnh định.
12.Kiểm tra các đầu vào nhị phân (Input) và các rơle đầu ra (Output) được
cài đặt hợp lý theo thiết kế mạch.
13.Kiểm tra biện pháp an toàn ngăn ngừa bảo vệ 50BF cắt các máy
cắt liên quan.
14. Dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dòng, mạch áp của rơle dòng
điện bằng 15% định mức, điện áp định mức với thời gian 2 phút, quan
sát và kiểm tra trên rơle: đúng thứ tự pha mạch dòng, mạch áp; đúng
giá trị đo lường I, U, P, Q; rơle phía đầu đường dây đối diện đo được
21


đúng dịng điện và góc lệch pha của dịng điện các pha và xuất hiện
dòng so lệch tương ứng.
15.Kiểm tra dịng điện và góc lệch pha của dịng điện các pha trên rơle khi
dùng hợp bộ thử nghiệm bơm vào mạch dịng, mạch áp rơle phía đầu
đường dây đối diện (Kiểm tra xuất hiện dịng so lệch tương ứng).
16.Mơ phỏng chiều dài sự cố (Đối với mỗi loại sự cố, khi thí nghiệm sự cố

cấp 1):
- Đường dây 500kV: chiều dài sự cố lần 1 là 50mS, lần 2 là 80mS.
- Đường dây 220kV: chiều dài sự cố lần 1 là 50mS, lần 2 là 100mS.
- Đường dây 110kV: chiều dài sự cố lần 1 là 50mS, lần 2 là 120mS.
17.Kiểm tra chức năng ghi sự cố:
- Tín hiệu Trigger: Tất cả tín hiệu khởi động
- Thơng tin bản ghi sự cố: tất cả chức năng bảo vệ có khai thác trong
rơle. Bao gồm tín hiệu khởi động và tín hiệu cắt máy cắt, các tín hiệu
liên quan đến AR,…
- Chiều dài bản ghi: tối thiểu là thời gian tác động của cấp bảo vệ có thời
gian trễ lớn nhất cài đặt trong rơle.
- Thời gian trước lúc sự cố: giá trị mặc định.
18.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất cấp 1(Id>),
kiểm tra:
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động và thời gian tác
động.
- Các máy cắt tại hai đầu đường dây cắt tốt.
- Tự động đóng lại thành cơng.
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF máy cắt liên quan.
- Có tín hiệu cảnh báo bảo vệ so lệch cấp 1 tác động (trên máy tính/trên
tủ điều khiển)
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng bảo vệ so lệch cấp 1 tác động, đúng pha bị
sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố (trong trường hợp có chỉnh
định)
22


- Trường hợp AR 1 pha: kiểm tra máy cắt cắt đúng pha bị sự cố; tín hiệu

khởi động bảo vệ 50BF đúng pha bị sự cố.
19.Lặp lại bước 18 cho tất cả các pha.
20.Thử tác động sự cố diễn tiến:
Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất cấp Id>, trong thời
gian AR dead time chưa kết thúc, mô phỏng tiếp sự cố trên pha khác, kiểm
tra:
❖ Trường hợp AR 1 pha
- Máy cắt cắt 3 pha tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại bị khóa
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF 3 pha
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng cấp 1 tác động, đúng các pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
❖ Trường hợp AR 1/3 pha
- Máy cắt cắt 3 pha tốt (cắt tốt các máy cắt liên quan)
- Tự động đóng lại AR thành cơng với thời gian dead time 3 pha
- Có tín hiệu khởi động đúng bảo vệ 50BF 3 pha
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng cấp 1 tác động, đúng các pha bị sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố.
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố.
21.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu một pha với đất cấp 1(Id>),
kiểm tra:
- Rơle tác động đúng trị số chỉnh định: dòng khởi động và thời gian tác
động.
- Các máy cắt tại hai đầu đường dây cắt tốt.
- Tự động đóng lại khơng thành cơng (Máy cắt đóng vào sau đó cắt ra)
- Trường hợp AR 1 pha: máy cắt phải được cắt cả 3 pha bằng bảo vệ khi
AR vào điểm sự cố.
- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố
- Đèn LED trên rơle chỉ đúng bảo vệ so lệch cấp 1 tác động, đúng pha bị

sự cố.
23


- Rơle ghi được các sự kiện, bản ghi sự cố (hai sự kiện, hai bản ghi).
- Rơle ghi được khoảng cách đến điểm sự cố (trong trường hợp có chỉnh
định)
22.Lặp lại bước 21 cho tất cả các pha.
23.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua 2 pha, 3 pha cấp 1(Id>) kiểm
tra tương tự như hạng mục 18. Chú ý: trường hợp chỉ đặt AR một pha
rơle cắt 3 pha máy cắt và AR phải bị khóa.
24.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu 2 pha, 3 pha cấp 1(Id>) kiểm
tra tương tự như hạng mục 21. Chú ý: trường hợp chỉ đặt AR một pha
rơle cắt 3 pha máy cắt và AR phải bị khóa.
25.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua một pha với đất cấp 2(Id>>),
kiểm tra tương tự như hạng mục 18.
26.Lặp lại bước 25 cho tất cả các pha.
27.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu một pha với đất cấp 2(Id>>),
kiểm tra tương tự như hạng mục 21.
28.Lặp lại bước 27 cho tất cả các pha.
29.Thử tác động sự cố ngắn mạch thoáng qua 2 pha, 3 pha cấp 2(Id>>),
kiểm tra tương tự như hạng mục 18.
30.Thử tác động sự cố ngắn mạch vĩnh cửu 2 pha, 3 pha cấp 2(Id>>), kiểm
tra tương tự như hạng mục 21.
31.Kiểm tra bảo vệ khoá tốt khi hư hỏng kênh truyền (bảo vệ không tác
động khi đường dây đang mang tải nếu hư hỏng kênh truyền, đứt cáp
quang).
32.Kiểm tra các tín hiệu truyền cắt: truyền và nhận tín hiệu cắt tốt máy cắt
đầu đường dây đối diện (nếu có).
33.Kiểm tra khi khóa chế độ vận hành chức năng 87L ở vị trí OFF ở

một đầu bất kỳ: mô phỏng sự cố Id> bảo vệ không tác động cắt
máy cắt ở cả hai đầu đường dây (trường hợp lắp khóa ON/OFF).
34.Kiểm tra các chức năng bảo vệ khác (bảo vệ quá dòng, bảo vệ điện áp,
bảo vệ chống hư hỏng máy cắt) theo các hạng mục tương ứng ở các
phần sau.
35.Kiểm tra chức năng chuyển đổi nhóm chỉnh định (nếu có)
24


×