6/3/2020
/>
Phần mềm >
Hệ thống điện
Câu hỏi 1: Trong các tủ tụ bù chuẩn thường có các cuộn kháng lắp nối tiếp với tụ. Thế Cuộn kháng làm
chức năng gì?
Trả lời: Trên lưới điện có rất nhiều phụ tải khi hoạt động tạo nên các điện áp tần số cao gọi là sóng hài.
Những phụ tải này là các chấn lưu đèn huỳnh quang, đèn cao áp, các bộ điều khiển điện tử, các máy
tính, các thiết bị viễn thơng…cịn gọi là các phụ tải phi tuyến. Đặc biệt khi đạt tần số cộng hưởng của
bước sóng hài bậc 5 và bậc 7 là 250Hz và 350Hz thì rất nguy hiểm cho tụ điện đang đấu nối với lưới
điện. Bởi vì ta biết rằng điện trở của tụ điện nối trong mạch điện xoay chiều tỷ lệ nghịch với tần số dịng
điện qua nó, tần số càng cao thì điện trở của tụ sẽ càng nhỏ {xem công thức :Zc=1/(2πf.C) Ohm}. Khi
tần số điện áp giáng xuống tụ điện đạt tần số cộng hưởng nói trên, điện trở của tụ điện sẽ giảm xuống
5 và 7 lần, dòng điện qua tụ sẽ tăng 5-7 lần. tụ điện sẽ nhanh hư hỏng.
Chính vì vậy người ta thường thiết kế cuộn kháng lắp nối tiếp với tụ; Cuộn kháng làm chức năng chặn
dòng điện tần số qua tụ, bởi vì điện trở của cuộn kháng trong mạch điện xoay chiều, tỷ lệ thuận với tần
số lưới điện, có nghĩa là tần số cao thì điện trở của nó lớn {xem cơng thức: Zl=2πf.L Ohm},như vậy khi
điện áp tần số 250Hz và 350Hz thì điện trở của cuộn kháng tăng lên 5 và 7 lần, nó chặn ( giảm) dịng
điện tần số cao qua tụ điện. Bởi vậy nó cịn được gọi tên là bộ lọc sóng hài cộng hưởng ( tiếng Anh:
antiresonance Harmonic filter).
Như vậy chức năng của cuộn kháng là bảo vệ tụ bù,thiếu nó thì tụ điện nhanh hỏng.
Câu hỏi 2:Trong các trạm biến áp lớn thường thấy trên các cổng lộ đường dây thường treo lủng lẳng
cuộn dây như các lồng chim. Vậy nó để làm gì vậy?
Trả lời: Đó là các cuộn cản cao tần- cuộn kháng lõi không khí, cùng với tụ điện liên lạc nó tạo thành
mạch lọc LC;
Trên 1 đường dây truyền tải điện tần số 50Hz, người ta cịn ghép trên đó các tín hiệu thông tin đo
lường, điều khiển hoặc bảo vệ được điều chế dưới dạng dịng điện xoay chiều có tần số cao 200400kHz gấp 4000-8000 lần tần số dòng điện truyền tải.
Điện trở xoay chiều của cuộn kháng được tính theo cơng thức Zl=2πf.L (Ohm); khi điện áp có tần số
50Hz đặt lên nó thì điện trở của nó rất nhỏ gần như bằng 0, Khi có điện áp tần số cao gấp 4000 -8000
lần đặt lên nó thì điện trở của nó sẽ tăng lên 4000-8000 lần, trở thành cách điện.
Đối với tụ điện liên lạc thì ngược lại, điện trở của tu điện Zc=1/(2πf.C)Ohm; Khi điện áp lưới tần số
50Hz đặt trên tụ thì điện trở của nó rất lớn là vật cách điện, khi điện áp tần số cao nói trên đặt trên tụ,
thì điện trở của nó giảm đi 4000-8000 lần và trở thành dẫn điện đối với dòng điện cao tần.
1 cực của tụ điên được nối trước cuộn cản cao tần, cực thứ 2 được nối với 1 bộ lọc tín hiệu cao tần
phục vụ đo đếm, điều khiển, bảo vệ, phối hợp với sợi quang người ta sẽ thực hiện được chức năng
bảo vệ so lệch đường dây.
Trả lời câu 3 và câu 4:
Câu hỏi 3: Điện áp lưới quốc gia có giá trị chuẩn là 22(24), 35, 110, 220 và 500kV, thiết bị và vật liệu
điện chọn theo các điện áp định mức này.
Vậy sao lại có chống sét van, cáp điện có điện áp 38.5, 45kV cho lưới 35 kV, và chống sét van 72,
96kV cho lưới 110kV
Trả lời:
Điện áp lưới tiêu chuẩn của VN: 6,10,22,35, 110,220 và 500kV các lưới có điện áp 6,10 và 35kV có
trung tính cách ly; cịn lưới 22, 110,220 và 500kV trung tính nối đất trực tiếp( tham khảo thêm Quy
phạm Trang bị điện, phần I- Quy định chung), những điện áp quy định này gọi là điện áp định mức của
lưới.
Như vậy khi tính tốn chọn thiết bị,vật liệu cho lưới nào thì phải căn cứ vào điện áp định mức của thiết
bị vật liệu và điện áp lưới. Những đường dây truyền tải dài, để giảm tổn thất điện áp không đảm bảo
chất lượng điện áp ở cuối nguồn,người ta phải đặt nấc phân áp ở máy biến áp nguồn để điện áp tạm
gọi là”xuất phát” với mức cao hơn điện áp định mức để đến cuối đường dây điện áp vẫn còn phải trong
giới hạn có thể đảm bảo điện áp thứ cấp đạt điện áp định mức.
Vậy nên ở các trạm biến áp đầu nguồn ( cạnh nhà máy điện) các thiết bị thường có cấp điện áp cao
hơn điện áp định mức, ví dụ 125kV,230kV
Đối với lưới 35 kV gọi là lưới phân phối khu vực có chiều dài lớn đi từ tỉnh này đến tỉnh khác, để tránh
tổn hao như nói ở trên, tại điểm xuất tuyến người ta nâng điện áp lên đến 38,5 kV, 41,5kV tùy theo tính
ầ
ấ
ế
ố
ắ
ấ
ế
/>1/2
6/3/2020
/>
toán. Vậy nên cáp ngầm xuất tuyến và chống sét van lắp ở trạm xuất tuyến đường dây 35kV thường
chọn cáp lực, chống sét van có điện áp 38,5 đến 41,5kV là vì lý do như vậy.
Mặt khác lưới 35 kV là lưới trung tính cách ly đất( khơng nối đất điểm trung tính các cuộn dây 35 kV,
nên cho phép vận hành ở chế độ chạm đất 1 pha, khi chạm đất 1 pha, điểm chạm đất sẽ nối tắt dòng
điện dung, 2 pha nguyên vẹn điện áp sẽ dâng lên bằng điện áp dây: 35kV( 38,5,41,5kV). Vì lý do đó
chống sét van,cách điện người ta thường chọn điện áp định mức cao hơn quy định.
Vậy nên khi thiết kế đừng vội kê đơn,lưới 25kV là phải thiết bị 35kV,vật liệu điện 35kV…mà phải có tính
tốn lưới nhé.
Trong các trạm biến áp 110 kV thường có 2 loại chống sét van, chống sét van 96 kV và 72 kV, chống
sét 96 kV lắp giữa thanh cái 110kV và đất để chống quá điện áp khí quyển trên đường dây dẫn vào.
Cịn chống sét van 72kV lắp ở trung tính 110kV qua dao cách ly 1 cực, nhằm mục đính vận hành chế
độ trung tính cách ly, khơng cho điện áp trung tính dâng cao khi 1 pha chạm đất. Khi nào thì nối đất
trực tiếp, khi nào thì nối đất qua chống sét van là do tính tốn phương thức vận hành.
Câu hỏi 4: Trong các trạm biến áp 500kV, ngồi 3 máy biến áp 500kV 1pha lại cịn có cuộn kháng đi
kèm với MBA?
Trả lời: Do đường dây 500kV có chiều dài rất lớn nên điện dung hình thành giữa các dây dẫn và đất là
rất lớn,đã hình thành các tụ điện giữa dây dẫn và đất thì phải có dịng điện nạp và dịng phóng khép
kín mạch qua trung tính máy biến áp, như vậy phát sinh tổn thất.
Để trung hòa các dòng điện dung này ( triệt tiêu) người ta nối đất trung tính máy biến áp qua 1 cuộn
kháng lõi thép.
Vậy nên trong các trạm biến áp 500kV các bạn thấy có 4 máy,thì 3 máy biến áp 1pha + 1 cuộn kháng.
Đó là đáp áp 4 câu hỏi tơi đã giải đáp ngắn gọn,cịn chi tiết thì mỗi 1 câu là 1 tiết giảng.
Câu hỏi kỳ sau:
Tại sao khi đóng điện đường dây 500kV xuyên suốt chiều dài đất nước,từ Bắc vào Nam người ta
khơng thể đóng 1 phát máy cắt đầu nguồn như đóng điện các đường dây 110,220kV mà phải đóng
máy cắt 2 đầu bắc và nam, sau đó đóng máy cắt hòa ở miền Trung?
Câu hỏi đòi hỏi nghiên cứu sâu, không trả lời vội được!
Hôm qua thằng cháu (PTC3) lên nhà ông (EVN) để bảo vệ cái đề tài NCKH "Nghiên cứu phương pháp giám sát dòng
rò cách điện và chế tạo thiết bị ghi lưu dòng rò online". Đề tài cung cấp giải pháp và thiết bị để góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý vận hành lưới điện và.. cho anh em công nhân đỡ vất vả hơn! Ứng dụng của sản phẩm này:
1- Giám sát online để định lượng nhiễm bẩn qua dòng điện rò, tự động gửi tin nhắn cảnh báo cho người dùng để có
kế hoạch vệ sinh hotline kịp thời, tránh phóng điện gây sự cố (anh em đỡ mất công đi kiểm tra đêm)
2- Giám sát được dòng điện rò qua cách điện sẽ lượng hóa được tổn thất cơng suất qua cách điện
3- Giám sát dòng rò để đánh giá, lựa chọn cách điện phù hợp với môi trường
4- Giám sát được dòng rò sẽ trả lời được câu hỏi: vệ sinh cách điện sạch hay chưa sạch.
Đây là sản phẩm "cây nhà lá vườn" lần đầu tiên ứng dụng trong EVN do nhóm nghiên cứu Truyền tải điện 3 thực
hiện, xuất phát từ địi hỏi thực tiễn của cơng tác quản lý vận hành.
Chổi nhỏ quét sân nhỏ, nhưng mấy thằng ks chân đất lại muốn quét sân to
nên mới gọi điếc ko sợ súng!!!
Thanks all anh em của tôi...
/>
2/2